Thực trạng dạy học ôn tập Văn học sử ở các trường Trung học Phổ thông tại Đăk Lăk - Lê Thị Thảo

Những định hướng chung - Dạy học các bài Ôn tập Văn học sử phải phù hợp với các định hướng đổi mới dạy học Ngữ văn hiện nay; bài Ôn tập Văn học sử phải được dạy theo nguyên tắc tích hợp và lấy học sinh làm trung tâm [1, tr. 37]. - Dạy học các bài Ôn tập Văn học sử phải hướng tới đáp ứng mục tiêu hệ thống hóa và củng cố nâng cao tri thức văn học thể hiện trong chương trình và sách giáo khoa. - Dạy học các bài Ôn tập Văn học sử phải gắn với việc đa dạng hoá các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là vai trò của máy vi tính [3, tr. 25]. Các biện pháp cụ thể - Hướng dẫn HS chuẩn bị tốt bài ôn tập ở nhà [2, tr. 34] bao gồm: + Hướng dẫn HS tìm hiểu câu hỏi ôn tập trong sách giáo khoa, xem lại bài đã học + Hướng dẫn HS lập graph, xây dựng bảng thống kê để khái quát hóa tri thức - Hướng dẫn HS sử dụng công nghệ thông tin để trình bày nội dung trên PowerPoint và chuyển cho GV qua thư điện tử trước giờ ôn tập. - Tổ chức tốt qui trình dạy học các bài Ôn tập Văn học sử bao gồm việc xác định mục tiêu, và định rõ các bước trong quy trình: Bước 1: Nêu vấn đề ôn tập Bước 2: Tổ chức cho HS giả quyết các vấn đề ôn tập Bước 3: Hệ thống hóa và củng cố tri thức bài học Bước 4: Kiểm tra đánh giá. 4. KẾT LUẬN Tổ chức dạy học ôn tập là vấn đề không mới trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, để có được một giờ ôn tập có hiệu quả, hấp dẫn học sinh, đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo cao hơn nữa của mỗi GV. Hy vọng việc đánh giá thực trạng dạy học các bài Ôn tập Văn học sử và một số giải pháp do chúng tôi đề xuất sẽ là những gợi ý cho GV THPT trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh để có được những giờ ôn tập đạt kết quả cao hơn.

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng dạy học ôn tập Văn học sử ở các trường Trung học Phổ thông tại Đăk Lăk - Lê Thị Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(13)/2010: tr. 123-129 THỰC TRẠNG DẠY HỌC ÔN TẬP VĂN HỌC SỬ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI ĐĂK LĂK LÊ THỊ THẢO Trường THPT Cao Bá Quát, Đăk Lăk Tóm tắt: Ôn tập có tác dụng rất lớn trong việc hoàn thiện kiến thức cho học sinh (HS). Ôn tập là dịp để củng cố, hệ thống hóa kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của HS. Để có cơ sở đề xuất các biện pháp ôn tập hiệu quả, cần phải đánh giá được thực trạng dạy học các bài ôn tập. Bài báo đề cập đến thực trạng dạy học ôn tập Văn học sử ở trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk hiện nay. 1. THỰC TRẠNG DẠY HỌC CÁC BÀI ÔN TẬP VĂN HỌC SỬ Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY Việc nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng dạy học các bài Ôn tập Văn học sử của giáo viên (GV) hiện nay là việc làm cần thiết có tác dụng làm cơ sở để định hướng, đề xuất các biện pháp giúp GV tổ chức tốt hơn giờ dạy học các bài Ôn tập Văn học sử. Xuất phát từ mục đích đó, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và điều tra để đánh giá đúng thực trạng. 1.1. Thời gian, địa bàn, đối tượng khảo sát Để đánh giá được tình hình dạy học các bài Ôn tập Văn học sử của GV THPT, chúng tôi tiến hành khảo sát 36 GV đang trực tiếp dạy môn Ngữ văn ở các trường THPT trên địa bàn thuộc tỉnh Đắk Lắk. Đó là các trường THPT Cao Bá Quát (TP Buôn Ma Thuột), THPT Việt Đức (Huyện Cư Kuin) và THPT Bán công Krông Búk (Huyện Krông Búk). Chúng tôi chọn thời gian khảo sát vào tháng 4 và 5 năm 2009. 1.2. Hình thức khảo sát Để khảo sát thực trạng việc dạy học các bài Ôn tập Văn học sử ở nhà trường THPT, chúng tôi đã tiến hành dự giờ và mượn giáo án của GV để nghiên cứu thêm về cách tổ chức giờ dạy Ôn tập Văn học sử hiện nay được thể hiện trong các giáo án đó. Bên cạnh đó, chúng tôi gửi phiếu điều tra thăm dò việc dạy học các bài Ôn tập Văn học sử của GV để có cái nhìn khách quan trong đánh giá. Trong phiếu điều tra, chúng tôi đã sử dụng nhiều câu hỏi với các phương án trả lời khác nhau để GV có thể lựa chọn phù hợp với thực tế của họ. Nội dung các câu hỏi đề cập đến các vấn đề: - Tầm quan trọng của bài Ôn tập Văn học sử đối với việc phát triển tư duy cho học sinh - Hứng thú của GV khi dạy các bài Ôn tập Văn học sử - Việc sử dụng các phương tiện dạy học (sơ đồ hóa, lập bảng thống kê, ứng dụng công nghệ thông tin) trong dạy các bài Ôn tập Văn học sử - Các biện pháp được sử dụng để tổ chức bài Ôn tập Văn học sử cho HS LÊ THỊ THẢO 124 - Khó khăn thường gặp khi dạy bài Ôn tập Văn học sử 1.3. Kết quả khảo sát Trên cơ sở phiếu điều tra được gửi đến cho 36 GV, chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 1. Bảng tổng hợp kết quả điều tra GV Câu hỏi Nội dung trả lời Số lượng GV Tỉ lệ % 1 - Không quan trọng 0 0 - Quan trọng 13 36,1 - Rất quan trọng 23 63,9 - Bình thường 0 0 2 - Ngại 0 0 - Không hứng thú 0 0 - Hứng thú ít 29 81,8 - Hứng thú nhiều 7 18,2 3 - Không bao giờ 0 0 - Thỉnh thoảng 26 72,7 - Thường xuyên 7 18,2 - Rất thường xuyên 3 9,1 4 - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi ôn tập 15 43,6 - Hệ thống hóa kiến thức cho HS bằng cách xây dựng sơ đồ bảng biểu 6 16,3 - Hướng dẫn HS xây dựng dàn ý tóm tắt bài học 3 9,1 - Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm 0 0 - Bổ túc kiến thức cho HS 7 18,2 - Tổ chức cho HS thảo luận 5 12,8 - Tổ chức trò chơi ô chữ 0 0 5 - Có kiến thức nhưng khó vận dụng để dạy 3 9,1 - HS không quan tâm không hứng thú 7 18,6 - Khó tích hợp 3 9,1 - Quá ít thời gian 16 45,0 - Nhà trường có ít phương tiện hỗ trợ dạy học 7 18,2 1.4. Nhận xét chung về kết quả khảo sát Thông qua dự giờ, nghiên cứu giáo án của GV, chúng tôi nhận thấy rằng, cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, nhiều GV dạy Ngữ văn đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Đa số các GV đã chú ý đến việc tổ chức ôn tập có hiệu quả cho HS. Trong điều kiện thời gian cho phép, một số GV đã cố gắng đưa ra các biện pháp giúp HS ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học. Rất nhiều GV tổ chức cho HS ôn tập bằng cách trả lời các câu hỏi mà sách giáo khoa hướng dẫn. Một số ít GV khác đã hướng dẫn HS xây dựng sơ đồ, lập bảng thống kê, sử dụng phương pháp thảo luận nhóm Tuy nhiên, việc hướng dẫn cho HS ôn tập chủ yếu là do GV chuẩn bị sẵn nội dung ôn tập và giảng giải cho HS những nội dung đó. Việc tổ chức cho HS tự ôn tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo THỰC TRẠNG DẠY HỌC ÔN TẬP VĂN HỌC SỬ Ở CÁC TRƯỜNG THPT TẠI ĐĂK LĂK 125 còn được rất ít GV quan tâm. Điều đó cũng thể hiện rõ ngay trong giáo án của GV khi chúng tôi mượn để nghiên cứu. Kết quả khảo sát cho thấy, đối với giờ dạy học các bài Ôn tập Văn học sử, hầu hết các GV đã xác định được đó là bài học có tầm quan trọng rất lớn đối với việc phát triển tư duy cho HS (rất quan trọng 63,9%, quan trọng 36,1%, ý kiến). Vì vậy, trong quá trình dạy học, các GV cũng đã sử dụng các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS như tổ chức cho HS thảo luận, hướng dẫn cho HS xây dựng dàn ý tóm tắt bài học, hệ thống hóa kiến thức cho HS bằng cách xây dựng sơ đồ, bảng biểu Tuy nhiên, số GV sử dụng các biện pháp đó chưa nhiều (Hệ thống hóa kiến thức cho HS bằng cách xây dựng sơ đồ bảng biểu 16,3 %, hướng dẫn HS xây dựng dàn ý tóm tắt bài học 9,1%, sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm 0 %, tổ chức cho HS thảo luận 12,8%), biện pháp chủ yếu mà các GV tổ chức cho HS ôn tập là hướng dẫn HS trả lời câu hỏi ôn tập trong sách giáo khoa (43,6%). Có một thực tế đáng buồn là có đến 81,8 % GV được hỏi trả lời ít hứng thú khi dạy các bài Ôn tập Văn học sử, và họ đã viện ra nhiều khó khăn khác nhau như: HS không quan tâm, nhà trường có ít phương tiện hỗ trợ dạy học. Một số ý kiến cho rằng khó khăn lớn nhất mà GV gặp phải khi dạy học các bài Ôn tập Văn học sử là có quá ít thời gian (45%). Khi được hỏi các thầy cô có sử dụng các phương tiện dạy học (sơ đồ hóa, lập bảng thống kê, ứng dụng công nghệ thông tin) trong dạy các bài Ôn tập Văn học sử không thì đa số GV chọn phương án trả lời là thỉnh thoảng (72,7%) 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TIẾP NHẬN TRI THỨC VĂN HỌC CỦA HS QUA GIỜ ÔN TẬP 2.1. Thời gian, địa bàn, đối tượng khảo sát Để đánh giá đúng thực trạng về khả năng nắm vững và hệ thống hóa kiến thức cơ bản về văn học trong chương trình đã học và năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ khác nhau của HS qua giờ ôn tập, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 320 em HS ở cả 3 khối 10, 11, 12 trên địa bàn thuộc tỉnh Đắk Lắk. Đó là HS các trường THPT Cao Bá Quát (TP Buôn Ma Thuột), THPT Việt Đức (Huyện Cư Kuin) và THPT Bán công Krông Búk (Huyện Krông Búk). Thời gian khảo sát cũng được chọn vào tháng 4 và 5 năm 2009. 2.2. Hình thức khảo sát Chúng tôi đã phối hợp 2 hình thức khảo sát độc lập với nhau. Đó là ra đề dưới hình thức là một bài tập để kiểm tra khả năng nắm vững và hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn học trong chương trình đã học và năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ khác nhau của HS qua giờ ôn tập. Đồng thời gửi đến HS phiếu điều tra, thăm dò tìm hiểu việc ôn tập Văn học sử hiện nay. Trong phiếu điều tra, chúng tôi đã sử dụng nhiều câu hỏi với các phương án trả lời khác nhau để HS có thể lựa chọn phù hợp với thực tế của mình. Nội dung các câu hỏi tập trung vào các vấn đề sau: - Tầm quan trọng của bài Ôn tập Văn học sử đối với việc phát triển tư duy LÊ THỊ THẢO 126 - Hứng thú học tập của học sinh khi học các bài Ôn tập Văn học sử - Hình thức ôn tập được HS sử dụng - Tính cần thiết của việc sử dụng các phương tiện dạy học (sơ đồ hóa, ứng dụng công nghệ thông tin) trong các giờ Ôn tập Văn học sử - Khó khăn thường gặp khi học các bài Ôn tập Văn học sử 2.3. Kết quả khảo sát Khảo sát khả năng nắm vững và hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn học và năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ khác nhau qua câu hỏi trong chương trình đã học của HS bằng câu hỏi: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng như thế nào? Bảng 2. Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra HS Trường Lớp Số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % THPT Cao Bá Quát 12a2 43 0 0 2 4,65 10 23,2 31 72,1 0 0 THPT Việt Đức 11a4 41 0 0 3 7,31 14 24,1 24 58,5 0 0 THPT BC Krông Búc 11b1 38 0 0 0 0 12 31,8 26 68,5 0 0 Chúng tôi cũng đã phát phiếu thăm dò, tìm hiểu việc ôn tập Văn học sử của HS hiện nay ở các trường như đã nêu ở trên và thu được kết quả được trình bày trong bảng 3. Bảng 3. Bảng tổng hợp kết quả điều tra HS Câu hỏi Nội dung trả lời Số lượng HS Tỉ lệ % 1 - Không quan trọng 33 10.3 - Bình thường 33 10,3 - Quan trọng 138 43,1 - Rất quan trọng 116 36,2 2 - Ngại 25 7,81 - Không hứng thú 42 13,1 - Hứng thú ít 186 58,1 - Hứng thú nhiều 67 21 3 - Trả lời các câu hỏi ôn tập 104 32,5 - Tái hiện lại bằng cách lập dàn ý 103 32,1 - Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức đã học 73 22,8 - Lập bảng tóm tắt 40 12,5 - Hình thức khác 0 0 THỰC TRẠNG DẠY HỌC ÔN TẬP VĂN HỌC SỬ Ở CÁC TRƯỜNG THPT TẠI ĐĂK LĂK 127 4 - Cần thiết 109 34,1 - Không cần thiết 69 21,6 - Rất cần thiết 42 13,1 - Có hay không cũng được 90 28,1 5 - Khó hệ thống kiến thức 93 29,1 - Không có tài liệu phương tiện hỗ trợ 90 28,1 - Nội dung ôn tập quá nhiều 63 19,7 - Quá ít thời gian 74 23,1 2.4. Nhận xét chung về kết quả khảo sát Kết quả bài kiểm tra cho thấy tỷ lệ khá giỏi rất thấp, tỷ lệ HS yếu còn khá lớn (hơn một nửa). Thông qua phiếu thăm dò chúng tôi thấy đại đa số HS đã xác định được rằng bài Ôn tập Văn học sử có tầm quan trọng rất lớn đến việc phát triển tư duy của mình (Quan trọng: 43,1%, rất quan trọng: 36,2%). Tuy nhiên, kết quả trên cũng cho thấy rằng các em ít có hứng thú với việc học các bài Ôn tập Văn học sử (58,1%), khó khăn mà các em vấp phải nằm rải rác ở tất cả các phương án mà chúng tôi đưa ra: Khó hệ thống kiến thức: 29,1%; không có tài liệu phương tiện hỗ trợ: 28,1%; nội dung ôn tập quá nhiều: 19,7%; Quá ít thời gian: 23,1%. Kết quả trên phiếu thăm dò cũng cho thấy hình thức ôn tập mà các em thường sử dụng là trả lời các câu hỏi ôn tập, tái hiện bằng cách lập dàn ý, rải rác còn lại là các hình thức khác. Khi được hỏi "Theo em có cần thiết sử dụng các phương tiện dạy học (sơ đồ hóa, ứng dụng công nghệ thông tin) trong các giờ Ôn tập Văn học sử không" thì phương án: cần thiết được lựa chọn nhiều nhất (34,1%). Dựa vào kết quả đó có thể khẳng định rằng, khả năng nắm vững và hệ thống hóa những tri thức cơ bản về văn học và năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ khác nhau của HS hiện nay còn rất thấp. Việc ôn tập trên lớp hiện nay chưa thật thu hút sự chú ý của các em nên các em thực sự chưa hứng thú lắm với giờ học Ôn tập Văn học sử. 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Về phía GV: Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, việc đổi mới phương pháp dạy học Văn ở một bộ phận GV còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả. Đối với việc dạy học ôn tập Văn học sử có rất nhiều GV xác định, bài Ôn tập Văn học sử có tầm quan trọng rất lớn đối với việc phát triển tư duy cho HS. Thế nhưng, nhiều GV chưa thật sự hứng thú, chính vì thế mà việc tập trung công sức, thời gian, tâm huyết cho giờ dạy là chưa nhiều, việc sử dụng các phương tiện dạy học như: sơ đồ hóa, lập bảng thống kê, hay ứng dụng công nghệ thông tin chỉ thỉnh thoảng. Hình thức chủ yếu để tổ chức các bài Ôn tập Văn học sử cho HS là hướng dẫn HS trả lời câu hỏi. Các hình thức khác như: hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ bảng biểu, hướng dẫn HS lập dàn ý, tổ chức cho HS thảo luận và một số hình thức khác nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS là chưa nhiều. Bản thân một bộ phận GV chưa khắc phục được các khó khăn, chưa thích ứng với đặc trưng của giờ học để tổ chức tốt giờ ôn tập. Các khó khăn như: quá ít thời gian, có kiến thức nhưng khó vận dụng để dạy, nhà trường có quá ít phương tiện hỗ trợ dạy LÊ THỊ THẢO 128 học, cùng với việc HS ít quan tâm, ít hứng thú khi học các kiểu bài này là những khó khăn mà GV vấp phải, khiến cho nhiều GV không thật sự hứng thú đến việc đổi mới PPDH cho phù hợp với đặc trưng kiểu bài, mà thường giảng dạy qua loa đại khái, thậm chí các giờ ôn tập thường diễn ra ở cuối học kỳ và cuối năm học đôi khi cũng bị bỏ qua. Khi nghiên cứu giáo án, chúng tôi thấy rất nhiều GV thiết kế giáo án đơn giản, chỉ nêu câu hỏi ôn tập trong sách giáo khoa, sau đó hướng dẫn HS trả lời bằng các dàn ý mà GV đã chuẩn bị. Phía HS: Đa số các em đã xác định được bài Ôn tập Văn học sử có tầm quan trọng đối với quá trình nhận thức của mình, một số em rất hứng thú với các giờ học này, tập trung thời gian nhiều cho giờ học, sôi nổi khi ôn tập trên lớp. Tuy nhiên, bộ phận này chưa nhiều. Qua khảo sát và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy đa số các em chưa thực sự hứng thú khi học các bài Ôn tập Văn học sử, kết quả học tập còn rất thấp. Có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến thực trạng này, có cả nguyên nhân chủ quan, như ôn tập Văn học sử khó hệ thống kiến thức, ít có tài liệu phương tiện hỗ trợ, quá ít thời gian, GV chưa thật sự tâm huyết lẫn nguyên nhân khách quan như xu thế thời đại chạy theo các môn tự nhiên để khi tốt nghiệp PTTH, có thể thi vào các ngành kinh tế, kỹ thuật, công nghệ các ngành khoa học xã hội thật sự không hấp dẫn lắm đối với các em. Từ cơ sở thực tế dạy học các bài Ôn tập Văn học sử hiện nay tại một số trường trung học phổ thông ở tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi nhận thấy cần phải tìm ra được các biện pháp tổ chức khác nhau đối với một giờ học ôn tập theo tinh thần đổi mới dạy học của nhà trường phổ thông hiện nay, nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS, nâng cao hiệu quả dạy và học môn Ngữ văn. Tuy nhiên, chọn hướng ôn tập nào tốt nhất, đạt hiệu quả cao còn tùy thuộc vào niềm say mê nghề nghiệp, năng khiếu sư phạm và nghệ thuật tổ chức, hướng dẫn của GV và ý thức của HS. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chúng tôi đề xuất những định hướng và biện pháp để giờ Ôn tập Văn học sử đạt được hiệu quả cao hơn. Những định hướng chung - Dạy học các bài Ôn tập Văn học sử phải phù hợp với các định hướng đổi mới dạy học Ngữ văn hiện nay; bài Ôn tập Văn học sử phải được dạy theo nguyên tắc tích hợp và lấy học sinh làm trung tâm [1, tr. 37]. - Dạy học các bài Ôn tập Văn học sử phải hướng tới đáp ứng mục tiêu hệ thống hóa và củng cố nâng cao tri thức văn học thể hiện trong chương trình và sách giáo khoa. - Dạy học các bài Ôn tập Văn học sử phải gắn với việc đa dạng hoá các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là vai trò của máy vi tính [3, tr. 25]. Các biện pháp cụ thể - Hướng dẫn HS chuẩn bị tốt bài ôn tập ở nhà [2, tr. 34] bao gồm: + Hướng dẫn HS tìm hiểu câu hỏi ôn tập trong sách giáo khoa, xem lại bài đã học + Hướng dẫn HS lập graph, xây dựng bảng thống kê để khái quát hóa tri thức THỰC TRẠNG DẠY HỌC ÔN TẬP VĂN HỌC SỬ Ở CÁC TRƯỜNG THPT TẠI ĐĂK LĂK 129 - Hướng dẫn HS sử dụng công nghệ thông tin để trình bày nội dung trên PowerPoint và chuyển cho GV qua thư điện tử trước giờ ôn tập. - Tổ chức tốt qui trình dạy học các bài Ôn tập Văn học sử bao gồm việc xác định mục tiêu, và định rõ các bước trong quy trình: Bước 1: Nêu vấn đề ôn tập Bước 2: Tổ chức cho HS giả quyết các vấn đề ôn tập Bước 3: Hệ thống hóa và củng cố tri thức bài học Bước 4: Kiểm tra đánh giá. 4. KẾT LUẬN Tổ chức dạy học ôn tập là vấn đề không mới trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, để có được một giờ ôn tập có hiệu quả, hấp dẫn học sinh, đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo cao hơn nữa của mỗi GV. Hy vọng việc đánh giá thực trạng dạy học các bài Ôn tập Văn học sử và một số giải pháp do chúng tôi đề xuất sẽ là những gợi ý cho GV THPT trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh để có được những giờ ôn tập đạt kết quả cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Ngọc Anh (2008). Hình thành tri thức khái quát về văn học cho học sinh trung học phổ thông qua bài đọc hiểu văn bản. Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học. Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. [2] Nguyễn Thanh Hùng (Chủ biên) (2007). Phương pháp dạy học Ngữ văn Trung học phổ thông- Những vấn đề cập nhật. NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội. [3] Wilbert J. Mckeachie (1999). Những thủ thuật trong dạy học. Dự án đào tạo giáo viên Việt - Bỉ, Hà Nội. Title: REALITY OF TEACHING REVISION LESSONS OF LITERARY HISTORY AT UPPER SECONDARY SCHOOLS IN DAK LAK PROVINCE Abstract: Revision has great effects on improving students’ knowledge. It is a chance for students to consolidate what they have learned, to systemize their knowledge, and to upgrade their awareness as well as their levels of understanding. In order to propose effective methods of revision, we need to evaluate exactly the reality of teaching revision lessons. This article mentions the reality of teaching revision lessons of Literary History at upper secondary schools in Dak Lak province at present. ThS. LÊ THỊ THẢO Trường THPT Cao Bá Quát, TP Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf19_301_lethithao_20_le_thi_thao_4469_2021148.pdf
Tài liệu liên quan