Thực trạng của việc sử dụng bài tập Vật lý trong hoạt động bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh Trung học Phổ thông Long An - Võ Thị Cầm Quyên

Biện pháp 2: Sử dụng bài tập Vật lý bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong quá trình tự học ở nhà Vật lý học là môn học có kiến thức liên quan chặt chẽ với kỹ thuật và đời sống. Vì vậy, nếu HS chỉ dành thời gian học trên lớp thôi thì không đủ để các em nắm vững được các kiến thức, sẽ không vận dụng chúng một cách có hiệu quả để giải quyết được những vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Vì vậy, khi chọn BT cho HS làm trong quá trình tự học ở nhà, GV nên chọn những BT trước hết là giúp các em ôn tập, củng cố được kiến thức đã thu nhận trên lớp. Những BT này phải phù hợp với HS cả về mức độ, số lượng và phải đảm bảo rèn luyện được cho HS em các kỹ năng vận dụng kiến thức. Tiếp theo đó là GV chọn những BT mang tính chất sáng tạo nhiều hơn, vì khi tự học ở nhà các em sẽ chủ động hơn về thời gian cũng như nguồn của các tài liệu tham khảo. Vì vậy, GV phải đầu tư, tránh chọn những BT có nội dung như SGK hay SBT. Chẳng hạn, GV sẽ chọn BT trong nhiều tài liệu khác nhau và biến đổi tùy theo mục đích vận dụng kiến thức cụ thể, bằng cách: nghịch đảo giữa cái đã cho và cái phải tìm; phức tạp hóa cái đã cho; phức tạp hóa cái phải tìm; phức tạp hóa lẫn cái đã cho và cái phải tìm. Biện pháp 3: Sử dụng bài tập vật lý bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong tự kiểm tra, đánh giá Có thể nói, sau quá trình tự học ở nhà thì HS đã hoàn thành nhiệm vụ mà GV giao cho. Tuy nhiên nếu các em chỉ dừng lại ở mức độ tự học ở nhà thì các em sẽ khó đánh giá được mức độ lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo so với yêu cầu học tập cũng như không đánh giá được mức độ củng cố, bổ sung, hoàn thiện tri thức của bản thân HS. Như vậy, sử dụng BTVL trong quá trình kiểm tra, đánh giá tự học không chỉ là biện pháp để GV hoàn thiện tri thức cho HS mà còn hình thành trong HS phương pháp tự học và có thái độ học tập tích cực hơn. Nếu trong quá trình này, GV tổ chức nghiêm túc sẽ giúp HS nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, ý chí vươn lên đạt những kết quả học tập cao hơn, củng cố được cho HS lòng tự tin vào khả năng nhận thức của mình, nâng cao ý thức tự giác.

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng của việc sử dụng bài tập Vật lý trong hoạt động bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh Trung học Phổ thông Long An - Võ Thị Cầm Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 121-127 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG AN VÕ THỊ CẨM QUYÊN Sở Giáo dục và Đào Tạo Long An Tóm tắt: Nội dung bài báo đề cập đến việc khảo sát và đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập vật lý trong hoạt động bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh Long An. Trên cơ sở đó, tiến hành đề xuất các biện pháp sử dụng bài tập hợp lý để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THPT có thể được tiến hành thông qua nhiều biện pháp khác nhau, trong đó, việc sử dụng bài tập vật lý trong dạy học đóng vai trò quan trọng. Để có cơ sở đề xuất được các biện pháp thích hợp, công việc đầu tiên là phải đánh giá được thực trạng của việc sử dụng bài tập vật lý trong việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 10 THPT. [1], [2] Chúng tôi đã tiến hành điều tra thông qua phỏng vấn và phiếu trên đối tượng 22 giáo viên và 452 học sinh ở cả ba khối: lớp 10 (180 HS), lớp 11 (137 HS), lớp 12 (135 HS) của ba trường THPT: Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh thuộc ba huyện khác nhau trên địa bàn tỉnh Long An. Bước đầu chúng tôi thu được một số kết quả về thực trạng của việc sử dụng bài tập vật lý để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THPT trong dạy học môn vật lý. 2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Nội dung của phiếu điều tra cụ thể như sau: Phiếu điều tra học sinh 1. Các em hãy chọn câu trả lời đúng nhất về khái niệm tự học. Theo các em, tự học là: A. ! hoạt động của người học sau giờ lên lớp B. ! người học tự tìm hiểu tri thức qua sách vở, tài liệu, các phương tiện thông tin đại chúng C. ! hoạt động của người học tự chiếm lĩnh các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách tự giác, chủ động, tự lực và tích cực D. ! hoạt động của người học không có sự hướng dẫn của thầy cô giáo 2. Tự học có vai trò như thế nào trong quá trình học tập của các em? A. ! Rất quan trọng B. ! Quan trọng VÕ THỊ CẨM QUYÊN 122 C. ! Ít quan trọng D. ! Không quan trọng 3. Các em có thường xuyên nghe giáo viên nói đến các khái niệm “năng lực tự học”, “kỹ năng tự học” không? A. ! Thường xuyên B. ! Ít khi C. ! Rất ít khi D. ! Không bao giờ 4. Các em hãy tự nhận xét về kết quả tự học của mình ở trên lớp cũng như ở nhà? A. ! Rất tốt B. ! Tốt C. ! Bình thường D. ! Chưa tốt 5. Trong giờ học, các em thường được thầy (cô) giáo sử dụng bài tập vật lý để: A. ! kiểm tra bài cũ B. ! đặt vấn đề cho một nội dung kiến thức mới B. ! củng cố bài học D. ! vận dụng kiến thức mới 6. Trong quá trình dạy học, nguồn bài tập mà thầy (cô) giáo dùng để cho các em làm khi trên lớp cũng như khi ở nhà là: A. ! những bài tập ở sách giáo khoa B. ! những bài tập ở sách bài tập C. ! những bài tập ở sách giáo khoa và những bài tập tổng hợp vừa sức, đòi hỏi phải suy luận và vận dụng nhiều kiến thức khác nhau D. ! những bài tập ở sách giáo khoa và những bài tập tổng hợp rất khó, đòi hỏi phải suy luận và vận dụng nhiều kiến thức phức tạp khác nhau Phiếu điều tra giáo viên 1. Theo thầy (cô) việc sử dụng bài tập vật lý trong dạy học ở trường THPT là: A. ! rất quan trọng B. ! quan trọng C. ! ít quan trọng D. ! không quan trọng 2. Trong quá trình dạy học, thầy (cô) thường sử dụng bài tập vật lý vào thời điểm nào? A. ! khi kiểm tra bài cũ B. ! khi nghiên cứu nội dung kiến thức mới C. ! trong tiết bài tập D. ! khi củng cố bài học 3. Khi lựa chọn các bài tập giải trên lớp hay cho về nhà, nhiều thầy (cô) có lưu ý lựa chọn bài tập với mục đích rèn luyện kỹ năng tự học và bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh hay không? A. ! thường xuyên B. ! không thường xuyên B. ! ít khi D. ! không quan tâm THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÝ... 123 4. Nhiều thầy (cô) hay áp đặt học sinh suy nghĩ và giải bài tập theo cách của mình, không hướng dẫn học sinh độc lập suy nghĩ để rèn luyện kỹ năng và bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh. A. ! Rất đồng ý B. ! Đồng ý C. ! Không đồng ý D. ! Không có ý kiến 5. Trong quá trình dạy học, nguồn bài tập mà các thầy (cô) thường sử dụng là: A. ! từ sách giáo khoa vật lý B. ! từ sách bài tập vật lý C. ! từ nhiều tài liệu tham khảo D. ! nghiên cứu các tài liệu và đưa ra bài tập để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh Bảng 1. Kết quả thu được từ phía HS (Tính theo số lượng và tỉ lệ % trên tổng số 452 HS tham gia điều tra) Đáp án Câu hỏi A B C D 1 7 (1,55%) 90 (19,91%) 355 (78,54%) 0 (0%) 2 325 (71,90%) 127 (28,10%) 0 (0%) 0 (0%) 3 0 (0%) 12 (2,65%) 382 (84,52%) 58 (12,83%) 4 0 (0%) 2 (0,44%) 20 (4,43%) 430 (95,13%) 5 2 (0,44%) 9 (1,99%) 356 (78,76%) 85 (18,81%) 6 268 (59,29%) 184 (40,71%) 0 (0%) 0 (0%) Bảng 2. Kết quả thu được từ phía GV (Tính theo số lượng và tỉ lệ % trên tổng số 22 GV tham gia điều tra) Đáp án Câu hỏi A B C D 1 12 (54,55%) 9 (40,90%) 1 (4,55%) 0 (0%) 2 1 (4,54%) 0 (0%) 18 (81,82%) 3 (13,64%) 3 0 (0%) 7 (31,82%) 15 (68,18%) 0 (0%) 4 4 (18,18%) 16 (72,73%) 2 (9,09%) 0 (0%) 5 14 (63,64%) 7 (31,82%) 1 (4,54%) 0 (0%) 3. NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Từ những số liệu thu được ở trên, kết hợp với phỏng vấn giáo viên và học sinh, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau: VÕ THỊ CẨM QUYÊN 124 Về nhận thức - Hầu hết GV và HS đều nhận thức đúng khái niệm tự học, vai trò của tự học trong quá trình học tập. Tuy nhiên, cả GV và HS đều ít khi nghe nói đến các khái niệm: tự học, kỹ năng tự học và năng lực tự học. - Đa số HS cho rằng khả năng tự học của mình trên lớp cũng như ở nhà là chưa tốt. Các em cho rằng việc tự học mất nhiều thời gian nhưng hiệu quả không cao. Chính vì vậy, thay vì tự học qua sách vở, qua tài liệu tham khảo thì các em chọn giải pháp là đi học thêm. - Trong quá trình dạy học, GV ít chú ý bồi dưỡng năng lực tự học cho HS. Vì GV cho rằng chương trình mới quá nặng, nếu tập trung bồi dưỡng năng lực tự học cho HS thì sẽ mất nhiều thời gian và sẽ "cháy" giáo án. Trên lớp, hầu hết GV cố gắng truyền đạt hết nội dung SGK còn BT thì giao nhiệm vụ về nhà cho HS, chờ đến tiết bài tập mới đưa ra giải và cũng chỉ giải cho xong mà thôi. Điều này dẫn đến năng lực tự học của các em không được bồi dưỡng trong quá trình học tập, biểu hiện là các em chưa có kỹ năng thu thập, xử lý, vận dụng thông tin cũng như kỹ năng tự kiểm tra đánh giá và tự điều chỉnh quá trình học tập của bản thân. Về thực trạng - Hầu hết GV đều nhận thức được tầm quan trọng của BTVL trong quá trình dạy học. Tuy nhiên việc khai thác BTVL để bồi dưỡng năng lực tự học cho HS hầu như chưa được chú ý. - Đa số GV chưa quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng tự học cho HS thông qua BTVL. Hầu hết GV hay áp đặt HS giải BT theo cách riêng của mình mà không hướng dẫn HS độc lập suy nghĩ tìm kiếm lời giải để từ đó rèn luyện cho HS kỹ năng tự học, tư duy độc lập của các em chưa được tôn trọng. - Khi ra BT trên lớp cũng như về nhà, đa số GV sử dụng BT từ SGK và sách bài tập mà chưa có sự đầu tư khai thác những BT phù hợp với trình độ của HS. GV ngại tìm kiếm tài liệu để khai thác hệ thống BT phong phú, chưa quan tâm đến hệ thống bài tập định hướng hoạt động học tập cho HS trong giờ học để kích thích tư duy của các em, giúp các em độc lập trong khi giải BT. - Khi giải BTVL thì chỉ có một bộ phận rất nhỏ HS giỏi và khá là có thể độc lập suy nghĩ để tìm lời giải các BT, tự mình giải quyết nhiệm vụ học tập, các HS khác chờ đợi cách giải của giáo viên để ghi chép vào vở. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng nói trên - Trong quá trình dạy học, GV chỉ chú ý đến việc giảng dạy sao cho rõ ràng dễ hiểu những kiến thức sẵn có trong SGK mà chưa lưu ý đến việc vận dụng những PPDH tích cực để tạo điều kiện cho HS tự lực giải quyết vấn đề, để từ đó hoạt động tự học của các em trở nên hiệu quả hơn. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÝ... 125 - Mặc dù GV nhận thức được tầm quan trọng của BTVL trong quá trình dạy học nhưng GV chưa xác định được hệ thống các kỹ năng tự học cũng như việc rèn luyện cho HS những kỹ năng đó thông qua quá trình giải BTVL. - Các giáo án của GV chỉ mang tính hình thức và chỉ tóm tắt lại nội dung chính trong SGK mà chưa thiết kế giáo án theo một tiến trình cụ thể bằng hệ thống các BTVL để hình thành kiến thức cho HS. - Chế độ kiểm tra, thi cử, đánh giá kết quả học tập chưa kích thích được khả năng tư duy và ý thức tự học của các em vì một bộ phận không nhỏ các GV vẫn dạy theo quan niệm “thi gì, dạy nấy”. GV dạy theo dạng bài mẫu, ít dạy theo kiểu phát huy tính tự học của HS, GV chỉ dạy những kiến thức cần cho kỳ thi mà không chú trọng đến việc đào sâu, phát triển tư duy sáng tạo cho HS. Vẫn còn nạn chạy đua theo thành tích, tuy không nhiều nhưng cũng tác động rất lớn đến việc tự học của các em. - Trình độ, khả năng nắm và vận dụng kiến thức của HS còn hạn chế, nhiều HS trình độ chưa phù hợp với lớp học. Do đó, HS thiếu hứng thú, động cơ học tập, năng lực tự học còn rất hạn chế, nặng về bắt chước, máy móc. - Phần đông HS nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học trong quá trình học tập của các em, tuy nhiên các em không biết và không có điều kiện để rèn luyện được những kỹ năng tự học vì áp lực học tập và thi cử (học thêm tràn lan). Học sinh học thêm thường ghi bài mẫu, làm theo bài mẫu nên thiếu sáng tạo, và dễ có những sai sót do bắt chước, rập khuôn. - Trong quá trình giải BTVL, các em thường mắc những lỗi như: sai lầm do chuyển đổi đơn vị của các đại lượng vật lý; hiểu sai đề bài dẫn đến phương pháp giải sai; sai lầm liên quan đến cảm nhận trực giác của HS. 4. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP Dựa vào kết quả điều tra thực trạng của việc sử dụng bài tập trong bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh chúng tôi đề xuất các biện pháp: Biện pháp 1: Cần sử dụng bài tập vật lý để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong quá trình lên lớp tài liệu mới. Trong quá trình này, GV có thể sử dụng BTVL trong khâu đặt vấn đề, nghiên cứu kiến thức mới và trong khâu ôn tập, củng cố - vận dụng kiến thức. Thường BT ở giai đoạn này chỉ ngắn gọn, mang yếu tố tình huống, hướng vào nội dung kiến thức cơ bản của bài. Vì vậy, GV nên sử dụng những BT chứa đựng mâu thuẫn nhận thức giữa cái đã biết và cái chưa biết, mâu thuẫn này cũng phải vừa sức với HS thì mới kích thích được hứng thú cho HS. Từ đó, tạo cho các em một niềm tin về khả năng nhận thức của bản thân. Bên cạnh đó, GV cũng nên khai thác những BT chứa đựng yếu tố tình huống bất ngờ, hay những tình huống đi ngược lại suy nghĩ của HS. VÕ THỊ CẨM QUYÊN 126 Biện pháp 2: Sử dụng bài tập Vật lý bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong quá trình tự học ở nhà Vật lý học là môn học có kiến thức liên quan chặt chẽ với kỹ thuật và đời sống. Vì vậy, nếu HS chỉ dành thời gian học trên lớp thôi thì không đủ để các em nắm vững được các kiến thức, sẽ không vận dụng chúng một cách có hiệu quả để giải quyết được những vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Vì vậy, khi chọn BT cho HS làm trong quá trình tự học ở nhà, GV nên chọn những BT trước hết là giúp các em ôn tập, củng cố được kiến thức đã thu nhận trên lớp. Những BT này phải phù hợp với HS cả về mức độ, số lượng và phải đảm bảo rèn luyện được cho HS em các kỹ năng vận dụng kiến thức. Tiếp theo đó là GV chọn những BT mang tính chất sáng tạo nhiều hơn, vì khi tự học ở nhà các em sẽ chủ động hơn về thời gian cũng như nguồn của các tài liệu tham khảo. Vì vậy, GV phải đầu tư, tránh chọn những BT có nội dung như SGK hay SBT. Chẳng hạn, GV sẽ chọn BT trong nhiều tài liệu khác nhau và biến đổi tùy theo mục đích vận dụng kiến thức cụ thể, bằng cách: nghịch đảo giữa cái đã cho và cái phải tìm; phức tạp hóa cái đã cho; phức tạp hóa cái phải tìm; phức tạp hóa lẫn cái đã cho và cái phải tìm. Biện pháp 3: Sử dụng bài tập vật lý bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong tự kiểm tra, đánh giá Có thể nói, sau quá trình tự học ở nhà thì HS đã hoàn thành nhiệm vụ mà GV giao cho. Tuy nhiên nếu các em chỉ dừng lại ở mức độ tự học ở nhà thì các em sẽ khó đánh giá được mức độ lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo so với yêu cầu học tập cũng như không đánh giá được mức độ củng cố, bổ sung, hoàn thiện tri thức của bản thân HS. Như vậy, sử dụng BTVL trong quá trình kiểm tra, đánh giá tự học không chỉ là biện pháp để GV hoàn thiện tri thức cho HS mà còn hình thành trong HS phương pháp tự học và có thái độ học tập tích cực hơn. Nếu trong quá trình này, GV tổ chức nghiêm túc sẽ giúp HS nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, ý chí vươn lên đạt những kết quả học tập cao hơn, củng cố được cho HS lòng tự tin vào khả năng nhận thức của mình, nâng cao ý thức tự giác. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Đình - Trần Huy Hoàng (2005), Cơ sở khoa học của việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên sư phạm ngành Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Huế. [2] Lê Công Triêm (2001), Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên đại học, Tạp chí Giáo dục, (8), tr. 20-22. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÝ... 127 Title: REAL SITUATIONS OF USING PHYSICS EXERCISES IN IMPROVING SELF- STUDY ABILITY FOR PUPILS AT UPPER SECONDARY SCHOOLS IN LONG AN PROVINCE Abstract: The article focuses on surveying and assessing the real situations of using physics exercises in improving the self-study ability for pupils at upper secondary in Long An province. From that point, the author suggests some measures of using the exercises appropriately in order to foster the pupils’ self-study ability. ThS. VÕ THỊ CẨM QUYÊN Sở Giáo dục và Đào tạo Long An.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf20_320_vothicamquyen_19_vo_thi_cam_quyen_3847_2021167.pdf
Tài liệu liên quan