Thực tập Sinh lý động vật 2

V. Đo thân nhiệt 1. Mục đích Biết được phương pháp đo nhiệt độ cho gia súc để kiểm tra nhiệt độ,chẩn đoán bệnh. 2. Chuẩn bị Nhiệt kế 3. Thao tác - Vẩy nhiệt kế cho mức thuỷ ngân tụt xuống mức thấp nhấ - Cặp nhiệt kế: Người nách Gia súc ở hậu môn - Để thời gian 5-10 phút. Đọc kết quả trên vạch nhiệt kế

pdf13 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực tập Sinh lý động vật 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Trường đại học nông nghiệp I Khoa chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản Bộ môn hoá sinh- Sinh lý động vật Thực tập Sinh lý động vật 2 Hà Nội – 2010 2 Bài 1 I. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng ở ruột non Hấp thu là sự vận chuyển các sản phẩm tiêu hoá từ lòng ống tiêu hoá vào máu, tức là đưa vật chất từ môi trường ngoài vào trong cơ thể bổ sung cho phần vật chất đã bị tiêu hao trong quá trình chuyển hoá và phát triển cơ thể. Do đó hấp thu là chức năng mang tính chất quyết định trong việc thực hiện các chức năng chung của bộ máy tiêu hoá. Quá trình hấp thu ở ruột tiến hành rất phức tạp. Các quy luật hoá học (lọc, khuyếch tán, thẩm thấu, hoà tan) giữ vai trò quan trọng. Tuy nhiên nếu chỉ căn cứ vào hiện tượng lý hoá đơn thuần thì khó giải thích hiện tượng hấp thu. Cấu tạo ruột non: + Bề mặt niêm mạc ruột có rất nhiều nếp nhăn, trên các nếp nhăn có nhiều nhung mao: 2500/cm2, tăng bề mặt hấp thu lên 20-25 lần. + Trên mặt nhung mao có rất nhiều tế bào biểu mô, mỗi tế bào biểu mô lại có rất nhiều vi nhung mao : 3000/1cm2, tằng bề mặt hấp thu lên 30 lần + Dưới lớp biểu mô của nhung mao có một mạng lưới mạch quản dày đặc để hấp thu các chất dinh dưỡng vào máu. Trong cơ thể, hấp thu là một quá trình sinh lý phức tạp. Nó chịu sự điều hoà của thần kinh và thể dịch. 1. Mục đích Chứng minh ruột non là nơi hấp thu các chất dinh dưỡng chính. Số lượng hấp thu phụ thuộc vào: + Từng chất dinh dưỡng: đường, muối, nước, protein, lipit... + Nồng độ các chất dinh dưỡng: nồng độ muối khác nhau, thời gian hấp thu và lượng hấp thu khác nhau... + Trạng thái sinh lý của con vật: no,đói và khát... 2. Chuẩn bị - Động vật: thỏ - Bộ đồ mổ: Dao, kéo, panh, bàn mổ, khăn mổ, kim chỉ - Hoá chất: + Nước + Đường Gluco 3% + Muối NaCl 7 ‰ + Dung dịch MgSO4 bão hoà + Thuốc gây tê Novocain 3. Thao tác 3 Cố định thỏ trên bàn mổ. Xác định đường trắng, dùng kéo cong cắt lông, sát trùng vị trí mổ (sát trùng theo đường mổ từ trên xuống dưới hoặc xoáy theo đường tròn đồng tâm từ trong ra ngoài vị trí mổ). Gây tê cục bộ bằng Novocain cho thỏ tại vị trí mổ. Có hai cách gây tê cục bộ : Tiêm 1 mũi, kéo dài mũi tiêm, từ từ bơm thuốc ra ; tiêm làm nhiều điểm xung quanh vị trí mổ Lôi 1 đoạn ruột non khoảng 40cm ra khỏi thành ruột. Dùng chỉ thắt đoạn ruột thành 4 đoạn riêng (năm nút thắt) bằng nhau. Lần lượt bơm các chất khác nhau vào từng đoạn. + Đoạn 1 bơm : 10ml H2O + Đoạn 2 bơm: 10ml NaCl 7‰ + Đoạn 3 bơm: 10ml đường Glucose 3% + Đoạn 4 bơm: 5ml dung dịch Mg bão hoà Nhét hết đoạn ruột đó vào trong ổ bụng để cho ruột có nhu động và nhiệt độ bình thường trong cơ thể con thỏ, sau 2h bỏ ra quan sát. II. áp lực âm xoang màng ngực Phổi được bao bọc bởi hai lá: lá thành và lá tạng, khoảng trống giữa hai lá này gọi là xoang màng ngực. áp lực trong xoang đó được gọi là áp lực xoang màng ngực. Nhưng áp lực trong xoang màng ngực thấp hơn so với áp suất khí quyển cho nên được gọi là áp lực âm. Nó được hình thành do áp suất khí quyển, áp suất này tác dụng lên thành ngực qua vách phổi. Nguyên nhân trực tiếp gây áp lực âm xoang màng ngực là sức co đàn hồi của phổi. áp lực này là một trong những yếu tố đảm bảo hô hấp bình thường của phổi. 1. Mục đích Chứng minh áp lực trong xoang màng ngực nhỏ hơn áp lực ngoài khí quyển. Hiểu được ý nghĩa của áp lực âm xoang màng ngực đối với hô hấp. 2. Chuẩn bị - Động vật: thỏ - Bộ đồ mổ: Dao, kéo, panh, bàn mổ, khăn mổ, kim chỉ - áp lực kế - ống thông lồng ngực. 3. Thao tác - Nối ống thông lồng ngực vào áp lực kế - Cố định thỏ trên bàn mổ. Dùng dao cắt lớp da và cơ gian sườn ngoài (để lại lớp cơ gian sườn trong) ở vị trí giữa xương sườn 2 và 3. Lấy ống thông cắm vào vết cắt, sau đó vít chặt tấm kim loại vào sát da, thao tác phải thật nhanh để không khí bên ngoài không lọt vào xoang màng ngực. 4 - Quan sát áp lực xoang màng ngực: Nhìn vào áp kế khi thỏ hô hấp thì mức nước trong áp lực kế dao động lên xuống. ở nhánh áp lực kế phía thỏ ta thấy: khi thỏ hít vào thì mực nước trong áp lực kế tằng lên, khi thỏ thở ra thì mức nước trong áp lực kế lại giảm xuống. Hiện tượng trên chứng tỏ áp lực trong xoang màng ngực nhỏ hơn áp lực ngoài không khí. III. Tác dụng của thần kinh giao cảm và phó giao cảm lên tim Dựa vào nhiều đặc điểm cấu tạo, chức năng người ta chia thần kinh thực vật làm hai phần: hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm có tác dụng làm tin đập nhanh, mạnh. Hệ thần kinh phó giao cảm có tác dụng làm tim đập yếu, chậm. 1. Mục đích Quan sát ảnh hưởng của thần kinh giao cảm và phó giao cảm lên tim. 2. Chuẩn bị - Thỏ - Bộ đồ mổ: dao kéo, bông, móc thuỷ tinh, lá cờ - Hoá chất: cồn 3. Thao tác - Cố định thỏ trên bàn mổ. Dùng kéo cong cắt lông, sát trùng vị trí mổ (sát trùng theo đường mổ từ trên xuống dưới hoặc xoáy theo đường tròn đồng tâm từ trong ra ngoài vị trí mổ). - Rạch một đường dài ở cổ ở vị trí khí quản. Tách da và kéo sang hai bên, tách lớp cơ để lộ khí quản. - Bộc lộ dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Dây thần kinh phó giao cảm to hơn dây thần kinh giao cảm chạy song song với động mạch. Buộc dây thần kinh dao cảm và phó giao cảm bằng 2 sợi chỉ. - Cắm lá cờ vào xoang bao tim thỏ - Dùng kích điện, kích thích vào dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm. - Quan sát sự biến động của lá cờ (nhịp đập của tim). IV. ảnh hưởng của sự thiếu O2 và thừa CO2 lên hô hấp của thỏ 1. Mục đích Quan sát sự ảnh hưởng của việc thiếu O2 thừa CO2lên hô hấp 2. Chuẩn bị - Động vật thí nghiệm: thỏ - Dụng cụ: ống thông khí quản có đầu là ống thuỷ tinh hình chữ T; trống Maray; bình thông khí; bình vôi sode; bình đá vôi; trục quay; bút ghi. - Hoá chất: axit Clohidric 3. Thao tác - Buộc thỏ nằm ngửa lên bàn mổ. 5 - Đặt ống thống khí thuỷ tinh với ống cao su vào mũi thỏ và kẹp lại (để hở một chút cho không khí qua). - Nối một nhánh kia của ống thuỷ tinh vào hệ thống ống cao su của bình thông khí, trống Maray và bút ghi. - Điều chỉnh bút ghi để ghi đồ thị hô hấp bình thường. + Quan sát ảnh hưởng sự thừa CO2 đến hô hấp của thỏ: Nối bình đá vôi (CaCO3) vào hệ thống bình thông khí. Cho vài giọt axit HCl vào bình đá vôi để tạo phản ứng: CaCO3 + 2HCl = CaCl2 + H2CO3 (CO2 + O2) Thỏ hít CO2 vào nen vận động hô hấp trở nên sâu, mạnh, khó khăn. Lấy bình đá vôi đi để cho thỏ hô hấp bình thường. + Quan sát sự thiếu O2 Nối bình đá Sode với bình thông khí. Như vậy thỏ chỉ thở một lượng O2 rất ít trong bình. Thỏ thở ra bao nhiêu CO2 thì bình đá Sode hấp thu hết, nên ko có CO2 dư, một lúc sau sẽ có hiện tượng thiếu O2, quan sát sự tiếu O2 đối với hô hấp của thỏ. V. Đo huyết bằng cách gián tiếp Sử dụng các biện pháp đo huyết áp gián tiếp ở người và động vật có ý nghĩa to lớn trong lâm sàng y học và thú y. Phương pháp thường dùng là phương pháp Riva_Roch và Korotkop. Hiện nay có 3 loại máy đo huyết áp: + Loại huyết áp kế thuỷ ngân. + Loại huyết áp kế điện tử. + Loại huyết áp kế cơ học 1. Mục đích Kiểm tra sức khoẻ và chẩn đoán một số bệnh ở gia súc 2. Chuẩn bị Huyết áp kế, ống nghe 6 3. Thao tác - Buộc túi hơi của huyết áp kế vào vị trí đo (ở người là cánh tay trái); buộc vừa phải không chặt lắm. đặt ống nghe phía dưới túi hơi sát vào da bên ngoài động mạch. - Bơm cho túi căng lên, mức thuỷ ngân của huyết áp kế lên đến mức 250-300 mmHg. Lúc này tai không nghe được tiếng mạch đập. Từ từ xả hơi ra, mức thuỷ ngân tụt dần; xả hơi trong túi cho đến khi nghe được tiếng mạch đập đầu tiên: ghi lại kết quả của mức thuỷ ngân ở huyết áp kế. Ví dụ mức đó là 120 thì huyết áp tối đa là 120mmHg (huyết áp tối đa ứng với kỳ tâm thu). - Tiếp tục xả hơi ra, tiếng mạch đập nghe càng rõ, đến lúc nghe tiếng mạch đập cuối cùng đóng khoá hơi lại: ghi kết quả. Ví dụ mức đó là 80 thì đó là huyết áp tối thiểu, ứng với kỳ tâm trương (80mmHg). - Nếu huyết áp tối đa cao hơn bình thường là chứng huyết áp cao, còn thấp hơn bình thường là chứng huyết áp thấp. Sự chênh lệhc giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu cũng phải ở trong phạm vi nhất định, vượt ra ngoài phạm vi đó là ko bình thường. Chú ý: Đối với động vật: bò, ngựa đo huyết áp ở động mạch khấu đuôi. Đối với chó, lợn thì đo ở động mạch đùi. 7 Bài 2 I. Đếm hồng cầu Chức năng chủ yếu của hồng cầu là vận chuyển O2 và CO2 trong cơ thể. Số lượng hồng cầu khác nhau là tuỳ vào loài động vật. 1. Mục đích Xác định số lượng hồng cầu có trong 1mm3 máu. 2. Chuẩn bị - Kính hiển vi, vật kính 10 - Buồng đếm huyết cầu Có hai loại buồng đếm thường dùng là buồng đếm Niubaoơ và buồng đếm Goriaep. Nó có hình chữ nhật dày. Đặt dưới kính hiển vi thấy có cấu tạo như sau: *Buồng đếm Niubaoơ: + Được chia làm 9 ô vuông lớn; mỗi ô vuông lớn được chia làm 16 ô vuông trung bình; mỗi ô vuông trung bình được chia thành 16 ô vuông con. + Một ô vuông con có cạnh 1/20mm; diện tích ô vuông con sẽ là: 1/20x1/2= 1/400 mm2. + Trong 9 ô vuông lớn thì 4 ô ở 4 góc có chia ra ô vuông trung bình dùng để đếm bạch cầu, còn ô vuông ở chính giữa có chia ra ô trung bình và ô con thì để đếm hồng cầu 8 *Buồng đếm Goriaep: + Có nhiều ô vuông trung bình, trong 1 ô vuông trung bình được chia thành nhiều ô vuông con. Sự sắp xếp các ô xen kẽ nhau. + Kích thước ô vuông con cũng giống như buồng đếm Niubaoơ. + Diện tích là 1/400mm2. - ống trộn hồng cầu: là một ống thuỷ tinh có chỗ phồng ra thành một cái bầu. Trong bầu có viên nhựa màu đỏ hoặc đen. Trên ống có khắc 3 vạch 0,5; 1;101. - Dung dịch đếm hồng cầu : + Na2SO4 5g Tạo pH giữ hình dạng hồng cầu + NaCl 1g +HgCl 0,5g (diệt khuẩn) + Vài giọt Fuxin đỏ: chất chỉ thị màu + 200ml nước cất - Lá kính - Bông 3. Thao tác - Bước 1 (Lấy máu): Lấy máu rìa tai khi con vật vào buổi sáng lúc con vật chưa ăn và không vận động. Trước khi lấy máu phải dùng kéo cắt lông ở rìa tai (đối với những động vật có nhiều lông ở tai) cho sạch. Dùng bông tẩm cồn sát trùng chỗ lấy máu và kim chích máu. 9 Chờ cồn khô, lấy kim chích vào tĩnh mạch rìa tai. Lau bỏ giọt máu đầu tiên để giọt máu sau chảy ra cho tròn đều. Đặt ống trộn hồng cầu lên giọt máu với độ nghiêng 300. Hút máu đến vạch 0,5 (không được lẫn bọt khí). Dùng bông lau sạch đầu ngoài ống trộn. - Bước 2 (Pha loãng): cho ống trộn vào lọ dung dịch pha loãng hồng cầu hút dung dịch lên đến vạch 101. Như vậy ta được độ pha loãng 200 lần. Nếu hút máu đến vạch 1 và hút dung dịch đếm hồng cầu đến vạch 101 thì ta được đô pha loãng là 100 lần. - Bước 3 (Trộn máu): Dùng ngón tay cái và giữa bịt kín 2 đầu ống trộn rồi lắc nhẹ khoảng 20 lần để trộn đều máu và dung dịch trong bầu ống trộn. - Bước 4 (Cho máu vào buồng đếm): Trước tiên miết lá kính lên mặt buồng đếm sao cho khi nghiêng buồng đếm mà lá kính không bị rơi. Lắc trộn máu trong ống trộn rồi bỏ vài giọt đầu đi và nhỏ 1 giọt vào rìa lá kính và buồng đếm, theo mao dẫn dung dịch máu sẽ chảy khắp mặt buồng đếm. - Bước 5 (Đếm): Đặt buồng đếm lên kính hiển vi, điều chỉnh ánh snág vừa phải. Tìm buồng đếm (các ô kẽ) và quan sát cấu tạo chung, điều chỉnh kính để nhìn rõ các ô đếm. Đếm số hồng cầu nằm trong 5 ô trung bình ở khu vực giữa buòng đếm (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa). Trong mỗi ô trung bình đếm 16 ô con theo thứ tự hình chữ chi. Trong mỗi ô con thì đếm tất cả hồng càu nằm gọn trong ô và đến những hồng cầu nằm ở cạnh trên và cạnh phải hoặc những hồng cầu nằm ở cạnh trái và cạnh dưới. Đếm tất cả là 80 ô con. - Bước 6 (Tính): Tính số hồng cầu trong 1 mm3 máu theo công thức: N= Trong đó: N: Số hồng cầu/ 1mm3 máu A: Số hồng cầu đếm được trong 80 ô con 1/4000 mm3: Thể tích 1 ô vuông con = 1/400 (diện tích ô con) x 1/10 (khoảng cách từ bề mặt buòng đếm lên lá kính) 200: Độ pha loãng của máu II. Xác định hàm lượng Hemoglobin trong máu Hemoglobin nằm trong hồng cầu; Nó là một loại Protein phức tạp, gồm có Globin và Hem. Chức năng chủ yếu của hemoglobin là vận chuyển O2 và CO2. Hàm lượng Hemoglobin tỏngmáu phụ thuộc vào loài, tuổi, trạng thái sinh lý của động vật. 10 xác định hàm lượn Hemoglobin bằng phương pháp so màu ở huyết sắc kế Sali. Nguyên tắc của phương pháp này là hemoglobin của máu trong dung dịch axit Clohidric được chuyển thành Hematin ở nồng độ xác định. Ngày nay người ta hay dùng quang điện tỷ sắc kế (photoelectrocolorimet) để xác định hàm lượng Hemoglobin có trong máu. Phương pháp này nhanh và chính xác. 1. Mục đích Xác định được hàm lượng Hemoglobin có trong máu 2. Chuẩn bị - Động vật lấy máu, kim chích máu, bông - Huyết sắc kế Sali gồm có: + Bộ phận giá + 2 ống chứa dung dịch so màu chuẩn + ống để giữa có khắc độ + ống hút máu có 1 vạch + Đũa thuỷ tinh + Pipet hút axit + Pipet hút nước cất - Hoá chất: Axit HCl 0,1N, nước cất, cồn 3. Thao tác - Dùng pipet hút dung dịch axit HCl 0,1N cho vào ống giữa đến vạch 2 - Chích máu ở tĩnh mạch rìa tai và dùng ống hút máu máu, hút đến vạch 0,02 (không được lẫn bọt khí). Lấy bông lau sạch máu bám xung quanh đầu ống hút. - Cho ống hút máu vào ống giữa đã đựng axit HCl (đầu ống hút chạm đáy của ống giữa), thổi nhẹ cho máu ra nằm ở sát đáy ống giữa. Từ từ đưa Pipet lên, hts axit ở bên trên (phần trong suốt) để tráng ống hút máu (3 lần). Lắc nhẹ cho axit và máu trộn đều vào nhau . Để yên trong 5 phút cho Hemoglobin tác dụng với axit tạo thành Hematin clohidric màu nâu sẫm (chú ý tránh hiện tượng ngưng kết của máu). - Cho vài giọt nước cất vào và dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều dung dịch. Xoay ống giữa, tránh phía có vạch để dễ so màu. Đưa huyết sắc kế lên ngang tầm mắt về phía ánh sáng vừa pahỉ dể nhìn. Nếu còn đạm hơn màu ống chuẩn thì cho thêm nước cất vào, khuấy rồi nhìn. 11 Tiếp tục nhìn cho đến khi màu của dung dịch bằng màu của ống chuẩn (chú ý không cho nước cất vào nhiều một lúc, sẽ làm cho màu của nước cất nhạt hơn màu ống chuẩn). - Đọc kết quả: Xoay ống giữa về phía có vạch chữ số và xem mặt nước lõm ứng đến vạch nào. Ví dụ là 12,4 thì kết quả xác định hàm lượn Hemoglobin sẽ là 12,4g% ( nghĩa là trong 100ml máu có 12,4 g Hemoglobin). III. Đếm bạch cầu Bạch cầu thực hiện chức năng bảo vệ trong cơ thể. Số lượng bạch cầu thay đổi tuỳ theo loài động vật, tuổi, dinh dưỡng, trạng thái sinh lý của cơ thể 1. Mục đích Xác định số lượng bạch cầu trên 1mm3 máu 2. Chuẩn bị -Tương tự như phương pháp đếm hồng cầu nhưng dùng ống hút bạch cầu: ống hút nhỏ và có viên nhựa màu xanh hay trắng, trên ống có các vạch ghi 0,5; 1; 11. - Dung dịch pha loãng bạch cầu: + Dung dịch axit axetic 3% : 5ml + Xanh metylen: 2-3 giọt + H2O: 1ml 3. Thao tác - Lấy máu: Giống phương pháp đếm hồng cầu, hút máu tới vạch 0,5. - Pha loãng: Hút dung dịch pha loãng tới vạch 11, độ pha loãng 20 lần (nếu hút máu đến vạch 1 thì độ pha loãng sẽ là 10 lần). - Cho máu vào buồng đếm giống phương pháp đếm hồng cầu. - Cách đếm: Đưa buồng đếm lên kính hiển vi. Tìm ô đếm + Buồng đếm Niubaoơ: đếm số bạch cầu ở 4 ô vuông lớn ở 4 góc ( mỗ ô chia làm 16 ô trung bình) Cạnh của ô vuông lớn là 1mm. Cách đếm như phương pháp đếm hồng cầu N* = 50* 4 2010* AxxA = Trong đó: N*: Số bạch cầu/ 1mm3 máu A*: Số bạch cầu đếm trong 4 ô vuông lớn 12 1/10: Thể tích 1 ô vuông lớn 20: Độ pha loãng + Buồng đếm Goriaep: đếm số bạch cầu ở 5 cụm ô ( 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa), mỗi cụm có 4 ô trung bình. Cách tính buồng Goriaep: N* = 250* 45 20250* xA x xxA = A*: Số bạch cầu đếm trong 5 cụm ô 1/250 mm3: Thể tích 1 ô trung bình IV. Phản ứng sa lắng của hồng cầu 1. Lấy máu Xitrat cho vaod ống gnhiệm, sau 1 thời gian máu được chia làm 2 phần. Hồng cầu có tỷ trọng lớn nên dần dần lắng xuống dưới còn bên trên là phần huyết tương. Tốc độ lắng của hồng cầu khác nhau tuỳ thuộc vào loài động vậth\j và phục thuộc vào nhiều yếu tố. 2. Chuẩn bị - Tỷ trọng của máu. - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ lắng của hồng cầu. 3. Thao tác - Dùng ống hút, hút dung dịch muối Xitrat Natri lên đến vạch P và thổi ra mặt kính đồng hồ ( đã được tráng Parafin). Lấy kim trích máu, dùng ống hút, hút máu đến vạch “K” thổi m,áu ra mặt kính đồng hồ đã có dugn dịch Xitrat Natri. Thổi trộn đều máu với Xitra Natri. Thổi trộn đều máu với Xitrat natri để máu không bị đông. Sau đó hút máu đến vạch “K” một lần nữa và cũng thổi lên mặt kính đồng hồ. Máu trong mặt kính đồng hồ có tỷ lệ: một phần dung dịch Xitrat Natri và 4 phần máu. Lấy ống hút, hút máu trong đĩa đến vạch “K” rồi cắm vào giá Panchencop thẳng đứng. Sau 15, 30, 45, 60 phút đọc kết quả. Tốc độ lắng của hồng cầu dược biểu thị bằng chiều cao mm của cột huyết tương. - Hút 1ml dung dịch Xitrat Natri 5% cho vào Eritrosediomet: đậy Eritrrosediomet bằng nút cao su, lắc máu cẩn thận rồi để avò giá. Cứ 15 phút một lần xem mức độ lắng của hồng cầu. V. Đo thân nhiệt 1. Mục đích Biết được phương pháp đo nhiệt độ cho gia súc để kiểm tra nhiệt độ,chẩn đoán bệnh. 13 2. Chuẩn bị Nhiệt kế 3. Thao tác - Vẩy nhiệt kế cho mức thuỷ ngân tụt xuống mức thấp nhấ - Cặp nhiệt kế: Người nách Gia súc ở hậu môn - Để thời gian 5-10 phút. Đọc kết quả trên vạch nhiệt kế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_thuc_tap_sldv_2_2002.pdf
Tài liệu liên quan