Nghiên cứu quan hệ di truyền của một số giống ngô (zea mays L.) có khả năng chịu hạn khác nhau - Nguyễn Vũ Thanh Thanh

At present, research on genetic relationships in plants generally and in particular in maize (Zea may L.) by RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA - polymorphic DNA fragments amplified randomly) are applied by many scientists around the world because this technique has many advantages including ease of implementation, quick evaluation of the unknown genome and economy. By RAPD technique with the use of 10 random primers, we analyzed the genetic diversity of 10 studied maize cultivars. Research results showed that all 10 primers had polymorphism. DNA segments cloned with each primer ranged from 3 to 8 and the total number of DNA segments cloned when analyzing 10 random primers was 51. Genetic distance and tree diagrams were set by UPGMA method. The results showed that 10 maize cultivars were divided into 2 groups: group I included seven cultivars: LVN 9, LVN 10, LVN 45, LVN 61, LVN 66, LVN 885, and C 919; group II consisted of three remain cultivars: LVN 092, LVN 99 and LVN 145. Heritability of 10 studied maize cultivars was HRAPD = 65%;

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu quan hệ di truyền của một số giống ngô (zea mays L.) có khả năng chịu hạn khác nhau - Nguyễn Vũ Thanh Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Vũ Thanh Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 131 - 137 131 NGHIÊN CỨU QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ (Zea mays L.) CÓ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN KHÁC NHAU Nguyễn Vũ Thanh Thanh1*, Lương Thị Thanh Nga1, Lê Thị Hồng Trang1, Hồ Mạnh Tường2, Lê Văn Sơn2, Chu Hoàng Mậu3 1Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên, 2Viện Công nghệ sinh học, 3Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Hiện nay, nghiên cứu quan hệ di truyền ở cây trồng nói chung và ở cây ngô (Zea may L.) nói riêng nhờ chỉ thị RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA- đa hình các đoạn DNA được khuếch đại ngẫu nhiên) được nhiều nhà khoa học trên thế giới sử dụng bởi kỹ thuật này có nhiều ưu điểm là dễ thực hiện, nhanh chóng đánh giá được hệ gen của thực vật khi chưa biết nhiều thông tin về hệ gen, không tốn kém,... Bằng kỹ thuật RAPD với việc sử dụng 10 mồi ngẫu nhiên, chúng tôi đã phân tích sự đa dạng di truyền của 10 giống ngô nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả 10 mồi đều thể hiện tính đa hình. Số phân đoạn DNA được nhân bản với mỗi mồi dao động từ 3- 8 và tổng số phân đoạn DNA được nhân bản khi phân tích 10 mồi ngẫu nhiên là 51 phân đoạn. Khoảng cách di truyền và biểu đồ hình cây được thiết lập nhờ phương pháp UPGMA, kết quả cho thấy 10 giống ngô được chia thành 2 nhóm: nhóm I bao gồm 7 giống là: LVN 9, LVN 10, LVN 45, LVN 61, LVN 66, LVN 885, C 919; nhóm II gồm 3 giống còn lại là: LVN 092, LVN 99 và LVN 145. Hệ số di truyền của 10 giống ngô nghiên cứu là HRAPD=65%. Từ khóa: RAPD, di truyền, ngô, PIC, sơ đồ hình cây, Zea may L. MỞ ĐẦU* Ngô (Zea mays L.) là một trong những cây lương thực có tầm quan trọng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Diện tích trồng ngô đứng thứ 3 sau lúa mỳ và lúa nước. Năm 2010, diện tích ngô của cả nước là 1.126.390 ha, sản lượng ngô năm 2010 đạt 4.606.800 tấn, năng suất 40,9 tạ/ha [10]. Vấn đề đặt ra là nghiên cứu chọn tạo các giống ngô có chất lượng tốt, năng suất cao nhằm phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Hiện nay, các nhà khoa học đã sử dụng nhiều phương pháp mới trong nghiên cứu sự đa dạng di truyền của các giống cây trồng nói chung và của cây ngô nói riêng như RAPD, RFLP, AFLP, SSR, STS,... Các phương pháp này không những phát huy hiệu quả mà còn khắc phục nhược điểm của các phương pháp chọn giống truyền thống bởi hiệu quả sàng lọc cao, tiết kiệm thời gian và tin cậy. Trong số đó, chỉ thị RAPD được sử dụng rộng rãi, bởi kỹ thuật này đơn giản và ít tốn kém mà vẫn đánh giá được sự đa dạng di truyền và mối quan hệ di truyền ở mức độ * Tel: 0912 664126, Email: thanhthanhdhkhtn@gmail.com phân tử. Trên thế giới, kỹ thuật RAPD đã được nhiều tác giả sử dụng để nghiên cứu quan hệ di truyền của một số giống ngô. Osipova và cs nghiên cứu dòng ngô A188 và dòng soma A188 bằng sử dụng kỹ thuật RAPD với 15 mồi, số phân đoạn được khuếch đại từ 2 – 17 phân đoạn, kích thước khoảng từ 200 – 2000 bp, hệ số tương đồng di truyền dao động trong khoảng 64 – 72% [6]. Asif và cs (2006) đã tiến hành phân tích DNA bằng kỹ thuật RAPD ở 6 giống ngô lai sử dụng 40 mồi ngẫu nhiên, kết quả đã phân biệt được nguồn gốc của một số giống ngô lai [2]. Vasconcelos và cs (2008) sử dụng kỹ thuật RAPD với 47 mồi ngẫu nhiên đã nhân được 221 băng DNA trong đó có 130 băng biểu hiện đa hình [8]. Souza và cs (2008) xác định quan hệ di truyền của 16 dòng ngô lai với sử dụng 22 mồi RAPD khuếch đại được 265 băng DNA và 16 cặp mồi SSR khuếch đại được 75 băng DNA, 16 dòng ngô được chia thành 3 nhóm [7]. Ở Việt Nam, kỹ thuật RAPD cũng đã được các tác giả Bùi Mạnh Cường, Ngô Hữu Tình, Ngô Việt Anh sử dụng để xác định quan hệ di truyền của các giống ngô, xác định được một số cặp lai ưu tú có khả năng cho ưu thế lai cao [1], [3], [4]. Nguyễn Vũ Thanh Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 131 - 137 132 Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu sự đa dạng di truyền của 10 giống ngô (Zea may L.) có khả năng chịu hạn khác nhau bằng kỹ thuật RAPD, nhằm tạo cơ sở cho việc tuyển chọn các giống ngô có chất lượng tốt, năng suất cao làm vật liệu chọn giống và góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen cây ngô. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Vật liệu Chúng tôi sử dụng hạt của 10 giống ngô khác nhau do Viện nghiên cứu Ngô (Đan Phượng- Hà Nội) cung cấp. Nguồn gốc của các giống ngô được trình bày ở bảng 1. Phương pháp nghiên cứu Tách chiết và làm sạch DNA tổng số theo phương pháp của Gawel và cs [5]. Kiểm tra chất lượng DNA bằng điện di trên gel agarose 0,8% và quang phổ theo tỷ số của phổ hấp phụ OD260/OD280. Hàm lượng của DNA được tính toán và pha loãng về nồng độ sử dụng 25 ng/µl. Phản ứng RAPD được thực hiện theo phương pháp William và cs (1990) [9] trên máy System 9700 với thành phần và nồng độ của các chất tham gia phản ứng như sau: H2O – 14,8 µl; đệm PCR 10X - 2,5 µl; MgCl2 (25 mM) - 2,5 µl; dNTP (2,5 mM) - 2 µl; mồi (10 µl) - 2 µl, Taq polymerase (5U) - 0,2 µl; DNA khuôn (25 ng/µl) - 1 µl, tổng thể tích 25 µl. Phản ứng RAPD được thực hiện trong máy PCR với chu trình nhiệt như sau: bước 1: 940C trong 3 phút; bước 2: 940C trong 1 phút, bước 3: 360C trong 1 phút,bước 4: 720C trong 1 phút; lặp lại 40 chu kỳ từ bước 2 đến bước 4; bước 5: 720C trong 10 phút; lưu giữ ở 40C. Kết quả sản phẩm RAPD được đánh giá thông qua hình ảnh điện di trên gel agarose 1,8%. Sử dụng 10 mồi ngẫu nhiên cho phản ứng RAPD được thiết kế và đặt tại hãng Invitrogen, mỗi mồi dài 10 nucleotide, thông tin về trình tự các mồi sử dụng được trình bày trong bảng 2. Bảng 1. Danh sách 10 giống ngô nghiên cứu STT Giống Khả năng chịu hạn Nguồn gốc và phương pháp 1 LVN 9 Kém Giống ngô lai đơn sử dụng dòng bất dục đực tế bào chất, được tạo ra từ tổ hợp lai DF18C/DF5, trong đó DF18C đã qua 18 đời lai lại 2 LVN 10 Tốt Giống ngô lai đơn được tạo ra từ các dòng tự phối DF2/DF1 do 3 LVN 45 Khá Giống lai đơn từ 2 dòng tự phối 4 LVN 61 Kém Giống lai đơn, dòng mẹ và dòng bố được tạo từ các giống lai ưu tú nhập nội có nguồn gốc nhiệt đới 5 LVN 66 Khá Giống lai đơn từ tổ hợp lai D3015M/D11 6 LVN 092 Khá Giống ngô lai đơn được tạo ra từ tổ hợp lai C502N/C152N. 7 LVN 99 Khá Giống ngô lai đơn có các dòng được rút từ các giống lai ưu tú nhập nội có nguồn gốc nhiệt đới 8 LVN 145 Tốt Giống ngô lai đơn sử dụng dòng nuôi cấy bao phấn tham gia vào thành phần bố mẹ 9 LVN 885 Kém Giống lai đơn chọn tạo từ tổ hợp lai C88N/T5 theo phương pháp truyền thống 10 C 919 Tốt Được nhập nội từ công ty Monsanto Thái Lan Bảng 2. Trình tự nucleotide của 10 mồi ngẫu nhiên Tên mồi Trình tự mồi (5’- 3’) Tên mồi Trình tự mồi (5’- 3’) OPH 09 TGTAGCTGGG OPO 12 CAGTGCTGTG OPH 03 AGACGTCCAC OPP08 ACATCGCCCA OPG 06 CTGAGACGGA OPG13 CTGCTGGGAC OPB10 CTGCTGGGAC UBC400 GCCCTGATAT UBC 326 GTCCTGGTAG UBC776 CTTCCCTCCT Nguyễn Vũ Thanh Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 131 - 137 133 Dựa trên sự xuất hiện hay không xuất hiện của các phân đoạn DNA khi điện di sản phẩm RAPD của các giống ngô nếp với các đoạn mồi ngẫu nhiên để làm cơ sở cho sự phân tích số liệu theo quy ước: Số 1: xuất hiện phân đoạn DNA, số 0: không xuất hiện các phân đoạn DNA. Các số liệu này được xử lý trên máy vi tính theo chương trình NTSYSpc version 2.0 để xác định quan hệ di truyền của các giống ngô ở mức độ phân tử. Xác định hệ số đa dạng di truyền (Genetic Diversity Index) dựa trên các phân đoạn DNA được nhân bản (HRAPD) theo công thức: ∑= n i iRAPD fH 2 HRAPD là hệ số đa dạng di truyền; fi là tần suất của alen thứ i KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Đặc điểm hình thái và khối lượng 100 hạt của 10 giống ngô Hình thái và khối lượng hạt là những đặc tính quan trọng trong chọn giống ngô vì nó liên quan đến chất lượng và năng suất. Kết quả nghiên cứu hình thái và khối lượng 100 hạt được trình bày ở bảng 3. Khối lượng hạt: Khối lượng 100 hạt của 10 giống ngô dao động trong khoảng 24,47 g đến 34,56 g, cao nhất là giống LVN 45, thấp nhất là giống LVN 99. Khối lượng của hạt phụ thuộc vào kiểu gene từng giống. Thứ tự các giống ngô từ cao xuống thấp xếp theo khối lượng 100 hạt lần lượt là: LVN45, LVN66, LVN145, LVN10, LVN9, LVN61, C919, LVN885, LVN092, LVN99. Tính trạng khối lượng hạt phụ thuộc vào kiểu gene từng giống. Tuy nhiên, khối lượng 100 hạt có thể bị thay đổi nếu chịu tác động xấu của môi trường ở những giai đoạn nhất định. Hình dạng hạt: Trong 10 giống ngô có 5 giống (LVN 9, LVN 61, LVN 66, LVN 145 và C 919) có dạng hạt bán răng ngựa, 3 giống (LVN 10, LVN 092 và LVN 99) dạng hạt bán đá và chỉ có 2 giống (LVN 45 và LVN 885) có dạng hạt sâu cay. Hình dạng hạt ngô cũng là một chỉ tiêu để phân loại các giống ngô thành các loài phụ. Màu sắc hạt: Hạt ngô có thể có nhiều màu sắc khác nhau như: trắng, vàng cam, da cam, đỏ nhưng các giống ngô lai chúng tôi chọn nghiên cứu trên đều có màu vàng cam. Màu sắc hạt phụ thuộc đặc tính di truyền của giống và chủng loại. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào khẳng định mối tương quan giữa màu sắc vỏ hạt và chất lượng hạt. Kết quả khuếch đại các đoạn DNA được nhân bản ngẫu nhiên Tách DNA tổng số từ lá non của 10 giống ngô nghiên cứu sau đó được kiểm tra trên gel agarose 0,8% và đo phổ hấp thụ ở bước sóng 260 nm, 280 nm trên máy quang phổ. Tỷ số OD260/OD280 nằm trong khoảng 1,8 - 2, như vậy DNA tổng số tách chiết từ lá tốt, có thể sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo. Bảng 3. Đặc điểm hình thái và khối lượng hạt của 10 giống ngô STT Giống Hình thái hạt Màu vỏ hạt Khối lượng 100 hạt (g) 1 LVN 9 Bán răng ngựa Vàng nhạt 30,05 ± 0,02 2 LVN 10 Hạt bán đá Vàng cam 30,18 ± 0,02 3 LVN 45 Hạt sâu cay Vàng cam 34,56 ± 0,01 4 LVN 61 Bán răng ngựa Vàng 29,99 ± 0,02 5 LVN 66 Bán răng ngựa Vàng cam 31,86 ± 0,01 6 LVN 092 Hạt bán đá Vàng cam 24,72 ± 0,01 7 LVN 99 Hạt bán đá Vàng cam 24,47 ± 0,02 8 LVN 145 Bán răng ngựa Vàng cam 30,36 ± 0,01 9 LVN 885 Hạt sâu cay Vàng 26,16 ± 0,01 10 C 919 Bán răng ngựa Vàng cam 29,17 ± 0,03 Nguyễn Vũ Thanh Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 131 - 137 134 Hình 1. Hình ảnh điện di sản phẩm DNA tổng số Ghi chú : 1: LVN 9, 2: LVN 10, 3: LVN 45, 4: LVN 61, 5: LVN 66, 6: LVN 092, 7: LVN 99, 8: LVN 145, 9: LVN 885, 10: C 919 Hình 1 cho thấy DNA tổng số có một băng duy nhất, không đứt gãy và rõ nét chứng tỏ DNA tách chiết đạt chất lượng tốt, sạch sẽ. DNA tổng số được pha loãng về nồng độ 25 ng/µl và tiến hành phản ứng RAPD với 10 mồi ngẫu nhiên ở trên. Bảng 4. Tỷ lệ phân đoạn đa hình khi sử dụng 10 mồi RAPD Mồi Số phân đoạn DNA Số phân đoạn đa hình Số phân đoạn đơn hình Tỷ lệ phân đoạn đa hình (%) OPG06 5 5 0 100 OPO12 4 3 1 75 OPP08 8 8 0 100 OPH03 3 2 1 66.67 UBC400 5 5 0 100 UBC776 7 6 1 85.71 OPB10 6 4 2 66.67 OPG13 3 1 2 33.33 OPH09 6 5 1 83.33 UBC326 4 4 0 100 Tổng 51 43 8 84.31 Mồi OPP 08 Mồi OPH 03 Hình 2. Hình ảnh điện di sản phẩm RAPD với mồi OPP 08, OPH 03 của 10 giống ngô Ghi chú : M: Marker 1kb, 1: LVN 9, 2: LVN 10, 3: LVN 45, 4: LVN 61, 5: LVN 66, 6: LVN 092, 7: LVN 99, 8: LVN 145, 9: LVN 885, 10: C 919 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nguyễn Vũ Thanh Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 131 - 137 135 Kết quả chạy RAPD cho thấy, tổng số các phân đoạn DNA được nhân bản với 10 mồi là 51 phân đoạn, trong đó có 43 phân đoạn cho tính đa hình (chiếm 84,31%) và không đa hình là 8 phân đoạn (chiếm 15,69%). Kích thước các phân đoạn DNA được nhân bản trong khoảng từ 300 -1700 bp. Số lượng các phân đoạn tương ứng với mỗi mồi nằm trong khoảng 3 đến 8 phân đoạn, trong đó mồi nhân bản được ít phân đoạn DNA nhất là mồi OPG 13 và OPH 03 (3 phân đoạn), và mồi nhân được nhiều phân đoạn DNA nhất là mồi OPP 08 (8 phân đoạn). Cả 10 mồi nghiên cứu đều cho kết quả đa hình, mức độ đa hình của 10 mồi dao động từ 33,33 – 100%, trong đó có 4 mồi cho tính đa hình cao nhất 100% là: OPG 06, OPP 08, UBC 400, UBC 326. Mồi OPG 13 cho tính đa hình thấp nhất. Kết quả thể hiện ở bảng 4. Giá trị PIC được xác định theo công thức: ∑ = −= n i ifPIC 1 21 (fi là tần số của alen thứ i) được sử dụng khi phân tích hàm lượng thông tin đa hình, giá trị PIC không chỉ liên quan tới tỷ lệ phân đoạn DNA đa hình mà còn liên quan trực tiếp với số lượng cá thể cùng xuất hiện phân đoạn đa hình lớn hay nhỏ. Số liệu bảng 4 phù hợp với tỷ lệ đa hình các phân đoạn DNA được nhân bản ở bảng 5. Giá trị PIC của mồi OPG 13 là thấp nhất 0,303 (tính đa hình thấp nhất). Giá trị PIC của mồi OPG 06 là 0,822 (đa hình cao nhất). Trong đó, có 5/10 mồi RAPD (OPG 06, OPP 08, OPH 03, OPB 10, OPH 09) cho kết quả đa hình cao với giá trị PIC > 0,5. Như vậy, với 10 mồi ngẫu nhiên đã chỉ ra được sự đa dạng di truyền của 10 giống ngô có nguồn gốc khác nhau. Từ kết quả phân tích hình ảnh điện di sản phẩm RAPD, chúng tôi thống kê các băng điện di (xuất hiện=1, không xuất hiện= 0) và xử lý số liệu phân tích RAPD bằng phần mềm NTSYSpc version 2.0i nhằm xác định khoảng cách di truyền giữa các mẫu ngô nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy, hệ số tương đồng di truyền của 10 giống ngô nghiên cứu dao động từ 0,55 - 0,86 (bảng 6). Trong đó hai giống LVN 45 và LVN 61 có hệ số tương đồng lớn nhất là 0,86, còn hai giống LVN 10 và LVN 145 có hệ số tương đồng nhỏ nhất là 0,55. Bảng 5. Thông tin tính đa hình (PIC) của 10 giống ngô STT Tên mồi PIC STT Tên mồi PIC 1 OPG 06 0.822 6 UBC 776 0.491 2 OPO 12 0.498 7 OPB 10 0.59 3 OPP 08 0.584 8 OPG 13 0.303 4 OPH 03 0.5 9 OPH 09 0.687 5 UBC 400 0.408 10 UBC 326 0.33 Bảng 6. Bảng hệ số tương đồng di truyền của 10 giống ngô nghiên cứu Giống LVN 9 LVN 10 LVN 45 LVN 61 LVN 66 LVN 092 LVN 99 LVN 145 LVN 885 C919 LVN9 1,00 LVN10 0,69 1,00 LVN45 0,78 0,75 1,00 LVN61 0,69 0,69 0,86 1,00 LVN66 0,63 0,67 0,76 0,75 1,00 LVN092 0,57 0,57 0,67 0,76 0,75 1,00 LVN99 0,57 0,61 0,63 0,65 0,71 0,73 1,00 LVN145 0,59 0,55 0,61 0,71 0,69 0,78 0,67 1,00 LVN885 0,73 0,65 0,71 0,69 0,75 0,69 0,73 0,75 1,00 C919 0,67 0,67 0,80 0,75 0,73 0,59 0,59 0,61 0,71 1,00 Nguyễn Vũ Thanh Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 131 - 137 136 Hình 3. Biểu đồ hình cây của các giống ngô nghiên cứu Sau khi phân tích hệ số đồng dạng chúng tôi đã xây dựng sơ đồ hình cây (hình 3) để chỉ ra sự sai khác di truyền của các giống ngô. Biểu đồ hình cây được xây dựng trên cơ sở các hệ số tương đồng di truyền của 10 giống ngô nghiên cứu cho thấy rõ hơn sự khác biệt về mối quan hệ di truyền giữa các giống ngô. Cụ thể, cây phân loại chia thành hai nhóm rõ ràng hệ số di truyền HRAPD giữa hai nhóm là 0,65 (tức 65 %). Nhóm I: Gồm 7 giống ngô LVN 9, LVN 10, LVN 45, LVN 61, LVN 66, LVN 885, C 919. Nhóm II: Gồm 3 giống LVN 092, LVN 99 và LVN 145. KẾT LUẬN 1. Các giống ngô nghiên cứu có sự đa dạng về màu sắc hạt, hình dạng hạt và khối lượng 100 hạt. Khối lượng 100 hạt của 10 giống ngô dao động trong khoảng 24,47 g đến 34,56 g, cao nhất là giống LVN 45, thấp nhất là giống LVN 99. 2. Sử dụng kỹ thuật RAPD với 10 mồi ngẫu nhiên đã nhân bản được 51 phân đoạn DNA, trong đó có 43 phân đoạn đa hình (chiếm 84,31%), tất cả 10 mồi đều biểu hiện tính đa hình. Hệ số tương đồng di truyền của 10 giống ngô nghiên cứu dao động từ 0,55 – 0,86. Sơ đồ hình cây cho thấy 10 giống ngô nghiên cứu được chia thành 2 nhóm chính: nhóm I gồm 7 giống ngô LVN 9, LVN 10, LVN 45, LVN 61, LVN 66, LVN 885, C 919 và nhóm II gồm 3 giống LVN 092, LVN 99 và LVN 145. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ngô Việt Anh (2005), Nghiên cứu đặc điểm hình thái, hóa sinh hạt, khả năng chịu hạn và tính đa dạng di truyền của một số giống ngô nếp địa phương, Luận văn thạc sĩ sinh học. [2]. Asif M., Rahman M.U.R, Zafar Y. (2006), “ Genotyping analysis of six maise (Zea mays L.) hybrid using DNA fingerprinting technology pak”, J. Bot, 38 (5): 1425 – 1430. [3]. Bùi Mạnh Cường, Trần Hồng Uy, Ngô Hữu Tình, Lê Quý Kha, Nguyễn Thị Thanh (2002), “Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một số dòng ngô đường bằng kỹ thuật RAPD – markers”, Tạp chí di truyền và ứng dụng, 16 – 22. [4]. Trần Thị Ngọc Diệp (2009), Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của một số giống ngô (Zea mays L.), Luận văn thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. [5]. Vasconcelos M.J.V.D, Antunes M.S., Barbosa S.M., Carvalho C.H.S.D (2008) “RAPD analysis of callus regenerated and seed grownplants of maize (Zea mays L.)”, Revista brasileira de milho esorgo 7(2): 93-104. [6]. Gawel N. J., Jarret R. L., (1991) “A wodified CTAB DNA extraction procedure of Musa and Ipomoea”, Plant Mol Biol Rep, 9: 262 – 266. [7]. Osipova E.S., Koveza O.V., Troitskij A.V., Dolgikh Y.I.,Shamina Z.B., Gostimskij S.A, (2003), Analysis of Specific RAPD and ISSR Fragments in Maize (Zea mays L.) Somaclones and Development of SCAR Markers on Their Basis Russian Journal of Genetics, 39: 1412-1419. [8]. Souza1 S.G. H. D, Carpentieri P.V, Claudete de Fátima Ruas C. F, Paula C. V, Ruas M. P and Carlos G. A, (2008), “Comparative Analysis of Genetic Diversity Among the Maize Inbred Lines (Zea mays L.) Obtained by RAPD and SSR Nguyễn Vũ Thanh Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 131 - 137 137 Markers”, Brazilan archives of biology and tachnology, 51 (1): 183-192. [9]. Vasconcelos MJVD, Antunes MS, Barbosa SM, Carvalho CHSD., (2008) “RAPD analysis of callus regenerated and seed grownplants of maize (Zea mays L.)”, Revista brasileira de milho esorgo 7(2): 93-104. [10]. William J.G.K., Kubelik A.R., Livak K.J., Rafalski J.A., Tingey S.V. (1990), “DNA polymorphisms amplified by arbitrary primers are useful as genetic merkers”, Nucleic Acids Reseach, 18: 6531-6535. [11]. SUMMARY ANALYSIS OF GENETIC RELATIONSHIPS OF SOME MAIZE (ZEA MAYS L.) CULTIVARS WITH THE DIFFERENCE IN DROUGHT TOLERANCE BASED ON RAPD MARKERS Nguyen Vu Thanh Thanh1*, Luong Thi Thanh Nga1, Le Thi Hong Trang1, Ho Manh Tuong2, Le Van Son2, Chu Hoang Mau3 1College of Sciences – TNU, 2Institute of Biotechnology, 3Thai Nguyen University At present, research on genetic relationships in plants generally and in particular in maize (Zea may L.) by RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA - polymorphic DNA fragments amplified randomly) are applied by many scientists around the world because this technique has many advantages including ease of implementation, quick evaluation of the unknown genome and economy. By RAPD technique with the use of 10 random primers, we analyzed the genetic diversity of 10 studied maize cultivars. Research results showed that all 10 primers had polymorphism. DNA segments cloned with each primer ranged from 3 to 8 and the total number of DNA segments cloned when analyzing 10 random primers was 51. Genetic distance and tree diagrams were set by UPGMA method. The results showed that 10 maize cultivars were divided into 2 groups: group I included seven cultivars: LVN 9, LVN 10, LVN 45, LVN 61, LVN 66, LVN 885, and C 919; group II consisted of three remain cultivars: LVN 092, LVN 99 and LVN 145. Heritability of 10 studied maize cultivars was HRAPD = 65%; Key words: RAPD, genetic, maize, PIC, tree chart, Zea may L. * Tel: 0912 664126, Email: thanhthanhdhkhtn@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_36051_39607_1712013152259131_4669_2052220.pdf