Cổ phần hoá là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm trên cơ sở đánh thức tiềm năng hiện có của các doanh nghiệp Nhà nước- nơi đang giữ một khối lượng lớn tài sản, mặt bằng và nguồn lao động - song vẫn hoạt động chưa có hiệu quả, không tạo được sức hút mạnh mẽ trong việc giải quyết vấn đề lao động, việc làm cho Thành phố.
Cổ phần hoá có tác động tích cực đối với doanh nghiệp, cổ đông và người lao động. quá trình cổ phần hoá trong thời gian qua đã đạt được những kết quả bước đầu,khẳng định chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc đổi mới DNNN.
Ở Đà Nẵng, qua 3 năm thực hiện chuyển đổi hệ thống sở hữu (9/2001- 8/2004), đã cổ phần hoá được 10 doanh nghiệp bằng 62,5% kế hoạch được duyệt. Như vậy, tính đến tháng 8/2004, Thành phố Đà Nẵng đã có 15 DNNN được cổ phần hoá, bằng 65% tổng số các DNNN sẽ thực hiện cổ phần hoá. Từ nay đến cuối năm 2005, sẽ cố gắng thực hiện đúng kế hoạch đã duyệt, tiến đến xem xét xây dựng việc hình thành chuyển DNNN 100% sang Công ty TNHH một thành viên và nghiên cứu thí điểm một Công ty mẹ con của Thành phố.
10 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2044 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước-Chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(khoảng 80% vào năm 2005 và 90% vào năm 2010) đồng thời giảm tương ứng tỷ
trọng lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước.
4.1. Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước(DNNN)..
Cổ phần hoá là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển sản xuất, giải
quyết việc làm trên cơ sở đánh thức tiềm năng hiện có của các doanh nghiệp Nhà
nước- nơi đang giữ một khối lượng lớn tài sản, mặt bằng và nguồn lao động - song
vẫn hoạt động chưa có hiệu quả, không tạo được sức hút mạnh mẽ trong việc giải
quyết vấn đề lao động, việc làm cho Thành phố.
Cổ phần hoá có tác động tích cực đối với doanh nghiệp, cổ đông và người lao
động. quá trình cổ phần hoá trong thời gian qua đã đạt được những kết quả bước
đầu,khẳng định chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc
đổi mới DNNN.
Ở Đà Nẵng, qua 3 năm thực hiện chuyển đổi hệ thống sở hữu (9/2001- 8/2004), đã
cổ phần hoá được 10 doanh nghiệp bằng 62,5% kế hoạch được duyệt. Như vậy,
tính đến tháng 8/2004, Thành phố Đà Nẵng đã có 15 DNNN được cổ phần hoá,
bằng 65% tổng số các DNNN sẽ thực hiện cổ phần hoá. Từ nay đến cuối năm
2005, sẽ cố gắng thực hiện đúng kế hoạch đã duyệt, tiến đến xem xét xây dựng
việc hình thành chuyển DNNN 100% sang Công ty TNHH một thành viên và
nghiên cứu thí điểm một Công ty mẹ con của Thành phố.
Trong tổng số 15 DNNN thuộc Thành phố quản lý đã được cổ phần hoá, có 11
doanh nghiệp có phần vốn Nhà nước và 4 doanh nghiệp không có vốn Nhà nước.
Tổng số vốn điều lệ khi thành lập là 75,86 tỷ đồng, bình quân 5,075 tỷ đồng/
doanh nghiệp, trong đó Nhà nước chiếm 42% vốn điều lệ. Có 4 doanh nghiệp có
vốn Nhà nước còn trên 51%, đây là những doanh nghiệp mà người lao động trong
doanh nghiệp không có đủ điều kiện để ua cổ phần , nên cổ phần còn lại Nhà
nước nắm giữ khá cao và một doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm cổ phần
chi phối. Hiện nay, đã thực hiện việc bán phần vốn Nhà nước của một doanh
nghiệp (Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần) cho các nhà đầu tư bên trong và
ngoài doanh nghiệp theo hệ thống bán đấu giá cổ phần . Sau khi thực hiện cổ
phần hoá, hầu hết các chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp đều cho thấy có sự
tăng trưởng khá và ổn định, kể cả các doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước hay
không có vốn Nhà nước: Tổng doanh thu bình quân tính chung tăng 33% so với
trước khi thực hiện cổ phần hoá. Lợi nhuận tăng so với trước khi cổ phần hoá là
130,8%. Mức cổ tức bình quân của doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đạt 8,42%.
Tổng nộp ngân sách Nhà nước bình quân của doanh nghiệp cổ phần là 13.886 tỷ
đồng/năm (so với 9.656 tỷ đồng trước khi cổ phần hoá)... Nhìn chung, việc sắp
xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN của Thành phố Đà Nẵng tuy
có chậm nhưng vững chắc, các doanh nghiệp được sắp xếp lại đã thể hiện được
tính tự chủ kinh doanh và nâng cao được khả năng cạnh tranh, nhất là các doanh
nghiệp sau khi chuyển sang cổ phần hoá, sáp nhập, hợp nhất. Tình hình tài chính
của doanh nghiệp được cải thiện, các khoản nợ xấu, luỹ kế được xử lý.
Tuy nhiên quá trình thực hiện việc sắp xếp vẫn có những tồn tại, đó là những
khoản công nợ khó đòi, dây dưa, chiếm dụng lẫn nhau kể cả trong các DNNN,
nhưng chưa có biện pháp xử lý để giúp các doanh nghiệp phát triển, chưa có sự
phối hợp giữa DNNN Trung ương và DNNN địa phương để điều chuyển nợ, việc
giải quyết chế độ cho người lao động sau cổ phần hoá (trừ trường hợp đã được giải
quyết theo nghị định số 41/2002/NĐ-CP của Chính phủ) vẫn còn nhiều khó khăn
cho các Công ty cổ phần , vì hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty chưa cao.
Một thực tế của các DNNN là hiện nay các khoản nợ phát sinh ngày càng lớn, nợ
quá hạn, khó đòi ngày càng tăng nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều không xây
dựng quy chế quản lý nợ, không có doanh nghiệp nào cương quyết thu hồi nợ
thông qua việc khởi kiện bởi nhiều lẽ, đó là sợ uy tín doanh nghiệp bị giảm sút,
khách hàng từ chối quan hệ giao dịch, cung ứng, chi phí cho việc khởi kiện cao,...
Chế độ chính sách Nhà nước ban hành chưa kịp thời, đồng bộ làm cho việc quản
lý, hướng dẫn doanh nghiệp còn lúng túng.
Tình trang trên do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là tư tưởng “
Có xu hướng bao cấp trở lại và bảo trợ dưới nhiều hệ thống cho doanh nghiệp Nhà
nước”. Xu hướng này tập trung ở một số cán bộ Nhà nước, nhất là một số lãnh
đạo, quản lý doanh nghiệp thiếu năng lực và phẩm chất đạo đức, cơ hội, vụ lợi,
thực dụng. Họ muốn quay lưng lại “chung sống” với lối quản lý tập trung, bao cấp
cũ để được Nhà nước bảo trợ “càng nhiều càng tốt”. Vì đó là mảnh đất cho tệ quan
liêu, tham nhũng, tư lợi phát triển mà họ đã quen “ gặt hái” một thời.
Chính vì vậy mà họ không công khai phản đối việc sắp sếp, đổi mới doanh nghiệp,
nhưng bằng mọi cách để lợi dụng, khai thác những gì có lợi cho cá nhân, hoặc trì
hoãn, kéo dài hoặc thực hiện qua loa.
Trong lúc nhiều doanh nghiệp Nhà nước đẩy nhanh tiến độ thực hiện đường lối
của đảng về đổi mới doanh nghiệp thì số này lại khẩn trương chuẩn bị để đối phó
khi sự cố xảy ra, sẵn sàng “nới rộng bàn tay” để đón nhận cổ phần hoá, sắp xếp lại
doanh nghiệp, còn Nhà nước lại một lẫn nữa “ nai lưng ra” để ưu đãi, bảo trợ, xoá
nợ, chuyển nợ và xử lý những hậu quả, vướng mắc do thời gian trước để lại.
Những tồn tại trên đã góp phần làm hạn chế tiến trình thực hiện cổ phần hoá
DNNN. Vì vậy, trong thời gian đến cần tiếp tục đẩy mạnh tiến độ cổ phần hoá trên
dịa bàn Thành phố Đà Nẵng theo hướng: “ Kiên quyết đẩy nhanh tiến độ cổ phần
hoá và mở rộng diện cổ phần hoá kể cả những doanh nghiệp lớn và một số Tổng
Công ty kinh doanh có hiệu quả, gắn với việc phát hành cổ phiếu và tham gia niêm
yết trên thị trường chứng khoán giá trị doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần ,
trong đó có giá trị quyền sử dụng đất, về nguyên tắc phải do thị trường quyết định.
Việc mua bán cổ phần phải công khai trên thị trường, khắc phục tình trạng cổ
phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp”.
Để thực hiện được điều này, một số giải pháp đặt ra là:
* Cần tập trung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về sản xuất, đổi mới,
phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN, coi đây là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm để thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế- xã hội trong thời gian tới của
Thành phố.
* Tiếp tục tuyên truyền có chiều sâu về đường lối, quan điểm, chủ trương của
Đảng về phát triển kinh tế nhiều thành phần và vai trò của doanh nghiệp Nhà nước
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Triệt để xoá bỏ tư tưởng bao cấp, bảo hộ... đối với doanh nghiệp Nhà nước ngay
cả trong việc đề ra chủ trương chính sách chỉ đạo thực hiện, tạo ra “sân chơi bình
đẳng” với các thành phần kinh tế khác trong kinh doanh, cạnh tranh và tuân thủ
pháp luật.
* Tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là dân chủ về kinh tế trong
doanh nghiệp Nhà nước, phát động các đoàn thể công đoàn, thanh niên, phụ nữ ...
để các tổ chức này phát huy tác dụng quyền làm chủ của người lao động, thực hiện
phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Kiên quyết đấu tranh với
tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, thoái hoá về phẩm chất, tham nhũng, sống cơ hội,
thực dụng... làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh, cản trở thực hiện chủ
trương sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước của Đảng
và Nhà nước. Cần có quy chế chặt chẽ khi tuyển chọn Giám đốc trong doanh
nghiệp Nhà nước 100% vốn và doanh nghiệp cổ phần hoá có cổ phần chi phối của
Nhà nước bảo đảm khách quan, dân chủ, đủ đức và tài. Có biện pháp hữu hiệu
chống những biểu hiện cá nhân, thương mại hoá, hoặc dân chủ hình thức trong quá
trình thực hiện cổ phần hoá.
* Cần tiến hành rà soát lại tất cả các doanh nghiệp nhằm đánh giá lại khả năng
phát triển của các doanh nghiệp Nhà nước hiện có trên địa bàn. Trên cơ sở đó,
trước khi tiến hành thủ tục để chuẩn bị cho cổ phần hoá, Nhà nước nên dành một
Quỹ hỗ trợ cổ phần hoá để giúp đào tạo lại tay nghề cho người lao động để giúp
cho họ có thể tiếp tục tham gia làm việc có hiệu quả hoặc có thể tự tìm một công
việc phù hợp hơn cho mình nếu có yêu cầu.
* Chấp nhận tiến hành cổ phần hoá từng bước bằng cách tăng cường đầu tư và
củng cố quản lý để cải thiện tình hình kinh doanh nhằm làm cho doanh nghiệp làm
ăn có lợi nhuận sau đó sẽ chia lợi nhuận cho người lao động dưới hình thức cổ
phiếu. Khi số lượng cổ phiếu tích luỹ của công nhân đủ lớn mới tiến hành cổ phần
hoá. Đảm bảo dân chủ hoá trong quá trình cổ phần hoá để bảo vệ lợi ích hợp pháp
cho người lao động và quyền lợi của Nhà nước trên quan điểm Nhà nước và người
lao động cùng có lợi.
Trên đây là những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp
Nhà nước trong thời gian tới. Thực hiện tốt được điều này, việc chuyển dịch một
số lượng lớn lao động hoạt động trong khu vực Nhà nước sẽ chuyển sang khu vực
phi Nhà nước - một sự chuyển dịch đúng với định hướng phát triển của cả nước
nói chung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng.
4.2. Tạo điều kiện để phát triển kinh tế tư nhân:
Khu vực kinh tế tư nhân góp phần khá lớn trong công tác giải quyết việc làm thu
hút lao động xã hội. Hiện tại các cơ sở kinh tế tư nhân đang tạo ra gần 75% chỗ
làm việc và đóng góp 40% GDP toàn Thành Phố. Đây là khách hàng vực kinh tế
cần được chú trọng trong tương lai. Muốn vậy, trong thời gian tới cần:
* Các cơ quan chức năng cần phải xem xét kỹ lưỡng cấp giấy phép kinh doanh cho
các doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể, tránh trường hợp đầu tư quá
nhiều vào cùng một lĩnh vực trong khi đó các lĩnh vực khác lại chưa được khai
thác hết gây sự mất cân đối trong nền kinh tế .
* Đơn giản hoá các thủ tục hành chính cho việc cấp phép hình thành các doanh
nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể; tiếp tục thực hiện chính sách một cửa nhằm
rút ngắn thời hạn trong điều kiện có thể.
* Tạo môi trường lành mạnh để khu vực này phát triển bằng việc sử dụng các
chính sách thuế linh hoạt đồng thời cũng kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các qui
định kinh doanh của cá cơ sở tư nhân như: Chất lượng, nguồn gốc hàng hoá, bảo
vệ môi trường và sức khoẻ cho người tiêu dùng cũng như quyền lợi của người lao
động .
* Đảm bảo sự công bằng bình đẳng giữa các doanh nghiệp khác nhau không phân
biệt thành phần kinh tế, tránh trường hợp đối xử thiên lệch giữa doanh nghiệp
Nhà nước và các doanh nghiệp dân doanh như trước đây.
* Bên cạnh việc phát triển các doanh nghiệp tư nhân, cần chú trọng phát triển các
loại hình kinh tế hộ gia đình giúp người lao động tự chuyển đổi nghề nghiệp, tự
tạo công ăn việc làm cho chính mình. Muốn vây, phải tạo điều kiện về vốn và hỗ
trợ về kỹ thuật cho bà con. Có như vậy, mới nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
trên phạm vi toàn xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giáo trình kinh tế lao động. Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH. GS-TS : Ngô Đình Giao
3. Vấn đề đào tạo Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá:
GS-TSKH: Vũ Hy Chương
4. Tạp chí kinh tế phát triển số. Số 67 năm 2003. 34 năm 2004
5 Tạp chí nghiên cứu kinh tế. Số 312 tháng 5/2004. Số 313 tháng 6/2004, số 300
tháng 5/2003
6. Tạp chí lao động xã hội : Tháng 5/2003, 6/ 2004
7 . Niên giám thống kê năm 2000, 2001, 2002, 2003 của Thành phố Đà Nẵng.
8. Hỏi đáp về công nghiệp hoá hiện đại hoá. -Trung tâm khoa học tự nhiên và công
nghệ quốc gia.
PHẦN PHỤC LỤC.
Dự báo việclàm và cầu lao động bằng phương pháp năng suất lao động.
Để sử dụng phương pháp này trong dự báo việc làm ta làm các công đoạn sau đây:
Công đoạn 1: Dự báo giá trị gia tăng ( hay giá trị sản lượng hoặc GDP) tính theo
giá cố định của các ngành .
có thể xẩy ra hai trường hợp:
+ Trường hợp 1: trong các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm và năm 5
của cả nước hoặc của địa phương đã có các tỷ lệ gia tăng GDP theo ngành, những
chỉ tiêu này là chỉ tiêu thể hiện mục tiêu tăng trưởng. Trong trường hợp này ta
không cần dự báo GDP theo ngành mà lấy luôn giá trị này.
+Trường hợp 2: Không có các giá trị dự báo sẵn của GDP theo ngành. Trường
hợp này chúng ta phải tự dự báo giá trị GDP cảu các ngành cho các năm tới.
Phương pháp dự báo GDP theo ngành là phương pháp ngoại suy. Trước hết dựa
trên số liệu GDP theongành của các năm trong quá khứ, ta tính tỷ lệ tăng trưởng
này là r và giữ nguyên trong những năm tới, lúc đó GDP của năm t +1 được tính
dựa trên GDP của năm t và tỷ lệ tăng trưởng r:
GDPngành (t+1)= GDP ngành (t)x (1+r)
Như vậy, công đoạn 1 gồm 2 bước: bước 1 tính tỷ lệ tăng trưởng trung bình GDP,
bước 2 dự báo GDP theo ngành. Quy trình tính toán 2 bước này được trình bày sau
đây:
Bước 1: Tính tỷ lệ tăng trưởng trung bình:
Để tính tỷ lệ này ta sử dụng phương pháp sau đây:
Thu thập dãy số các giá trị theo thời gian của GDP là GDP (1), GDP(2)....GDP(t).
Tính các giá trị Logarit tự nhiên (cơ số e) của các giá trị này được dãy số ln
[GDP(1)], ln [GDP(2)... ln [GDP(t)].
Sử dụng phương pháp OLS để tìm hàm số tuyến tính.
Ln[ GDP(t)] = a+k.t
Biểu diễn tốt nhất xu hướng diễn biến của dãy số GDP (1), GDP(2)...GDP(t).
Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm lúc đó được tính theo công thức.
r = 100 x (ek - 1) = 100x [EXP (k) - 1 ]
ở đây r là tỷ suất tăng trưởng trung bình hàng năm
Bước 2 Dự báo GDP theo ngành.
Từ giá trị GDP của năm 2001, biết tỷ lệ tăng trưởng r, sẽ tính được GDP cảu năm
2002. Cứ lặp lại như vậy ta sẽ tính được GDP cho tất cả các năm trong thời kỳ kế
hoạch.
Công đoạn 2 : Dự báo năng suất lao động theo ngành.
Bước 1: Thu thập số liệu năng suất lao động của các năm trước.
Để có được số liệu năng suất lao động (NS) của các năm trước ta cần thu thập các
số liệu về GDP và số lao động (hay số việc làm) của các ngành những năm đó. Sau
đó, lấy GDP chia cho số lao động thì được năng suất lao động theo ngành.
Bước 2 : Tính tỷ lệ tăng trưởng trung bình của năng suất lao động theo ngành.
Để tính tỷ lệ tăng trưởng trung bình theongành, chúng ta áp dụng phương pháp đã
sử dụng để tính tỷ lệ tăng trưởng của GDP theongành.
Bước 3. Dự báo nămg suất lao động theo ngành.
Từ các giá trị năng suất lao động của năm 2001, biết tỷ lệ tăng trưởng r, sẽ tính
được năng suất lao động của năm 2002. Cứ lặp lại quá trình này sẽ dự báo được
năng suất lao động của tất cả các ngành ở các năm trong kỳ kế hoạch.
Công đoạn 3:
Sau khi dự báo được GDP theo ngành và năng suất lao động theo ngành của các
năm trong kỳ kế hoạch, dự báo số việc làm hay số lao động thu hút vào các ngành
được tính như sau:
Công thức: VLngành (t) = GDP ngành(t)/NSngành(t)
Ở đây;
VLngành là số người làm việc trong một ngành đã cho được coi là công việc đó là
công việc chính của mình.
GDPngành là giá trị gia tăng (hay còn gọi là GDP) của một ngành đã cho.
NSngành chỉ năng suất lao động trong một ngành đã cho, nghĩa là tăng bình quân
theo đầu người lao động (NSngành (t) = GDP ngành (t)/VLngành(t).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước-Chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn_.pdf