Thuật toán vectơ khoảng cách

Thuật toán vectơ khoảng cách (hay còn gọi là thuật toán Bellman-Ford)yêu cầu mỗi router gửi một phần hoặc toàn bộ bảng định tuyến cho các router láng giềng kết nối trực tiếp với nó .Dựa vào thông tin cung cấp bởi các router láng giềng ,thuật toán vectơ khoảng cách sẽ lựa chọn đường đi tốt nhất . Sử dụng các giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách thường tốn ít tài nguyên của hệ thống nhưng tốc độ đồng bộ giữa các router lại chậm và thông số được sử dụng để chọn đường đi có thể không phù hợp với những hệ thống mạng lớn .Chủ yếu các giao thức định tyến theo vectơ khoảng cách chỉ xác định đường đi bằng khoảng cách (số lượng hop) và hướng đi (vectơ) đến mạng đích.Theo thuật toán này ,các router sẽ trao đổi bảng định tuyến với nhau theo định kỳ

pdf6 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2695 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuật toán vectơ khoảng cách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
138 Giao thức định tuyến ngoại vi cần phải phân biệt các hệ tự quản .Các bạn nên nhớ rằng mỗi hệ tự quản có một cơ chế quản tri riêng biệt .Giữa các hệ thống này phải có một giao thức để giao tiếp được với nhau . Mỗi một hệ tự quản có một con số xác định được cấp bởi tổ chức đăng ký số Internet của Mỹ (ARIN – America Registry of Internet Number) hoặc được cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ. Con số này là số 16 bit. Các giao thức định tuyến như IGRP và EIGRP của Cisco đòi hỏi phải khai báo số AS khi cấu hình Hình 6.3.4 6.3.5. Vectơ khoảng cách Thuật toán vectơ khoảng cách (hay còn gọi là thuật toán Bellman-Ford)yêu cầu mỗi router gửi một phần hoặc toàn bộ bảng định tuyến cho các router láng giềng kết nối trực tiếp với nó .Dựa vào thông tin cung cấp bởi các router láng giềng ,thuật toán vectơ khoảng cách sẽ lựa chọn đường đi tốt nhất . Sử dụng các giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách thường tốn ít tài nguyên của hệ thống nhưng tốc độ đồng bộ giữa các router lại chậm và thông số được sử dụng để chọn đường đi có thể không phù hợp với những hệ thống mạng lớn .Chủ yếu các giao thức định tyến theo vectơ khoảng cách chỉ xác định đường đi bằng khoảng cách (số lượng hop) và hướng đi (vectơ) đến mạng đích.Theo thuật toán này ,các router sẽ trao đổi bảng định tuyến với nhau theo định kỳ .Do vậy ,loại 139 định tuyến này chỉ đơn giản là mỗi router chỉ trao đổi bảng định tuyến với các router láng giềng của mình .Khi nhận được bảng định tuyến từ router láng giềng ,router sẽ lấy con đường nào đến mạng đích có chi phí thấp nhất rồi cộng thêm khoảng cách của mình vào đó thành một thông tin hoàn chỉnh về con đường đến mạng đích với hướng đi ,thông số đường đi từ chính nó đến đích rồi đưa vào bảng định tuyến đó gửi đi cập nhật tiếp cho các router kế cận khác .RIP và IGRP là 2 giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách . Chuyển bảng định tuyến cho router láng giềng theo định kỳ và tính lại vectơ khoảng cách Hình 6.3.5a 140 Hình 6.3.5b 6.3.6. Trạng thái đường liên kết Thuật toán chọn đường theo trạng thái đường liên kết (hay còn gọi là thuật toán chọn đường ngắn nhất )thực hiện trao đổi thông tin định tuyến cho tất cả các router khi bắt đầu chạy để xây dựng một bản đồ đầy đủ về cấu trúc hệ thống mạng .Mỗi router sẽ gửi gói thông tin tới tất cả các router còn lại .Các gói này mang thông tin về các mạng kết nối vào router .Mỗi router thu thập các thông tin này từ tất cả các router khác để xây dựng một bản đồ cấu trúc đầy đủ của hệ thống mạng .Từ đó router tự tính toán và chọn đường đi tốt nhất đến mạng đích để đưa lên bảng định tuyến .Sau khi toàn bộ các router đã được hội tụ thì giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết chỉ sử dụng gói thông tin nhỏ để cập nhật ,về sự thay đổi cấu trúc mạng chứ không gửi đi toàn bộ bảng định tuyến .Các gói thông tin cập nhật này được truyền đi cho tất cả router khi có sự thay đổi xảy ra ,do đó tốc độ hội tụ nhanh. Do tốc độ hội tụ nhanh hơn so với giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách ,nên giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết ít bị lặp vòng hơn .Mặc dù các giao thức loại này ít bị lỗi về định tuyến hơn nhưng lại tiêu tốn nhiều tài nguyên hệ thong hơn .Do đó chúng mắc tiền hơn nhưng bù lại chúng co khả năng mở rộng hơn so với giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách . 141 Khi trạng thái của một đường liên kết nào đó thay đổi thì gói quảng bá trạng thái đường liên kết LSA được truyền đi trên khắp hệ thống mạng .Tất cả các router đều nhận được gói thông tin này và dựa vào đó để điều chỉnh lại việc định tuyến của mình .Phương pháp cập nhật như vậy tin cậy hơn ,dễ kiểm tra hơn và tốn ít băng thông đường truyền hơn so với kiểu cập nhật của vectơ khoảng cách .OSPF và IS –IS là 2 giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết. Hình 6.3.6a Hình 6.3.6b 142 Tổng kết Sau đây là các điểm quan trọng mà các bạn cần nắm được trong chương này: • Router sẽ không chuyển gói tin nếu không tìm được đường tới đích • Đường cố định là do người quản trị mạng cấu hình cho router • Đường mặc định là một loại đặc biệt của đường cố định .Đường mặc định là con đường cuối cùng cho router sử dụng khi không tìm được đường nào tới đích • Ta có thể sử dụng các lệnh sau để kiểm tra cấu hình của đường cố định và đường mặc định :show ip router ,ping ,traceroute. • Kiểm tra và xử lý sự cố liên quan đến đường cố định và đường mặc định . • Các giao thức định tuyến • Hệ tự quản • Mục đích của giao thức định tuyến và hệ tự quản • Các loại giao thức định tuyến • Đặc điểm của giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách • Đặc điểm của giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết • Quyết định chọn đường đi • Cấu hình định tuyến • Các giao thức định tuyến: RIP, IGRP, OSPF, EIGRP, BGP • Hệ tự quản, IGP và EGP • Định tuyến theo vectơ khoảng cách • Định tuyến theo trạng thái đường liên kết 143 GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN THEO VECTƠ KHOẢNG CÁCH GIỚI THIỆU Giao thức định tuyến động giúp cho “cuộc sống“ của người quản trị mạng trở nên đơn giản hơn nhiều. Nhờ có định tuyến động mà người quản trị mạng không còn tốn thời gian để cấu hình đường cố định và chỉnh sửa lại chúng khi có sự cố. Với định tuyến động, router có thể tự động cập nhật và thay đổi việc định tuyến theo sự thay đổi của hệ thống mạng. Tuy nhiên định tuyến động cũng có những vấn đề của nó .Trong chương này sẽ đề cập đến các vấn đề của giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách và các phương pháp mà những nhà thiết kế sử dụng để giải quyết những vấn đề này. RIP (Routing Information Protocol) là một giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách được sử dụng rộng rãi trên thế giới .Mặc dù RIP không có những khả năng và đặc điểm như những giao thức định tuyến khác nhưng RIP dựa trên những chuẩn mở và sử dụng đơn giản nên vẫn được các nhà quản trị mạng ưa dùng .Do đó RIP là một giao thức tốt để người học về mạng bước đầu làm quen .Trong chương này sẽ giới thiệu cấu hình RIP và xư lý sự cố đối với RIP . Giống như RIP, IGRP (Interior Gateway Routing Protocol)cũng là một giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách. Nhưng khác với RIP, IGRP là giao thức độc quyền của Cisco chứ không phải là một giao thức dựa trên các chuẩn mở. IGRP phức tạp hơn so với RIP, sử dụng nhiều thông số để chọn đường đi tốt nhất đến đích nhưng IGRP vẫn là một giao thức sử dụng đơn giản .Trong chương này cũng sẽ giới thiệu cấu hình IGRP và xử lý sự cố đối với IGRP. Sau khi hoàn tất chương trình ,các bạn sẽ thực hiện được những việc sau : • Mô tả được tai sao định tuyến lặp vòng lại xảy ra đối với định tuyến theo vectơ khoảng cách . • Mô tả được các phương pháp được sử dụng để đảm bảo cho các giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách định tuyến đúng. • Cấu hình RIP • Sử dụng lệnh ip classless

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThuật toán vectơ khoảng cách.pdf
Tài liệu liên quan