Thủ thuật xử lý sự cố đĩa cứng
Thủ thuật xử lý sự cố đĩa cứng
Một ngày nào đó bạn bật máy tính lên rồi không thấy xuất hiện logo Windows quen thuộc, thay vào đó là màn hình đen ngòm, xuất hiện vài cảnh báo "khó hiểu" hoặc vài tiếng "bip bip ". Hãy bình tĩnh. Một vài sự cố khi khởi
động lại được khắc phục bằng những giải pháp đơn giản đến . không ngờ.
4 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2053 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thủ thuật xử lý sự cố đĩa cứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thủ thuật xử lý sự cố đĩa cứng
Một ngày nào đó bạn bật máy
tính lên rồi không thấy xuất
hiện logo Windows quen
thuộc, thay vào đó là màn
hình đen ngòm, xuất hiện vài
cảnh báo "khó hiểu" hoặc vài
tiếng "bip bip..". Hãy bình tĩnh. Một vài sự cố khi khởi
động lại được khắc phục bằng những giải pháp đơn giản
đến... không ngờ.
1. Ðừng quá lo lắng
Màn hình trống rỗng hoặc trục trặc trong quá trình khởi
động không phải lúc nào cũng do hỏng đĩa cứng. Ðĩa cứng
hiện nay thường thọ hơn các bộ phận khác của PC, cũng
như việc chạy các tiện ích hệ thống không cần thiết hoặc
thay và cài đặt lại phần cứng thường.
2. Khởi động lại
Tắt máy tính, chờ 10 giây, và bật máy lại. Ðộng tác này sẽ
điều chỉnh lại máy tính - và thông thường thì vậy là đủ để
giải quyết trục trặc này.
3. Kiểm tra bên ngoài
Nếu màn hình vẫn trống rỗng, kiểm tra lại tất cả các dây
tiếp điện, cáp nối, và các đầu nối để bảo đảm là chúng
không bị lỏng. Kiểm tra thiết bị chống đột biến điện, bảo
đảm cầu chì của nó chưa bị đứt hoặc chưa bị hư hỏng.
Ðồng thời phải kiểm tra lại các núm vặn tương phản và
xem độ sáng màn hình có bị vặn xuống mức thấp nhất
không.
4. Lắng nghe tiếng động
Khi PC khởi động bạn phải lắng nghe tiếng quạt chạy ở bộ
nguồn cấp điện. Bạn cũng phải nghe thấy tiếng quay của
đĩa cứng. Nếu tất cả đều im lặng, có thể nguồn cấp điện bị
hỏng hay một chỗ nối điện bị lỏng. Hãy mở nắp hộp máy
và kiểm tra để bảo đảm tất cả các dây cáp đều được gắn
chắc. Nên nhớ là phải luôn đeo vòng chống tĩnh điện hay
có các biện pháp khử tĩnh điện thân thể trước khi chạm vào
bất kỳ một bộ phận nào bên trong PC. Nếu nghe thấy một
loạt tiếng bip trước khi hệ thống bị treo, bạn phải ghi nhớ
số tiếng bip và các tiếng đó dài hay ngắn. Thông báo lỗi
bằng âm thanh này được tạo ra từ BIOS hệ thống và cho
bạn biết những thông tin về một trục trặc đã được phát
hiện. Tìm nhà sản xuất máy tính để xác định thông báo lỗi
đó có nghĩa cụ thể là gì.
5. Tìm các đầu mối
Khi khởi động PC chạy chương trình Power-On Self Test
(Kiểm tra khi mở máy) để xác nhận sự hiện diện của các bộ
phận phần cứng chủ yếu như chip nhớ, card video và ổ đĩa.
Quan sát kỹ các thông báo lỗi xuất hiện trên màn hình. Bạn
cũng có thể đọc thấy câu xác nhận hoặc thông báo lỗi khi
hệ thống khởi động các thiết bị cao cấp hơn như ổ CD-
ROM. Tuy vậy, không phải lúc nào cũng cần thông báo lỗi.
Nếu hệ thống bị treo trong khi đang thiết lập cấu hình cho
một thiết bị ngoại vi thì có khả năng đó chính là thủ phạm.
Nếu hệ thống của bạn khởi động Windows thì ít nhất một
phần đĩa của bạn vẫn hoạt động. Windows 95 và 98 vẫn
dùng các tập tin DOS autoexec.bat và config.sys để nạp các
driver đối với một số bộ phận phần cứng cũ. Nếu PC của
bạn bị treo trong lúc nạp driver này, hãy nhấn sau khi thấy
Starting Windows 9x. Ðộng tác này cho phép bạn chạy các
tập tin đó mỗi lần một dòng để thấy rõ trục trặc xảy ra khi
đang nạp thiết bị nào.
- Nếu nhìn thấy thông báo lỗi Boot disk failure hoặc
Operating system not found thay vì thông báo Starting
windows 9x, thì có nghĩa là PC không nạp được Windows
từ đĩa cứng. Có thể đĩa cứng đã bị hỏng nặng.
6. Khởi động từ đĩa mềm
Quá trình này sẽ bỏ qua ổ đĩa cứng và dùng để xác nhận
máy tính của bạn vẫn bình thường. Dùng đĩa khởi động
Windows kèm theo máy của bạn (nếu không có đĩa khởi
động này thì tốt nhất là tạo ra một đĩa như vậy). Cách làm
như sau: Ðưa đĩa vào ổ đĩa mềm, nhấn Add/Remove
Programs trong Control Panel, chọn Startup Disk và nhấn
Create Disk. Khởi động lại hệ thống bằng đĩa khởi động
trong ổ đĩa mềm. Nếu hệ thống khởi động thành công và
hiển thị dấu nhắc A:\> có nghĩa là PC của bạn đang hoạt
động tốt. Thử truy cập đĩa cứng bằng cách gõ C: và nhấn .
Nếu thấy xuất hiện dấu nhắc C:\>, thì chuyển đổi các thư
mục và thử chép một tập tin nhỏ vào đĩa mềm.
Nếu thành công, bạn có thể ghi vào đĩa cứng, và đĩa cứng
có thể vẫn còn một sức sống nào đó (đôi khi các đĩa cứng
chết từ từ). Tận dùng thời cơ để sao lưu các tập tin quan
trọng, sau đó chạy một tiện ích chẩn đoán đĩa cứng như
ScanDisk hoặc Norton Disk Doctor.
7. Kiểm tra thông số CMOS
Nếu gặp thông báo lỗi Dirve C: not found (hoặc đại khái
như vậy), có thể PC của bạn không nhận ra đĩa cứng vì bị
mất các thông số thiết lập CMOS. Ðiều này xảy ra khi pin
nuôi CMOS yếu hoặc hỏng. Ðể khắc phục, vào chương
trình setup CMOS: Trong khi PC đang khởi động, nhấn
phím hoặc hoặc hoặc bất kỳ phím nào do nhà sản xuất PC
quy định (xem tài liệu kỹ thuật kèm theo máy). Nếu không
có đĩa cứng nào được liệt kê, bạn phải nhập lại thông số cài
đặt đĩa cứng này. Bạn có thể khai báo các thông số một
cách thủ công (các thông số này thường được in trên vỏ ổ
đĩa cứng), nhưng hầu hết các PC sẽ nhập lại chúng dùm bạn
bằng tiện ích tự động lập cấu hình ổ cứng của chương trình
cài đặt CMOS.
Nếu đã thực hiện tất cả các bước kể trên mà ổ đĩa cứng của
bạn vẫn bị trục trặc thì đã đến lúc phải hỏi các chuyên gia.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thủ thuật xử lý sự cố đĩa cứng.pdf