Ký sinh trùng Perkinsus olseni có thể cảm
nhiễm lên nghêu bằng phương pháp ngâm khi
sử dụng bào tử động và bào tử nghỉ. Nghiên
cứu chỉ sử dụng một phương pháp để cảm
nhiễm, do đó, để có thể tìm ra phương pháp
hiệu quả nhất để gây nhiễm ký sinh trùng
P. olseni trên nghêu còn cần những nghiên
cứu với các phương pháp cảm nhiễm khác
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thử nghiệm cảm nhiễm bào tử Perkinsus olseni vào nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) bằng phương pháp ngâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 23
THỬ NGHIỆM CẢM NHIỄM BÀO TỬ Perkinsus olseni
VÀO NGHÊU BẾN TRE (Meretrix lyrata) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGÂM
INFECTION OF PARASITES Perkinsus olseni INTO BEN TRE HARD CLAM
(Meretrix lyrata) BY SOAKING METHOD
Phạm Quốc Hùng1, Nguyễn Thị Hồng Nhung1
Ngày nhận bài: 10/3/2017; Ngày phản biện thông qua: 30/6/2017; Ngày duyệt đăng: 25/9/2017
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành với mục đích cảm nhiễm bào tử ký sinh trùng Perkinsus olseni vào nghêu
Bến Tre (Meretrix lyrata) bằng phương pháp ngâm. Thí nghiệm có ba nghiệm thức gồm ngâm nghêu trong 3
lít nước biển 25‰ có bào tử động (2x105 bào tử/mL), bào tử nghỉ (13 bào tử/ml) của P. olseni và nghiệm thức
đối chứng không chứa bào tử. Sau khi ngâm 36 ngày, kết quả ở các nghiệm thức như sau nghêu được ngâm với
bào tử động chết 100%, cường độ nhiễm 200 - 1.500 bào tử/cá thể, tỷ lệ nhiễm 93 ± 4,7%; ngâm với bào tử
nghỉ nghêu chết 100%, cường độ nhiễm 100 - 1.500 bào tử/cá thể, tỷ lệ nhiễm 80 ± 0%.
Từ khóa: bào tử động, bào tử nghỉ, cảm nhiễm, Meretrix lyrata, Perkinsus olseni
ABSTRACT
The study was conducted for the purpose of infected by Perkinsus olseni on Ben Tre clam (Meretrix lyrata)
in experimental conditions. Clams were soaked in 3 liters of sea water containing zoospores (2x105 spores/
mL), hypnospores (13 spores/ml) of P. olseni and control treatment not containing spores. After soaking for 36
days, clams soaked with zoospores had mortality at 100%, infection intensity 200 - 1,500 spores/individuals,
prevalence of 93 ± 4.7%; clams soaked with hypnospore had mortality at 100%, intensity of infection
100 - 1,500 spores/individual, rate of infection 80 ± 0%.
Keywords: zoospore, hypnospore, infection, Meretrix lyrata, Perkinsus olseni
1 Viện Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Động vật thân mềm hai mảnh vỏ là nhóm
động vật có tầm quan trọng về kinh tế, tuy vậy
cùng với sự phát triển của nghề nuôi thì dịch
bệnh trên đối tượng này cũng xuất hiện và
bùng phát mạnh hơn trên toàn thế giới. Bệnh
trên động vật thân mềm đã xảy ra trên các đối
tượng khác nhau (hàu, nghêu, trai) gây ra thiệt
hại đáng kể cho nghề nuôi ở nhiều quốc gia
trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Kí sinh trùng đơn bào nội ký sinh thuộc
giống Perkinsus là một trong nhiều nguyên
nhân đã gây ra dịch bệnh trên nghêu.
Bệnh do kí sinh trùng đơn bào Perkinsus
được ghi nhận gây thiệt hại nghiêm trọng
nhất về mặt kinh tế trên phạm vi toàn cầu.
Kí sinh trùng nội ký sinh này đã được báo
cáo gây ra tỷ lệ chết cao và thường xuyên
cho nhiều loài động vật thân mềm (hàu, điệp,
bào ngư, nghêu, vẹm, sò huyết và trai ngọc)
nước mặn có giá trị ở tất cả các châu lục [11].
Cảm nhiễm bởi Perkinsus sp. gây hoại tử
mô, giảm tăng trưởng, giảm khả năng sinh
sản, giảm sự tích trữ năng lượng của mô
vật chủ, và gây ra tỷ lệ chết cao và thường
xuyên cho vật chủ [7, 9].
24 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
Các loài Perkinsus có vòng đời tương tự
nhau với 3 giai đoạn biến thái chính, bao gồm:
thể dinh dưỡng (Trophozoite), bào tử nghỉ
(Hypnospore) và bào tử động (Zoospore). Giai
đoạn thể dinh dưỡng xảy ra trong các mô của
vật chủ còn sống. Nó là một tế bào hình cầu
với một không bào chiếm diện tích lớn trong tế
bào và nhân tế bào ngoại vi nên được gọi là tế
bào nhẫn [11], dinh dưỡng tăng sinh trong mô
và tiến hành phân chia bên trong tế bào vật
chủ. Giai đoạn bào tử nghỉ xuất hiện ở mô của
vật chủ bị nhiễm Perkinsus được ủ trong dung
dịch Fluid Thioglycolate Medium (FTM) [11]
giai đoạn này, thể dinh dưỡng của chúng mở
rộng, thành tế bào phát triển dày lên, hình
thành một giai đoạn phát triển mới gọi là bào
tử nghỉ. Khi bào tử nghỉ được hình thành trong
môi trường FTM sẽ được phân lập và chuyển
vào trong môi trường nước biển, và quá trình
hình thành bào tử động bắt đầu. Giai đoạn bào
tử động xuất hiện trong nước biển. Hàng trăm
bào tử động sẽ hình thành và được phóng thích
ra môi trường ngoài thông qua một hoặc hai
ống nhỏ. Ống này sẽ xuất hiện trên mỗi bào tử
nghỉ trước khi quá trình phân chia tế bào hình
thành bào tử động bên trong diễn ra [4, 6, 8].
Bào tử động mới sử dụng roi để di chuyển
vào vật chủ và lặp lại chu kỳ sống của chúng.
Tất cả các giai đoạn biến thái trong vòng đời
của Perkinsus olseni đều có thể gây bệnh cho
động vật thân mềm [3].
Ở Việt Nam, từ đầu năm 2003 cho đến
nay, hiện tượng động vật thân mềm hai mảnh
vỏ nói chung và nghêu nói riêng liên tục chết
hàng loạt trên diện rộng tại nhiều địa phương
nhưng chưa rõ nguyên nhân đang trở thành
vấn đề quan tâm của người nuôi, nhà khoa học
và nhà quản lý. Các nghiên cứu về bệnh trên
nghêu, đặc biệt là bệnh do P. olseni còn hạn
chế. Hầu hết các kết quả nghiên cứu mới dừng
lại ở mức độ mô tả sự hiện diện của ký sinh
trùng và đánh giá mức độ nhiễm của chúng
trên các đối tượng động vật thân mềm [1, 2].
Những nghiên cứu về khả năng gây bệnh
và đường truyền lây của P. olseni hầu như
chưa được nhắc đến. Do đó, việc thử
nghiệm cảm nhiễm bào tử ký sinh trùng
P. olseni bằng phương pháp ngâm sẽ tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho các nghiên cứu chuyên
sâu trong điều kiện thí nghiệm.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu
Nghêu sạch bệnh có nguồn gốc từ huyện
Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, kích cỡ từ 30 - 50mm
chiều dài. Sau thời gian thuần dưỡng từ 3 - 4
ngày, 20% số lượng cá thể được thu để phân
tích tỷ lệ và cường độ nhiễm Perkinsus olseni
theo phương pháp của Ray (1952). Quần thể
sạch bệnh đạt yêu cầu để thí nghiệm khi có
cường độ nhiễm P. olseni là 0 bào tử/cá thể và
tỷ lệ nhiễm là 0%.
Các cá thể thí nghiệm được cho ăn hỗn
hợp tảo Nannochloropsis oculata và Isochrysis
galbana với tỷ lệ 1 : 1 về thể tích. Tần suất cho
ăn là 2 - 3 lần/ngày với mật độ tảo là 7 - 10 x 105
tế bào/mL.
Bào tử nghỉ P. olseni được chuẩn bị theo
phương pháp của Shimokawa et al (2010). Bào
tử nghỉ được thu từ nghêu nhiễm P. olseni tại
Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh vào tháng
2/2016. Nghêu được nuôi cấy nguyên con trong
môi trường FTM có bổ sung Cloramphenicol
(200 µg/ml) và Nystatin (200 IU/ml) trong điều
kiện tối ở nhiệt độ phòng trong 7 - 9 ngày. Cơ
nghêu đã nuôi cấy được ly tâm (5.000 vòng/phút,
trong 10 phút), sau đó phân hủy bằng
Trypsin 10% trong 90 phút ở nhiệt độ phòng.
Bào tử nghỉ được lọc qua lưới lọc 300µm, sau
đó rửa vài lần trong nước biển tiệt trùng.
Bào tử động P. olseni được chuẩn bị bằng
cách đặt bào tử nghỉ vào ống falcon (50 ml)
chứa 30 ml nước biển có nhiệt độ 25ºC, độ
mặn 25‰, pH 7,5 - 8. Khi sự có mặt của bào
tử động được quan sát, chúng sẽ được ly tâm
thu sinh khối trước khi tiêm cho nghêu.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 25
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Bố trí thí nghiệm
Khoảng 2 x 105 bào tử động/mL và 13 bào
tử nghỉ/mL của Perkinsus olseni được cho vào
nước biển trong thùng xốp, thể tích nước là 3 lít
chứa 10 cá thể nghêu không bị nhiễm P. olseni.
Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Ở nghiệm
thức đối chứng, nghêu được ngâm với nước
biển 25‰ đã được xử lý. Hệ thống thí nghiệm
không sục khí suốt quá trình thí nghiệm. Nghêu
không được cho ăn để kích thích quá trình lọc
nước. Nghêu chết được thu mẫu phân tích
cường độ nhiễm Perkinsus bằng phương pháp
nuôi cấy trong môi trường FTM.
2.2. Theo dõi yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường gồm nhiệt độ, pH
được theo dõi vào 7:00 - 8:00 h và 14:00 -
15:00 h hằng ngày. Trong đó, nhiệt độ được đo
bằng nhiệt kế với độ chính xác 1ºC, pH được đo
bằng máy đo pH Consort - C3010, độ mặn (‰)
sử dụng tỷ trọng kế với độ chính xác 1‰ trước
khi cấp nước vào thùng xốp trước khi tiến hành
thí nghiệm và khi thay nước (nước được thay
hằng ngày từ 20 - 100% tùy thuộc vào điều
kiện môi trường nuôi).
2.3. Phân lập Perkinsus
Phương pháp nuôi cấy nguyên con được
dùng để kiểm tra cường độ nhiễm P. olseni của
nghêu trước và sau khi tiến hành thí nghiệm.
Khối mô nuôi cấy được cắt nhỏ và ủ trong các
falcon chứa 20 ml môi trường FTM có bổ sung
Cloramphenicol (200µg/ml) và Nystatin (200IU/
ml). Mẫu được nuôi cấy ở nhiệt độ phòng,
trong bóng tối, yếm khí. Sau 7 ngày nuôi cấy,
bào tử P. olseni được nuôi cấy bằng cách ly
tâm với tốc độ 3000 vòng/phút trong 5 phút,
loại bỏ môi trường FTM. Phần thịt nghêu được
phân hủy bằng NaOH 2M ở 600C để tách bào
tử nghỉ khỏi tổ chức mô của nghêu. Quá trình
được thực hiện vài lần cho đến khi phần cơ
được tiêu hủy hoàn toàn. Bào tử được đếm số
lượng để tính cường độ nhiễm bằng kính hiển
vi quang học ở 40x.
Phương pháp tính
Tỷ lệ nhiễm (%) là phần trăm số cá thể
nhiễm bệnh ký sinh trùng Perkinsus olseni so
với số cá thể kiểm tra. Cường độ nhiễm (bào
tử/cá thể) là số lượng bào tử P. olseni trên một
cá thể kiểm tra.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tỷ lệ chết tích lũy khi ngâm nghêu không
bị nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni trong
nước có chứa bào tử động và bào tử nghỉ
được thể hiện qua Hình 2.
Hình 1. Vật liệu nghiên cứu
(A: Nghêu; B: Bào tử nghỉ P. olseni giai đoạn 1 tế bào; B: Bào tử nghỉ P. olseni giai đoạn n tế bào)
Hình 2. Tỷ lệ chết cộng dồn của nghêu cảm nhiễm
bằng phương pháp ngâm
26 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
Sau 36 ngày của thí nghiệm, tỷ lệ chết tích
lũy của nghiệm thức đối chứng là 46,67%,
ngâm với bào tử động và bào tử nghỉ là 100%.
Nghêu tại các đơn vị thí nghiệm chết rải rác
bắt đầu từ ngày thứ 6 sau khi ngâm. Ở cả hai
thí nghiệm, nghêu được ngâm bào tử nghỉ
hay bào tử động đầu chết tập trung nhiều vào
ngày 12 - 18 sau khi gây nhiễm. Nghêu chết
ở các nghiệm thức không nhận thấy các dấu
hiệu bệnh lý đặc trưng xuất hiện trên các cơ
quan của nghêu, mà chỉ nhận thấy khả năng
lọc thức ăn của nghêu giảm và tiết nhớt.
Sau 36 ngày thí nghiệm ngâm nghêu với
bào tử động và bào tử nghỉ, nghêu có kết quả
về cường độ nhiễm lần lượt là 1.314 ± 121,5
bào tử/cá thể và 1.050 ± 212,1 bào tử/cá thể
(Bảng 1). Cường độ nhiễm nằm trong khoảng
từ 200 - 1.500 bào tử/cá thể và tỷ lệ cảm nhiễm
là 93 ± 4,7% khi ngâm với bào tử động; cường
độ nhiễm 100 - 1.500 bào tử/cá thể và tỷ lệ
nhiễm là 80 ± 0% khi ngâm bào tử nghỉ. Sau
9 ngày ngâm bào tử động, nhận thấy có bào
tử ký sinh trùng P. olseni trong mô nghêu nuôi
cấy FTM và sau 11 ngày đối với bào tử nghỉ.
Cường độ nhiễm ký sinh trùng tăng theo thời
gian thí nghiệm ở cả hai nghiệm thức.
Bảng 1. Cường độ nhiễm của nghêu Số liệu diễn giải giá trị trung bình ± sai số chuẩn
Thời gian sau khi
ngâm (ngày)
Cường độ nhiễm (bào tử/cá thể)
Bào tử động Bào tử nghỉ Đối chứng
6 0 0 -
12 175 ± 125,8 57 ± 78,7 0
18 588 ± 172,7 333 ± 88,8 0
24 767 ± 186,2 857 ± 382,3 0
30 825 ± 485,6 1.050 ± 212,1 0
36 1.314 ± 121,5 - 0
Thực tế, các loài ký sinh trùng có thể tiếp
cận và gây bệnh cho các vật chủ thông qua
con đường thức ăn hoặc được hấp thụ qua
mang và màng áo [11]. Chính vì vậy, gây nhiễm
Perkinsus bằng phương pháp ngâm đã được
nhiều nhà nghiên cứu áp dụng trên hàu C.
virginica [11], nghêu M. lyrata [2], nghêu Manila
[10]. Các nghiên cứu này là cơ sở để chúng
tôi dùng phương pháp ngâm để gây nhiễm P.
olseni cho nghêu M. lyrata.
Theo báo cáo từ các nghiên cứu trước đây,
bào tử nghỉ hay bào tử động của Perkinsus đều
có khả năng gây hại cho động vật thân mềm
trong điều kiện thí nghiệm. Cụ thể, Ngô Thị
Ngọc Thủy (2011) đã cho thấy nghêu M. lyrata
khi được ngâm 146 bào tử/mL, 73 bào tử/mL,
36,5 bào tử/mL đã có tỷ lệ nhiễm lần lượt là
51,82%, 22,54% và 36,07%. Shimokawa et
al (2010) cũng xác định khả năng gây nhiễm
của túi bào tử động P. olseni trên nghêu
Manila bằng phương pháp ngâm trong 6 ngày.
Tác giả đã chỉ ra liều gây chết của loại ký sinh
trùng này là khoảng 107 bào tử/g thịt nghêu.
Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 1 và
Hình 1 cũng cho thấy cường độ nhiễm sau khi
cảm nhiễm bằng phương pháp ngâm, bào tử
động có cường độ nhiễm (1.314 ± 121,5 bào
tử/cá thể) cao hơn so với ngâm bào tử nghỉ
(1.050 ± 212,1 bào tử/cá thể). Nghêu ngâm với
bào tử nghỉ có thời gian chết sau khi gây nhiễm
với tỷ lệ 100% sớm hơn (30 ngày) so với bào
tử động (36 ngày).
Ký sinh trùng nội ký sinh phải vượt qua
rất nhiều rào cản và chịu đựng sự loại thải,
tiêu diệt của hệ miễn dịch để có thể gây bệnh
cho vật chủ [5]. Theo các nhà nghiên cứu, tất
cả các giai đoạn biến thái trong vòng đời của
P. olseni đều có thể gây bệnh cho động vật
thân mềm [3]. Điều này đã được chứng
minh bằng các thí nghiệm gây bệnh thực
nghiệm bằng thể dinh dưỡng, bào tử nghỉ
và bào tử động Perkinsus spp. trên hàu [5].
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 27
Hàu được tiêm P. marinus thể dinh dưỡng dẫn
đến tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cao hơn
hàu tiêm bào tử nghỉ tuy nhiên khi xét đến sự
thay đổi các chỉ tiêu sinh học thì bào tử nghỉ
gây ra những biến đổi lớn hơn so với thể dinh
dưỡng. Nghiên cứu này cũng đã cho thấy bào
tử nghỉ hay bào tử động của P. olseni đều
có khả năng gây nhiễm cho nghêu M. lyrata.
Chintala et al (2002) đã thí nghiệm cảm nhiễm
P. marinus của hàu Crassostrea virginica bằng
các phương pháp cho ăn, tiêm vào xoang
màng áo, đặt ống trong ruột và tiêm cơ khép
vỏ với mật độ P. marinus ban đầu là 106 tế bào
pha log/g mô ướt. Kết quả cho thấy cường độ
nhiễm ký sinh trùng giảm dần theo các phương
pháp tiêm vào cơ khép vỏ, xoang màng áo, đặt
ống trong ruột và cho ăn. Ngoài ra, thí nghiệm
cũng cho thấy màng áo, mang và ruột chính là
cơ quan nhiễm P. marinus đầu tiên của hàu C.
Virginica.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Ký sinh trùng Perkinsus olseni có thể cảm
nhiễm lên nghêu bằng phương pháp ngâm khi
sử dụng bào tử động và bào tử nghỉ. Nghiên
cứu chỉ sử dụng một phương pháp để cảm
nhiễm, do đó, để có thể tìm ra phương pháp
hiệu quả nhất để gây nhiễm ký sinh trùng
P. olseni trên nghêu còn cần những nghiên
cứu với các phương pháp cảm nhiễm khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ngô Thị Thu Thảo, 2008. Một số đặc điểm của ký sinh trùng Perkinsus sp. Lây nhiễm trên nghêu lụa Paphia
undulata ở Kiên Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu. Tạp chí Khoa học. Trường Đại học Cần Thơ, 2008 (1), 222-230.
2. Ngô Thị Ngọc Thủy 2011. Điều tra, nghiên cứu bệnh trên một số đối tượng nhuyễn thể nuôi tại vùng ven biển
Cà Mau Việt Nam.
Tiếng Anh
3. Aswani, K & Chu, FLE, 1994. Comparison of infectivity of pathogenicity of meront and Prezoosporangiae
stages of the oyster pathogen Perkinsus marinus in eastern oysters, Crassostrea virginica. Journal of Shellfi sh
Research, 13(2), 521-527.
4. Azevedo, C, 1989. Fine structure of Perkinsus atlanticus n. sp. (Apicomplexa, Perkinsea) parasite of clams,
Ruditapes decussatus, from Portugal. Journal of Parasitology, 75, 627-635.
5. Chintala, MM, David, B & Susan, EF, 2002. Comparison of in vitro-cultured and wild-type Perkinsus marinus.
II. Dosing methods and host response. Deseases of aquatic organisms, 51, 203-216.
6. Lester, RJG & Davis, GHG 1981. A new Perkinsus species (Apicomplexa, Perkinsea) from the abalone Haliotis
ruber. Journal of Invertebrate Pathology, 37, 181-187.
7. Mackin, JG & Hopkins, SH 1962. Studies on oyster mortality in relation to natural environments and to oil fi elds
in Louisiana, University of Texas Institute of Marine Science.
8. McLaughlin, MS, Tall, DB, Shaheen, A, Elsayed, EE & Faisal, M 2000. Zoosporulation of a new Perkinsus
species isolated from the gills of the softshell clam Mya arenari. Parasite, 7, 115-122.
9. Park, KI & Choi, KS 2001. Spatial distribution of the protozoan parasite Perkinsus sp. found in the Manila
clams, Ruditapes philippinarum, in Korea. Aquaculture, 203, 9-22.
10. Shimokawa, J, Yoshinaga, T & Ogawa, K 2010. Experimental evaluation of the pathogenicity of Perkinsus
olseni in juvenile Manila clams Ruditapes philippinarum. Journal of Invertebrate Pathology, 105, 347-351.
11. Villalba, A, Casas, SM, Figueras, A, Ordás, CM & Reece, KS 2004. Perkinsosis in molluscs: A review. Aquatic
Living Resources, 17, 411-432
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thu_nghiem_cam_nhiem_bao_tu_perkinsus_olseni_vao_ngheu_ben_t.pdf