Phân tích khả năng sinh lợi của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bình quân các trại nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa có khả năng sinh lời bình quân thấp. Chính vì thế, các nhà quản lý, nhà khoa học và các tổ chuyên môn và đặc biệt là Trung tâm Khuyến nông có thể sử dụng thông tin này để khuyến cáo người nuôi nhằm giúp người nuôi hiểu rõ bản chất khả năng sinh lợi trong sản xuất. Kiến thức này sẽ giúp người nuôi quản trị quá trình nuôi tốt hơn và có các quyết định chính xác về đầu tư trong ngắn và dài hạn nhằm đạt được sự phát triển bền vững của nghề nuôi. Ngoài ra, vấn đề môi trường trong vùng nuôi, không thể kiểm soát được chất lượng con giống, qui hoạch vùng nuôi cần được các cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích khả năng sinh lợi của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 62 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC HỘ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA PROFITABILITY ANALYSIS FOR WHITE LEG SHIRMP AQUACULTURE FARMS IN NINH HOA TOWN, KHANH HOA PROVINCE Lê Kim Long1, Phạm Thị Thanh Bình2 Ngày nhận bài: 05/2/2013; Ngày phản biện thông qua: 13/3/2013; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013 TÓM TẲT Nghiên cứu đo lường khả năng sinh lời cho các trại tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa dựa trên 2 chỉ tiêu là thặng dư của người sản xuất và lợi nhuận trên một hec-ta nuôi. Kết quả điều tra 248 hộ nuôi trong năm 2011 cho thấy bình quân lợi nhuận trên đơn vị hec-ta là âm, - 9.810 ngàn đồng/ha, giá trị nhỏ nhất - 857.217 ngàn đồng/ha, giá trị lớn nhất 831.636 ngàn đồng/ha với độ lệch chuẩn là 235.394 - trong đó chỉ có 40,73% số hộ là có lãi. Dù vậy, bình quân thặng dư của người sản xuất, chỉ tiêu ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục sản xuất hay ngừng, là dương, 142.434 ngàn đồng/ha, giá trị nhỏ nhất là -339.875 ngàn đồng/ha, giá trị lớn nhất là 1.050.000 ngàn đồng/ha, độ lệch chuẩn là 235.394. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng (i) mặc dù nghề nuôi đang gặp khó khăn (lợi nhuận bình quân/ha âm) nhưng các hộ vẫn tiếp tục tham gia nuôi (thặng dư người sản xuất/ha dương); (ii) đây là nghề rủi ro lớn (độ lệch chuẩn lớn và các giá trị min của cả 2 chỉ tiêu đều âm) nhưng sức hấp dẫn của nghề cao (giá trị max của cả 2 chỉ tiêu đều dương và lớn hơn nhiều so với giá trị trung bình). Từ khóa: khả năng sinh lời, tôm thẻ chân trắng, Ninh Hòa ABSTRACT This study analyzes profi tability for the white leg shrimp farms in Ninh Hoa town, Khanh Hoa province based on 2 indicators - producer surplus and net profi t per ha. The result from 248 households surveyed in 2011 shows that, on average, net profi t per ha is negative, - 9,810 thousand VND/ha, the smallest value is -857,217 thousand VND/ha, the maximum value is 831,636 thousand VND/ha, the standard deviation is 253,956 - only 40.73% of households in total get profi t. However, average surplus of producer, the indicator for continuing or quit production, is positive, 142,434 thousand VND/ha, the minimum value is -339,875 thousand VND/ha, the largest value is 1,050,000 thousand VND/ha, the standard deviation is 235,394. This imply that (i) although the white leg shrimp aquaculture in Ninh Hoa is in diffi culty (on average, net profi t/ha is negative), the aquacultue farms still are in production (average producer surplus/ha is positive); (ii) the white leg shrimp aquaculture is really risky (large standard diviation and negative min value in both indicators) but incentive (postive and large max value in both indicators). Keywords: profi tability, white shrimp, Ninh Hoa 1 TS. Lê Kim Long, 2ThS. Phạm Thị Thanh Bình: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2010, sản lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 240.000 tấn, với giá trị xuất khẩu lên đến 2,08 tỷ USD [4], trong đó, tôm thẻ chân trắng đã đóng góp đáng kể với giá trị xuất khẩu đạt 410 triệu USD, tăng gấp rưỡi so với năm 2009, bằng 20% giá trị xuất khẩu tôm nói chung và bằng 8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản trong năm 2010 [5]. Khánh Hòa là địa phương có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng nhanh với tốc độ chóng mặt, từ 83 ha (2006) lên 4.103 ha (2010), trong đó thị xã Ninh Hòa là nơi chiếm gần một nửa diện tích nuôi trồng tiềm năng của tỉnh Khánh Hòa với khoảng 2.020 ha đìa nước lợ (2010)[1]. Việc dịch chuyển nhanh chóng trong nghề nuôi tôm thương phẩm từ tôm sú sang tôm thẻ chân trắng là một xu thế Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 63 tất yếu của người nuôi chuyển từ đối tượng rủi ro cao, sang đối tượng nuôi mới, có giá trị kinh tế tương đương ít rủi ro hơn vì con tôm sú ngày càng đẩy nhiều hộ nuôi lâm vào cảnh thất bại bởi trong nhiều năm qua, loại tôm này thường xuyên bị dịch bệnh hoành hành, nhiều hồ nuôi chưa kịp thu hoạch, tôm đã chết trắng hồ. Tuy nhiên sự chuyển đổi này đều là tự phát. Mối quan tâm hàng đầu của các chủ hộ nuôi lại thường là khả năng sinh lợi của trang trại. Chính vì vậy, phân tích khả năng sinh lợi của các trại nuôi là một nhu cầu bức thiết và phải thực hiện ngay nhằm giúp các nhà quản lý khuyến cáo chủ trang trại và đề ra các biện pháp quản lí nhằm phát triển nghề nuôi bền vững của tỉnh Khánh Hòa. Việc phân tích khả năng sinh lợi của các đơn vị sản xuất đề xuất các chính sách phát triển bền vững đã được áp dụng rất rộng rãi trong ngành thủy sản. Ví dụ, Dawang và cộng tác viên (2011) [3] cho các hộ đánh bắt thủy sản ven bờ Nigeria với 110 mẫu, đã chỉ ra rằng thu nhập ròng của một hộ nuôi là 48.734 đồng Nigeria. Mục tiêu của nghiên cứu này là: phân tích khả năng sinh lợi (profi tability) của các trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm của thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa để đề xuất một số khuyến nghị cho chính quyền và chủ nông hộ nhằm phát triển nghề nuôi bền vững. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý thuyết Nghiên cứu về khả năng sinh lợi với quy trình như sau: Tổng doanh thu - Chi phí biến đổi = Thặng dư của nhà sản xuất - Chi phí cố định = Lợi nhuận Khả năng sinh lợi của trại nuôi trong nghiên cứu được đo lường bằng các chỉ số: Thặng dư của nhà sản xuất/ha và Lợi nhuận/ha [2] 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Dữ liệu nghiên cứu 2.1.1. Địa bàn và quy mô nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các trại nuôi tôm thẻ chân trắng thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa năm 2011, số lượng mẫu nghiên cứu là 248 mẫu. 2.1.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản bằng cách dựa vào danh sách các hộ nuôi, sau đó rút thăm ngẫu nhiên không lặp lại từ danh sách lập để chọn ra các hộ cần điều tra. Số liệu thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ hộ. 2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Mô tả thống kê 2 chỉ số khả năng sinh lợi tiêu biểu trong phân tích kinh tế là: (i) Thặng dư của người sản xuất/ha và (ii) Lợi nhuận/ha. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Thặng dư của người sản xuất/hec-ta Thặng dư của nhà sản xuất của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa năm 2011 được trình bày như bảng 1. Bảng 1. Thặng dư của nhà sản xuất của 248 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa năm 2011 (ĐVT: ngàn đồng/ha) Tiêu chí Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất 1. Doanh thu/hec-ta 348.556 271.158 1.365.000 5.172 2. Chi phí biến đổi/hec-ta 206.122 87.433 621.875 57.767 3. Thặng dự của nhà sản xuất/ hec-ta (3) = (1)-(2) 142.434 235.394 1.050.000 -339.875 4. Chi phí cố định/ha 152.245 133.561 750.406 32.190 5. Lợi nhuận/ha -9.810 16.126 831.636 -857.217 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra). Theo lý thuyết kinh tế, các nhà sản xuất thường đưa ra quyết định tiếp tục sản xuất hay dừng lại trong ngắn hạn dựa trên cơ sở thặng dư của người sản xuất. Trong ngắn hạn, nếu thặng dư sản xuất lớn hơn định phí thì lợi nhuận ròng dương dĩ nhiên doanh nghiệp sẽ tiếp tục sản xuất; thặng dư sản xuất dương và nhỏ hơn định phí thì doanh nghiệp vẫn nên tiếp tục sản xuất vì định phí vẫn được bù đắp một phần; thặng dư sản xuất âm thì doanh nghiệp nên dừng sản xuất [2]. Bảng 1 cho thấy thặng dư của người sản xuất trung bình là 142.434 ngàn đồng/ha (dương), giá trị nhỏ nhất là -339.875 ngàn đồng/ha, giá trị lớn nhất là 1.050.000 ngàn đồng/ha, độ lệch chuẩn là 235.394. Kết quả này cho thấy (i) nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Ninh Hòa vẫn sẽ tiếp tục duy trì sản xuất (thặng dư sản xuất bình quân/hec-ta của nghề dương) dù một số Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 64 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG trang trại nuôi có thể sẽ dừng sản xuất; (ii) đây là nghề nuôi rủi ro (độ lệch chuẩn lớn; giá trị min âm và gấp khoảng 2,4 lần giá trị trung bình) nhưng là nghề hấp dẫn cao (giá trị max gấp khoảng 7,4 lần giá trị trung bình). Lý do giải thích có thể là một số hộ đạt được thặng dư sản xuất lớn nhờ tính kinh tế nhờ qui mô, quy mô vốn lớn, và kinh nghiệm nuôi dồi dào. 2. Lợi nhuận/hec-ta Theo lý thuyết kinh tế, chỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản đầu tư là chỉ số tổng hợp và quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp hay một ngành sản xuất. Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả của họat động sản xuất càng lớn, và do vậy thành quả cho nỗ lực đầu tư và chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư càng lớn. Điều này sẽ khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ nuôi tái đầu tư cũng như đầu tư mở rộng sản xuất trong dài hạn [2]. Do giới hạn về điều kiện dữ liệu và để đơn giản, nghiên cứu này đã sử dụng chỉ số lợi nhuận ròng trên một ha để tính toán và đánh giá hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi. Mặc dù đây không phải là chỉ số tốt nhất để đo lường hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi, nhưng đây là chỉ số rất thường được sử dụng trong phân tích hiệu quả sản xuất trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp hay thủy sản – khi mà đất đai là tài nguyên rất quan trọng trong quá trình sản xuất, ví dụ như trường hợp phân tích nghề nuôi trồng của Nigeria - xem tài liệu [3]. Kết quả tính toán trong bảng 1 cho thấy lợi nhuận ròng trên đơn vị diện tích đạt được của người nuôi tôm thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa trong năm 2011 là rất thấp với lợi nhuân trung bình/ha là âm, - 9.810 ngàn đồng/ha, giá trị nhỏ nhất là - 857.217 ngàn đồng/ha, giá trị lớn nhất là 831.636 ngàn đồng/ha, độ lệch chuẩn là 253.956. Lợi nhuận trên đơn vị diện tích trung bình mang dấu âm, chứng tỏ xét về mặt bằng chung trong năm 2011 các hộ nông dân nuôi tôm trong mẫu nghiên cứu tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa làm ăn không có hiệu quả, ngược lại còn bị thua lỗ. Kết quả tính toán cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất về lợi nhuận thu được trên mỗi ha, đồng thời với độ lệch chuẩn lớn của chỉ số này đã thể hiện sự khác biệt về hiệu quả kinh tế của việc nuôi tôm thẻ chân trắng giữa các nông hộ là rất lớn. Điều này ngụ ý nghề nuôi tôm thẻ chân trắng này có mức độ độ rủi ro cao nhưng cũng là nghề hấp dẫn do các hộ lãi có giá trị lợi nhuận ròng lớn. Hình 1. Lợi nhuận trên đơn vị diện tích của 248 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa năm 2011 Bảng 2 cho thấy năm 2011 trong 248 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa thì có đến 147 hộ làm ăn không có hiệu quả, chiếm tỷ lệ 59,27 %; chỉ có 101 hộ, tương ứng 40,73 % số hộ nuôi có lợi nhuận ròng. Bảng 2. Thống kê tình hình lợi nhuận của 248 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa năm 2011 Tiêu chí Số hộ (hộ) Tần suất (%) Hộ bị thua lỗ 147 59,27 Hộ có lợi nhuận 101 40,73 Tổng 248 100,0 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra). Trong năm 2011, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa, số hộ nuôi tôm có lãi ít hơn số hộ lỗ. Thực tế nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm trong năm 2011 là tôm bệnh chết nhiều. Nguyên nhân tôm bị dịch bệnh cũng được chỉ ra bởi nhiều yếu tố, đó là: (i) Sự gia tăng ồ ạt diện tích nuôi làm phá vỡ quy hoạch, thậm chí có những diện tích đã được ngành chức năng khuyến cáo là không thuận lợi cho việc nuôi tôm thẻ chân trăng vẫn được các hộ nuôi thả nuôi. Sự xô bồ trên đe dọa đến an toàn sinh học, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái, làm xuất hiện dịch bệnh tấn công tôm trên diện rộng. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 65 (ii) Tình trạng ao đầm nuôi tôm chưa đảm bảo điều kiện kỹ thuật, nhiều diện tích nuôi tôm đã lâu năm nên môi trường bị suy thoái và mầm bệnh vẫn lưu tồn. Mặt khác, còn do nguồn nước bị thiếu và ô nhiễm. (iii) Việc thả nuôi không tuân thủ quy tắc, thả giống rải vụ quanh năm kể cả khi thời tiết không thuận lợi nên dịch bệnh dễ phát sinh trong quá trình nuôi. Mức độ quay vòng thâm canh ao quá cao làm cho môi trường bị suy thoái không có thời gian phục hồi. (iv) Người nuôi quá lạm dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm xử lý môi trường cũng dẫn đến nhiều hậu quả xấu. (v) Do điều kiện tài chính hạn hẹp nên nhiều hộ dân chọn mua giống giá rẻ, không rõ xuất xứ. Con giống vận chuyển đường dài bị yếu và bị sốc nên hao hụt nhiều. Những hộ mua tôm giống trôi nổi thường bị thiệt hại nhiều hơn hộ mua giống của những cơ sở có uy tín. Chất lượng con giống đã “góp phần” không ít vào việc gây ra những thất bại cho người nuôi tôm thẻ chân trắng. Tôm chân bố mẹ dùng trong sản xuất giống nhân tạo hiện chưa được chủ động, hầu hết dựa vào nguồn nhập nội. Đây là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống trong các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ bởi họ không đủ điều kiện nhập giống chất lượng cao. Thậm chí có một số cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng vì tham lợi nhuận đã bạo gan “mượn” cả nhãn mác, bao bì của các cơ sở uy tín, đóng hàng “rởm” của mình vào rồi tung ra thị trường với giá bán của loại giống chất lượng. Trong khi đó việc giám sát, kiểm tra chất lượng tôm giống trước khi cho lưu thông còn bị thả nổi và hệ thống phòng thí nghiệm chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản ở địa phương chưa được chuẩn hóa và đồng bộ Những nguyên nhân kể trên đã làm hàng loạt hồ nuôi tôm trên địa bàn bị dịch bệnh đã bị trắng tay, đồng nghĩa với việc “ôm” nợ số tiền từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng từ việc đầu tư thức ăn, thuốc phòng trị bệnh cho tôm, chi phí đầu tư hồ nuôi... Nhiều gia đình vì không có khả năng trả nợ đã phải “treo” hồ, hoặc gán hồ trả nợ cho các chủ nợ, các đại lý thức ăn... Hàng chục hộ nuôi tôm khác dù không bị gán nợ bằng tài sản nhưng cũng lâm vào cảnh nợ nần từ 30- 50 triệu đồng, có hộ lên đến 100-150 triệu đồng (chủ yếu nợ đại lý thức ăn, ngân hàng và người thân)... IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết các trại nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa có khả năng sinh lời thấp. Trong 248 hộ được khảo sát thì có 59,27 % số hộ làm ăn không có hiệu quả và bị thua lỗ, số hộ có lợi nhuận chỉ chiếm 40,73 %. Sở dĩ có điều này vì (i) tình hình dịch bệnh trong nghề nuôi đã rất nghiêm trọng - đây là hậu quả của một thời gian dài nghề nuôi trồng tăng trưởng nóng và yếu tố môi trường không được quan tâm đúng mức; (ii) chi phí mà người nuôi tôm phải bỏ ra quá cao, trong khi giá cả đầu ra lại bấp bênh, doanh thu không đủ để bù chi phí, đây là một thực tế rất đáng buồn cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Ninh Hòa. Kết quả đo lường khả năng sinh lời qua các chỉ tiêu thặng dư của người sản xuất, lợi nhuận trên đơn vị diện tích cho thấy sự khác biệt về hiệu quả kinh tế của việc nuôi tôm thẻ chân trắng giữa các nông hộ là rất lớn, đây là nghề mặc dù mức độ rủi ro cao nhưng sự hấp dẫn cũng rất lớn, hộ lãi có giá trị lợi nhuận ròng rất cao. Thặng dư trung bình là 142.434 ngàn đồng/ha, giá trị nhỏ nhất là -339.875 ngàn đồng/ha, giá trị lớn nhất là 1.050.000 ngàn đồng/ha, độ lệch chuẩn là 235.394. Lợi nhuận trên đơn vị diện tích trung bình là -9.810 ngàn đồng/ha, giá trị nhỏ nhất là -857.217 ngàn đồng/ha, giá trị lớn nhất là 831.636 ngàn đồng/ha, độ lệch chuẩn là 253.956. Kết quả này là tương thích với quan điểm phổ biến của người nuôi "chỉ có tiếp tục mạo hiểm với nghề nuôi mới gỡ lại những thất bại trong nghề nuôi”. Chỉ số thặng dư bình quân của người sản xuất trên một ha là 142.434 ngàn đồng/ha cho thấy nghề nuôi tôm thẻ của thị xã Ninh Hòa vẫn sẽ tiếp tục sản xuất trong các năm kế tiếp. Tuy nhiên chỉ số lợi nhuận ròng bình quân của mỗi ha âm cho thấy hiệu quả sản xuất của nghề đang là vấn đề đáng báo động và không cho thấy sự phát triển bền vững trong tương lai. Thông thường, trong thực tiễn nuôi trồng sản phẩm thủy sản, do các chủ trang trại nuôi ở các nước đang phát triển như Việt Nam thường bị hạn chế về kiến thức, vốn và quy mô sản xuất nhỏ, bị động trong vấn đề định giá các yếu tố đầu vào cũng như sản phẩn đầu ra nên việc quản trị sản xuất chỉ thường dựa vào thặng dư người sản xuất – chỉ số cho thấy khả năng sản xuất trong ngắn hạn, chứ Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 66 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG không tính toán cũng như quan tâm đến chỉ số lợi nhuận ròng - chỉ số cho thấy khả năng tái đầu tư và đầu tư để phát triển bền vững trong dài hạn. Đây là vấn đề mà các nhà quản lý, nhà khoa học và các tổ chuyên môn và đặc biệt là Trung tâm Khuyến nông cần đặc biệt quan tâm và có phương thức đào tạo, huấn luyện và tuyên truyền hữu hiệu để khuyến cáo người nuôi nâng cao nhận thức về hiệu quả sản xuất nhằm đạt được sự phát triển bền vững của nghề nuôi trồng thủy sản trong tương lai. 2. Kiến nghị Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bình quân các trại nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa có khả năng sinh lời bình quân thấp. Chính vì thế, các nhà quản lý, nhà khoa học và các tổ chuyên môn và đặc biệt là Trung tâm Khuyến nông có thể sử dụng thông tin này để khuyến cáo người nuôi nhằm giúp người nuôi hiểu rõ bản chất khả năng sinh lợi trong sản xuất. Kiến thức này sẽ giúp người nuôi quản trị quá trình nuôi tốt hơn và có các quyết định chính xác về đầu tư trong ngắn và dài hạn nhằm đạt được sự phát triển bền vững của nghề nuôi. Ngoài ra, vấn đề môi trường trong vùng nuôi, không thể kiểm soát được chất lượng con giống, qui hoạch vùng nuôi cần được các cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Thanh, 2011. Một số giải pháp góp phần phát triển nuôi trồng thủy sản lợ, mặn theo hướng bền vững tại tỉnh Khánh Hòa. Luận văn tốt nghiệp, Khoa kinh tế, Trường Đại học Nha Trang 2. David Begg. Stanley Fischer, Dornbusch Rudiger. Kinh tế học, tập 1. NXB Giáo dục, 1992 3. Dawang Naanpoes Charles, Dasbak Ayuba and Matawal Obed Malo (2011). Estimates of Profi tability and Technical Effi ciency of Artisanal Fishermen: A Case of Natural Lakes from Plateau State, Nigeria. Asian Journal of Agricultural Sciences 2011, 3(6), 516-523 4. 5. 540

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_kha_nang_sinh_loi_cua_cac_ho_nuoi_tom_the_chan_tra.pdf
Tài liệu liên quan