Thu hút giữ chân phát triển doanh nghiệp
Mỗi địa phương thực thi các chức năng kinh tế cụ thể. Một số địa phương đã đa dạng hóa nền kinh tế của mình trong khi một số khác thì bị khống chế bởi một ngành duy nhất. Có địa phương là trung tâm dịch vụ và số khác là các cộng đồng nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế của một địa phương không nhất thiết phải bị gò bó trong những giới hạn kinh tế. Internet và những hiệp ước giữa các quốc gia châu Á để biến nơi đây thành Khu vực thương mại tự do đã mang lại cơ hội chưa từng có cho địa phương dù với bất cứ qui mô nào và đang ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào. Thật vậy, với thị trường châu Á khổng lồ bao trùm 40 nước châu Á Thái Bình Dương, dân số tổng cộng 3,275 tỉ người – thì địa phương nhỏ nhất cũng có thể phát triển kinh doanh trên thị trường quốc tế và khu vực với ngày càng ít rào cản hành chính hơn. Thông qua thấu kính xuyên biên giới châu Á, chúng ta có thể nhận biết một cách khả quan hơn cách thức hoạt động của một địa phương trong môi trường quốc tế.
7 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1992 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thu hút giữ chân phát triển doanhnghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5. NHÀ CỬA - KIẾN TRÚC
Đối với người làm nông nghiệp, ngôi nhà là cái tổ ấm, với các chức năng:
chức năng cư trú, chức năng xã hội và chức năng kinh tế. Người Việt khẳng
định: có an cư thì mới lạc nghiệp, và nhất dương cơ nhì âm phần là vậy.
I. NHÀ CỬA CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG
Quy mô, kết cấu và hình thức của ngôi nhà nhìn chung nhỏ bé, đơn sơ và
mang tính tôn ti. Nguyên nhân: do luật pháp nhà nước phong kiến quy định,
đồng thời còn là do môi trường tự nhiên của Việt Nam quy định.
1. Nhà của người Việt/ Kinh
Nhà của người Việt / kinh xây dựng trên những miền có địa hình và khí
hậu khác nhau sẽ có những khác biệt để thích ứng với môi trường sống. Nhà
cửa vùng đồng bằng miền Bắc chau chuốt, trang nhã nhưng không kém phần
vững chắc và duyên dáng hơn các vùng khác. Ngôi nhà gắn bó với thiên
nhiên, tạo cảm giá gần gũi giữa con người với môi trường tự nhiên.
Nhà cửa của người Việt ở những nơi đầu sóng ngọn gió, hàng năm phải
chịu sự chà sát của bão gió liên tục, như các tỉnh từ Quảng Ninh xuống Thái
Bình, thì căn nhà phải thu mình gọn, bám chặt vào đất, nên ngôi nhà đã giảm
đi sự trang trí thanh thoát trang nhã mà chỉ giữ lại những gì thật cần thiết,
đảm bảo tránh gió bão từ miền đông vào.
Ngôi nhà vùng này đặc biệt chú ý đến sự gia
cố phần khung và mái nhà để trụ được trước
gió bão. Toàn bộ ngôi nhà tạo sự vững chắc
về chiều ngang nên nó như lùn xuống, ì ra
chắc nịch. Còn nhà ở miền trung, nơi rất gần
biển thì các tiêu chuẩn phải đạt tới là giản dị,
chắc chắn. Nhà ở vùng Nam Bộ, một vùng
đất trẻ / mới, đất rộng người thưa, sông nước
mênh mông, kênh rạch chằng chịt, vật liệu xây nhà là những thứ có sẵn
trong vùng như cây tràm, cây đước, lá buông, lá dừa, vừa có khả năng chịu
mặn vừa linh hoạt. Nhìn chung nhà cửa có vẻ tạm bợ so với các vùng miền
khác.
Tóm lại, nhà cửa của cư dân Việt từ truyền thống cho đến hiện đại, từ
đồng bằng cho đến ven biển, từ Bắc vào Nam có sự phát triển với những sắc
thái riêng song vẫn nằm trong phạm trù dân gian với ý thức thích ứng tốt
nhất với môi trường tự nhiên, nên cũng cho nhiều bài học quý giá trong việc
xây dựng một nền kiến trúc đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Nhà của các dân tộc khác.
Ngoài tộc Việt, Việt Nam còn có 53 dân tộc anh em sinh sống trên vùng
lãnh thổ Việt Nam, trong số đó, nhiều dân tộc đã đạt được trình độ kỹ thuật
trong việc xây dựng nhà cửa, góp phần làm nên bản sắc của tộc người.
Nhà cửa của các dân tộc ít người nhìn chung có xu hướng vươn cao và
xoè rộng nhằm thích ứng với môi trường rừng núi nhiều khí ẩm, thú dữ. Do
đó ngôi nhà ở thích hợp là nhà sàn - căn nhà có khả năng khai thác được
nhiều thuận lợi cũng như khắc phục được nhiều khó khăn do môi trường tự
nhiên tác động.
2.1. Nhà dân tộc Mường
Nhà người Mường truyền thống là nhà sàn, với khung nhà làm bằng gỗ
hoặc tre, mái lợp cỏ tranh hoặc lợp nứa hay lá cọ. Vách nhà được thưng bằng
ván gỗ hoặc bằng phên nứa đan lại. Khung nhà được giữ chắc do có lắp một
cái cựa gà (nét đặc biệt của nhà sàn Mường) nhằm khoá kèo kẹp chặt chiếc
đòn tay ở phía trên đầu cột cái vào quá giang.
Trong nhà chia làm hai nửa theo chiều ngang, phần nhà ngoài, nơi giành
cho nam giới, nơi tiếp khách và cũng là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, thuộc nửa
bên trái; phần nhà trong - nửa bên phải có bếp giành cho nữ. Dọc theo nhà
thì phía trước gọi là bên dưới, phía sau gọi là bên trên - nơi có bàn thờ. Các
sinh hoạt trong nhà đều diễn ra trên sàn. Dưới gầm sàn là chuồng gia súc và
để các công cụ sản xuất. Nhà có hàng rào và cửa ngõ. Ngày nay, người
Mường có xu hướng chuyển từ nhà sàn sang nhà trệt. Còn những ngôi nhà
sàn truyền thống cũng rời chuồng gia súc ra khỏi gầm sàn.
2.2. Nhà dân tộc Thái
Nhà sàn Thái là một công trình kiến trúc mang nét đẹp rất riêng của người
Thái.
Hướng nhà thường là hướng của cả bản. Đó là hướng của cộng đồng nguời
sống, gắn với nguyện vọng về cuộc sống no đủ, bình an, đoàn kết của cộng
đồng ngươì Thái. Nhà sàn Thái có hai loại, gắn với hai nhóm tộc người là
Thái trắng và Thái đen. Người Thái trắng có nhà sàn 'khai điêng', người Thái
đen có nhà sàn 'phăng đin'. Hai kiểu nhà này có những đặc điểm chung là:
nhà có bốn mái. Ngoài mái trên và mái dưới ở phía trước và phía sau có hình
chữ nhật, còn lại hai mái ở hai đầu hồi che cho gian đầu và thân sàn. Bốn
mái gặp nhau ở các kèo góc tạo ra một đầu hồi, gọi là hang con mèo (hông
meo) làm chỗ cho hồn người chết bay lên trời.
Nhà sàn truyền thống có mái nhà giống như mai con rùa hoặc chiếc
thuyền úp. Trên mái nhà, ở hai đầu hồi có 'khau cút' vút cao, vừa mang dấu
ấn dân tộc, vừa cho biết vị trí xã hội của chủ nhà, đồng thời cũng là nẹp giữ
cho đầu hôid khỏi bị tốc.
Nhìn trên đại thể, nhà sàn Thái có hình con rùa đứng rụt cổ, các chân rướn
thẳng, phù hợp với truyền thuyết của người Thái rằng rùa đã lấy thân mình
làm mẫu cho người học làm nhà. Sự trang trí các bộ phận của nhà như mái
nhà, thân nhà, cầu thang, đều mang hơi thở và dấu ấn cảnh quan núi rừng và
trình độ nghệ thuật của người Thái, xứng đáng là tác phẩm nghệ thuật dân
gian.
2.3. Nhà dân tộc Chàm (Chăm)
Theo tập quán, làng Chàm được lập trên vùng đất có núi ở phía nam, sông
ở phía bắc, có gờ cao phía tây và thoải dần về phía đông. Người Chàm dựng
nhà trong một khuôn viên hình chữ nhật, gắn bó với cộng đồng làng. Trong
mỗi khuôn viên của gia đình Chàm có đủ bốn ngôi nhà: nhà tục (Thang dơ),
nhà cặp đôi (thang mơ- dâu), nhà bếp (thang gìn) và nhà kho (thang tôn).
Một số gia đình còn có thêm nhà ngang (thang cần) và nhà lớn (thang pì -
nài).
Nhà tục là ngôi nhà truyền thống được xây dựng trước tiên trong khuôn
viên, gồm ba gian dựng gần góc đông bắc, hướng nhà là hồi phía trước và
phải có cửa sinh nhìn về phía tây và của tử hướng nam để khi nhà có tang thì
rước xác người chết ra bằng cửa này. Thước để dựng nhà là chiều dài từ
khuỷ đến mút ngón tay giữa của ông chủ ngôi nhà. Gỗ làm nhà tục không
xẻ, các cấu kiện lắp ghép bằng cách buộc dây rừng. Nhà tục sẽ được nhường
cho con gái đầu khi có chồng.
Nhà bếp ở góc tây bắc, kiểu thức theo nhà tục nhưng quy mô nhỏ hơn, cửa
nhà bếp nhìn thẳng vào cửa sinh nhà tục.
Nhà kho dựng ở phía tây khuôn viên, bé nhỏ như cái chòi nhưng sàn rất cao
để chứa lương thực và đồ dùng vặt.
Nếu có nhà ngang thì nhà ngang dựng trước nhà tục nhưng xoay ngang
thước thợ với nhà tục, rộng hai gian một chái để chứa đồ vặt và xay thóc giã
gạo. Riêng nhà lớn thì chỉ những gia đình khá giả mới có, có cửa trước nhìn
về hướng nam, hướng cửa tử, nên chỉ người già mới được ở. Kiểu dáng nhà
ngang giống nhà của người Việt.
Nhìn chung, những kiểu nhà truyền thống của người Chàm có quy định
nghiêm ngặt nhưng đơn giản và kỹ thuật còn nguyên thuỷ. Trái lại, những
toà tháp Chàm từ nhiều thế kỷ trước để lại lại được xây dựng ở trình độ kỹ
thuật và mỹ thuật cao.
Mỗi khu tháp Chàm là một đài kỷ niệm tôn giáo hoặc vua chúa anh hùng
của vương quốc được xây dựng trên đồi cao, mở cửa về hướng đông - hướng
của sự sống mà cúng là hướng của thần thánh theo quan niệm của người
Chàm. Mỗi khu tháp là một quần thể kiến trúc, điêu khắc, trong đó có một
cây tháp chính to, cao hơn cả xây ở giữa, xung quanh có nhiều kiến trúc phụ.
Các tháp xây trên mặt bằng gần như vuông, ba phía có cửa giả, chỉ phía
đông có cửa ra vào, tường tháp dày, lòng tháp rỗng lên cao thu lại rồi bít kín.
Vật thờ trong tháp có thể là tượng thần, chân dung quốc vương hoặc linga
bằng đá. Vật liệu xây tháp là gạch, trong và ngoài đều chín đỏ thẫm, không
thấy mạch kết dính nhưng kết dính rất chặt. Trang trí mặt ngoài tháp là phù
điêu bằng đá, hoặc được chạm trực tiếp trên mặt gạch thành những tác phẩm
nghệ thuật quyến rũ và đậm màu sắc Chàm.
2.4. Nhà dài dân tộc Ê Đê
Cơ sở dẫn đến sự ra đời của các ngôi nhà dài là các gia đình lớn mẫu hệ.
Ngôi nhà dài Ê Đê là nhà sàn, khung tre gỗ, mái lợp nhọn lợp tranh. Bộ
khung nhà dài chỉ có cột, dầm, quá giang, xà dọc, mà không có kèo. Ngôi
nhà dài Ê Đê có hình dạng giống nhà hình thuyền trên các trống đồng Đông
Sơn, khiến có nhà nghiên cứu đã liên hệ và đưa ra giả thuyết về mối liên hệ
của tổ tiên người Ê Đê xa xưa với biển, với cư dân vùng Nam Đảo.
Không gian trong ngôi nhà dài được chia làm hai phần- phần nhà ngoài
(gah) ở phía bắc và phần nhà trong (ôk) ở phía nam. Chức năng phần nhà
ngoài: tiếp khách, tiến hành các nghi lễ phong tục, tổ chức các sinh hoạt
công cộng của đại gia đình mẫu hệ, có khi còn là chỗ ăn ở của những người
đàn ông chưa vợ. Ngoài ra ở nhà ngoài còn bày những 'ghế khách', 'ghế
trống' giành cho nhạc công; chiêng, trống, những vò
rượu cần, những vũ khí, những xương đầu thú săn được
hay gia súc làm lễ hiến sinh. Mỗi cột trong ngôi nhà gắn
với một phương và một đối tượng. Đó là các cột: cột chủ
(phía đông), cột trống (phía tây); trong bộ vì có cột
khách (cột phía đông) và cột chiêng (cột phía tây). Trang trí chạm khắc phần
nhà ngoài rất đẹp, thể hiện dấu ấn mẫu hệ rõ nét.
Phần nhà trong được ngăn ra thành từng phòng nhỏ dành cho các cặp vợ
chồng. Bếp nấu ăn chung được làm trước cửa buồng ngủ chủ gia đình. Các
cặp vợ chồng ăn riêng thì có bếp nhỏ trước buồng mình. Phía sau nhà dài là
kho lúa.
2.5. Nhà rông Tây Nguyên
Nhà rông là ngôi nhà chung của cả buôn làng, có giá trị nghệ thuật cao về
kiến trúc, là một biểu tượng của mỗi buôn làng Tây Nguyên.
Quy mô nhà Rông to lớn với kiểu thức độc đáo chỉ có ở Tây Nguyên. Vật
liệu làm nhà là vật liệu được kiếm tại chỗ, tạo nên bộ khung gỗ, vách ván, và
mái tranh như nhà dân. Giữa các ngôi nhà đơn sơ của dân làng, nhà rông nổi
bật lên sừng sững với bộ mái vươn cao dựng đứng như lưỡi rìu sắc bén lật
ngược chọc lên trời.
Hai mái đầu hồi hình tam giác cân nhọn vút, góc ở đỉnh rất hẹp; hai mặt
trước và sau gần giống hình thang cân; cạnh bên cong lõm, bờ nóc hơi vồng
lên ở giữa. Cạnh mái chạy bốn xung quanh nhà rông được cắt xén rất bằng,
mặt mái lợp tranh mịn, mượt óng, ngà vàng, phần trên cùng của mái cài
thành những băng hoạ tiết trang trí to chắc. trên bờ nóc cũng có trang trí.
Trước nhà rông là một sàn gỗ không mái tạo thành một tiền sảnh rộng, hai
bên mặt trước sàn có hai trụ gỗ chấn hai bên cầu thang. Cầu thang là cả một
đoạn thân cây gỗ đẽo bảy bậc, lên tận cùng được vuốt uốn cong trang nhã.
Nhà rông chỉ ba gian nhưng do các cột đều lẩn ra giáp vách nên tạo thành
một không gian thông thống. Trong nhà, nhiều bếp lửa xếp thành hàng và
luôn luôn đượm khói; có các khu vực để chiêng, trống, có nơi để treo vũ khí
và những bộ xương, da thú rừng; trên phên vách giắt các loại lông chim đẹp
và sừng thú quý - sản phẩm săn bắn của dân làng.
Cùng tính chất như nhà rông là nhà gươi của dân tộc Cơ Tu.
2.6. Nhà mả (mồ) Tây Nguyên
Làm nhà mả /mồ của một số dân tộc Tây Nguyên, tiêu biểu là người Ba
Na, người Gia Rai, và người Ê Đê là một việc làm lớn, quan trọng.
Cơ sở dẫn đến việc làm nhà mồ là từ niềm tin của các dân tộc rằngngưòi
chết sẽ vĩnh viễn đi về thế giới của mình ở rất xa, không còn liên qua gì đến
người sống nữa. Nhưng khi còn sống, họ đã gắn bó mật thiết với gia đình và
cộng đồng, nên khi mới chết, người sống lưu luyến và thương tiếc họ, cho
họ tạm trú trong nhà mả ở nghĩa địa phía tây của làng một thời gian để chăm
sóc người chết một lần cuối. Sau thời gian đó, đồng bào làm lễ 'bỏ mả' để trả
người chết về với tự nhiên, không còn cúng theo nghi lễ thờ phụng tổ tiên.
Nhà mả chỉ có một gian. Mỗi nhà mả là một tổng thể kiến trúc - điêu khắc
- trang trí, bố trí trên một mặt bằng rộng chừng 50m2, theo hướng đông - tây
- hướng quy định cho người chết. Người ta tin rằng với nhà mả đẹp và đầy
đủ tiện nghi, người chết sẽ an tâm và vui vẻ ra đi mà không trở lại quấy rầy
người sống. Tổng thể nhà mả thể hiện tình cảm nhân đạo của cộng đồng, gia
đình giành cho người chết.
II. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA KIẾN TRÚC DÂN GIAN TRUYỀN
THỐNG
1. Khai thác vật tư tại chỗ, sơ chế đơn giản mà hiệu quả cao
Nhà cửa của người Việt Nam dù nhà tranh hay nhà ngói thì vật liệu xây
dựng đều là vật liệu sẵn có trong thiên nhiên. Kiến trúc nhà linh hoạt, chú
trọng nhất là bộ khung nhà sau đó là mái che, nên vật liệu làm những bộ
phận này đều phải qua sơ chế để tăng độ bền của ngôi nhà.
Ngôi nhà không cần đến sự tham gia của kim loại. Khi cần đóng đinh cho
một vài bộ phận, người ta dùng tre già vót nhọn giống đinh sắt; khi cần tháo
dễ dàng và không bị han rỉ.
2. Khai thác và chế ngự thiên nhiên
Khai thác vật liệu làm nhà từ trong thiên nhiên, sơ chế theo kỹ thuật và
kinh nghiệm, đó cũng là bước chế ngự thiên nhiên. Chế ngự thiên nhiên còn
thể hiện ở chỗ phải thích ứng với khí hậu của thiên nhiên - vừa khai thác tối
ưu mặt thuận lợi cũng như hạn chế được nhiều mặt thiệt hại từ thiên nhiên.
điều này trước hết thể hiện ở cấu trúc ngôi nhà. Tiêu chuẩn ngôi nhà Việt
Nam về mặt cấu trúc là nhà cao, cửa rộng. Ngoài ra còn phải tuân theo
những quy định mang tính kiêng cữ.
Một số kiêng cữ phổ biến như xem tuổi chủ nhà, chọn đất và hướng nhà
(Lấy vợ hiền hoà / Làm nhà hướng nam)..., những kiêng cữ khi chọn vật
liệu, những lễ thức từ lúc khởi công cho đến khi vào nhà, tuy mang màu sắc
tín ngưỡng nhưng thể óc thẩm mỹ và nguyện vọng về cuộc sống bình an, no
đủ của người Việt Nam trong ngôi nhà.
3. Cách thức kiến trúc
Được thể hiện bằng cây thước tầm. Đó là một thân tra bổ đôi, dài hơn
chiều cao của cột cái, trong lòng máng vạch những ký hiệu cho phép xác
định kích thước của các bộ phận ngôi nhà. Thước tầm được cấu tạo dùng
chung cho mọi nhà nhưng thước nhà nào chỉ nhà ấy dùng, bởi kích thước
được tính bằng đốt ngón gốc ngón tay út của chủ nhà. Do đó, thuóc tầm còn
là vật xác định quyền sở hữu ngôi nhà của chủ nhân. Chính vì vậy, nó được
gìn giữ cho đến hết đời ngôi nhà.
4. Kiến trúc là cả một tổng thể
Ngôi nhà của người Việt Nam có sự cân đối giữa kiến trúc với môi trường
xung quanh. Một kiến trúc đầy đủ, lý tưởng phải là ''nhà trên ao dưới'', ''nhà
trước vườn sau'', ''nhà có bụi chuối đằng sau, rặng cau đằng trước'', ''có sự
gắn bó nhà ngói cây mít''. Nhà có địa trạch ăn mạch với địa thế để cuộc sống
yên vui. Tuỳ vào thổ cư rộng hay hẹp mà thiên nhiên xung quanh nhà được
sắp xếp hợp lý ''thuận mắt'', vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị thẩm mỹ.
làm cho ngôi nhà trở thành một bộ phận nổi bật của thiên nhiên, tất cả gắn
bó với nhau để phục vụ con người ở mức cao nhất.
Ngôi nhà của người Việt được bố trí theo chiều ngang, xung quanh thông
thoáng, người trong nhà luôn thấy gần gũi với ngoại cảnh. Và không thể
thiếu trong mỗi gia đình là bàn thờ tổ tiên được đặt ở vị trí trang trọng nhất
và thiêng liêng nhất, mà mọi hoạt động đều lấy đó làm trung tâm.
Ngôi nhà của người Việt còn mang ý nghĩa xã hội, phản ánh một quan niệm
thẩm mỹ trong nếp sống nông thôn và xã hội nông nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thu hút giữ chân phát triển doanhnghiệp.pdf