Thông điệp về trẻ em trên báo hình, báo in

- Các chương trình nghiên cứu định kì về hình ảnh trẻ em trên báo chí, về công chúng báo chí để dánh giá hiệu quả của hoạt động báo chí trong các vấn đề liên quan đến trẻ em nếu được thực hiện thường xuyên sẽ cho thấy các đề xuất của công chúng để các cơ quan báo chí điều chỉnh hoạt động nhằm thực hiện tốt vai trò xã hội trong hoạt động báo chí vì các lợi ích cơ bản của trẻ em. - Như đã nói ở đầu bài báo, nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trong tháng 10 năm 1999 trong khuôn khổ hợp tác với AMIC. Thời điểm lựa chọn là ngẫu nhiên. Các kết luận và thảo luận có thể là những gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo. Nó cần được bàn luận. Mong có sự cộng tác của các nhà chuyên môn.

pdf14 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thông điệp về trẻ em trên báo hình, báo in, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 2 (78), 2002 39 Thông điệp về trẻ em trên báo hình, báo in1 Mai quỳnh nam I. Dẫn nhập ãPhân tích thông điệp báo chí là một h−ớng nghiên cứu rất đ−ợc coi trọng. Nó cho thấy các hiện t−ợng, các sự kiện xã hội và những tác động xã hội chi phối các hiện t−ợng, sự kiện xã hội diễn ra vào một giai đoạn nào đó. Ngay từ năm 1910, trong luận chứng về nghiên cứu truyền thông đại chúng, M.Weber đã đề cập vấn đề này. Tính đặc thù của ph−ơng pháp phân tích thông điệp báo chí là việc nghiên cứu cho thấy ý nghĩa của thông điệp, tần số, diện tích của những nội dung trình bày ở dạng cố định hóa trong các văn bản, ảnh... ở báo in, hoặc các hình ảnh, màu sắc, âm thanh, băng chữ ... ở báo hình.... Nhiệm vụ cơ bản của ph−ơng pháp phân tích thông điệp báo chí là cần thể hiện quan hệ của thông điệp với thực tế ngoài thông điệp đã sản sinh ra thông điệp. H−ớng thông điệp về trẻ em trên báo hình, báo in cũng nhằm vào mối quan tâm đó. Việc nghiên cứu còn cho thấy động cơ, mục đích của nhà truyền thông đối với các sự kiện xã hội đ−ợc phản ánh trong báo chí để trình bày với công luận. ãNhững ph−ơng châm, nguyên tắc đ−a tin về những vấn đề liên quan đến trẻ em đ−ợc xác định: các tổ chức truyền thông cần phải coi mọi vi phạm các quyền của trẻ em, các vấn đề có liên quan đến sự an toàn, tính riêng t−, an ninh, giáo dục, sức khỏe, phúc lợi xã hội của trẻ em và phê phán các hình thức bóc lột đối với trẻ em là những vấn đề quan trọng. Những vấn đề này cần đ−ợc phản ánh trên báo chí nhằm đảm bảo các lợi ích xã hội cơ bản của trẻ em. Những ph−ơng châm đ−ợc Liên đoàn quốc tế các nhà báo đề ra đ−ợc coi là quy tắc ứng xử, tiêu chuẩn nghề nghiệp của nhà báo đ−ợc áp dụng rộng rãi trên thế giới và nó có ảnh h−ởng quan trọng trong hoạt động truyền thông theo tinh thần của Công −ớc quốc tế về quyền trẻ em. Các tiêu chuẩn chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp đặt ra cho ng−ời làm báo trong việc thông tin về trẻ em đ−ợc Liên đoàn quốc tế các nhà báo đề xuất là phù hợp với tinh thần cơ bản của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật báo chí và Quy định về đạo đức nghề nghiệp của các nhà báo Việt Nam. 1 Tác giả trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp: Nguyễn An Tâm, Đặng Bảo Khánh, Nguyễn Ngọc Hải, Đinh Ph−ơng Thảo, Đỗ Hồng Quyên (Viện Xã hội học) đã nhiệt tình cộng tác trong việc chuẩn bị t− liệu để tác giả hoàn thành bài viết này. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Thông điệp về trẻ em trên báo hình, báo in 40 Sự phân tích d−ới đây h−ớng tới việc xác định các vấn đề liên quan đến trẻ em đ−ợc thể hiện ở báo hình, báo viết dựa vào các nguyên tắc nói trên đ−ợc thể hiện trong việc đ−a tin về các vấn đề liên quan đến trẻ em. ãBài báo này là một phần kết quả nghiên cứu phân tích quốc tế về "Hình ảnh trẻ em trên báo chí" do Trung tâm truyền thông ASIAN (AMIC) phối hợp với Viện Xã hội học thực hiện năm 1999. Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã: - Quan sát các thông điệp về trẻ em đ−ợc thông báo trong tháng 10 năm 1999 trên 10 tờ báo: Nhân Dân, Sài Gòn giải phóng, Hà Nội mới, Thanh niên, Lao động, Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, An ninh Thủ đô, Pháp luật và trên 2 đài truyền hình: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội. - Phỏng vấn sâu 5 tr−ờng hợp gồm các nhà báo đang hoạt động quản lý báo chí và cán bộ quản lý nhà n−ớc. - Phỏng vấn 1 nhóm các nhà báo làm việc tại các cơ quan báo chí đ−ợc chọn để quan sát. - Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi với sự tham gia nghiên cứu của 200 ng−ời đ−ợc hỏi, tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Các cuộc phỏng vấn cũng đ−ợc thực hiện trong tháng 10 năm 1999. II. Báo hình, báo in và việc đ−a tin về các vấn đề liên quan đến trẻ em Các số liệu cho biết: tính đến tháng 5 năm 1999 cả n−ớc có 490 cơ quan báo chí, 177 báo, 313 tạp chí với 645 ấn phẩm, hàng năm xuất bản 550 triệu bản, mức h−ởng thụ bình quân 7,07 bản/ng−ời/năm. Cả n−ớc có 1 Đài truyền hình quốc gia; 3 đài truyền hình khu vực ở Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ; 61 đài phát thanh, truyền hình của thành phố và tỉnh. Việc phủ sóng và truyền hình rất đ−ợc coi trọng. Hiện nay có khoảng 60% dân số đ−ợc xem truyền hình. Cuối năm 1999, có 10 đầu báo dành cho thiếu niên nhi đồng đăng kí ở hệ thống phát hành báo chí Trung −ơng: Khăn quàng đỏ, Mực tím, Thiếu niên tiền phong, Thiếu nhi dân tộc, Hoa học trò, Nhi đồng, Họa mi, Nhi đồng c−ời vui, Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh, Nhi đồng màu thành phố Hồ Chí Minh.2 Mặc dù số đầu báo dành cho trẻ em đã tăng lên, đến nay cũng chỉ chiếm 2,5% số loại và 5,5 % số bản đang l−u hành. Đây là số l−ợng thấp khi so với gần 40% số dân là trẻ em. Việc cung cấp các thông tin liên quan đến trẻ em thể hiện mối quan tâm của 2 Trong bài, chúng tôi chỉ quan sát và phân tích các thông điệp về trẻ em trên báo hình, báo in. Chúng tôi ch−a có điều kiện quan sát và phân tích các thông điệp về trẻ em trên báo nói. Chúng tôi cũng ch−a bàn đến các thông điệp về trẻ em trên báo in dành cho trẻ em. Mong rằng vấn đề ấy sẽ đ−ợc bổ sung trong những ch−ơng trình nghiên cứu tiếp theo. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Mai Quỳnh Nam 41 xã hội đối với những vấn đề có liên quan đến trẻ em. Việc mô tả hình ảnh trẻ em trên các kênh truyền hình, các tờ báo mà chúng tôi đã quan sát đ−ợc trong tháng 10 năm 1999 cho thấy rõ điều này. Với một cách nhìn bao quát, có thể nói tất cả các vấn đề căn bản của đời sống xã hội nh− chính trị, kinh tế, văn hóa đều liên quan đến trẻ em và đều đ−ợc thể hiện trên báo hình, báo in với các mức độ khác nhau. Tháng 10 năm 1999 là tháng ở Việt Nam vừa kết thúc "Tháng an toàn giao thông” và là tháng mở đầu cho việc thực hiện một tuần làm việc 40 giờ. Việc quan sát Đài truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình Hà Nội cho thấy: ngay từ ngày đầu tháng 10, đài truyền hình đã đ−a tin tổng kết "Tháng an toàn giao thông" trong đó ng−ời xem thấy sự tham gia giao thông của trẻ em trên kênh rạch miền Nam. Thông điệp cho thấy việc tổ chức cho các em tham gia giao thông một cách an toàn đang cần sự quan tâm của các tổ chức xã hội, của các thầy cô giáo và các bậc cha mẹ. Cũng trên ch−ơng trình phát hình ngày 1 tháng 10, Đài truyền hình Hà Nội đã phát phóng sự “Tuần làm việc 40 giờ và vấn đề khám chữa bệnh cho các bệnh nhân nhỏ tuổi". Hình ảnh đ−ợc truyền đi cho thấy: yêu cầu tăng c−ờng các ca trực vào ngày nghỉ trở thành một vấn đề hết sức cần thiết nhằm thực hiện việc khám chữa bệnh cho các em, nhất là việc giải quyết các ca cấp cứu. Việc quan sát 10 tờ báo: Nhân Dân, Sài Gòn giải phóng, Hà Nội mới, Thanh niên, Lao động, Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, An ninh Thủ đô, Pháp luật cho thấy: Về số l−ợng: tờ báo có nhiều bài liên quan đến trẻ em nhất trong tháng 10 là báo Sài gòn Giải phóng. Báo đã đăng 52 bài và tin về trẻ em và liên quan đến trẻ em (chiếm 3,78%) tổng số 1375 bài và tin, 13 ảnh về trẻ em và liên quan đến trẻ em (chiếm 2,47%) tổng số 526 ảnh . Về vị trí: có 12 bài và tin liên quan đến trẻ em (chiếm 8%) đăng ở trang 1 tại các tờ báo đ−ợc quan sát. Báo Nhân Dân, đăng 1 bài xã luận ở trang 1 số ra ngày 14 tháng 10 năm 1999 về: "Phòng chống suy dinh d−ỡng trẻ em”. Về thể loại: phóng sự tỏ rõ −u thế trong việc thể hiện các nội dung liên quan đến trẻ em (chiếm khoảng 25% số bài và ảnh). Về trang mục: một số tờ báo có mở chuyên mục đăng các bài liên quan đến trẻ em. Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh có chuyên mục “Suy nghĩ của con”. Báo Phụ nữ Việt Nam có chuyên mục “Mẹ kể con nghe”. Báo Sài Gòn giải phóng có một trang dành riêng cho thiếu nhi, trong đó phần văn nghệ dành cho các em chiếm tỷ lệ đáng kể. Việc quan sát Đài truyền hình Trung −ơng và Đài truyền hình Hà Nội cho thấy: hai đài trên có nhiều ch−ơng trình dành cho các em và liên quan đến các em nh−: ở nhà chủ nhật, Giáo dục mầm non, Ca nhạc thiếu nhi, Ngôi nhà tuổi thơ, V−ờn cổ tích, Kính vạn hoa, Đ−ờng lên đỉnh Olympia, Khoa học vui. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Thông điệp về trẻ em trên báo hình, báo in 42 Đài Truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình Hà Nội có ch−ơng trình dành cho các bậc cha mẹ và những ng−ời yêu trẻ. Đó là hai ch−ơng trình “Vì trẻ em Việt Nam” (của Đài truyền hình Việt Nam ) và “ Vì trẻ em Hà Nội" (của Đài truyền hình Hà Nội). Về thời l−ợng: trong tháng 10 năm 1999, Đài truyền hình Việt Nam đã thông báo các ch−ơng trình liên quan đến trẻ em với thời l−ợng phát sóng là 5.185 phút, chiếm 6,3% tổng thời l−ợng phát sóng. (Xem biểu đồ 1) Biểu đồ 1: Thời l−ợng phát sóng về các ch−ơng trình liên quan đến trẻ em của Đài truyền hình Việt Nam, tháng 10 năm 1999 6.30% 93.70% Cũng trong tháng 10 năm 1999, Đài truyền hình Hà Nội đã thông báo các ch−ơng trình liên quan đến trẻ em với thời l−ợng phát sóng là 3.959 phút, chiếm 11,5% tổng thời l−ợng phát sóng (Xem biểu đồ 2). Biểu đồ 2: Thời l−ợng phát sóng về các ch−ơng trình liên quan đến trẻ em của Đài truyền hình Hà Nội, tháng 10 năm 1999 11.50% 89.50% Có lẽ vì thời điểm chúng tôi quan sát các tờ báo vào tháng 10 nên ít thấy các bài tổng kết có tính chất đánh giá về các vấn đề liên quan đến trẻ em. Chỉ có 2 bài có tính chất tổng kết và đánh giá. Hai bài đó đều thuộc về chủ đề dinh d−ỡng trẻ em, vì tháng 10 đ−ợc chọn là “Tháng chống suy dinh d−ỡng trẻ em". Một bài là: "Kết quả điều tra tỷ lệ suy dinh d−ỡng của trẻ em d−ới 5 tuổi năm 1999" của Viện Dinh d−ỡng đăng ở báo Phụ nữ Việt Nam ngày 25 tháng 10 năm 1999 và một bài khác “Để đến năm 2000, tỷ lệ suy dinh d−ỡng trẻ em chỉ còn d−ới 30%" của giáo s− Từ Giấy, ở báo Nhân Dân số ra ngày 3 tháng 10 năm 1999. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Mai Quỳnh Nam 43 Cần l−u ý là: các bài, tin và ảnh và liên quan đến trẻ em nói trên đây, từ việc quan sát 10 tờ báo và 2 đài truyền hình trong tháng 10 năm 1999, ch−a tính đến các mục quảng cáo, ch−ơng trình phim hoạt hình, phim truyện. Bằng việc cung cấp các tin tức liên quan đến trẻ em, các ph−ơng tiện báo hình, báo in đã thể hiện các quyền cơ bản của trẻ em nh− quyền đ−ợc học tập, đ−ợc vui chơi, đ−ợc bảo vệ, đ−ợc chăm sóc, đ−ợc bày tỏ ý kiến. Những nội dung này h−ớng tới các lợi ích cơ bản của trẻ em để tác động đến các tổ chức, các đoàn thể xã hội, đến các bậc cha mẹ và những ng−ời yêu trẻ nhằm thực hiện các quyền nói trên của trẻ em. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi theo đề nghị của AMIC đ−ợc tiến hành tháng 10 năm 1999 tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội với sự tham gia của 200 ng−ời đ−ợc hỏi cho biết: vấn đề thiếu niên, nhi đồng đã tạo nên sự quan tâm của 47,5% số ng−ời đ−ợc hỏi. (59% số ng−ời đ−ợc hỏi quan tâm đến vấn đề phụ nữ, tỷ lệ này đối với vấn đề thanh niên là 46,5% và vấn đề ng−ời già là 40,5%). Các con số thống kê cũng cho thấy: 72% số ng−ời đ−ợc hỏi nói là Đài truyền hình Trung −ơng “rất có ý nghĩa” đối với họ trong việc cung cấp các thông tin liên quan đến trẻ em, sau đó là Đài truyền hình Hà Nội: 53,5%. Có 39% số ng−ời đ−ợc hỏi nói là các báo trung −ơng "rất có ý nghĩa” trong việc cung cấp các thông tin liên quan đến trẻ em. Tỷ lệ này dành cho các báo của thành phố Hà Nội là 27% (Xem biểu đồ 3). Biểu đồ 3: Sự đánh giá của công chúng ở mức độ "rất có ý nghĩa" đối với họ trong việc cung cấp thông tin liên quan đến trẻ em dành cho Đài truyền hình Trung −ơng, báo của Trung −ơng và Đài truyền hình Hà Nội, báo của Hà Nội 72.00% 39% 53.50% 27% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00% Trung −ơng Hà Nội Đài truyền hình Báo Nghiên cứu của chúng tôi cũng h−ớng tới việc tìm hiểu ý kiến của những ng−ời đ−ợc hỏi về sự nhận diện của họ đối với Ch−ơng trình truyền hình Vì trẻ em Việt Nam đ−ợc phát 20 phút vào tối thứ bảy hàng tuần từ 20 giờ trên sóng của Đài truyền hình Việt Nam. Kết quả nh− sau: - Tuyên truyền Công −ớc về quyền trẻ em: 64% Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Thông điệp về trẻ em trên báo hình, báo in 44 - Bảo vệ quyền lợi của thiếu niên nhi đồng: 60% - Phản ánh kịp thời các hoạt động chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng: 58,5% - Nêu những hoàn cảnh thiếu niên nhi đồng đang gặp khó khăn cần đ−ợc giúp đỡ: 54% - Ch−ơng trình cung cấp các thông tin về tình hình trẻ em ở Việt Nam và trên thế giới: 51% Các số liệu nói trên cho thấy sự nhận diện về những nội dung đ−ợc truyền đi từ Ch−ơng trình truyền hình Vì trẻ em Việt Nam của Đài truyền hình Việt Nam qua ý kiến của những ng−ời đ−ợc hỏi là phù hợp với mục tiêu cung cấp thông tin của ch−ơng trình này. Nhận xét về nội dung thông tin đ−ợc phát trên Ch−ơng trình truyền hình Vì trẻ em Việt Nam của Đài truyền hình Việt Nam, nhà báo V.V.D - phóng viên Ch−ơng trình truyền hình Vì trẻ em Việt Nam, chuyên viên truyền thông của ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam cho biết: “Chúng tôi đã làm đ−ợc khá nhiều việc, và dù sao ch−ơng trình của chúng tôi ít nhiều góp tiếng nói để cho mọi ng−ời hiểu thêm quyền của trẻ em, giúp cho mọi ng−ời thấy rõ trách nhiệm của ng−ời lớn đối với trẻ em... Nói chung, chúng tôi đã đạt đ−ợc mục tiêu mà ch−ơng trình đặt ra nhằm làm tạo nên nhận thức ở các cấp lãnh đạo, ở mọi ng−ời dân nhằm thực hiện những chính sách của Đảng và Nhà n−ớc đối với lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em” (Bản ghi phỏng vấn nhà báo V.V. D).3 Nhận xét về các nội dung liên quan đến trẻ em, ông L.X.Đ, cán bộ quản lý ở Vụ thanh thiếu niên nhi đồng thuộc ủy ban Giáo dục, Văn hóa, Thanh thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho biết: “ Trên ti vi bây giờ các ch−ơng trình dành cho trẻ em khá phong phú. Các hoạt động vui chơi, học tập của các em đều đ−ợc báo chí quan tâm tới. Báo chí cũng đề cập tới vấn đề Quyền trẻ em, tuyên truyền cho Tháng hành động vì trẻ em. Nhất là sau khi Việt Nam ký Công −ớc Quyền trẻ em và ban hành Luật chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em thì hoạt động truyền thông càng đ−ợc quan tâm hơn. Việc phổ biến quyền trẻ em đã trở thành một nội dung cơ bản trong các ch−ơng trình truyền thông đại chúng". (Bản ghi phỏng vấn sâu ông L.X.Đ). Ông L.X.Đ có nhận xét: “Nói chung các ch−ơng trình thuộc về lĩnh vực xã hội thì phong phú, nh−ng các ch−ơng trình thuộc lĩnh vực tự nhiên, khoa học kĩ thuật, công nghệ thì tôi thấy còn ít. Những ng−ời làm công tác truyền thông cần phải tính toán và có sự điều chỉnh những nội dung này sao cho hợp lý. Bởi vì thời đại ngày nay, khoa học công nghệ tiến nhanh. Rất cần cho các em biết những nội dung này". (Bản ghi phỏng vấn sâu ông L.X.Đ). Sự phân tích trên cho thấy các mặt tích cực trong việc cung cấp các nội dung 3 Xem: Mai Quỳnh Nam: Báo cáo phân tích kết quả nghiên cứu xã hội học về hiệu quả của tờ báo Thiếu nhi dân tộc, Tạp chí Vì trẻ thơ và Ch−ơng trình truyền hình Vì trẻ em Việt Nam do UNICEF, Trung tâm nghiên cứu và t− vấn về phát triển phối hợp thực hiện 1998. tr.35. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Mai Quỳnh Nam 45 thông tin liên quan đến các vấn đề trẻ em mà chúng tôi quan sát đ−ợc trên báo hình, báo in trong tháng 10 năm 1999 và những đánh giá tích cực của công chúng báo chí, của những nhà quản lý về vấn đề này. Mặt khác, cũng cần nhận thấy: các yếu tố th−ơng mại hóa, bạo lực trong một số nội dung thông tin xuất hiện trên báo chí gây ảnh h−ởng tiêu cực đối với công chúng, đặc biệt là đối với công chúng trẻ em. Hiện nay, truyền hình ở Việt Nam có chiếu khá nhiều phim n−ớc ngoài, trong đó có một số hình ảnh không phù hợp với lối sống của ng−ời dân Việt Nam. Nhiều ng−ời xem tỏ ra không hài lòng về việc đó. III. Cách đ−a tin trên báo hình, báo in về các vấn đề liên quan đến trẻ em Việc quan sát 10 tờ báo và 2 đài truyền hình trong tháng 10 năm 1999 cho thấy: các bài và tin đều có đ−ợc tính chính xác, nghĩa là nó dựa trên các sự kiện có thật, gắn với thời gian, địa điểm cụ thể, sự việc đ−ợc nêu ra có thể kiểm tra đ−ợc trong thực tế. Báo Pháp luật (1/10/1999) in bài ”Vấn đề khai sinh của trẻ em miền núi”. Bài báo đã đ−a ra đ−ợc các con số cụ thể về tình trạng trẻ em không đ−ợc làm giấy khai sinh ở tỉnh Sơn La. Vào năm 1998, tại xã Huổi Muột (huyện Sông Mã) chỉ có 7,7% trẻ em sinh ra có đăng kí khai sinh. Tại xã Tà Mộc (huyện Mai Sơn) tỷ lệ này là 15,2%. Bài báo đã dẫn lời của bà L−ơng Thu Minh, Phó giám đốc Sở T− pháp Sơn La về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em không đ−ợc đăng kí khai sinh. Theo bà Minh thì điều kiện giao thông và trình độ dân trí thấp đã ảnh h−ởng nhiều đến tình trạng này. Bài báo l−u ý rằng trong 201 xã của tỉnh chỉ có 1 cán bộ hộ tịch với trình độ trung cấp pháp lý. Từ tình hình trên bài báo đề ra các giải pháp để khắc phục tình trạng không đăng kí khai sinh của trẻ em miền núi. Ch−ơng trình truyền hình Nhân đạo của Đài truyền hình Việt Nam th−ờng đ−a các tin và các địa chỉ cụ thể về hoàn cảnh các em gặp khó khăn, nghèo đói, dị tật và kêu gọi các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm giúp đỡ. Tính chính xác, cụ thể của tin và bài là những nguyên nhân dẫn đến thành công của ch−ơng trình này. Nhìn một cách bao quát, có thể nói: việc thông báo các tin tức liên quan đến trẻ em trên 10 tờ báo và 2 đài truyền hình mà chúng tôi chọn để quan sát trong tháng 10 năm 1999 có đ−ợc trình bày rõ ràng, cách thể hiện phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, điều này rất đáng đ−ợc quan tâm, vì báo chí không chỉ có chức năng cấp thông tin mà nó còn là ph−ơng tiện để duy trì nền văn hóa. Vấn đề ấy càng có ý nghĩa khi các kênh truyền thông, đặc biệt là truyền hình và internet ngày càng đ−ợc nhiều ng−ời sử dụng. Tuy vậy, những ng−ời hoạt động truyền thông cũng bày tỏ sự phàn nàn của họ đối với một số thông tin quảng cáo. Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, nhà báo P.C.T, Tr−ởng ban biên tập báo Pháp luật có nhận xét: ”Quảng cáo có mặt hay nh−ng cũng có cái làm ch−a tốt. Ví dụ quảng cáo bao cao su OK. Trẻ con hỏi nhà vô địch là gì hả bố ? Thật khó trả lời. Việc quảng cáo Pluzz có một em bé tham gia. Quảng cáo này mang tính giật gân, dựa vào yếu tố kì dị. Cách quảng cáo nh− vậy hấp dẫn trẻ con nh−ng ch−a chắc đã có lợi cho các em. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Thông điệp về trẻ em trên báo hình, báo in 46 Ng−ời làm quảng cáo mới chỉ chú ý đến yếu tố th−ơng mại mà ch−a chú ý đến yếu tố giáo dục”. (Bản ghi phỏng vấn sâu nhà báo P.C.T). Một trong bốn nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ Công −ớc về quyền trẻ em là những lợi ích tốt nhất của các em phải đ−ợc quan tâm đầu tiên trong mọi hành động liên quan đến trẻ em. Nguyên tắc này đ−ợc Liên đoàn quốc tế các nhà báo cụ thể hóa thành ph−ơng châm xem xét hậu quả của sự xuất bản bất cứ một tài liệu nào có liên quan đến trẻ em cần phải đặc biệt l−u ý đến việc làm giảm thiểu các mối hại đối với trẻ em. Trong bài báo “Vì sao nhiều học sinh ở Bình Định bỏ học", đăng trên báo Thanh niên, tác giả Huỳnh Thúc Giáp đ−a ra tỷ lệ bỏ học của trẻ em Bình Định trong các năm gần đây và phân tích các tác động kinh tế - xã hội đối với tình trạng nói trên. Tác giả cũng đã kiến nghị những biện pháp cụ thể và xác định vai trò của ngành giáo dục đào tạo, của các cấp có thẩm quyền ở tỉnh Bình Định về tình trạng có nhiều học sinh bỏ học. Cách đặt vấn đề nh− vậy là phù hợp với tinh thần và nguyên tắc của việc đ−a tin về các vấn đề liên quan đến trẻ em đ−ợc Liên đoàn quốc tế các nhà báo đề xuất là các cơ quan truyền thông không nên chỉ xem xét và đ−a tin liên quan đến trẻ em theo cách chỉ nhằm mô tả các sự kiện mà nên đ−a tin về quá trình và xu h−ớng diễn biến của sự kiện. Việc đ−a tin về các vấn đề liên quan đến lợi ích của trẻ em trên các tờ báo đ−ợc lựa chọn để quan sát trong tháng 10 rất phong phú. Tình trạng cha mẹ bỏ rơi con cái, con cái không đ−ợc bảo vệ và chăm sóc thể hiện ở bài “Phiên tòa đầy n−ớc mắt" của tác giả Thu Ph−ơng, báo Pháp luật, ngày 27 tháng 10 năm 1999. Quyền đ−ợc chăm sóc sức khỏe của các em thể hiện ở bài “Hãy giữ lấy đôi mắt trẻ thơ” của tác giả Cẩm Bình, báo Hà Nội mới, ngày 23 tháng 10 năm 1999. Yêu cầu làm tốt hơn nữa các dịch vụ xã hội cho các em đã đ−ợc phản ảnh trong bài "Cổng tr−ờng sắp thành Trung tâm th−ơng mại” của tác giả Vinh H−ơng, báo An ninh Thủ đô ngày 24 tháng 10 năm 1999, v.v... Nguyên tắc bảo đảm những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải đ−ợc quan tâm đầu tiên trong mọi hành động liên quan đến trẻ em cũng đã đ−ợc thể hiện trong việc đ−a tin về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. Trong việc đ−a tin về việc trẻ em bị lạm dụng tình dục, thái độ của các nhà báo là lên án hiện t−ợng này, việc cung cấp tin tức về nạn nhân cũng đ−ợc cân nhắc nhằm đảm bảo lợi ích lâu dài cho các em rơi vào tình trạng đó. Tuy vậy, trong bài “Im lặng hay lên tiếng” viết về việc xâm hại tình dục trẻ em trên báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh ngày 9 tháng 10 năm 1999, Tác giả Ngọc Chiêu cũng nêu lên những sự việc có thật trong việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại tình dục. Bài báo viết: "Ai cũng biết tác dụng của việc đ−a ra công luận xét xử hàng chục vụ án tử hình về tội hiếp dâm trẻ em trong thời gian vừa qua. Thế nh−ng khi đ−a ra xét xử công khai hoặc t−ờng thuật trên báo cần tránh làm tổn th−ơng thêm cho tâm hồn trẻ thơ và t−ơng lai của các cháu bị hại. Đã có tr−ờng hợp ng−ời mẹ của nạn nhân phải kêu lên “Tôi lạy mấy cô, mấy cậu để con tôi đ−ợc yên. Đem sự thực ra ánh sáng kiểu này không khác nào phải chịu nhục thêm một lần nữa”. Công −ớc quốc tế về quyền trẻ em quy định: trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Quyền này đã đ−ợc Liên đoàn quốc tế các nhà báo tôn trọng và đề ra thành ph−ơng châm, nguyên tắc trong hoạt động truyền thông liên quan đến trẻ em là Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Mai Quỳnh Nam 47 “Giành cho trẻ em quyền đ−ợc tiếp cận các thông tin để phát biểu ý kiến của các em, không có sự xúi dục nào”. Sự tham gia truyền thông của các em là để các em có dịp nói với nhau về những vấn đề các em cùng quan tâm và tạo nên ảnh h−ởng từ các em đối với các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo, các tổ chức xã hội. Cuộc thi “Gia đình và ng−ời công dân tí hon của Đài truyền hình Việt Nam phát trên kênh VTV2 là một cách làm tốt thể hiện ph−ơng châm, nguyên tắc ấy. Cuộc thi đ−ợc thực hiện tại Cục quản lý trại giam C26, với sự tham gia của các gia đình gồm có các ông bố, các bà mẹ công tác tại đây và con cái họ. Mặc dù công việc của họ vất vả, nh−ng trong cuộc thi, ng−ời xem đã gặp họ trong vai trò là những ng−ời bố, ng−ời mẹ có kiến thức và ph−ơng pháp nuôi dạy con. Tại đây, các con của họ cũng có cơ hội bộc lộ trí thông minh và chủ động bày tỏ ý kiến của các em thông qua các phần thi, các tiểu phẩm ngắn nh−: Học với con, Gia đình ngày chủ nhật, Một ngày của bé, Giúp mẹ ngày nghỉ... Trong 8 bậc thang về sự tham gia của các em vào hoạt động truyền thông: 1/ Bị lợi dụng, 2/ Trang trí, 3/ T−ợng tr−ng, 4/ Đ−ợc phân công nh−ng đ−ợc chỉ dẫn, 5/ Đ−ợc tham gia bàn bạc và đ−ợc chỉ dẫn, 6/ Ng−ời lớn đề xuất và chia sẻ quyết định với trẻ em, 7/ Trẻ em đề x−ớng và thực hiện, 8/ Trẻ em đề x−ớng và chia sẻ quyết định với ng−ời lớn, thì sự tham gia của trẻ em trong hoạt động truyền thông trên báo hình, báo in mà chúng tôi quan sát thấy trong thời gian nghiên cứu, th−ờng đ−ợc thể hiện ở bậc thang 4 và 5. Cách làm của Tạp chí Vì trẻ thơ có thể là một kinh nghiệm tốt về vấn đề này. Tạp chí Vì trẻ thơ có sáng kiến tổ chức diễn đàn Vì trẻ thơ. Nhờ đó cơ chế giao tiếp gián tiếp của công chúng với các nội dung thông điệp d−ới dạng bản in đ−ợc bổ sung bằng hoạt động giao tiếp trực tiếp với công chúng để bạn đọc hiểu hơn về tạp chí, qua đó nhằm tăng c−ờng hiệu quả xã hội của Tạp chí Vì trẻ thơ. Diễn đàn góp tiếng nói để các cấp, các ngành ở địa ph−ơng hiểu đ−ợc những vấn đề bức xúc đang đ−ợc các em quan tâm. Ví dụ, tại Nam Định, diễn đàn đ−ợc tổ chức ở một tr−ờng phổ thông cơ sở trong tình trạng tr−ờng này có thể phải dời đi để lấy mặt bằng làm việc khác. Diễn đàn có sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của tỉnh: các em đã nói về các em và nói với ng−ời lớn những nguyện vọng của mình. Tại diễn đàn này, ông Bí th− Tỉnh ủy và ông Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết định ngay là tr−ờng không phải dời đi nữa.4 Về việc tránh làm các ch−ơng trình, các hình ảnh và các thông tin có hại cho các em trong lĩnh vực truyền thông cũng đ−ợc sự quan tâm của các nhà báo trong hoạt động nghề nghiệp. Việc không sử dụng các hình ảnh trẻ em đ−ợc “tình dục hóa”, các thông tin liên quan đến bạo lực cũng đ−ợc các nhà truyền thông làm giảm thiểu. Tuy vậy, cũng có một số khó khăn ở vấn đề này. Ông P.V.T, nhà quản lý ở Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam có nhận xét nh− sau: 4 Xem: Mai Quỳnh Nam: Báo cáo phân tích kết quả nghiên cứu xã hội học về hiệu quả của tờ báo Thiếu nhi dân tộc, Tạp chí Vì trẻ thơ và Ch−ơng trình truyền hình Vì trẻ em Việt Nam do UNICEF, Trung tâm Nghiên cứu và T− vấn về Phát triển.phối hợp thực hiện 1998. tr.38. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Thông điệp về trẻ em trên báo hình, báo in 48 “ở một số n−ớc ng−ời ta có kênh dành riêng cho trẻ em. Tôi nghĩ là n−ớc ta cũng cần theo xu h−ớng này. Hệ thống truyền thông cho ng−ời lớn không tránh khỏi sự ảnh h−ởng ít nhiều đến việc tiếp nhận thông tin của các em. Việc dùng chung kênh thì sự ảnh h−ởng là đ−ơng nhiên, điều đó khó tránh khỏi. Nh−ng tôi nghĩ trên truyền hình và báo chí không có các thông tin ảnh h−ởng đến các em ở mức độ mà sau đó các em phạm tội cao”. (Bản ghi phỏng vấn sâu ông P.V.T, nhà quản lý ở Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam) Cũng về nội dung này, một biên tập viên làm việc tại Phòng thiếu nhi Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam cho biết: “Có những việc có thể nói là còn thiếu sót, ch−a làm đ−ợc, chẳng hạn vấn đề liên quan đến tình dục và ảnh h−ởng của nó đối với các em. Đối với truyền hình thì việc này làm hơi khó, bên báo làm dễ hơn vì truyền hình th−ờng đi đôi với hình” (Ng−ời số 2, Chị H. A - Tài liệu thảo luận nhóm các nhà báo làm việc ở các cơ quan báo chí đ−ợc chọn để quan sát). Việc thu thập các hình ảnh, tin tức liên quan đến trẻ em cần đ−ợc sự bằng lòng của trẻ em, hay ng−ời chịu trách nhiệm, ng−ời giám hộ hoặc ng−ời chăm sóc các em. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với việc cần phải thẩm tra t− cách của các cá nhân hay tổ chức đại diện cho các quyền lợi của trẻ em. Việc làm này có ý nghĩa quan trọng ở chỗ nó loại trừ sự lợi dụng quyền lợi của trẻ em để thực hiện các mục đích khác. Trong hoạt động báo chí, vấn đề này đã đ−ợc thực hiện chặt chẽ do tính định h−ớng của báo chí và trách nhiệm của Tổng biên tập rất lớn. Chỉ có các tổ chức có đầy đủ lý do pháp lý hoặc tồn tại phù hợp với các giá trị đạo đức, truyền thống đ−ợc nhà n−ớc và nhân dân ủng hộ mới có thể phát biểu hay đại diện cho các quyền lợi của trẻ em trên các ph−ơng tiện truyền thông đại chúng. Hoạt động thẩm tra t− cách của các tổ chức có ý muốn phát biểu hay đại diện cho các quyền lợi của trẻ em cũng phù hợp với tinh thần của Luật Báo chí n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và trở thành một nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của những ng−ời làm báo ở Việt Nam. Những ph−ơng châm và nguyên tắc đ−ợc Liên đoàn báo chí quốc tế đề xuất cần đ−ợc phổ biến rộng rãi và sâu sắc hơn trong giới báo chí để các ph−ơng châm và nguyên tắc đó thực sự có tác dụng bền vững trong thực tế hoạt động báo chí và trở thành th−ớc đo giá trị nghề nghiệp của những ng−ời làm báo. IV. Vấn đề trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên báo hình, báo in Việc chọn vấn đề trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đ−ợc thông báo trên báo hình, báo in để quan sát và phân tích vì các lý do sau đây: Số l−ợng các bài viết về trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chiếm tỷ lệ cao nhất (19%) trong số bài và tin liên quan đến trẻ em mà chúng tôi đã quan sát trong tháng 10 ở những tờ báo đ−ợc lựa chọn. Thông báo của Hội đồng chấm giải dành cho các tác phẩm báo chí viết về trẻ em năm 1999 cho biết: vấn đề trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong tổng số bài và tin liên quan đến trẻ em. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Mai Quỳnh Nam 49 Công −ớc quốc tế về Quyền trẻ em rất quan tâm đến các em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và quan niệm rằng các em này cần đ−ợc bảo vệ đặc biệt. Chỉ trong khoảng 10 năm trở lại đây, Quốc hội n−ớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua 19 bộ luật, pháp lệnh với 247 điều trực tiếp liên quan đến quyền của trẻ em và trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên các lĩnh vực pháp lý, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là những em tàn tật, trẻ em đ−ờng phố, trẻ em mại dâm, trẻ em dân tộc ít ng−ời hay bản địa, trẻ em tỵ nạn, trẻ em làm trái pháp luật, trẻ em trong các xung đột vũ trang. Các vấn đề cấp bách mà các em này đang gặp phải nh− lao động c−ỡng bức, trẻ em bị giết hại, mất tích, bị giam giữ, bị bắt vào lính, bị bóc lột tình dục, bị buôn bán, bị đ−a ra n−ớc ngoài, trẻ em nghiện hút đều đ−ợc Công −ớc quốc tế về quyền trẻ em đặc biệt chú ý. Hiện nay, trong số 29 triệu trẻ em, có khoảng 2,5 triệu trẻ em đặc biệt khó khăn, chiếm 7,6%. Trong đó trên 1,7 triệu trẻ là con em thuộc hộ gia đình đói nghèo, 120.000 trẻ mồ côi, 500.000 trẻ em tàn tật, trên 13.000 trẻ em lang thang. Số trẻ em là nạn nhân của các tệ nạn xã hội đang tăng nhanh, đặc biệt là các trẻ em có sử dụng chất gây nghiện. Đến nay, trên 4.000 em nghiện hút đã đ−ợc phát hiện. Nhìn chung, số trẻ em đặc biệt khó khăn không những không giảm mà còn có xu h−ớng gia tăng. Chỉ tính riêng thành phố Hà Nội đã có 17.800 trẻ em rơi vào tình trạng đặc biệt khó khăn. ở Việt Nam trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là một khái niệm mới. Các em thuộc bộ phận xã hội này ngày càng đ−ợc chú ý nhiều hơn kể từ khi Việt Nam phê chuẩn Công −ớc quốc tế về quyền trẻ em. Từ năm 1991, các em đã đ−ợc quan tâm và trở thành đối t−ợng cơ bản của các hoạt động hỗ trợ xã hội. “Báo cáo hai năm đầu tiên về thực hiện Công −ớc quốc tế về quyền trẻ em nhấn mạnh rằng: các ph−ơng tiện thông tin đại chúng và những hoạt động hỗ trợ ở các cấp đã nâng cao ý thức của xã hội về những nhu cầu thiết yếu của các trẻ em này”5 Một số vấn đề của trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thể hiện trên 10 tờ báo đ−ợc chọn để quan sát nh− sau: Trẻ em nghèo có các bài: “Trái tim nhỏ học trò nghèo”; “Thêm 300 quyển sách tặng học trò nghèo Mỏ Cày”; “Cậu bé bán bánh mì ở thị trấn Núi Thành” (Báo tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh); “Hết lòng vì trẻ em nghèo”; Hoạt động gây quỹ bảo vệ trẻ em Việt Nam”; “Khám chữa bệnh cho trẻ em nghèo” (Báo Nhân Dân); “Cháu cũng có đủ cả” (Báo Lao động)... Trẻ em tàn tật có các bài: “Giúp trẻ em tàn tật v−ợt khó, học giỏi”; “Em Võ Hà Trung, một tr−ờng hợp cần đ−ợc giúp đỡ” (Báo Lao động); “Mái tr−ờng của trẻ khuyết tật”; “Bé An vào bệnh viện nhi đồng”; “Hãy giúp em bé ng−ời Chàm!” (Báo Sài Gòn giải phóng); “Ngôi tr−ờng đặc biệt” (Báo Nhân Dân); Hai bạn cùng một nỗi lòng” (Báo Phụ nữ Việt Nam) 5 Vũ Ngọc Bình: Những điều cần biết về Quyền trẻ em. Nxb Chính trị Quốc gia , Hà Nội-1997; tr.204 Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Thông điệp về trẻ em trên báo hình, báo in 50 Trẻ em đ−ờng phố có các bài: “Những đứa trẻ cơ nhỡ trên chính quê nhà”; "Lớp học trên bãi rác” (Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh); “Lớp học cho trẻ bụi đời trên Bến Bạch Đằng” (Báo Sài Gòn Giải phóng). Trẻ em lao động sớm có các bài: "Lao động trẻ em - nỗi đau xã hội”. "Những đứa trẻ bị bóc lột sức lao động” (Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh). Trẻ em miền núi, vùng sâu, vùng xa có các bài: "Vấn đề khai sinh của trẻ em miền núi” (Báo Lao động); “Để có một t−ơng lai tốt đẹp cho trẻ em vùng cao” (Báo Phụ nữ Việt Nam) Trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang: có các bài “Một cuộc chiến đã t−ớc đoạt 500 000 sinh mạng trẻ thơ" (Báo tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh); “Chiến dịch cấm sử dụng trẻ em trong quân đội” (Báo Lao động). Trẻ em làm trái pháp luật có các bài: "Phấn đấu đến năm 2000 làm giảm số trẻ em làm trái pháp luật”; ”Tội phạm và những nạn nhân trẻ em” (Báo An ninh Thủ đô); "Triển khai kế hoạch phòng chống tội xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên” (Báo Hà Nội mới). Trẻ em bị xâm hại tình dục có các bài: "Tình trạng xâm phạm tình dục trẻ em gia tăng nghiêm trọng”; ”Bắt giữ một doanh nhân Mỹ quan hệ tình dục với bé gái Việt Nam 13 tuổi” (An ninh Thủ đô). Những bài và tin trên đây cho thấy: Các đối t−ợng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đều đ−ợc báo chí quan tâm. Những thông điệp về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn h−ớng đến việc nói rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn của các em và cách giảm bớt các khó khăn đó, mặt khác nó cũng tạo nên các tác động tâm lý xã hội nhằm khắc phục các định kiến xã hội đối với nhóm các em thuộc đối t−ợng này. Các tin tức và bài đạt đ−ợc tiêu chuẩn về tính chính xác của sự kiện, có địa chỉ cụ thể, các bài về trẻ em trong hoàn cảnh đói nghèo, tật nguyền đ−ợc trình bày gắn với các hoàn cảnh cụ thể, có thông báo nơi ở để ng−ời đọc có điều kiện tìm hiểu, giúp đỡ. Có sự tham gia của trẻ em trong việc cung cấp tin tức Cách đ−a tin và bài trong các tờ báo đã chú ý tới việc giảm thiểu tối đa các tác hại đối với các em, không có các hình ảnh của trẻ em đ−ợc “tình dục hóa”. Việc đ−a tin về các vấn đề liên quan đến trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần l−u ý đến sự cân đối giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Các vấn đề liên quan đến trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở miền núi còn ít đ−ợc bàn tới hơn những vấn đề của nhóm các em này tại khu vực đô thị. Hai tờ báo có sự quan tâm nhiều nhất đến trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là tờ Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh và Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể là, truyền thống làm tốt các công tác xã hội của thành phố Hồ Chí Minh đã ảnh h−ởng đáng kể đến sự quan tâm này. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Mai Quỳnh Nam 51 V. Kết luận và thảo luận - Báo chí thực sự sự quan tâm đến các vấn đề của trẻ em, điều này thể hiện ở việc đ−a tin về các vấn đề liên quan đến trẻ em. Đảng và nhà n−ớc coi trọng vai trò của báo chí trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ thiếu niên nhi đồng và có sự đầu t− cho hoạt động truyền thông về các vấn đề liên quan đến trẻ em. - Hiện thực đời sống của trẻ em đã đ−ợc các nhà báo quan tâm trong việc cung cấp tin tức với mục đích đảm bảo các lợi ích xã hội cơ bản của trẻ em theo tinh thần của Công −ớc quốc tế về quyền trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nhà n−ớc Việt Nam. Các quyền của trẻ em nh− quyền đ−ợc học tập, đ−ợc vui chơi, đ−ợc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, đ−ợc khai sinh đều đ−ợc báo chí bàn đến ở các mức độ khác nhau. - Các bài và tin quan tâm đến vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, của nhà tr−ờng và gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Các điển hình tốt đ−ợc nêu g−ơng để làm theo. Các biểu hiện ch−a tốt cũng đ−ợc nêu lên để rút kinh nghiệm hoặc phê phán. - Công −ớc quốc tế ,các ph−ơng châm và nguyên tắc đ−a tin về các vấn đề có liên quan đến trẻ em đ−ợc Liên đoàn quốc tế các nhà báo đề ra nhằm bảo vệ trẻ em khỏi những ảnh h−ởng độc hại từ truyền thông đại chúng, nhằm thực hiện quyền trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nhà n−ớc Việt Nam đ−ợc lấy làm cơ sở cho việc cung cấp tin tức về các vấn đề liên quan đến trẻ em. - Trong một số tr−ờng hợp, báo hình và báo in còn đ−a các thông tin không hoàn toàn có lợi cho trẻ em. Yếu tố độc hại của thông tin còn xuất hiện trong phim truyện, quảng cáo, thậm chí cả trong cách diễn đạt có tính chất câu khách trong một số bài và tin, đặc biệt là ở các bài liên quan đến vấn đề tình dục, tệ nạn xã hội, bạo lực. - Trên các ch−ơng trình báo hình, báo in, sự tham gia của trẻ em đã đ−ợc chú ý. Hình thức Câu lạc bộ phóng viên nhỏ để tăng c−ờng sự tham gia của các em vào hoạt động báo chí tỏ ra có hiệu quả thiết thực. - Nhà n−ớc cần hình thành chiến l−ợc truyền thông quốc gia, trong đó hoạt động truyền thông cho trẻ em cần đ−ợc ở vị trí −u tiên thích đáng. Cần tăng c−ờng các ch−ơng trình phát cho thiếu nhi ở các đài truyền hình. Số l−ợng báo dành cho thiếu nhi đến nay vẫn còn ít so với số l−ợng trẻ em trong quy mô dân số. Nên sớm hình thành kênh truyền hình dành riêng cho thiếu nhi. - Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động giáo dục Công −ớc quốc tế về quyền trẻ em, Luật chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, báo chí cần quan tâm giáo dục nhiều hơn cho các em về bổn phận và nghĩa vụ đối với gia đình, đối với đất n−ớc. - Sự −u tiên trong việc tổ chức nội dung báo hình, báo in, và cả sự −u tiên trong cơ chế phát hành, điều kiện kỹ thuật cho đối t−ợng công chúng thiếu nhi miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa là rất cần thiết. Việc truyền các thông điệp liên quan đến trẻ em trên truyền hình, báo in bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số nên đ−ợc coi trọng hơn nữa. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Thông điệp về trẻ em trên báo hình, báo in 52 - Nhà n−ớc cần có quy hoạch và ph−ơng thức đào tạo các nhà báo trong việc thông báo các vấn đề liên quan đến trẻ em nhằm cung cấp kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp cho các nhà báo chuyên viết về các vấn đề liên quan đến trẻ em. Các nhà báo cũng cần đ−ợc học tập Công −ớc quốc tế về quyền trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, các ph−ơng châm, nguyên tắc đ−a tin về các vấn đề liên quan đến trẻ em do tổ chức báo chí thế giới đề xuất. - Các ch−ơng trình nghiên cứu định kì về hình ảnh trẻ em trên báo chí, về công chúng báo chí để dánh giá hiệu quả của hoạt động báo chí trong các vấn đề liên quan đến trẻ em nếu đ−ợc thực hiện th−ờng xuyên sẽ cho thấy các đề xuất của công chúng để các cơ quan báo chí điều chỉnh hoạt động nhằm thực hiện tốt vai trò xã hội trong hoạt động báo chí vì các lợi ích cơ bản của trẻ em. - Nh− đã nói ở đầu bài báo, nghiên cứu của chúng tôi đ−ợc tiến hành trong tháng 10 năm 1999 trong khuôn khổ hợp tác với AMIC. Thời điểm lựa chọn là ngẫu nhiên. Các kết luận và thảo luận có thể là những gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo. Nó cần đ−ợc bàn luận. Mong có sự cộng tác của các nhà chuyên môn. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthong_diep_ve_tre_em_tren_bao_hinh_bao_in.pdf