Thờ cúng tổ tiên và các thần che chở gia đình của người Tày Bắc Kạn - Lương Thị Hạnh

Bên cạnh sự phổ biến của miếu thờ thổ thần là sự xuất hiện rải rác của những ngôi đình thờ Thành Hoàng còn gọi là ma làng. Trong quan niệm của người Tày nhiều khi đình còn bao gồm cả đền. Vì vậy, tục thờ Thành Hoàng của người Tày mang ý nghĩa dân gian sâu sắc, nó đa dạng, ngoài thờ Thần Nông, đình còn thờ những người có công khai phá đất đai, lập bản, thờ phúc thần có công dẹp giặc và cả các tà thần khác cầu mong cho bản mường bình yên như: Đình Đông Khăm xã Bằng Phúc thờ hung thần Lương Đình Xe, Lộc Đình Hồi; Đình Nà Ngần xã Thượng Quan thờ Đinh Quang Tương, Chu Quang Hầu là người có công khai phá vùng đất này; Đình xã Cao Kỳ; Đình bản Tầu Đâu xã Cao Thượng thờ thần Dương Tự Minh. Khác với thờ thổ công chỉ cắm hương vào gốc cây hoặc làm miếu nhỏ lợp đôi ba gắp gianh, thì nhà thờ Thành Hoàng thường làm 3 gian, ở nơi cao ráo, xa nhà, có người trông coi thắp hương gọi là Pò Thại. Thực trạng các đình miếu thờ Thành Hoàng ngày nay ở hầu khắp các vùng của tỉnh Bắc Kạn đã đổ nát, chỉ còn lại dấu tích như sân đình, bãi vui chơi, cây đa cổ thụ hoặc một số đoạn tường thành như các đình ở xã Yên Thịnh. Còn việc thờ cúng Thành Hoàng hiện nay gần như đã mất hẳn. Tóm lại; Thờ cúng tổ tiên và các thần che chở cho gia đình của người Tày Bắc Kạn đáp ứng được nhu cầu tâm linh của đồng bào; dân dã mà sâu sắc, sinh động mà quy củ, đơn giản mà bền vững, là sự tưởng nhớ những người có công trong việc tạo lập cuộc sống ngày nay trong mỗi gia đình và làng bản. Đây là nét đẹp trong văn hóa của người Tày Bắc Kạn cần được bảo lưu và gìn giữ

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thờ cúng tổ tiên và các thần che chở gia đình của người Tày Bắc Kạn - Lương Thị Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lƣơng Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 23 - 28 23 THỜ CÖNG TỔ TIÊN VÀ CÁC THẦN CHE CHỞ GIA ĐÌNH CỦA NGƢỜI TÀY BẮC KẠN Lƣơng Thị Hạnh* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thờ cúng tổ tiên của ngƣời Tày là một hoạt động có ý thức của con ngƣời, là tình cảm biết ơn, tƣởng nhớ, hƣớng về cội nguồn quá khứ. Cơ sở của sự hình thành ý thức về thờ cúng tổ tiên là niềm tin rằng linh hồn tổ tiên còn sống cùng với con cháu, có thể che chở và ban phúc cho con cháu. Cho nên, xét về mặt đạo đức, ý thức về tổ tiên mang giá trị nhân văn sâu sắc, nó phát khởi mối thiện tâm ở mỗi con ngƣời trong cộng đồng xã hội. Thờ cúng Tổ tiên là một trong những hình thức tín ngƣỡng chủ đạo không chỉ có ở dân tộc Tày, mà có ở tất cả các tộc ngƣời nƣớc ta, hầu nhƣ không có gia đình nào là không thờ cúng tổ tiên, không thực hành lễ nghi theo tập tục trong gia đình và cộng đồng. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm ngƣời, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của ngƣời Tày nói riêng và ngƣời dân Việt Nam nói chung. Đó là một phong tục đẹp, có tính chất giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Từ khóa: Tổ tiên; thờ cúng; tín ngưỡng; văn hóa; linh hồn; bàn thờ; huyết tộc; kiêng kỵ Thờ cúng tổ tiên là một hiện tƣợng mang tính lịch sử - xã hội, tồn tại phổ biến ở nhiều nƣớc trên Thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặt tốt của việc thờ cúng là nhắc nhở những ngƣời đang sống phải nhớ đến nguồn, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, biết kính trọng, phụng dƣỡng ông bà lúc sinh thời và thờ phụng khi mất. Lâu dần, sự thờ phụng đã trở thành đạo lý, thành lẽ sống, trở thành nét đẹp văn hoá truyền thống của các dân tộc. Song kèm theo nó là sự phiền toái, nặng nề khi mang màu sắc mê tín dị đoan, vụ lợi, ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống của con ngƣời.* Trong quá trình phát triển của lịch sử, khái niệm tổ tiên cũng có sự biến đổi, phát triển. Nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi huyết thống gia đình, họ tộc mà đã mở rộng ra phạm vi cộng đồng xã hội ở ba cấp độ: Quốc gia thì thờ Vua Hùng; làng bản thờ thần Thành Hoàng; gia đình, dòng họ thì thờ tổ tiên. Bài viết này, tác giả chỉ nghiên cứu về ý nghĩa của việc thờ cúng Tổ tiên trong gia đình và các vị thần che chở nhà cửa, làng bản của ngƣời Tày Bắc Kạn, chứ không đi sâu tìm hiểu về nguồn gốc và bản chất của tín ngƣỡng thờ cúng và cũng không có ý định tìm hiểu về đạo thờ Vua Hùng của quốc gia dân tộc. * Tel: 0914 892 999; Email: hanhluongthi4@gmail.com Ngƣời Tày ở Bắc Kạn là tộc ngƣời đã cƣ trú từ lâu đời, lại có số dân đông nhất trong toàn tỉnh, theo điều tra dân số năm 1999, dân tộc Tày có số dân là 149.459 ngƣời, chiếm 54,32% [3, tr.39]. Vì thế, ở vùng này ngôn ngữ Tày cùng với tiếng phổ thông (tiếng Kinh) đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa các dân tộc. Hơn nữa, văn hóa truyền thống của dân tộc Tày lại rất phong phú, đa dạng là nét đặc trƣng cho văn hóa vùng cao Bắc Kạn, Bên cạnh những đặc điểm chung, giống nhau còn có những nét riêng rất độc đáo, chẳng hạn tín ngƣỡng thờ cúng Tổ tiên là một trong những nét riêng độc đáo đó. Theo tập tục của ngƣời Tày, nơi đặt bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng là gian giữa của ngôi nhà với ba hoặc bốn ống hƣơng tùy từng dòng họ, dù bố cục của ngôi nhà 5 gian hay 7 gian, thì gian giữa vẫn là nơi trang trọng nhất; Còn ở ngƣời Hmông thì chỗ thờ cúng tổ tiên luôn nằm ở vách tƣờng (liếp). Nơi thờ làm hết sức đơn giản, thƣờng chỉ là mảnh giấy tiền bằng giấy bản, có hình chữ nhật dán lên vách, liếp thuộc gian giữa của ngôi nhà. Khi cần cúng thì cắm hƣơng xuống đất, đặt mâm cúng ngay chân vách (liếp). Cũng có gia đình gài ống hƣơng vào vách coi là nơi thờ tổ tiên, lại có hộ làm bàn thờ nhƣ ngƣời Tày, Kinh Tuy nhiên, dù bố cục và bài trí bàn thờ tổ tiên giữa các tộc ngƣời có khác nhau, song đều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Lƣơng Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 23 - 28 24 xuất phát từ quan niệm cây phải có gốc, chim phải có tổ, con ngƣời phải có cha mẹ, dòng họ và quê hƣơng. Trong đó dòng họ là yếu tố hàng đầu, tên ngƣời có thể thay đổi, có thể nhiều quê, nhƣng họ thì không thể thay đƣợc, dù có đi làm con nuôi từ bé, khi lớn lên nếu biết đƣợc họ mình thì vẫn phải mang lại họ của mình. Họ chính là nguồn gốc, mỗi dòng họ lại có một nguồn gốc riêng. Do đó, ngƣời Tày thờ cúng dòng họ, chứ không thờ một con ngƣời cụ thể. Vì vậy, nếu trong gia đình có ngƣời thân qua đời, ngƣời ta phải làm đủ các thủ tục, các nghi lễ trong thời gian trở tang, nhƣ cúng 40 ngày, 100 ngày, 1 năm, 3 năm là lễ đoạn tang (thực tế chỉ 2 năm). Theo quan niệm của đồng bào, sau lễ đoạn tang linh hồn ngƣời chết sẽ đƣợc giải thoát khỏi địa ngục để về cõi thiên đƣờng với tổ tiên, vì thế bát hƣơng, bài vị cũng đƣợc nhập chung với bài vị tổ tiên và đƣợc thờ cúng chung ở đó. THỜ CÖNG TỔ TIÊN Theo quan niệm của ngƣời Tày, linh hồn ngƣời đã mất luôn luôn ở trên bàn thờ tổ tiên để đƣợc gần gũi con cháu, để hàng ngày theo dõi và giúp đỡ phù hộ cho con cháu trong việc làm ăn. Do vậy, việc thờ cúng tổ tiên không chỉ thể hiện lòng biết ơn đối với cha ông, với ngƣời đã khuất mà nhiều khi còn là sự cầu mong, sự tạ lỗi, xin tha thứ với tổ tiên. Bởi tổ tiên luôn có sự chi phối đến số phận tốt xấu của con cháu và có những quyền năng khó lƣờng. Vì thế, việc thờ cúng tổ tiên đã đƣợc duy trì qua nhiều thế hệ, chẳng ai bảo ai mà cứ đời đời tiếp nhau thực hiện và trở thành cốt lõi của thuần phong mỹ tục và là hình thức thờ cúng quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của ngƣời Tày. Về nội dung, hình thức và đối tƣợng thờ cúng, cũng có nhiều loại và mức độ thờ cúng khác nhau ít nhiều giữa các dân tộc. Ở ngƣời Tày hình thức thờ cúng chủ yếu là thờ huyết tộc, bên cạnh đó, cũng có một số ít hộ gia đình ngƣời Tày thờ cúng bố mẹ vợ. Các tổ tiên được thờ cúng: - Thờ Tổ tiên theo huyết tộc: Trong mỗi gia đình, việc thờ cúng tổ tiên trƣớc hết có tác dụng củng cố mối quan hệ ruột thịt giữa những ngƣời cùng máu mủ, dân gian có câu “Một giọt máu đào hơn ao nƣớc lã” chính là nói đến mối quan hệ máu mủ, huyết tộc này. Các thế hệ tổ tiên đƣợc thờ phổ biến là 3 đời từ cha mẹ, ông bà, cụ. Theo quan niệm của đồng bào, bố mẹ, ông bà, các cụ là những ngƣời trực tiếp gắn bó nuôi dƣỡng, bảo vệ, phù hộ cho con cháu. Còn các đời, từ đời thứ tƣ trở lên Tổ tiên biến thành thần chăm nom nhà cửa, gia súc, tránh sự thâm nhập của các ma quỷ lạ. Vì thế vào dịp Tết Nguyên Đán ngƣời ta còn làm mâm cúng các vị Tổ tiên này ở ngoài nhà (cúng ở dƣới sàn nhà đồng bào gọi là an làng, để gia súc gia cầm không bị toi dịch), nay nhiều gia đình đã bỏ lệ này. Khi trong nhà có ngƣời thân vừa mới qua đời thì không đƣợc đƣa lên cúng chung với tổ tiên ngay mà phải thờ ở một góc riêng thấp hơn bàn thờ tổ tiên đồng bào gọi là Bài vị (Chòong eng), ngày nay còn có thêm tấm ảnh. Hàng ngày, đến bữa ăn, con cháu xẻ cơm canh đặt lên bàn thờ trong suốt 3 năm hoặc 1 năm, cũng có nơi chỉ thực hiện trong vòng 100 ngày. - Thờ cúng bố mẹ vợ: Việc thờ cúng bố mẹ vợ chỉ là ngoại lệ chứ không phải là thông lệ, thƣờng xẩy ra với những gia đình không có ngƣời nối dõi tông đƣờng, không còn ngƣời thừa tự theo trực hệ dòng cha, thì con gái đã đi lấy chồng, rƣớc tổ tiên bố mẹ về thờ bên nhà chồng. Nhƣng tổ tiên bố mẹ vợ chỉ đƣợc cúng ở gian nhà phụ (có thể góc nhà) chứ không đƣợc thờ chung trong gian chính của gia đình, và không đóng vai trò trung tâm trong nghi lễ thờ cúng của gia đình nữa. Trong việc thờ cúng bố mẹ vợ, thƣờng chỉ thờ cúng có một đời và những nghi lễ thờ cúng cũng phải làm sau việc thờ cúng tổ tiên của gia đình nhà chồng. Vậy, hồn ma tổ tiên trên bàn thờ cƣ ngụ ở đâu? đồng bào cho rằng, hồn ma trú ngụ trong bài vị hoặc bát hƣơng trên bàn thờ hay trên vách thờ một cách chung chung chứ chƣa có biểu tƣợng vật chất cụ thể. Thiết chế bàn thờ: Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên đã thành quy ƣớc trong việc bố trí kiến trúc nhà ở của ngƣời Tày. Trƣớc đây đồng bào chủ yếu ở nhà sàn 5 gian, 7 gian. Dù bố cục nhà theo chiều dọc hay chiều ngang thì tập quán, với số gian nhƣ thế, bao giờ gian giữa cũng là nơi trang trọng nhất, đặt bàn thờ tổ tiên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Lƣơng Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 23 - 28 25 Bàn thờ tổ tiên trong tiếng Tày gọi Choòng ham đƣợc đặt trang trọng tại gian giữa (phần lớn để hƣớng phía trƣớc nhà, cũng có gia đình để phía sau). Trƣớc bàn thờ tổ tiên gian giữa, là nơi tiếp khách nam giới. Từ bàn thờ tổ tiên bao quát mọi hoạt động của con cháu trong nhà, cứ nhƣ tổ tiên vẫn hàng ngày, hàng đời sống cùng con cháu, theo dõi, dẫn dắt mọi công việc làm ăn của con cháu trong nhà. Bàn thờ cúng tổ tiên của ngƣời Tày khá đơn giản, không có hƣớng án sơn son thếp vàng nhƣ ngƣời Kinh, có khi chỉ là một tấm ván đóng vít vào tƣờng đủ đặt một bát hƣơng hoặc ba, bốn bát hƣơng tùy từng gia đình. Những gia đình khá giả, bàn thờ tổ tiên đƣợc làm cầu kỳ hơn, có chạm trổ hình hoa, nhƣng không sơn son thếp vàng. Bát hƣơng trên bàn thờ tổ tiên của ngƣời Tày là thờ theo “chức danh”, không thờ con ngƣời cụ thể, nhƣ bát hƣơng thờ tổ tiên (thờ họ) thì đặt bên tay phải nhìn vào, thờ thổ công chính giữa, bên tay trái thờ bà cô, ông mãnh, cao hơn một chút phía trái thờ quan âm. Nghi thức thờ cúng: Không có quy định bắt buộc, đồng bào quan niệm, khi tổ tiên còn sống ăn uống thứ gì, thì cúng giỗ tổ tiên thứ đó trở thành lễ vật. Hàng tháng Tổ tiên đƣợc con cháu cúng vào ngày rằm và mồng một với nghi thức đơn giản chỉ thắp hƣơng, đèn, mời trà hay rƣợu, có khi chỉ là nƣớc lã, ít khi có xôi gà hay bánh kẹo. Vào những dịp lễ tết, nhất là tết Nguyên đán và tết rằm tháng bảy, cỗ bàn cúng Tổ tiên rất thịnh soạn, đủ các loại bánh trái, rƣợu thịt. Khi trong gia đình có công to việc lớn nhƣ cƣới xin, vào nhà mới, lễ đầy tháng cháu, lễ tang ma, bàn thờ Tổ tiên cũng đƣợc bày cỗ linh đình, tuỳ từng nội dung công việc mà bày cỗ bàn khác nhau, chẳng hạn đám cƣới nhất thiết bàn thờ Tổ tiên nhà gái phải có thủ lợn của chính con lợn nhà trai mang sang, trong khi bàn thờ nhà trai chỉ có con gà sống thiến. Kể cả khi nhà có việc đột xuất dù lớn hay nhỏ, nhƣ trƣớc mỗi chuyến đi xa, trƣớc ngày lên đƣờng dự kỳ thi, khi một trẻ thơ mới cất tiếng khóc chào đời trong gia đình, con xin đƣợc việc làm thì ngƣời ta đều thắp hƣơng cáo tổ tiên, thì đƣợc tổ tiên phù hộ cho mọi việc tốt đẹp, may mắn. Ở bàn thờ tổ tiên, ngày tết nguyên đán thƣờng dựng hai bên, mỗi bên một đôi mía để cả ngọn, có nhà để cả rễ. Cây mía ngọt, thể hiện sự đoàn kết, thƣơng yêu, đùm bọc anh em trong nhà, trong họ. Các đốt mía, biểu hiện những nấc thang phát triển cho hiện thực cuộc sống con cháu. Mía trở thành lễ vật cúng để các cụ dùng làm gậy đi lại thăm nom con cháu. Trong các dịp cúng lễ, thực hiện các nghi thức thờ cúng chủ yếu là ngƣời cha, ngƣời chủ gia đình. Trƣờng hợp cha mất sớm, con còn nhỏ ngƣời mẹ sẽ trở thành ngƣời chủ trì trong những dịp cúng lễ. Những gia đình có ngƣời làm nghề thầy cúng (Tào, Then, Pụt), hái thuốc chữa bệnh,... cũng có riêng một bát hƣơng thờ Tổ sƣ nghề đƣợc đặt cùng với gian thờ tổ tiên nhƣng ở vị trí cao hơn và đặt chính giữa để phù hộ cho các công việc hành nghề. Vào các dịp tết có mâm cúng đồ chay. Đối với các thầy Tào, Then, Pụt sau mỗi lần đi làm lễ cho gia đình nào đó, thì gia đình đƣợc thầy làm lễ nhất thiết phải có một con gà (gà luộc chín), vài ống gạo, một lít rƣợu để giả lễ cho thầy. Đồ lễ này sẽ đƣợc thầy mang về đặt lên trình báo với tổ sƣ nghề ở nhà thầy, với hàm ý tạ ơn thánh thần đã giúp thầy hoàn thành công việc giúp ngƣời. Nếu gia chủ không có gà, thầy phải tự bắt gà nhà thịt để cúng và trả ơn các thánh thần. MỘT SỐ KIÊNG KỲ TRONG VIỆC THỜ CÖNG TỔ TIÊN - Những kiêng kỵ: Nhƣ đã trình bày ở phần trên, ngƣời Tày thờ cúng Tổ tiên là thờ dòng họ, họ chính là nguồn gốc, mỗi dòng họ lại có một nguồn gốc riêng. Nhƣng trong cách thức thờ cúng tổ tiên của các dòng họ cũng có cái giống nhau, nhƣ hƣơng thắp có nhuộm chân màu đỏ, cúng sớm tối bằng nƣớc trà mới pha, cúng rƣợu cùng với thịt lợn, thịt gà và các loại bánh trái tự làm, khi cúng nhà nào cũng thắp đèn dầu, cúng xong đốt tiền (tiền bằng giấy bản) Những giống nhau về thờ cúng tổ tiên giữa các dòng họ thì rất nhiều, song giữa các dòng họ lại có sự khác nhau, nhƣ họ này thì đƣợc cúng cá, họ khác lại không, có họ đƣợc ăn thịt trâu, thịt bò, thịt chó có họ lại kiêng, nhất là những nhà có ngƣời làm nghề thầy cúng. Nhƣ vậy, tùy từng dòng họ ngƣời Tày có những kiêng kỳ riêng. Hầu hết các dòng họ khi cúng ông bà tổ tiên không bao giờ cúng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Lƣơng Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 23 - 28 26 thịt sống, thịt trâu, thịt bò, thịt ngựa. Thịt sống chỉ để cúng cho ngƣời mới chết (bằng cả con lợn phủ phục trƣớc linh cữu); kiêng cúng đồ ăn thừa, không cúng rƣợu uống dở; tết nguyên đán, rằm tháng giêng, rằm tháng bảy, đồ cúng đều phải để nguyên miếng (thịt lợn), cả con (gà, vịt), còn lại các lần cúng khác thịt có thể chặt ra sắp nhƣ mâm cơm rồi cúng cũng đƣợc. Bàn thờ của ông bà tổ tiên chỉ đƣợc quét dọn và lau chùi vào chiều 30 tết, lúc khác không đƣợc quét dọn, xê dịch, không đặt các đồ vật lên bàn thờ, trừ hƣơng vàng, ấm chén, hoa quả, bánh kẹo, không gây ồn ào, náo động trong gian bàn thờ, khi nằm cũng tránh không quay chân về phía bàn thờ, sản phụ trong tháng không đi qua hoặc đến chỗ bàn thờ tổ tiên, vì mới đẻ chƣa đủ 40 ngày ngƣời phụ nữ vẫn bị coi là “bẩn” sẽ gây ô uế đến chốn linh thiêng của các cụ. Ngoài việc thờ cúng tổ tiên là chính, trong các gia đình ngƣời Tày ở Bắc Kạn còn có những tín ngƣỡng dân gian khác liên quan tới việc thờ cúng các vị thần phù hộ cho gia đình, làng bản. Theo quan niệm của ngƣời Tày, thần là một nhân vật siêu nhiên, là ngƣời trực tiếp với cuộc sống của con ngƣời, thần là ngƣời làm đƣợc một số việc ở một làng, một vùng. Thần giúp con ngƣời có cuộc sống bình yên, nhƣ con ngƣời không bệnh tật, cây trồng không sâu bệnh, gia súc không toi dịch, xóm làng không hỏa hoạn thiên tai. THỜ CÖNG CÁC THẦN LINH CHE CHỞ GIA ĐÌNH Đồng bào Tày – Nùng có câu ngạn ngữ: “Nặm hêết đây, Phầy hêết mjạc” nghĩa là (Nước làm cho tốt, Lửa làm cho đẹp). Do đó, trong các gia đình ngƣời Tày đều thờ bếp lửa (thờ Táo Quân), “phi cằn phầy, phi pình phầy” (ma bếp lửa). Theo quan niệm dân gian, phi cằn phầy là vị thần giữ bếp núc, giữ lửa, giữ gìn sự ấm cúng và quản lí mọi việc trong gia đình, nếu để thần lửa phật ý thì nhà cửa cũng nhƣ mọi vật đều bị cháy ra tro. Đồng bào thờ ma bếp ngay tại bếp lửa chứ không có bát hƣơng riêng. Dịp tết làm mâm cúng và thắp hƣơng cạnh bếp lửa. Khi cơm chín ma bếp lửa đƣợc ăn hƣơng, bữa ngon đƣợc nếm trƣớc, mọi việc thăng trầm, hoà khí hay lục đục trong nhà ma bếp đều hiểu rõ. Do đó, đồng bào kiêng nói to tiếng, khóc lóc bên bếp lửa, không gõ vào kiềng, vào khung gỗ giữ đất bếp lửa, không đun củi bẩn, (nhất là những cây bị sét đánh, cây khiêng nhà táng). Hàng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, gia đình làm lễ đƣa Táo Quân lên trời báo cáo Ngọc Hoàng công việc của hộ mình quản lý nơi hạ giới. Đến ngày mồng một đầu năm (Tết) Ngọc Hoàng sai một Táo Quân mới đến thay thế, cho nên ngƣời ta cúng vị thần này vào ngày 23 tháng chạp và mồng một đầu năm. Khi con ra ở riêng, không đƣợc xin lửa gia đình khác, mà phải chia lửa từ bếp lửa của nhà bố mẹ cho con cái và đây cũng là một nghi lễ quan trọng trong lễ vào nhà mới. Đúng ngày giờ tốt, mở đầu lễ vào nhà mới bằng nghi thức, thầy (hoặc một ngƣời có tƣ cách đạo đức tốt, đông con cháu, cần cù làm ăn, sản xuất giỏi) cầm bó đuốc cháy to châm lửa từ nhà bố mẹ đẻ sang nhóm ở bếp giữa nhà của nhà mới. Trong khi châm lửa, những ngƣời có mặt đều cùng hô to “ún bấu táy phầy, đây bấu táy pò mè” (ấm không gì bằng lửa, tốt không gì bằng vợ chồng). Đồng bào tin rằng hô nhƣ thì vậy gia đình sẽ hạnh phúc và làm ăn dễ dàng. Ngƣời ta cố giữ cho lửa cháy liên tục trong ba ngày không để tắt, vừa gây không khí ấm áp trong nhà, đồng thời cũng với ý nghĩa là lửa hãy thiêu hủy đi những gì gọi là rủi ro, xua đuổi tà ma ám khí, vừa làm cho nguyên vật liệu nhà mới đƣợc khô ráo. Trong nghi lễ ma chay ở huyện Chợ Đồn, có tục đốt lửa hơ xung quanh 4 góc áo quan trƣớc khi đƣa ma ra khỏi nhà. Trên đƣờng khiêng quan tài, ngƣời ta dùng các bó đuốc lớn hơ phía dƣới áo quan. Sau khi chôn cất xong, các con cháu cởi bỏ đồ tang hơ qua lửa, với ý nghĩa là chiêu hồn cho ngƣời sống, kỳ ma ngƣời chết và các loại ma quỷ khác theo ngƣời sống về nhà. Có thể nói, lửa là vật thiêng, là thần che chở gia đình. Vì vậy, trong ý thức tâm linh của ngƣời Tày lửa đƣợc quan niệm linh thiêng trong đời sống của họ. Phổ biến ở mọi gia đình ngƣời Tày, còn có bàn thờ Mẻ bjoóc hay Mẻ va (Mẹ Hoa), ngƣời Kinh gọi là bà Mụ. Thờ Mẻ bjoóc cũng giống nhƣ hình thức thờ Mẫu trong tín ngƣỡng dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Lƣơng Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 23 - 28 27 gian của ngƣời Kinh. Nhƣng tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Kinh đƣợc phát triển thành hệ thống thờ cúng có quy mô rất bề thế “Tam Tòa Thánh Mẫu”, còn ở ngƣời Tày, tín ngƣỡng thờ Mẫu tuy không phát triển bề thế nhƣng nó giữ một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào. Mẻ Va trong thơ, then Tày – Nùng còn đƣợc gọi là “Hoa Nƣơng Thánh Mẫu” là vị thần cai quản việc nhân duyên, sinh nở nuôi dậy và bảo vệ trẻ em. Bà ở trên cõi mƣờng phạ, bà có một vƣờn đầy hoa. Hễ ngắt tặng nhà nào hoa bạc thì sinh con gái, hoa vàng thì sinh con trai. Xuất phát từ quan niệm cho rằng cái thai trong bụng mẹ là một bông hoa đƣợc bà mụ ban cho, do đó, bàn thờ Mẹ Hoa đƣợc lập hôm trẻ đầy tháng (thậm chí có nhà 3 ngày đã đặt bàn thờ Mụ), ngƣời ta làm ống hƣơng bằng nứa cắm vào vách buồng ngƣời mẹ và tấm phản nhỏ để đặt lễ. Cũng có gia đình bàn thờ bà mụ đƣợc đóng rất cẩn thận ngay cửa buồng của ngƣời mẹ. Nhà có bao nhiêu con dâu thì bấy nhiêu bàn thờ mẻ bjoóc ngay vách buồng của ngƣời mẹ. Bàn thờ bà mụ cũng đƣợc thắp hƣơng nhƣ các bàn thờ khác trong nhà, cúng lễ là đùi gà, bánh coóc mò, bánh kẹo Hễ ông bà, cha mẹ đi đâu về có quà bánh phải đặt lên đó mời mẹ bjoóc trƣớc rồi mới cho trẻ ăn. Nếu đôi vợ chồng nào lấy nhau lâu mà chƣa có con, thì phải làm lễ xin Mẹ Hoa ban hoa (ban con), đồng bào gọi đó là “Lễ bắc cầu xin hoa”, nên tục ngữ Tày có câu “Mẻ bjoóc păn mà, mẻ va păn hẩư” (Mẹ hoa phân về, mẹ hoa chia cho). Bên cạnh các hình thức thờ cúng nêu trên, trong đồng bào Tày còn phổ biến hình thức thờ cúng thổ công. Nơi thờ cúng thổ công không hoàn toàn giống nhau, có vùng để ngay bàn thờ tổ tiên, cũng có gia đình, có vùng lại để ngoài sàn Theo quan niệm của đồng bào thổ công sẽ giúp cho gia đình xua đuổi các tà ma ra khỏi khu vực nhà ở, trông nom gia súc khỏi nanh vuốt của hổ, báo làm cho gia súc sinh sôi chật chuồng, con ngƣời đƣợc bình yên, hạnh phúc. Trong phạm vi bản hay liên bản của ngƣời Tày đều có hình thức thờ thần bản mệnh của cộng đồng bản, phổ biến nhất là miếu thờ thổ thần và đình thờ Thành Hoàng làng. THỜ THẦN BẢN MỆNH CỦA LÀNG BẢN Do sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, trong điều kiện còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên: Thời tiết, khí hậu, đất đai và xuất phát từ quan niệm “Vạn vật hữu linh”, đồng bào tin rằng, trong thiên nhiên cũng có nhiều lực lƣợng siêu nhiên tác động đến cuộc sống an khang thịnh vƣợng, trƣờng tồn của cộng đồng làng bản. Cũng tƣơng tự nhƣ thế, ở bất cứ nơi nào trên mặt đất nhƣ rừng núi, đồng ruộng, đất đai, sông suối đều có các thần linh cai quản. Do đó, khi tiến hành khai phá trồng trọt đều phải xin phép các thần linh. Thần linh có loại lành và loại dữ. Loại dữ không đƣợc thờ cúng thƣờng xuyên, chỉ khi nào ngƣời, vật bất an ngƣời ta mới cúng. Còn loại lành là những phúc thần luôn phù hộ, bảo vệ con ngƣời, nên đƣợc con ngƣời thờ cúng chu đáo, không chỉ mang tính chất từng gia đình mà còn mang tính chất cả cộng đồng làng bản. - Thần thổ địa: Là vị thần bảo vệ làng bản, núi rừng, phạm vi đất đai, cây trồng, gia súc. Nguồn gốc của thần linh này xuất phát từ quan niệm “Vạn vật hữu linh”, có loại chỉ là những thần linh, ma quỷ trú ngụ ở gốc cây to, các hòn đá lớn, trong thẳm, các vũng nƣớc sâu. Có loại là những hồn ngƣời chết vào giờ thiêng – hồn ma trở nên mạnh mẽ đã đánh đuổi các thổ thần ngự trị trong một vùng. Có loại là những nhân vật lịch sử khi chết đƣợc thƣợng đế phong làm thổ địa (nhƣ Nùng Trí Cao, Nùng Văn Vân, ). Theo quan niệm của ngƣời Tày, các vị thần này có công lao xây dựng làng bản, có công dẹp giặc, nên khi qua đời, họ đƣợc dân bản nhớ ơn, thờ làm thần bản mệnh, nhƣ ở một số bản thuộc xã Yên Thịnh (Chợ Đồn) thờ phúc thần họ Ma (dòng họ thổ ty từ Tuyên Quang sang) đã có công khai phá rừng rậm, tạo dựng đồng ruộng, làng bản [2, tr. 87, 88]. Ngoài ra, còn có thổ địa là lực lƣợng siêu nhiên đã đƣợc thần thánh hoá. Đa số các vị thần này không có tên mà chỉ đƣợc gọi chung là “thổ thần”. Nơi thờ thần thƣờng ở đầu hay cuối làng bản, tại một gốc cây to hoặc chân núi đá, nơi có nhiều ngƣời qua lại. Ngƣời ta làm một cái miếu nhỏ với đôi gắp gianh, đặt một ống hƣơng. Vào dịp tết Nguyên Đán hay dịp lễ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Lƣơng Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 23 - 28 28 cầu mùa, các gia đình trong bản mang lễ vật, hƣơng hoa tập trung ở miếu để cúng thổ thần. Khi trong làng có ngƣời chết, có trẻ nhỏ mới sinh, xây dựng công trình, đào móng nhà đều thắp hƣơng báo cho thổ thần biết. - Thờ Thành hoàng Bên cạnh sự phổ biến của miếu thờ thổ thần là sự xuất hiện rải rác của những ngôi đình thờ Thành Hoàng còn gọi là ma làng. Trong quan niệm của ngƣời Tày nhiều khi đình còn bao gồm cả đền. Vì vậy, tục thờ Thành Hoàng của ngƣời Tày mang ý nghĩa dân gian sâu sắc, nó đa dạng, ngoài thờ Thần Nông, đình còn thờ những ngƣời có công khai phá đất đai, lập bản, thờ phúc thần có công dẹp giặc và cả các tà thần khác cầu mong cho bản mƣờng bình yên nhƣ: Đình Đông Khăm xã Bằng Phúc thờ hung thần Lƣơng Đình Xe, Lộc Đình Hồi; Đình Nà Ngần xã Thƣợng Quan thờ Đinh Quang Tƣơng, Chu Quang Hầu là ngƣời có công khai phá vùng đất này; Đình xã Cao Kỳ; Đình bản Tầu Đâu xã Cao Thƣợng thờ thần Dƣơng Tự Minh... Khác với thờ thổ công chỉ cắm hƣơng vào gốc cây hoặc làm miếu nhỏ lợp đôi ba gắp gianh, thì nhà thờ Thành Hoàng thƣờng làm 3 gian, ở nơi cao ráo, xa nhà, có ngƣời trông coi thắp hƣơng gọi là Pò Thại. Thực trạng các đình miếu thờ Thành Hoàng ngày nay ở hầu khắp các vùng của tỉnh Bắc Kạn đã đổ nát, chỉ còn lại dấu tích nhƣ sân đình, bãi vui chơi, cây đa cổ thụ hoặc một số đoạn tƣờng thành nhƣ các đình ở xã Yên Thịnh. Còn việc thờ cúng Thành Hoàng hiện nay gần nhƣ đã mất hẳn. Tóm lại; Thờ cúng tổ tiên và các thần che chở cho gia đình của ngƣời Tày Bắc Kạn đáp ứng đƣợc nhu cầu tâm linh của đồng bào; dân dã mà sâu sắc, sinh động mà quy củ, đơn giản mà bền vững, là sự tƣởng nhớ những ngƣời có công trong việc tạo lập cuộc sống ngày nay trong mỗi gia đình và làng bản. Đây là nét đẹp trong văn hóa của ngƣời Tày Bắc Kạn cần đƣợc bảo lƣu và gìn giữ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phan Kế Bính (1975), Việt Nam Phong tục, Nxb Bút Việt, Sài Gòn. [2]. Hoàng Ngọc La, Hoàng Hoa Toàn (1999), Tín ngưỡng dân gian Tày lịch sử và hiện tại, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Mã số: B98-05-10. [3]. Hà Văn Viễn, Lƣơng Văn Bảo, Lâm Xuân Đình, Triệu Kim Văn, Bàn Tuấn Năng, Đàm Thị Uyên, Hoàng Thị Lan (2004); Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. [4]. Đặng Nghiêm Vạn (2007), Văn hóa Việt Nam đa tộc người, Nxbản Giáo dục, Hà Nội. SUMMARY THE PRACTICE OF WORSHIPING ANCESTORS AND THE GODS PROTECTING THE FAMILIES OF THE TAY PEOPLE IN BAC KAN, VIETNAM Luong Thi Hanh * College of Sciences - Thai Nguyen University Ancestor worship of the Tay people is a human conscious activity, which shows their gratitude and tribute towards their original point. The basis of the sense of ancestor worship is the belief that ancestral spirits still live with their descendents and can protect and bless them. Therefore, in terms of morality, the sense of ancestors has profound human values and it helps initialize human kindness in each individual in the social community. Ancestral worship is one of the leading forms of belief not only in the Tay minority but also in all ethnic groups of our country. There are almost no families that do not worship their ancestors or practice rituals according to the traditions of the family and community. Ancestral worship has become a tradition, an ethical standard a human principle, and an important part of the spiritual life of the Tay people in particular and Vietnamese people in general. It's a beautiful tradition which helps educate about traditions for all generations. Keywords: Ancestor; Worship; Belief; Culture; Spirit; Altar; Blood race; taboo * Tel: 0914 892 999; Email: hanhluongthi4@gmail.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_33360_37181_492012812374_0491_2052413.pdf