Giáo trình lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945)

Về mặt đối ngoại, chính quyền Culitgiơ thông qua các kế hoạch Đaúyt và Yơng, khống chế châu Âu theo quỹ đạo của Mĩ, tiếp tục chính sách thù địch với Liên Xô, tìm cách bành trướng thế lực ra Thái Bình Dương và Viễn Đông. Đối với Mĩ Latinh, chính phủ Mĩ vẫn tiếp tục chính sách bành trướng của họ, thậm chí can thiệp quân sự khi cần thiết. Dù sao trong những năm cầm quyền của Culitgiơ, kinh tế Mĩ phát triển tốt đẹp, nên trong lĩnh vực chính trị – xã hội cũng phát triển tương đối ổn định. Đảng Cộng hòa được coi là đảng của sự phồn vinh , vì thế trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1928, người của Đảng Cộng hòa Huvơ đã thắng cử. Nhưng Huvơ vừa bước chân vào Nhà trắng thì khủng hoảng kinh tế bùng nổ tháng 10 –1929. Ở Anh, Đảng Bảo thủ lên nắm chính quyền từ năm 1924. Chính phủ đã thi hành nhiều chính sách có lợi cho giới chủ kinh doanh, làm cho nhân dân lao động bị bóc lột nặng nề hơn. Điều đó đã dẫn đến cuộc tổng bãi công tháng 5 – 1926, bắt đầu từ công nhân mỏ, sau lôi kéo hầu hết công nhân các ngành và thu hút đến 5 triệu người tham gia, làm tê liệt tất cả các khu công nghiệp lớn ở Anh. Nhưng khi bãi công biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt và mang tính chất chính trị thì những người lãnh đạo Liên hiệp công đoàn Anh đã kêu gọi công nhân ngừng đấu tranh và thỏa hiệp với chính phủ. Nhờ vậy, chính phủ đã dập tắt được phong trào bãi công và sau đó chuyển sang tấn công vào giai cấp công nhân. Cuộc tổng bãi công năm 1926 của công nhân Anh cho ta thấy sự ổn định của chủ nghĩa tư bản chỉ là tương đối. Ở Pháp, năm 1923, “Liên minh phái tả” bao gồm những người cấp tiến của giai cấp tư sản và Đảng Xã hội lên năm quyền. Chính phủ “khối tả” do Eriô cầm đầu, ban hành một số chính sách tiến bộ hơn trước như thi hành đạo luật ân xá đối với những người tham gia đấu tranh chính trị, luật cho phép viên chức thành lập tổ chức công đoàn Về đối ngoại, Chính phủ Eriô cũng thi hành chính sách ôn hòa hơn, đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô (25-10-1924). Nhưng mặt khác, chính phủ “khối tả” cũng tiến hành cuộc chiến tranh đàn áp các dân tộc thuộc địa Marốc và Xiri, đàn áp cuộc tổng bãi công tháng 10 – 1925, bắt giam nhiều người cộng sản. Mâu thuẫn trong “khối tả” ngày càng gay gắt và “khối tả” tan rã sau khi những người Xã hội rút ra khỏi liên minh. Từ tháng 10-1925 đến tháng 7-1926, 7 lần thay đổi nội các đến 21-7-1926, chính phủ phái tả bị đổ. Chính phủ phái hữu do Poăngcarê cầm đầu cố gắng chấm dứt những hoạt động chống đối và tấn công vào đời sống của nhân dân lao động

pdf39 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đa về vũ trang: được giữ lại 100000 bộ binh, không có không quân, hải quân. Vùng tả ngạn sông Ranh do quân đội Đồng minh đóng trong vòng 15 năm, vùng hữu ngạn thành vùng phi quân sự. Đức phải bồi thường chiến phi do một Uûy ban bồi khoản của Đồng minh quy định trước ngày 1-5-1921. Tóm lại, theo hòa ước Vécxai, Đức mất 1/8 đất đai, 1/12 dân số, 1/3 mỏ sắt. 2/5 sản luợn gang, 1/3 sản lượng thép, và gần 1/7 diện tích trồng trọt. Tuy nhiên gánh nặng của Hòa ước chủ yếu đè nặng lên vai nhân dân lao động. Hòa ước Vecxai đã không thủ tiêu được tiềm lực chiến tranh của Đức do âm mưu của các nước đế quốc đặc biệt Anh, Mỹ muốn biến Đức để trở thành bàn đạp để xâm nhập châu Âu về kinh tế và mưu đồ chống lại Liên Xô do đó chỉ một thời gian ngắn sau chiến tranh CNĐQ Đức không những phục hồi mà còn tăng cường tiềm lực kinh tế chiến tranh, trở thành thủ phạm gây chiến tranh thế giới mới. c) Các hòa ước khác Sau khi kí hòa ước với Đức, các nước bại trận thuộc phe Đức cũng lần lượt kí kết trong hai năm 1919-1920: - Hòa ước Xanhgiécmanh với Áo (10-9-1919) - Hòa ước Nơiy với Bungari (27-11-1919) - Hòa ước Trianông với Hungari (4-6-1920) - Hòa ước Xebrơ với Thổ Nhĩ Kì (11-8-1920) Những hòa ước này chú trọng giải quyết vấn đề Áo – Hung và vấn đề Thổ Nhĩ Kì. Đế quốc Áo, Hung trước kia bị tách ra thành hai nước, Áo chỉ còn 6 triệu dân với 80000 km2 và không được sáp nhập vào Đức. Hungary chỉ còn giữ được 1/3 lãnh Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 24 – thổ trước kia. Một số nước khác được thành lập đó là Tiệp Khắc và Nam Tư. Một số đất đai khác cho Rumani và Ý. Ba Lan ra đời với vùng Galixia thuộc Áo và vùng khác thuộc Đức, Nga. Những hòa ước trên mang tính chất nô dịch, Lênin đã bình luận: đó là một thứ hòa ước kì quái, ăn cướp, đẩy hàng chục triệu con người trong đó có những con người văn minh nhất rơi vào cảnh bị nô dịch. Đó là những điều kiện mà bọn ăn cướp tay cầm dao buộc nạn nhân không có gì tự vệ phải chấp nhận. Những hòa ước kí kết đó hợp thành hệ thống hòa ước Vécxai. Đó là văn bản chính thức đầu tiên sau chiến tranh thế giới thứ nhất xác định việc phân chia thế giới và tổ chức lại trật tự thế giới giữa các nước đế quốc thắng trận với nhau. Tóm lại, hệ thống hòa ước Vécxai là kết quả của một quá trình vừa đấu tranh vừa thỏa hiệp, xâu xé lẫn nhau giữa các nước đế quốc chiến thắng và chiến bại. Nó không đảm bảo được hòa bình cho các dân tộc, trái lại làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn của CNĐQ như Uyliam Bulít (cộng tác viên đắc lực của Uynxơn) đã nhận xét hội nghị hòa bình chỉ làm một việc là chuẩn bị những xung đột quốc tế trong tương lai. II. HỘI NGHỊ OASINHTƠN VÀ NHỮNG HÒA ƯỚC ĐƯỢC KÍ KẾT Hội nghị Véc xai kết thúc không một nước nào thỏa mãn với kết quả của hội nghị đặc biệt là Mĩ, thượng nghị viện Mĩ không thông qua hòa ước Vecxai. Mâu thuẫn Mĩ – Anh, Mĩ – Nhật càng gay gắt hơn do đo tháng 11-1921, Mĩ triệu tập hội nghị Oasinh tơn gồm Anh, Pháp, Ý, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Trung Quốc. Mục đích của Mĩ là tìm cách củng cố vị trí trên thế giới và khu vực Thái Bình Dương trên cơ sở làm thiệt hại quyền lợi của các địch thủ khác trước hết là Anh và Nhật. Hội nghị đã kí được ba bản hiệp ước quan trọng: - Hiệp ước 4 nước (Mĩ, Anh, Nhật, Pháp) kí ngày 3-12-1921 xác nhận lại về mặt pháp lí việc phân chia thuộc địa ở Hội nghị Vécxai. Nhân dịp đó Mĩ gây áp lực buộc Anh không gia hạn thêm hiệp ước Liên minh Anh – Nhật (kí từ 1902) để cô lập Nhật. - Hiệp ước 9 nước (6-2-1922) nhằm mở rộng cửa Trung Quốc chống lại lợi ích dân tộc của Trung Quốc,biến Trung Quốc trở thành thị trường chung của các nước đế quốc. - Hiệp ước 5 nước (6-6-1922) Mỹ,Anh , Nhật, Pháp, Ý quy định tỉ lệ hải quân cho mỗi nước: Mỹ, Anh bằng nhau; Pháp, Ý bằng nhau; Nhật xếp sau Mĩ (theo tỉ lệ mới 5:5:3:1,75:1,75 theo thứ tự các nuớc là Anh:Mỹ:Nhật:Pháp:Ý). Như vậy từ đây Anh mất quyền bá chủ trước đây trên mặt biển. Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 25 – Tóm lại, hội nghị Oasinhtơn hoàn toàn có lợi cho Mĩ, Nhật phải từ bỏ một phần ưu thế đã giành được trong chiến tranh thế giới thứ nhất ở Trung Quốc. Anh phải nhượng bộ Mĩ, như thế Mĩ nắm được thị trường Viễn Đông và Trung Quốc, nâng cao địa vị hải quân của mình lên hàng đầu thế giới. Kết quả của hội nghị đã làm trực tiếp thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho Mĩ, Mĩ đã lập thêm một “khuôn khổ” mới do Mĩ chi phối chống lại khuôn khổ cũ của hoà ước Vécxai, đồng thời bổ sung hoàn chỉnh hơn về việc tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh .Đó là hệ thống Vécxai – Oasinhtơn . Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 26 – PHẦN B CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ YẾU TRONG NHỮNG NĂM 1918 – 1939 I. TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ CỦA CÁC NƯỚC TƯ BẢN SAU CHIẾN TRANH (1918 –1923) Ngày 11-11-1918, nước Đức chính thức kí đình chiến. Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt với sự thất bại hoàn toàn của khối liên minh Đức – Áo. Chiến tranh đã gây ra những tổn thất nặng nề về người và của cho cả hai phe tham chiến. Chiến trường chính diễn ra ở Châu Âu, vì thế các cường quốc TBCN châu Âu bị suy yếu nghiêm trọng. Hai cường quốc tư bản lâu đời Anh và Pháp tuy chiến thắng, nhưng nền kinh tế bị kiệt quệ nhiều sau chiến tranh. Anh bị mất 70% tàu buôn nên nền ngoại thương – một ngành quan trọng của đế quốc Anh – giảm sút, chỉ còn bằng nửa chiến tranh. Nợ nhà nước tăng lên gấp 12 lần so với năm 1914. Từ vị trí chủ nợ, Anh trở thành con nợ của Mĩ với 5,6 tỉ đôla. Năm 1920, sản lượng công nghiệp giảm sút 32,5% so với năm 1913. Sau chiến tranh, Pháp lấy lại được vùng Anđát và Loren, quyền khai thác than vùng than Xarơ, một phần thuộc địa của Đức ở châu Phi, tiền bồi thường chiến tranh nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Mười tỉnh có nền nông nghiệp phát triển nhất bị phá hoại hoàn toàn. Tổng số thiệt hại của Pháp lên tới gần 200 tỉ phơrăng. Nước Pháp có 1,5 triệu người chết. Do cách mạng Nga thành công , nước Pháp mất nguồn nguyên liệu quan trọng do nước Nga cung cấp (55% sắt, 74,3% than, 18,5% dầu lửa), mất vốn đấu tư ở Nga tương đương với 13 tỉ phơrăng. Trong khi đó những món nợ khổng lồ Pháp vay của Mĩ đã vượt quá 4 tỉ đôla. Italia tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất về phía phe “Hiệp ước”nên cũng là nước chiến thắng. Nhưng là một đồng minh lép vế, Italia không được gì trong cuộc chia phần ở Hội nghị Vécxai. Trong khi đó, chiến tranh đã làm cho đất nước kiệt quệ, tiêu mất 65 tỉ lia vàng, gần 60% tàu buôn bị hủy hoại, 63,4 vạn người bị giết, vay của Mĩ, Anh 4 tỉ đôla. Tình cảnh các nước thất trận như Đức, Áo – Hung còn bi đát hơn nhiều. Chiến tranh đã tàn phá nặng nề đất nước. Sau chiến tranh, hai đế quốc này lại bị các nuớc thắng trận trừng phạt, bắt bối thường nặng nề, tước hết thuộc địa, xâu xé đấu nước (Đức mất 1/8 lãnh thổ, đế quốc Áo – Hung, bị chia làm nhiều quốc gia tư sản độc lập). Tóm lại, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các cường quốc châu Âu đều lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng, đặc biệt trong những năm 1920 –1921. Trong khi Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 27 – đó, các cường quốc ngoài châu Âu như Mĩ và Nhật không bị tàn phá bởi chiến tranh lại được hưởng nhiều quyền lợi do chiến tranh đem lại, đã vượt nhiều nước TBCN ở châu Âu về kinh tế và tài chính. Làm thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các cường quốc tư bản châu Âu vốn chiếm vị trí trung tâm của chủ nghĩa tư bản thế giới trước đây. Nước Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất và là trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính quốc tế (châu Âu nợ Mĩ trên 10 tỉ đôla, Mĩ có dự trữ vàng lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 1.3 số vàng thế giới). Cũng từ đó đánh dấu giai đoạn mới trong cố gắng vươn lên chiếm vị trí bá quyền thế giới của Mĩ. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế 1920-1921 ở châu Âu cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế của Mĩ. Nhu cầu hàng hóa Mĩ ở châu Âu giảm đi, trong khi sức mua của nhân dân Mĩ giảm sút. Tháng 7-1920, cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra ở Mĩ. Đến tháng 3-1921, sản lượng công nghiệp giảm sút 1/3. Số xí nghiệp bị phá sản ngày càng nhiều. Cuộc khủng hoảng nông nghiệp cũng diễn ra cùng lúc với khủng hoảng công nghiệp. Cũng giống như Mĩ, Nhật bản đã phát triển kinh tế mạnh mẽ nhờ lợi dụng chiến tranh thế giới. Trong thời gian 1914 – 1919, sản lượng công nghiệp Nhật tăng gấp 5 lần. Nhiều công ti mới của Nhật ra đời. Thanh toán mậu dịch từ 1915 đến 1920 dư thừa 1.207 triệu yên. Sự bột phát của kinh tế Nhật còn tiếp tục 18 tháng sau chiến tranh kết thúc. Sau đó, Nhật cũng lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế 1920 – 1921. Nền kinh tế bị sa sút nhiều công ti bị thua lỗ hoặc phá sản. Số người thất nghiệp lên tới 12 vạn. Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ 2, tất cả các nước TBCN đã lần lượt lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng, làm cho đời sống của nhân dân, nhất là những người lao động, cực khổ. Tình hình ấy cùng vớ ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đã dẫn đến một cao trào cách mạng hết sức mạnh mẽ làm lay CNTB đến tận gốc rễ. II. CÁC NƯỚC TƯ BẢN TRONG GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH (1924 – 1929) 1. Ổn định về kinh tế Sau khi khắc phục được khủng hoảng kinh tế các nước tư bản bước vào giai đoạn ổn định .Nước Mỹ ổn định sớm (năm 1922), và đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng nhờ buôn bán vũ khí làm giàu trong chiến tranh thế giới lần một. Mỹ trở thành chủ nợ của các nước tư bản Châu Âu, từ năm 1925đến 1928 Mỹ chi 10 tỉ đô la cho việc xây dựng nhà máy và công xưởng mới ,thiết bị lại kỹ thuật mới. Quá trình tích tụ tập trung sản xuất và tư bản diễn ra đặc biệt mạnh mẽ, đã có 5400 trường hợp “hợp nhất” xí nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất theo dây chuyền, năng suất lao động tăng mạnh. Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 28 – Từ năm 1923-1929, sản lượng công nghiệp Mỹ tăng 69%, chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp của thế giới tư bản, vượt quá 9% so với sản lượng của 5 cuờng quốc Đức, Pháp, Anh, Nhật, Ý cộng lại . Nước Đức, cầm đầu phe bại trận, bị khủng hoảng kinh tế và chính trị nặng nề nhất sau chiến tranh, nhưng nhờ sự giúp đỡ của Mỹ và Anh, Đức đã phục hồi và phát triển khá nhanh. Anh, Mỹ muốn giúp Đức phục hồi tiềm lực công nghiệp và quân sự để biến Đức thành nước chống Liên Xô. Vì vậy ,mới có kế hoạch Dawes năm 1924 và sau đó được điều chỉnh bởi kế hoạch Young năm 1929, quy định số tiền bồi thường chiến tranh lúc đầu của Đức là 130 tỉ mác vàng, sau giảm xuống 113,9 tỉ mác trả trong thới gian kéo dài 60 năm. Trong những năm đầu sau chiến tranh Mỹ, Anh đã cho Đức vay những số tiền rất lớn. Năm 1933, Hitle lên nắm chính quyền đã xoá luôn khoản tiền bồi thường. Nhờ số tiền đầu tư khổng lồ của nước ngoài, tạo điều kiện trang bị cho Đức những kỹ thuật hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất. Năm 1929, tổng sản lựơng công nghiệp Đức đạt 113% mức trước chiến tranh, vượt qua Anh và Pháp. Nước Pháp sau chiến tranh có một số điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp như đựơc thu hồi vùng Lo ren có nhiều quặng sắt, ca li, than, và được quyền khai thác hạt xarơ có nhiều than. Năm1925, công nghiệp Pháp đãphát triển hơn trứơc chiến tranh: sản lượng than đạt 107%, thép đạt 102%, đến năm 1930 sản lượng công nghiệp Pháp là 140% so với trứơc chiến tranh, đứng thứ 4 thế giới. Tuy vậy cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu nhiều so các nước TBCN khác như Mỹ, Đức, Nhật. Nước Anh phục hồi kinh tế diễn ra chậm chạp do thiết bị sản xuất lạc hậu, tổ chức sản xuất lỗi thời nên đến năm 1929 mới chỉ đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh. Nền kinh tế Ý vàNhật Bản ổn định tương đối sớm (1923), nhưng kinh tế chỉ phát triển một chiều, ưu tiên cho những ngành công nghiệp chiến tranh nên xuất hiện khủng hoảng sớm (1926-1927). Tóm lại, sự ổn định về kinh tế của các nước tư bản diễn ra không đều, có tính chất tương đối và cục bộ. Sự ổn định của các nuớc TBCN châu Âu phần quan trọng là nhờ vào vốn đấu tư và tín dụng của Mĩ. Đây là thời kì chuyển đổi trung tâm kinh tế – tài chính của TBCN từ châu Âu sang châu Mĩ. 2. Ổn định tương đối về chính trị Cùng với sự ổn định về kinh tế, các chế độ tư sản cũng dần dần được củng cố. Phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống. Ở các nước tư bản chủ yếu, các đảng tư sản bảo thủ và phản động nắm chính quyền. Ở một vài nước, có lúc các lực lượng gọi là “phái tả” theo đường lối cải lương nắm chính quyền để mê hoặc quần chúng lao động. Ở Mĩ, từ năm 1921 đến 1933, Đảng Cộng hòa liên tục nắm chính quyền. Đảng này đã thi hành chính sách thiên hữu nhằm bảo vệ quyền lợi của giới chủ kinh doanh. Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 29 – Tháng 11-1924, Culitgiơ trúng cử Tổng thống. Trong 4 năm cầm quyền, chính phủ Culitgiơ thi hành chính sách đàn áp phong trào công nhân, đàn áp những tư tưởng “cấp tiến”. Điển hình là vụ xử hai công dân gốc Italia là Xăccô và Vanxetti bị tuyên án tử hình vì công khai bày tỏ những tư tưởng “tiến bộ”. Chính quyền Mĩ cũng thi hành những chính sách, những biện pháp chống bãi công của công nhân. Về mặt đối ngoại, chính quyền Culitgiơ thông qua các kế hoạch Đaúyt và Yơng, khống chế châu Âu theo quỹ đạo của Mĩ, tiếp tục chính sách thù địch với Liên Xô, tìm cách bành trướng thế lực ra Thái Bình Dương và Viễn Đông. Đối với Mĩ Latinh, chính phủ Mĩ vẫn tiếp tục chính sách bành trướng của họ, thậm chí can thiệp quân sự khi cần thiết. Dù sao trong những năm cầm quyền của Culitgiơ, kinh tế Mĩ phát triển tốt đẹp, nên trong lĩnh vực chính trị – xã hội cũng phát triển tương đối ổn định. Đảng Cộng hòa được coi là đảng của sự phồn vinh , vì thế trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1928, người của Đảng Cộng hòa Huvơ đã thắng cử. Nhưng Huvơ vừa bước chân vào Nhà trắng thì khủng hoảng kinh tế bùng nổ tháng 10 –1929. Ở Anh, Đảng Bảo thủ lên nắm chính quyền từ năm 1924. Chính phủ đã thi hành nhiều chính sách có lợi cho giới chủ kinh doanh, làm cho nhân dân lao động bị bóc lột nặng nề hơn. Điều đó đã dẫn đến cuộc tổng bãi công tháng 5 – 1926, bắt đầu từ công nhân mỏ, sau lôi kéo hầu hết công nhân các ngành và thu hút đến 5 triệu người tham gia, làm tê liệt tất cả các khu công nghiệp lớn ở Anh. Nhưng khi bãi công biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt và mang tính chất chính trị thì những người lãnh đạo Liên hiệp công đoàn Anh đã kêu gọi công nhân ngừng đấu tranh và thỏa hiệp với chính phủ. Nhờ vậy, chính phủ đã dập tắt được phong trào bãi công và sau đó chuyển sang tấn công vào giai cấp công nhân. Cuộc tổng bãi công năm 1926 của công nhân Anh cho ta thấy sự ổn định của chủ nghĩa tư bản chỉ là tương đối. Ở Pháp, năm 1923, “Liên minh phái tả” bao gồm những người cấp tiến của giai cấp tư sản và Đảng Xã hội lên năm quyền. Chính phủ “khối tả” do Eriô cầm đầu, ban hành một số chính sách tiến bộ hơn trước như thi hành đạo luật ân xá đối với những người tham gia đấu tranh chính trị, luật cho phép viên chức thành lập tổ chức công đoàn Về đối ngoại, Chính phủ Eriô cũng thi hành chính sách ôn hòa hơn, đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô (25-10-1924). Nhưng mặt khác, chính phủ “khối tả” cũng tiến hành cuộc chiến tranh đàn áp các dân tộc thuộc địa Marốc và Xiri, đàn áp cuộc tổng bãi công tháng 10 – 1925, bắt giam nhiều người cộng sản. Mâu thuẫn trong “khối tả” ngày càng gay gắt và “khối tả” tan rã sau khi những người Xã hội rút ra khỏi liên minh. Từ tháng 10-1925 đến tháng 7-1926, 7 lần thay đổi nội các đến 21-7-1926, chính phủ phái tả bị đổ. Chính phủ phái hữu do Poăngcarê cầm đầu cố gắng chấm dứt những hoạt động chống đối và tấn công vào đời sống của nhân dân lao động. Ở Đức, giai đoạn ổn định cũng là giai đoạn mà các lực lượng phát xít chuẩn bị lực lượng để nắm chính quyền. Dưới chiếc ô bảo vệ của nền “Cộng hòa Vâyma”, chủ nghĩa quân phiệt Đức dần dần được phục hồi với sự tích cực giúp đỡ của bọn tư bản Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 30 – lũng đoạn và bọn Iuncơ Đức. Người ta thường gọi nền Cộng hòa Vâyma là “nền cộng hòa không có những người cộng hòa” vì tất cả các quan chức của nền Cộng hòa này đều là những người của Đế chế cũ được giữ nguyên, mang nặng đầu óc bảo hoàng và quân phiệt, tinh thần dân tộc cực đoan và chủ nghĩa phục thù. Rất nhiều tổ chức quân phiệt mọc ra như nấm ở Đức sau chiến tranh như đội “Mũ thép”, “Cônxun”, “Orơghết”, “Vikinh” Trong số các tổ chức này, chính đảng phản động nhất là Đảng công nhân quốc gia XHCN (hay Quốc xã) xuất hiện từ năm 1919. Từ năm 1920, khi Hitle làm lãnh tụ của đảng này, cương lĩnh của đảng được công bố với những nội dung hết sức mị dân và lừa bịp nhằm mở rộng ảnh hưởng của nó trong quần chúng. Tháng 11-1923, Hitle tổ chức “cuộc phiến động tiệm bia” ở Munkhen, định lôi kéo quân đội tái diễn lại “cuộc tiến công vào Roma của Mutcôlini” trên đất Đức, nhưng Hitle đã thất bại. Bọn tư bản lũng đoạn Đức thấy việc thiết lập ngay chế độ độc tài phát xít ở Đức là quá sớm nên Hitle bị bắt giam. Trong tù, y viết cuốn Mein Kamf (Cuộc chiến đấu của tôi), được coi như thánh thư của chủ nghĩa phát xít, nêu lên những cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa Quốc xã. Năm 1925, Hinđenbuốc được bầu làm Tổng thống. Cựu nguyên soái của đế quốc Đức, tên bảo hoàng quân phiệt số 1 đứng đấu nền “Cộng hòa” được bầu chứng tỏ thế lực của giới quân phiệt đã tăng cường khá nhiều. Điều đó gây lo ngại cho lực lượng dân chủ ở Đức, đồng thời cũng gây lo ngại trong dư luận thế giới. Giai cấp thống trị của Đức phải chống đỡ bằng cách tuyên truyền cho “thiện chí hòa bình” của Hinđenbuốc và sự gắn bó của của tên bảo hoàng này đối với chế độ cộng hòa. Chúng còn dựa vào những luận điệu mị dân của các lãnh tụ Đảng XHDC nằm trong chính phủ và Quốc hội để “bảo vệ”, ủng hộ Hinđenbuốc. Sự phục hồi chủ nghĩa quân phiệt là nét nổi bật của lịch sử nước Đức trong thời kì ổn định của chủ nghĩa tư bản. Cũng giống như Đức, thời kì này, ở Nhật bản cũng là thời kì tăng cường các lực lượng quân phiệt Nhật. Đầu 1927, tướng Tanaca, một phần tử quân phiệt phản động đã thành lập chính phủ mới. Mở đầu cho mội giai đoạn mới của chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật. Chính phủ của giới quân phiệt chủ trương dùng vũ lực để bành trướng ra bên ngoài. Tanaca đã hai lần phái quân xâm lược Sơn Đông, Trung Quốc, nhưng cả hai lần đều thất bại do phong trào đấu tranh mạnh mẽ của Trung Quốc. Mĩ , Anh cũng phản đối cuộc xâm lược này. Ở trong nước, Tanaca ra sức quân sự hóa đất nước, đàn áp phong trào dân chủ và hòa bình, giải tán các đoàn thể dân chủ. Còn Italia, thời kì này là thời kì củng cố từng bước chính thể phát xít. Chính phủ Mutxôlini trong thời kì đầu mới cầm quyền, tuy đã áp dụn chính sách khủng bố chống lại các phong trào cách mạng vô sản, nhưng vẫn để cho các đảng tư sản tham gia chính phủ, giữ nguyên các tổ chức công đoàn, nghị viện. Đến đầu 1926, tình hình chính trị trong nước gặp nhiều khó khăn. Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội, Đảng Thiên chúa giáo và nhiều đảng khác lập thành phe đối lập chống chính phủ. Mútxôlini nhiều lần bị áp sát hụt. Nhân dịp này, chính phủ ban bố hàng loạt đạo luật “đặc biệt” giải tán tất cả các đảng (trừ đảng phátxít), đóng cửa các cơ quan báo chí của họ. Chính phủ còn tổ chức ra cơ quan đặc vụ và tòa án đặc biệt để bắt bớ và xử tử những người chống phát Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 31 – xít. Cuối cùng, đạo luật ban hành tháng 3 – 1928 trao cho lãnh tụ đảng phát xít quyền chọn đại biểu quốc hội. Mutxôlini trở thành kẻ độc tài chuyên chế, là kẻ “nhân danh quyền lợi quốc gia” để cai trị. Bọn phát xít buộc nhân dân gọi y là Duce (Người dẫn đường). Tóm lại, trong giai đoạn 1924 – 1929, giai cấp thống trị các nước TBCN đã ổn định được tương đối nền kinh tế và chế độ chính trị của mình. Một số nuớc đã đạt tới mức độ phồn vinh cao như Mĩ. Trên cơ sở đó, những nhà tư tưởng và chính trị tư sản đã tô vẽ cho CNTB, cho rằng thời kì “thịnh vượng vĩnh viễn” của CNTB đã đến. Những nhà lí luận XHDC truyền bá tư tưởng cải lương. Họ hứa hẹn với quần chúng sẽ đạt được CNXH và hạnh phúc không cần làm cách mạng mà bằng cách hợp tác với giai cấp tư sản, theo con đường CNTB hòa nhập vào CNXH một cách hòa bình. Trong thời kì ổn định, tư tưởng XHDC cải lương đã chiếm ưu thế trong phong trào công nhân. Nhưng sự ổn định của CNTB trong những năm 1924-1929 trên thực tế đã không bãi bỏ được những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản. Đại hội VI của QTCS họp năm 1928, trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc khoa học những mâu thuẫn đó, đã báo hiệu thời kì ổn định tạm thời của CNTB đag đi tới chấm dứt và một cuộc khủng hoảng kinh tế mới nghiêm trọng đang hiện ra trước mắt và cùng với nó một cao trào cách mạng mới sẽ xuất hiện. Một năm sau, điều dự báo đó đã thành sự thật. Cuộc đại khủng hoảng kinh tế nổ ra ở nuớc Mĩ tháng 10 –1929, nhanh chóng lan ra toàn bộ thế giới, chấm dứt thời kì “thăng bằng” và “ổn định” của CNTB. III. CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ YẾU TRONG GIAI ĐOẠN 1929-1939 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 Tháng 10-1929, một cuộc khủng hoảng kinh tế dữ dội chưa từng có đã bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan ra cả thế giới tư bản và kéo dài mãi đến năm 1933. Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới có quy mô lớn nhất với mức độ nghiêm trọng nhất trong lịch sử nền kinh tế tư bản thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất của CNTB trăng lên quá nhanh chóng trong một thời gian ổn định, nhưng nhu cầu và sức mua của quần chúng lại không tăng lên tương ứng, thậm chí giảm sút, hàng hóa ế thừa. Khủng hoảng thể hiện trước tiên trên lĩnh vực tài chính tín dụng như sự sụt giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mĩ. Khủng hoảng đã đánh vào tất cả các ngành kinh tế tư bản không trừ ngành nào. Sản xuất trước đây đạt tới những chỉ số cao nay sụt xuống rất nhanh chóng, kinh tế xuống tới mức thấp nhất là vào năm 1932. So với mức trước khủng hoảng, sản xuất công nghiệp giảm 46% ở Mĩ, 47% ở Đức, 16,5% ở Anh, 31% ở Pháp, 33% ở Italia, mức giảm chung của cả thế giới TBCN là 42%. Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 32 – Khủng hoảng công nghiệp gắn chặt với khủng hoảng nông nghiệp, làm cho khủng hoảng công nghiệp phức tạp thêm, trầm trọng thêm. Khủng hoảng công nghiệp và nông nghiệp lại làm cho hệ thống tài chính và tín dụng hoàn toàn rối loạn. Hàng nghìn ngân hàng bị phá sản, đồng tiền của 56 nước bị mất giá. Mậu dịch quốc tế giảm 2/3. Khủng hoảng kinh tế bao trùm tất cả các nước tư bản công nghiệp không trừ nước nào và cả nước thuộc địa của chúng, các nuớc nông nghiệp, đó là những lí do khiến cho khủng hoảng kinh tế kéo dài dai dẳng. Cuộc khủng hoảng 1929-1933, chẳng những tàn phá nền kinh tế mà còn gây ra những hệu quả tai hại về mặt chính trị và xã hội cho CNTB. Số người thất nghiệp lên tới mức chưa từng thấy. Hơn 35 triệu người lao động bị vứt ra hè phố, biến thành những người thất nghiệp hoàn toàn (16 triệu ở Mĩ, 5,5 triệu ở Đức, 3 triệu ở Anh, 2,8 triệu ở Nhật). Con số người bán thất nghiệp còn lớn hơn nhiều. Hàng triệu người lang thang tên các đường phố để tìm việc làm và bánh mì. Nông dân phá sản bỏ đồng quê lên thành thị làm tăng thêm đội quân không có việc làm ở thành thị. Nhân dân đói khổ thiếu thốn, trong khi người ta phá hủy các kho hàng hóa, đốt lúa gạo, chặt phá các cây trồng, giết các gia súc, đổ xuống biển hàng triệu lít sữa để giữ hàng hóa khỏi sụt, cứu lợi nhuận, Tất cả những ảo tưởng về “CNTB có tổ chức”, về sự “phồn vinh vĩnh viễn” của CNTB đã sụp đổ. Tình hình đó đã làm cho mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp trở nên gắt gắt. Một cao trào cách mạng mới lại dần dần xuất hiện. Trong điều kiện đó, giai cấp tư sản thống trị tất cả các nước đều phải tăng cường chuyên chính giai cấp, hạn chế hoặc xóa bỏ các quyền tự do dân chủ mà quần chúng giành được trong giai đoạn trước. Tuy nhiên, do điều kiện cụ thể của mỗi nước, mức độ và các hình thức tăng cường nền chuyên chính giai cấp của các nước có khác nhau. Đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị nghiêm trọng, các nước tư bản có hai lối thoát: - Một là của các nước Mĩ, Anh, Pháp củng cố nền chuyên chính giai cấp nhưng không đi tới chủ nghĩa phátxít, hoặc nửa phátxít. - Hai là của các nước Đức, Italia, Nhật là thiết lập ngay nền độc tài phátxít ở các nước họ. Hai chế độ chính trị khác nhau, nhưng đều là hai hình thức của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn Nhà nước, tức là tăng cường vai trò của Nhà nuớc trong đời sống kinh tế và chính trị nhằm phục vụ lợi ích của tư bản lũng đoạn. 2. Chủ nghĩa phát xít Đức, Italia và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Ba nước Đức, Italia và Nhật có những đặc điểm giống nhau: Về phương diện kinh tế, ba nước này đều là những nước công nghiệp phát triển nhưng nghèo, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thiếu thị trường, không có hoặc có ít Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 33 – thuộc địa. Người ta thường gọi họ là những nước “không có”. Khi khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra dẫn đến khủng hoảng mậu dịch quốc tế, các đế quốc giàu, có nhiều thuộc địa đóng cửa thị trường quốc gia và thị trường đế quốc của họ bằng các hàng rào thuế quan cao hoặc bằng cấm nhập khẩu để bảo vệ hàng nội địa của họ. Trong những điều kiện đó, những nước “không có” ở trong tình hình kinh tế cực kì khó khăn, phải áp dụng những biện pháp kinh tế cực đoan, mà có người gọi là “chủ nghĩa tân tư bản quốc gia, độc đoán, tự túc”. Đó chính là chính sách kinh tế của chủ nghĩa phát xít. Về phương diện chính trị, ở những nước này, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản diễn ra muộn và không hoàn thành, do đó vẫn tồn tại nhiều tàn tích phong kiến và truyền thống quân phiệt, Giai cấp quý tộc phong kiến hợp tác chặt chẽ với tư bản lũng đoạn, tạo nên một liên minh phản động rất vững chắc, đồng thời tiến hành chia rẽ các lực lượng dân chủ. Đó là mảnh đất tốt cho sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa phátxít. Về quan hệ quốc tế, đây là những nước thù địch với hệ thống Vécxai – Oasinhtơn, muốn đạp đổ hệ thống này và phát động một cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới. Với những đặc điểm trên, các nước này đã lần lượt đi vào con đường phát xít. Chủ nghĩa phátxít, theo địng nghĩa của Đimitơrốp, là “nền chuyên chính khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, hiếu chiến nhất, sô vanh nhất của tư bản tài chính”. Khác với Đức và Italia, chủ nghĩa phát xít có một chính đảng duy nhất, một thủ lĩnh tối cao, một học thuyết chính trị có tính giai cấp rõ nét, chủ nghĩa phát xít Nhật lại núp dưới hình thức của nhiều tổ chức quân phiệt khác nhau khoác áo phong kiến. Vì vậy, nhiều khi người ta gọi nó là chủ nghĩa quân phiệt Nhật. a) Nước Đức 1929-1939 a1) Quá trình phát xít hóa ở Đức: Tiếp sau Mĩ, nước Đức là nước bị khủng hoảng kinh tế nặng nề nhất vì nước Đức phụ thuộc nhiều vào Mĩ. Khủng hoảng kinh tế đã làm cho đời sống nhân dân lao động Đức càng thêm cơ cực. Nạn thất nghiệp lan tràn khắp nước, năm 1932 có tới 9 triệu người thất nghiệp. Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội Đức do đó lại bùng nổ gay gắt và gây ra cuộc khủng hoảng chính trị ở Đức. Trong bối cảnh đó, các giai cấp thống trị Đức ngày càng ngả sang xu hướng phát xít hóa chế độ theo con đường của Hítle và Đảng Quốc xã Hệ tư tưởng của Đức Quốc xã không phải được hình thành ngay một lúc, mà trải qua một quá trình tự biến hóa, xuất phát từ những luận điểm ban đầu hết sức mị dân, “chống chủ nghĩa tư bản”, để lôi kéo quần chúng, nhưng càng về sau càng tiến gần đến các luận điểm của tư bản lũng đoạn. Dần dần ba bộ phận của hệ tư tưởng phát xít được hình thành: Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 34 – Thuyết địa lí – chính trị phát xít: coi các yếu tố địa lí, nhất là yếu tố lãnh thổ quyết định sự hùng mạnh của một nước, từ đó đề ra lý thuyết “không gian sinh tồn”. Thuyết chủng tộc phát xít: coi chủng tộc Giécman là “chủng tộc thượng đẳng” có sứ mệnh thống trị các “chủng tộc hạ đẳng” khác. Thuyết “chủ nghĩa xã hội quốc gia”: đây là luận điệu mị dân để lừa gạt quần chúng, đối lập với CNXH khoa học. Chúng tự coi là kẻ thù tử thù của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Mác. Hệ tư tưởng đó phù hợp với tham vọng bành trướng xâm lược của giai cấp thống trị Đức và tinh thần chống Cộng, chống Liên xô của các giai cấp tư sản phản động quốc tế, nên Hitle dần dần được tất cả các lực lượng phản động trong nước và quốc tế ủng hộ. Trên vũ đài chính trị, trong bối cảnh của một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng chưa từng có, đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các lực lượng công nhân, dân chủ và các lực lượng phát xít. Hai đảng công nhân là Đảng XHDC và Đảng Cộng sản có ảnh hưởng lớn trong quần chúng. Đảng XHDC chiếm đa số và những vị trí quyết định trong bộ máy nhà nước ở trung ương cũng như địa phương, trong Quốc hội, trong quân đội, cảnh sát và có những tổ chức quần chúng lớn mạnh (tổ chức Cờ đế quốc “Reichbanner” gồm hàng triệu thành viên có vũ trang). Đảng Cộng sản do E.Tenlơman lãnh đạo cũng lớn lên nhanh chóng và cũng có những tổ chức vũ tranh của mình (“Liên đoàn các chiến sĩ đỏ”). Đảng Cộng sản đã công bố “Cương lĩnh giải phóng nhân dân Đức về mặt xã hội và chính trị” vào năm 1930. Do đó uy tín của Đảng ngày càng được nâng cao. Nhưng ảnh hưởng của Đảng XHDC trong quần chúng vẫn lớn hơn và đảng này lại không chịu hợp tác với Đảng Cộng sản, khiến cho giai cấp công nhân Đức bị chia rẽ trầm trọng. Đảng Quốc xã lợi dụng sự chia rẽ của các Đảng công nhân dùng chính sách mị dân về “quốc gia” và “xã hội” để lừa bịp quần chúng, nhờ đó Đảng này đã lớn mạnh lên. Quá trình phát xít hóa ở Đức trải qua 3 chính phủ quá độ: Chính phủ Bruning (từ 3-1930 Ỉ 5-1932) đây là chính phủ nửa phát xít Chính phủ Phôn Papen (5-1932 Ỉ 12-1932) là chính phủ của bá tước và quý tộc Iuncơ Chính phủ Hôn Xlâykhơ (12-1932 Ỉ1-1933) là chính phủ của các tướng lĩnh quân đội. Giới phản động nhất của tư bản tài chính quyết định đưa Đảng Quốc xã lên nắm chính quyền. 29-1-1933, Hitle được cử làm thủ tướng. a2) Nước Đức dưới ách phát xít Hitle (1933 – 1939): Hitle và Đảng Quốc xã lên nắm chính quyền mở đầu thời kì đen tối nhất trong lịch sử nước Đức. Hitle thủ tiêu nền dân chủ tư sản thiết lập nền chuyên chính khủng bố công khai, truy nã các lượng lượng tiến bộ cách mạng, xây dựng nền kinh tế chỉ huy và ráo riết chuẩn bị chiến tranh. Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 35 – Hitle đã ép Quốc hội thông qua quyết định trao cho y “quyền hành đặc biệt”. Ngày 7-4-1933, Hitle ra đạo luật thủ tiêu mọi quyền tự trị của các tỉnh, lập bộ máy khủng bố tàn khốc nhất từ trước đến nay với lực lượng chủ yếu là đội quân SS trực tiếp điều khiển Giétxtaphô và sở an ninh. Hitle giải tán hết các chính đảng, công đoàn, ở Đức chỉ còn một Đảng Quốc xã và Mặt trận lao động Đức do chúng lập ra. Đảng Cộng sản bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. 3-3-1933, chúng bắt giam Tenlơman và hàng vạn chiến sĩ cộng sản. 1935, Hitle thông qua đạo luật Nuyrembéc nhằm bài trừ người Do Thái. Cuối cùng, Hitle quay về thanh trừng nội bộ Đảng Quốc xã một cách dã man. Gần 1500 người bị giết, trong đó có cả thủ tướng Phôn Xlay Khơ. 8-1934, Hitle hủy bỏ hiến pháp Vâyma, ra đạo luật sát nhập chức tổng thống với thủ tướng thành “thủ lãnh”, chế độ độc tài phát xít đến đó đã được hoàn thành. Dưới chế độ phát xít, toàn bộ nền kinh tế được tổ chức theo hướng tập trung bao cấp, phục vụ nhu cầu quân sự. 1938, về cơ bản Đức đã hoàn thành công việc chuẩn bị gây chiến tranh. Trong chính sách đối ngoại, Hitle thi hành chính sách gây chiến xâm lược, thôn tính Áo, Tiệp Khắc và dùng toàn lực tấn công Balan (1-9-1939), mở đầu cuộc chiến tranh thế giới mới. b) Nước Ý 1929 –1939 Ý là nước đầu tiên đi vào con đường phát xít, với cuộc tiến công vào Rôma của Mútxôlini ngày 30-10-1922, nhưng chính thể phát xít được củng cố vào những năm 30. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Ý, kéo dài mãi đến 1938 mới được phục hồi. Khủng hoảng làm cho mâu thuẫn xã hội Ý thêm gay gắt, chủ nghĩa phát xít vừa thi hành chính sách khủng bố tàn bạo vừa tuyên truyền mị dân lừa bịp. Năm 1933 – 1934, ban hành luật Nghiệp đoàn, biến Nhà nước thành “Nhà nước Nghiệp đoàn” lập ra 22 nghiệp đoàn bao gồm tất cả các ngành kinh tế quốc dân. 3-1938 chúng giải tán quốc hội thay bằng “viện nghiệp đoàn”, đến 1939, chúng thay bằng “viện các nghiệp đoàn và các nhóm chiến đấu” gồm các đại biểu do Mútxôlini lựa chọn. Như vậy đặc điểm nổi bật của CNPX Ý là chế độ độc tài phát xít nấp dưới danh nghĩa “Nhà nước Nghiệp đoàn”. Về mặt kinh tế hướng vào thực hiện tự cấp tự túc phục vụ chiến tranh, quân sự hóa kinh tế và không ngừng quân sự hóa cả dân tộc. Đạo luật 1934 quy định, việc huấn luyện quân sự phải được bắt đầu khi trẻ em đến tuổi đi học và tiếp tục cho đến khi công dân sử dụng được vũ khí. Nước Ý phát xít mưu đố thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng bằng những cuộc phiêu lưu quân sự, đòi chia lại thuộc địa, với giấc mộng biến Địa Trung Hải thành ao nhà của mình và thiết lập nền thống trị ở cận Đông. Ý xâm lược Eâtiôpia, can thiệp vào Tây Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 36 – Ban Nha, cùng phát xít Đức, Nhật lập nên phe trục Béclin – Rôma – Tôkiô, chạy đua vũ trang ráo riết biến Ý thành lò lửa chiến tranh thứ 3 ở châu Âu. c) Nhật bản 1929 –1939 Quá trình phát xít hóa kéo dài dai dẳng không dứt khoát rõ ràng như ở Đức và Ý. CNĐQ Nhật ngay từ khi mới ra đời đã mang sẵn tính chất quân phiệt và hiếu chiến. Trong nội bộ giới tài phiệt và quân phiệt Nhật có những quan điểm khác nhau về cách thức tiến hành chiến tranh xâm lược, đã chia thành hai phái: phái “sĩ quan trẻ” được bọn tài phiệt mới ủng hộ chủ trương lật đổ chính phủ lập hiến và tiến hành ngay chiến tranh xâm lược quy mô lớn; phái “tướng già” muốn dùng bộ máy nhà nước sẵn có và tiến hành chiến tranh thận trọng. Giữa hai phái đấu tranh gay gắt không ngã ngũ. Sau đó, phái “sĩ quan trẻ” tiến hành cuộc đảo chính. 26-2- 1936, nước Nhật mới chuyển sang chế độ phát xít một cách rõ ràng hơn, chính quyền Nhật bản tăng cường tính chất phát xít theo yêu cầu của các sĩ quan trẻ. Thực chất, nội các Nhật mặc dù ra tuyên bố chính sách của mình không phải dân chủ cũng chẳng phải phátxít nhưng lại thihành chính sách phản động hơn, hiếu chiến hơn. Nhật bản đã mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc, xâm lấn Mông Cổ và Liên Xô, khi chiến tranh bùng nổ Nhật tuyên bố “trung lập” để đánh lừa dư luận, nhưng sau đó bất ngờ tấn công căn cứ hải quân Mĩ ở cảng Trân Châu ngày 7-12-1941, gây ra cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. 3. Các đế quốc “dân chủ” Mĩ, Anh và Pháp a) Nước Mĩ 1929 –1939 Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Mĩ ,ngày 24-10-1929, là “ngày thứ năm đen tối” trong lịch sử nước Mỹ, các cổ đông mất 15 tỉ đô la, giá trị các loại chứng khoán giảm 40 tỉ đô la. Hàng triệu người thất nghiệp không có phương kế sinh sống. Mỹ là nơi bị khủng hoảng tàn phá dữ dội nhất, năm 1932, sản lượng công nghiệp giảm 1/2 so với năm 1929, giá trị sản phẩm nông nghiệp từ 6,8 tỉ chỉ còn 2,4 tỉ, 5.761 ngân hàng bị phá sản chính phủ Huvơ không có biện pháp gì để khắc phục, đã không sao ngăn cản được trận cuồng phong lay giật toàn bộ nước Mĩ. Huvơ và Đảng Cộng hòa bị đã kích mất uy tín nghiêm trọng. Vì vậy, trong cuộc bầu cử tổng thống 1932, Rudơven đã thắng cử. Sau ba tháng lên nhậm chức, Rudơven đã tập hợp các nhà bác học kinh tế học, chính trị gia nổi tiếng vào “tập đoàn trí tuệ”, ban hành nhiều đạo luật, sắc lệnh nhằm tăng cường sự can thiệt của Nhà nước vào nền kinh tế. Rudơven đưa ra một “ván bài mới” với xương sống là luật phục hưng công nghiệp quốc gia (NIRA), quy định nghiêm khắc sự điều tiết của Nhà nước đối với sản xuất và tiêu thụ, buộc các nhà công nghiệp phải hạn chế và điều chỉnh sự sản xuất của mình và chấp hành luật “cạnh tranh thật thà”. NIRA cũng cho phép công nhân lập ra các tổ chức công đoàn để giải quyết tranh chấp với chủ xí nghiệp. Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 37 – Về nông nghiệp, ban hành luật điều chỉnh nông nghiệp (AAA). Luật này khuyến khích việc giảm sản xuất các nông phẩm quá thừa so với nhu cầu thị trường và nâng cao giá nông phẩm theo luật định. Chính quyền cũng ban hành luật khẩn cấp về ngân hàng để cứu các nhà ngân hàng đang phá sản bằng sự giúp đỡ của nhà nước về tài chính. Để các ngân hàng có tiền trả nợ nhân dân tăng thêm sức mua của quân chúng đã bị cạn kiệt. Như vậy, nếu Huvơ lấy tiết kiệm chi tiêu làm chính, thì Rudơven giảm cung tăng cầu là chủ yếu, tạo ra sức hút ban đầu để cho sản xuất và tiêu dùng trở lại bình thường. Chính sách ván bài mới tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước nhưng đồng thời có sự nhượng bộ đối với quần chúng lao động nhằm xoa dịu mâu thuẫn, căn bệnh vốn có của CNTB trong cơn nguy khốn. Lúc đầu, các nhà tư sản Mĩ coi chính sách đó như “chiếc phao cứu mạng”nhưng sau khi khủng hoảng qua khỏi cuối 1933, các phần tử phản động cực đoan quay qua chống chính sách của Rudơven. Rudơven phải đương đầu với sự kháng cự mạnh mẽ của tư bản độc quyền. Tòa án tối cao Liên bang đã phủ quyết “ván bài mới” cho rằng nó vi phạm Hiến pháp Mĩ, nhưng một bộ phận giai cấp tư sản tự do, quần chúng nhân dân ủng hộ ông. Nhờ đó ông được bầu lại 1936, 1940, 1944, điều chưa từng thấy trong lịch sử nước Mĩ. Về đối ngoại, năm 1933, Rudơve đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, chấm dứt chính sách mù quáng của các tổng thống tiền nhiệm, thi hành chính sách “láng giềng thân thiện” với các nươc Mĩ Latinh. Tuy nhiên, đối với sự xâm lược của chủ nghĩa phát xít, đường lối của chính phủ Mĩ về cơ bản phù hợp với chính sách của Anh, Pháp – chính sách dung túng cho những hành động ăn cướp của khối phát xít bất chấp ý chí của hàng triệu người Mĩ và nhân dân tiến bộ trên thế giới. b) Nước Anh 1929 –1939 Khủng hoảng kinh tế ở Anh nổ ra muộn hơn và không trầm trọng bằng các nước tư bản khác, nhìn chung tổng sản lượng công nghiệp giảm 16,5% (1932), nhưng ngành ngoại thương sụt 60%. Luânđôn ngày càng mất địa vị trung tâm tiền tệ thế giới. Để giải quyết khủng hoảng, chính phủ công đảng ban hành chương trình tiết kiệm ngặt nghèo. Rút bớt những chi tiêu của nhà nước. Nhưng nhìn chung không có biện pháp cơ bản để giải quyết tình hình làm cho khó khăn càng thêm trầm trọng hơn. Năm 1931, con số thất nghiệp lên tới 3 triệu, quần chúng đấu tranh buộc chính phủ công Đảng phải từ chức vào tháng 8-1931. Một chính phủ mới, gồm đại biểu của các Đảng: Bảo thủ, Công đảng, Tự do lên cầm quyền. Tháng 8-1932, chính phủ tuyên bố bỏ chính sách tự do mậu dịch, thay bằng chính sách bảo hộ thuế quan để chống lại sự cạnh tranh của các nước tư bản khác, tạo điều kiện cho tư bản Anh phát triển. Chính sách này làm cho mâu thuẫn giữa Anh và các nước đế quốc càng thêm gay gắt. Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 38 – Nước Anh thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1934, nhưng vẫn phát triển yếu ớt không chuyển thành hưng thịnh của kinh tế tư bản. Cuối năm 1935, Đảng Bảo thủ thắng lợi trong cuộc thắng lợi lên lãnh đạo chính phủ nhưng vẫn duy trì chính sách liên hiệp với các đảng khác. Chính phủ này ngày càng đi vào con đường cực hữu, đề ra những đạo luật như là “về trật tự xã hội” nhằm đàn áp phong trào đấu tranh của lực lượng tiến bộ. Chính phủ lấy danh nghĩa “điều chỉnh kinh tế” để can thiệp ngày càng sâu vào kinh tế quốc dân, định mức sản xuất, tiêu thụ, đặt hàng quân sự cho các xí nghiệp. Về đối ngoại, giới cầm quyền Anh duy trì chính sách ngoại giao mù quáng, luôn cự tuyệt của Liên Xô về một hệ thống an ninh chung. Dung túng khuyến khích các hành động xâm lược của chủ nghĩa phát xít nhằm xoa dịu mâu thuẫn với phát xít và đấy phát xít tấn công Liên Xô. c) Nước Pháp 1929 –1939 Khủng hoảng kinh tế nổ ra muộn nhất so với các nước khác (giữa 1930), nhưng có đặc điểm kéo dài rất lâu đến 1937 vẫn không phục hồi mức phát triển 1929. Hậu quả khủng hoảng dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp giữa lực lượng dân chủ và lực lượng phát xít. Từ 1929 –1932, các Đảng cánh hữu cầm quyền đã dung túng cho CNPX hoành hành. Cuối năm 1932, đảng khối tả lên lập chính phủ mới nhưng chỉ tồn tại được 3 tháng, nước Pháp bước vào thời kì mất ổn định trong suốt những năm 1933- 1934. Chế độ chính trị đại nghị tư sản Pháp bất lực thối nát làm cho quần chúng nhân dân bất bình và nguy cơ chính phủ thân phát xít thực hiện đảo chính. ĐCS kêu gọi ĐXH Pháp hợp tác đấu tranh chống CNPX, các cuộc biểu tình, tổng bãi công liên tiếp nổ ra 1934 đánh bại được cuộc tấn công nghiêm trọng đầu tiên của CNPX ở Pháp. Mặt trện thống nhất – công nhân được thực hiện ở Pháp đánh dấu bước ngoăt quan trọng trong phong trào công nhân và quốc tế. Tháng 5-1935, Mặt trận nhân dân chống CNPX và chiến tranh ra đời, ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng. Trong cuộc bầu cử Quốc hội 1936, chính phủ của Mặt trận nhân dân được thành lập do Lêông Blum đứng đầu. Chính phủ phải thực hiện một số cải cách theo cương lĩng của mặt trận như là: xuất quỹ tín dụng để giải quyết những vấn đề xã hội, ổn định giá cả nông sản, tăng lương công nhân 15% Mặt trận nhân dân Pháp có công lao to lớn trong việc cứu nước Pháp ra khỏi thảm họa phát xít, đó là thành tựu cực kì quan trọng có ý nghĩa quốc tế. Nhưng đến tháng 6-1937, do sự phản ứng từ nhiều phía, Blum xin từ chức, người của Đảng Cấp tiến lên thay, chính sách của chính phủ nghiêng về hữu, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, thi hành chính sách dung dưỡng CHPX Đức – Ý – Nhật bất chấp sự phản đối của dư luận Pháp và nhân dân tiến bộ thế giới, tham gia kí hiệp ước Munkhen, hi sinh Tiệp Khắc để trả giá cho Đức tấn công Liên Xô. Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 39 – Do hành động phản bội của bọn cầm quyền, Mặt trận nhân dân thực tế bị tan vỡ, nên nước Pháp lại đi vào thời kì phản động trước khi rơi vào tay phát xít Hitle. IV. Kết luận Giai đoạn 1929-1939 là thời kì đầy sóng gió trong lịch sử trong CNTB mở đầu bằng khủng hoảng kinh tế và kết thúc bằng sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai. Hậu quả của cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929 –1933 và của cao trào cách mạng đã làm cho giai cấp thống trị các nước đế quốc thấy không thể duy trì nguyên vẹn cơ chế kinh tế và chính trị như trước. Để cứu vãn tình thế các nước TBCN phải xem xét lại con đường phát triển của mình hoặc là “phát xít hóa: chế độ chính trị của mình để đàn áp phong trào cách mạng trong nước và gây chiến tranh giành giật thị trường, hoặc là tiến những cải cách kinh tế – xã hội để thích nghi với điều kiện mới của quá trình tái sản xuất đã biến đổi về chất so với trước đây. Có thể kết luận rằng, nếu thập niên đầu tiên sau chiến tranh thế giới thứ I (1918-1928), chủ nghĩa tư bản đi từ khủng hoảng đến ổn định tương đối, thì thập niên sau đó (1929-1939) là thời kì khủng hoảng chiến tranh. Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhxh0012_p1_5329.pdf