Thị trường lao động và kinh tế phi chính thức ở Việt Nam trong thời gian khủng hoảng và phục hồi 2007-2009

Thị trường lao động và kinh tế phi chính thức ở Việt Nam trong thời gian khủng hoảng và phục hồi 2007-2009 Một số nét chủ yếu từ cuộc Điều tra Lao động và Việc làm (ĐT LĐ&VL) Báo cáo tóm lược chính sách __________________________________________________ ___ Dự án TCTK /IRD-DIAL Tháng 12- 2010 . Thị trường lao động và kinh tế phi chính thức ở Việt Nam trong cuộc khủng hoảng 2007-2009 Một số nét chủ yếu từ cuộc Điều tra Lao động và Việc làm Dự án TCTK /IRD-DIAL Giới thiệu Năm 2007, Tổng cục Thống kê (TCTK) triển khai chương trình nghiên cứu hợp tác với Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) nhằm thu thập số liệu và phân tích về khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam. Từđó có hai loại cuộc điều tra liên quan được thực hiện năm 2007 bao gồm Điều tra lao động Việc làm (ĐT LĐ&VL) Quốc gia và điều tra chuyên biệt về khu vực phi chính thức. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam Điều tra Lao động và Việc làm cho phép phân loại số liệu lao động theo khu vực thể chế và phân tách riêng số liệu về khu vực phi chính thức. Hai cuộc điều tra chuyên biệt thực hiện ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (điều tra HB&IS2007) được gắn kết với Điều tra lao động Việc làm 2007 nhằm tìm hiểu thêm vềđặc tính của các hộ sản xuất kinh doanh (SXKD) nói chung và đặc biệt là của khu vực kinh tế phi chính thức. Số liệu thu được từ các cuộc điều tra này được phân tích chi tiết và các kết quảđược xuất bản dưới dạng sách chuyên khảo (xem Cling và cộng sự, 2010a). Hai năm sau những kết quả thành công, các cuộc điều tra được tiếp tục thực hiện với những mục tiêu mới nhằm củng cố phương pháp luận và đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu đến thị trường lao động nói chung và đặc biệt là đến khu vực kinh tế phi chính thức. Cuối năm 2009, Điều tra Lao động Việc làm lại được thực hiện ở cấp độ quốc gia và bao gồm thông tin về khu vực kinh tế phi chính thức nhằm hỗ trợ cho dự án. Bên cạnh đó điều tra HB&IS lại được triển khai lặp lại ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh dựa trên hai mẫu bao gồm: mẫu điều tra lặp đối với các hộ SXKD đã được điều tra năm 2007; mẫu các hộ SXKD mới được điều tra lần đầu năm 2009. Báo cáo này trình bày những phát hiện chính cả về mặt phương pháp luận và khía cạnh phân tích thu được từ hai lần thực hiện cuộc Điều tra Lao động Việc làm về phương diện thị trường lao động và khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam. Phân tích tập trung vào những biến động của của các chỉ số cơ bản của thị trường lao động, với tiêu điểm là về biến động của khu vực kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính thức giữa hai năm 2007 và 2009 trong bối cảnh cuộc khủng hoảng toàn cầu. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam kết quảđiều tra cho phép đo lường chính xác sự biến động của khu vực kinh tế phi chính thức và kiểm chứng cho các kết quảước tính đã được công bố. Trong phần kết luận là một số gợi ý từ những phát hiện về phương diện thiết kếđiều tra và các chính sách kinh tế. Kết quả của báo cáo tóm lược này có thể được bổ sung bằng phân tích về sự năng động của khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội và TP. Hồ chí Minh trong một bài viết cùng chủđề dựa vào số liệu cuộc điều tra HB&IS năm 2007 và 2009 (Demenet và cộng sự, 2009). Cũng như các quốc gia khác ở châu Á, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng thế giới và nhịp tăng trưởng kinh tếđã chậm lại. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Việt Nam từ mức 8,5% trong giai đoạn 2004-2007 đã giảm xuống còn 6,5% năm 2008 và 5,3% năm 2009. Mặc dù có ảnh hưởng sâu rộng nhưng tác động của cuộc khủng hoảng này đến Việt Nam dường như không rộng nhưđối với các quốc gia khác trong khu vực. Cùng với Trung Quốc, Việt Nam là một trong số các quốc gia châu Á không rơi vào tình trạng suy thoái vào năm 2009. Có ba yếu tố chính có thể giải thích cho việc Việt Nam ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu bao gồm: thứ nhất, trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng toàn cầu, Việt Nam đã chịu tác động của một cuộc khủng hoảng tài chính từđầu năm 2008 và đã đối phó với cuộc khủng hoảng thông qua việc thực hiện các công cụđiều chỉnh; thứ hai, nền kinh tế Việt Nam vẫn bao gồm bộ phận chủ yếu thuộc về nông thôn (khu vực nông nghiệp cung cấp 50% việc làm) do vậy ít chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu hơn so với các nền kinh tế phát triển hơn ở châu Á; cuối cùng, các số liệu dựa trên doanh thu xuất khẩu cho thấy, trái ngược với tình trạng ở các quốc gia châu Á khác, xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì xu hướng tăng trong năm 2009 và điều này là do sự kết hợp của những hiệu ứng về giá cả (đặc biệt là sự tăng giá gạo) và năng lực cạnh tranh. 3

pdf18 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1995 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thị trường lao động và kinh tế phi chính thức ở Việt Nam trong thời gian khủng hoảng và phục hồi 2007-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng của cuộc khủng hoảng toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam. Một số báo cáo tập trung chủ yếu vào tìm hiểu những thay đổi chính của các chỉ số kinh tế vĩ mô (GDP, xuất khẩu, giá trị sản xuất của các nhóm ngành kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngân sách quốc gia) nhằm đưa ra những đánh giá nhanh, tổng quan về tình trạng của nền kinh tế (Lê Đăng Doanh, 2009; Ngân hàng Thế giới, 2009 và Riedel, 2009). Có một số ít các bài viết tập trung phân tích về điều kiện sống của các hộ gia đình và thị trường lao động. Tuy nhiên, tất cả những bài viết này đều cho rằng cuộc khủng hoảng có tác động tiêu cực trầm trọng đến thu nhập của các hộ gia đình (nhiều lao động sẽ chuyển dịch sang các công việc có thu nhập thấp hơn trong khu vực kinh tế phi chính thức hoặc quay trở lại với các hoạt động nông nghiệp). Những hạn chế về nguồn dữ liệu đáng tin cậy và thích hợp đã khiến chúng ta hầu như không nắm được về tỷ trọng của bộ phận lao động đã phải trải qua những thiệt hại mất việc làm hoặc giảm đáng kể về thu nhập. Phần lớn các báo cáo hiện có được tiến hành ở cấp độ vi mô dựa vào phân tích định tính đối với một số khu vực nhỏ hoặc loại hình cụ thể của dân cư. Phạm Ngọc (2009) đề cập đến lao động mất việc làm ở một số doanh nghiệp (chủ yếu là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài) ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, và về sự hạn chế khả năng tạo việc làm, giảm thời gian lao động và thu nhập. Các báo cáo của Oxfarm (Oxfarm, 2009; Đinh Thị Thu Phương, 2009; Nguyễn Ngoc Anh, 2009; Nguyễn Tam Giang, 2009) đã dựa vào các nghiên cứu trường hợp và tập trung vào các lao động di cư ở các “chợ lao động”, các làng nghề và các khu công nghiệp. Báo cáo này cũng kết luận rằng những lao động này phải đối mặt với sự suy giảm cơ hội việc làm, tình trạng mất việc và cắt giảm thu nhập. Dựa vào các các thông tin tự khảo sát đánh giá tại bốn tỉnh, báo cáo thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu của IPSARD (2009) nhấn mạnh rằng hơn 20% số lao động di cư từ nông thôn đã mất việc và phải quay trở về quê hương (các xã nghèo chịu tác động nhiều hơn so với các xã không nghèo). Trong số những người này, chỉ 11% tìm được việc làm mới. Về phương diện phân tích định lượng, chỉ có hai nghiên cứu của UNDP (Warren-Rodriguez, 2009; Cường và cộng sự, 2009) thực hiện việc đo lường tác động của cuộc khủng hoảng đối với thị trường lao động. Sử dụng phương pháp tương tự nhau đó là dựa vào phân tích sự co dãn của việc làm theo tăng trưởng, cả hai nghiên cứu đồng nhất trong việc dự báo khuynh hướng suy giảm mức độ tạo việc làm và hệ quả là dẫn đến tăng tỷ lệ thất nghiệp (từ 4,6% đến khoảng giữa 6,7% và 7,6% đối với khu vực thành thị). Khác với toàn bộ các nghiên cứu này, Cling và cộng sự (2010b) cho rằng thất nghiệp sẽ không phải là chỉ tiêu biểu hiện phản ánh của thị trường lao động trước tác động của khủng hoảng mà khu vực kinh tế phi chính thức sẽ là bộ phận cơ bản cân bằng giữa cung và cầu. Giờ đây khi đã có nguồn dữ liệu thích hợp, chúng ta hoàn toàn có thể nhìn lại tính đúng đắn của các quan điểm khác nhau nêu trên dựa trên nền tảng của những bằng chứng rõ ràng. Mức tăng nhẹ của tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế, tập trung vào các nhóm lao động trẻ và cao tuổi Những điều kiện bất lợi trên thị trường lao động dường như đã dẫn đến hiệu ứng ngược chiều đối với tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế. Một mặt có những tác động tạo nên áp lực đối với một số phân đoạn của những người không tham gia hoạt động kinh tế hối thúchọ gia nhập thị trường lao động. Mặt khác các nhóm có sự gắn kết yếu nhất với thị trường lao động có thể đã trở thành những lao động thoái chí (một hiện tượng thường được xem là điểm uốn của tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế). Các bằng chứng thực chứng cho thấy hiệu ứng thứ nhất thực tế đã lấn át hiệu ứng thứ hai. Mức tăng nhẹ tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế đã tăng nhẹ từ 74,5% lên 75,8%. Trong cùng thời gian, tỷ trọng lao động thoái chí (được hiểu là những lao động không có việc làm không tìm kiếm việc làm vì họ cho rằng không có việc làm mà kỹ năng của họ có thể đáp ứng hoặc vì họ không biết tìm việc bằng cách nào) trong số những người không tham gia hoạt động vẫn ở mức tự nhiên rất thấp là 1%. Nhằm tìm hiểu rõ hơn vấn đề này và để có thể chắc chắn rằng điều này không chỉ do hiệu ứng về mặt cấu thành, chúng tôi thực hiện phân tách lực lượng lao động theo các nhóm. Thứ nhất, tỷ lệ tăng chung chủ yếu là do tăng ở khu vực thành thị (làm tăng 3,5 điểm phần 5 trăm) nơi nhạy cảm nhất với tác động của khủng hoảng. Ở khu vực nông thôn, mức tăng nhẹ (thêm 0,7 điểm phần trăm) chủ yếu do tăng tỷ lệ tham gia của nam giới, trong khi tỷ lệ tham gia không thay đổi đối với nữ giới. Bảng 1: Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế theo thành thị/nông thôn và giới tính, các năm 2007 và 2009 2007 2009 Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn Chung Nam 72,1 81,3 78,8 75,3 82,6 80,4 Nữ 60,8 74,7 70,7 64,2 74,7 71,5 Chung 66,1 77,9 74,5 69,6 78,6 75,8 Nguồn: ĐT LĐ&VL, 2007 & 2009, TCTK. Chung: 15 tuổi trở lên; tính toán của các tác giả. Những thay đổi chủ yếu là diễn ra đối với nhóm lao động trẻ và già. Thứ hai, xem xét chi tiết hơn về sự thay đổi của tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế theo nhóm tuổi, có thể nhận thấy những thay đổi chủ yếu là diễn ra đối với nhóm trẻ và già. Chẳng hạn, đối với nhóm tuổi trẻ nhất (15-19 tuổi), tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế năm 2009 đã tăng 4,8 điểm phần trăm so với năm 2007. Khoảng chênh lệch giữa hai năm cũng giữ ở mức 2 điểm phần trăm đối với nhóm tuổi từ 20 đến 29 và sau đó trở nên không đáng kể đối với các nhóm tuổi cao hơn. Chỉ đến phía đuôi bên kia của phân bố theo tuổi thì những hoàn cảnh bất lợi dường như đã làm gia tăng sự tham gia vào thị trường lao động: từ khoảng 55 tuổi trở lên, tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế đã tăng khoảng 2 đến 3 điểm phần trăm năm 2009 so với 2007. Có thể nhận thấy rõ tác động đầu tiên của khủng hoảng toàn cầu đó là đã hối thúcnguồn lực lao động «thứ cấp» của hộ gia đình, bao gồm những người trẻ nhất hoặc già nhất hòa nhập vào thị trường lao động nhằm ứng phó với những điều kiện lao động đang suy giảm của những người đang lao động thường xuyên. Khuynh hướng này có thể dẫn đến những tác động tiêu cực, đặc biệt là về tỷ lệ học sinh tới trường. Tuy nhiên thật đáng tiếc là chúng ta không thể đánh giá được thực tế về điều này vì câu hỏi về giáo dục không được đề cập đến trong ĐT LĐ&VL2009. Hình 1: Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế theo nhóm tuổi, các năm 2007 & 2009 Nguồn: ĐT LĐ&VL, 2007 & 2009, TCTK. Chung: 15 tuổi trở lên; tính toán của các tác giả. 25% 35% 45% 55% 65% 75% 85% 95% 15‐19 20‐24 25‐29 30‐34 35‐39 40‐44 45‐49 50‐54 55‐59 60‐64 65 & + Age group 2007 2009 6 Tỷ lệ thất nghiệp thấp về cơ cấu, với khuynh hướng suy giảm rõ rệt đối với nhóm lao động trẻ tuổi Sự tăng lên của tỷ lệ thất nghiệp là hiệu ứng tác động trên thị trường lao động mà nhiều người dự đoán khi diễn ra cuộc khủng hoảng. Như đã trích dẫn ở trên, các nghiên cứu trước ở Việt Nam đã dự đoán về sự gia tăng đáng kể tình trạng thất nghiệp. Ở cấp độ quốc tế, những số liệu sẵn có ban đầu đã khẳng định dự đoán này (ILO và IMF, 2010). Về phương diện này, có ba đặc điểm chính thu hút được nhiều sự chú ý nhất: a) sự gia tăng rõ rệt của tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu; b) một tác động đặc biệt lên tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên; và c) sự gia tăng tình trạng thất nghiệp thời hạn dài. Các con số ở Việt Nam phản ánh tình trạng hoàn toàn đối lập. Không có sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp chung. Tình trạng thất nghiệp không những không gia tăng mà trái lại thực tế đã giảm đi: tỷ lệ thất nghiệp giảm từ tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu ở mức thấp chỉ 2% năm 2007 xuống 1,7% năm 2009 (một mức thay đổi quá nhỏ để có thể xét về ý nghĩa thống kê). Ở một quốc gia chưa phát triển như Việt Nam, con số thống kê tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị thường có ý nghĩa nhiều hơn so với ở khu vực nông thôn. Tuy vậy có thể thấy thực tế là tỷ lệ thất nghiệp đã giảm cả ở hai khu vực, nhất là ở khu vực thành thị (từ 3,6% năm 2007 xuống 2,8% năm 2009). Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ giảm nhiều hơn (giảm 0,7 điểm phần trăm) so với lao động nam (giảm 0,2 điểm phần trăm), đặc biệt là ở khu vực thành thị. Bảng 2: Tỷ lệ thất nghiệp theo thành thị/nông thôn và giới tính, các năm 2007 và 2009 2007 2009 Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn Chung Nam 3,5 1,5 2,0 3,2 1,3 1,8 Nữ 3,6 1,3 1,9 2,5 1,1 1,2 Chung 3,6 1,4 2,0 2,8 1,2 1,7 Nguồn: ĐT LĐ&VL, 2007 & 2009, TCTK. Chung: 15 tuổi trở lên; tính toán của các tác giả. Tỷ lệ thất nghiệp không phải là một chỉ tiêu hoàn hảo để giám sát sự biến động của thị trường lao động. Sự biến động của tỷ lệ thất nghiệp theo chu kỳ kinh doanh như vậy không phải là điều ngạc nhiên. Ngày nay người ta cũng thừa nhận rộng rãi rằng thất nghiệp mở không phải là một chỉ số tốt nhất của sự cân bằng thị trường lao động ở các nước đang phát triển. Ở những quốc gia này những mối quan hệ về tiền công chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong hoạt động của lực lượng lao động và cũng ở đó thì rủi ro thất nghiệp không được hỗ trợ bởi các thể chế xã hội nên thiếu hụt nhu cầu được giải quyết thông qua một cơ chế khác hơn là tình trạng thất nghiệp (Cling và cộng sự, 2010b). Thực tế này cũng phản ánh rõ ràng đối với trường hợp của Việt Nam. Hình 2 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp gần như không thay đổi trước những biến động trong tỷ lệ tăng trưởng GDP. Đường biểu diễn tỷ lệ thất nghiệp tương đối bằng phẳng và nằm ở mức thấp trên đồ thị. Ở mức cao nhất năm 1997 tỷ lệ thất nghiệp là 2,9% trong khi tỷ lệ này là đã giảm xuống chỉ là 1,9 % và là mức thấp nhất (năm 1996) trong suốt thập kỷ trước. Trong suốt những năm tiếp theo (1998 – 2007), tỷ lệ thất nghiệp dao động theo một biên độ rất nhỏ, nằm giữa các mức 2,8% năm 2001 và 2,1% năm 2003 và 2004 với độ khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Khu vực thành thị có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và co dãn nhiều hơn đối với sự thay đổi của tốc động tăng trưởng. Tuy nhiên trong thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng ở châu Á, tốc độ tăng trưởng suy giảm tới 5 điểm phần trăm (từ 9,3% năm 1996 xuống còn 4,8% năm 1999) thì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị chỉ tăng ở mức dưới 1 điểm phần trăm (từ 5,7% đến 6,5%). Nếu chúng ta lấy cuộc khủng hoảng tài ở châu Á làm chuẩn đối sánh với sự suy giảm nhịp tăng trưởng với mức độ tương đương như giữa các năm 2007 và 2009 thì sự gia tăng thất nghiệp có thể là không đáng kể. 7 Hình 2: Thất nghiệp và GDP của Việt Nam, giai đoạn 1996-2009 0% 1% 2% 3% 4% 5% 6% 7% 8% 9% 10% 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 GDP Tỷ lệ thất nghiệp chung Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành th ị Nguồn: Bộ LĐTB&XH, TCTK, 1996-2009; tính toán của các tác giả Ghi chú: tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu được công bố chính thức. Năm 2007 và 2009, số liệu công bố khác biệt đôi chút so với kết quả tính toán của các tác giả do có sự khác biệt về mặt quy ước (Tổng cục Thống kê giới hạn thất nghiệp chỉ xét với nam trong độ tuổi từ 15 đến 59 và nữ trong độ tuổi 15 đến 54) Sự suy giảm rõ rệt của tỷ lệ thất nghiệp đối với nhóm lao động trẻ. Hơn nữa, đối lập với những quan sát ở các nước công nghiệp, thất nghiệp giảm chủ yếu chỉ tập trung ở lao động trẻ tuổi ở thành thị. Năm 2007, có 14,6% lao động ở thành thị trong độ tuổi 15-19 thất nghiệp thì hai năm sau tỷ lệ này chỉ còn ở mức 8,1%, giảm tương ứng 6,5 điểm phần trăm. Đối với nhóm tuổi tiếp theo (20-24), mức giảm tỷ lệ thất nghiệp là 2,2 điểm phần trăm, trong khi đó mức thay đổi với các nhóm tuổi cao hơn hầu như không đáng kể. Tình trạng tương tự cũng được quan sát thấy ở khu vực nông thôn nhưng với mức độ biến động ít hơn. Nếu như thế hệ lao động trẻ tuổi thường vẫn gặp những khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm thì dường như cuộc khủng hoảng đã thúc đẩy họ nhanh chóng tìm việc làm và thu hẹp khoảng cách về tình trạng thất nghiệp giữa các thế hệ. Hình 3: Tỷ lệ thất nghiệp theo các nhóm tuổi và thành thị/ nông thôn, các năm 2007 và 2009 Thành thị Nông thôn Nguồn: ĐT LĐ&VL, 2007 & 2009, TCTK. Chung: 15 tuổi trở lên; tính toán của tác giả. 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 15 19 20 24 25 29 30 34 35 39 40 44 45 49 50 54 55 59 60 64 65  &  + 2007 2009 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 15 19 20 24 25 29 30 34 35 39 40 44 45 49 50 54 55 59 60 64 65  &  + 2007 2009 8 Sự suy giảm tình trạng thất nghiệp dài hạn. Cuối cùng, trái với những gì thường thấy ở các nước công nghiệp, độ dài thời gian thất nghiệp bình quân đã giảm hơn hai lần, từ 15 tháng năm 2007 xuống còn 7 tháng năm 2009, kèm theo là sự suy giảm tương ứng của tình trạng thất nghiệp dài hạn (nhiều hơn 1 năm) từ 30% số trường hợp thất nghiệp xuống chỉ còn 16% hai năm sau. Bảng 3: Tỷ lệ thất nghiệp theo thành thị/nông thôn và giới tính, các năm 2007 & 2009 Độ dài thời gian thất nghiệp bình quân (tháng) Thất nghiệp dài hạn (%) 2007 2009 2007 2009 Thành thị 15,8 8,1 31,3 18,1 Nông thôn 13,9 5,7 29,1 14,5 Chung 14,8 6,8 30,1 16,2 Nguồn: ĐT LĐ&VL, 2007 & 2009, TCTK. Chung: 15 tuổi trở lên; tính toán của các tác giả. Xét chung cả sự gia tăng tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế và sự suy giảm tỷ lệ thất nghiệp có thể nhận thấy rằng để đối phó với khủng hoảng đã có thêm những thành viên của các hộ gia đình tham gia vào thị trường lao động và thực tế là họ đã thành công trong trong việc tìm kiếm việc làm. Do vậy, sự điều chỉnh giữa cung và cầu lao động có thể đã dẫn đến những chuyển đổi về chất lượng việc làm. Vấn đề này sẽ được tìm hiểu trong những phần tiếp theo của báo cáo. Điều có thể khẳng định chắc chắn đó là tỷ lệ thất nghiệp hoàn toàn không phải là một chỉ số tốt phản ánh tình trạng của thị trường lao động ở Việt Nam (và cũng có thể ở hầu hết các quốc gia đang phát triển). Phân bố việc làm biến đổi theo khu vực thể chế Qua đánh giá tác động của khủng hoảng lên các thị trường lao động Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) (2010) cho rằng ở các quốc gia thu nhập thấp, việc làm thuộc khu vực kinh tế phi chính thức có thể có xu hướng tăng lên. Đối với trường hợp Việt Nam, bản thân chúng tôi cũng đề cập đến sự chuyển dịch này (Cling và cộng sự, 2010b). Vào năm 2009 (trước khi có được số liệu ĐT LĐ&VL2009), dựa vào một tập hợp các giả thuyết (đặc biệt là về độ co dãn của thất nghiệp theo sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế), chúng tôi đã dự đoán về sự gia tăng việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức với mức tăng tương ứng khoảng sấp xỉ 6,5% việc làm so với năm 2008. Không có những sự thay đổi rõ rệt về kết cấu việc làm. Kết quả thu được từ ĐT LĐ&VL2009 khẳng định thực tế là số lượng việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức đã tăng lên trong khoảng thời gian giữa hai năm 2007 và 2009 (khoảng 500.000 việc làm mới, tương ứng với tốc độ tăng 4,9%). Số liệu phân bố việc làm theo các khu vực thể chế cho thấy tỷ trọng việc làm phi chính thức có khuynh hướng tăng nhẹ, từ 23,4% lên 23,7%. Số liệu bảng 3 cho thấy một điều đáng ngạc nghiên là không có sự thay đổi nhiều về kết cấu việc làm qua thời kỳ khủng hoảng. Việc làm trong khu vực nông nghiệp vẫn tiếp tục theo xu hướng giảm (-2,3 điểm phần trăm) như trước đây cho thấy thực tế đã không diễn ra tình trạng lao động di cư ồ ạt trở về nông thôn và quay lại với việc làm nông nghiệp ở Việt Nam. Khu vực công cũng có sự suy giảm tỷ trọng việc làm (0,8 điểm phần trăm), duy trì khuynh hướng giảm như trước đó. Khu vực kinh tế phi chính thức và đáng ngạc nhiên là cả khu vực tư nhân chính thức lại co khuynh hướng tận dụng được nhân công từ việc thu hẹp tỷ trọng việc làm của các khu vực trên. Mặc dù khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gia tăng số lượng việc làm nhiều nhất với tốc độ tăng 52% và chủ yếu ở khu vực nông thôn, song khu vực này chỉ có tỷ trọng (nhỏ dưới 3%) trong lực lượng lao động. Khu vực doanh nghiệp trong nước giữ vị trí thứ hai trong tăng trưởng việc làm với khoảng một triệu việc làm tăng thêm, tương ứng với tốc độ tăng 40% và 2 điểm phần trăm về tỷ trọng của khu vực này trong kết cấu việc làm chung theo các khu vực. Cuối cùng là khu vực hộ sản xuất kinh doanh chính thức có mức tăng thêm 100.000 việc làm mới trong vòng 2 năm. 9 Bảng 4: Tỷ lệ việc làm theo khu vực thể chế và thành thị/nông thôn, các năm 2007 và 2009 2007 2009 Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn Chung Khu vực công 23,8% 6,1% 10,5% 20,2% 5,7% 9,7% Doanh nghiệp có VĐT nước ngoài 3,4% 1,5% 2,0% 3,8% 2,5% 2,9% Doanh nghiệp trong nước 11,6% 3,8% 5,7% 14,5% 5,1% 7,7% Hộ SXKD chính thức 16,9% 4,7% 7,7% 15,1% 5,0% 7,8% Khu vực KT phi chính thức 31,5% 20,8% 23,4% 31,6% 20,7% 23,7% Khu vực nông nghiệp 11,1% 63,0% 50,4% 14,7% 60,9% 48,1% Chung 100% 100% 100% 100% 100% 100% Nguồn: ĐT LĐ&VL, 2007 & 2009, TCTK. Chung: toàn bộ lao động có việc làm; tính toán của các tác giả. Sự gia tăng tỷ lệ lao động làm công. Một phương thức khác cho phép kiểm tra lại những kết quả trước đây đó là nghiên cứu sự thay đổi việc làm theo vị thế trong công việc. Một giả thuyết được đặt ra là cuộc khủng hoảng đã tác động đến tính chất dễ tổn thương của việc làm biểu hiện qua việc làm hạn chế tạo việc làm làm công ăn lương hoặc chí ít là làm giảm nhịp tăng trưởng loại việc làm này. Hơn nữa, nữ giới có thể đã phải gánh chịu gánh nặng của sự gia tăng điều kiện công việc bấp bênh. Thực tế trong vòng hai năm, tỷ lệ lao động làm công tăng 3,6 điểm phần trăm, từ 30% năm 2007 đến 33,6% năm 2009, tương ứng với mức tăng thêm 2,15 triệu việc làm công ăn lương mới (Bảng 5). Sự gia tăng này là do các tác động kết hợp của sự chuyển dịch chung đến các khu vực chủ yếu bao gồm lao động làm công (khu vực chính thức) và sự gia tăng tỷ lệ lao động làm công (ở các hộ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và khu vực nông nghiệp). Hơn nữa, quá trình này đem lại lợi ích cho cả lao động nam và nữ. Mặt khác, lao động nữ chịu thiệt thòi với tỷ lệ lao động làm công thấp hơn so với nam (27,7% so với 39,1% theo số liệu năm 2009) và điều này được giải thích chủ yếu bởi thực tế là họ tập trung nhiều ở khu vực hộ SXKD và khu vực nông nghiệp, những nơi mà các quan hệ lao động làm công thường hạn chế và cũng chính bởi vì tỷ lệ lao động làm công thấp ở các khu vực này. Đối với khu vực chính thức chúng ta không nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa về vấn đề này. Trên phương diện phân tích này, kết quả thu được đối với khu vực kinh tế phi chính thức là không điển hình. Trong khi tỷ lệ lao động làm công là nam của khu vực này năm 2009 là 40% thì tỷ lệ này chỉ là 12% đối với lao động nữ. Bảng 5: Tỷ lệ lao động làm công theo khu vực thể chế, các năm 2007 và 2009 Nữ Nam Chung 2007 2009 2007 2009 2007 2009 Khu vực công 99,5 99,7 99,2 99,7 99,3 99,7 Doanh nghiệp có VĐT nước ngoài 99,2 99,9 99,7 100 99,3 99,9 Doanh nghiệp trong nước 93,1 96,1 92,5 92,1 92,5 93,6 Hộ SXKD chính thức 28,0 30,1 41,2 41,8 35,0 36,4 Khu vực KT phi chính thức 12,5 12,0 35,0 40,0 23,9 26,7 Khu vực nông nghiệp 5,4 7,3 9,6 11,8 7,5 9,6 Chung 24,5 27,7 35,3 39,1 30,0 33,6 Nguồn: ĐT LĐ&VL, 2007 & 2009, TCTK. Chung: toàn bộ lao động có việc làm; tính toán của các tác giả. Lưu ý: Lao động thuộc khu vực hợp tác xã được tính gộp vào lao động làm công. Điều này không tạo nên thay đổi gì vì lao động của khu vực này chỉ chiếm 0,15% lực lượng lao động năm 2007 và 0,12% năm 2009. Phần này chúng tôi chuyển sang một phân tích sâu hơn theo hai hướng về sự tổn thương việc làm theo vị thế công việc. Thứ nhất, toàn bộ lao động không phải là lao động làm công được phân tách thành 10 các nhóm khác nhau bao gồm: chủ thuê lao động, lao động tự làm, và lao động gia đình (Hình 4). Ở cấp độ tổng thể, tỷ trọng chủ thuê lao động tăng đôi chút từ 3,2% lên 4,8% và kết quả này nhất quán với xu hướng được cải thiện về vị thế công việc như đã đề dẫn ở phân trên. Tuy nhiên, kết quả gây nhiều chú ý hơn đó là tỷ trọng lao động tự làm đã giảm xuống rõ rệt, từ 53,4% xuống còn 44,7%, thay vào đó một phần biểu hiện qua sự gia tăng lao động gia đình với mức tăng tỷ trọng là 3,5 điểm phần trăm từ 13,5% lên 17%. Những kết quả này là có ý nghĩa xét về phương diện lý giải sự gia tăng tính chất dễ tổn thương do tác động của cuộc khủng hoảng, tuy nhiên phân tích kỹ hơn theo giới và các khu vực lại đem đến những do dự về những thay đổi này. Sự chuyển dịch giữa lao động tự làm và lao động gia đình tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và đối với nữ giới, trong khi đó đã không có thay đổi đáng kể nào đối với nam giới và thậm chí không có chút chuyển dịch nào diễn ra ở khu vực thành thị. Xét về mức độ của những chuyển dịch này, nhận thấy tỷ trọng lao động tự làm là nữ giới giảm 11,5 điểm phần trăm và phần này chủ yếu được thay thế bởi tăng tỷ trọng của lao động gia đình (tăng 7,9 điểm phần trăm). Các con số thay đổi tỷ trọng này ở khu vực nông thôn lần lượt tương ứng là -10,2 và +4,8 điểm phần trăm và nếu chỉ xét lao động nữ thì các mức chuyển dịch tương ứng là -15,4 và +10,6 điểm phần trăm. Lý giải mà chúng tôi tính đến nhiều hơn đó là sự thay đổi lớn này chủ yếu là do sai số về đo lường liên quan đến ranh giới không rõ ràng khi phân biệt hai nhóm lao động – một vấn đề được thừa nhận tồn tại từ lâu trong các cuộc điều tra ở Việt Nam (Roubaud, 2008; ILO, 2010), hơn là do đã có sự thay đổi thực tế về vị thế công việc. Hình 4: Vị thế việc làm theo giới tính và thành thị/nông thôn, các năm 2007 và 2009 Nguồn: ĐT LĐ&VL, 2007 & 2009, TCTK. Chung: toàn bộ lao động có việc làm; tính toán của các tác giả. Lưu ý: tương tự như ở Bảng 5, lao động thuộc khu vực hợp tác được tính gộp vào lao động làm công. Các lao động học việc được tính chung vào nhóm lao động gia đình không hưởng lương. Điều này không làm thay đổi kết quả vì lao động học việc chỉ chiếm 0,16% lực lượng lao động năm 2008 và 0,18% năm 2009. Thứ hai, xét về lao động làm công, chất lượng quan hệ làm công phụ thuộc nhiều vào tính chất hợp đồng lao động và phương thức trả thù lao. Cuộc khủng hoảng có thể đã có tác động lên cả hai yếu tố này về phương diện làm tăng thêm tính chất bấp bênh (các hợp đồng lao động ngắn hạn hoặc không có hợp đồng; tiền lương theo sản phẩm). Hiển nhiên là điều đó không diễn ra. Ngay cả khi quan hệ tiền lương ở Việt Nam khác xa với những tình huống mang tính kinh điển đã từng xảy ra ở các nước phát triển (hợp đồng dài hạn và tiền lương được ấn định), năm 2009 lao động làm công thực tế đã được hưởng điều kiện tốt hơn so với năm 2007. Việc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn ít phổ biến hơn (29,4% năm 2009 so với 31,8% năm 2007), nhưng tỷ trọng lao động làm công không được ký kết hợp đồng cũng giảm (còn 11,1% năm 2009, trong khi năm 2007 là 13,6%; xem Bảng 5). Trong cùng thời gian này, tỷ trọng lao động làm công được hưởng lương cố định tăng thêm 3 điểm phần trăm (từ 50,4% lên 53,4%), tương ứng với phần giảm tỷ trọng của các loại khác như hưởng lương theo ngày/giờ công, theo công việc hay thù lao bằng sản phẩm. Cần nhấn mạnh một kết quả trái với những gì người ta thường nghĩ đó là trong số lao động làm công, nữ giới lao động thực tế lại ít phải chịu 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Total 2007 Total 2009 Men 2007 Men 2009 Women 2007 Women 2009 Urban 2007 Urban 2009 Rural 2007 Rural 2009 Wage worker Employer Own account worker Family worker 11 phương thức hợp đồng ít được đảm bảo hơn so với nam giới. Chẳng hạn, năm 2009 có 34,2% lao động làm công nữ có được hợp đồng lao động bằng văn bản và 60,3% được hưởng lương thường xuyên, trong khi đó các tỷ lệ này đối với lao động nam tương ứng chỉ là 26,2% và 48,8%. Biểu hiện có tính lợi thế này đối với lao động nữ có thể được lý giải bởi sự tập trung tương đối đông lao động nữ trong những khu vực có mức độ chính thức hóa lao động cao hơn (khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, v.v). Xét về tổng thể, các quan hệ hợp đồng đối với lao động làm công đã được cải thiện đôi chút trong khoảng thời gian hai năm này và đem lại lợi ích như nhau cho cả lao động nam và nữ. Bảng 6: Hợp đồng và phương thức trả thù lao đối với lao động làm công ăn lương, các năm 2007 và 2009 Loại hợp đồng 2007 2009 Phương thức trả thù lao 2007 2009 Hợp đồng không xác định thời hạn 31,8 29,4 Lương cố định 50,4 53,4 Hợp đồng xác định thời hạn 24,7 25,8 Thù lao theo ngày/giờ 29,4 28,0 Thỏa thuận miệng 29,8 33,6 Thù lao theo công việc 17,9 17,5 Không hợp đồng 13,6 11,1 Thù lao trả theo hình thức khác 2,4 1,0 Chung 100,0 100,0 Chung 100,0 100,0 Nguồn: ĐT LĐ&VL, 2007 & 2009, TCTK. Chung: lao động làm công; tính toàn của tác giả. Lưu ý: Thù lao trả theo hình thức khác bao gồm trả theo hoa hồng, theo lãi suất, theo sản phẩm và không trả thù lao. Để khép lại phần phân tích theo vị thế trong việc làm và nêu lên nhận xét tổng thể cho tất cả các loại lao động (không phân biệt lao động hưởng lương hay không), sau đây đề cập đến tính năng động của việc làm phi chính thức. Việc làm phi chính thức là chỉ báo bao hàm toàn diện tính chất thiếu bảo đảm của việc làm. Tố chức Lao động Quốc tế (ILO) đã phát triển khái niệm việc làm phi chính thức từ việc mở rộng khái niệm về tính phi chính thức. Cơ sở hợp lý của việc mở rộng khái niệm như vậy là để xem xét bao hàm những dạng thức việc làm bấp bênh mới phát triển khắp trên thế giới qua quá trình toàn cầu hóa (sự quốc tế hóa các hãng, sự thay đổi điều tiết và tăng cường tính linh hoạt của thị trường lao động). Tương thích với các khuyến nghị quốc tế, Tổng cục Thống kê đã thông qua khái niệm như sau: việc làm phi chính thức được định nghĩa là toàn bộ lao động có việc làm nhưng không được bảo trợ trong hệ thống bảo hiểm xã hội không tính đến những lao động đó làm việc trong khu vực thể chế nào (xem Cling và cộng sự, 2010). Ở cấp độ quốc gia, việc làm phi chính thức chiếm 80,5% tổng việc làm năm 2009. Con số này cho thấy một chút suy giảm so với năm 2007 (tỷ trọng 81,9%). Tuy nhiên, đây có thể coi là một ước lượng thận trọng bởi vì toàn bộ lao động gia đình được phân loại thuộc vào lao động phi chính thức (theo định nghĩa) và nhóm này đã tăng tỷ trọng 3,5 điểm phần trăm giữa hai năm 2007 và 2009, một mức thay đổi mà chúng tôi cho là thiếu thực tế. Tỷ lệ việc làm phi chính thức dao động khá lớn giữa các khu vực và hiển nhiên là rất cao đổi với khu vực phi chính thức và khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên loại việc làm như vậy trong các khu vực chính thức cũng không hiếm. Giảm việc làm phi chính thức diễn ra nhiều nhất đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực doanh nghiệp trong nước, với mức giảm tương ứng là 4,3 và 4,9 điểm phần trăm. Tỷ trọng việc làm phi chính thức ở khu vực thành thị thấp hơn so với ở khu vực nông thôn (60,9% so với 88,0%), ngay cả khi qua hai năm chỉ có ở khu vực thành thị mới diễn ra khuynh hướng tăng việc làm phi chinh thức (tỷ trọng năm 2007 là 58%). Về phương diện cân băng giới, mức độ tham gia vào việc làm phi chính thức của nữ giới không hề cao hơn so với nam giới. Cuối cùng, toàn bộ các chỉ tiêu đều cung cấp thông tin nhất quán cho thấy đã có một chút cải thiện về quan hệ lao động giữa qua hai năm 2007 và 2009. 12 Bảng 7: Việc làm phi chính thức trong việc làm chính theo khu vực thể chế, các năm 2007 và 2009 Số lượng Kết cấu Khu vực thể chế của đơn vị (%) (1.000 đồng) (%) Khu vực công Doanh nghiệp VĐT NN Doanh nghiệp trong nước Hộ SXKD chính thức Khu vực phi chính thức Nông nghiệp 2007 37.705 81,9 12,3 17,2 52,9 48,0 100 99,0 2009 38.288 80,5 12,6 12,9 48,0 51,6 100 98,6 Nguồn: ĐT LĐ&VL, 2007 & 2009, TCTK. Chung: lao động làm công; tính toán của các tác giả. Lưu ý: Tổng số việc làm trong bảng trên không hoàn toàn chính xác bằng tổng số việc làm thực tế của tất cả các khu vực bởi vì có 0,3% việc làm không thể phân chia vào một khu vực cụ thể nào. Mức tăng ấn tượng về thu nhập của lao động Cuộc khủng hoảng có thể đã tác động đến thu nhập thông qua việc cắt giảm hoặc điều tiết tiền lương trong khu vực chính thức và thông qua việc điều chỉnh số lượng cũng như giá trong khu vực kinh tế phi chính thức. Liên quan đến khu vực kinh tế phi chính thức, hàng loạt cơ chế có thể hình thành. Về phía cung lao động, mỗi việc làm mới tạo ra trong khu vực kinh tế phi chính thức có thể dẫn đến gia tăng sự cạnh tranh giữa các đơn vị sản xuất phi chính thức và gây nên sức ép làm giảm doanh thu và thu nhập. Về phương diện cầu, có thể hình thành sự dịch chuyển nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình từ sản phẩm của khu vực chính thức sang sản phẩm của khu vực kinh tế phi chính thức (do hiệu ứng co dãn theo thu nhập), nhưng do khu vực kinh tế phi chính thức đã là nơi cung cấp chủ yếu các sản phẩm cho tiêu dùng của các hộ gia đình nên hiệu ứng này có thể là hạn chế. Trên thực tế, khu vực kinh tế phi chính thức có thể phải gánh chịu sự suy giảm nhu cầu. Xét toàn thể, trong các khu vực phi nông nghiệp, thu nhập của khu vực phi chính thức – bộ phận linh hoạt nhất với thay đổi theo hướng giảm, có thể chịu ảnh hưởng nhiều hơn so với tiền lương trong khu vực chính thức. Qua hai năm 2007 và 2009, thu nhập danh nghĩa bình quân tháng (xét việc làm chính) đã tăng từ 1.060.000 đồng lên 1.600.000 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 52%. Kết quả ước lượng này khá mạnh với những đo lường thay thế bậc nhất về thu nhập bởi vì nó rất gần mức trung vị (50,5%). Cấu trúc thu nhập có đặc tính truyền thống, với khu vực chính thức có mức thu nhập cao nhất (gồm cả khu vực công và tư nhân), trong khi khu vực kinh tế phi chính thức có mức thu nhập nằm ở vị trí giữa, thấp hơn mức thu nhập của khu vực chính thức và cao hơn thu nhập của khu vực nông nghiệp. Khu vực kinh tế phi chính thức xem ra không hề chịu ảnh gánh nặng của cuộc khủng hoảng vì thực tế là không hề có hình thái phân cực giữa hai khu vực chính thức và phi chính thức. Thu nhập của lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức có mức tăng cao thứ hai (57,1%), chỉ sau tốc độ tăng thu nhập của lao động tại doanh nghiệp trong nước và trên cả khu vực công, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các hộ sản xuất kinh doanh chính thức (tốc độ tăng tưng ứng là 56,6%, 53,9% và 44,2%). Khu vực nông nghiệp rơi vào trường hợp ngoại lệ, với tốc độ tăng thu nhập thấp nhất (38,6%). Với thực tế việc làm trong khu vực này vốn đã có mức thu nhập thấp thì đặc điểm biến động về thu nhập như vậy đã gây nên những hệ quả trực tiếp đến sự bất bình đẳng về thu nhập. Hiển nhiên là tốc độ tăng thu nhập danh nghĩa như trình bày ở trên cần được điều chỉnh theo lạm phát. Thời kỳ cần lưu tâm nhất là năm 2008. Ở cấp độ quốc gia, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 30,9% trong khoảng thời gian giữa hai cuộc điều tra. Để xác định tốc độ tăng thu nhập thực tế, chúng tôi thiết lập chỉ số giảm phát có tính đến những khác biệt theo không gian về mức giá và những thay đổi theo thời gian. Chỉ số giảm phát theo vùng địa lý xác định từ Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2006 (cuộc điều tra thực hiện gần nhất với thông tin cần khai thác) được áp dụng cho ĐT LĐ&VL2007. Theo đó 16 mức giá khác nhau được xác định dựa theo 8 vùng và phân biệt hai khu vực nông thôn và thành thị. Từ đó chúng tôi thực hiện giảm phát theo thời gian đối với dữ liệu ĐT LĐ&VL2009 xuất phát từ việc tính gộp cho mức của vùng dựa vào chỉ số giá tiêu dùng theo tỉnh (nghĩa là trong nội bộ mỗi tỉnh, tỉ lệ lạm phát như nhau được tính cho cả ở nông thôn và thành thị). Một số điều chỉnh thêm cũng được thực hiện do đã có những thay đổi về ranh giới địa lý của vùng. 13 Khi đã tính đến những khác biệt về mức giá giữa các vùng và lạm phát, mức thu nhập bình quân tháng của việc làm chính đã tăng khoảng 15,3% theo mức thực tế giữa hai năm 2007 và 2009. Kết quả này tương đồng với tốc độ tăng của mức trung vị thu nhập (13,6%). Điều đáng ngạc nhiên là biến động thu nhập không chỉ cho thấy chiều hướng tăng mà tốc độ tăng còn không thấp hơn so với xu hướng ở thời gian trước đó. Theo kết quả tính toán từ số liệu điều tra VHLSS, tốc độ tăng tiền lương thực tế bình quân là 6,4% qua hai năm 2002 và 2004, 6,6% trong thời gian hai năm tiếp theo (2004-2006), trong khi đó tốc độ tăng giữa hai năm 2007 và 2009 là 7,4%. Bảng 8: Tốc độ tăng của thu nhập bình quân và trung vị của các khu vực thể chế, các năm 2007 & 2009 Thu nhập bình quân thực tế Trung vị thu nhập thực tế 2007 2009 Tốc độ tăng 2007 2009 Tốc độ tăng Khu vực công 1.632 1.964 20,4% 1.477 1.763 19,4% Doanh nghiệp có VĐT nước ngoài 1.457 1.735 19,1% 1.135 1.332 17,3% Doanh nghiệp trong nước 1.550 2.093 35,1% 1.217 1.523 25,2% Hộ SXKD chính thức 1.645 1.805 9,7% 1.217 1.302 7,0% Khu vực KT phi chính thức 1.066 1.273 19,4% 923 1.063 15,3% Khu vực nông nghiệp 672 703 4,7% 436 443 1,7% Chung 1.028 1.185 15,3% 795 903 13,6% Nguồn: ĐT LĐ&VL, 2007 & 2009, TCTK. Chung: toàn bộ lao động có việc làm; tính toán của tác giả. Phương thức điều chỉnh trên thị trường lao động: thiếu việc làm và đa dạng hoạt động Cho đến đây, việc tìm ra một biểu hiện về tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng đối với thị trường lao động xem ra là khó khăn bởi vì toàn bộ những chỉ số nêu trên đều có khuynh hướng tăng: sự gia tăng tỷ lệ hoạt động (đặc biệt là đối với nhóm trẻ), tỷ lệ thất nghiệp giảm (nhất là đối với thanh niên), những sự dịch chuyển trước đây khỏi khu vực nông nghiệp và và việc làm không phải là làm công ăn lương đã diễn ra theo cùng nhịp độ như ở thời kỳ trước đó (nhất là hướng đến các khu vực chính thức), các quan hệ về mặt hợp đồng được cải thiện và thu nhập của lao động đã tăng một cách ấn tượng. Để tìm hiểu sâu hơn, trong phần này chúng ta sẽ xem xét các chỉ số khác như tình trạng thiếu việc làm và sự đa dang việc làm, là những chỉ số có thể đã chịu tác động của khủng hoảng. Sự suy giảm về thời gian làm việc và tăng thời gian thiếu việc làm Trong khi cấu trúc của thị trường lao động không chịu tác động dẫn đến những thay đổi về mặt tổng thể, thì biến số cơ bản của sự điểu chỉnh trong thời kỳ giảm nhịp tăng trưởng đó là số giờ làm việc. Thời gian làm việc bình quân đã giảm 1,3 giờ một tuần (1,7 giờ ở khu vực nông thôn và 1,1 giờ ở khu vực thành thị), từ 43,9 giờ/tuần xuống còn 42,6 giờ/tuần trong giữa các năm 2007 và 2009. Mức bình quân này thực tế đã ẩn chứa toàn bộ tính chất không đồng nhất đang tăng lên về thời gian làm việc và một sự điều chỉnh mức độ lớn đang diễn ra. Nếu như năm 2007 tỷ trọng số lao động làm bán thời gian (thời gian làm việc ít hơn 35 giờ/tuần) chỉ là 13,2% thì đến năm 2009 tỷ trọng này đã tăng gấp hai lần lên đến 26,7%. Tỷ lệ thiếu việc làm về mặt thời gian, được định nghĩa là bộ phận lao động làm việc ít hơn 35 giờ/tuần và muốn được làm thêm giờ có xu hướng tăng lên. Thật đáng tiếc là số liệu điều tra năm 2009 không cho phép so sánh chính xác theo chỉ tiêu này do câu hỏi được thiết kế để thu thập thông tin số giờ lao động thiếu việc làm muốn làm tăng thêm chung cho tất cả việc làm chứ không tách riêng cho việc làm chính. Dẫu vậy, tỷ lệ thiếu việc làm về thời gian (thực tế) năm 2007 là 4,9% (tương ứng 2,1% và 5,8% 14 ở các khu vực thành thị và nông thôn). Sau hai năm, theo cách ước tính dè dặt thì tỷ lệ này là 6,8% ở cả nước, 3,6% và 8,0% tương ứng ở hai khu vực thành thị và nông thôn. Lao động thuộc khu vực kinh tế phi chính thức và nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự cắt giảm một cách không mong muốn thời gian làm việc. ĐT LĐ&VL2009 cung cấp thông tin cho phép tìm hiểu tình trạng thiếu việc làm về mặt thời gian theo một cách thức khác, dựa trên cơ sở so sánh thời gian làm việc theo thường lệ và theo thực tế cũng như dựa vào nguyên nhân khiến thời gian làm việc thực tế ít hơn. Trước hết, kết quả điều tra cho thấy có 12,9% số lao động rơi vào hoàn cảnh này, trong đó tỷ trọng lao động thuộc các hộ sản xuất kinh doanh chính thức và phi chính thức cao hơn so với các khu vực khác (tương ứng 10,7% và 14,6%), ngoại trừ nông nghiệp có tỷ trọng là 16%. Lý do chính mà những lao động này nêu ra mang tính chất thuộc về cơ cấu hơn là có mối liên quan đến khủng hoảng. Cụ thể là có 48,2% số trường hợp nhấn mạnh lý do “do thời tiết xấu” và 21,8% nêu lên lý do “vướng bận về gia đình”. Tuy vậy, có thể nhận thấy là các lý do giảm thời gian làm việc so với thường lệ cũng khác biệt nhiều giữa các lao động thuộc các khu vực khác nhau. Trong khi có 61,8% trong số lao động nông nghiệp nêu lên lý do “thời tiết xấu” và “do mùa vụ”, thì có 38,9% trong số lao động ở các hộ SXKD chính thức và 26,4% lao động thuộc khu vực kinh tế phi chính thức nhấn mạnh lý do “thiếu khách hàng/ đơn đặt hàng”. Không có ở bất kỳ khu vực nào mà các lao động lai cho rằng “mất việc”, “cắt giảm thời gian làm việc” hoặc “đình công/đóng cửa” là lý do chính dẫn đến việc họ phải làm việc ít hơn. Nhưng do đã có thêm nhiều lao động bị buộc phải giảm thời gian làm việc nên ở phía còn lại của thang bậc lao động hình thành một bộ phận đang tăng thêm những lao động phải tăng thêm thời gian làm việc để có thu nhập đảm bảo cuộc sống và đây thường được xem là một dạng thức khác của thất nghiệp “trá hình”. Trong khi năm 2007 có 5,6% trong số lực lượng lao động làm việc nhiều hơn 60 giờ/tuần, thì hai năm sau gần như cứ 10 lao động thì có một lao động phải làm việc với số giờ như vậy. Những con số không mong đợi này có thể được giải thích bởi tính chất linh hoạt cao (và thể hiện một cách dè dặt) của thị trường lao động ở Việt Nam (ở cả khu vực chính thức và phi chính thức), cho phép xoa dịu những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Bảng 9: Số giờ làm việc và tỷ lệ thiếu việc làm theo thành thị/nông thôn, các năm 2007 và 2009 2007 2009 Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn Chung Số giờ làm việc bình quân/tuần 48.2 42.4 43.9 47.1 40.8 42.6 Tỷ lệ lao động làm việc ít hơn 35 giờ/tuần 6.0 15.6 13.2 15.4 31.0 26.7 Tỷ lệ thiếu việc làm* 2.1 5.8 4.9 3.6 8.0 6.8 Tỷ lệ lao động làm việc nhiều hơn 60 giờ/tuần 10.4 4.0 5.6 14.2 7.4 9.3 Nguồn: ĐT LĐ&VL, 2007 & 2009, TCTK. Chung: toàn bộ lao động có việc làm; tính toán của các tác giả. Sự gia tăng rõ rệt tỷ lệ lao động làm nhiều công việc Mặt khác, để bù đắp cho sự thu hẹp thời gian làm việc, có thêm nhiều lao động đã phải tìm những nguồn thu nhập bổ sung thông qua tìm kiếm việc làm thứ hai. Tỷ lệ lao động làm nhiều công việc đã tăng 7,2 điểm phần trăm, từ 18,2% năm 2007 lên 25,4% năm 2009. Với hơn 12 triệu năm 2009, đã có 3,6 triệu việc làm thứ hai mới được tạo thêm qua hai năm, nhiều so với số việc làm chính tăng thêm. Sự gia tăng này diễn ra ở tất cả các vùng và đối với cả lao động nam và nữ. Nhưng mặc dù lao động làm nhiều công việc ở nông thôn thường phổ biến hơn, sự gia tăng lao động làm nhiều công việc lại diễn ra mạnh mẽ hơn ở khu vực thành thị với tỷ lệ tăng lên hơn gấp đôi. Kết cấu của việc làm thứ hai cũng có sự biến đổi rõ rệt. Tỷ trọng việc làm nông nghiệp (trong tổng số việc làm thứ hai) đã tăng 4,1 điểm phần trăm, từ 76,4% lên 80,5%, và chuyển dịch này tương ứng với sự giảm tỷ trọng của việc làm thuộc khu vực kinh tế phi chính thức từ 18,3% xuống 15,2%. Sự chuyển dịch này cho thấy rằng mặc 15 dù chúng ta không nhận thấy những dòng lao động di cư quay trở về khu vực nông thôn nhưng đã có một bộ phận đáng kể nguồn lực lao động đã chuyển dịch trở lại các hoạt động nông nghiệp để bù đắp những khó khăn trên thị trường lao động. Bảng 10: Tỷ lệ lao động làm nhiều công việc theo thành thị/nông thôn và giới tính, các năm 2007 và 2009 2007 2009 Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn Chung Nam 4,1 21,7 17,2 8,9 29,4 23,7 Nữ 4,2 24,1 19,2 9,8 33,8 27,2 Chung 4,2 22,9 18,2 9,3 31,5 25,4 Nguồn: ĐT LĐ&VL, 2007 & 2009, TCTK. Chung: 15 tuổi trở lên; tính toán của các tác giả. Phân tích sâu hơn về sự biến độngcủa tỷ lệ lao động làm nhiều công việc theo các khu vực thể chế đem đến những hình thái biểu hiện thú vị và trái với quan sát trực giác, cho thấy dữ liệu tổng hợp nhiều khi dẫn đến nhận định không thực sự đúng. Thông thường việc làm nhiều công việc là hiện tượng thuộc về lao động nông nghiệp. Giả thuyết được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu cho rằng nhiều lao động phi nông nghiệp tận dụng lợi thế của những sự liên kết thân thuộc từ lâu với cuộc sống nông thôn để bổ sung nguồn thu nhập bằng việc thực hiện những hoạt động nông nghiệp mới. Các kết quả thực chứng cho thấy rằng những gì đã diễn ra hoàn toàn trái ngược với giả thuyết trên. Trong số toàn bộ lao động có việc làm chính trong khu vực phi nông nghiệp, tỷ trọng lao động tham gia hoạt động nông nghiệp ở việc làm thứ hai đã giảm qua hai năm mà thay vào đó là khuynh hướng tăng chủ yếu tỷ trọng việc làm thuộc khu vực kinh tế phi chính thức, tiếp đến là việc làm chính thức khác. Trái lại, tỷ trọng lao động tham gia vào khu vực nông nghiệp ở việc làm thứ hai chỉ tăng đối với nhóm lao động bản thân đã tham gia vào hoạt động nông nghiệp trong việc làm chính. Những sự năng động theo xu hướng trái ngược này cho thấy quá trình đa dạng hóa hoạt động đang rơi vào sự hạn chế, trong đó lực lượng lao động phi nông nghiệp ngày càng ít tham gia vào hoạt động nông nghiệp trái lại lực lượng lao động nông nghiệp đã giàm mức độ đa dạng hóa sang các hoạt động phi nông nghiệp. Những biến động như vậy đã đảo chiều xu hướng đa dạng hóa hoạt động khỏi lĩnh vực nông nghiệp. Hai bộ phận lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp dường như ngày càng ít liên kết. Bảng 11: Tỷ lệ lao động đa nghề theo khu vực thể chế, các năm 2007 và 2009 Tỷ lệ làm nhiều công việc Khu vực của việc làm thứ hai năm 2009 2007 2009 Thay đổi Chính thức Phi chính thức Nông nghiệp Khu vực công 9,9 15,2 +5,3 pts +1,4 pts +6,5 pts -7,9 pts Doanh nghiệp có VĐT nước ngoài 1,7 4,8 +3,1 pts -3,1 pts -1,8 pts +4,9 pts Doanh nghiệp trong nước 4,6 6,8 +2,2 pts +4,2 pts +5,4 pts -9,6 pts Hộ SXKD chính thức 6,4 11,8 +5,4 pts +6,6 pts +7,8 pts -14,4 pts Khu vực KT phi chính thức 17,7 21,2 +3,5 pts +0,7 pts +3,6 pts -4,3 pts Khu vực nông nghiệp 24,4 35,9 +11,6 pts -2,8 pts -7,0 pts +9,8 pts Chung 18,2 25,4 +7,2 pts -1,0 pts -3,1 pts +4,1 pts Nguồn: ĐT LĐ&VL, 2007 & 2009, TCTK. Chung: toàn bộ lao động có việc làm; tính toán của các tác giả. Lưu ý: Trong số những lao động tham gia việc làm thứ hai có việc làm chính năm 2007 thuộc khu vực công, tỷ trọng việc làm nông nghiệp giảm 7,9 điểm phần trăm qua hai năm 2007 và 2009. Theo cách xây dựng bảng, tổng số điểm phần trăm các thay đổi của các khu vực “chính thức”, “phi chính thức” và “nông nghiệp” bằng 0. 16 Kết luận Phân tích trên cho phép rút ra một số gợi ý. Thứ nhất, về phương diện các đặc tính thống kê của điều tra lao động và việc làm: Sự chuyển giao ĐT LĐ&VL từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sang để Tổng cục Thống kê thực hiện từ năm 2007 đã thành công. Chất lượng của cuộc điều tra đã được cải thiện cả về nội dung và về phương pháp đo lường các ước lượng được cung cấp (thiết kế mẫu, độ chính xác, v.v); Tuy nhiên, hiện vẫn tồn tại một số điểm có thể cải thiện tốt hơn. Những thay đổi trên phiếu điều tra qua các năm thực hiện điều tra trong giai đoạn 2007 -2010 đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các phân tích so sánh một cách thích hợp và đúng đắn. Do vậy cần duy trì ổn định bộ câu hỏi cốt lõi của phiếu điều tra trên cơ sở tận dụng lợi thế về những kinh nghiệm thu được từ quá trình thực hiện điều tra trong những năm gần đây. Cần nhận thức một thực tế rõ ràng đó là không nên coi rằng thất nghiệp là chỉ số trung tâm phản ánh những căng thẳng của thị trường lao động bởi vì điều mà đến nay được thừa nhận rộng rãi đó là các chỉ số về thiếu việc làm, kinh tế phi chính thức và chất lượng việc làm mang nhiều ý nghĩa hơn về phương diện này. Việc nắm bắt thông tin về việc làm thuộc khu vực phi chính thức mang ý nghĩa thiết yếu bởi vì đó là cách thức duy nhất để có thể chung cấp một mẫu đại diện của các hộ sản xuất kinh doanh phi chính thức để có thể thực hiện cuộc điều tra ở giai đoạn hai (Điều tra Hộ Sản xuất Kinh doanh và Khu vực Phi chính thức - HB&IS). Với mức độ quan trọng cao như đã trình bày ở trên, thông tin việc làm thứ hai cần được thu thập một cách có hệ thống. Để có thể nắm bắt một cách chính xác hơn về các nhóm lao động theo vị thế công việc, cần có những hướng dẫn chi tiết trong điều tra. Điều tra LĐ&VL cần được thực hiện thường kỳ theo khoảng thời gian ngắn hơn thay vì thực hiện hàng năm. Các cuộc điều tra thực hiện mỗi năm một lần không cho phép theo dõi những biến động thường xuyên, ảnh hưởng của các cú sốc và thực hiện các ứng phó chính sách. Việc thực hiện điều tra LĐ&VL hai vòng trong năm 2010 là bước tiến tốt đầu tiên theo hướng này. Phù hợp với những khuyến nghị được đề cập ở trên cũng như theo thông lệ quốc tế, chúng tôi đề xuất thực hiện cuộc điều tra này theo quý và liên tục theo thời gian. Về phương diện phân tích, kết quả thực chứng cho thấy thị trường lao động Việt Nam đã phản ứng khá tốt trong thời kỳ khủng hoảng. Những đặc điểm quan sát được hoàn toàn khác với những gì được dự đoán (mức thất nghiệp thấp khó chuyển dịch, sự duy trì của kết cấu việc làm và các xu hướng biến động trước đó, xu hướng tăng nhanh thu nhập của lao động, v.v) khẳng định về tính cấp thiết về nguồn số liệu chắc chắn để phân tích. Phân tích cũng cho thấy một số vấn đề cần chú ý: Các con số trái với dự liệu như trên có thể được lý giải bởi tính chất linh hoạt cao của thị trường lao động Việt Nam ở cả hai khu vực chính thức và phi chính thức và điều này cho phép xoa dịu những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Cuộc khủng hoảng không có tác động làm thay đổi cấu trúc của thị trường và biến số cơ bản phản ánh sự điều chỉnh trong thời gian giảm nhịp tăng trưởng đó là thời gian làm việc và sự tham gia vào nhiều công việc; Điều không may là chúng ta không thể đánh giá ảnh hưởng thực sự của cuộc khủng hoảng đến việc làm vào thời gian nó có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất (khoảng năm 2008 đén quý I năm 2009, bởi vì đã không có cuộc điều tra thích hợp nào được thực hiện vào thời gian này. Điều này càng cho thấy sự cần thiết nghiên cứu áp dụng lược đồ điều tra với tần suất thực hiện thường xuyên hơn; Cuối cùng, chúng tôi nhấn mạnh rằng sự linh hoạt đầy ấn tượng, ngay cả đối với khu vực phi chính thức, giữ vai trò rất quan trọng giúp Việt Nam thẩm thấu được các cú sốc ở cấp độ vĩ mô. Tuy nhiên, ở cấp độ cá nhân, các lao động và hộ gia đình chịu tác động đã phải gánh chịu hoàn toàn nhưng ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng. Về mặt kết cấu, việc làm thuộc khu vực phi chính thức và việc làm phi chính thức nói chung hiện vẫn là bộ phận có tỷ trọng 17 lớn trong lực lượng lao động ở Việt Nam (tương ứng 24% và 80%) có đặc điểm đặc trưng bởi điều kiện lao động tồi tàn. Bộ phận này sẽ không thể thu hẹp chỉ trong “một sớm một chiều”. Việc xây dựng các chính sách kết hợp được cả sự linh hoạt và bảo trợ hướng tới khu vực này hiện còn là một thách thức chủ yếu. Tài liệu tham khảo Cling J.-P., Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Hữu Chí, Phan T. Ngọc Trâm, Razafindrakoto M. and Roubaud F. (2010a), Khu vực kinh tế phi chính thức ở hai thành phố lớn của Việt Nam: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Viện Hoa Học Thống Kê, Hà Nội. Cling J.-P., Razafindrakoto M., Roubaud F. (2010), “Assessing the Potential Impact of the Global Crisis on the Labour Market and the Informal Sector in Vietnam”, Journal of Economics & Development, June, vol. 38, pp. 16-25. Cling J.-P., Nguyễn Hữu Chí, Razafindrakoto M., & Roubaud F. (2010b), Cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động đến Việt Nam ở mức độ nào? Phân tích trọng tâm về khu vực phi chính thức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tóm lược chính sách, TCTK /IRD-DIAL, Hà Nội. Demenet A., Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Hữu Chí, Razafindrakoto M. & Roubaud F. (2010), Sự năng động của khu vực phi chính thức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2009. Một số phát hiện chính từ Điều tra Hộ Sản xuất Kinh doanh và Khu vực Phi chính thức, TCTK /IRD-DIAL, Hà Nội. Lê Đăng Doanh (2009), Analysis of the Impacts of the Global Financial Crisis on Social and Economic Indicators in Vietnam, Report for UNDP, Hanoi. Nguyễn Việt Cường, Phạm Thái Hưng, and Phùng Đức Tùng (2009), “Evaluating the Impacts of the Current Economic Slowdown on (Un)employment in Vietnam”, UNDP, Hanoi. Oxfam (2009), Rapid Assessment of the Social Impacts of Global Economic Crisis in Viet Nam. Summary of first round research, March. Razafindrakoto M. and Roubaud F. (2007), “Towards a Better Monitoring of the Labor Market”, in World Bank, Vietnam Development Report 2008: Social Protection, Joint Donor Report to the Vietnam Consulting Group Meeting, Hanoi, Vietnam. Riedel J. (2009), “The Global Economic Crisis and Its Long-run Implications for Vietnam”, Hanoi: UNDP, September. Roubaud F., Đặng Kim Chung and Phan T. Ngọc Trâm (2008), “The Labour Force Surveys (LFS) in Vietnam: Assessment of the past experience and proposals for a new survey design”, GSO / UNDP, Hanoi, December. Razafindrakoto M., Roubaud F. and Lê Văn Dụy (2008), “Measuring the Informal Sector in Viet Nam: Situation and Prospects”, Statistical Scientific Information N°CS-02, Special Issue on Informal Sector, Hanoi, May. Turk C. and Mason A. (2009), “Impact of the economic crisis in East Asia: Findings from qualitative monitoring in five countries”, 3rd China-ASEAN Forum on Social Development and Poverty Reduction, Discussion paper, December. Warren-Rodríguez, A. (2009), “The impact of the global crisis downturn on employment levels in Viet Nam: an elasticity approach”, UNDP Viet Nam Technical Note, February.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThị trường lao động và kinh tế phi chính thức ở Việt Nam trong thời gian khủng hoảng và phục hồi 2007-2009.pdf
Tài liệu liên quan