KẾT LUẬN
Như vậy, TN VL thật và TN TTTMH có thể
tham gia vào các giai đoạn của quá trình dạy
học VL. Đặc biệt, với TN TTTMH, với đặc
thù môi trường làm việc là ảo (trên máy tính)
nên tuỳ vào mục đích sử dụng TN khác nhau
(có thể là TN nghiên cứu khảo sát hiện tượng
hay TN kiểm nghiệm) mà GV có thể sử dụng
TN TTTMH trên phối hợp với các TN dạy
học thật (nếu có) để đáp ứng được mục tiêu
dạy học đã đề ra. Thêm nữa, HS có thể sử
dụng TN TTTMH để ôn tập, củng cố kiến
thức ở nhà sau khi đã học trên lớp; tự kiểm
kiểm tra, đánh giá kiến thức; chuẩn bị bài
trước khi thực hành TN thật, tự ôn tập trước
khi thi. và giảm bớt thời gian thực hành tại
phòng TN Ngoài ra, bài viết còn phân biệt
được TN ảo (TN TTTMH) với các loại phần
mềm mô phỏng TN và khả năng sử dụng của
các phần mềm mô phỏng TN trong việc phối
hợp với các loại TN VL nhằm phát huy tính
tích cực, tực lực và năng lực sáng tạo của HS
trong quá trình dạy học.
5 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thí nghiệm vật lý thật, thí nghiệm tương tác trên màn hình và các biện pháp sử dụng phối hợp các loại thí nghiệm trong dạy học vật lý - Phạm Xuân Quế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Xuân Quế và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 106(06): 61 - 65
61
THÍ NGHIỆM VẬT LÝ THẬT, THÍ NGHIỆM TƯƠNG TÁC TRÊN MÀN HÌNH
VÀ CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG PHỐI HỢP CÁC LOẠI THÍ NGHIỆM
TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
Phạm Xuân Quế1, Nguyễn Thị Thu Hà2*
1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Hiện nay, giảng dạy môn Vật lý ở các trường phổ thông vì nhiều lý do khác nhau mà các loại thí
nghiệm vật lý chưa được chú ý khai thác và sử dụng đúng mức. Điều này đã khiến học sinh thụ
động trong quá trình học tập, ảnh hưởng đến chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh. Hơn
nữa, trong lí luận và thực tiễn hiện nay cũng đang đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu liên quan
đến sự sử dụng phối hợp các loại thí nghiệm, ví dụ như: nguyên tắc sử dụng phối hợp các loại thí
nghiệm; các biện pháp sử dụng phối hợp các loại thí nghiệm và hình thức tổ chức dạy học cần thay
đổi như thế nào để có thể phát huy được tính tích cực, tự chủ và sáng tạo của học sinh. Trong bài
viết này, chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề liên quan đến thí nghiệm vật lý thật, thí nghiệm
tương tác trên màn hình và các biện pháp sử dụng các loại thí nghiệm trên trong dạy học vật lý
nhằm phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh.
Từ khoá. Dạy học vật lý, thí nghiệm thật, thí nghiệm tương tác trên màn hình, phối hợp các loại
thí nghiệm vật lý.
CÁC LOẠI THÍ NGHIỆM VẬT LÝ VÀ
CHỨC NĂNG CỦA THÍ NGHIỆM TRONG
DẠY HỌC VẬT LÝ*
Các loại thí nghiệm vật lý
Thí nghiệm (TN) vật lý (VL) là: “sự tác động
có chủ định, có hệ thống của con người vào đối
tượng của hiện thực khách quan. Thông qua sự
phân tích các điều kiện mà trong đó đã diễn ra
sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta
có thể thu nhận được tri thức mới” [3].
Như vậy, với cách định nghĩa trên, TN VL có
hai dấu hiệu chính đó là:
- Đối tượng nghiên cứu là hiện thực khách
quan.
- Trong TN diễn ra sự tác động có chủ định
của chủ thể nghiên cứu lên đối tượng nghiên
cứu, làm biến đổi đối tượng nghiên cứu theo
mục đích, trình tự nghiên cứu riêng của mình
và nhận được các kết quả tương ứng,
Có nhiều cách phân loại TN VL, dựa trên
những tiêu chí khác nhau sẽ có những loại TN
khác nhau.
*
Tel: 0983752675; Email: Nguyenhadhsptn@gmail.com
- Nếu căn cứ vào mục đích lý luận dạy học
của TN, TN gồm các loại sau: TN biểu diễn
và TN thực tập của HS. Trong TN biểu diễn
lại có các loại: TN mở đầu, TN nghiên cứu
hiện tượng và TN củng cố. Trong TN thực tập
lại có các loại: TN trực diện, TN thực hành và
TN và quan sát VL ở nhà [3].
- Nếu dựa vào môi trường làm việc của TN, ta
lại có thể chia TN ra làm những loại sau: TN
thật và TN ảo.
TN thật là những TN được thực hiện trong
môi trường phòng TN. TN thật lại được chia
làm hai loại:
+ TN truyền thống là TN trong đó người học
thực hiện TN ở trong phòng TN và không có
sự hỗ trợ của máy vi tính.
+ TN thật có sự hỗ trợ của máy tính là TN
trong đó việc tiến hành TN được thực hiện
trong môi trường phòng TN và máy tính
được sử dụng như là một công cụ hỗ trợ việc
thu thập và xử lý số liệu. Ví dụ: TN ghép nối
máy tính.
TN ảo là những TN được thực hiện trên môi
trường máy vi tính, trong đó diễn ra sự tương
tác của chủ thể nghiên cứu lên đối tượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phạm Xuân Quế và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 106(06): 61 - 65
62
nghiên cứu bằng việc chủ thể thao tác trên
màn hình thông qua hệ thống bàn phím, con
chuột. TN ảo gồm hai loại:
+ TN mô phỏng, là TN ở đó, đối tượng
nghiên cứu là mô hình được mô phỏng.
+ TN tương tác trên màn hình (TTTMH) là
TN mà ở đó, đối tượng nghiên cứu là đối
tượng thực (được quay hoặc chụp lại) dưới
dạng gốc.
Như vậy, TN TTTMH là những TN mà đối
tượng nghiên cứu là các hiện tượng, quá trình
VL thực được ghi lại (quay lại hoặc chụp lại)
dưới dạng gốc và đưa vào máy tính, bằng
công cụ phần mềm máy tính, qua đó người
học sẽ thao tác trên màn hình để tương tác với
đối tượng nghiên cứu, làm biến đổi đối tượng
nghiên cứu theo các mục đích, trình tự nghiên
cứu riêng của mình và nhận được các kết quả
tương ứng.
Chức năng của thí nghiệm trong dạy học
Vật lý
Trong dạy học VL, TN có vai trò quan trọng
trong việc tổ chức hoạt động nhận thức tích
cực, tự lực và sáng tạo của học sinh (HS).
Chính vì lẽ đó, trong quá trình dạy học, TN
phải đảm bảo được các chức năng sau:
- Trình bày trước HS đối tượng nghiên cứu
(các quá trình hay hiện tượng VL) dưới dạng
gốc hay những mô hình khác nhau.
- Thu thập các thông tin về đối tượng nghiên cứu.
- Trình bày các thông tin thu thập được dưới
các dạng khác nhau.
- Phân tích, xử lý các thông tin theo các mục
đích khác nhau.
- Hỗ trợ HS đề xuất giả thuyết vấn đề
nghiên cứu.
- Giúp HS kiểm tra các giả thuyết khoa học
(hay các hệ quả được rút ra từ giả thuyết) [1],
Với những chức năng trên, TN tham gia vào
quá trình dạy học với những mục đích sau:
- Làm xuất hiện vấn đề nghiên cứu, định
hướng hành động, kích thích hứng thú học tập
VL của HS.
- Minh họa kiến thức, qua đó giúp HS có cái
nhìn trực quan về đối tượng nghiên cứu.
- Hỗ trợ đề xuất vấn đề nghiên cứu; đưa ra
những dự đoán, giả thuyết.
- Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết (hệ
quả suy ra từ giả thuyết).
- Củng cố kiến thức kỹ năng của HS (ôn tập,
đào sâu, mở rộng và hệ thống hóa, vận dụng).
- Kiểm tra kiến thức, kỹ năng của HS.
SỬ DỤNG PHỐI HỢP CÁC LOẠI THÍ
NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ
LỰC VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
Nguyên tắc sử dụng phối hợp các loại thí
nghiệm trong dạy học Vật lý nhằm phát huy
tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh
Mỗi loại TN đều có những ưu, nhược điểm
nhất định với những chức năng, mục đích lý
luận dạy học khác nhau. Chính vì vậy, trong
quá trình dạy học, để phát huy được tính tích
cực,tự lực và sáng tạo của HS, giáo viên (GV)
phải biết kết hợp, sử dụng phối hợp các loại
TN, qua đó phát huy những ưu điểm, khắc
phục nhược điểm của từng loại TN. Nhưng
khi sử dụng phối hợp các loại TN trong dạy
học VL phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Chỉ sử dụng những TN ảo khi TN thật
không giúp HS nhận thức một cách đầy đủ,
chính xác kiến thức vật lí cần nghiên cứu
hoặc không hỗ trợ tốt việc tổ chức quá trình
hoạt động nhận thức của HS một cách tích
cực, tự lực và sáng tạo.
- Có thể sử dụng TN và sử dụng phối hợp các
loại TN ở các khâu khác nhau của quá trình
dạy học, các giai đoạn của quá trình nhận
thức nhưng phải đặc biệt lưu ý chức năng
lý luận dạy học của từng loại TN để sử dụng
TN cho phù hợp với từng giai đoạn đó.
- Gắn việc sử dụng phối hợp các loại TN với hệ
thống các hoạt động trí tuệ-thực tiễn của HS
trong quá trình TN (thiết kế phương án TN, lập
kế hoạch TN, thu tập số liệu và xử lý số liệu),
qua đó kích thích sự tranh luận tích cực, tự lực
và sáng tạo của HS trong quá trình học tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phạm Xuân Quế và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 106(06): 61 - 65
63
Các biện pháp sử dụng thí nghiệm thật, thí
nghiệm tương tác trên màn hình trong dạy
học Vật lý nhằm phát huy tính tích cực và
năng lực sáng tạo của học sinh
Những biểu hiện của tính tích cực, tự lực
trong học tập Vật lý của học sinh
- Có hứng thú học tập, chăm chú nghe giảng,
hăng hái tham gia phát biểu ý kiến, phát hiện
được vấn đề nghiên cứu.
- Tìm cách độc lập, tự lĩnh hội, giải quyết vấn
đề học tập, tự mày mò tìm ra các hướng khác
nhau để tìm ra lời giải hợp lý nhất cho vấn đề
cần giải quyết.
- Chủ động vận dụng kiến thức, kỹ năng đã
học khi gặp tính huống mới, có sáng tạo trong
giải quyết vấn đề, tìm ra cái mới, vận dụng
kiến thức đã học vào thực tiễn.
Những biểu hiện của năng lực sáng tạo
trong học tập Vật lý của học sinh
- Đề xuất được giả thuyết hoặc đề xuất giải
pháp giải quyết vấn đề đặt ra.
- Đưa ra được phương án TN kiểm tra hệ quả
được suy ra từ giả thuyết.
- Thiết kế cải tiến TN (trong quá trình làm TN).
- Năng lực nhìn nhận một vấn đề dưới những
góc độ khác nhau, xem xét đối tượng ở những
khía cạnh, cách giải quyết khác nhau, đôi khi
mâu thuẫn nhau để từ đó tìm ra các giải pháp
lạ, có hiệu quả phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể.
Các biện pháp sử dụng thí nghiệm thật, thí
nghiệm tương tác trên màn hình trong dạy
học Vật lý nhằm phát huy tính tích cực và
năng lực sáng tạo của học sinh
Từ những biểu hiện hoạt động nhận thức tích
cực, tự lực và sáng tạo của HS trong học tập VL
và chức năng của từng loại TN trong dạy học
VL, chúng tôi thấy có thể sử dụng phối hợp các
loại TN và các phần mềm mô phỏng TN trong
dạy học VL nhằm phát huy tính tích cực, tự lực
và sáng tạo của HS bằng các biện pháp sau:
- Sử dụng TN thật, TN TTTMH làm xuất hiện
vấn đề nghiên cứu. Trong gian đoạn làm xuất
hiện ở HS vấn đề nghiên cứu, GV có thể sử
dụng thí nghiệm theo những bước sau:
+ GV mô tả hoàn cảnh thực tiễn tạo nên một
tình huống “gay cấn” và yêu cầu HS dự đoán
hiện tượng xảy ra.
+ GV làm một TN biểu diễn, hoặc GV cho
HS làm một TN đơn giản để HS thấy được
hiện tượng diễn ra không phù hợp với dự
đoán của mình.
+ GV hướng dẫn HS phát biểu vấn đề của bài
học. Lúc đầu GV có thể đưa ra mức độ yêu
cầu cao để HS có thể tự lực phát biểu vấn đề,
sau đó GV hướng dẫn và giảm bớt khó khăn
cho HS để cuối cùng HS phát biểu được vấn
đề nghiên cứu ([2][3]).
- Sử dụng TN thật, TN TTTMH để hỗ trợ việc
xây dựng dự đoán, đề xuất giả thuyết của HS.
Trong giai đoạn GV hướng dẫn HS xây dựng
dự đoán hay đề xuất giả thuyết, TN có thể
được sử dụng theo các bước sau:
+ GV yêu cầu HS đưa ra dự đoán/đề xuất giả
thuyết cho vấn đề đã được phát biểu ở giai
đoạn trước.
+ Nếu HS vẫn không đưa ra được dự đoán/đề
xuất được giả thuyết thì GV tiến hành TN để
cung cấp thêm cho HS về hiện tượng, quá
trình, mối liên hệ của các đại lượng trong hiện
tượng đang nghiên cứu giúp sinh viên khái
quát được các kết quả quan sát để đưa ra dự
đoán ([2][3]).
- Có thể sử dụng các loại TN thật, TN
TTTMH hỗ trợ quá trình thiết kế phương án
TN. Để quá trình thiết kế phương án TN diễn
ra nhanh chóng và hiệu quả, GV có thể hướng
dẫn HS sử dụng các loại thí nghiệm, đặc biệt
là TN TTTMH để hỗ trợ theo các bước sau:
+ GV giúp HS nhận thức rõ điều mà họ tiến
hành TN để kiểm tra và gọi HS nhớ lại những
kiến thức và kinh nghiệm liên quan.
+ GV tổ chức cho HS (có thể theo từng
nhóm) sử dụng TN hỗ trợ để đề xuất phương
án TN để kiểm tra giả thuyết hoặc hệ quả suy
ra từ giả thuyết.
+ GV tổ chức cho HS trao đổi, phân tích tính
khả thi của mỗi phương án và chọn ra phương
án có nhiều triển vọng nhất ([2][3]).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phạm Xuân Quế và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 106(06): 61 - 65
64
- Sử dụng TN thật, TN TTTMH để kiểm tra
giả thuyết hoặc hệ quả suy ra từ giả thuyết.
Khi tổ chức cho HS dùng TN để kiểm tra dự
đoán/giả thuyết, GV có thể tiến hành theo
những bước sau:
+ GV định hướng HS lựa chọn, bố trí dụng
cụ, thiết bị TN, dự kiến tiến trình TN, xác
định ra những hiện tượng, quá trình cần quan
sát, bộ số liệu cần thu thập, các phương án xử
lý số liệu
+ GV hoặc HS tiến hành TN dưới sự hướng
dẫn của GV để kiểm tra giả thuyết hoặc hệ
quả được suy ra từ giả thuyết ([2][3])
- Sử dụng TN thật, TN TTTMH trong giai
đoạn củng cố, vận dụng kiến thức. Để HS có
thể vận dụng được kiến thức một cách sáng
tạo, làm cho kiến thức của HS trở nên sâu sắc,
bền vững, GV có thể giao cho HS những
nhiệm vụ đòi hỏi phải sử dụng TN theo cách
cách sau:
+ GV giao cho HS nhiệm vụ đòi hỏi phải sử
dụng thiết bị, dụng cụ TN quen biết để lắp ráp
và tiến hành một TN mới hay một phương án
TN khác hoặc sử dụng thiết bị TN sẵn có để
tiến hành TN theo yêu cầu.
+ GV giao nhiệm vụ đòi hỏi HS phải chế tạo
dụng cụ TN và tiến hành TN với nó.
Với các cách trên, GV có thể tổ chức hướng
dẫn HS sử dụng TN trong giai đoạn vận dụng
kiến thức theo các bước sau:
+ GV giao cho HS nhiệm vụ đòi hỏi phải sử
dụng TN để giải quyết vấn đề đặt ra
+ GV chia nhóm HS, tổ chức cho HS thảo
luận để lựa chọn, thiết kế, chế tạo dụng cụ
TN, lập kế hoạch TN
+ GV hướng dẫn HS tiến hành TN, thu thập
và xử lý kết quả TN ([2][3]).
- Sử dụng TN TTTMH để hỗ trợ quá trình ôn
tập, chuẩn bị bài trước khi tới lớp, trước giờ
thực hành của HS. Với đặc điểm của các loại
TN tương tác trên màn hình là môi trường
làm việc được thực hiện trên máy tính, chính
vì vậy HS hoàn toàn có thể sử dụng TN ảo để
chuẩn bị bài học trước khi tới lớp, trước giờ
thực hành TN trên phòng TN hay trong quá
trình ôn tập kiến thức. Điều này không những
tiết kiệm thời gian làm TN thật của HS ở trên
lớp, trên phòng TN mà còn phát huy tính tích
cực và tự lực của HS trong quá trình học tập.
- Sử dụng TN TTTMH để hỗ trợ quá trình
kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của HS
(kỹ năng thiết kế). Một vài TN TTTMH được
thiết kế có chức năng lưu lại những kết quả
của việc lựa chọn thiết bị, bố trí TN, bộ số
liệu TN, kết quả xử lý số liệu, các kết luận
được rút ra hay có thêm môđun hệ thống
câu hỏi trắc nghiệm khách quan để người học
tự kiểm tra, đánh giá Với những TN
TTTMH có chức năng như trên hoàn toàn có
thể được sử dụng để hỗ trợ quá trình kiểm tra,
đánh giá kiến thức, kỹ năng của HS.
KẾT LUẬN
Như vậy, TN VL thật và TN TTTMH có thể
tham gia vào các giai đoạn của quá trình dạy
học VL. Đặc biệt, với TN TTTMH, với đặc
thù môi trường làm việc là ảo (trên máy tính)
nên tuỳ vào mục đích sử dụng TN khác nhau
(có thể là TN nghiên cứu khảo sát hiện tượng
hay TN kiểm nghiệm) mà GV có thể sử dụng
TN TTTMH trên phối hợp với các TN dạy
học thật (nếu có) để đáp ứng được mục tiêu
dạy học đã đề ra. Thêm nữa, HS có thể sử
dụng TN TTTMH để ôn tập, củng cố kiến
thức ở nhà sau khi đã học trên lớp; tự kiểm
kiểm tra, đánh giá kiến thức; chuẩn bị bài
trước khi thực hành TN thật, tự ôn tập trước
khi thi... và giảm bớt thời gian thực hành tại
phòng TN Ngoài ra, bài viết còn phân biệt
được TN ảo (TN TTTMH) với các loại phần
mềm mô phỏng TN và khả năng sử dụng của
các phần mềm mô phỏng TN trong việc phối
hợp với các loại TN VL nhằm phát huy tính
tích cực, tực lực và năng lực sáng tạo của HS
trong quá trình dạy học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phạm Xuân Quế và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 106(06): 61 - 65
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Xuân Quế (2007), “Ứng dụng công
nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động nhận
thức vật lý tích cực, tự chủ và sáng tạo”, Nxb
Đại học Sư phạm.
2. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999),
Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học
Vật lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc
Hưng, Phạm Xuân Quế (2003), Phương pháp
dạy học Vật lý ở trường phổ thông. Nxb Đại học
Sư phạm.
SUMMARY
REAL EXPERIMENT, INTERACTION EXPERIMENT ON THE COMPUTER
SCREEN AND MEASURES COORDINATING THE EXPERIMENTS IN
PHYSICS TEACHING
Pham Xuan Que1, Nguyen Thi Thu Ha2*
1Hanoi University of Education
2College of Education - TNU
Currently, because of many different reasons kinds of physics experiments untapped and
underutilized in Physics teaching. This made students passive in the learning process, affecting the
quality of firm knowledge of students. Moreover, at present, in theory and practice are set out to
study the problem coordination of experiments in teaching Physics, for example: the principles of
coordinating experiments, the measures coordinating experiments and how to change the form of
teaching institutions to promote positive, autonomy and creativity of students. In this article, we
will present a number of issues related to real experiments, interaction experiment on the computer
screen and measures coordinating the experiments in Physics teaching to promote positive,
autonomy and creativity of students.
Key words: Teaching Physics, real experiment, interaction experiment on the computer screen,
coordinating kinds of Physics experiments.
Ngày nhận bài: 15/5/2013; Ngày phản biện: 04/6/2013; Ngày duyệt đăng: 26/7/2013
*
Tel: 0983752675; Email: Nguyenhadhsptn@gmail.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_39402_42943_21020139332961_2878_2051972.pdf