Thêm những hiểu lầm “củ chuối” về đồ công nghệ

Cho đến giờ, vấn đề này vẫn đang được tranh cãi quyết liệt. Hầu hết nhà khoa học đều đồng ý rằng sử dụng điện thoại với mức trung bình (nghe gọi dưới 30 phút/ngày) sẽ không làm hại sức khỏe chút nào nhá!

pdf10 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thêm những hiểu lầm “củ chuối” về đồ công nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thêm những hiểu lầm “củ chuối” về đồ công nghệ Sự thật có thể khác với những gì bạn được mách nước nhé. Biết đâu trong lúc lướt web, bạn đọc thấy những kinh nghiệm phổ biến về cách sử dụng đồ công nghệ. Thông tin này được nhiều người khuyên dùng và bạn nhanh chóng áp dụng cho bản thân mình. Tuy nhiên, sự thật có thể khác với những gì bạn được mách nước nhé. Những câu chuyện hiểu lầm khôi hài vẫn tồn tại từ lâu và nhiều người tin tưởng lắm í! Restart máy tính liên tục cũng chẳng sao Về nguyên tắc, ổ cứng hoạt động với tốc độ cực nhanh. Nếu mở phần mềm "nặng đô" thì tốc độ ổ cứng (HDD) có thể lên tới cả chục nghìn vòng/phút. Khi chúng ta thoát khỏi ứng dụng, ổ cứng cần thêm một khoảng thời gian để giảm tốc trước khi đạt tới vận tốc an toàn. Tuy nhiên, người dùng chỉ đóng tất cả ứng dụng đang mở lại và lập tức chọn nút "Restart". Theo nghiên cứu, thói quen trên gây hại rất nhiều cho máy tính đấy. Nếu chọn "Restart" ngay khi vừa tắt ứng dụng, ổ cứng bị dừng quay miễn cưỡng. Về lâu dài, điều này có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ của thiết bị. Bởi vậy, bạn nên theo dõi đèn báo ổ cứng xem máy tính còn truy xuất dữ liệu hay không. Khoảng thời gian được giới chuyên môn khuyến nghị là 15 giây trước khi khởi động lại máy. Teen hãy nhớ chú ý nha. Tắt/mở liên tục hại cho máy tính lắm Người dùng đang nhầm lẫn khi đem suy nghĩ chủ quan của mình áp dụng vào đồ 2-Tek. Một trong những kiểu tư duy đó là quan điểm "tắt/mở máy tính nhiều sẽ làm tốn thời gian khởi động, ổ cứng bị truy cập nhiều, dẫn tới tuổi thọ chung của hệ thống giảm đi". Vì thế mà nhiều bạn thường xuyên để máy tính hoạt động thâu đêm suốt sáng… Tuy nhiên, giới chuyên môn phân tích rằng máy tính cũng giống cơ thể người. Chúng cần thời gian nhằm nghỉ ngơi và phục hồi. Nếu thiết bị làm việc trong thời gian dài sẽ khiến linh kiện, bản tụ, bo mạch… dễ bị cháy. Do đó, bạn hãy tắt máy tính vào những lúc chưa dùng đến, khi phải ra ngoài hoặc đi ngủ buổi tối. Càng nhiều "chấm" càng tốt Khi chọn mua máy ảnh kỹ thuật số, chắc hẳn nhiều bạn quan tâm đặc biệt đến số "chấm" (Megapixel, độ phân giải). Và theo người dùng truyền tai nhau thì số "chấm" càng nhiều chứng tỏ model ấy càng xịn, chất lượng ảnh chụp càng cao, càng mịn. Nói chung là miễn chê! Trên thực tế, độ phân giải trên máy ảnh chỉ đại diện cho số điểm ảnh trên cảm biến. Số điểm ảnh cao cho phép rửa tấm hình với khổ lớn mà không bị vỡ. Như vậy, độ phân giải quyết định kích thước bức ảnh chứ không phải chất lượng tác phẩm. Bởi vậy, bạn hãy cân nhắc trước những lời chào mời hấp dẫn của nhà sản xuất nhé! Sạc pin vô tư đi Lời khuyên sử dụng pin an toàn luôn đúng dù bạn sử dụng điện thoại hay laptop. Dùng gần hết pin rồi hãy sạc tiếp, thế nhưng nhiều người dùng đang bỏ qua kinh nghiệm này. Ngược lại, họ sạc pin tùy hứng, thích sạc lúc nào cũng được... dẫn tới tình trạng pin bị sạc nhồi và chai nhanh chóng chỉ sau thời gian ngắn. Tất nhiên, chúng ta cũng không nên để pin cạn kiệt đến mức thiết bị tự động tắt. Mức khuyến nghị hợp lý cho lượng pin còn lại của laptop là khoảng 10%, đối với điện thoại di động là 1 vạch pin. Bẻ khóa iPhone là phạm pháp Đến nay, nhiều người dùng vẫn nghĩ rằng mình đang phạm pháp vì bẻ khóa (jailbreaking) điện thoại iPhone. Và nếu cảnh sát phát hiện thì bạn sẽ phải hầu tòa nữa chứ!? Bên cạnh đó, Apple ngày ngày "gào thét" ngăn cấm chuyện bẻ khóa và tố cáo hành động này bất hợp pháp, nhiều bạn lại càng tin hơn. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy! Có thể bạn chưa biết rằng bản thân "quả táo cắn dở" cũng chẳng dám kiện người dùng xâm nhập iPhone. Hiện nay, chính phủ Mỹ quy định việc bẻ khóa iPhone không vi phạm luật bản quyền. Vậy nếu ai đấy hù dọa thì bạn cũng đừng tin nhé! Máy tính Apple "trơ" trước virus Không ít bạn thường xuyên bình luận: "Windows mới có virus chứ máy MAC thì vô đối", "Muốn gặp virus thì hãy sử dụng Windows đi"… Ngược lại, vấn đề không phải việc máy tính Apple miễn dịch trước virus mà bởi thị phần MAC OS vẫn quá nhỏ bé so với Windows. Xét trên địa vị của dân hacker, họ luôn muốn tác phẩm của mình phá hoại càng nhiều càng tốt nên phải lựa chọn Windows rồi. Nếu một ngày kia, MAC OS chiếm được nhiều thị phần hơn Windows thì nền tảng cũng "ăn đủ" phá hoại. Theo kiểm tra, trình duyệt Internet Explorer luôn mang tiếng kém an toàn nhưng Safari còn "cá đuối" hơn nữa í! Dùng gói cước trả sau tốn hơn trả trước Đúng vậy thì mọi người đã chuyển sang sử dụng gói cước trả trước rồi nhỉ!? Vấn đề mấu chốt không phải việc bạn xài gói cước nào, mà bạn sử dụng bao nhiêu, dám chi bao nhiêu cho dế cưng của mình. Thông thường, nếu ngân sách dưới 200k/tháng thì gói cước trả trước trở thành lựa chọn tối ưu. Trường hợp liên tục phóng tay qua mức này, bạn nên cân nhắc về gói cước trả sau đi thôi. Xóa dữ liệu bằng "Shift + Del" an toàn nhất Muốn xóa file nào đó, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới phương pháp "Shift + del" rất nổi tiếng. Đáng tiếc, đấy chỉ là cách che mắt người dùng thông thường mà thôi. Trên thực tế, dữ liệu vẫn còn lưu trên ổ cứng (cả khi chúng ta format ổ cứng). Thế mới có đất cho phần mềm khôi phục dữ liệu hoạt động chứ. Để chắc chắn xóa hết mọi dữ liệu, bạn nên sử dụng phần mềm xóa file chuyên dụng như Ccleaner, Tune Up… Điện thoại di động gây ung thư Thêm biến chứng khác của điện thoại di động chăng? Không, dế cưng không gây ung thư hay những căn bệnh tim mạch, rối loạn trí não. Tuy nhiên, lời đồn trên đã khiến nhiều người dùng nói lời tạm biệt với một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20. Cho đến giờ, vấn đề này vẫn đang được tranh cãi quyết liệt. Hầu hết nhà khoa học đều đồng ý rằng sử dụng điện thoại với mức trung bình (nghe gọi dưới 30 phút/ngày) sẽ không làm hại sức khỏe chút nào nhá!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf179_8252.pdf
Tài liệu liên quan