Thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin

Nhờ có lao động mà cấu trúc cơ thể của con người được thay đổi. Ví dụ: 2 chi trước co lên, dáng đi cong trở nên thẳng.  Lao động làm cho các giác quan phát triển. Càng lao động nhiều bao nhiêu thì giác quan của con người phát triển bấy nhiêu -> khả năng thu nhận các sự vật bên ngoài phát triển -> ý thức phát triển.  Lao động làm cho ngôn ngữ ra đời và ngôn ngữ đã trở thành một trong những yếu tố làm cho ý thức ngày càng phát triển.

ppt62 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm, quan điểm của con người về thế giới, về con người và vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. Có thể phân chia thế giới quan thành 3 loại hình cơ bản: + Thế giới quan huyền thoại. + Thế giới quan tôn giáo. + Thế giới quan triết học. + Thế giới quan huyền thoại: Là hình thức phát triển sơ khai nhất của thế giới quan. Được hình thành trên cơ sở niềm tin thơ ngây của con người về nguồn gốc, bản chất của vạn vật trong thế giới. Thường được xác lập theo phương thức nhân cách hóa các tồn tại của giới tự nhiên và xã hội. Được thể hiện qua những câu chuyện thần thoại, cổ tích. + Thế giới quan tôn giáo: ra đời trên cơ sở kế thừa những thành quả của thế giới quan thần thoại. Nó phản ánh thế giới bằng một hệ thống các giáo lý. Nếu thế giới quan thần thoại là 1 sự hòa quyện giữa trời và người, thì thế giới quan tôn giáo tách trời và người và tuyệt đối hóa vai trò của thần thánh. + Thế giới quan triết học: Nó không phản ánh thế giới bằng thần thoại, chuyện cổ tích, bằng giáo lý mà phản ánh thế giới bằng quy luật, phạm trù. Được hình thành trên cơ sở của những tri thức và lý trí của con người trong việc giải thích thế giới trên cơ sở khoa học. + Phương pháp luận: là lý luận về các phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực. CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Vấn đề cơ bản của triết học là gì? “Vấn đề cơ bản lớn của Triết học đặc biệt là Triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại.” MQH Ý THỨC – VẬT CHẤT (Tư duy – Tồn tại) Nội dung vấn đề cơ bản của triết học gồm có 2 mặt:  MẶT THỨ NHẤT: Giữa ý thức và vật chất cái nào có trước,cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?  MẶT THỨ HAI: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?  Giải quyết hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở phân chia các trường phái triết học Sự đối lập giữa hai quan điểm duy vật và duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học: VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHỦ NGHĨA DUY TÂM VC có trước, YT có sau, VC quyết định YT. YT có trước, VC có sau, YT quyết định VC. Sự đối lập giữa hai quan điểm duy vật và duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học: VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC KHẢ TRI LUẬN BẤT KHẢ TRI LUẬN Con người có khả năng nhận thức được TG. Con người không có khả năng nhận thức được TG. Quá trình phát triển lịch sử của triết học cũng là quá trình tồn tại hai trường phái triết học lớn là: Một là, chủ nghĩa duy vật. Hai là, chủ nghĩa duy tâm. Sự đối lập giữa hai quan điểm duy vật và duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học: Trong lịch sử chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản là: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: CNDT chủ quan cho rằng yếu tố tinh thần có trước và ý thức của con người quyết định tất cả sự tồn tại của các sự vật hiện tượng. Sự vật hiện tượng tồn tại được là do các giác quan con người tạo nên. Chủ nghĩa duy tâm khách quan: cho rằng yếu tố tinh thần có trước nhưng yếu tố tinh thần này là cái ở bên ngoài con người, một lực lượng siêu nhiên nào, ý niệm tuyệt đối nào bên ngoài con người quy định nên sự tồn tại của thế giới. Có 3 hình thức: CNDV chất phác: Trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, thừa nhận vật chất là chất đầu tiên tạo ra vũ trụ nhưng người ta đã đồng nhất vật chất với vật thể. Người ta chưa phân biệt được vật chất với ý thức, chưa xác định đúng đắn mối quan hệ giữa vật chất với ý thức. - CNDV siêu hình: chủ yếu sử dụng phương pháp siêu hình. Họ quan niệm thế giới giống một cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại. Nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng, giảm đơn thuần về số lượng và do những nguyên nhân bên ngoài gây nên. + CNDV biện chứng là sự kết hợp chặt chẽ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng. + Thế giới quan duy vật là quan niệm cho rằng vật chất là cái có trước. Vật chất quyết định ý thức. Và thế giới vật chất này tồn tại khách quan, không ai sinh ra cũng không ai có thể tiêu diệt được nó. + Phương pháp biện chứng: có 2 đặc trưng cơ bản: Nhận thức đối tượng trong mối liên hệ với những cái khác. Nhận thức đối tượng trong trạng thái động, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển.  Thời cổ đại: đồng nhất vật chất với một dạng vật thể nào đó.  Tuy còn sơ khai, chất phác nhưng có ý nghĩa tích cực chống CNDT. a. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất: Thời cận đại thế kỷ XVII - XVIII Người ta đồng nhất vật chất với khối lượng, coi vận động của vật chất chỉ là biểu hiện của vận động cơ học, nguồn gốc vận động nằm ngoài vật chất. Vật chất m a. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Khi xuất hiện những phát minh mới trong khoa học tự nhiên, con người mới có những hiểu biết căn bản hơn, sâu sắc hơn về nguyên tử: Năm 1895 Rơghen phát hiện ra tia X. a. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Khi xuất hiện những phát minh mới trong khoa học tự nhiên., con người mới có những hiểu biết căn bản hơn, sâu sắc hơn về nguyên tử: Năm 1896 Beccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ, bác bỏ quan niệm về sự bất biến của nguyên tử. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Khi xuất hiện những phát minh mới trong khoa học tự nhiên., con người mới có những hiểu biết căn bản hơn, sâu sắc hơn về nguyên tử: Năm 1897 Tômxơn phát hiện ra điện tử và chứng minh được điện tử là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử a. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất: KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG THUYẾT TẾ BÀO THUYẾT TIẾN HÓA CỦA DACUYN b. Quan niệm triết học Mác về vật chất: Sự phát triển của khoa học là tiền đề đi đến quan niệm đúng đắn về VC. b. Quan niệm triết học Mác về vật chất: Sự phát triển của khoa học là tiền đề đi đến quan niệm đúng đắn về VC. “Vật chất là một phạm trù triết học + dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh+ và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. - Bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về vật chất. Khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất. Thấy được yếu tố VC trong cả tự nhiên và xã hội. Giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm duy vật. - Góp phần mở đường cho khoa học phát triển, do thừa nhận khả năng nhận thức của con người.  Định nghĩa vận động: Ph.Ăngghen viết: “vận động hiểu theo nghĩa chung nhất (…) bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”. - Vận động là mọi sự biến đổi. Sự biến đổi có thể xảy ra trong giới tự nhiên, trong tư duy của con người, có thể đi lên hay đi xuống, có thể tiến hóa, thoái hóa… - Khi nói vận động là phương thức tồn tại của vật chất có nghĩa là: vật chất thể hiện sự tồn tại của mình qua vận động.Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất. Không có 1 dạng vật chất nào mà không vận động và cũng không có vận động nào mà không gắn với vật chất. - Khi nói vận động gắn liền với vật chất thì vận động cũng mang tính chất của vật chất. Nghĩa là vận động cũng mang tính khách quan và con người có thể nhận thức được vận động nhờ các giác quan của con người. Thế giới vật chất là vô tận, vô hạn nên vận động cũng vô tận, vô hạn và vận động là tuyệt đối. - Đứng im chỉ mang tính tương đối. - Đứng im chỉ mang tính tạm thời.  Các hình thức của vận động: 5 1. Vận động cơ học: là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.  Các hình thức của vận động: 5 2. Vận động vật lý: là sự vận động của các phân tử, nguyên tử, các hạt cơ bản, các quá trình cơ, nhiệt điện.  Các hình thức của vận động: 5 3. Vận động hóa học: là sự vận động của các quá trình hóa hợp và phân giải các chất. NaOH + HCl = NaCl + H2O Fe + H2SO4 = FeSO4 + H2  Các hình thức của vận động: 5 4. Vận động sinh học: là sự biến đổi của các cơ thế sống  Các hình thức của vận động: 5 5. Vận động xã hội: là sự thay đổi các quá trình diễn ra trong xã hội.  Không gian và thời gian với tư cách là hình thức tồn tại của vật chất: CHỦ NGHĨA DUY TÂM: phủ nhận tính khách quan của không gian và thời gian. DUY VẬT SIÊU HÌNH: Không gian, thời gian, vận động không liên quan với nhau và ở bên ngoài vật chất (I. Niutơn).  Không gian: là cái chỉ vị trí quảng tính của sự vật. Ở chỗ nào Bề rộng, bề dài, bề cao  Thời gian: là cái nói về độ dài tồn tại của một sự vật hiện tượng nào đó diễn ra nhanh hay chậm, với vận tốc, nhịp độ như thế nào.  Không gian và thời gian gắn bó mật thiết với nhau và gắn liền với vật chất, không có một dạng vật chất nào tồn tại ở bên ngoài nó. Ngược lại, cũng không thể có thời gian và không gian nào ở ngoài vật chất.  Tính chất cơ bản của không gian và thời gian:  Tính khách quan: không gian và thời gian là thuộc tính của vật chất, mà vật chất tồn tại khách quan thì không gian và thời gian cũng tồn tại khách quan.  Tính vĩnh cửu và vô tận: không gian và thời gian không do ai sinh ra cũng không ai có thể tiêu diệt.  Không gian luôn 3 chiều (dài, rộng, cao), còn thời gian chỉ có một chiều. x y z A B Quá khứ Hiện tại Tương lai … Vì vậy, thế giới này thống nhất ở tính vật chất của nó. Ănghen: “Tính thống nhất thực sự của thế giới là ở tính vật chất của nó …” +++ - Một là, chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, thế giới vật chất là cái có trước, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người. - Hai là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn vô tận, vô hạn, không được sinh ra và không bị mất đi. - Ba là, mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất. Trong thế giới vật chất không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hoá lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau. NGUỒN GỐC Ý THỨC TỰ NHIÊN XÃ HỘI NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN TÁC ĐỘNG BỘ NÃO NGƯỜI + Phải có bộ não người đang hoạt động, và phải có thế giới khách quan, tác động với nhau gây ra sự phản ánh tạo nên ý thức. NGUỒN GỐC XÃ HỘI LAO ĐỘNG NGÔN NGỮ +++ +++  Bản chất của ý thức: + Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.  Bản chất của ý thức: + Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội.  Kết cấu của ý thức: + Tri thức: Tri thức là kết quả nhận thức của con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức các dạng ngôn ngữ. VD: Toán học có các công thức; triết học có các nguyên lý, quy luật…. Căn cứ vào nhận thức, người ta chia tri thức thành nhiều loại: tri thức thông thường - tri thức khoa học, trí thức lý luận - tri thức cảm tính… + Tình cảm: là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các quan hệ. VD: tình yêu thương con người. + Ý chí: là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích của con người. Vd: khi làm một việc gì con người cần phải vượt qua cho nên con người hình thành ý thức mình một sự nỗ lực.  Trong mối quan hệ với ý thức, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất là nguồn gốc của ý thức; vật chất quyết định ý thức; ý thức là sự phản ánh đối với vật chất. VẬT CHẤT  Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.  Trang bị những tri thức về bản chất quy luật của đối tượng , trên cơ sở đó con người xác định được đúng đắn mục tiêu và đề ra phương hướng hành động phù hợp.  Xác định các biện pháp để tổ chức, thực hiện các hoạt động thực tiễn.  Bằng sự nỗ lực và ý chí của con người để thực hiện được mục tiêu đề ra. CHỦ NGHĨA DUY VẬT SIÊU HÌNH CHỦ NGHĨA DUY TÂM VC YT VC YT CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VC YT QUYẾT ĐỊNH QUYẾT ĐỊNH QUYẾT ĐỊNH TÁC ĐỘNG TRỞ LẠI  Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động người. Vì vậy trong cuộc sống của mình con người phải tôn trọng nguyên tắc khách quan (tôn trọng vai trò quyết định của vật chất) đồng thời phải phát huy vai trò tích cực của ý thức (tính năng động chủ quan).  Phạm trù: là những khái niệm cơ bản, không thể thiếu được trong một ngành khoa học nào đó. Nó phản ánh những đặc trưng chung nhất của một nhóm đối tượng. + Khái niệm: là 1 hình thức của tư duy. Nó phản ánh những đặc trưng chung nhất của một nhóm các đối tượng. + KHÁI NIỆM CƠ BẢN: ngoại diên rộng hơn khái niệm. Nó bao hàm nhiều sự vật, hiện tượng, bao hàm nhiều đặc trưng. Không vận động, không hô hấp, không trao đổi chất, không sinh sản -> “Vô sinh”  Thực tại khách quan: là tất cả những gì tồn tại bên ngoài ý thức, không phụ thuộc vào ý thức của con người.  Được đem lại cho con người trong cảm giác: nghĩa là con người có thể nhận thức được thực tại khách quan nhờ các giác quan của con người. Giải quyết được vấn đề thứ 2 của triết học là con người có khả năng nhận thức được thế giới.  Được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh: sự hiểu biết của con người về thực tại khách quan chỉ là hình ảnh về thực tại khách quan. Đây là kết quả quá trình các giác quan của con người đã chụp lại, chép lại, phản ánh lại cái thực tại khách quan ấy.  Tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác: chỉ muốn nhấn mạnh đến tính chất quan trọng nhất của vật chất là tồn tại khách quan. Đây là cơ sở để xác định một cái gì đó có thuộc về vật chất hay không. + Lao động: là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên nhằm cải biến giới tự nhiên đáp ứng nhu cầu của con người. + Vai trò của lao động:  Nhờ có lao động mà cấu trúc cơ thể của con người được thay đổi. Ví dụ: 2 chi trước co lên, dáng đi cong trở nên thẳng...  Lao động làm cho các giác quan phát triển. Càng lao động nhiều bao nhiêu thì giác quan của con người phát triển bấy nhiêu -> khả năng thu nhận các sự vật bên ngoài phát triển -> ý thức phát triển.  Lao động làm cho ngôn ngữ ra đời và ngôn ngữ đã trở thành một trong những yếu tố làm cho ý thức ngày càng phát triển. + Ngôn ngữ: là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể thể hiện được. + Vai trò của ngôn ngữ:  Ngôn ngữ cho phép con người nhận thức được đối tượng một cách gián tiếp.  Ngôn ngữ làm cho khả năng nhận thức của con người ngày càng trở nên linh hoạt hơn. Nó tồn tại với tư cách là vỏ vật chất của tư duy.  THẾ GIỚI KHÁCH QUAN: quan tác động vào các giác quan để tạo ra hiện tượng phản ánh.  Phản ánh là quá trình mà sự vật này trong khi nhận sự tác động của sự vật khác thì nó có khả năng tác động ngược trở lại vật đã tác động đến nó và giữ lại ở nó 1 số dấu vết mang nội dung của vật tác động đến nó. A B a: viên phấn b: bảng - Các hình thức khác nhau của phản ánh từ thấp đến cao: + Phản ánh vật lý: Là khi vật tác động lên vật khác làm cho nó thay đổi kết cấu, cấu trúc vật lý. + Phản ánh sinh vật: được thể hiện ở giới hữu sinh. Đây là sự thay đổi về cấu trúc, tốc độ sinh trưởng, khuynh hướng phát triển. + Phản ánh tâm lý: phản ánh tâm lý xuất hiện khi xuất hiện động vật có hệ thần kinh trung ương. Phản ánh tâm lý biểu hiện thói quen của động vật có hệ thần kinh trung ương. + Phản ánh năng động, sáng tạo: khi bộ não của con người phát triển, thông qua lao động thì phản ánh tâm lý chuyển qua 1 hình thức phát triển cao hơn là phản ánh sáng tạo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptChương 1- Thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.ppt