Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng - Nguyễn Chí Thanh

Lời người kể chuyện và lời thoại trong truyện ngắn Chiếc lược ngà mang màu sắc Nam bộ rõ nét: - Nhà chúng tôi ở cạnh nhau gần vàm kinh nhỏ đổ ra sông Cửu Long. - Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên - Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ - Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: Vô ăn cơm. - Xuồng bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Là nhà văn Nam bộ, sống gắn bó với vùng đất và con người Nam bộ thời thơ ấu và cả một thời gian dài chống Mỹ, Nguyễn Quang Sáng am hiểu một cách sâu sắc con người vùng đất này. Cho nên, trên trang viết của ông, lời ăn tiếng nói của người dân Nam bộ được thể hiện rất sống động. “Có thể nói, chính văn hóa Nam bộ với lời ăn tiếng nói và cốt cách sống hào hiệp, tình nghĩa, phóng khoáng đã đi thẳng vào văn Nguyễn Quang Sáng và tạo cho ông chất muối đậm đà ấy. Vùng đất mộc mạc, giản dị nhưng lại ngầm chứa bên trong bao nhiêu là bí ẩn, say mê. Ra khỏi cái không gian phù sa màu mỡ ấy, văn Nguyễn Quang Sáng sẽ lạc nhịp, sẽ mất đi vẻ đẹp chân chất, ngang tàng hóm hỉnh rất đời” [1, tr. 661]. Chính Nguyễn Quang Sáng cũng thừa nhận: “Nó là ngôn ngữ của đời sống, nó tươi rói và sinh động lắm, mình không thể bịa nổi” [1, tr. 660]. Bản thân ngôn từ tự nhiên, giản dị cũng là một vẻ đẹp và một cách biểu hiện nghệ thuật độc đáo, đó là sự “giản dị mà phong phú” [6, tr. 107]. Chính lời ăn tiếng nói của người Nam bộ đi thẳng vào trong văn Nguyễn Quang Sáng tạo nên một phong vị riêng, nó “tự nhiên, phóng túng, ngang tàng pha chút vui vui, tếu tếu, là cái hóm, cái duyên riêng của người Nam bộ, cũng là nét đặc sắc của Nguyễn Quang Sáng, là đóng góp riêng của ông đối với nền văn học” [3, tr. 190]. KẾT LUẬN Chặng đường hơn bốn mươi năm miệt mài lao động nghệ thuật đã tạo nên một Nguyễn Quang Sáng với “diện mạo và hình hài riêng”. Sự vận động của truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng được thể hiện qua quan niệm nghệ thuật về con người độc đáo. Quan niệm đó lại được cụ thể hóa bằng không gian nghệ thuật, kết cấu, giọng điệu và ngôn ngữ mang đậm tính sáng tạo của nhà văn. Tất cả điều đó đã khẳng định đóng góp của Nguyễn Quang Sáng trong sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng - Nguyễn Chí Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(22)/2012: tr. 64-71 THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG SÁNG NGUYỄN CHÍ THANH Trường THCS Nguyễn Thị Lựu – Đồng Tháp LÊ THỊ HƯỜNG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Title: Nguyễn Quang Sáng là một trong số những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại nửa sau thế kỷ XX. Trong văn học giai đoạn chống Mỹ, truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng thể hiện rõ tư tưởng của thời đại. Tác phẩm của ông là những bản anh hùng ca về nhân dân, đất nước. Sau chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng vẫn không ngừng trăn trở, suy tư, nỗ lực tìm tòi đổi mới chính mình để hòa nhịp với thời đại, hết mình với đời và văn chương. Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng trước và sau 1975 có sự vận động, phát triển, thể hiện rõ sự đổi mới tư duy nghệ thuật của một thế hệ nhà văn. MỞ ĐẦU Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng thường lắm tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên nhưng tự nhiên, giàu chi tiết sống động, tính kịch nổi trội nhưng cũng đậm chất trữ tình, đôi khi pha chút hài hước rất có duyên. Ông cũng là một trong số những nhà văn Việt Nam đã dành cả cuộc đời gắn bó với vùng đất quê hương Nam bộ, sáng tác của Nguyễn Quang Sáng chinh phục được nhiều thế hệ bạn đọc bằng những trang viết giản dị, nhân hậu, mang đậm dấu ấn văn hóa “miệt vườn” Nam bộ và không biết tự bao giờ đã len vào trái tim của nhiều độc giả để rồi lưu giữ lại với thời gian. 1. TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG SÁNG TRƯỚC 1975 - ÂM VANG CỦA CHIẾN TRANH Trước 1975, truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng mang đậm dấu ấn của chiến tranh - nhất là trong giai đoạn chống Mỹ. Văn học thời kì chống Mỹ viết về chiến tranh đều có chung nguồn cảm hứng là cảm hứng sử thi. Sáng tác của Nguyễn Quang Sáng chịu sự chi phối của quan niệm nghệ thuật về con người trong giai đoạn này đó là con người sử thi. Nhân vật của Nguyễn Quang Sáng là những người xả thân vì nghĩa lớn luôn hướng về lợi ích chung, gạt bỏ tình cảm, quyền lợi riêng tư để thực hiện nhiệm vụ người công dân đối với nhân dân, Tổ quốc. Nhân vật của Nguyễn Quang Sáng mang phẩm chất của con người vượt lên cảnh ngộ, nỗi đau riêng giữ trọn tấm lòng chung thủy với cách mạng. Viết về đề tài chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng đi sâu khai thác tình đồng chí, đồng đội (Bạn hàng xóm), tình cảm vợ chồng (Tên của đứa con), tình cảm ruột rà, máu mủ của tình cha con (Chiếc lược ngà), tình mẹ con (Bông cẩm thạch), hay tình yêu đôi lứa (Chị xã đội trưởng). Đó là những tình cảm vốn rất gần gũi, thiêng liêng nhưng chiến tranh đã làm li tán. Với cách kể chuyện dung dị và “ròng ròng sự kiện”, truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng thường dễ gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc. Truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng cũng tập trung khai thác cuộc sống và chiến đấu của những con người rất NGUYỄN CHÍ THANH – LÊ THỊ HƯỜNG 66 đỗi bình thường. Đó là những chiến sĩ cách mạng, những người cán bộ, những anh du kích như: Ba Hoành (Quán rượu người câm), Bảy Ngàn (Một chuyện vui); là những người mẹ trong Người đàn bà Tháp Mười, Bông cẩm thạch; là những người cha trong Ông Năm Hạng, Chiếc lược ngà; những cô giao liên như: Dung, Nhung, Thu, Lành, Mì... trong các truyện ngắn Chị xã đội trưởng, Chị Nhung, Chiếc lược ngà, Người đàn bà Tháp Mười... Tất cả đều “sống chung” với bom đạn Mỹ nhưng họ dám coi thường để vượt lên tất cả mọi nguy hiểm đang rình rập cuộc sống, tính mạng của mình. Những con người rất đỗi bình thường đó đang sống và chiến đấu vì lý tưởng cách mạng. Trước 1975, hiện thực trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng thiên về phạm trù cái đẹp. Chiến tranh là hiện thực đau xót của dân tộc, của nhân loại, nhưng từ chính trong gian khổ khốc liệt đó có một thứ tình cảm đẹp luôn nảy nở: tình đồng chí, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa Bằng niềm tin và tình yêu vào con người, từ trong đau thương nghiệt ngã của chiến tranh, nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp nhân bản lung linh tỏa sáng mà không sức mạnh nào có thể hủy diệt được. Người mẹ trong Bông cẩm thạch bất chấp mọi nguy hiểm, lao vào vòng lửa đạn kể cho mọi người nghe nỗi khổ tâm của mình, cởi bỏ mọi hiểu lầm, và cả hai mẹ con cùng tiếp tục chiến đấu trên con đường phía trước với niềm tin yêu phơi phới, tình mẫu tử thiêng liêng vẫn ngời sáng sau bao nhiêu thử thách; người mẹ trong Người đàn bà Tháp Mười, muốn an phận nuôi con cho chồng đi chiến đấu. Nhưng để bảo vệ con, chị phải tự mình cầm súng đối đầu với địch một cách hào hùng mỗi khi chúng kéo đến; người cha trong Chiếc lược ngà sau những giờ phút căng thẳng chiến đấu, miệt mài làm cho con gái chiếc lược bằng ngà voi như muốn gửi gắm tất cả tình yêu thương và sự ân hận của mình. Anh ngã xuống hi sinh, người con gái tiếp bước cha chiến đấu dũng cảm. Tình cảm cha con sâu sắc đó đã vượt qua bom đạn của chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước; người con gái trong Chị xã đội trưởng dù đạn bom khốc liệt vẫn yêu một cách chân thành tha thiết. Nhà văn không chỉ ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người khi đối diện với kẻ thù trong không gian rộng lớn mà biết kết hợp vẻ đẹp trong đời sống tình cảm riêng tư một cách hài hòa. Điều đó chứng tỏ, bom đạn chiến tranh thật tàn khốc, nó có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể dập tắt tình người và niềm tin vào nhân cách con người. Như vậy, chiến tranh trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng không đơn giản là hiện thực được nghe thấy, nhìn thấy mà là môi trường phát lộ ánh sáng tâm hồn con người Việt Nam. Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng gieo vào lòng người đọc tình yêu quê hương đất nước và hiểu được những giá trị sống giữa thời chiến tranh. 2. TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG SÁNG SAU 1975 - ÂM VANG CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG Từ sau 1975, khi chiến tranh đã từng bước lùi xa, trong lúc một số nhà văn cùng thế hệ ngừng sáng tác thì Nguyễn Quang Sáng đã bắt nhịp dòng chảy của cuộc sống mới. Giã từ vũ khí, chiến trường, địa đạo, ngòi bút Nguyễn Quang Sáng khai phá mảnh đất đời thường phức tạp. Nhà văn kịp thời đổi mới tư duy nghệ thuật, không ngừng tìm tòi sáng tạo, bắt kịp nhịp của thời đại với ba tập truyện: Tôi thích làm vua (1988), Con mèo của THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG SÁNG 67 Foujita (1992), Tạo hóa dưới trần gian (2000). Truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng sau 1975 chú ý đến đời tư, bi kịch con người cá thể, với một cách thể hiện mới. Khi hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi thì văn học lại trực tiếp đề cập đến vị trí của con người cá nhân. Đổi mới tư duy nghệ thuật, truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng có sự chuyển biến khá rõ nét về phương diện đề tài cũng như quan niệm nghệ thuật về con người. Sau sống - chết trong trận chiến ác liệt là số phận cá nhân, là thế giới nội tâm vốn rất phong phú và phức tạp của con người, trong đó bao hàm những mặt đối lập giữa cái tốt và cái xấu, cái cao cả và cái thấp hèn, cái thật và cái giả... Những mặt đối lập đó có khi tồn tại đan xen, khuất lấp trong mỗi một cá nhân, mỗi một con người. Và đằng sau số phận của mỗi cá thể là những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh của thời đại. Nhìn chung, các tập truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng ở giai đoạn này chủ yếu hướng về những suy tư, chiêm nghiệm cuộc đời. Nếu như trước 1975, chất triết lí trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng hòa tan vào nhân vật và tình huống truyện đầy kịch tính, thì sau 1975, chất triết lí tiềm ẩn trong nhiều tác phẩm chuyển hóa thành truyện ngắn - luận đề. Cuộc sống thời bình phô bày những mặt trái, những tính toán, những vụ lợi cá nhân làm cho quan hệ con người trở nên lạnh lùng hơn. Tiếng chuông cảnh tỉnh là nhu cầu rất thực của một nhà văn luôn luôn trăn trở, nhạy cảm trước những biến đổi cuộc đời. Con người đối mặt với những thái cực khác nhau của cuộc sống: giả dối và chân thật, mất và được, xấu xa và tốt đẹp, bất hạnh và hạnh phúc. Truyện ngắn Con ma da là triết lí về lẽ sống ở đời, những thành kiến hẹp hòi giữa cái thiện và cái ác. Con mèo của Foujita là những chuỗi nghịch lí, sự đời bao giờ cũng đan xen vào nhau cùng tồn tại song song. Trong Thế võ, một anh hùng hiên ngang trên khán đài được ngưỡng mộ lại là một người co ro khúm núm vì miếng cơm manh áo - “Thế võ không bằng cái thế ở đời” [5, tr. 175]. Người đàn bà đức hạnh, cái triết lí về đức hạnh mà là cái nghịch lí của đức hạnh, đồng thời cũng là sự trớ trêu của hai mặt cuộc đời: để có được cái này thì phải đánh mất một cái khác... Nếu như trước kia, Nguyễn Quang Sáng say sưa khẳng định vẻ đẹp cuộc sống và tâm hồn của con người Nam bộ ở vùng nông thôn (một thời nhà văn đã sống và gắn bó) thì bây giờ, ông cũng đi vào khám phá cuộc sống và con người Nam bộ nhưng lại trên phương diện mới đó là cuộc sống đô thị. Đời sống thị thành với tình trạng đạo đức, những giá trị văn hóa truyền thống dần bị phá vỡ chính là nỗi băn khoăn day dứt của nhà văn. Làm sao để thức tỉnh lương tri con người trước sự báo động xuống cấp, khi cuộc sống bị chi phối bởi những mưu toan thực dụng? Rời cây súng, nhưng không hề quay lưng với hiện thực xung quanh, ngòi bút Nguyễn Quang Sáng hướng vào phê phán những hiện tượng tiêu cực, miêu tả những biểu hiện lầm lạc, cái xấu, cái ác trong hành vi, cách ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người nhằm mục đích là đánh thức “thiên lương” trong con người, hướng con người tới cái cao cả, hoàn mỹ hơn. Trong xu hướng vận động chung của văn xuôi Việt Nam những năm sau chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng thực sự trở thành những người đổi mới điềm đạm nhưng toàn diện, sâu sắc trong cả tư tưởng nghệ thuật lẫn sáng tác văn chương. Con người với những mảnh đời riêng, số phận riêng là một loại hình nhân vật sinh động thể hiện sự khám phá NGUYỄN CHÍ THANH – LÊ THỊ HƯỜNG 68 con người đời thường phong phú phức tạp của Nguyễn Quang Sáng. Nhà văn hướng người đọc nhận thức một vấn đề quan trọng: Con người là sản phẩm của hoàn cảnh nhưng đồng thời con người cũng là một thực thể mang tính độc lập. Một mặt, nó bươn chải để tồn tại hoặc tùy duyên vào hoàn cảnh, vượt lên hoàn cảnh, hay chống lại hoàn cảnh. Có thể nói, nhân vật được nhìn từ góc nhìn đời tư là sản phẩm của quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Qua những số phận này, tác giả hướng cho con người biết trân trọng sẻ chia trước những cảnh ngộ trái ngang, đừng quay lưng với họ mà hãy sống bằng vị tha, bằng tình yêu thương, vì tình thương sẽ nâng đỡ thanh lọc tâm hồn con người, giúp người và người gần nhau hơn. Đó là tư tưởng sâu xa, là bức thông điệp mà Nguyễn Quang Sáng muốn gửi tới con người. Nhà văn còn cảm nhận về con người đời tư đa nhân cách gắn liền với những “môtip” cá nhân thủy chung tình nghĩa giàu lòng nhân ái, mánh lới, gian dối, nhận hối lộ, tha hóa, lầm lỡ, mất mát, bế tắc, ảo tưởng vô vọng, tình yêu và sự tự do, bi kịch... Nhân vật đời tư là những “con người bé nhỏ” thường có số phận không may rơi vào hoàn cảnh éo le, sau mỗi số phận là những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh thời đại. Trong truyện Con ma da, nhân vật Hiền là hiện thân của sự bất hạnh, ngang trái. Để tăng thêm nỗi đau “lầm lỡ” của nhân vật, nhà văn đưa chi tiết “con ma da” lồng vào câu chuyện. Chi tiết này đã gợi lên được những điều sâu xa có ý nghĩa trong cuộc sống. Những hủ tục, mê tín lạc hậu đã làm cho con người rơi vào niềm tin mù quáng, kém hiểu biết, bảo thủ. Cái chết của thân phận đã khép lại một thân phận bé nhỏ. Những “cái cũ”, “định kiến” của những người có tư tưởng bảo thủ, ít rộng lượng đã đẩy nhân vật rơi vào tình thế bế tắc của cuộc đời. Trong câu nói cuối cùng của Mạnh trong truyện “Con ma da là tao! Tao! Tao!” [4, tr. 179]. Đó là lời tự vấn lương tâm của một kẻ gián tiếp gây ra cái chết cho Hiền. Truyện ngắn Đạo tưởng là suy tư của nhà văn về những ảo tưởng vô vọng của con người. Đó là câu chuyện về một người nông dân học được một chút bùa ngải, may mắn chữa lành bệnh cho một vài người, tin rằng cái đạo của mình chẳng những cứu nhân độ thế mà còn làm cho mình trở thành mình đồng da sắt. Nhưng đáng tiếc, đó chỉ là thứ đạo được xây dựng bằng ý chí và sự huyễn hoặc về mình và đám đông. Con người trong tác phẩm Nguyễn Quang Sáng đan xen những mặt đối lập. Họ là những người giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh, kiên cường, dũng cảm, những con người dám xả thân vì tình cảm cao quý - thiêng liêng, vì mục đích, nhưng cũng có những lúc lầm lỡ, xấu xa con người thế sự - đời tư được tác giả khắc họa qua từng số phận các nhân vật từ đó nêu lên những vấn đề bức xúc trong hiện thực cuộc sống hôm nay. Nhưng trên hết, nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng mang đậm tính cách Nam bộ. Đó là sự phóng khoáng, trung thực, chất phác, thân mật, thủy chung trong tình bạn, tình yêu, tình vợ chồng... và cao hơn trong tình cảm cách mạng. Chú ý nội tâm của nhân vật, khao khát tìm kiếm “con người bên trong con người”, Nguyễn Quang Sáng vẫn thể hiện rõ đặc điểm của mình là chú ý tạo dựng tình huống truyện. Nhưng nhà văn không chỉ xây dựng tình huống bên ngoài (xung đột, mâu thuẫn, THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG SÁNG 69 gặp gỡ...) mà còn chú ý xây dựng tình huống bên trong (tình huống nhận thức, tự ý thức) - sự cọ xát diễn ra trong tâm hồn, trong thế giới nội tâm của nhân vật. Trong Người đàn bà đức hạnh, đỉnh điểm của câu chuyện là việc cô đào Năm Thanh biết có vị công tử si tình yêu cô đến điên đến dại phải vào nhà thương điên. Năm Thanh đã suy nghĩ và đi đến quyết định là cứu vị công tử si tình ra khỏi chốn u mê: “Tôi cũng là một người đàn bà, một người đàn bà bình thường, đừng thêu dệt thêm cho tôi nữa Anh Ba ơi, em có lỗi với chồng em, em là người đàn bà hư hỏng” [4, tr. 192]. Ngòi bút của Nguyễn Quang Sáng đã khơi sâu vào tâm hồn nhân vật, từ đó làm nổi bật lên những xung đột nội tâm: u buồn, lo lắng lẫn niềm vui, sự hối hận giằng xé đan xen với mặc cảm là người đàn bà hư hỏng. Nhà văn đã khéo léo xử lý tình huống bên trong để làm nổi bật hình ảnh một con người vị tha, luôn toát lên vẻ đẹp thánh thiện. Vẻ đẹp của tình thương, lòng trắc ẩn đã thanh lọc, nâng đỡ tâm hồn con người qua “đức hạnh” của Năm Thanh. Cuộc đời là những chuỗi nghịch lí đan xen, song song tồn tại, đó chính là tình huống - luận đề trong Con mèo của Foujita. Nhà văn tạo ra tất cả những chi tiết, những sự kiện nghịch lí xoay quanh tình huống - luận đề. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật Nam, một cuộc đời đầy long đong, may rủi. Anh hăng hái vào bộ đội thuở niên thiếu, khi được tập kết ra Bắc, anh ở lại vì người yêu. Sau đó vào tù, ra tù lại bị vợ bỏ, lang thang ra Bắc không ngờ gặp may, trở thành người buôn đồ cổ nổi tiếng ở Sài Gòn, là chủ nhân của bức tranh đang được nhiều nhà chơi tranh truy lùng, tìm kiếm - con mèo của Foujita. Từ những chuyện xoay quanh cuộc đời của Nam, tác giả cho người đọc thấy được những nghịch lí của sự đời. Ngay cả trong sáng tạo nghệ thuật cũng là nghịch lí “người nghệ sĩ không chấp nhận cái xấu. Mà cái xấu và cái đẹp lại song song tồn tại với con người và đó là bi kịch của người nghệ sĩ” [4, tr. 170]. 3. “NGUYỄN QUANG SÁNG - NGƯỜI NAM BỘ NHẤT TRONG VĂN CHƯƠNG” Sáng tác của Nguyễn Quang Sáng ở cả hai chặng đường văn học đều đậm chất Nam bộ. Điều này, góp phần làm nên một văn phong riêng ở Nguyễn Quang Sáng. Tố Hữu có lần nói: “Nguyễn Quang Sáng là người Nam bộ nhất trong văn chương” [2]; Tô Hoài nhận xét: “Nguyễn Quang Sáng sống ở miền Bắc lâu mà vẫn giữ được cốt cách Nam bộ, không chỉ là nhà văn Nam bộ mà là nhà văn của cả nước” [2]. Chất Nam bộ trong truyện ngắn Nguyễn Quang sáng thể hiện ở nhiều bình diện, nhưng rõ nhất, đặc trưng nhất là ở ngôn ngữ, nhất là cách sử dụng phương ngữ với chất giọng bỗ bã, mộc mạc. Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng tự nhiên, tươi ròng sự sống, đọc lên biết ngay đó là lời ăn tiếng nói của những người trên quê hương Nam bộ của tác giả. Đó là những từ chỉ địa hình, sản vật gắn với cuộc sống vùng sông nước: cái chòi, bình tích, áo bà ba, bông điên điển, chùm ruột, cái gáo múc nước, đực rựa, miểng dừa, xuồng máy đuôi tôm, xuồng cui, hộp quẹt, bông ô môi, mù u, cây bần ve, con cúi rơm, hố bom đìa, cùi chỏ, cù lao, bông toòng teng, cò cò, giàng thun, cầu dừa, đậu phộng rang, đọt xoài, kinh, rạch, mé sông, cá kho tộ, nước ròng, nước lớn, mùa nước nổi NGUYỄN CHÍ THANH – LÊ THỊ HƯỜNG 70 Lời người kể chuyện và lời thoại trong truyện ngắn Chiếc lược ngà mang màu sắc Nam bộ rõ nét: - Nhà chúng tôi ở cạnh nhau gần vàm kinh nhỏ đổ ra sông Cửu Long. - Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên - Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ - Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: Vô ăn cơm. - Xuồng bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Là nhà văn Nam bộ, sống gắn bó với vùng đất và con người Nam bộ thời thơ ấu và cả một thời gian dài chống Mỹ, Nguyễn Quang Sáng am hiểu một cách sâu sắc con người vùng đất này. Cho nên, trên trang viết của ông, lời ăn tiếng nói của người dân Nam bộ được thể hiện rất sống động. “Có thể nói, chính văn hóa Nam bộ với lời ăn tiếng nói và cốt cách sống hào hiệp, tình nghĩa, phóng khoáng đã đi thẳng vào văn Nguyễn Quang Sáng và tạo cho ông chất muối đậm đà ấy. Vùng đất mộc mạc, giản dị nhưng lại ngầm chứa bên trong bao nhiêu là bí ẩn, say mê. Ra khỏi cái không gian phù sa màu mỡ ấy, văn Nguyễn Quang Sáng sẽ lạc nhịp, sẽ mất đi vẻ đẹp chân chất, ngang tàng hóm hỉnh rất đời” [1, tr. 661]. Chính Nguyễn Quang Sáng cũng thừa nhận: “Nó là ngôn ngữ của đời sống, nó tươi rói và sinh động lắm, mình không thể bịa nổi” [1, tr. 660]. Bản thân ngôn từ tự nhiên, giản dị cũng là một vẻ đẹp và một cách biểu hiện nghệ thuật độc đáo, đó là sự “giản dị mà phong phú” [6, tr. 107]. Chính lời ăn tiếng nói của người Nam bộ đi thẳng vào trong văn Nguyễn Quang Sáng tạo nên một phong vị riêng, nó “tự nhiên, phóng túng, ngang tàng pha chút vui vui, tếu tếu, là cái hóm, cái duyên riêng của người Nam bộ, cũng là nét đặc sắc của Nguyễn Quang Sáng, là đóng góp riêng của ông đối với nền văn học” [3, tr. 190]. KẾT LUẬN Chặng đường hơn bốn mươi năm miệt mài lao động nghệ thuật đã tạo nên một Nguyễn Quang Sáng với “diện mạo và hình hài riêng”. Sự vận động của truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng được thể hiện qua quan niệm nghệ thuật về con người độc đáo. Quan niệm đó lại được cụ thể hóa bằng không gian nghệ thuật, kết cấu, giọng điệu và ngôn ngữ mang đậm tính sáng tạo của nhà văn. Tất cả điều đó đã khẳng định đóng góp của Nguyễn Quang Sáng trong sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại. THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG SÁNG 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Cự Đệ (chủ biên) (2007). Truyện ngắn Việt Nam, Lịch sử - Thi pháp – Chân dung. NXB Giáo dục. [2] Hoài Hương (2008). Nguyễn Quang Sáng - Dòng sông Nam bộ trôi cứ trôi, catbien.vnweblogs.com/post/8211/88831, ngày 4/4/2011. [3] Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1998). Văn học Việt Nam 1945-1975 (tập 2). NXB Giáo dục, Hà Nội. [4] Nguyễn Quang Sáng (2001). Tuyển tập Nguyễn Quang Sáng. NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh. [5] Nguyễn Quang Sáng (2005). Dân chơi, Tôi thích làm vua, tập truyện. NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. [6] Trần Đình Sử (2008). Giáo trình lí luận văn học, (tập 1, 2). NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. Title: ARTISTRY IN NGUYEN QUANG SANG’S SHORT STORIES Abstract: In modern Vietnamese literature of late half of 20th century, Nguyen Quang Sang is considered among the greatest writers. In the period of anti-American resistance war, his short stories, deeply imbued with modern ideology, were excellent epos on the country and the people. During the postwar time, preoccupied with much meditation Nguyen Quang Sang has constantly made great efforts in trying to modernize his writing style and point of view so as to best keep pace with the modern age, to donate himself wholeheartedly to literature and human life. In his stories, written in both prewar and post war time, there existed changes, development in artistic thought of a new-generated writers. ThS. NGUYỄN CHÍ THANH Trường THCS Nguyễn Thị Lựu – Đồng Tháp TS. LÊ THỊ HƯỜNG Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11_144_nguyenchithanh_lethihuong_12_nguyen_chi_thanh_5237_2020928.pdf
Tài liệu liên quan