Thấy gì qua thực trạng nạo hút thai và công tác kế hoạch hóa gia đình hiện nay?

Điều kiện tiên quyết nhằm đạt được những mục tiêu nói trên là cần có những đổi thay trong hoạt động bộ máy và cơ chế quản lý, thực hiện chương trình dân số-kế hoạch hóa gia đình. Khi đã có chủ trương đúng, các cấp cơ sở sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo ra những bước đột phá cho những thay đổi đó. Có thể nói rằng hiệu quả của công tác dân số và của vốn đầu tư cho chương trình sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc tìm ra lời giải đúng cho các ẩn số của “bài toán quản lý” mà chúng ta đang và sẽ phải giải quyết trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thấy gì qua thực trạng nạo hút thai và công tác kế hoạch hóa gia đình hiện nay?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 1 (61), 1998 57 Thấy gì qua thực trạng nạo hút thai và công tác kế hoạch hóa gia đình hiện nay ? Đặng Hà Ph−ơng & Nguyễn Thanh Liêm Kết quả vừa thu đ−ợc từ cuộc Điều tra Nhân khẩu học Sức khỏe (VNDHS 1997) và các cuộc điều tra tr−ớc đó cho thấy mức sinh ở Việt Nam đang giảm nhanh. Tỷ suất sinh tổng cộng, đo l−ờng số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, giảm từ 3,3 con trong thời kỳ 1989- 1993 xuống còn 2,3 con thời kỳ 1994-1997 (TFG, 1997). Nh− vậy chỉ trong bốn năm, số liệu thu đ−ợc cho thấy tỷ suất sinh đã giảm xuống tròn 1 con. Đây là một tốc độ giảm sinh đáng ghi nhận trong b−ớc quá độ dân số ở Việt Nam - một quốc gia còn đang ở trình độ kém phát triển! Mặc dù đang còn nhiều bàn luận về chất l−ợng số liệu điều tra và kết quả thu đ−ợc, phân tích sự biến đổi mức sinh ở Việt Nam không thể không nói đến tình trạng nạo hút thai hiện đang khá phổ biến và có chiều h−ớng gia tăng. Nếu kể cả số sinh đ−ợc ngăn ngừa và hạn chế bằng biện pháp nạo hút thì tỷ suất sinh trên thực tế sẽ cao hơn nhiều so với kết quả thu đ−ợc. Thực trạng nạo hút thai gia tăng là một chỉ báo cho thấy nhu cầu sinh đẻ ở Việt Nam đang giảm nhanh trong những năm gần đây. Trên bình diện vĩ mô, có thể nói rằng nạo hút thai là một trong những nét đặc tr−ng ở nhiều quốc gia đang trải qua b−ớc quá độ phát triển dân số. Trong bối cảnh đó, song song với sự suy giảm mức sinh là xu h−ớng gia tăng trong nhu cầu sử dụng tránh thai và nạo hút thai. ở cấp độ vi mô, các cặp vợ chồng th−ờng chủ động sử dụng các biện pháp tránh thai cũng nh− nạo hút nhằm hạn chế sinh đẻ một khi họ đã có đủ số con mong muốn. Công tác đánh gía ch−ơng trình dân số-kế hoạch hóa gia đình cần thấy đ−ợc b−ớc chuyển đổi trong nhu cầu này và từ đó định ra chiến l−ợc mới trong các hoạt động truyền thông và dịch vụ nhằm thay thế nạo hút bằng các ph−ơng tiện tránh thai an toàn và hiệu quả hơn. Kể từ sau hội nghị Cai-rô về Dân số và Phát triển năm 1994, cùng với sự chuyển h−ớng trong các hoạt động dân số sang lĩnh vực sức khỏe sinh sản, vấn đề nạo hút thai đã thu hút đ−ợc nhiều mối quan tâm trong hoạt động nghiên cứu dân số trên bình diện quốc tế. Đối với Việt Nam, nạo hút thai đ−ợc sử dụng nh− một biện pháp hạn chế sinh đẻ ở nhiều địa ph−ơng. Với tỷ suất nạo hút cao nh− hiện nay (trung bình 2,5 ca cho một phụ nữ trong tuổi sinh đẻ theo báo cáo thống kê của ngành y-tế) thì có thể nói rằng công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình ở n−ớc ta ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu đa dạng về dịch vụ tránh thai. ở nhiều địa ph−ơng, số ca nạo hút cao t−ơng đ−ơng với số sinh hàng năm. Mặc dù vấn đề nạo hút thai gần đây đ−ợc bàn đến trong một số bài viết cũng nh− xuất hiện trên đài báo d−ới dạng phóng sự, hầu hết các khảo sát này tiến hành tại các thành phố lớn và các trung tâm đô thị. Những kết luận thu đ−ợc cho đến nay còn tản mạn và ch−a nhất quán, đặc biệt là số liệu sử dụng trong các nghiên cứu về nạo hút cho đến nay còn nhiều mâu thuẫn. Ngay cả các con số thống kê chính thức về tình hình nạo hút trên toàn quốc còn thiếu chính xác, không phản ánh đ−ợc bản chất của vấn đề. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Thấy gì qua thực trạng nạo hút thai ... 58 ở Việt Nam hiện nay có hai nguồn số liệu chính về nạo thai và hút điều hòa kinh nguyệt. Đó là số liệu của ngành y-tế tổng hợp qua báo cáo từ các cấp cơ sở và số liệu −ớc tính qua những cuộc điều tra chọn mẫu. Mỗi nguồn số liệu đều có những −u nh−ợc điểm riêng. Số liệu thu đ−ợc từ hai nguồn này không trùng khớp nhau mà thông th−ờng là số liệu của ngành y-tế cao hơn nhiều so với số liệu điều tra khảo sát. Đơn cử một ví dụ, trong thời kỳ 1991-1993 số nạo hút theo báo cáo của ngành y-tế là 4.840.000 ca, cao gấp năm lần so với số −ớc tính đ−ợc qua cuộc Điều tra Nhân khẩu học giữa kỳ 1994 ngay cả khi đã điều chỉnh theo sai số cho phép (GSO, 1996:5).1 Số liệu nạo hút có đ−ợc qua các cuộc điều tra th−ờng thấp hơn thực tế tr−ớc hết liên quan đến các sai sót trong kỹ thuật phỏng vấn và các yếu tố chủ quan chi phối quá trình thu thập thông tin trực tiếp. Đối t−ợng th−ờng hay dấu diếm vì họ cảm thấy xấu hổ nếu nh− nói cho ng−ời khác biết mình đã nạo hút quá nhiều hoặc do áp lực nói theo chính sách, phong trào. Số liệu điều tra th−ờng thấp hơn thực tế còn vì các tr−ờng hợp nạo hút của phụ nữ ch−a kết hôn lại không đ−ợc ghi nhận mặc dù đối t−ợng này đóng góp một tỷ lệ nạo hút không nhỏ hiện nay, nhất là ở khu vực thành thị. Điều này là do các cuộc điều tra nhân khẩu học ở n−ớc ta cho đến nay chỉ khảo sát đối t−ợng nữ trong tuổi sinh đẻ. Vì vậy số liệu điều tra đã bỏ qua các tr−ờng hợp nạo hút của những tr−ờng hợp d−ới 15 và trên 49 tuổi. Sự nhấn mạnh quá mức đến mục tiêu giảm sinh, thực hiện kế hoạch hóa gia đình nhằm ổn định dân số trong nhiều năm qua đã đặt nhóm phụ nữ ngoài tuổi sinh đẻ (d−ới 15 và trên 49 tuổi) ra ngoài các hoạt động của ch−ơng trình mà không nhận thấy rằng các nhóm này cũng có nhu cầu về sức khỏe sinh sản, bao gồm cả nạo hút thai. Số liệu nạo hút của ngành y-tế mặc dù đ−ợc tổng hợp hàng năm trên diện rộng nh−ng th−ờng thiếu độ tin cậy. Nguồn số liệu này không bao gồm số ca nạo hút tại các cơ sở y-tế t− nhân mặc dù số này chiếm khoảng 20%-30% trong tổng số ca nạo hút. Bên cạnh đó, số liệu thống kê y- tế lại gồm cả những tr−ờng hợp nạo hút của những phụ nữ không có thai nh−ng trễ kinh hoặc hút phòng ngừa tr−ớc khi đặt vòng. So với nguồn số liệu điều tra, số liệu y-tế không cho biết những thông tin chi tiết về nạo hút theo các tiêu thức phân tổ thống kê và do vậy không giúp phân tích sâu đ−ợc vấn đề theo những t−ơng quan cần thiết. Vì lý do này, bài viết của chúng tôi sẽ chủ yếu dựa trên các số liệu về nạo hút thu đ−ợc qua các cuộc điều tra ở Việt Nam. Mặc dù nguồn số liệu này th−ờng đ−a ra con số thấp hơn thực tế, nh−ng quy chiếu và đối sánh kết quả giữa các cuộc điều tra sẽ cho thấy xu h−ớng vận động theo thời gian của thực trạng nạo hút thai. Trên bình diện toàn quốc, nạo hút thai có xu h−ớng gia tăng: Biểu 1 d−ới đây cho thấy tình hình nạo hút theo nhóm tuổi qua các cuộc điều tra tiến hành ở cấp quốc gia. Số liệu trong biểu cho thấy nạo hút thai đang có xu h−ớng gia tăng theo thời gian. Nếu nh− cách đây 10 năm chỉ có 6,6% phụ nữ trong tuổi sinh đẻ đã từng nạo hút ít nhất một lần thì chỉ 5 năm sau, tỷ lệ này đã lên tới gần 13% và tiếp tục tăng tới 15% tính đến thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng lại không đồng đều giữa các nhóm tuổi nhất là trong 5 năm trở lại đây. Tình trạng nạo hút tăng mạnh ở nhóm nữ ngoài 30 tuổi (là đối t−ợng đã có khoảng hai con) phản ánh sử dụng nạo hút nh− một biện pháp hạn chế sinh đẻ ở nhiều cặp vợ chồng khi đã có đủ số con mong muốn. Tỷ lệ nạo hút đối với nhóm d−ới 20 tuổi chỉ phản ánh đ−ợc một phần rất nhỏ so với thực tế. Do hạn chế của số liệu điều tra, kết quả trong biểu không tính đến những đối t−ợng ch−a kết hôn mặc dù mức độ nạo hút thai ở nhóm này hiện có xu h−ớng gia tăng mạnh mẽ. Tỷ lệ nạo hút 2,4% đối với nhóm nữ 15-19 có trong mẫu điều tra VNDHS 1997 có thể chỉ phản ánh các tr−ờng hợp nạo hút vì những trục trặc trong lần mang thai đầu tiên ở nhóm nữ mới kết hôn.2 1 Một số nghiên cứu về nạo hút sử dụng ph−ơng pháp tiếp cận đối t−ợng tại các bệnh viện và các cơ sở y-tế không đem lại kết quả tin cậy vì thiếu tính đại diện của tổng thể. Ngay cả khi số phụ nữ trong “mẫu” nghiên cứu đ−ợc lựa chọn ngẫu nhiên hoặc lựa chọn toàn bộ, rất có thể là các phụ nữ này có những đặc điểm khác biệt so với những đối t−ợng tiến hành nạo hút tại các điểm t− nhân, hoặc các đối t−ợng đã có tiền sử về nạo hút. Vì vậy, các nghiên cứu áp dụng ph−ơng pháp phỏng vấn tại bệnh viện và các cơ sở y-tế sẽ dẫn đến kết quả sai lệch. 2 Bên cạnh những khác biệt theo nhóm tuổi, kết qủa của nhiều điều tra (không trình bày ở đây) còn cho thấy sự khác biệt về tình hình nạo hút theo nghề nghiệp, trình độ học vấn cũng nh− theo các khu vực địa lý (xem NCPFP, 1990; GSO, 1995; TFG, 1997). Nhìn Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Đặng Hà Ph−ơng & Nguyễn Thanh Liêm 59 Biểu 1: Tỷ lệ nạo thai và hút điều hòa kinh nguyệt theo tuổi qua một số cuộc điều tra Nhóm tuổi DHS 1988 ICDS 1994 DHS 1997 15 - 19 4,7 6,1 2,4 20 - 24 3,9 10,3 6,1 25 - 29 5,2 15,4 11,1 30 - 34 9,1 15,6 16,9 35 - 39 7,0 16,5 20,1 40 - 44 8,4 15,7 20,4 45 - 49 6,3 15,5 15,6 Tổng số 6,6 12,8 15,0 Nguồn: NCPFP (1990), GSO (1995), FGI (1997) Ghi chú: Số liệu trong biểu là tỷ lệ nạo hút của phụ nữ đã từng kết hôn. Kết quả nói trên đ−ợc biểu diễn d−ới dạng đồ thị (Hình 1), cho thấy rõ xu h−ớng gia tăng trong nạo hút thai theo thời gian trong những năm gần đây mặc dù tập trung vào nhóm trung niên ngoài 35. So sánh tình hình nạo hút với mức sinh (đo bằng tỷ suất sinh tổng cộng thời kỳ gần đây nhất 1995-1997) còn cho thấy nhu cầu nạo hút ngày càng gia tăng song song với sự suy giảm mức sinh. Rõ ràng là các ph−ơng tiện tránh thai an toàn và hiệu quả hiện ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu của xã hội về kế hoạch hóa gia đình. Hình 1: Tỷ suất nạo hút và tỷ suất sinh theo tuổi qua các cuộc điều tra 0 5 10 15 20 25 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 DHS 1988 ICDS 1994 DHS 1997 ASFR Vậy thì tác nhân nào đã dẫn đến tình trạng nạo hút gia tăng mạnh trong những năm gần đây? ở đây chúng tôi chỉ xin dẫn ra một số nguyên nhân chính. Tr−ớc hết về nhu cầu, trong bối cảnh giảm sinh tỷ lệ thất bại cao trong sử dụng tránh thai sẽ làm gia tăng tình trạng vỡ kế hoạch chung, đối t−ợng có học vấn càng cao, nghề nghiệp phi nông, đã có 2 con trở lên th−ờng nạo hút thai nhiều hơn so với những đối t−ợng có học vấn thấp, làm nghề nông. Trong khi tỷ lệ nạo hút ở thành thị cao hơn ở nông thôn thì khu vực phía Bắc (bao gồm các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và khu vực miền núi phiá Bắc) có tỷ lệ nạo hút cao nhất toàn quốc. Thực tế này cho thấy những hạn chế trong việc cung cấp và sử dụng hiệu quả các ph−ơng tiện tránh thai ở các tỉnh miền Bắc. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Thấy gì qua thực trạng nạo hút thai ... 60 và tăng nhu cầu nạo hút thai. Thêm vào đó, nhu cầu sinh đẻ ít, sinh đẻ muộn hơn cũng góp phần làm gia tăng số ca nạo hút ngay cả khi cơ cấu sử dụng các biện pháp tránh thai vẫn giữ nguyên. Cùng với những biến đổi trong đời sống vật chất và tinh thần của xã hội, nhu cầu hoạt động tình dục tr−ớc và trong hôn nhân ngày càng gia tăng. Mức sống nâng cao cũng là một nhân tố góp phần cải thiện sức khỏe, tăng c−ờng khả năng thụ thai và sinh sản ở nhiều cặp vợ chồng. Những ảnh h−ởng của sách báo, phim ảnh xâm nhập từ bên ngoài về lối sống tình dục đã chi phối nhận thức và hành vi của nhiều nhóm xã hội, nhất là giới trẻ. Mặc dù sinh đẻ tiền hôn nhân hoặc ngoài giá thú vẫn là một vấn đề khó đ−ợc xã hội chấp nhận, thái độ và d− luận xã hội về quan hệ tình dục tr−ớc hoặc ngoài hôn nhân cũng trở nên “thoáng” hơn trong bối cảnh kinh tế thị tr−ờng.3 Trong khi đó, các dịch vụ chuẩn đoán và nạo hút thai phát triển rộng khắp đang đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám và nạo hút thai tại khu vực thành thị. Những đổi mới trong các thủ tục và quy định liên quan đến dịch vụ nạo hút thời kinh tế mở cũng ngày càng dễ dàng hơn. Ng−ời có nhu cầu nạo hút không còn e ngại bị căn vặn hỏi han nhiều nh− tr−ớc, họ không phải lo các thủ tục r−ờm rà mà có thể tiến hành dịch vụ này tại bất cứ cơ sở y-tế có đủ chức năng sau khi đã đóng góp một khoản lệ phí nhất định. Tất cả những tác nhân trên đã góp phần làm gia tăng nhu cầu cũng nh− khả năng đáp ứng các dịch vụ nạo hút trên bình diện toàn quốc nh− hiện nay. Nạo hút thai và công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình ở cấp cơ sở: Nh− đề cập ở trên, tỷ lệ nạo hút gia tăng là một chỉ báo phản ánh nhu cầu sinh đẻ đang giảm xuống trên bình diện toàn quốc trong khi các ph−ơng tiện và dịch vụ tránh thai ch−a đủ sức đáp ứng đ−ợc một cách có hiệu quả nhu cầu xã hội đối với kế hoạch hóa gia đình. Trong khi tại các thành phố lớn và các trung tâm đô thị, sử dụng tránh thai ngày càng trở nên phổ biến và thuận tiện hơn nhờ có sự phát triền của mạng l−ới y-tế t− nhân thì ở khu vực nông thôn nơi mà 80% số dân Việt Nam c− trú, nhiều cặp vợ chồng đã sử dụng nạo hút nh− một biện pháp hạn chế sinh đẻ. Kết quả nghiên cứu VNDHS 1997 cho thấy có một nửa số ca vỡ kế hoạch là do sử dụng các biện pháp tránh thai không an toàn, kém hiệu qủa trong khi 50% số tr−ờng hợp vỡ kế hoạch này lại đ−ợc các cặp vợ chồng giải quyết thông qua nạo hút (TFG, 1997).4 Có thể nói công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình ở cấp cơ sở là công tác mùa vụ, mang đậm nét của sản xuất nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Đặc tr−ng này thể hiện rõ nhất trong nhu cầu và khả năng đáp ứng đối với các dịch vụ nạo hút thai. Vào nhiều thời điểm trong năm, do sự lơi là trong công tác vận động và thực hiện kế hoạch, tình hình sử dụng tránh thai giảm sút, dẫn đến tỷ lệ vỡ kế hoạch gia tăng. Chính ở đây, cái vòng luẩn quẩn của có thai ngoài ý muốn, rồi nạo hút, rồi lại vỡ kế hoạch dẫn đến việc “nạo tới nạo lui” trở nên phổ biến ở nông thôn. Để minh họa cho nhận định này, chúng tôi xin trình bày kết quả nghiên cứu thu đ−ợc gần đây qua khảo sát tại một xã đồng bằng Bắc Bộ. Đồ thị trên Hình 2 phác thảo tình hình nạo hút theo từng tháng tại xã Vũ Vinh thuộc huyện Vũ Th− (Thái Bình), một xã nông nghiệp có điều kiện sinh thái nh− trăm ngàn xã khác thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Chúng tôi sử dụng số liệu nạo hút trong 5 năm gần đây (1992- 1996) do trạm y-tế xã tổng hợp theo từng tháng. Thông th−ờng số liệu nạo hút ở cấp cơ sở phản ánh thực tế chính xác hơn số liệu tổng hợp ở các cấp cao hơn bởi vì qua mỗi cấp, con số thống kê mất dần độ tin cậy. Số liệu thu thập ở một quy mô nhỏ nh− cấp xã còn hạn chế đ−ợc những ảnh h−ởng ngoại vi nh− biến động dân số, kinh tế, xã hội cũng nh− đặc điểm sinh thái.5 Mặc dù hàng 3 ở đây cần nhận thấy ảnh h−ởng của các giá trị văn hóa đặc thù ph−ơng Đông đến việc mang thai và nạo phá thai trong xã hội Việt Nam. Khác với các xã hội ph−ơng Tây, quan niệm khe khắt về trinh tiết của ng−ời phụ nữ d−ới áp lực của lối sống cộng đồng Đông ph−ơng đã khiến cho ng−ời ta thà chấp nhận nạo phá thai hơn là có con tr−ớc khi c−ới hoặc sinh con ngoài giá thú bởi lẽ đó là bằng chứng sống về sự thiếu trinh tiết của ng−ời phụ nữ mà cộng đồng rất khó chấp nhận, ngay cả trong thời buổi kinh tế mở hiện nay. 4 Điều đáng lo ngại là các đối t−ợng này ch−a nhận thức đ−ợc nạo hút là biện pháp bất đắc dĩ gây tác hại xấu đến sức khỏe ng−ởi phụ nữ. Trong nhiều tr−ờng hợp sẽ gây những tai biến nặng nh− chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung,v.v... dẫn đến vô sinh hoặc tử vong. 5 Dân số xã Vũ Vinh tính đến thời điểm tháng 10-1997 là 4716 khẩu trong đó nữ chiếm 54,6%. Theo báo cáo của xã năm 1996, tỷ lệ sinh thô là 1,25% và có 105 ca nạo hút tại trạm xá xã với đối t−ợng đ−ợc ghi nhận là ng−ời trong xã. Một dân số t−ơng đối nhỏ nh− Vũ Vinh cho phép chúng tôi có thể kiểm soát đ−ợc những ảnh h−ởng ngoại vi. Ng−ợc lại, ở các thành phố lớn, các trung tâm đô thị đối Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Đặng Hà Ph−ơng & Nguyễn Thanh Liêm 61 năm tình hình nạo hút thai ở Vũ Vinh có những dao động theo tháng, có thể quan sát thấy một xu h−ớng t−ơng tự nh− nhau đ−ợc thể hiện qua các điểm trồi và điểm lõm trên đồ thị đối với tất cả các năm. Dải đồ thị màu đen là chu kỳ nạo hút trung bình cho thời kỳ 1992-1996, tập trung cao độ vào ba thời điềm là tháng 3, tháng 6, và tháng 8 hàng năm (Hình 2). Chu kỳ này cũng khá đồng nhất cho các năm khảo sát nh− đ−ợc quan sát thấy qua đồ thị. Hình 2: Tình hình nạo hút thai theo mùa vụ ở x∙ Vũ Vinh (Vũ Th−, Thái Bình). 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 1992 1993 1994 1995 1996 TB Những dao động của tình hình nạo hút tr−ớc hết phản ánh tính mùa vụ của hoạt động tuyên truyền và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Theo báo cáo của xã, vào các thời điểm mùa vụ, công tác tuyên truyền vận động hầu nh− không tiến hành đ−ợc do tình hình bận rộn gieo cấy hoặc thu hoạch lúa của nhân dân. Hơn nữa, giống nh− nhiều địa ph−ơng khác, ở Vũ Vinh việc mở một chiến dịch đặt vòng hoặc vận động đình sản là rất không dễ dàng về mặt tổ chức cũng nh− về vật lực. Trong điệu kiện eo hẹp nh− vậy, hoạt động dân số đ−ợc triển khai theo mùa vụ nhằm phù hợp với hoàn cảnh thực tế và đáp ứng đ−ợc chu kỳ kế hoạch. Vì lý do đó, hàng năm chiến dịch nạo hút ở Vũ Vinh tập trung vào ba thời điểm sau thời kỳ nông nhàn khoảng một tháng nhằm mục đích giải quyết hậu quả đối với các tr−ờng hợp vỡ kế hoạch. Sự xum họp vợ chồng và khả năng vỡ kế hoạch th−ờng diễn ra vào những dịp nam giới đi làm ăn nơi khác quay về ăn Tết hoặc giúp đỡ gia đình, vợ con trong ngày mùa. Chiến dịch nạo hút đã đ−ợc tiến hành vào thời điểm sau Tết âm lịch một tháng, tức là vào tháng 3; vào tháng 6 và tháng 8 là các thời điểm sau vụ cấy hái hoặc thu hoạch lúa (các điểm trồi trên Hình 2). Cũng ở điểm khảo sát Vũ Vinh, 3/5 số tr−ờng hợp vỡ kế hoạch đ−ợc giải quyết bằng nạo hút, số còn lại đ−ợc ghi nhận là có con ngoài ý muốn. Điều này có nghĩa là các cặp vợ chồng có thai ngoài ý muốn và không đ−ợc giải quyết trong đợt nạo hút gần nhất sẽ có nguy cơ vỡ kế hoạch nhiều hơn, nhất là vào dịp cuối năm. Dựa trên đặc tr−ng mùa vụ của công tác dân số mà các cặp vợ chồng đã sử dụng nạo hút nh− một biện pháp tránh thai (ở Vũ Vinh, có trên 62% phụ nữ nạo t−ợng nạo hút quá đa dạng và phức tạp, lại đóng trên một địa bàn quá rộng lớn nên số liệu thu đ−ợc ở những nơi này th−ờng không phản ánh chính xác vấn đề. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Thấy gì qua thực trạng nạo hút thai ... 62 hút năm 1996 đã từng nạo hút tr−ớc đó ít nhất một lần). Vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ một cách nghiêm túc là thực trạng đó diễn ra ngay ở một địa ph−ơng có nhiều thành tích giảm sinh trong một tỉnh nhiều năm là lá cờ đầu trong công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình. Nh−ng điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây không phải là tính mùa vụ của nạo hút thai mà chính là ẩn số đằng sau thực trạng đó. Vũ Vinh không phải là một tr−ờng hợp cá biệt bởi các hoạt động dân số-kế hoạch hóa gia đình theo chu kỳ diễn ra khá phổ biến ở nông thôn. Nếu nh− công tác vận động, tuyên truyền và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đ−ợc tiến hành có chất l−ợng quanh năm; nếu nh− các cặp vợ chồng đ−ợc h−ớng dẫn và có các ph−ơng tiện tránh thai an toàn và phù hợp; và cũng nếu nh− các tr−ờng hợp sau khi nạo hút hiểu đ−ợc họ cần phải làm gì và bằng cách nào thì có lẽ thực trạng nạo hút ở cơ sở đã không nh− hiện nay. Những bất cập hiện nay trong cơ chế quản lý và thực hiện ch−ơng trình: Câu trả lời của thực trạng nạo hút tr−ớc hết phải đ−ợc tìm trong cơ chế quản lý và thực hiện ch−ơng trình. Những khó khăn tồn tại trong công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình hiện nay không thuần túy mang tính kỹ thuật và việc tháo gỡ chúng không chỉ giản đơn bằng các biện pháp chuyên môn. Trên thực tế ở khu vực nông thôn, nạo hút là một biện pháp hạn chế số sinh đ−ợc coi nh− một ph−ơng án của cấp cơ sở nhằm thực hiện chỉ tiêu kế hoạch. Cũng nh− viên thuốc uống hoặc vòng tránh thai, các thông tin cần thiết tr−ớc và sau khi nạo hút không đ−ợc cung cấp cho ng−ời có nhu cầu. Trong nhận thức của cán bộ làm công tác dân số ở cơ sở, nhu cầu t− vấn và an toàn sức khỏe bị coi nhẹ và nhiều khi xem nh− không cần thiết. Với một số ít cán bộ đ−ợc đào tạo và có nghiệp vụ chuyên môn, khả năng giải đáp các thắc mắc của ng−ời sử dụng về nạo hút và các biện pháp tránh thai rất hạn chế. Hoạt động t− vấn nếu có làm thì cũng đồng nghĩa với tuyên truyền, vận động sinh đẻ ít. Các đối t−ợng có nhu cầu nạo hút ở nông thôn th−ờng phải đến trạm xá xã hoặc các trung tâm kế hoạch hóa gia đình, tính kín đáo riêng t− vì vậy khó giữ đ−ợc trong điều kiện nh− vậy. Đó là ch−a kể đến sức ép đặt vòng hoặc đình sản mà họ phải chịu trong những lần đến nạo hút. Do tính e dè, kín đáo, số đông chị em phụ nữ không biết hỏi ai để giải đáp nỗi băn khoăn, lo lắng và những thắc mắc của mình, nên việc xảy ra thế nào đành cam chịu thế ấy.6 Vì thiếu thông tin, thiếu h−ớng dẫn cặn kẽ nên có rất ít các cặp vợ chồng thực sự nắm đ−ợc cách sử dụng, ảnh h−ởng của tác dụng phụ và biết đ−ợc nguồn cung cấp các ph−ơng tiện tránh thai. Điều này gây nhiều ph−ơng hại cho sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của chị em. Mặc dù t− vấn là một nhu cầu chính đáng nh−ng trên thực tế mối quan hệ giữa cán bộ cung cấp dịch vụ và khách hàng còn thiếu bình đẳng. Sự ban ơn chiếu lệ, qua loa đại khái cùng với những áp đặt mang tính chủ quan của ng−ời quản lý và ng−ời làm dịch vụ kế hoạch hóa gia đình càng làm cho mối liên hệ giữa họ và khách hàng thêm cách bức. Ng−ời thụ h−ởng ch−ơng trình rất ít khi đ−ợc h−ớng dẫn các biện pháp xử lý thích hợp đối với các sự cố khi mang thai cũng nh− khi áp dụng các biện pháp tránh thai. Ngay cả sự hiểu biết về các ph−ơng tiện tránh thai cũng còn rất mơ hồ, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Vậy thì đằng sau thực trạng nạo hút thai, công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình ở cấp cơ sở hiện diễn ra nh− thế nào? Bộ máy dân số ở cấp cơ sở hoạt động theo chu kỳ kế hoạch với nguồn ngân sách và các định mức chỉ tiêu do cấp trên giao. Với ph−ơng thức quản lý nh− vậy, việc hoàn thành nhiệm vụ trên giao theo các chỉ tiêu kế hoạch là mục tiêu hành động của cấp cơ sở. Nhiều 6 Cần phải nhận thấy bổn phận quá nặng nề của ng−ời phụ nữ trong việc mang thai và sinh đẻ. Nam giới d−ờng nh− không có trách nhiệm gì khi bị vỡ kế hoạch mà th−ờng có thái độ bàng quang đối với việc nạo hút. Nếu có con ngoài ý muốn thì ng−ời phải gánh chịu việc nuôi con lại tr−ớc hết là phụ nữ chứ không phải nam giới. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Đặng Hà Ph−ơng & Nguyễn Thanh Liêm 63 nơi, xu h−ớng chạy theo thành tích và tạo dựng các mô hình là ph−ơng tiện nhằm thu hút đ−ợc tài trợ của cấp trên và của các tổ chức quốc tế. Vì cơ chế quản lý hiện nay vẫn ch−a phân định đ−ợc chức năng rõ ràng giữa quản lý theo ngành và theo lãnh thổ nên cái cảnh “một cổ - hai quản” trong hoạt động dân số ở cơ sở rất khó có thể phát huy đ−ợc tính chủ động sáng tạo và sức mạnh của phong trào.7 Không thể không thấy rằng ngân sách do trung −ơng hoặc các tổ chức quốc tế đầu t− cho lĩnh vực xã hội dù khá dồi dào nh−ng th−ờng bị thất thoát, thâm hụt qua các cấp, và khi về đến cấp cơ sở thì không còn lại là bao cho ng−ời thụ h−ởng ch−ơng trình. Khác với lĩnh vực y-tế, giáo dục, kinh phí cho công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình ở cơ sở không huy động từ sự đóng góp của nhân dân.8 Trong khi đó, kinh phí địa ph−ơng không đủ sức để đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác dân số cấp cơ sở vốn đã yếu về chất mà còn ít cả về số l−ợng. Chế độ bồi d−ỡng quá thấp cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số nh− hiện nay không đủ để động viên hết sự nhiệt tình và sáng tạo chứ ch−a nói đến duy trì tốt chất l−ợng hoạt động; Công việc kiêm nhiệm quá nhiều nên không tránh khỏi sự chồng chéo trong chức năng và quá tải đối với đội ngũ trực tiếp vận hành ch−ơng trình ở cơ sở. Ngay cả các cán bộ đầu ngành nh− tr−ởng phó ban dân số xã cũng chỉ hiểu biết rất hạn chế về nghiệp vụ dân số-kế hoạch hóa gia đình. Hình thức vận động chung chung và áp dụng đồng loạt cho tất cả mọi đối t−ợng khó có thể giúp nắm bắt đ−ợc tâm t− nguyện vọng, đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của từng cặp vợ chồng đối với kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản. Nội dung các thông điệp truyền thông nặng về tuyên truyền trong khi thiếu những thông tin cụ thể và ít tính giáo dục. Chiến dịch đặt vòng hoặc đình sản th−ờng thực hiện theo các chỉ tiêu kế hoạch trên giao với sức ép về thời gian, lại thiếu sự phối hợp đồng bộ với công tác cung cấp dịch vụ nên không đạt đ−ợc kết quả mong muốn. Mặc dù các nghiên cứu về kế hoạch hóa gia đình và nạo hút thai ở Việt Nam đã kiến nghị nhiều đến việc đẩy mạnh công tác t− vấn kế hoạch hóa gia đình cho ng−ời dân, định h−ớng này đang đứng tr−ớc nhiều bức xúc không đơn thuần mang tính kỹ thuật. Để trở thành một chế độ trách nhiệm của bộ máy, công tác t− vấn đòi hỏi phải có sự đầu t− thỏa đáng và đồng bộ ở cấp cơ sở về ngân sách, về huấn luyện và đào tạo cán bộ, cũng nh− dựa trên một mặt bằng dân trí t−ơng đối. Song song với hoạt động t− vấn, cần có các dịch vụ và ph−ơng tiện tránh thai đủ khả năng đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của ng−ời sử dụng, chứ không thể kéo dài tình trạng thiếu đồng bộ giữa truyền thông và dịch vụ. Hiện nay tỷ lệ sử dụng tránh thai sau khi sinh hoặc sau nạo hút là rất thấp do thiếu các thông tin đầy đủ và biện pháp phù hợp cho đối t−ợng. Và sau hết, công tác t− vấn dân số-kế hoạch hóa gia đình về căn bản phải đ−ợc xây dựng trên một nền tảng bình đẳng giữa ng−ời thụ h−ởng ch−ơng trình và ng−ời làm công tác t− vấn chứ không thể dựa trên sự ban phát nh− hiện nay. Mối quan hệ bình đẳng theo đúng chức năng đó chỉ có thể đ−ợc hình thành khi mà mặt bằng dân chủ ở nông thôn đ−ợc tạo lập và quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở đ−ợc phát huy. Kết luận: Để thay cho lời kết bài viết này, chúng tôi xin đ−a ra một số ý kiến tóm tắt liên quan đến mục tiêu giảm thấp tỷ lệ nạo hút và nâng cao chất l−ợng ch−ơng trình dân số-kế hoạch hóa gia đình trong những năm tới: 1. Mặc cho những hạn chế và khó khăn trong công tác kế hoạch hóa gia đình, mức sinh ở Việt Nam đang giảm nhanh tr−ớc hết là do tác động của các nhân tố phát triển, dẫn đến những biến đổi mạnh mẽ trong nhận thức của ng−ời dân, của các cặp vợ chồng đối với vấn đề sinh đẻ. 7 Lấy ví dụ, hoạt động của trạm y-tế xã hiện nay chịu sự quản lý và gíam sát đồng thời của phòng y-tế huyện và của ủy ban nhân dân xã. Mọi hoạt động của trạm đều phải thông qua và đ−ợc phép của cả hai cơ quan trên. Cái cơ chế “một cổ - hai quản” này đã gây rất nhiều khó khăn, ách tắc cho trạm trong hoạt động dân số-kế hoạch hóa gia đình cũng nh− chăm sóc sức khỏe cho ng−ời dân. 8 Chúng tôi không kể đến khoản thu phạt đối với các t−ờng hợp sinh con thứ 3 đ−ợc áp dung ở nhiều địa ph−ơng. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Thấy gì qua thực trạng nạo hút thai ... 64 Giống nh− nhiều quốc gia đang phát triển, sự nghiệp dân số-kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam phải đ−ợc xem nh− một cuộc cách mạng sâu rộng về thay đổi nhận thức và dân trí mà sự thay đổi này chỉ bền vững khi mà trình độ phát triển kinh tế-xã hội đạt đến một mức độ nhất định. 2. Cần có những biến đổi về chất trong hoạt động t− vấn thông tin và dịch vụ tránh thai, nhất là đối t−ợng sau khi nạo hút, nhằm giảm thấp tỷ lệ nạo hút và tái nạo hút. Giảm thấp tỷ lệ nạo hút bằng cách đ−a dịch vụ tránh thai an toàn, thuận tiện, đa dạng và tin cậy đến ng−ời sử dụng, phục vụ tốt hơn các cá nhân, các cặp vợ chồng có nhu cầu kế hoạch hóa gia đình. Tiến hành các nghiên cứu tác nghiệp về nhu cầu thông tin, kiến thức, và cung cấp ph−ơng tiện tránh thai thích hợp cho nhóm vị thành niên và thanh niên ch−a kết hôn. Mở rộng phạm vi nghiên cứu về hậu quả của nạo hút đối với an toàn sức khỏe sinh sản, đồng thời tích cực thu thập số liệu về nạo thai và hút điều hòa kinh nguyệt một cách chính xác, tạo lập cơ sở khoa học cho công tác hoạch định ch−ơng trình. 3. Tr−ớc sự tồn tại và gia tăng của thực trạng nạo hút thai, cần tăng c−ờng công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền đối với thông điệp rằng sử dụng các ph−ơng tiện tránh thai sẽ an toàn hơn nạo hút. Thông qua sự hiểu biết và tham gia của đối t−ợng mà thay đổi nhận thức xã hội và cá nhân về tình yêu và tình dục, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm trong nam giới, những ng−ời ch−a có gia đình về nạo hút thai. Nói đơn giản hơn là hãy tạo điều kiện cho các nhóm đối t−ợng, đặc biệt là giới trẻ hiểu và biết cách thế nào để đừng có thai ngoài ý muốn cũng nh− ý thức đ−ợc những hậu quả sức khỏe của nạo hút. 4. Điều kiện tiên quyết nhằm đạt đ−ợc những mục tiêu nói trên là cần có những đổi thay trong hoạt động bộ máy và cơ chế quản lý, thực hiện ch−ơng trình dân số-kế hoạch hóa gia đình. Khi đã có chủ tr−ơng đúng, các cấp cơ sở sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo ra những b−ớc đột phá cho những thay đổi đó. Có thể nói rằng hiệu quả của công tác dân số và của vốn đầu t− cho ch−ơng trình sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc tìm ra lời giải đúng cho các ẩn số của “bài toán quản lý” mà chúng ta đang và sẽ phải giải quyết trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc. Tài liệu tham khảo 1. General Statistical Office (GSO). 1995. Major Findings. Statistical Publishing House. 2. General Statistical Office (GSO). 1996. Abortion, Menstrual Regulation and Unwanted/ Mistimed Pregnancies. Statistical Publishing House. 3. Goodkind, Daniel. 1994. Abortion in Vietnam: Measure, Puzzles, and Concern. Studies in Family Planning 25(6): 342-352. 4. Henshaw, Stanley. 1990. Induced Abortion: A World Review, 1990. Family Planning Perspectives 22: 78-84. 5. National Committee for Population and Family Planning. 1990. Vietnam Demographic and Health Survey 1988. Statistical Publishing House. 6. Ping, Tu and Herbert J. Smith. 1995. Determinants of Induced Abortion anf Their Policy Implications in Four Counties in North China. Studies in Family Planning 26(5): 278-286. 7. The Futures Group International (FGI). 1997. Report on I.E.C. and K.A.P. Prepared for the Population and Family Health Project, NCPFP. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthay_gi_qua_thuc_trang_nao_hut_thai_va_cong_tac_ke_hoach_hoa.pdf