Tài liệu Các giai đoạn phát triển của con người

Học thuyết về sự phát triển tâm lý xã hội của Erikson được trình bày sau đây hy vọng sẽ tóm kết lại một số điểm nhân viên công tác xã hội cần quan tâm trong quá trình tác nghiệp. Erikson cho rằng con người phát triển theo một hướng nhất định gồm tám giai đoạn sau đây: - Giai đoạn 1- tin tưởng >< không tin tưởng (từ lúc sinh ra đến khi 18 tháng): Trong giai đoạn này, trẻ học tin tưởng người khác đặc biệt là người chăm sóc chúng. Trẻ sơ sinh học biết rằng chúng có thể cậy dựa vào người chăm sóc để có được thực phẩm, nhà ở, và tình thương và để đáp ứng nhu cầu của mình. Nếu các nhu cầu của trẻ không được đáp ứng, trẻ sẽ không tin tưởng người khác

pdf41 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2616 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Các giai đoạn phát triển của con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cứu cho thấy rằng phát triển sớm hay trễ đều có những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực lên trẻ. Đối với em trai, phát triển sớm thường làm gia tăng khả năng thể chất là làm cho trẻ được sự kính trọng và khâm phục của các bạn đồng lứa. Trẻ phát triển sớm sẽ thích nghi tốt hơn và tự tin hơn so với trẻ chậm phát triển. Trái lại, trẻ nam phát triển chậm với thân hình nhỏ con thường dễ có những hành vi gây sự chú ý cho người khác và bị cho là thiếu trưởng thành và không phù hợp. Mặt khác, trẻ phát triển sớm cũng có thể cảm nhận nhiều áp lực hơn so với trẻ nam phát triển chậm vì người khác mong đợi chúng cư xử có trách nhiệm và làm gương cho những trẻ khác. - Đối với nữ, hậu quả của phát triển sớm hay chậm không rõ lắm. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy trẻ nữ phát triển sớm gặp một số vấn đề ở trường, chúng nổi tiếng trong đám con trai và tỏ ra độc lập hơn so với trẻ nữ chậm phát triển. Trẻ nữ phát triển sớm cũng có nguy cơ cao về vấn đề lo lắng, trầm cảm, sử dụng chất gây nghiện, khám phá tình dục và có những rối loạn chức năng trong việc đối phó với stress và các vấn đề ở trường hơn các trẻ chậm phát triển khác. 2. Quan hệ tình dục ở tuổi thiếu niên Các công trình nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì đều cho thấy hiện nay lớp trẻ vị thành niên có sự phát dục ngày càng sớm và mạnh hơn so với các thế hệ trước đây. Nhu cầu sinh lý, tò mò, thích khám phá muốn khẳng định mình, và do những ảnh hưởng của môi trường sống đã khiến cho nhiều thiếu niên quan hệ tình dục từ rất sớm. Tác hại của việc quan hệ tình dục ở tuổi này thật vô lường: sức khỏe suy giảm hoặc các bệnh lây qua đường tình dục, học tập sa sút, mang thai ngoài ý muốn, phá thai, vô sinh, khủng hoảng tâm lý 3. Rối loạn chuyện ăn uống Ở tuổi này, trẻ thiếu niên thường gặp rối loạn chuyện ăn uống, được thể hiện ở một trong hai hình thức, đó là chứng háu ăn hoặc biếng ăn. T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI - Chứng biếng ăn: Rối loạn chuyện ăn uống dẫn đến gầy còm. Chứng biếng ăn có khuynh hướng xuất hiện đầu và giữa tuổi vị thành niên. Mặc dù trẻ nam cũng bị rối loạn nhưng trẻ nữ thường phổ biến hơn gấp 10 lần. Biếng ăn tác động vào những trẻ trung lưu và thượng lưu thuộc gia đình có giáo dục và thành đạt. Chứng biếng ăn có liên quan đến những áp lực từ môi trường, và do di truyền. Thông thường chứng biếng ăn bắu đầu sau thời gian ăn kiêng và sau khi trải nghiệm chuyện gì đó căng thẳng. Ăn kiêng ở dạng ăn uống khắt khe, tập thể dục quá sức và đôi khi nôn thức ăn ra hoặc uống thuốc nhuận trường. Các triệu chứng của chứng biếng ăn là lo lắng, trầm cảm, ốm tong, và những hành vi tự buộc mình ép xác. Chứng biếng ăn sẽ sinh ra nhiều vấn đề về thể chất như khô da, còi cọc, còi xương, mất kinh, lông mọc trên cơ thể và trên mặt, dễ cảm lạnh, vấn đề về tim mạch, và nặng hơn là tử vong. Phương pháp trị liệu hữu hiệu cho chứng biếng ăn là thuốc chống suy nhược và trị liệu tâm lý dựa vào gia đình. - Chứng háu ăn: Háu ăn là do ăn uống chè chén no say liên tục và thanh lọc cơ thể bằng việc tập thể lực, nôn ra hoặc sử dụng thuốc nhuận trường. Háu ăn thường xảy ra cuối thời vị thành niên hay đầu thời thành niên và có thể kéo dài đến cuối tuổi thành niên. Giống người biếng ăn, người háu ăn bị ám ảnh về sự gầy nhom và có cái nhìn méo mó về bản thân. Tuy nhiên không giống người biếng ăn, người háu ăn thường có trọng lượng trung bình, cảm thấy xấu hổ về hành vi của mình và hiểu biết bản chất rối loạn của những thói quen của mình. Vì nhiều người háu ăn che dấu hành vi và có khuynh hướng giữ cho cân nặng trung bình hay trên trung bình một chút, nên chứng háu ăn khó phát hiện hơn chứng biếng ăn. Những người háu ăn cũng chịu những vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn hành vi và nghiện ngập. Về thể lý, chứng háu ăn gây ra mất nước, chóng mặt, tim mạch, giảm men răng và các chứng khác. Phương pháp trị liệu hữu hiệu nhất là thuốc chống suy nhược, trị liệu nhận thức - hành vi dựa vào gia đình 4. Việc sử dụng các chất gây nghiện và hậu quả của nó - Tỉ lệ trẻ nghiện thuốc, rượu và ma túy ngày càng tăng. Thiếu niên dùng rượu và ma túy vì những lý do khác nhau. Phần lớn là muốn “nếm thử mùi vị”, dùng một lần hoặc vài lần để thỏa mãn tính tò mò, để biểu lộ sự chống đối, sự dũng cảm, hoặc để đồng nhất hóa với băng nhóm. Một số khác cảm thấy cha mẹ không thực sự quan tâm, hiểu và chấp nhận mình nên tìm đến ma túy để được khuây khỏa. - Trẻ nghiện ngập có tỉ lệ bạo lực, gây tai nạn, quan hệ tình dục sớm, mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây qua đường tình dục, học vấn thấp cao hơn so với các trẻ khác. 5. Nghiện game ở tuổi thiếu niên Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý học thuộc Trường đại học Iowa, Mỹ, trẻ ở độ tuổi từ 8 - 18 tuổi là lứa tuổi có tỷ lệ và nguy cơ mắc chứng "nghiện game" cao nhất trên thế giới hiện nay. Biểu hiện của "chứng bệnh" này khá dễ nhận biết. Khi nghiện game, trẻ thường chểnh mảng học hành và mọi việc xung quanh, chỉ tập trung vào việc tìm kiếm các trò chơi trên mạng và có thể ngồi hàng giờ, thậm chí hằng ngày trên máy vi tính. Các trò chơi nhập vai trực tuyến khiến thiếu niên tự cô lập với thế giới bên ngoài, tương quan xấu với người khác, rối loạn hành vi và cảm xúc, sa sút việc học, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tự tử. T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI VI. PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP A là một bé gái 14 tuổi khi thì sống với người mẹ đơn thân khi sống với gia đình một người bạn. Em gặp khó khăn trong tương quan với mẹ và đã vài lần đe dọa bỏ nhà ra đi. Em học yếu và dành nhiều thời gian rong chơi trên đường phố và nhập bọn với trẻ vô gia cư. Vấn đề của em bắt đầu khoảng một năm khi mẹ của em phát hiện ra rằng em cố tình nôn ra sau khi ăn tối. Bị mẹ chất vấn, em bắt đầu giận dữ, tránh né mẹ và càng ngày càng thân thiết với bạn đường phố hơn. A gây chú ý cho bạn - một nhân viên công tác xã hội ở một trung tâm cộng đồng có chương trình cho trẻ tuổi teen vô gia cư. Khi tiếp xúc với A, bạn để ý đến tình trạng xanh xao gầy gò, trạng thái cảm xúc trầm uất, sự tự ti mặc cảm, và mức độ phát triển có vẻ chậm của em. Dù không có bằng chứng nhưng bạn cũng quan tâm đến việc em đang có quan hệ tình dục với một số bạn trai là trẻ đường phố. A từ chối nói đến vấn đề tình dục, tránh thai hay các bệnh do quan hệ tình dục gây nên. Em nói với bạn rằng em sẽ không bao giờ dính thai hay bị nhiễm trùng. Tóm tắt ý chính: GIAI ĐOẠN THIẾU NIÊN (TUỔI HỌC SINH CẤP 2) - Sự phát triển sinh lý và thể chất: tuổi dậy thì với sự phát triển của cơ quan sinh dục, sự nhảy vọt về tầm vóc, tim phát triển nhanh, tuyến nội tiết hoạt động mạnh → thanh niên nhận ra mình không còn là trẻ con. Họ nhiệt tình nhưng sức bền và dẻo dai chưa tốt, dễ bị kích động - Đời sống cảm xúc: rung cảm giới tính, dễ xung đột với người lớn, chọn thần tượng - Hoạt động học tập: bị phân hóa đáng kể, học đi đôi với tương tác với người khác - Sự phát triển nhân cách: cái tôi hình thành và phát triển mạnh mẽ, khả năng đánh giá và tự đánh giá nổi lên - Những điểm cần lưu ý: dậy thì sớm và trẻ, quan hệ tình dục sớm, rối loạn chuyện ăn uống, việc sử dụng các chất gây nghiện và hậu quả của nó, nghiện game ở tuổi thiếu niên T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI Bài 5: GIAI ĐOẠN THANH NIÊN (THỜI KỲ ĐẦU CỦA GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH) Đến nay, chưa có sự thống nhất hoàn toàn về thuật ngữ cũng như giới hạn lứa tuổi của giai đoạn phát triển độ tuổi này. Nhìn chung, giai đoạn thanh niên được xác định là khoảng từ 16 đến 24 - 25 tuổi. I. HOÀN CẢNH XÃ HỘI CỦA SỰ PHÁT TRIỂN - Vai trò xã hội của thanh niên thay đổi một cách cơ bản: vai trò độc lập và mức độ trách nhiệm đối với gia đình ngày càng rõ rệt. Thanh niên tham gia lao động, có ý thức với việc chọn nghề nghiệp tương lai. Nhiều em đã làm ra của cải vật chất, có vai trò khá quyết định đối với một số việc trong gia đình... Quyền lợi xã hội của thanh niên được hiến pháp qui định: quyền bầu cử, quyền công dân, có trách nhiệm thực sự trước xã hội như nghĩa vụ quân sự, chịu trách nhiệm về tội hình sự trước những hành vi của mình. Như vậy xã hội coi họ là một thành viên chính thức, một người trưởng thành. - Tuy nhiên, đối với nhiều em, do đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa tham gia trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nên nhiều thanh niên chưa hoàn toàn là một người tự lập về mọi mặt so với những người cùng độ tuổi phải vào đời sớm. II. SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT - Đây là thời kỳ mà sự phát triển thể chất của con người đang đi vào giai đoạn hoàn chỉnh. Trọng lượng não đạt mức tối đa, số lượng nơ-ron thần kinh lên tới mức cao nhất (14 - 16 tỉ), với chất lượng hoàn hảo. Số lượng xi-nap của các tế bào thần kinh đảm bảo cho một sự liên lạc rộng khắp, chi tiết, tinh tế và linh hoạt giữa vô số các kênh làm cho hoạt động của não bộ trở nên nhanh, nhạy, chính xác đặc biệt so với các lứa tuổi khác. Trọng lượng cơ thể phát triển nhanh, các tố chất thể lực như sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai được tăng cường. Cơ bắp, sức lực phát triển mạnh, dễ dàng đạt những thành tích trong thể thao. Các em có một cơ thể đẹp, khỏe, cân đối. Nhiều em cảm nhận được sức khỏe thể chất ở mức tối ưu và không mắc bệnh tật, đau ốm gì. - Tuy nhiên, giai đoạn thanh niên cũng là lúc mà nhiều hậu quả tiêu cực do lối sống gây ra (ví dụ như stress, hút thuốc, ăn quá mức, lạm dụng những chất gây nghiện, thiếu tập thể dục, thói quen ngủ ít) bắt đầu được tích lũy và sinh ra bệnh tình sau này III. SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC - Nhiều tiến trình phát triển nhận thức xuất hiện ở giai đoạn đầu đời sẽ bắt đầu trở nên bền vững suốt giai đoạn tuổi thanh niên. Khác với tuổi vị thành niên, thanh niên có thể phức tạp hơn và thực tế hơn trong cách nghĩ vì họ đã có một số kinh nghiệm nào đó với những hoàn cảnh thực tế. Họ phát triển khả năng sử dụng lý lẽ và logic trong suy tư. Họ bắt đầu nối kết thông tin mới với những kinh nghiệm trong quá khứ để gia tăng kiến thức - Phát triển tính cách và cảm xúc T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI  Thanh niên tiếp tục phát triển về mặt trí tuệ và tương tác trong khi học biết khám phá cảm xúc của mình. Trong nhiều nước, họ sống tự lập, tự lo cho bản thân, và có trách nhiệm đối với hành vi của mình. Đồng thời họ cũng học cách quân bình giữa sự độc lập và tương tác với người khác trong những tương quan thân thiết. Đây cũng là lúc người ta tiếp tục phát triển nhân cách và hình thành quan điểm, giá trị riêng và niềm tin vào thế giới. Mặc dù những khái niệm này một phần nào đó đã được bạn đồng trang lứa, gia đình và những thế lực bên ngoài khác định hình, thanh niên cũng học cách không để mình bị những ý kiến của người khác điều khiển. - Theo Erikson, tuổi thanh niên là lúc cá nhân tìm kiếm sự gần gũi trong những tương quan. Họ học cách hy sinh cho người khác mà không đánh mất bản thân. Một số thanh niên có thể cảm thấy mình không thể tương quan mật thiết với người khác hay gặp khó khăn trong việc duy trì tương quan mà vẫn không đánh mất bản thân. Với những trường hợp như thế, nhân viên công tác xã hội có thể giúp thân chủ xây dựng hình ảnh bản thân, thiết lập những ranh giới lành mạnh và học các kỹ năng giao tiếp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐẠO - Ở đầu tuổi thanh niên, học tập vẫn đóng vai trò quan trọng. Hoạt động học tập ở đây đòi hỏi sự phát triển khả năng nhận thức cao, tư duy lý luận, suy đoán lôgic, cũng như khả năng trừu tượng, khái quát hóa, sự năng động, tính độc lập, gắn liền với xu hướng học lên cao, chọn nghề, hay vào đời. - Sau khi tốt nghiệp trung học, nhiều người trẻ phân vân giữa việc lên đại học hay đi làm. Một số không có đủ tiền để đi học, một số khác không biết chọn lựa thế nào vì không được trường trung học hay cha mẹ hướng dẫn. Thanh niên còn hiểu biết rất ít về các tính chất thật sự của các ngành nghề, yêu cầu đối với người lao động trong các ngành nghề và còn kém hiểu biết hơn nữa về khả năng tương lai của mình. Từ đó, xuất hiện nhiều mâu thuẫn xã hội và tâm lý trong việc chọn nghề. - Bên cạnh đó, thanh niên quan tâm nhiều hơn đến tình hình kinh tế chính trị, xã hội trên thế giới và trong nước. Các em thường có sự đánh giá, trao đổi với nhau và tỏ thái độ của mình về những vấn đề đó. Các em còn tham gia những hoạt động xã hội nhất định tùy thuộc vào hứng thú, sở trường, điều kiện cụ thể của cá nhân (ví dụ hoạt động tự nguyện giúp đồng bào, trẻ em bị thiệt thòi). Việc tham gia những hoạt động này có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển tâm lý, nhân cách, giúp các em có được đời sống nội tâm phong phú và thu lượm được nhiều kinh nghiệm xã hội. - Bao trùm lên tất cả các hoạt động phong phú, đa dạng của sinh viên các trường đại học là những quan hệ giao lưu, giao tiếp với hàng loạt mối quan hệ xã hội đan xen với nhau. - Những mối giao lưu này mang tính phức hợp giữa cá nhân người sinh viên với các bạn bè cùng lứa, cùng giới, khác giới, các tổ chức, các nhóm xã hội trực tiếp và gián tiếp (các phương tiện thông tin, truyền thông) v.v... Hoạt động giao lưu này chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển đời sống tâm lý, nhân cách của sinh viên. T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI Tóm tắt ý chính: GIAI ĐOẠN THANH NIÊN – THỜI KỲ ĐẦU CỦA GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH - Hoàn cảnh xã hội của sự phát triển: vai trò xã hội của thanh niên thay đổi, trở nên độc lập và có trách nhiệm đối với gia đình qua lao động. Quyền bầu cử và trách nhiệm trước pháp luật - Sự phát triển thể chất: giai đoạn hoàn chỉnh, sức khỏe tối ưu. Tuy nhiên cần lưu ý lối xống tiêu cực có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe sau này - Sự phát triển nhận thức: phức tạp và thực tế hơn trong cách nghĩ cách làm, khám phá cảm xúc cá nhân ở mức độ cao, phát triển nhân cách và hình thành quan điểm riêng, học cách tương quan gần gũi với người khác mà không đánh mất bản thân - Hoạt động chủ đạo: học đại học hoặc đi làm T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI Bài 6: GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH Người trưởng thành thường được xác định là từ trên 20 đến 40 tuổi. Dấu hiệu xác định con người bước vào tuổi trưởng thành gồm: đã học xong, có việc làm ổn định đủ nuôi sống bản thân và gia đình mà không phụ thuộc vào cha mẹ, xây dựng gia đình riêng, có chỗ ở ổn định. Đây là quãng đời tương ứng với giai đoạn thứ 6 trong 8 giai đoạn phát triển của nhà tâm lý học người Mỹ, Erik Erikson I. SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT - Về mặt thể chất, khoảng 4 - 5 năm đầu của giai đoạn này, con người vẫn tiếp tục hoàn thiện sự phát triển của mình để đạt đến mức cao nhất của các chức năng sinh lí và sự khéo léo tinh nhạy của các giác quan ở tuổi 24 - 25 (nữ sớm hơn nam khoảng 2 năm). Sau tuổi 25, mọi sự phát triển về thể chất đều dừng lại và khoảng 30 tuổi thì bắt đầu có sự đi xuống. Một số cách sống tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người trưởng thành như hút thuốc, nghiện rượu, chè chén say sưa, ít sử dụng dịch vụ y tế và áp lực công việc... II. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ - Đây là giai đoạn lập thân và lập nghiệp. Nhu cầu gắn bó với người khác, và tình yêu nam nữ đích thực xuất hiện. Tình yêu nam nữ ở giai đoạn này không chỉ dừng lại ở sự thơ mộng, lãng mạn mà còn có sự gắn kết lâu dài để trở thành vợ chồng, thành những gia đình bền vững. Trong tình yêu, người trưởng thành biểu lộ những bản sắc riêng và tính trách nhiệm. Họ có khả năng trao tặng, dâng hiến bản thân cho người mình yêu quí nhưng vẫn không đánh mất sắc thái của mình. Chính vì nhu cầu gắn kết trong tình yêu nam nữ có vị trí đặc biệt quan trọng cho nên vấn đề tâm lý tiềm tàng của giai đoạn này là sự cô độc, thất vọng, thậm chí tuyệt vọng nếu thất bại trong việc tìm kiếm tình yêu và sự gắn bó. - Nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến cấu trúc của tình yêu và đã xây dựng các học thuyết mô tả các kiểu tình yêu và xác định kiểu này sẽ có khả năng dẫn đến những quan hệ thành công. Một trong những học thuyết này là của Robert Sternberg (1988) trong đó mô tả các kiểu và những dạng phối hợp của tình yêu. T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI - Theo Sternberg, tình yêu mê đắm hay cuồng dại là loại tình yêu “từ đầu đến chân” trong đó cá nhân luôn bận tâm suy nghĩ về người kia. Người ta cảm thấy bị thu hút mạnh mẽ và có khuynh hướng lý tưởng hóa nhau. Tình yêu thân mật, hay mến nhau là một loại tình yêu bắt nguồn từ cảm giác gần gũi nhau. Các cặp có cảm tưởng thân thiết với nhau, và ý thức được “cái chúng tôi” và họ tôn trọng lẫn nhau. Những cặp cảm nghiệm được tình yêu thân mật thích dành thời gian bên nhau. Sự ràng buộc, cam kết hay tình yêu trống rỗng không có yếu tố gần gũi. Những cặp này có tương quan đều đặn, kiên trì và có thể dự đoán được, trong đó cả hai tin tưởng và dâng hiến cho nhau nhưng họ không nhất thiết chia sẻ những cảm xúc sâu sắc thân mật với nhau như trong tình yêu đam mê. Tình yêu trống không có thể được mô tả là các cuộc hôn nhân trống rỗng trong đó các cặp ở với nhau vì nhiều lý do chứ không phải vì cảm giác thân mật gần gũi. Ví dụ một số cặp có thể ở với nhau vì giữ thể diện hoặc vì những lý do tài chánh. - Học thuyết của Sternberg cũng mô tả các kiểu tình yêu phối hợp mọi yếu tố khác nhau. Ví dụ tình yêu lãng mạn có thể là một dạng phối hợp của tình yêu gần gũi và tình yêu đam mê. Tình yêu lãng mạn là tình yêu của những người xích lại gần nhau vì cảm giác gần gũi và sự thu hút mãnh liệt. Tình yêu lãng mạn thường bắt đầu bằng sự si mê cuồng dại. Trái lại những cặp với tình yêu có thỏa thuận thì ở dạng phối hợp của tình yêu gần gũi và tình yêu trống rỗng. Họ càm thấy gần với nhau và sẵn sàng cam kết với nhau nhưng tương quan này thiếu yếu tố si mê. Hầu hết các tương quan lãng mạn dần chuyển thành tình yêu có thỏa thuận một khi sự si mê phai tàn. Không có gì phải ngạc nhiên khi tình yêu có sự thỏa thuận thường đem lại những cuộc hôn nhân lâu dài hơn hết. - Tình yêu khờ dại là sự phối hợp giữa tình yêu đam mê và tình yêu cam kết. Đây là thứ tình yêu ngu dại trong đó người ta nhanh chóng dính chặt với nhau một cách mãnh liệt và vội vã tiến đến hôn nhân. Tình yêu trọn hảo là sự nối kết cả 3 yếu tố. Đó là thứ tình yêu lý tưởng nhưng khó có được và khó duy trì. Trái lại không yêu là sự vắng mặt 3 yếu tố. Đây có thể được gọi là quan hệ nhất thời hay chẳng qua chỉ là những tương quan người với người mà thôi. SỰ THÂN MẬT (mến) Tình yêu lãng mạn Tình yêu có thỏa thuận Tình yêu khờ dại SỰ RÀNG BUỘC, CAM KẾT (tình yêu trống rỗng) SỰ ĐAM MÊ (cuồng dại) Tình yêu trọn hảo (phối hợp mọi yếu tố) Không yêu (thiếu các yếu tố trên) T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI - Mặc dù học thuyết của Sternberg không thể nói trước được liệu các cặp sẽ sống với nhau hay sẽ chia tay nhưng học thuyết này đã cho ta hiểu rõ tính chất của những loại tương quan khác nhau. Việc hiểu biết này có thể giúp nhân viên công tác xã hội nắm bắt được những mong đợi về tình yêu và những quan hệ gần gũi cũng những động cơ của một số mối tương quan của con người. - Đời sống gia đình của những cặp vợ chồng trẻ ở độ tuổi này cũng có nhiều vấn đề. Từ hai cá thể có thể khác nhau về tính cách, hoàn cảnh, điều kiện sống giờ đây cùng chung sống và hòa hợp thành một gia đình thì không phải là chuyện đơn giản. Vì thế, những cặp vợ chồng trẻ cần trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về tâm lý giới tính, về đời sống gia đình, văn hóa vợ chồng, tính trách nhiệm và những vấn đề khác. - Việc sinh ra và nuôi dạy con cái cũng là khía cạnh rất quan trọng của đời sống gia đình. Người trưởng thành phải thích nghi với vai trò và trách nhiệm mới với những nghĩa vụ nặng nề hơn. Điều này chi phối không ít đến cuộc sống và tâm lực của người làm cha, làm mẹ ở giai đoạn này bên cạnh sự phấn đấu cho chính bản thân mình. - Cùng với việc lập thân, người trưởng thành cũng tập trung cho lập nghiệp. Ở giai đoạn này, đại đa số đã có nghề nghiệp và thu nhập ổn định. Người ta không chỉ lao động mà còn sáng tạo và tìm được niềm vui trong công việc. Việc làm không chỉ đem lại ý nghĩa to lớn cho cá nhân người trưởng thành, gia đình của họ mà còn là sự đóng góp cho xã hội. Qua việc làm, người trưởng thành có được một vị thế được xã hội công nhận, họ cảm thấy mình có giá trị, có ích cho gia đình và cho đời. - Nếu người 35 - 40 tuổi mà chưa có nghề nghiệp ổn định thì sẽ cảm thấy bất an, hụt hẫng, bi quan, tự ti, chán nản hoặc bất mãn. Trạng thái tâm lý này có thể dẫn người ta đến trầm uất, nghiện ngập và rơi vào các tệ nạn xã hội. III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý Ở TUỔI TRƯỞNG THÀNH 1. Bạo hành gia đình Bạo hành gia đình có thể được định nghĩa là một hành động bạo ngược trong bất cứ mối tương quan nào của một người để đạt được hay bảo vệ được quyền hành hay sự kiểm soát của mình đối với một người thân. Bạo hành có thể là những hành động liên quan đến thân thể, tình dục, tình cảm, kinh tế, tâm lý hay những hành động hăm dọa ảnh hưởng đến một người khác. Như vậy bạo hành bao gồm bất cứ thái độ nào nhằm hăm dọa, lôi kéo, làm nhục, cô lập, làm sợ hãi, khủng bố, đe dọa, đổ lỗi, xúc phạm, làm thương tổn, hay gây thương tích cho ai. - Bạo hành thân thể: đánh, đập, xô đẩy, túm lấy, cưỡng đoạt, cắn, nắm đầu v.v. Bạo hành trên thân thể cũng bao gồm không chăm lo sức khỏe, hay ép buộc uống rượu hoặc dùng ma túy - Bạo hành tình dục: ép buộc hay thử ép buộc nạn nhân trong mọi tiếp xúc về thể xác mặc dù nạn nhân đã tỏ ý không bằng lòng. Bạo hành về tình dục bao gồm sự cưỡng dâm, xúc phạm bộ phận sinh dục trên cơ thể, hãm hiếp sau khi bạo hành đã xảy ra, hay có thái độ thấp hèn trong vấn đề tình dục như muốn người phối ngẫu hành dâm với người khác cho họ xem, hay có thói quen đánh đập, cắn, cấu... trong khi tình tự. - Bạo hành tình cảm: hủy hoại giá trị và lòng tự trọng của con người. Điều này bao gồm chỉ trích liên tục, hạ thấp tài năng người khác, lăng mạ, hay làm tổn hại đến mối liên hệ vợ chồng và con cái. T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI - Bạo hành kinh tế: làm hay thử làm cho người khác phải phụ thuộc mình về tài chánh bằng cách duy trì sự kiểm soát các nguồn tài chánh, không cho quyền sử dụng tiền, hay cấm đoán đi học hoặc đi làm - Bạo hành tâm lý: gây sợ hãi bằng cách hăm dọa; hăm dọa tự hủy hoại bản thân mình, người bạn đời của mình, con cái, gia đình hay bạn bè của người đó; hủy hoại thú vật nuôi trong nhà và tài sản; cô lập không cho liên lạc với gia đình, bạn bè, trường học hay sở làm Nguyên nhân của bạo hành gồm: - Thái độ chấp nhận bạo hành của nạn nhân - Kinh nghiệm bị bạo hành bị ngược đãi khi còn nhỏ - Việc lạm dụng rượu và chất kích thích - Những căng thẳng trong công việc hoặc thất nghiệp 2. Ly hôn Lý do ly hôn do nam và nữ đưa ra khá trùng nhau. Bao gồm: Vấn đề giao tiếp, không hạnh phúc cơ bản, không hợp nhau, vấn đề tình dục, vấn đề tài chính, lạm dụng tình cảm bố mẹ vợ (chồng), không chung thủy, lạm dụng rượu, đánh đập... Cảm giác sau ly hôn: Giận dữ, thất vọng, cô độc, bị bỏ rơi và bị phản bội... Dẫn đến mất quân bình, trầm cảm, khó khăn về kinh tế và phá vỡ các mối quan hệ xã hội khác. Nói chung hậu quả kéo dài sau 5 năm (trầm trọng hơn vợ hoặc chồng mất). Tóm tắt ý chính: GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH - Sự phát triển thể chất: đạt đến mức cao nhất của các chức năng sinh lí và sự khéo léo tinh nhạy của các giác quan ở giai đoạn đầu nhưng từ 30 tuổi trở đi thì có dấu hiệu giảm sút - Sự phát triển tâm lý: Lập thân và lập nghiệp – nhu cầu gắn bó với người khác phái và kết nghĩa vợ chồng, nhu cầu có việc làm và thu nhập ổn định. Nếu hai nhu cầu này không được đáp ứng sẽ có thể dẫn đến trầm uất, và nghiện ngập - Một số vấn đề cần lưu ý: bạo hành gia đình, ly hôn T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI Bài 7: GIAI ĐOẠN TRUNG NIÊN Đối với nhiều người, giai đoạn trung niên có thể được xem là giai đoạn thưởng thức, hài lòng với cuộc sống. Vào lúc này, bước vào lứa tuổi 40, nhiều người đã vượt qua thành công những thách đố ở giai đoạn trước và đã đạt được một số mục tiêu giáo dục, nghề nghiệp và tương quan. Qua giai đoạn 60 tuổi, nhiều người vẫn còn sung sức. Tuy nhiên, đối với một số người, tuổi trung niên có thể là lúc bị stress nặng nề do các vấn đề như bệnh tật, ly dị, và những khó khăn trong công việc gây nên. I. SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Ở TUỔI TRUNG NIÊN - Một trong những thay đổi rõ nét ở tuổi trung niên đó là tình trạng thể chất. Mặc dù ở một số người thì những thay đổi này đến từ từ, đối với nhiều người khác thì do lối sống và do di truyền mà những thay đổi này đến nhanh hơn và đáng lưu ý hơn. Ví dụ nhiều người bắt đầu có thể nhìn thấy những nếp nhăn trên mặt, tóc bạc hay rụng dần. Nhiều ông hói đầu và nhiều bà mập vòng bụng và ngực chảy xệ. Vì những thay đổi này mà một số người tìm đến thẩm mỹ viện để làm cho mình trông trẻ trung. Nhiều phụ nữ cho rằng ở tuổi trung niên người phụ nữ trông già hơn nam giới và bị đối xử tiêu cực hơn. Nếu như tóc bạc và nếp nhăn ở người đàn ông được xem là “đạo mạo” thì ở phụ nữ bị xem là “nhan sắc về chiều”. Đàn ông cao tuổi được xem là hấp dẫn, thu hút hơn đàn bà lớn tuổi. - Bên cạnh đó, một số bệnh thường xuất hiện thời trung niên là tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch và thấp khớp. Lượng cholesterol tăng lên rõ rệt: trung bình từ 198 ở tuổi 35 - 40 tăng lên 221 ở tuổi 45 và sau đó tiếp tục tăng theo tuổi. Chức năng hoạt động của thận giảm đi khoảng 10%, dung lượng của phổi cũng bắt đầu giảm. Hoạt động của hệ thần kinh trung ương cũng xuống cấp, nhất là vào giai đoạn cuối, từ 55 đến 60 tuổi. 1. Mãn kinh ở nữ giới - Mãn kinh là việc chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và thời điểm mãn kinh thì tùy vào từng người. Tuy nhiên tuổi mãn kinh trung bình là 51. Có người mãn kinh rất sớm, ngoài 30 nhưng cũng có những người cho đến tuổi 60 mới mãn kinh. Thời kỳ mãn kinh kéo dài khoảng 2 đến 5 năm. Trong suốt thời gian đó, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi. - Mãn kinh bắt đầu khi chu kỳ kinh nguyệt của người nữ bất thường: kinh kỳ khi có khi không, máu ra ít hơn, ngừng kinh nguyệt. Trong suốt giai đoạn này buồng trứng ngừng hoạt động, mức độ estrogen và hooc môn nữ giảm, ống dẫn trứng thu ngắn lại và nhỏ hơn, tử cung nhỏ hơn và cứng hơn, âm đạo ngắn hơn và ít đàn hồi hơn. Phụ nữ có thể cảm nhận chất nhờn ở âm đạo giảm đi và làm cho quan hệ tình dục không thoải mái hay gây đau. Những triệu chứng khác có thể là đau đầu, mất ngủ, ra máu, rụng tóc, lên cân, da dẻ thay đổi, lông mọc ở những chỗ không mong muốn và lông mặt gia tăng. - Những phản ứng tâm lý đối với mãn kinh tùy thuộc vào từng phụ nữ, vào cá tính, kỹ năng đối phó, hệ thống hỗ trợ và thái độ đối với cuộc sống và tuổi già của phụ nữ. Một số người đón nhận những thay đổi diễn ra trong thời mãn kinh một cách hoan hỉ vì được giải thoát những phiền nhiễu và tốn kém do kinh T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI nguyệt gây ra và họ không còn lo sợ phải mang thai nữa. Trái lại cũng có những phụ nữ cảm nghiệm nỗi lo sợ, trầm cảm, tự khinh thị mình vì đã mãn kinh và không còn sinh nở, hấp dẫn nữa. 2. Khủng hoảng nghiêm trọng ở nam giới - Bằng chứng cho thấy rằng nam giới cũng gặp thời kỳ khủng hoảng trầm trọng hay một thay đổi trong lối sống tương tự như việc mãn kinh ở nữ giới vậy. Sự thay đổi này được xem là giai đoạn “mãn kinh nơi nam giới” hay “mãn hooc môn nam” với những thay đổi về thể lý. Theo nghiên cứu của các chuyên gia ở ĐH Y khoa St. Louis (Mỹ), cứ 10 đàn ông trong độ tuổi từ 40-60 có khoảng 10% mắc bệnh tắt dục, trong số này chỉ có 5% tìm cách điều trị. Nguyên nhân chủ yếu là do suy giảm testosteron (nội tiết tố sinh dục nam). - Thông thường, sau 32 tuổi, nam giới bắt đầu suy giảm testosteron và cứ 10 năm tiếp theo, testoteron lại giảm đi khoảng 10%. Hiện tượng thường thấy là ham muốn tình dục giảm, thay đổi về tâm sinh lý, khối lượng cũng như năng lượng cơ bắp giảm, tăng tích mỡ vùng ngực và bụng, xuất hiện hiện tượng loãng xương, giòn và mỏng xương, đau lưng, dễ mắc bệnh tim mạch cao, trầm cảm và suy giảm trí nhớ. - Không giống phụ nữ, hội chứng “mãn kinh” ở đàn ông xảy ra với tần suất chậm dần đều. Ngoài suy giảm testosteron dẫn đến hiện tượng “mãn kinh” ở nam giới còn có một số nguyên nhân khác như do tuổi tác, béo phì, do mắc một số loại bệnh nan y như trầm cảm, rối loạn tự miễn, tiểu đường, sa sút trí tuệ... - Việc khủng hoảng trầm trọng ở nam giới là giai đoạn giữa tuổi 35 và 60 khi nhiều người đàn ông đánh giá lại nghề nghiệp, tương quan gia đình và những chọn lựa chính yếu trong cuộc đời mình. Người thành đạt cảm thấy mãn nguyện, kẻ thất bại thấy chua xót, nuối tiếc một thời tuổi trẻ và những cơ hội đã bỏ lỡ. Họ muốn làm lại nhưng thấy đã quá muộn và cảm thấy tương lai ảm đạm. Một số người trải nghiệm những triệu chứng thể chất như lo lắng, trầm cảm trong giai đoạn này. Ngoài ra nhiều người cũng nhận ra những triệu chứng của tuổi già như rụng tóc, lên cân, suy giảm năng lượng, suy giảm độ dẻo dai của cơ bắp, và giảm hooc môn nam, suy giảm chức năng tính dục. Những triệu chứng này có thể tạo ra cảm giác lo lắng và trầm cảm, thất vọng, chán chường, thờ ơ, lãnh đạm với cuộc sống. II. SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Ở TUỔI TRUNG NIÊN - Ngược với khía cạnh thể chất thì khả năng nhận thức, trí tuệ của người trung niên không có dấu hiệu đi xuống. Khi người ta không sử dụng những kĩ năng trí tuệ hay khi họ có vấn đề sinh học họ mới có dấu hiệu suy giảm nhận thức. Ví dụ họ sẽ giảm trí nhớ và suy nghĩ chậm chạp hơn. Tuy nhiên có thể nói rằng người ở tuổi trung niên có thể có nhận thức tốt hơn tuổi thanh niên. - Ví dụ những người làm những công việc đầu óc nếu tiếp tục học tập hay đọc sách thì khả năng trí tuệ (ví dụ như từ vựng) sẽ gia tăng. Lại nữa, những người tuổi trung niên có khuynh hướng ở vào thời kỳ sáng tạo nhất và họ rất giỏi phối hợp những kiến thức mới với những kiến thức sẵn có và có được kinh nghiệm phong phú vì họ đã trải nghiệm đời lâu hơn tuổi trẻ. Vì lẽ đó, người ở tuổi trung niên cũng là những người giải quyết vấn đề tốt hơn. Họ có khả năng nhận định, phân tích giá trị của thông tin. - Theo Erikson, tuổi trung niên là lúc con người đầu tư vào công việc, gia đình và cộng đồng. Nhiều người ở tuổi trung niên tỏ ra rất sáng tạo và linh hoạt, họ có T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI những đóng góp vào những lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, nếu người ta ngưng học hỏi hoặc nếu họ có vấn đề thể chất ngăn cản họ làm việc và thiết lập những tương quan, họ có thể cảm thấy ù lì, uể oải hoặc ít hữu dụng. III. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý Ở TUỔI TRUNG NIÊN 1. Hội chứng trống vắng ở tuổi trung niên Hội chứng này xuất hiện khi con cái của người trung niên đã trưởng thành và rời khỏi gia đình. Gia đình trở nên trống vắng, thiếu tiếng cười của người trẻ. Nhiều bậc cha mẹ tuổi trung niên có thể bị stress vì thấy như mất con và mất vai trò người chăm sóc. 2. Chuẩn bị về hưu tuổi trung niên Một điểm cần phải quan tâm khi làm việc với người ở độ tuổi trung niên đó là vấn đề chuẩn bị về hưu. Một số người bắt đầu lập kế hoạch tài chánh, tâm lý và những thứ khác ngay từ đầu tuổi trưởng thành trong khi nhiều người lại để cho đến phút cuối cùng. Đặc biệt đối với những người có thu nhập nhập chỉ đủ đắp đổi qua ngày thì rất khó cho họ để dành tiền và tưởng tượng đến chuyện một mai về hưu sẽ ra sao. Tóm tắt ý chính: GIAI ĐOẠN TRUNG NIÊN - Sự phát triển thể chất: xuất hiện dấu hiệu lão hóa, mãn kinh ở nức giới và khủng hoảng nghiêm trọng ở nam giới, bệnh tật như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch và thấp khớp - Sự phát triển nhận thức: khả năng trí tuệ không có dấu hiệu đi xuống nếu tiếp tục học tập và làm việc, có khả năng nhận định và phân tích vấn đề ở chiều sâu, đầu tư nhiều vào công việc, gia đình và cộng đồng - Một số điểm cần lưu ý: Hội chứng trống vắng – con cái ra riêng sống độc lập, chuẩn bị về hưu T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI Bài 8: GIAI ĐOẠN CAO NIÊN Trên thế giới, dân số ngày một già hóa và mọi quốc gia phải đối phó với những thách đố về việc chăm lo cho người cao tuổi. Một khi việc chăm sóc sức khỏe được cải thiện và khoa học kỹ thuật mới luôn phát triển, các cá nhân, gia đình và cộng đồng sẽ phải đối đầu với những vấn đề xung quanh việc đáp ứng nhu cầu và cung cấp các dịch vụ cho người cao tuổi. I. NHỮNG THAY ĐỔI THỂ CHẤT VÀ NHẬN THỨC Từ 60 tuổi trở đi, các cơ quan nội tạng cũng như hệ thần kinh trung ương đang đi vào giai đoạn thoái hóa rõ rệt. Hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết v.v... đều giảm sút và trì trệ. Nói cách khác, 1. Về mặt thể chất: - Suy giảm hệ xương và cơ - Các bệnh thường thấy như viêm khớp và loãng xương gia tăng - Nếp nhăn, tóc bạc, da mồi xuất hiện - Rụng răng và các vấn đề răng miệng - Giảm thính lực và thị lực - Suy giảm việc thực hiện chức năng của hệ thống thần kinh trung ương ảnh hưởng đến thời gian phản ứng lại và kỹ năng phối hợp 2. Về mặt nhận thức: - Triệu chứng mất trí nhớ gia tăng - Suy giảm khả năng ghi nhớ Đây là nguyên nhân sâu xa của những căn bệnh của tuổi già.  Ở tuổi này nguy cơ bệnh tật cao. Đó là những căn bệnh: huyết áp cao, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, bệnh đau đầu, giảm thị lực, thoái hóa cột sống, bệnh loãng xương, bệnh ung thư v.v... Một số bệnh điển hình liên quan đến hệ thần kinh như: Parkison, Alzheimer. Chẳng hạn, bệnh Parkinson mà biểu hiện của nó là sự rối loạn của hệ vận động ở não bộ. Triệu chứng của bệnh này là chân tay run rẩy, bệnh nhân không điều khiển được chính xác động tác, hành động của mình. Bệnh này chiếm tỉ lệ không nhỏ ở những người già, gây nhiều khó khăn cho sự tự phục vụ trong sinh hoạt.  Bệnh Alzheimer cũng là một căn bệnh điển hình của người già. Đó là căn bệnh phổ biến nhất của sự sa sút trí tuệ. Triệu chứng sớm nhất của bệnh này là giảm trí nhớ, giảm khả năng suy nghĩ có tính lý luận, lôgic. Sau đó có những biểu hiện trong nói năng, diễn đạt bằng ngôn ngữ. Kèm theo có sự rối loạn về hành vi, hay gây gổ, đi lang thang v.v... dần dần bệnh nhân không làm gì được cho bản thân, không tự phục vụ được và cuối cùng là chết. Tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer trên thế giới khá cao, chữa trị rất tốn kém, ít hiệu quả và đang có xu hướng ngày càng tăng. T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI II. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TUỔI GIÀ 1. Hội chứng về hưu - Từ 55 (đối với nữ) và 60 tuổi (đối với nam) là giai đoạn con người kết thúc thời kỳ lao động của mình để nghỉ ngơi, thư giãn. Đây là tuổi hưu của con người. Trong giai đoạn này, con người thường hồi tưởng, thường tự xem xét, đánh giá về quãng đời đã qua của mình. E.Erikson cho rằng nhiệm vụ ưu thế của giai đoạn chót này là hình thành sự toàn vẹn của cái tôi. Nó cho phép con người thấy được ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Khi những người già làm cái việc "tự kiểm điểm, tự đánh giá" này thường xảy ra hai trạng thái tâm lý khác nhau. Nếu những người già nào tự thấy rằng họ đã sống và làm được những điều tốt đẹp trong hoàn cảnh của mình, họ sẽ tự tin, yên tâm vui sống với con cháu. Những người này chấp nhận cái chết như là sự kết thúc của cả quãng đời đầy ý nghĩa. Trái lại, cũng có người cảm thấy hối tiếc vì những cơ hội đã bỏ qua cũng như sự lựa chọn thiếu khôn ngoan của mình. Những người này thường dễ bi quan, tuyệt vọng, ít vui sướng và dễ bị những bệnh tật của tuổi già. Họ chấp nhận cái chết thường khó khăn và vẫn mong muốn: giá có cơ hội làm lại. - Khi chuyển từ trạng thái làm việc tích cực, khẩn trương hằng ngày sang trạng thái nghỉ ngơi, tâm lý con người có những biến động đáng kể. Nhiều người cảm thấy khó thích nghi với cuộc sống mới. Người ta cho rằng đây là những năm tháng dễ gây ra các "hội chứng về hưu" ở người già. - Biểu hiện của hội chứng này là buồn chán, trống trải, thiếu tập trung, dễ cáu gắt, dễ nổi giận. Một số người cảm thấy không được tôn trọng như trước, thiếu tự tin, nghi ngờ người khác v.v... Cá biệt có người sa sút rõ rệt và sinh ra bệnh tật. Hội chứng này thường xảy ra trong năm thứ nhất của thời kỳ nghỉ hưu và mức độ biểu hiện rất khác nhau, tuỳ thuộc vào những yếu tố và những điều kiện cụ thể khác nhau của từng người. Nó có thể kéo dài một năm, thậm chí hai, ba năm. Người ta quan sát thấy: những người có tính cách nóng nảy, cố chấp, thời gian thích nghi thường kéo dài; những người từ tốn, bình tĩnh dễ thích ứng hơn. Đa số sau một năm có thể hồi phục trạng thái bình thường. Nữ giới thường thích ứng nhanh hơn nam giới. - Nguyên nhân của "hội chứng về hưu" có nhiều, trong đó những nguyên nhân có tính tâm lý - xã hội là đáng quan tâm hơn cả. Khi về hưu, con người xa rời những công việc quen thuộc mà mình yêu thích, đã gắn bó hàng chục năm, nếp sống bị đảo lộn, các mối quan hệ xã hội thân thiết bị thu hẹp, sự giao tiếp hằng ngày bị thay đổi. Những người về hưu cảm thấy mình đã đến cái tuổi không còn làm được gì, thu nhập cũng bị hạn chế, cống hiến cho xã hội bị giảm sút v.v... Tất cả những điều đó là những nhân tố làm rối loạn tâm lý, thể chất của những người về hưu, gây ra những thứ stress không phải ai cũng dễ vượt qua. - "Hội chứng về hưu" có thể khắc phục được nếu chúng ta có sự chuẩn bị trước về mặt tâm lý. Kinh nghiệm của những người về hưu cho thấy:  Cần nhận thức được việc nghỉ hưu là quy luật tất yếu đối với tất cả mọi người khi tuổi cao sức giảm.  Sống và làm việc tốt suốt trong thời kỳ đương chức. Nghĩa là trong thời gian dài làm việc, dù ở bất cứ cương vị công tác nào, con người cũng sống có đạo đức, có lương tâm, làm việc với tinh thần trách nhiệm đầy đủ, thì lúc về hưu sẽ cảm thấy thanh thản, không có gì hối tiếc. T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI  Chuẩn bị cơ sở vật chất trong điều kiện cho phép. Ví dụ: chuẩn bị nhà ở, sổ tiết kiệm để sinh sống, chi tiêu lúc cần thiết trong giai đoạn nghỉ hưu (ở Nhật Bản và Singapore nhiều thanh niên đã chú ý gửi tiết kiệm cho lúc nghỉ hưu).  Nuôi dạy con cái tốt và góp phần chuẩn bị nghề nghiệp, việc làm cho con cái khi còn đương chức. Chuẩn bị tâm thế sống hòa hợp với con cháu lúc nghỉ hưu.  Gia nhập các tổ chức xã hội phù hợp để tiếp tục hoạt động trong điều kiện mới như các hội đồng hương, hội khoa học kỹ thuật, hội cựu chiến binh, hội làm vườn, chăn nuôi v.v... Kinh nghiệm của những người trường thọ đã chỉ rõ người về hưu vẫn cần tiếp tục làm việc nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh gia đình; sau khi nghỉ không nên cắt đứt mọi quan hệ với công việc mà cần duy trì hoạt động theo một nhịp độ, nề nếp sinh hoạt hợp lý như đọc sách, báo, xem tivi, viết kinh nghiệm, viết hồi ký, tham gia những công việc ở thôn xóm, phường xã, giúp đỡ con cháu những việc nhẹ nhàng v.v... - Những việc làm này giúp người cao tuổi chuyển sang một vai trò mới, thích ứng dần với vai trò tuổi già và tiếp tục khẳng định niềm tin vào bản thân, sống vui vẻ vì họ thấy mình vẫn có ích, vẫn đóng góp được cho xã hội và thế hệ mai sau theo sức lực của mình.  Những người cao tuổi cần tiếp tục duy trì một chế độ sinh hoạt: ăn, ngủ, làm việc, tập thể dục, thư giãn hợp lý, giữ được các mối giao lưu rộng rãi với bạn bè, đồng nghiệp và những người thân yêu trong gia đình để đảm bảo cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. - Nếu có tâm lý sẵn sàng cho việc nghỉ hưu và thực thi một kế hoạch sống và làm việc như trên, những người về hưu sẽ không cảm thấy bị hụt hẫng, bị khủng hoảng. Họ sẽ tiếp tục sống thoải mái, thanh thản và hạnh phúc trong quãng đời còn lại. 2. Tuổi già và khía cạnh tâm linh Khi đã cao tuổi, con người thường gắn bó hơn với đời sống tâm linh, với dòng họ, gia đình và con cháu. Nhiều cụ ông, cụ bà thường đi thăm viếng lễ bái ở các đền, chùa, di tích nổi tiếng của đất nước, tham gia các lễ hội của làng, xã. Những hoạt động này vừa mang tính thư giãn, giải trí cao, vừa thỏa mãn tâm lý trở về cội nguồn của người cao tuổi. Các cụ ông thường quan tâm đến lịch sử, gia phả của dòng họ, của gia đình, bỏ nhiều công sức để tìm hiểu, hoàn thiện những vấn đề mà trước đây vì bận công việc họ chưa làm được. Điều này đem lại niềm vui, niềm tự hào cho chính họ, vừa có ý nghĩa răn dạy con cháu rất tốt. 3. Tuổi già và buồn sầu, mất mát Nhiều vấn đề gây nên những phản ứng buồn sầu nơi người cao tuổi. Mất sức khỏe, khả năng, sự hỗ trợ, các mối tương quan, bạn bè, vị thế khác nhau làm cho người già dễ bị tổn thương và có những phản ứng đau buồn. Một cách tiếp cận giải thích những phản ứng đau buồn của người cao tuổi đó là lý thuyết của Elisabeth Kubler-Ross về sự hấp hối và cái chết (1969). Thuyết này có thể giúp ta hiểu rõ hơn quá trình của nỗi sầu và quá trình này có thể ảnh hưởng đến những phản ứng và cách đối phó của người cao tuổi ra sao. T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI - Giai đoạn 1: Phủ nhận Đây là giai đoạn đầu tiên trong đó người ta biết được thông tin rằng họ hoặc ai đó họ biết đang hấp hối. Việc phủ nhận, chối từ có thể rất hữu ích vì nó giúp bảo vệ ta khỏi cú sốc trước thông tin mới nhận được. Trong giai đoạn phủ nhận này, người ta có thể nghĩ rằng “Không, không phải mình đâu” hoặc là “chắc phải có sự nhầm lẫn gì đây” hoặc “tại sao lại là con trai tôi chứ?” - Giai đoạn 2: Tức giận Một khi con người đã qua giai đoạn phủ nhận, phản ứng tiêu biểu kế tiếp mà ta thấy được đó là tức giận. Người ta phản ứng lại bằng sự giận dữ. Đây là cách thức con người giải tỏa những cảm xúc mãnh liệt của mình. Người ta có thể mắng nhiếc người chăm sóc, gia đình và thậm chí cả Trời đất nữa. Một số kiểu giận dữ có thể có là “Tại sao lại là tôi?” hoặc “Tại sao ông Trời lại làm điều này” hoặc “Tôi đã làm gì để đáng chịu như thế này?” - Giai đoạn 3: Mặc cả, ngã giá Một khi cơn giận đã nguội đi, người ta có thể thử mặc cả với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc với Trời để phục hồi lại sức khỏe. Kiểu phản ứng tiêu biểu là “Nếu tôi khỏe trở lại, tôi sẽ đi nhà thờ” hoặc “nếu cho tôi thêm thời gian, tôi sẽ” hoặc “tôi hứa tôi sẽ sống tốt hơn nếu để cho tôi sống”. Thậm chí những người không tin vào Chúa cũng thường mặc cả với một quyền lực cao cả hơn. - Giai đoạn 4: Trầm cảm Một khi nhận ra rằng mặc cả không đưa lại kết quả gì, người ta thường rơi vào trầm cảm. Đôi khi trầm cảm là chủ động: người ta chủ động than thở những mất mát đang đến hoặc sẽ đến. Đôi khi trầm cảm là thụ động: người ta trở nên câm lặng và co lại không chia sẻ với ai. - Giai đoạn 5: Chấp nhận Sau khi đã trải qua những giai đoạn trước, con người có được sự bình an để chấp nhận rằng họ hoặc ai đó sẽ chết. Nếu đạt đến giai đoạn này, họ thường có thể giải quyết những việc còn dang dở và viết đoạn kết cho những mối quan hệ và cuộc đời mình. Kubler thấy rằng nhiều người đã trải qua những giai đoạn như thế và một số người bị mắc kẹt ở một giai đoạn thì không thể bước tiếp giai đoạn tiếp theo. Nhưng cũng có một số người sẽ bỏ qua một hoặc hai giai đoạn nào đó, hoặc có người lại quay về giai đoạn trước đó. Học thuyết này cho biết những phản ứng trước sự hấp hối và cái chết. Ta có thể sử dụng nó để hiểu thêm những trạng thái cảm xúc của tuổi gì khi đối diện với những mất mát để giúp họ có thể chấp nhận và có được sự bình an trước những mất mát này. III. TUỔI GIÀ VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI Bên cạnh tâm lý hướng về cội nguồn, tổ tiên, những người cao tuổi còn có mối quan tâm đặc biệt đối với con cháu - những người sẽ tiếp nối họ trong tương lai. Điều hạnh phúc nhất đối với người già là thấy con cháu mình trưởng thành, tiến bộ, hữu ích cho xã hội. Họ coi đây vừa là tài sản quí báu nhất mà họ để lại cho gia đình, xã hội, vừa là phần thưởng tạo hóa giành cho họ. Chính vì vậy, nhiều bậc ông bà đã góp phần đắc lực vào việc nuôi dạy con cháu mình trưởng thành và coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn. T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI Sức khoẻ và những trạng thái tâm lý của người già không chỉ phụ thuộc vào chính bản thân họ mà còn phụ thuộc vào môi trường sống của xã hội, vào thái độ cư xử của con cháu, của các thế hệ kế tiếp họ. Sự kính trọng, biết ơn của xã hội, của các thế hệ con cháu là niềm động viên khích lệ rất lớn đối với người già. Tóm tắt ý chính: GIAI ĐOẠN CAO NIÊN - Những thay đổi về thể chất và nhận thức: giai đoạn thoái hóa về thể chất, nguy cơ bệnh tật cao, xuất hiện triệu chứng mất trí nhớ và suy giảm khả năng ghi nhớ - Đặt điểm tâm lý:  Hội chứng về hưu sẽ khiến cho người cao tuổi kiểm điểm lại quá khứ và cảm thấy hài lòng hoặc hối tiếc về những chọn lựa đã qua  Khía cạnh tâm linh: gắn bó với thần linh, dòng tộc  Buồn sầu và mất mát: cảm nhận sự bất lực của bản thân, kinh nghiệm sự ra đi của những người đồng trang lứa và sợ hãi cái chết - Tuổi già và môi trường xã hội: hướng về cội nguồn, quan tâm đến con cháu T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI TÓM KẾT Học thuyết về sự phát triển tâm lý xã hội của Erikson được trình bày sau đây hy vọng sẽ tóm kết lại một số điểm nhân viên công tác xã hội cần quan tâm trong quá trình tác nghiệp. Erikson cho rằng con người phát triển theo một hướng nhất định gồm tám giai đoạn sau đây: - Giai đoạn 1- tin tưởng >< không tin tưởng (từ lúc sinh ra đến khi 18 tháng): Trong giai đoạn này, trẻ học tin tưởng người khác đặc biệt là người chăm sóc chúng. Trẻ sơ sinh học biết rằng chúng có thể cậy dựa vào người chăm sóc để có được thực phẩm, nhà ở, và tình thương và để đáp ứng nhu cầu của mình. Nếu các nhu cầu của trẻ không được đáp ứng, trẻ sẽ không tin tưởng người khác - Giai đoạn 2 - tự quản >< xấu hổ và nghi ngờ (từ 18 tháng đến 3 tuổi): Trẻ học cách làm một số việc như tự ăn, tự mặc quần áo. Qua việc hoàn tất các công việc, trẻ có được cảm giác tự tin. Nếu sự tự lập của trẻ không được khuyến khích, hoặc nếu trẻ bị phạt vì tự làm việc này việc kia, chúng có thể nảy sinh cảm giác tự nghi ngờ bản thân. - Giai đoạn 3 - chủ động, sáng kiến >< cảm giác tội lỗi (3 đến 6 tuổi): Trẻ rất linh hoạt và chủ động. Chúng có nhiều sáng kiến, chúng học hỏi, khám phá, và chi phối những sự xung quanh. Trẻ được khuyến khích sáng tạo sẽ phát triển những kỹ năng cho phép chúng theo đuổi những mục tiêu và những điều mình ưa thích trong tương lai. Trẻ không được động viên, khích lệ sẽ thiếu tự tin khi làm điều mình ưa thích và sẽ không có thể làm chủ được đời mình. - Giai đoạn 4 - năng nổ, hiệu quả >< tự ti mặc cảm (6 đến 12 tuổi): Trẻ cần phải thực hiện nhiều điều hữu ích và có những kinh nghiệm thành công. Trẻ bận bịu với việc vừa chơi vừa học và qua đó trẻ có cơ hội thông thạo những công việc khác nhau. Trẻ nào có thể tìm ra những cách thức làm sao để thành công trong công việc sẽ học được tính cần cù siêng năng. Trẻ nào cứ gặp thất bại sẽ có cảm giác mặc cảm. Điều này ngăn cản cơ hội thành công trong tương lai. - Giai đoạn 5 - Khẳng định căn tính, bản sắc >< mơ hồ về căn tính (vị thành niên): Vị thành niên khám phá mình là ai và phát triển cảm thức về căn tính, bản sắc của mình. Chúng sẽ thử nghiệm và hòa nhập nhiều vai trò với cảm thức về cái tôi của mình. Trẻ vị thành niên nào gặp khó khăn trong việc hòa nhập các vài trò với căn tính, bản sắc của mình sẽ kinh nghiệm sự mơ hồ về căn tính - Giai đoạn 6 - Thân thiết gần gũi >< cô độc (thanh niên): Thanh niên tìm kiếm sự thân thiện và gần gũi trong các mối tương quan. Họ học cách cho đi và nhận lại từ một người quan trọng nào đó mà vẫn không đánh mất căn tính của mình. Nếu họ không thể có được tương quan thân thiết nào, họ sẽ có nguy cơ cô độc trong tuổi tráng niên - Giai đoạn 7 - năng động >< trì trệ, tự đủ (tráng niên): Người tráng niên đầu tư vào công việc, gia đình, cộng đồng và thế hệ tương lai. Họ bắt đầu nhìn vào đời mình và an sinh hạnh phúc của những người xung quanh. Người nào không thể T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI làm như thế sẽ tiến lên được và họ chỉ quan tâm đến bản thân mình. Họ trở nên trì trệ và không thể làm gì cho người khác - Giai đoạn 8 - mãn nguyện >< thất vọng (tuổi già): Người ở tuổi già nhìn lại đợi mình và kiểm kê lại những thành công. Ai thỏa mãn với những gì mình đạt được sẽ có cảm giác hạnh phúc và bình an. Ai không thỏa mãn sẽ có cảm giác thất vọng và tiếc nuối những cơ hội đã qua. T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Thị Minh Hà. (2009). Tâm lý học Phát triển – TLHT. Trường Đại học sư phạm TPHCM [2] Lê Văn Hồng et al. (1999). Tâm lý học Lứa tuổi và Tâm lý học Sư phạm. Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội [3] Nguyễn Ánh Tuyết. (2007). Tâm lý học Trẻ em Lứa tuổi Mầm non. Nhà xuất bản ĐH Sư phạm [4] Nguyễn Thị Bích Hồng. 2008. Sự Phát triển Con người từ Sơ Sinh đến Thiếu niên. Tài liệu tập huấn [5] Rogers Taun Anissa. (2010). Human Behavior in the Social Environment. 12nd ed. London:Routledge [6] Trần Thị Thúy Vinh. (2010). Tâm lý học Trẻ em – TLBG. Trường Cao đẳng sư phạm Mẫu giáo Trung ương 3 [7] Vũ Thị Nho. (2008). Tâm lý học Phát triển. Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội [Type text] Giáo án – Các Giai Đoạn Phát Triển Của Con Người SDRC - CFSI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_giai_doan_phat_trien_cua_cn_652.pdf