Thanh toán quốc tế - Bao thanh toán
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.Khái niệm
II.Đặc điểm
III.Phân loại
IV.Vai trò
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN TINH HÌNH TÀI TRỢ BAO THANH TOÁN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
I.Kết quả tài trợ bao thanh toán của ngân hàng.
II.Phân tích nguyên nhân thực trạng trên.
2.1 Các khó khăn trong việc thẩm định người mua.
2.2 Quy định về quyền đòi nợ của các NH đối với người mua chưa chặt chẽ
2.3 Một số nguyên nhân khác
Chương 3:GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN
15 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2421 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thanh toán quốc tế - Bao thanh toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP HCM
KHOA: TÀI CHÍNH _ NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI: BAO THANH TOÁN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
MỤC LỤC
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.Khái niệm
II.Đặc điểm
III.Phân loại
IV.Vai trò
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN TINH HÌNH TÀI TRỢ BAO THANH TOÁN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
I.Kết quả tài trợ bao thanh toán của ngân hàng.
II.Phân tích nguyên nhân thực trạng trên.
2.1 Các khó khăn trong việc thẩm định người mua.
2.2 Quy định về quyền đòi nợ của các NH đối với người mua chưa chặt chẽ
2.3 Một số nguyên nhân khác
Chương 3:GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, khối các ngân hàng thương mại cổ phần đang được đánh giá là phát triển năng động và chiếm thị phần ngày càng lớn trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thương mại. NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) là một trong số những NHTMCP đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Techcombank cũng là ngân hàng có thế mạnh về thanh toán quốc tế, đang nỗ lực duy trì vị trí một trong các NHTMCP có thị phần cao nhất về thanh toán quốc tế. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng trên phạm vi rộng lớn như hiện nay, các quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi nước, và Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Nắm bắt được xu thế ấy, các ngân hàng thương mại trong nước nói chung và Techcombank nói riêng đang rất chú trọng tới việc phát triển các nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại đơn vị để nâng cao thị phần của mình, từ đó gia tăng thu nhập từ lĩnh vực dịch vụ hấp dẫn và đầy tiềm năng này. Trong số các phương thức thanh toán quốc tế đang được sử dụng phổ biến hiện nay, phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi nhất do những ưu điểm vượt trội của nó so với các phương thức thanh toán khác. Tuy nhiên, đây cũng là phương thức thanh toán có quy trình phức tạp và chặt chẽ, việc áp dụng trong thực tế hiện nay vẫn tồn tại nhiều vướng mắc. Trung tâm giao dịch Hội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam nằm trong toà nhà Trụ sở chính NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam dự kiến sẽ được phát triển thành Sở giao dịch của ngân hàng trong thời gian tới. Do đó, đây sẽ là đầu mối thực hiện các giao dịch lớn của ngân hàng, đặc biệt là các giao dịch thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, tính đến nay, Trung tâm giao dịch mới hoạt động được hơn một năm nên số lượng khách hàng còn ít, quá trình thanh toán gặp phải không ít khó khăn; do đó, quy mô và hiệu quả hoạt động của Trung tâm chưa xứng với tiềm năng và trọng trách mà Trung tâm phải đảm nhận. Vì vậy, em chọn đề tài “Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam” với mong muốn đề xuất một số phương hướng, biện pháp cho việc nâng cao quy mô cũng như chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của Trung tâm giao dịch trong thời gian tới. Trong phạm vi chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em sẽ trình bày ba phần chính sau: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNChương 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN TINH HÌNH TÀI TRỢ BAO THANH TOÁN CỦA CÁC NGÂN HÀNGChương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.Khái niệm
Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận tại hợp đồng mua bán.
II. Đặc điểm
1.Đối với bên bán/ bên xuất khẩu:
1.1. Tăng khả năng cạnh tranh bằng những phương thức thanh toán linh hoạt;
1.2. Được bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua hàng 100% giá trị hoá đơn;
1.3. Được ngân hàng ứng trước tiền hàng đến 80-90% giá trị khoản phải thu;
1.4. Nắm được chính xác uy tín tín dụng và khả năng tài chính thực tế của bên mua (nhất là đối với người mua nước ngoài);
1.5. Tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc quản lý và thu hồi các khoản phải thu
2. Đối với người mua:
2.1.Không phải trả bất kỳ một khoản phí bao thanh toán nào;
2.2.Không mất thời gian để mở L/C cho từng lần nhập hàng, không phải ký quỹ;
2.3.Được nhận hàng và sử dụng hàng mà chưa cần phải thanh toán tiền ngay;
2.4.Chỉ thanh toán tiền khi hàng hoá đáp ứng được các yêu cầu của hợp đồng;
2.5.Cơ chế thanh toán linh hoạt (bằng đồng nội tệ hoặc ngoại tệ)
III. Phân loại
3.1 Căn cứ vào độ rủi ro thanh toán
+ Bao thanh toán truy đổi
+ Bao thanh toán miễn truy đổi
3.2. Căn cứ vào thời gian
+ Bao thanh toán ứng trước (bao thanh toán chiết khấu)
+ Bao thanh toán khi dáo hạn
3.3. Căn cứ vào phạm vi thực hiện bao thanh toán
+ Bao thanh toán trong nước
+ Bao thanh toán quốc tế
3.4. Căn cứ vào phương thức
+ Bao thanh toán từng lần
+ Bao thanh toán theo hạn mức
+ Đồng bao thanh toán
IV. Vai trò
1.Đối với ngân hàng / công ty bao thanh toán
+ Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng
+ Gia tăng lợi nhuận
+ Phát triển mạng lưới bán hàng
2. Đối với bên bán hàng
+ Có thể thu tiền hàng ngay thay vì phải đợi đến kỳ hạn trả chậm
+ Tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc theo dõi, thu hồi khoản phải thu.
+ Được NH hỗ trợ đánh giá tình hình kinh doanh cùa bên mua hàng / nhà nhập khẩu.
3. Đối với bên mua hàng
+ Được hưởng lợi ích tài chính từ việc mua bán hàng trả chậm.
+ Gia tăng dân số mua hàng trả chậm.
+ Đơn giản hóa các dịch vụ thanh toán tiền do việc thanh toán tập trung vào một mối.
Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân tình hình tài trợ bao thanh toán của các NH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
I.Kết quả tài trợ bao thanh toán của NH
Trong năm 2006 _ năm mà các NH ở Đà Nẵng bắt đầu triển khai các dịch vụ bao thanh toán, hầu như chưa ng nào có được khách hàng sử dụng bao thanh toán. Đến cuối năm 2006, sau cuộc hội thảo về bao thanh toán được tổ chức tai khách sạn Sài Gòn Tourance, chi nhánh Vietcombank Đà Nẵng đã có được khách hàng sử dụng bao thanh toán và trở thành nh đầu tiên có doanh thu về bao thanh toán tại Đà Nẵng.
Tính đến thời điểm hiên nay Vietcombank chi nhánh Đà Nẵng đã có 6 hợp đồng bao thanh toán, Techcombank Đà Nẵng được 1 hợp đồng, ACB có được 1 hợp đồng, NH Phương Đông Đà Nẵng cũng có được 1 hợp đồng.Còn các NH khác như Saccombank, NH Hàng Hải , nh Xuất Nhập Khẩu…vẫn ở trong tình trạng chưa có khách hàng.
Như vậy, có thể nói bao thanh toán vẫn chưa thật sự phát triển tại Đà Nẵng.
II. Phân tích nguyên nhân thực trạng trên
2.1.Các nh gặp khó khăn trong việc thẩm định người mua.
Khác với các nghiệp vụ tín dụng truyền thống, rủi ro tín dụng của bao thanh toán sẽ chủ yếu và trực tiếp phụ thuộc vào uy tín và năng lực tài chính của người mua hàng chứ không phải là người bán hàng. Bởi vì bên mua hàng mới là người chịu trách nhiệm trả nợ chính cho NH. Nhưng vì họ không phải là người trực tiếp yêu cầu khoản tín dụng từ nh và do đó họ không có nghĩa vụ phải cung cấp những thông tin và tài liệu liên quan đến khả năng tài chính và tình hình hoạt động của mình cho NH. Chính vì vậy, khó khăn lớn nhất của NH trong việc thực hiện nghĩa vụ bao thanh toán là không thể thẩm định được bên mua.
- Để giải quyết khó khăn này, Saccombank đã ban hành sẵn một danh mục các bên mau hàng và theo đó, các chi nhánh Saccombank chỉ chấp nhân tài trợ bao thanh toán cho bên bán hàng nếu họ có bên mua hàng thuộc danh mục này. Tuy nhiên, đây là cách giải quyết không triệt để. Danh mục này quá nhỏ không phù hợp với bên bán hàng, khả năng mà các doanh nghiệp bị nh từ chối bao thanh toán vì bên mua hàng không nằm trong danh mục này là rất lớn. Cho dù Saccombank mở rộng danh mục này cho tất cả các khách hàng được đánh giá là có uy tín tín dụng tốt thì cũng không đủ để phù hợp với các doanh nghiệp bán hàng. Bởi vì, Saccombank chỉ đánh giá được những doanh nghiệp đã là khách hàng của nó, còn những doanh nghiệp khác không phải là khách hàng của Saccombank thì nh không thể thẩm định được.
-Nhưng nếu bên mua mặc dù không có quan hệ với Saccombank và đương nhiên không nằm trong danh mục nhưng họ lại giao dịch thường xuyên với các NH khác thì Sccombank cũng có thể khai thác thông tin về người mua thong qua NH này. Chính vì vậy, một cách khác có thể gải quyết vấn đề này triệt để hơn đó là sử dụng thong tin về người mua hàng từ những NH mà bên mau có quan hệ giao dịch. Nhưng cách này lại gặp phải một khó khăn khác. Hiện nay do áp lực cạnh tranh nên sự liên kết giữa các NH trên địa bàn vẫn còn lỏng lẽo. Không có quan hệ lien kết thì các NH không dễ gì trao đổi các thông tin về khách hàng của mình cho các Chi nhánh NH khác.
-Ngoài ra để có được thông tin chính xác về người mua cũng như cung cấp hiệu quả dịch vụ thu hộ các khoản phải thu, các NH có thể hệ thống hai đại lý bao thanh toán . Nhưng Việt Nam vẫn chưa có hiệp hội bao thanh toán quốc gia, dĩ nhiên vẫn chưa có luật điều chỉnh về sự ràng buột về trách nhiệm của các đại lý bao thanh toán. Hơn nữa, các NH chưa chủ động trong việc đặt quan hệ đại lý về dịch vụ bao thanh toán.
- Có thề thấy rằng các NH muốn có thong tin chính xác và đầy đủ về người mua là không đễ dàng. Chính vì vậy, các NH hiện nay chưa dám cung cấp rộng rãi bao thanh toán cho khách hàng, đối tượng khách hàng được các NH hạn chế trong phạm vi một số khách hàng “ruột” của NH.
2.2 Quy định về quyền đòi nợ của NH đối với người mua chưa chặt chẽ.
Một điểm còn yếu trong hệ thống luật pháp của Việt Nam về hoạt động bao thanh toán được ông Jeroen Konhsamm – Tổng thư ký Hiệp hội bao thanh toán quốc tế FCI nêu ra trong báo cáo của mình tại một cuộc hội thảo do FCI và NH Việt Nam tổ chức vào đầu năm 2006 đó là: trong hoạt động bao thanh toán sẽ diễn ra một bước quan trọng : “chuyển giao quyền đòi nợ” từ người bán hàng sang đơn vị bao thanh toán nhung lại không thấy có quy định liên quan nào xác lập mối quan hệ này, như vậy việc chuyển giao này có được thừa nhận hay không, trong trường hợp không được thừa nhận thì xử lý như thế nào? Chính vì quyền đòi nợ không được quy định chặt, đã gây không ít trở ngại cho các NH trong việc thu nợ từ người mua.
Bên cạnh đó Việt Nam chưa có luật điều chỉnh việc chuyển nhượng các khoản phải thu trong thương mại. Như vậy, Pháp luật Việt Nam vẫn chưa tạo được hành lang pháp lý phù hợp cho các NH thực hiện hiệu quả trong nghiệp vụ bao thanh toán.
2.3 Một số nguyên khác
- Công tác Marketing, giới thiệu, quảng bá dịch vụ bao thanh toán với khách hàng chưa được các NH triển khai một cách mạnh mẽ, sâu rộng và hiệu quả.
- Các chi nhánh NH đang thiếu một bộ phận nhân viên chuyên trách để thực hiện tốt việc triển khai, tư vấn phục vụ khách hàng và phát triển sản phẩm bao thanh toán, và đặt biệt là trong việc thẩm định các hợp đồng thương mại giữa bên bán và bên mua hàng.
- Nhiều NH chưa nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích tất yếu phải phát triển bao thanh toán.
- Nghiệp vụ bao thanh toán cua các NH vẫn chưa thật sự tiện lợi cho khách hàng, NH đòi hỏi cao đối với khách hàng.
- Các NH chưa có bộ phận bao thanh toán độc lấp nên chưa tạo ra một cơ chế hoạt động độc lập và hiệu quả.
- Mức độ hiểu biết giữa các doanh nghiệp về dịch vụ bao thanh toán vẫn còn hạn chế.
Chương 3: GẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN
Nhận xét:
Để VN có thể phát triển được một thị trường dịch vụ bao thanh toán hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì sẽ cần sự cố gắng và nỗ lực của rất nhiều bên, tuy nhiên cái gốc sẽ vẫn là những điều chỉnh phù hợp của các văn bản pháp luật hiện hành sao cho vẫn giữ được những đặc trưng vốn có của loại nghiệp vụ đặc biệt này và đồng thời phát huy hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện nghiệp vụ. Một trong những đề xuất mà chúng tôi cũng đồng tình với các chuyên gia đưa ra trong các cuộc hội thảo, đó là nên tách bạch hoạt động cho vay với bao thanh toán, hai nghiệp vụ này không thể là một và không chịu chung sự kiểm soát theo cùng một kiểu, cũng như nếu có thể thì bộ phận phụ trách dịch vụ bao thanh toán sẽ nằm độc lập với các hộ phận cung cấp dịch vụ khác của ngân hàng, nhất là bộ phận tín dụng để có thể tập trung vào những tiêu chuẩn thẩm định riêng của mình, từ đó tiến tới là công ty bao thanh toán sẽ là một công ty độc lập và không chịu sự chi chối của luật các TCTD hiện hành; chẳng hạn như việc hiện nay hoạt động bao thanh toán phải bảo đảm: “tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán” là một điều hết sức phi lý, bởi rủi ro lúc này không phụ thuộc vào khách hàng đó mà chỉ phụ thuộc vào “khách hàng của khách hàng” mà thôi.
Tuy vẫn còn những việc phải hoàn thiện, nhưng theo chúng tôi cần phát triển nhanh nghiệp vụ bao thanh toán trong hệ thống ngân hàng thương mại VN, góp phần đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng, qua đó sẽ thúc đẩy thương mại phát triển, kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh
Giải pháp để phát triển phương thức bao thanh toán ở nước ta
- Tăng cường công tác mar- keting, giới thiệu những tiện ích của BTT cho các DN.
- Đơn giản hoá thủ tục BTT bằng các quy định pháp lý cụ thể.
- Có chính sách phí linh hoạt, phù hợp với các DN vừa và nhỏ.
- NHNN làm đầu mối thành lập Hiệp hội BTT VN, khuyến khích các NH tham gia để được cung cấp thông tin, hỗ trợ công nghệ…Đây cũng là một bước hội nhập với nền tài chính quốc tế của VN.
- NHNN nghiên cứu quy chế thành lập các công ty BBT độc lập
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thanh toán quốc tế - bao thanh toán.docx