Thành phần loài họ cua cát (Ocypodidae) ở vùng ven biển Khánh Hòa

- Thành phần loài họ cua Cát (Ocypodidae) ở vùng ven biển Khánh Hòa là khá đa dạng và phong phú với 27 loài của 7 giống, thuộc 3 phân họ. Các giống có số lượng loài nhiều là Macrophthalmus (10 loài) và Uca (8 loài). Các giống có số lượng loài ít là Tmethypocoelis và Dotilla (cùng có 1 loài). Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm khu hệ cua Cát ở Vịnh Bắc Bộ và biển Việt Nam. - Các loài cua Cát phân bố khá rộng, từ khu dưới triều cho đến khu trên triều nhưng tập trung nhiều nhất ở khu triều thấp, triều giữa và triều cao. Số loài thu được ở các khu thuộc vùng triều khá tương đương nhau. - Đa số các loài cua Cát thích nghi tốt với đáy bùn hoặc bùn cát. Chỉ một số ít loài thích nghi được với chất đáy cát. Đặc biệt trên sàn rừng ngập mặn có rất nhiều loài cua Cát sinh sống. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, để bảo vệ đa dạng sinh học cua Cát ở vùng nghiên cứu cần phải đưa công tác bảo vệ, phục hồi rừng ngập mặn lên hàng đầu.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần loài họ cua cát (Ocypodidae) ở vùng ven biển Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(14)/2010: tr. 16-21 THÀNH PHẦN LOÀI HỌ CUA CÁT (OCYPODIDAE) Ở VÙNG VEN BIỂN KHÁNH HÒA BÙI THANH LONG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế NGUYỄN VĂN CHUNG Viện Hải Dương học, Nha Trang Tóm tắt: Bài báo đã đưa ra danh mục thành phần loài họ cua Cát (Ocypodidae) ở vùng ven biển Khánh Hòa, gồm 27 loài thuộc 7 giống của 3 phân họ, được thu thập từ 9 điểm thu mẫu dọc theo tuyến ven biển Khánh Hòa. Trong đó, bổ sung thêm 1 loài mới vào danh mục thành phần loài của họ cua Cát ở biển Việt Nam. Mỗi loài đều đã được xác định tên, mô tả đặc điểm hình thái và phân bố theo độ cao triều và chất đáy. 1. MỞ ĐẦU Vùng triều là hệ sinh thái có phổ muối rộng, thành phần sinh vật cực kỳ đa dạng như cua, tôm, cá Một số loài cua trong nhiều họ như: Grapsidae, Portunidae, Ocypodidae kích thước nhỏ hoặc trung bình có vai trò cực kỳ quan trọng trong chuổi thức ăn tự nhiên và đời sống con người. Khi nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh mẽ các loài này được khai thác để cung cấp thức ăn chăn nuôi. Trong đó, cua Cát chịu ảnh hưởng nhiều nhất do sống gần bờ, dễ bị phát hiện, dễ bắt. Công tác điều tra thành phần loài cua, đặc biệt là họ cua Cát ở địa phương cần được quan tâm nghiên cứu nhằm góp phần cung cấp thêm các dẫn liệu cần thiết về thành phần loài cũng như đặc điểm phân bố của cua biển ở tỉnh Khánh Hòa. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Ngành Chân khớp: Phylum Arthropoda - Phân ngành Giáp xác: Subphylum Crustacea - Lớp vỏ mềm: Class Malacostraca - Bộ Mười chân: Order Decapoda - Họ cua Cát: Family Ocypodidae Ortmann, 1894. 2.2. Địa điểm nghiên cứu: Vùng ven biển thuộc 5 huyện, thị xã và thành phố: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam Lâm, Cam Ranh, Nha Trang. 2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010, trong đó chia làm 3 đợt thu mẫu: 10/2009, 02/2010 và 5/2010. THÀNH PHẦN LOÀI HỌ CUA CÁT (OCYPODIDAE) Ở VÙNG VEN BIỂN KHÁNH HÒA 17 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Điều tra thực địa - Thu mẫu bằng tay, lưới, đào hang, thu mẫu bổ sung tại các ghe giã cào, cảng cá. - Xác định vùng triều, độ cao triều theo phương pháp của Gurjanova (1972) và Nguyễn Văn Chung (1988, 2005). Đặt mặt cắt thẳng góc với bờ biển, trên mỗi khu triều đặt một số trạm thu mẫu. - Xác định chất đáy theo phương pháp của Nguyễn Văn Chung (1978). - Số lượng mẫu: 3-5 con/loài/lần thu, đủ cả hai giới. - Sử dụng phiếu, máy ảnh ghi lại hình ảnh, đầy đủ thông tin về thời gian, địa điểm thu mẫu, tên địa phương, tình hình phát triển số lượng để làm cơ sở cho việc xử lý số liệu sau này. Ngâm bảo quản mẫu trong cồn 700. Tại phòng thí nghiệm: - Phân tích các chỉ tiêu phân loại: Mô tả hình dạng, đặc điểm của vỏ đầu ngực, trán, mắt, chân hàm, chân ngực, chân bụng, bụng - Định loại theo khóa định loại và theo mô tả của Sakai (1976), Dai A. Y. & Yang S. L. (1991) và Nguyễn Văn Chung (2000, 2005). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thành phần loài họ cua Cát (Ocypodidae) ở vùng ven biển Khánh Hòa Qua điều tra thu mẫu ngoài thực địa và quá trình phân tích trong phòng thí nghiệm, chúng tôi đã xác định được 27 loài, thuộc 7 giống, 3 phân họ trong họ cua Cát (Ocypodidae) ở vùng ven biển Khánh Hòa (Bảng 3.1). Trong đó, giống có số lượng loài nhiều nhất là Macrophthalmus với 10 loài (thuộc 3 dưới giống), chiếm 37,04%; thứ 2 là giống Uca với 8 loài (thuộc 4 dưới giống), chiếm 29,63%. Các giống còn lại có số lượng loài khá ít: Giống Ocypode với 3 loài, chiếm 11,11%; Giống Ilyoplax và Scopimera cùng có 2 loài chiếm 7,41%; Và cuối cùng là 2 giống Tmethypocoelis và Dotilla chỉ có 1 loài, chiếm 3,70%. Vùng biển Việt Nam có 67 loài cua Cát [1], trong đó có 19 loài chung cho cả Vịnh Bắc Bộ [7] và Khánh Hòa (chiếm 28,36%). Có 8 loài chỉ phân bố ở Khánh Hòa mà không có ở Vịnh Bắc Bộ. Đặc biệt, khi nghiên cứu thành phần loài cua Cát ở Khánh Hòa chúng tôi đã phát hiện một loài mới bổ sung cho danh mục thành phần loài cua Cát ở biển Việt Nam là loài U. (Deltuca) urvillei. Có 2 loài chúng tôi chưa xác định được tên khoa học là Macrophthalmus (Macrophthalmus) sp. và Ilyoplax sp. Bảng 3.1. Thành phần loài cua Cát (Ocypodidae) vùng ven biển Khánh Hòa Stt TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM A Subfamily Ocypodinae Dana, 1851 Phân họ Ocypodinae I Genus Ocypode Weber, 1795 Giống còng Gió BÙI THANH LONG - NGUYỄN VĂN CHUNG 18 1 O. ceratophthalmus (Pallas, 1772) Còng Gió Xê-Ra 2 O. stimpsoni Ortmann, 1897 Còng Cát 3 O. cordimana Desmarest, 1825 Còng Cơm II Genus Uca Leach, 1814 Giống Còng Subgenus Celuca Crane, 1975 Dưới giống Celuca 4 U. (Celuca) annulipes (H. Milne-Edwards, 1837) Còng Trắng 5 U. (Celuca) triangularis (H. Milne-Edwards, 1873) Còng Tri-An Subgenus Amphiuca Crane, 1975 Dưới giống Amphiuca 6 U. (Amphiuca) chlorophthalmus crassipes (Adams and White, 1848) Còng Co-Ro Subgenus Thalassuca Crane, 1975 Dưới giống Thalassuca 7 U. (Thalassuca) vocans (Linnaeus, 1758) Còng Đỏ 8 U. (Thalassuca) borealis Crane, 1975 Còng Đá Subgenus Deltuca Crane, 1975 Dưới giống Deltuca 9 U. (Deltuca) dussumieri H. Milne-Edwards, 1852 Còng Đa-Su 10 U. (Deltuca) arcuata (de Haan, 1835) Còng A-Cu 11 U. (Deltuca) urvillei (H. Milne-Edwards, 1852) B Subfamily Macrophthalminae Dana, 1852 Phân họ Macrophthalminae III Genus Macrophthalmus Latreille, 1892 Giống Cáy Subgenus Macrophthalmus Latreille, 1892 Dưới giống Macrophthalmus 12 M. (Macrophthalmus) crassipes H. Milne-Edwards, 1852 Cáy Cơ-Ra 13 M. (Macrophthalmus) convexus Stimpson, 1858 Cáy Xạ Con-Vơ 14 M.(Macrophthalmus) dentatus Stimpson, 1858 Cáy Đen-Ta 15 M. (Macrophthalmus) brevis (Herbst, 1804) Cáy Bơ-Re 16 M. (Macrophthalmus) verreauxi H. Milne-Edwards, 1848 Cáy Xạ Ve-Rô 17 M.(Macrophthalmus) sp. Subgenus Mareotis Barnes, 1967 Dưới giống Mareotis 18 M. (Mareotis) erato de Man, 1888 Cáy Xạ Ê-Ra 19 M. (Mareotis) tomentosus (Souleyet, 1841) Cáy Xạ Tô-Men 20 M. (Mareotis) definitus Gray, 1847 Cáy Xạ Đơ-Phi Subgenus Venitus Barnes, 1967 Dưới giống Venitus 21 M. (Venitus) latreillei (Desmarest, 1822) Cáy xạ La-Tre C Subfamily Scopimerinae Alcock, 1900 Phân họ Dã tràng IV Genus Ilyoplax Stimpson, 1858 Giống Còng Vái trời 22 I. ningpoensis Shen, 1940 Còng Vái trời Ninh-po 23 I. sp. V Genus Tmethypocoelis Koelbel, 1897 Giống Tmethypocoelis 24 T. ceratophora (Koelbel, 1897) Còng Xê-Ra VI Genus Scopimera de Haan, 1833 Giống Dã Tràng 25 S. globosa de Haan, 1833 Dã tràng Gơ-Lô 26 S. tuberculata Stimpson, 1858 Dã tràng Tu-Bơ VII Genus Dotilla Stimption, 1858 Giống Dotilla 27 D. wichmanni de Man, 1892 Dã tràng Vi-Ma THÀNH PHẦN LOÀI HỌ CUA CÁT (OCYPODIDAE) Ở VÙNG VEN BIỂN KHÁNH HÒA 19 3.2. Phân bố theo độ cao triều và chất đáy 3.2.1. Phân bố theo độ cao triều Hình 3.1. Đặc điểm phân bố theo độ cao triều của họ cua Cát (Ocypodidae) ở Khánh Hòa (Phân chia vùng triều: [3], [5], [7]) Chú thích: 1 - O. Cordimana, 2 - U. (Deltuca) urvillei, 3 - O. stimpsoni, 4 - O. ceratophthalmus, 5 - U. (Amphiuca) chlorophthalmus crassipes, 6 - U. (Celuca) annulipes, 7 - U. (Celuca) triangularis, 8 - U. (Deltuca) dussumieri, 9 - U. (Thalassuca) borealis, 10 - U. (Thalassuca) vocans, 11 - D. wichmani, 12 - I. sp., 13 - S. globosa, 14 - S. tuberculata, 15 - M. (Macrophthalmus) brevis, 16 - M. (Macrophthalmus) sp., 17 - M. (Mareotis) tomentosus, 18 - I. ningpoensis, 19 - T. ceratophora, 20 - U. (Deltuca) arcuata, 21 - M. (Macrophthalmus) convexus, 22 - M. (Macrophthalmus) crassipes, 23 - M. (Macrophthalmus) dentatus, 24 - M. (Macrophthalmus) verreauxi, 25 - M. (Mareotis) definitus, 26 - M. (Mareotis) erato, 27 - M. (Venitus) latreillei. Từ hình 3.1 cho chúng ta thấy sự phân bố của các loài thuộc họ cua Cát là khá rộng theo độ cao triều, kéo dài từ khu dưới triều đến khu trên triều. Tuy nhiên thường tập trung đông nhất ở vùng triều (triều cao, triều giữa, triều thấp). Đa số các loài thường không phân bố cố định ở một khu triều nhất định mà thường phân bố rộng, đáng kể có những loài chiếm vùng phân bố trên cả 3 khu triều như O. ceratophthalmus, S. globosa, S. tuberculata, D. wichmani, U. (Deltuca) dussumieri, U. (Celuca) annulipes, U. (Celuca) triangularis, U. (Amphiuca) chlorophthalmus crassipes, U. (Thalassuca) vocans, U. (Thalassuca) borealis, I. ningpoensis, I. sp., T. ceratophora. Đặc điểm phân bố như vậy chứng tỏ khả năng thích nghi rộng của các loài cua Ocypodidae, điều này có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo cho sự tồn tại của loài trong điều kiện tự nhiên liên tục có những biến đổi. BÙI THANH LONG - NGUYỄN VĂN CHUNG 20 3.2.2. Phân bố theo chất đáy Khi nghiên cứu đặc điểm phân bố của cua Cát theo chất đáy ở khu vực Khánh Hòa chúng tôi chia ra làm 2 loại chất đáy chính: cát và bùn. Ngoài ra còn có một số loại chất đáy hỗn hợp như: cát - bùn, bùn - cát, bùn - sét, bùn - cát - sỏi * Đáy cát: Có độ đa dạng thấp, chỉ rất ít loài sống được ở loại chất đáy này. Theo chúng tôi vì đây là môi trường ít nước, thức ăn và chỗ trú ẩn nhất nên ít loài có thể thích nghi tốt với loại chất đáy này. Đặc trưng cho loại chất đáy này có một số loài như: O. ceratophthlmus, O. stimpsoni, O. cordimana, S. tuberculata, S. globosa, D. wichmani, M. (Macrophthalmus) brevis, M. (Macrophthalmus) sp. * Đáy bùn, bùn - cát: Đây là môi trường giàu chất dinh dưỡng, giữ nước tốt do đó lượng rơi rụng, bồi đắp, xác sinh vật được giữ lại rất lâu trong đất bùn. Chính vì vậy đây cũng là môi trường có độ đa dạng sinh học cao nhất với nhiều loài sinh sống, đồng thời số lượng và mật độ cá thể cũng khá cao. Điển hình có các loài như: U. (Deltuca) dussumieri, U. (Celuca) annulipes, U. (Celuca) triangularis, U. (Amphiuca) chlorophthalmus crassipes, U. (Thalassuca) vocans, U. (Thalassuca) borealis, I. ningpoensis, I. sp., T. ceratophora, M. (Mareotis) tomentosus, M. (Macrophthalmus) crassipes, M. (Macrophthalmus) convexus, M. (Macrophthalmus) dentatus, M. (Macrophthalmus) verreauxi, M. (Mareotis) erato, M. (Mareotis) definitus, M. (Venitus) latreillei. * Các dạng chất đáy hỗn hợp khác: Hầu hết các loài đều sống trên nền đáy bùn hoặc bùn cát. Tuy nhiên, có 2 loài chúng tôi chỉ bắt gặp ở trên nền đáy khác mà không gặp trên nền đáy bùn hoặc bùn cát là: U. (Deltuca) urvillei gặp trên nền đáy bùn có pha sét, đào hang lớn và rất sâu, thường sống thành cụm, con đực và cái sống trong các hang khác nhau, trên miệng hang thường có các viền đất nhô lên; Loài U. (Deltuca) arcuata lại chỉ gặp ở trên nền đáy bùn - cát - sỏi, sống thành từng cặp đào hang gần nhau, hang không sâu lắm nhưng rất khó bắt do các lớp sỏi đá ken dày. IV. KẾT LUẬN - Thành phần loài họ cua Cát (Ocypodidae) ở vùng ven biển Khánh Hòa là khá đa dạng và phong phú với 27 loài của 7 giống, thuộc 3 phân họ. Các giống có số lượng loài nhiều là Macrophthalmus (10 loài) và Uca (8 loài). Các giống có số lượng loài ít là Tmethypocoelis và Dotilla (cùng có 1 loài). Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm khu hệ cua Cát ở Vịnh Bắc Bộ và biển Việt Nam. - Các loài cua Cát phân bố khá rộng, từ khu dưới triều cho đến khu trên triều nhưng tập trung nhiều nhất ở khu triều thấp, triều giữa và triều cao. Số loài thu được ở các khu thuộc vùng triều khá tương đương nhau. - Đa số các loài cua Cát thích nghi tốt với đáy bùn hoặc bùn cát. Chỉ một số ít loài thích nghi được với chất đáy cát. Đặc biệt trên sàn rừng ngập mặn có rất nhiều loài cua Cát sinh sống. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, để bảo vệ đa dạng sinh học cua Cát ở vùng nghiên cứu cần phải đưa công tác bảo vệ, phục hồi rừng ngập mặn lên hàng đầu. THÀNH PHẦN LOÀI HỌ CUA CÁT (OCYPODIDAE) Ở VÙNG VEN BIỂN KHÁNH HÒA 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Chung, Lê Trọng Minh, Đào Tấn Hỗ, Tôn Thất Thống, Trần Đình Nam, Nguyễn Văn Lượm (1977). Điểm lại các công trình điều tra nghiên cứu cơ bản động vật đáy biển Việt Nam. Tuyển tập Nnghiên cứu biển, 1(I), tr. 57-72. [2] Nguyễn Văn Chung, Lê Trọng Minh, Đào Tấn Hỗ, Tôn Thất Thống, Trần Đình Nam, Nguyễn Văn Lượm (1978). Kết quả sơ bộ điều tra nghiên cứu động vật đáy vịnh Bình Cang - Nha Trang. Tuyển tập Nghiên cứu biển, 1(I), tr. 95-104. [3] Nguyen Van Chung, Kussakin O. G., Gulbin V.V. (1988). Interdial survey in Phu Khanh province. Biology of the coastal water of Viet Nam: Hydrobiological study of interdial and sublittoral zones of southern Viet Nam. Vladivostok: Far East Branch, Academy of Science of the USSR, pp. 81-86. [4] Nguyễn Văn Chung, Đặng Ngọc Thanh, Phạm Thị Dự (2000). Động vật chí Việt Nam. T1. Tôm biển. Trung tâm KHTN và CN Quốc gia, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. [5] Nguyễn Văn Chung (2005). Cua biển Việt Nam, Đề tài động vật chí Việt Nam. [6] Dai A. Y. & Yang S. L. (1991). Crabs of the China sea. China Ocean Press Beijing, pp. 453-500, 666-672. [7] Gurjianova E. F., Chang Hiu Phuong (1972). Intertidal zone of the Tonking Gulf. The fauna of the Tonking Gulf and conditions of life in it. Academy of Sciences of the U.S.S.R - Zoological institute - Explorations of the fauna of the seas X (XVIII), pp. 179-197. [8] Do Van Nhuong, Keiji Wada (2001). Initial understandings of Ocypodidae Brachyura in mangrove ecosystem of Giao Thuy district, Nam Định province, Proceedings of the scientific workshop, Effects of planted mangrove on biodiversity and coastal human comunities. [9] Sakai T. (1976). Crabs of Japan and Adjacent seas. Kodansha Ltd, pp. 1-725. Title: THE FAMILY OCYPODIDAE IN KHANH HOA SEA Abstract: The article has a list of the crab species (Family Ocypodidae) in Khanh Hoa Sea, including 27 species of 7 geneses of 3 subfamilies, collected from 9 sample collection points along Khanh Hoa coastal. There is a new species added to the species list of Family Ocypodidae in Vietnam Sea. They have been defined the name, description and distribution by height of tide and bottom. BÙI THANH LONG Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. ĐT: 0935.236878. Email: thanhthanh31122008@gmail.com. GS. TS. NGUYỄN VĂN CHUNG Viện Hải Dương Học - Nha Trang ĐT: 0914.040535.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthanh_phan_loai_ho_cua_cat_ocypodidae_o_vung_ven_bien_khanh.pdf
Tài liệu liên quan