Thành phần loài chim tại vườn quốc gia Bidoup - núi Bà, tỉnh Lâm Đồng - Phùng Bá Thịnh

KẾT LUẬN Với 3 vùng chim quan trọng và 268 loài chim đã được ghi nhận, trong đó có 12 loài bị đe dọa cấp quốc gia và toàn cầu và nhiều loài đặc hữu, VQG Bidoup - Núi Bà đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, bảo tồn các loài chim có tầm quan trọng tầm quốc gia và quốc tế. Đặc điểm khu hệ chim của VQG gần gũi với khu hệ chim VQG Chư Yang Sin nhưng có nhiều điểm khác biệt với khu hệ chim ở vùng chuyển tiếp và đất thấp Nam bộ. Khảo sát này đã ghi nhận trực tiếp 106 loài chim thuộc 41 họ, 12 bộ trong đó bổ sung một loài mới cho khu hệ chim Việt Nam và 12 loài ghi nhận mới cho khu hệ chim VQG Bidoup - Núi Bà. Ngoài ra, kết quả này cũng đã bổ sung dẫn liệu về phân bố của một số loài quan trọng. Có sự khác biệt khá lớn về thành phần các loài chim trong các sinh cảnh khảo sát. Sinh cảnh rừng thường xanh đóng vai trò quan trọng nhất, là nơi sinh sống của hơn 64% số loài ghi nhận được trong khảo sát này, trong đó có 3 loài đặc hữu.

pdf10 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần loài chim tại vườn quốc gia Bidoup - núi Bà, tỉnh Lâm Đồng - Phùng Bá Thịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 30-39 30 THÀNH PHẦN LOÀI CHIM TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP - NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG Phùng Bá Thịnh1, Nguyễn Hào Quang1, Lê Khắc Quyết2,3, Hoàng Minh Đức1* (1)Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)ducthao71@yahoo.com (2)Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội (3)Đại học Colorado at Boulder, Colorado, Hoa Kỳ TÓM TẮT: Vườn quốc gia (VQG) Bidoup - Núi Bà với tổng diện tích 64.800 ha, nằm trên địa bàn 2 huyện Lạc Dương và Đam Rong, tỉnh Lâm Đồng. VQG Bidoup-Núi Bà được đánh giá là một trong những vùng chim quan trọng tầm quốc gia và quốc tế, với 256 loài chim đã được ghi nhận, trong đó có các loài chim quý hiếm như trĩ sao (Rheinardia ocellata), mi langbian (Crocias langbianis), khướu đầu đen má xám (Garrulax yersini) và sẻ thông họng vàng (Carduelis monguillot). Qua bốn đợt khảo sát từ tháng 11/2009 đến tháng 3/2012, chúng tôi đã ghi nhận bằng hình ảnh được 106 loài, bổ sung thêm 12 loài vào danh lục chim của VQG Bidoup - Núi Bà, trong đó, ghi nhận một loài mới, bổ sung cho khu hệ chim Việt Nam, nâng tổng số loài chim của VQG lên 268 loài. Bảy loài chim nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục các loài bị đe doạ của IUCN (2011) và năm loài đặc hữu cũng được ghi nhận. Từ khóa: Khu hệ chim, loài đặc hữu, ghi nhận mới, vùng chim quan trọng, VQG Bidoup Núi Bà. MỞ ĐẦU Nằm trên địa bàn 2 huyện Lạc Dương và Đam Rong, tỉnh Lâm Đồng với tổng diện tích 64.800 ha, VQG Bidoup - Núi Bà là nơi bảo tồn các hệ sinh thái rừng á nhiệt đới núi cao trung bình và các loài động, thực vật quan trọng của khu vực Nam Trường Sơn 3 [1]. Đây cũng là khu rừng đóng vai trò phòng hộ đầu nguồn của hệ thống sông Đồng Nai và Srepok, là nơi bảo tồn cảnh quan và các đặc trưng văn hóa bản địa của tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên [21]. VQG Bidoup - Núi Bà nằm trong vùng chim đặc hữu cao nguyên Đà Lạt, là VQG duy nhất ở Việt Nam có ba vùng chim quan trọng tầm quốc gia và quốc tế là Cổng Trời, Bidoup và Núi Bà [19], với các loài chim quan trọng như trĩ sao (Rheinardia ocellata), trèo cây mỏ vàng (Sitta solangiae), khướu đầu đen (Garrulax milleti), khướu mỏ dài (Jabouilleia danjoui), mi langbian (Crocias langbianis) và sẻ thông họng vàng (Carduelis monguillot) [6, 19]. Các nghiên cứu về khu hệ chim của cao nguyên Đà Lạt đã được tiến hành rất sớm, khoảng gần 100 năm trước. Robinson và Kloss (1919) [15] đã mô tả một số loài ở khu vực này như loài khướu hông đỏ (Cutia legalleni) và khướu đầu đen Garrulax miletti. Những khảo sát tiếp theo của Delacour và Jabouille trong thập niên 20 và 30 của thế kỷ XX được xem là kết quả đầu tiên về thành phần khu hệ chim của vùng cao nguyên này [4, 5, 6]. Năm 1938, khảo sát của nhà sưu tập chim người Thuỵ Điển Bertil Björkegren trong khu vực này đã phát hiện một giống và loài mới, đó là loài mi langbian (Crocias langbianis) [6]. Do những biến động về chính trị và chiến tranh, nghiên cứu chim ở phía Nam nói chung và khu vực cao nguyên Đà Lạt nói riêng tạm ngừng cho đến những năm 90 của thế kỷ XX với khảo sát của của Craig Robson et al. (1993) [17] từ tháng 9/1989 đến tháng 3/1990. Các tác giả đã ghi nhận được 111 loài tại hai khu vực núi Lang Biang và Cổng Trời. Các khảo sát tiếp theo từ tháng 4 đến tháng 7/1991 tại nhiều vùng của Việt Nam và đã ghi nhận được 130 loài riêng cho một số khu vực, nay thuộc VQG Bidoup - Núi Bà [18]. Từ tháng 11 năm 1993 đến tháng 2 năm 1994, khảo sát của Birdlife về các loài chim đặc hữu của vùng cao nguyên Đà Lạt cũng ghi nhận thêm 64 loài chim tại các địa điểm núi Bidoup/Gia Rích, Núi Bà và Cổng Trời [6]. Khảo sát của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật năm 2003 ở khu vực núi Bidoup đã ghi nhận 160 loài [12]. Năm 2002 và 2009 Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga thực hiện khảo sát tại các khu vực trạm Kiểm lâm Yang Ly và núi Bidoup thuộc VQG Bidoup - Núi Bà Phung Ba Thinh, Nguyen Hao Quang, Le Khac Quyet, Hoang Minh Duc 31 và Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Hòn Bà (Khánh Hòa), đã ghi nhận được 158 loài, trong đó có 135 loài trong khu vực VQG Bidoup - Núi Bà [13]. Mahood et al. (2009) [11], cũng ghi nhận một số loài chim có tầm quan trọng quốc tế như trĩ sao (Rheinardia ocellata), mi langbian (Crocias langbianis), khướu đầu đen (Garrulax milleti), khướu trung bộ (Garrulax annamensis), sẻ thông họng vàng (Carduelis monguilotti), trèo cây mỏ vàng (Sitta solangiae) và khướu mỏ dài (Jabouilleia danjoui). Như vậy, trước nghiên cứu này, kết quả tổng hợp danh lục các loài chim của VQG Bidoup - Núi Bà là 256 loài. Mặc dù vậy, các cuộc khảo sát trước đây thường tập trung ở một vài tiểu khu trong khi hiện trạng của các loài chim ở những khu vực hẻo lánh vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã thực hiện hàng chục năm trước trong khi những biến động về diện tích và chất lượng rừng ngày càng diễn ra rất nhanh. Bài báo này trình bày kết quả khảo sát của Trung tâm Đa dạng sinh học và phát triển, Viện Sinh học nhiệt đới từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 03/2012 tại các khu vực Hòn Giao - Yang Ly, Cổng Trời, Lang Biang, các Tiểu khu 60, 76, 77, 85 và 86 của VQG Bidoup - Núi Bà. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm và thời gian Điều tra thực địa được tiến hành tại các kiểu sinh cảnh chính, bao gồm rừng thường xanh trên núi trung bình, rừng hỗn giao cây lá rộng và cây hạt trần, rừng thông. Thời gian và các địa điểm điều tra chim cụ thể ở VQG Bidoup - Núi Bà được chỉ ra trong bảng 1. Bảng 1. Địa điểm và thời gian khảo sát STT Địa điểm Thời gian khảo sát 1 Tiều khu rừng số 60,76,77 Từ ngày 22/11/2009 - 02/12/2009 2 Tiểu khu rừng 85,86 Từ ngày 14/03/2010 - 25/3/2010 3 Khu vực Langbian, Hòn Giao và Yang Ly Từ ngày 11/11/2011 - 19/11/2011 4 Khu vực Cổng Trời Từ ngày 19/03/2012 - 26/03/2012 Phương pháp điều tra Các đợt điều tra thực địa được tiến hành vào ban ngày bằng cách đi bộ với tốc độ chậm, trung bình từ 1-1,5 km/h. Thời gian điều tra chim tập trung vào thời điểm các loài chim hoạt động nhiều nhất trong ngày, buổi sáng sớm từ khoảng 05h00 đến gần trưa khoảng lúc 11h00 và buổi chiều từ khoảng 14h00 đến 17h00 chiều. Dụng cụ hỗ trợ nghiên cứu gồm có: ống nhòm Nikkon (10 × 42) dùng để quan sát chim; máy chụp hình Canon (40D + telezoom 100- 400) để ghi lại hình ảnh chim và sinh cảnh; lưới mờ: 04 tấm, loại có kích thước (2,6 m × 6 m) đã được sử dụng để bắt các loài di chuyển nhanh hoặc sống trong các bụi rậm khó phát hiện; máy ghi âm loại Marantz (PMD660) sử dụng để ghi tiếng chim, và dụ chúng đến gần để dễ quan sát. Xác định thành phần loài Các loài chim được định tên bằng phương pháp quan sát hình thái bên ngoài dựa vào các tài liệu Nguyễn Cử và nnk. (2004) [14] và Robson (2008) [16]. Đồng thời, dựa trên tiếng hót bằng cách sử dụng băng ghi tiếng hót của chim đã thực hiện được tại hiện trường với những đoạn băng ghi âm khác của Birds of Tropical Area 3. Tên khoa học và hệ thống sắp xếp theo Inskipp (1996) [8], tên phổ thông tiếng Việt sử dụng theo Võ Quí, Nguyễn Cử (1995) [20]. Tình trạng bảo tồn của các loài được xác định theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) [2] và Danh lục các loài bị đe doạ của IUCN (2011) [9]. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thành phần loài Qua các đợt khảo sát, chúng tôi ghi nhận được 106 loài thuộc 41 họ và 12 bộ (bảng 2), chiếm 39,6% số loài, 77,4% số họ và 80,0% số bộ chim hiện có ở VQG sau khi tổng hợp với TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 30-39 32 các kết quả được công bố trước đây [6, 12, 13, 17, 18]. Nghiên cứu này cũng bổ sung thêm 12 loài vào danh lục chim của VQG Bidoup - Núi Bà, trong đó, có một loài ghi nhận mới cho Việt Nam, nâng tổng số loài chim của VQG lên 268 loài, thuộc 53 họ và 15 bộ. Bảng 2. Danh lục các loài chim ghi nhận qua các khảo sát từ 11/2009 - 3/2012 STT Tên khoa học Tên Việt Nam Sinh cảnh Ghi chú GALLIFORMES Bộ Gà Phasianidae Họ Gà 1 Gallus gallus (Linnaeus, 1758) Gà rừng RLR 2 Lophura nycthemera annamensis Ogilvie Grant, 1906 Gà lôi vằn RLR 1: LR PICIFORMES Bộ Gõ kiến Picidae Họ Gõ kiến 3 Dendrocopos canicapillus (Blyth, 1845) Gõ kiến nhỏ đầu xám RTB 4 Picus flavinucha Gould, 1834 Gõ kiến xanh gáy vàng RLR 5 Jynx torquilla Linnaeus, 1758 Vẹo cổ RTB * 6 Chrysocolaptes lucidus (Scopoli, 1786) Gõ kiến vàng lớn RTB, RLR Megalaimidae Họ Cu rốc 7 Megalaima franklinii (Blyth, 1842) Cu rốc đầu vàng RTB, RLR 8 Megalaima oorti (Müller, 1836) Cu rốc trán vàng RLR 9 Megalaima australis (Hors field, 1821) Cu rốc đầu đen RLR * 10 Megalaima haemacephala Statius Müller, 1776 Cu rốc cổ đỏ RLR * BUCEROTIFORMES Bộ Mỏ sừng Bucerotidae Họ Hồng hoàng 11 Anthracoceros albirostris (Shaw & Nodder, 1807) Cao cát bụng trắng RTB TROGONIFORMES Bộ Nuốc Trogonidae Họ Nuốc 12 Harpactes erythrocephalus (Gould, 1834) Nuốc bụng đỏ RVS, RLR CORACIIFORMES Bộ Bói cá Alcedinidae Họ Sả 13 Alcedo hercules Laubmann, 1917 Bồng chanh rừng RVS 2: NT 14 Halcyon smyrnensis (Linnaeus, 1758) Sả đầu nâu RVS CUCULIFORMES Bộ Cu cu Cuculidae Họ Cu cu 15 Cuculus micropterus Gould, 1837 Bắt cô trói cột RLR 16 Phaenicophaeus tristis (Lesson, 1830) Phướn, Coọc RLR PSITTACIFORMES Bộ Vẹt Psittacidae Họ Vẹt 17 Psittacula alexandri (Linnaeus, 1758) Vẹt ngực đỏ RLR COLUMBIFORMES Bộ Bồ Câu Columbidae Họ Bồ Câu 18 Streptopelia chinensis (Scopoli, 1768) Cu gáy, Cu đất RTB, RLR 19 Treron apicauda Blyth, 1846 Cu xanh đuôi nhọn RLR 20 Treron seimundi (Robinson, 1910) Cu xanh Seimun RLR * Phung Ba Thinh, Nguyen Hao Quang, Le Khac Quyet, Hoang Minh Duc 33 21 Treron sphenura (Vigors, 1832) Cu xanh sáo RLR 22 Treron sieboldii (Temminck, 1835) Cu xanh bụng trắng RLR 23 Ducula badia (Raffles, 1822) Gầm ghì lưng nâu RLR 24 Macropygia unchall (Wagler, 1827) Gầm ghì vằn RLR GRUIFORMES Bộ Sếu Turnicidae Họ Cun cút 25 Turnix suscitator (Gmelin, 1789) Cun cút lưng nâu RTB ACCIPITRIIFORMES Bộ Chim ăn thịt Pandionidae Họ Ó cá 26 Pandion haliaetus (Linnaeus, 1758) Ó cá RVS Accipitridae Họ Diều 27 Ictinaetus malayensis (Temminck, 1822) Đại bàng Mã Lai RLR 28 Nisaetus nipalensis Hogson, 1836 Diều núi RLR 29 Pernis ptilorhyncus Temminck, 1821 Diều ăn ong RLR CICONIIFORMES Bộ Cò Ardeidae Họ Cò 30 Egretta garzetta (Linnaeus, 1766) Cò trắng RVS 31 Ardeola bacchus (Bonaparte, 1855) Cò bợ RVS 32 Butorides striata (Linnaeus, 1758) Cò xanh RVS PASSERIFORMES Bộ Sẻ Pittidae Họ Đuôi cụt 33 Pitta soror Wardlaw-Ramsay, 1881 Đuôi cụt đầu đỏ RVS Eurylaimidae Họ Mỏ rộng 34 Serilophus lunatus (Gould, 1834) Mỏ rộng hung RLR * Irenidae Họ Chim lam 35 Irena puella (Latham, 1790) Chim lam RLR Aegithinidae Họ Chim nghệ 36 Aegithina tiphia (Linnaeus, 1758) Chim nghệ ngực vàng RLR * Chloropseidae Họ Chim xanh 37 Chloropsis hardwickii (Jardine và Selby, 1830) Chim xanh họng vàng RLR Laniidae Họ Bách thanh 38 Lanius cristatus (Linnaeus, 1758) Bách thanh mày trắng RTB * 39 Lanius schach Linnaeus, 1758 Bách thanh đuôi dài RTB * 40 Lanius collurioides Lesson, 1834 Bách thanh nhỏ RTB Corvidae Họ Quạ 41 Garrulus glandarius (Linnaeus, 1758) Quạ thông RTB 42 Corvus splendens Vieillot, 1817 Quạ nhà RTB ** Artamidae Họ Nhạn rừng 43 Artamus fuscus Vieellot, 1817 Nhạn rừng RTB Oriolidae Họ Vàng anh 44 Oriolus chinensis Linnaeus, 1766 Vàng anh Trung Quốc RTB 45 Oriolus traillii (Vigors, 1832) Tử anh RLR Rhipiduridae Họ Rẽ quạt 46 Rhipidura albicollis (Vieillot, 1818) Rẻ quạt họng trắng RTB, RLR Monarchidae Họ Thiên đường 47 Terpsiphone paradise (Linnaeus, 1758) Thiên đường đuôi phướn RVS Campephaidae Họ Phường chèo 48 Pericrocotus ethologus Bangs & Philips, 1914 Phường chèo đỏ đuôi dài RTB Dicruridae Họ Chèo bẻo TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 30-39 34 49 Dicrurus leucophaeus Vieillot, 1817 Chèo bẻo xám RTB 50 Dicrurus aeneus Vieillot, 1817 Chèo bẻo rừng RLR 51 Dicrurus remifer (Temmick, 1823) Chèo bẻo cộ đuôi bằng RLR Turnidae Họ Hoét 52 Myophonus caeruleus (Scopoli, 1186) Hoét xanh RVS 53 Zoothera dauma (Latham, 1790) Sáo đất RTB, RLR Muscicapidae Họ Đớp ruồi 54 Muscicapa dauurica Pallas, 1811 Đớp ruồi nâu RVS, RLR 55 Eumyias thalassina Swainson, 1838 Đớp ruồi xanh xám RLR 56 Niltava grandis (Blyth, 1842) Đớp ruồi lớn RLR 57 Culicicapa ceylonensis (Swainson, 1820) Đớp ruồi đầu xám RVS, RLR 58 Ficedula westermanni (Sharpe, 1888) Đớp ruồi đen mày trắng RLR 59 Enicurus schistaceus (Hodgson, 1836) Chích chòe nước trán trắng RVS 60 Rhyacornis cyanomelana Vigors, 1831 Đuôi đỏ xanh RLR * 61 Saxicola ferreus (Gray, 1846) Sẻ bụi xám RTB 62 Cyanoptila cyanomelana (Temminck, 1829) Đớp ruồi Nhật Bản RLR * 63 Ficedula mugimaki (Temminck, 1815) Đớp ruồi Mugi RLR Sturnidae Họ Sáo 64 Sturnus nigricollis (Paykull, 1807) Sáo sậu RTB Sittidae Họ Trèo cây 65 Sitta nagaensis Godwin-Austen, 1874 Trèo cây bụng hung RTB 66 Sitta solangiae (Delacour & Jabouille, 1930) Trèo cây mỏ vàng RLR 1: LR, 2: NT Certhiidae Họ Đuôi cứng 67 Certhia manipurensis Hume, 1881 Đuôi cứng RLR Paridae Họ Bạc má 68 Parus monticolus Vigors, 1831 Bạc má bụng vàng RTB 69 Parus spilonotus Bonaparte, 1850 Bạc má mào RTB, RLR Aegithalidae Họ Bạc má đuôi dài 70 Aegithalos concinnus (Gould, 1855) Bạc má đuôi dài RTB, RLR Pycnonotidae Họ Chào mào 71 Pycnonotus atriceps (Temminck, 1822) Chào mào vàng đầu đen RTB 72 Pycnonotus melanicterus (Gmelin, 1789) Chào mào vàng mào đen RLR 73 Pycnonotus jocosus (Linnaeus, 1758) Chào mào RTB 74 Pycnonotus flavescens Blyth, 1845 Bông lau vàng RTB 75 Hypsipetes leucocephalus Müller, 1776 Cành cạch đen RTB, RLR 76 Hemixos flavala Blyth, 1845 Cành cạch xám RLR 77 Hypsipetes mcclellandii (Horsfield, 1840) Cành cạch núi RLR 78 Iole propinqua (Oustalet, 1930) Cành cạch nhỏ RLR Cisticolidae Họ Chiền chiện 79 Prinia atrogularis (Moore, 1854) Chiền chiện núi họng trắng RTB Sylviidae Họ Chích 80 Phylloscopus borealis (Blasius, H, 1858) Chích Phương Bắc RLR 81 Seicercus affinis (Hodgson, 1854) Chích đớp ruồi mày đen RLR 82 Phylloscopus reguloides Blyth, 1842 Chích đuôi xám RLR Phung Ba Thinh, Nguyen Hao Quang, Le Khac Quyet, Hoang Minh Duc 35 Timaliidae Họ Khướu 83 Mesia argentauris (Hodgson, 1837) Kim oanh tai bạc RTB, RLR 84 Cutia legalleni Robinson & Kloss, 1919 Khướu hông đỏ RTB, RLR 85 Pteruthius flaviscapis (Temminck, 1835) Khướu mỏ quặp mày trắng RLR 86 Stachyris ruficeps Blyth, 1847 Khướu bụi đầu đỏ RLR 87 Stachyris nigriceps Blyth, 1844 Khướu bụi đầu đen RLR 88 Dryonastes chinensis (Scopoli, 1786) Khướu bạc má RLR 89 Dryonastes vassali (Ogilvie-Grant, 1906) Khướu đầu xám RTB, RLR 90 Garrulax milleti Robinson & Kloss, 1919 Khướu đầu đen RLR 1: LR, 2: NT 91 Pomatorhinus schisticeps Hodgson, 1836 Họa mi đất mày trắng RTB, RLR 92 Chrysomma sinense Gmelin, 1789 Họa mi mỏ ngắn RTB * 93 Alcippe peracensis Sharpe, 1887 Lách tách vành mắt RLR 94 Alcippe klossi Delacour & Jabouille, 1919 Lách tách đầu đốm RLR 95 Malacias desgodinsi (Oustalet, 1877) Mi đầu đen RTB, RLR 96 Pomatorhinus ochraceiceps Walden, 1873 Họa mi đất mỏ đỏ RLR 97 Crocias langbianis Gyldenstolpe, 1939 Mi langbian RLR 1: EN, 2: EN Nectariniidae Họ Hút mật 98 Aethopyga gouldiae (Vigors, 1831) Hút mật họng vàng RVS, RLR 99 Arachnothera longirostra (Latham, 1790) Bắp chuối mỏ dài RLR 100 Arachnothera magna (Hodgson, 1837) Bắp chuối đốm đen RLR Estrildidae Họ Sẻ 101 Passer flaveolus Blyth, 1844 Sẻ bụi vàng RTB 102 Passer montanus (Linnaeus, 1758) Sẻ nhà RTB Motacillidae Họ Chim manh 103 Anthus hodgsoni (Rickmond, 1907) Chim manh Vân Nam RTB 104 Motacilla cinerea Tunstall, 1771 Chìa vôi núi RVS Fringillidae Họ Sẻ thông 105 Carduelis monguilloti (Delacour, 1926) Sẻ thông họng vàng RTB 1: LR, 2: NT 106 Loxia curvirostra Linnaeus, 1758 Mỏ chéo RTB 1. Sách Đỏ Việt Nam (2007); 2. IUCN (2011); LR. nguy cơ thấp; NT. gần bị đe dọa; EN. Nguy cấp; RTB. Rừng thông và cây bụi; RVS. Rừng ven suối; RLR. Rừng lá rộng thường xanh; (*). loài ghi nhận mới cho VQG Bidoup - Núi Bà; (**). Ghi nhận mới cho Việt Nam. Trong các loài mới ghi nhận cho VQG Bidoup - Núi Bà, loài Quạ nhà (Corvus splendens) là loài lần đầu tiên ghi nhận cho Việt Nam. Quạ nhà có kích thước mỏ nhỏ hơn loài Quạ đen (Corvus macrorhynchos) và có phần cổ, ngực và lưng hơi xanh. Loài này phân bố chủ yếu ở Nam Á kéo dài đến Tây Nam Thái Lan [10] và là loài di cư. Ở VQG Bidoup - Núi Bà, có 1 cá thể loài này được ghi nhận và chụp hình ở sinh cảnh rừng thông gần trạm Cổng Trời. Trong 12 bộ, bộ Sẻ (Passeriformes) có số lượng loài nhiều nhất, với 74 loài, chiếm 69,81% và 4 bộ có số loài ít nhất, 1 loài, chiếm 0,41% tổng số loài ghi nhận đó là bộ Sếu (Gruiformes), bộ Mỏ sừng (Bucerotiformes), bộ Vẹt (Psittaciformes) và bộ Nuốc (Trogoniformes) (hình 1). Trong 41 họ ghi nhận được qua các đợt khảo sát, họ Khướu (Timaliidae) có số lượng loài nhiều nhất, 15 loài, chiếm 14,15% và 18 họ có số loài ít nhất, 1 loài, chiếm 0,41% tổng số loài ghi nhận. TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 30-39 36 Hình 1. Tỷ lệ số loài trong các bộ chim ghi nhận ở VQG Bidoup - Núi Bà Phân bố theo sinh cảnh vùng nghiên cứu Sinh cảnh rừng thông và cây bụi: là kiểu rừng thưa với ưu thế là thông 5 lá. Có 39 loài chim được ghi nhận ở sinh cảnh này, chiếm tỷ lệ 36,79% tổng số loài ghi nhận được. Các loài phân bố ở đây chủ yếu thuộc họ Gõ kiến (Picidae), Trèo cây (Sittidae), một số loài thuộc họ Sẻ (Estrildidae) như sẻ nhà, sẻ họng vàng. Ngoài ra, ở sinh cảnh này còn có loài đặc hữu của Việt Nam, có vùng phân bố hạn chế (cao nguyên Đà Lạt, Di Linh) là sẻ thông họng vàng (Carduelis monguilloti). Sinh cảnh rừng ven suối: Là dải rừng thường xanh ven các suối nhỏ dài cùng các vùng đất ngập nước nhỏ liền kề. Lượng thức ăn ở đây khá nhiều, gồm các loài côn trùng thủy sinh, cá... Đây là kiểu sinh cảnh có diện tích hẹp và số lượng loài chim được phát hiện ít với 15 loài chiếm tỉ lệ 14,15% tổng số loài ghi nhận được. Những loài chim ở đây kiếm ăn dọc theo suối như bồng chanh rừng (Alcedo hercules), chích choè nước trán trắng (Enicurus schistaceus), cò xanh (Butorides striatus) và các loài thuộc họ Diều (Accipitridae). Sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh: Là kiểu rừng chiếm diện tích lớn ở VQG. Ở sinh cảnh này có độ phong phú cao về thành phần loài, với 68 loài, chiếm tỉ lệ 64,15% số loài ghi nhận được. Các họ phổ biến là họ Chào mào (Pycnonotidae), họ Khướu (Timaliidae), họ Gà (Phasianidae) và họ Quạ (Corvidae)... Sinh cảnh này có sự phân bố của các loài chim đặc hữu Việt Nam như mi langbian (Crocias langbianis), khướu đầu đen (Garrulax milleti) và gà lôi vằn (Lophura nycthemera annamensis). Các loài quan trọng Qua các đợt khảo sát, chúng tôi ghi nhân được 7 loài chim nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục các loài nguy cấp của IUCN (2011). Số loài quý hiếm tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây tại VQG Bidoup - Núi Bà là 12 loài. Dưới đây là thông tin về 7 loài quan trọng ghi nhận trong khảo sát này. Gà lôi vằn (Lophura nycthemera annamensis): Sống trong các kiểu rừng thường xanh nguyên sinh, thứ sinh và rừng phục hồi, phân bố từ Bắc Bộ đến Nam Bộ [14]. Trong khảo sát này, loài này được ghi nhận ở các địa điểm 12o9.369N, 108o25.300E; độ cao 1508 m và 12o14.130N, 108o41.327E; độ cao 1384 m. Mi langbian (Crocias langbianis): Phân bố ở Lâm Đồng (núi Lang Biang, Đà Lạt, Tà Nung), Đắk Lắk (VQG Chư Yang Sin) và Gia Lai (VQG Kon Ka Kinh) và là loài đặc hữu ở Việt Nam [14]. Trong khảo sát này, có 1 cá thể loài này được ghi nhận ở tọa độ 12o10.476N, 108o25.457E, độ cao 1383 m. Khướu đầu đen (Garrulax milleti): Là loài đặc hữu của Việt Nam, Lào và Campuchia; phân bố từ độ cao khoảng 800-1700 m trong sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh [14]. Một cá thể loài này được ghi nhận tại tọa độ 12o10.476N, 108o25.457E, độ cao 1.583 m. Phung Ba Thinh, Nguyen Hao Quang, Le Khac Quyet, Hoang Minh Duc 37 Trèo cây mỏ vàng (Sitta solangiae): Là loài sinh sống là rừng thường xanh lá rộng, thường gặp ở độ cao 900-2500 m. Phân bố ở Việt Nam tại các vùng: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên [14]. Một số cá thể loài này được ghi nhận ở 12o9.512N, 108o25.413E; độ cao 1501 m và 12o2.817N, 108o26.285E; độ cao khoảng 1.996 m. Sẻ thông họng vàng (Carduelis monguilloti): Chỉ phân bố ở vùng núi cao thuộc tỉnh Lâm Đồng (từ 1.000-2.000 m), thường gặp ở rừng thông thưa và đất nông nghiệp của các khu dân cư sống ven rừng. Loài này được ghi nhận ở các tọa độ 12o10.952N, 108o40.804E; độ cao 1.366 m và 12o9.346N, 108o38.458E; độ cao 1.492 m. Khướu hông đỏ (Cutia legalleni): Là loài đặc hữu Việt Nam. Trước đây được xếp chung một loài là Cutia nipalensis, đến năm 2007 được Collar và Robson tách ra làm hai loài riêng biệt [16]. Chim thường sống ở rừng thường xanh và rừng thông. Ở VQG Bidoup - Núi Bà đã ghi nhận ở sinh cảnh rừng thông gần trạm Kiểm lâm Cổng Trời, tọa độ 12o4.529N, 108o22.668E; độ cao 1.733 m và kiểu rừng thường xanh trên đỉnh 77, tọa độ 12o8.289N, 108o26.182; độ cao 1.949 m, gần đỉnh Lang Biang ở tọa độ 12o2.819N, 108o26.340E; độ cao 2.044 m. Bồng chanh rừng (Alcedo hercules): Gặp chủ yếu dọc theo các suối nhỏ trong rừng. Hai cá thể bắt được bằng lưới mờ trong quá trình khảo sát tại khu vực Láng Tranh, tiểu khu 76. Nhận xét Mặc dù thời gian khảo sát thực địa không dài, cũng như số tiểu khu được khảo sát còn ít so với diện tích của VQG, số lượng loài ghi nhận là 106 loài, điều này cho thấy, mức độ đa dạng cao của khu hệ chim của VQG Bidoup - Núi Bà. Kết quả tổng hợp với các khảo sát trước đây cho thấy, VQG Bidoup - Núi Bà là một trong những trung tâm đa dạng về chim của Việt Nam với 268 loài được ghi nhận, trong đó, có nhiều loài đặc hữu. So sánh thành phần chim của của VQG Bidoup - Núi Bà với các VQG lân cận trong khu vực Nam Trường Sơn như VQG Chư Yang Sin (256 loài), VQG Núi Chúa (163 loài), VQG Cát Tiên (358 loài) và VQG Bù Gia Mập (231 loài) cho thấy, khu hệ chim của VQG Bidoup - Núi Bà chỉ ít hơn về số loài so với VQG Chư Yang Sin và VQG Cát Tiên. Tuy nhiên, do nằm trên vùng cao nguyên Đà Lạt với độ cao thay đổi từ 700 m đến 2.287 m, khu hệ chim của VQG Bidoup - Núi Bà có mức độ đặc hữu cao hơn với nhiều loài đặc hữu hẹp như các loài: mi núi bà, khướu đầu đen má xám, khướu đầu đen và sẻ thông họng vàng. Với 12 loài mới bổ sung vào danh lục, số lượng loài chim ở VQG Bidoup - Núi Bà có thể còn cao hơn nhiều nếu được điều tra nghiên cứu dài hạn. Đặc biệt, cần có những nghiên cứu tiếp theo ở những khu vực giáp ranh với tỉnh Đắk Lắk ở các đai độ cao dưới 1.000 m, nhằm bổ sung thêm thành phần loài chim, cũng như có bức tranh toàn diện về khu hệ chim của VQG Bidoup - Núi Bà. KẾT LUẬN Với 3 vùng chim quan trọng và 268 loài chim đã được ghi nhận, trong đó có 12 loài bị đe dọa cấp quốc gia và toàn cầu và nhiều loài đặc hữu, VQG Bidoup - Núi Bà đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, bảo tồn các loài chim có tầm quan trọng tầm quốc gia và quốc tế. Đặc điểm khu hệ chim của VQG gần gũi với khu hệ chim VQG Chư Yang Sin nhưng có nhiều điểm khác biệt với khu hệ chim ở vùng chuyển tiếp và đất thấp Nam bộ. Khảo sát này đã ghi nhận trực tiếp 106 loài chim thuộc 41 họ, 12 bộ trong đó bổ sung một loài mới cho khu hệ chim Việt Nam và 12 loài ghi nhận mới cho khu hệ chim VQG Bidoup - Núi Bà. Ngoài ra, kết quả này cũng đã bổ sung dẫn liệu về phân bố của một số loài quan trọng. Có sự khác biệt khá lớn về thành phần các loài chim trong các sinh cảnh khảo sát. Sinh cảnh rừng thường xanh đóng vai trò quan trọng nhất, là nơi sinh sống của hơn 64% số loài ghi nhận được trong khảo sát này, trong đó có 3 loài đặc hữu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baltzer, M. C., Nguyen Thi Dao, Shore, R., 2001. Towards a Vision for Biodiversity Conservation in the Forests of the Lower TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 30-39 38 Mekong Ecoregion Complex. Hanoi and Washington D.C., WWF Indochina/WWF US. 2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam. Phần I: Động Vật. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 3. Delacour J., Jabouille P., 1931. Les oiseaux the l’Indochine francaise. V.I-IV. Paris: Exposition Coloniale Internationale. 4. Delacour J., Jabouille P., 1940. L’Oiseau, 10: 89-220. 5. Delacour J., Greenway J., 1941. L’Oiseau, 11 (suppl.): I-XXI. 6. Eames J. C., 1995. Birds Conservation International, 5: 491-523. 7. Eames J. C., Lê Trọng Trải, Nguyễn Cử, 1995. Conservation International, 5: 525- 535. 8. Inskipp, T., N. Lindsey., W. Duckworth, 1996. An Anotatated Checklist of the Birds of the Oriental Region. Bedfordshire: Oriental Bird Club. 9. IUCN, 2011. Red List of Threatened Species. truy cập ngày 16/4/2012. 10. Lekagul B., Round P. D., 1999. A guide to the bird of Thailand. Saha Karn Bhaet, Bangkok. 11. Mahood S. P., Lê Trọng Trải, Trần Văn Hùng, Lê Anh Hùng, 2009. Xác định, quy hoạch và quản lý rừng có giá trị bảo tồn cao: Báo cáo tư vấn cuối cùng. Chương trình BirdLife Quốc tế tại Việt Nam, Hà Nội. 12. Ngô Xuân Tường, 2005. Khảo sát thành phần loài chim khu vực núi Bidoup. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội: 522- 526. 13. Nguyễn Đăng Hội và Kuznetsov A. N., 2012. Đa dạng sinh học và đặc trưng sinh thái vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội. 14. Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Phillipps K., 2004. Chim Việt Nam. Chương Trình Birdlife Quốc Tế tại Việt Nam, Nxb. Lao Động - Xã Hội, Hà Nội. 15. Robinson H. C., Kloss, C. B., 1919. Ibis, 1: 565-625. 16. Robson C. R, 2008. A Field Guide to the Birds of South-East Asia. New Holland Publishers, London. 17. Robson C. R., Eames J. C., Nguyễn Cử, Trương Văn Lã, 1993. Forktail, 8: 25-52. 18. Robson C. R., Eames J. C., Nguyễn Cử, Trương Văn Lã, 1993. Forktail, 9: 89-119. 19. Tordoff A. W., Nguyễn Cử, Eames J. C., Furey N. M, Lê Mạnh Hùng, Hà Quý Quỳnh, Seward, A. M., Lê Trọng Trải, Nguyễn Đức Tú, Zekveld C. T., 2002. Sách hướng dẫn các vùng chim quan trọng ở Việt Nam. Chương trình BirdLife Quốc tế tại Đông Dương và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. Hà Nội. 20. Võ Quý, Nguyễn Cử, 1995. Danh lục chim Việt Nam. Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội. 21. Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, 2009. Đánh giá nhu cầu bảo tồn vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà. Báo cáo kỹ thuật cho Quỹ bảo tồn rừng Đặc dụng Việt Nam. Đà Lạt. Phung Ba Thinh, Nguyen Hao Quang, Le Khac Quyet, Hoang Minh Duc 39 A SURVEY ON AVIFAUNA OF BIDOUP - NUI BA NATIONAL PARK, LAM DONG PROVINCE Phung Ba Thinh1, Nguyen Hao Quang1, Le Khac Quyet2,3, Hoang Minh Duc1 (1)Institute of Tropical Biology, VAST (2)University of Natural Sciences, Ha Noi (3)University of Colorado at Boulder, Colorado, Hoa Kỳ SUMMARY Located in Lac Duong và Dam Rong districts, Lam Dong province, Bidoup - Nui Ba national park (NP) covers 64.800 ha of the Da Lat Endemic Bird Area. Bidoup - Nui Ba NP supports three Important Bird Areas with 256 species including several globally threatened and near-threatened birds, such as the Crested Argus, Grey-crowned Crocias and Vietnamese Greenfinch. Changes in systematics of the avifauna in the recent years and lack of information on current status of birds in remote areas of the park generated the need to conduct supplementary studies of the avifauna of the national park. During four surveys conducted from November 2009 and March 2012 we recorded and photographed 106 bird species; of those, 12 species are newly recorded for Bidoup - Nui Ba NP, that increased the total of bird species to 268. At least five bird species are listed in Vietnam Red Book 2007 and IUCN 2009 List of Threatened Species, and five endemic species are recorded in these surveys. Keywords: Avifauna, bird Area, endemic species, new record, Bidoup-Nui Ba NP. Ngày nhận bài: 21-6-2012

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1765_5637_1_pb_5244_2016695.pdf
Tài liệu liên quan