Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn: Trường hợp nghiên cứu tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

Các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang đang phát triển mạnh chiếm 93,75% tổng số trang trại chăn nuôi của toàn huyện. Các trang trại lợn được thành lập chủ yếu vào giai đoạn 2000 – 2010 theo 4 kiểu hệ thống là: Vườn cây – Ao cá – Chuồng lợn; Ao cá – Chuồng lợn; Vườn cây – Chuồng lợn và hệ thống chỉ có Chuồng lợn. Các trang trại lợn trên địa bàn huyện Văn Giang có diện tích biến động lớn với bình quân là hơn 1ha đối với 2 hệ thống VAC và AC và từ 500 – 1000 m2 đối với 2 hệ thống VC và C. Số lượng lợn nuôi trong các trang trại dao động từ 208 – 630 con/trang trại. Hiện nay có khá nhiều các hình thức xử lý chất thải được áp dụng tại các trang trại lợn trên địa bàn huyện Văn Giang. Trong đó tỷ lệ áp dụng của các biện pháp chính lần lượt là: cho cá ăn (52,38%), biogas (47,62%); bón cho cây (38,10%); thu phân để bán (28,57%) và ủ compose là 9,52. Tuy nhiên lượng phân thải từ các trang trại vẫn chưa được xử lý triết để vẫn có khoảng 28,57% trang trại thải bỏ trực tiếp chất thải ra ngoài môi trường.

pdf9 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 82 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn: Trường hợp nghiên cứu tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cao Trƣờng Sơn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 73 - 81 73 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN: TRƢỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƢNG YÊN Cao Trƣờng Sơn, Hồ Thị Lam Trà Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội TÓM TẮT Nghiên cứu này đƣợc thực hiện tại huyện Văn Giang, tỉnh Hƣng Yên nơi có tỷ lệ các trang trại chăn nuôi phát triển mạnh trong những năm qua nhằm: đánh giá tình hình xử lý chất thải và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trƣờng giúp phát triển bền vững các trang trại chăn nuôi lợn. Các trang trại lợn ở đây đƣợc thành lập chủ yếu trong giai đoạn 2000-2010 theo 4 kiểu hệ thống: VAC (Vƣờn cây – Ao cá – Chuồng lợn); AC (Ao cá – Chuồng lợn); VC (Vƣờn cây – Chuồng lợn) và C (hệ thống chỉ có Chuồng lợn). Các hình thức xử lý chất thải tại các trang trại lợn khá phong phú với các tỷ lệ tƣơng ứng là: cho cá ăn (52,38%); biogas (47,62%); bón cho cây (38,10%); ủ compose (9,52%)Tuy nhiên chất thải của các trang trại lợn chƣa đƣợc xử lý triệt để khi vẫn còn 28,57% trang trại thải bỏ chất thải ra ngoài môi trƣờng mà không qua xử lý. Nhìn chung các biện pháp xử lý đều phù hợp và có hiệu quả cao nhƣng có hạn chế chung là không xử lý triệt để đƣợc lƣợng chất thải phát sinh. Để bảo vệ môi trƣờng tại các trang trại chăn nuôi lợn cần sử dụng đồng bộ và phối hợp các biện pháp xử lý chất thải nói trên. Từ khóa: Chất thải chăn nuôi, ô nhiễm, huyện Văn Giang, trang trại lợn, xử lý chất thải MỞ ĐẦU* Đặc điểm nổi bật nhất trong thời gian qua của ngành chăn nuôi nƣớc ta là chuyển từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ tại hộ gia đình sang chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại. Hình thức chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại dần đƣợc hình thành và có xu hƣớng phát triển mạnh, nhất là khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về Phát triển kinh tế trang trại. Tính đến năm 2001 nƣớc ta mới chỉ có 1.761 trang trại chăn nuôi thì đến năm 2010 đã tăng lên là 23.558 trang trại, trong đó khu vực đồng bằng sông Hồng có tổng số 10.277 trang trại chiếm 42,67% tổng số trang trại chăn nuôi của cả nƣớc (Cục Chăn nuôi, 2011). Phát triển các trang trại chăn nuôi là xu hƣớng phổ biến trên thế giới và là hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của nƣớc ta. Trong các loại vật nuôi, trang trại chăn nuôi lợn chiếm tỷ lệ lớn nhất với tổng số 7.475 trang trại (chiếm 42,2%/tổng số trang trại * Tel: chăn nuôi). Trong đó, miền Bắc có 3.069 trang trại, chiếm 41,1%, miền Nam có 4.406 trang trại, chiếm 58,9% (Cục Chăn nuôi, 2008). Trong 3 năm gần đây, quy mô chăn nuôi lợn trong các trang trại có xu hƣớng tăng nhanh do có tƣơng quan giữa tỷ lệ lợi nhuận và số lƣợng đầu con chăn nuôi. Quy mô chăn nuôi lợn nái phổ biến từ 20-50 con/trang trại, chiếm 71,3% trang trại chăn nuôi lợn nái và quy mô lợn thịt phổ biến từ 100-200 con/trang trại chiếm 75,5% trang trại chăn nuôi lợn thịt (Đào Lệ Hằng, 2008; Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2009). Việc hình thành và phát triển mạnh các trang trại chăn nuôi lợn ở nƣớc ta đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất lao động và thu nhập của ngƣời nông dân. Tuy nhiên, các trang trại chăn nuôi lợn cũng ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng môi trƣờng xung quanh bởi các loại chất thải rắn, lỏng và khí phát sinh ngày càng nhiều và không đƣợc xử lý triệt để. Trƣớc tình hình đó đề tài này đƣợc thực hiện nhằm: đánh giá tình hình xử lý chất thải và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trƣờng giúp phát triển bền vững các trang trại chăn nuôi lợn. Cao Trƣờng Sơn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 73 - 81 74 ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào các trang trại chăn nuôi lợn đƣợc xác định theo Thông tƣ số 27/2011/BNNPTNT. Khu vực nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại huyện Văn Giang nơi có mật độ các trang trại chăn nuôi cao nhất của tỉnh Hƣng Yên. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: từ các công trình nghiên cứu, các báo cáo, bài báo khoa học và các số liệu thống kê sẵn có liên quan tới đề tài. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi: Tiến hành điều tra bảng hỏi tại 42/60 trang trại chăn nuôi lợn của huyện Văn Giang. Phƣơng pháp khảo sát hiện trƣờng: Tiến hành khảo sát các trang trại nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang nhằm quan sát, chụp ảnh và thu thập các thông tin liên quan tới đề tài. Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thu thập đƣợc tổng hợp và xử lý thống kê trên phần mềm Excel 2007. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tình hình phát triển và đặc điểm của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang Tình hình phát triển Theo số liệu thống kê của phòng Nông nghiệp huyện Văn Giang tính đến cuối năm 2011 toàn huyện có tổng số 128 trang trại. Trong đó, số trang trại chăn nuôi là 64 trang trại chiếm 28% (hình 1). Điều đáng chú ý là trong số 64 trang trại chăn nuôi của huyện Văn Giang thì có tới 60 trang trại chăn nuôi lợn, chỉ có ba trang trại chăn nuôi bò và 1 trang trại chăn nuôi gà. Điều này cho thấy chăn nuôi lợn chiếm ƣu thế tuyệt đối trong các trang trại chăn nuôi của huyện Văn Giang. Các trang trại chăn nuôi lợn đƣợc phát triển theo 4 kiểu hệ thống khác nhau: hệ thống Vƣờn cây – Ao cá – Chuồng lợn (VAC); hệ thống Ao cá – Chuồng lợn (AC); hệ thống Vƣờn cây – Chuồng lợn và hệ thống chỉ có Chuồng nuôi lợn (C). Trong đó, tỷ lệ các trang trại phát triển theo hệ thống VAC chiếm tỷ lệ cao nhất với 38% (hình 2). Hình 1: Cơ cấu các loại hình trang trại trên địa bàn huyện Văn Gian Hình 2: Các hệ thống trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang Đặc điềm chuồng trại Theo kết quả điều tra khảo sát tại 42 trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang cho thấy đại đa số các trang trại này đƣợc thành lập vào trong giai đoạn 2000 – 2010 với tỷ lệ là 76,19 % (32/42 trang trại), tỷ lệ các trang trại đƣợc thành lập trƣớc năm 2000 và sau năm 2010 thấp hơn khá nhiều với lần lƣợt là 14,29% (6/42 trang trại) và 9,52% (4/42 trang trại). Giải thích cho kết quả này là do vào thời điểm năm 2000 Chính phủ đã ban Cao Trƣờng Sơn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 73 - 81 75 hành Nghị quyết số 03/2000 về Phát triển kinh tế trang trại khiến cho số lƣợng các trang trại nói chung và trang trại nuôi lợn nói riêng tại nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc tăng lên đáng kể. Cũng theo kết quả điều tra thì tỷ lệ các trang trại chăn nuôi lợn nằm bên ngoài khu dân cƣ của Văn Giang chiếm tỷ lệ khá cao 66,67% (28/42), tỷ lệ trang trại nằm trong khu dân cƣ là 33,33% (14/42) trang trại. Các trang trại nằm trong khu dân cƣ thƣờng tập trung chủ yếu ở hệ thống C với tỷ lệ trên 70%, điều này tƣơng đối dễ hiểu bởi khi thiết kế trong khu dân cƣ thì diện tích đất thƣờng khá nhỏ nên chỉ có thể phát triển theo hệ thống chuồng nuôi lợn đơn lẻ. Về thiết kế chuồng trại, đại đa số chuồng nuôi của các trại lợn đƣợc thiết kế theo kiểu kiên cố đạt tỷ lệ 95,52%; chỉ có 4,76% chuồng nuôi đƣợc thiết kế theo kiểu bán kiên cố. Diện tích bình quân của các trang trại cũng có sự biến động lớn. Trong khi các hệ thống VAC và AC có diện tích trung bình là trên 1ha thì các hệ thống VC và C chỉ có diện tích vào khoảng 500 – 1.000 m2. Quy mô lợn nuôi trong các hệ thống cũng có những biến động nhất định. Số lƣợng lợn nuôi bình quân trong các trang trại là từ 208 – 630 con/trang trại (bảng 1). Nếu tính toán theo hệ số phát thải của Cục Chăn nuôi thì bình quân mỗi ngày một con lợn thải ra 2 kg phân/ngày đêm và 0,8 L nƣớc thải/ngày đêm (Cục chăn nuôi, 2008) thì các trang trại trên địa bàn huyện Văn Giang thải ra khoảng gần 3.0 tấn chất thải rắn và trên 600 m3 nƣớc thải. Đây là nguồn thải lớn nếu không đƣợc quản lý triệt để sẽ gây nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Bảng 1. Số lượng lợn nuôi trong các hệ thống trang trại trên địa bàn huyện Văn Giang Hệ thống Giá trị Lợn thịt (con) Lợn nái (con) Tổng (con) VAC (n = 16) Nhỏ nhất 100 0 100 Lớn nhất 1.000 70 1.000 Trung bình 365 10 375 Trung vị 200 0 235 Sai số chuẩn 69,44 5,42 69,98 Độ lệch chuẩn 277,75 21,68 279,93 AC (n = 8) Nhỏ nhất 160 0 160 Lớn nhất 1.600 100 1.700 Trung bình 603,75 26,5 630 Trung vị 310 1 330 Sai số chuẩn 187,29 13,94 193,37 Độ lệch chuẩn 529,74 39,44 546,92 VC (n = 8) Nhỏ nhất 0 0 100 Lớn nhất 400 150 415 Trung bình 186 21,88 208 Trung vị 200 0 205 Sai số chuẩn 42,8 18,41 35,96 Độ lệch chuẩn 121,06 52,09 101,7 C (n = 10) Nhỏ nhất 100 0 103 Lớn nhất 420 73 420 Trung bình 217 15,4 232 Trung vị 200 3 230 Sai số chuẩn 31,27 8,63 31,58 Độ lệch chuẩn 98,89 27,29 99,87 Cao Trƣờng Sơn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 73 - 81 76 Bảng 2. Tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang Hình thức xử lý chất thải VAC AC VC C Tổng Hộ % Hộ % Hộ % Hộ % Hộ % Biogas 6 37,50 2 25,00 6 75,00 6 60,00 20 47,62 Compose 2 12,50 0 0,00 2 25,00 0 0,00 4 9,52 Thu gom để bán 5 31,25 1 12,50 4 50,00 2 20,00 12 28,57 Bón cho cây trồng 9 56,25 1 12,50 5 62,50 1 10,00 16 38,10 Cho cá ăn 14 87,50 8 100,00 0 0,00 0 0,00 22 52,38 Thải bỏ ra ngoài môi trƣờng 2 12,5 0 0 4 50,00 6 60,00 12 28,57 Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại lợn huyện Văn Giang Kết quả điều tra và khảo sát cho thấy hiện tại có khá nhiều các biện pháp xử lý chất thải đƣợc áp dụng tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, trong đó có thể kể tới các biện pháp phổ biến nhất nhƣ: biogas, ủ phân compose, thu gom phân để bán, bón cho cây trồng, làm thức ăn cho cá...Tuy nhiên tỷ lệ các trang trại thải bỏ trực tiếp chất thải ra ngoài môi trƣờng vẫn còn ở mức cao (bảng 2). Biogas: Xây dựng các hầm biogas để xử lý chất thải đã đƣợc áp dụng nhiều ở các trang trại chăn nuôi trên địa bàn cả nƣớc. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ sử dụng hầm biogas tại các trang trại lợn của huyện Văn Giang là 47,62% (20/42 trang trại). Trong đó, các hệ thống VC và C là những hệ thống có tỷ lệ sử dụng biogas cao nhất với lần lƣợt là 75% và 60%. Các bể biogas thƣờng đƣợc thiết kế với thể tích hiệu dụng vào khoảng 10-50 m3 (trung bình là 18,05 m 3). Các bể biogas đã góp phần xử lý đáng kể lƣợng chất thải phát sinh của các trang trại lợn. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chủ trang trại do khối lƣợng chất thải phát sinh lớn nên các hầm biogas không thể tiến hành xử lý hết đƣợc. Tỷ lệ xử lý chất thải của các bể biogas đạt bình quân 51,75%. Về việc sử dụng các sản phẩm đầu ra của biogas bao gồm khí gas và nƣớc thải thì 100% các hộ có hầm biogas sử dụng khí gas để phục vụ đun nấu trong trang trại, ngoài ra một tỷ lệ nhỏ các trang trại (20%) còn sử dụng khí gas để phát điện thắp sáng. Theo đánh giá của ngƣời dân việc sử dụng gas để đun nấu và phát điện giúp cho họ giảm đƣợc một lƣợng chi phí đáng kể tiền mua gas và tiền điện. Nƣớc thải sau biogas chủ yếu đƣợc ngƣời dân thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trƣờng gây ô nhiêm nƣớc mặt do nƣớc đầu ra của biogas mặc dù đã đƣợc xử lý nhƣng vẫn có hàm lƣợng BOD, COD và các chất dinh dƣỡng cao (Lâm Vĩnh Sơn và Nguyễn Trần Ngọc Sơn, 2011; Vũ Đình Tôn và cộng sự, 2008). Tuy nhiên, loại nƣớc này có thể đƣợc tận dụng tốt cho việc tƣới cây hoặc đƣa xuống ao làm thức ăn cho cá do các mầm bệnh hầu hết đã đƣợc loại bỏ thông qua quá trình xử lý yếm khí trong bể biogas. Mặc dù vậy theo kết quả điều tra, thì chỉ có 10% các trang trại sử dụng nƣớc sau biogas để tƣới cây (tập trung chủ yếu tại hệ thống VC), 30% trang trại sử dụng để làm thức ăn cho cá (thƣờng ở các hệ thống VAC và AC), trong khi đó có tới 60% số hộ là thải bỏ trực tiếp nƣớc thải sau biogas ra ngoài các ao, kênh nƣớc tự nhiên xung quanh trang trại. Đánh giá về tình hình hoạt động cũng nhƣ các vấn đề gặp phải khi sử dụng hầm biogas của các trang trại đƣợc trình bày trong bảng. Theo kết quả bảng 3 có thể thấy có tới 65% các trang trại cho rằng các bể biogas hoạt động tốt và 25% cho rằng hoạt động bình thƣờng, chỉ có 10% cho rằng hoạt động không tốt. Về khả năng sinh khí có tới 70% cho rằng lƣợng khí sinh ra là thừa, 20% cho là đủ và chỉ có 10% cho là thiếu. Việc khí gas bị dƣ là do hầu hết các trang trại mới chỉ sử dụng gas để đun nấu mà chƣa sử dụng vào các mục đích khác (chỉ có 20% sử dụng để phát điện). Điều này dẫn đến việc các trang trại phải thải bớt lƣợng khí gas dƣ thừa ra ngoài môi Cao Trƣờng Sơn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 73 - 81 77 trƣờng. Ngoài tình trạng dƣ thừa khí gas thì trong quá trình sử dụng hầm biogas các trang trại còn gặp các vấn đề nhƣ bể biogas không sinh khí (10%), bể biogas bị tràn (15%) và bể bị rạn nứt (5%), còn lại 70% các trang trại có hầm biogas cho rằng họ không gặp vấn đề gì. Ủ phân compose Theo kết quả điều tra tỷ lệ ủ phân compose để xử lý chất thải là khá thấp với 9,5% (4/42 trang trại) trong đó tập trung chủ yếu tại hai hệ thống AC (25%) và VAC (12,5%). Kết quả này cũng đã đƣợc Phùng Đức Tiến và cộng sự chỉ ra khi nghiên cứu về các trang trại chăn nuôi lợn tại một số địa phƣơng trên cả nƣớc. Để có thể ủ đƣợc phân compose thì cần phải phân tách đƣợc chất thải rắn và chất thải lỏng do đó chỉ có trang trại nào tiến hành phân tách chất thải mới áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên, tỷ lệ phân tách chất thải tại các trang trại lợn của Văn Giang khá thấp nên việc ủ phân compose không đƣợc sử dụng nhiều. Nguyên nhân là do phân lợn thƣờng rất khó thu gom vì bị nát, dễ hòa tan cùng với nƣớc tiểu và nƣớc rửa chuồng. Do đó, khối lƣợng phân thu gom đƣợc để đem đi ủ là khá ít. Về thời gian ủ theo các chủ trang trại là từ 8-25 ngày (trung bình 14,5 ngày) cũng do thời gian của một mẻ ủ khá dài nên biện pháp này cũng ít đƣợc sử dụng và tỷ lệ xử lý so với tổng nguồn thải cũng rất ít. Đánh giá về kỹ thuật ủ phân compose thì cả 4 trang trại (100%) đều cho là dễ ủ và họ không gặp khó khăn gì. Về chất lƣợng phân thì ¾ trang trại (75%) cho rằng chất lƣợng phân ủ tốt, chỉ có 1 trang trại (25%) cho rằng chất lƣợng phân ủ là bình thƣờng. Khi đƣợc hỏi về tác dụng của biện pháp ủ phân compose đối với xử lý phân thải thì cả 4 chủ trang trại (100%) đều đánh giá là tốt vì phân sau ủ không còn mùi hôi thối, lại có thể sử dụng tốt để bón cho cây, đất hoặc dễ bán hơn là phân tƣơi. Thu gom phân để bán Đây là biện pháp thu gom chất thải rắn trong những lần dọn chuồng, lƣợng phân rắn thu đƣợc sẽ bán cho những hộ trồng trọt có nhu cầu sử dụng phân. Biện pháp này cũng đƣợc áp dụng khá phổ biến ở các trang trại lợn của huyện Văn Giang với tỷ lệ là 28,57% (12/42 trang trại). Trong đó, tỷ lệ cao nhất là ở hệ thống VC với 50%; tiếp đó là hệ thống VAC 31,25% và hệ thống C với 20%; tỷ lệ thấp nhất là hệ thống AC với chỉ 12,5% (Bảng 4). Bảng 3. Tình hình hoạt động và các vấn đề nảy sinh của bể biogas trong các trang trại lợn huyện Văn Giang Hạng mục Tình trạng Số trang trại Tỷ lệ (%) Hoạt động Tốt 13 65,00 Bình thƣờng 5 25,00 Không tốt 2 10,00 Lƣợng khí sinh ra Thừa 14 70,00 Đủ 4 20,00 Thiếu 2 10,00 Các vấn đề gặp phải Không sinh khí 2 10,00 Tràn bể 3 15,00 Rạn nứt 1 5,00 Không vấn đề gì 14 70,00 Bảng 4. Thông tin về hình thức thu gom phân để bán tại các trang trại lợn huyện Văn Giang Giá trị Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Trung vị Sai số chuẩn Độ lệch chuẩn Tỷ lệ xử lý (%) 3 80 40,25 45 8,08 27,99 Tần suất thu gom (lần/ngày) 0,1 3 1,6 2 0,28 0,95 Thời gian thu gom (phút/lần) 20 180 84,17 75 11,96 41,44 Số bao thu gom đƣợc (bao/ngày) 0,2 30 6,06 4,5 2,28 7,91 Giá bán (1.000VNĐ/bao) 10 16 13,17 13,5 0,63 2,21 Cao Trƣờng Sơn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 73 - 81 78 Theo kết quả bảng 4 biện pháp thu gom phân thải để bán có thể đáp ứng đƣợc trung bình là 40,25% lƣợng phân thải phát sinh của các trang trại. Tuy nhiên khoảng dao động lại rất lớn từ 3-80%. Trung bình các trang trại sẽ thu gom phân thải là 1,6 lần mỗi lần mất khoảng từ 20-180 phút (trung bình 84,14 phút) tùy theo quy mô và số lƣợng vật nuôi của các trang trại. Số lƣợng phân thu gom đƣợc trong mỗi lần dọn chuồng là từ 0,2-30 bao (trung bình là 6 bao) và giá bán phân dao động từ 10-16 nghìn đồng/bao. Theo ý kiến đánh giá của 12 trang trại có áp dụng biện pháp này thì có 9 trang trại cho là biện pháp này hiệu quả và tốt. Lý do đƣợc ngƣời dân đánh giá là tốt thì có 100% là do thu đƣợc thêm kinh phí, khoảng 78.000 đồng/ngày (tính theo số liệu bảng 4) trong khi đó chỉ có 55,59% (5 trang trại) cho là tốt vì giảm thiểu đƣợc chất thải bảo vệ môi trƣờng. Mặt khác có 3 trang trại mặc dù đang áp dụng biện pháp thu gom phân nhƣng đánh hiệu quả của biện pháp này chỉ ở mức bình thƣờng. Lý do họ đƣa ra là việc thu dọn phân khá mất thời gian (bình quân 84 phút/lần) đặc biệt là ở các trang trại lớn. Mặt khác họ cũng cho rằng phân lợn thƣờng rất khó thu gom, đặc biệt là lợn thịt do thức ăn chủ yếu là thức ăn tinh nên phân rất nát. Chỉ có lợn nái do thức ăn đƣợc bổ sung thêm chất sơ nên phân rắn hơn và dễ thu gom. Thêm vào đó việc thu gom phân cũng khá vất vả và tƣơng đối bẩn đối với những ngƣời thu gom. Bón cho cây Đây là biện pháp mà các trang trại sử dụng trực tiếp phân và nƣớc thải của các chuồng nuôi lợn để tƣới hoặc bón cho cây trồng. Đây cũng là một trong những biện pháp đƣợc áp dụng khá phổ biến với tỷ lệ các trang trại sử dụng là 38,10%. Trong đó, biện pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu ở hai kiểu hệ thống VC (62,50%) và VAC (56,25%); khá thấp ở hai hệ thống AC (12,5%) và C (10%). Nguyên nhân chủ yếu là do hai hệ thống VAC và VC có bộ phận vƣờn cây còn hai hệ thống AC và C không có vƣờn cây (bón cho cây ngoài trang trại nên mất công và thời gian hơn). Đánh giá về biện pháp này, hầu hết các chủ trang trại đều cho là tốt do họ giảm đƣợc chi phí mua phân bón cho cây trồng, cây trồng nhờ đó cũng phát triển tốt và đất đai trong trang trại của họ cũng đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, trên thực tế đây là biện pháp bón phân không hợp vệ sinh bởi trong chất thải chuồng lợn có chứa nhiều mầm bệnh nên khi bón trực tiếp vào đất và cây trồng sẽ đem theo cả các mầm bệnh này từ đó tiềm ẩn khả năng gây bệnh cho con ngƣời cũng nhƣ khả năng ngộ độc thực phẩm cao. Sử dụng làm thức ăn cho cá Đây là hình thức xử lý chất thải bằng cách đƣa chất thải từ các chuồng lợn xuống ao nhằm cung cấp thức ăn cho cá. Tỷ lệ các trang trại áp dụng biện pháp này là 52,38% cao nhất trong các biện pháp xử lý chất thải. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng ở hai hệ thống VAC và AC với các tỷ lệ rất cao lần lƣợt là 87,5% và 100%. Biện pháp này góp phần giải quyết đƣợc khoảng 76,73 % lƣợng phân thải và nƣớc thải phát sinh trong các trang trại lợn thuộc hệ thống VAC và AC. Theo kết quả đánh giá thì có tới 21/25 (80,76%) chủ trang trại cho rằng biện pháp này rất hiệu quả do vừa tiết kiệm đƣợc chi phí mua thức ăn cho cá, vừa giải quyết đƣợc vấn đề môi trƣờng, hơn nữa biện pháp này lại rất đơn giản và không tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, cũng có 5/26 (19,24%) chủ trang trại cho rằng biện pháp này chƣa đƣợc tốt lắm do nếu đƣa quá nhiều chất thải xuống ao cá có thể gây ô nhiễm nƣớc ao và làm ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng của cá; hơn nữa việc sử dụng phân thải làm thức ăn còn phải căn cứ vào loại cá thả trong ao, thông thƣờng cá Chim và Rô phi là hai loại cá thích hợp nhất; ngoài ra cũng có chủ trang trại cho rằng lƣợng phân từ chuồng nuôi lợn quá ít không đáp ứng đƣợc nhu cầu của cá. Thải bỏ ra ngoài môi trường Đây thực chất là hình thức các trang trại không tiến hành xử lý chất thải mà đem xả thải trực tiếp vào môi trƣờng. Điểm xả thải Cao Trƣờng Sơn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 73 - 81 79 thƣờng là các ao, mƣơng, kênh, rãnh nƣớc tự nhiên xung quanh các trang trại. Việc xả thải này chắc chắn sẽ tác động rất xấu đến môi trƣờng do nguồn thải phát sinh lớn, liên tục trong khi các nguồn tiếp nhận thƣờng hạn chế và nhỏ hẹp. Theo kết quả bảng 3 thì tỷ lệ các trang trại xả thải trực tiếp chất thải ra ngoài môi trƣờng vẫn ở mức khá cao 28,57%. Tỷ lệ này, thƣờng tập trung cao ở các trang trại thuộc hệ thống VC và C lần lƣợt là 50% và 60%. Đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn Các biện pháp xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn huyện Văn Giang hiện khá phong phú và tƣơng đối phù hợp với trình độ và điều kiện của ngƣời nông dân. Tuy nhiên, nhƣợc điểm chung của các biện pháp này là chƣa xử lý đƣợc triệt để nguồn thải phát sinh do đó vẫn tác động xấu tới chất lƣợng môi trƣờng xung quanh. Để cải thiện tình hình và nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trƣờng chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau: Giải pháp tổng quát: Tiến hành quy hoạch phát triển các trang trại chăn nuôi để tạo ra khu sản xuất chăn nuôi của huyện. Từng bƣớc di chuyển các trang trại lợn còn nằm trong khu dân cƣ ra ngoài khu dân cƣ để hạn chế những tác động môi trƣờng đến ngƣời dân. Khuyến khích ngƣời dân phát triển chăn nuôi lợn theo các hệ thống VAC và AC nhằm tạo ra sự hỗ trợ giữa các hợp phần trong cùng một hệ thống khác nhau. Trong đó, cần phải tính toán phát triển một cách hợp lý, cân đối các hợp phần trong một hệ thống. Tiếp cận phƣơng thức quản lý tổng hợp chất thải chăn nuôi trong đó tập trung đẩy mạnh việc quay vòng và tái sử dụng nƣớc thải và phân thải vừa để nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ môi trƣờng cho các trang trại. Thiết lập các cơ chế hỗ trợ nguồn vốn cho các trang trại chăn nuôi lợn. Trong đó cần tập trung vào các cơ chế cho vay vốn trung và dài hạn để các chủ trang trại có đủ nguồn vốn sản xuất cũng nhƣ kinh phí để đầu tƣ cho các biện pháp bảo vệ môi trƣờng. Giải pháp cụ thể cho các trang trại chăn nuôi huyện Văn Giang Đa dạng hóa các hình thức xử lý chất thải trong mỗi trang trại: Hiện nay các trang trại thƣờng chỉ sử dụng 1 đến 2 biện pháp xử lý chất thải đơn lẻ nên không giải quyết triết để đƣợc nguồn thải phát sinh. Do đó sử dụng cùng lúc nhiều biện pháp xử lý sẽ giúp các trang trại không những xử lý triệt để đƣợc nguồn thải mà còn giúp họ tăng cƣờng sử dụng chất thải, tiết kiệm đƣợc chi phí và tạo ra thu nhập tăng thêm. Đối với hình thức thu gom phân và ủ compose: cần phải tiến hành phân tách nguồn phân thải và nƣớc thải. Để làm đƣợc điều này cần phải thay đổi quy trình rửa và thiết kế chuồng trại một cách hợp lý, cũng nhƣ thay đổi khẩu phần ăn của lợn nuôi. Thông thƣờng các biện pháp này nên áp dụng với các chuồng nuôi lợn nái vì thức ăn của chúng có nhiều chất xơ nên phân rắn và dễ thu gom hơn. Đối với biện pháp xử lý bằng bể biogas: cần đƣa một lƣợng phân vừa đủ (không quá nhiều, không quá ít) để bảo đảm bể biogas hoạt động tốt. Nếu lƣợng phân thải quá lớn có thể mở rổng thể tích bể hoặc kết hợp các biện pháp xử lý khác để giảm đầu vào cho các bể biogas. Hiện nay tình trạng dƣ thừa khí gas đang khá phổ biến nên các trang trại cần tăng cƣờng sử dụng gas nhƣ: dùng cho đun nấu, phát điện, sƣởi ấm hoặc thu triết gas để bán cho các hộ khác tránh xả thải khí gas thừa ra ngoài môi trƣờng. Đối với nƣớc thải và chất thải rắn sau biogas có thể sử dụng tốt để bón cho cây trồng, bón ruộng hoặc đƣa xuống ao làm thức ăn cho cá. Đối với giải pháp cho cá ăn: hiện tại hầu hết ngƣời dân đều đƣa trực tiếp phân tƣơi xuống các ao để cho cá ăn. Tuy nhiên việc làm này có thể gây nguy cơ ô nhiễm nƣớc ao do chất thải chăn nuôi thƣờng bị phân hủy nhanh trong nƣớc, mặt khác phân lợn tƣơi còn chứa nhiều các mầm bệnh gây bệnh cho cá cũng nhƣ cho con ngƣời. Vì vậy, trƣớc khi đƣa chất thải xuống các ao cá các trang trại nên tiến hành cho chất thải qua bể biogas, tiến hành ủ phân, hoặc gom phân vào các bao tải và dìm xuống đáy ao để phân thải có thể phân hủy Cao Trƣờng Sơn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 73 - 81 80 một cách từ từ nhƣ vậy sẽ bảo đảm đƣợc vệ sinh môi trƣờng cũng nhƣ chất lƣợng của các ao nuôi cá. Đối với hình thức bón cho cây: các trang trại cũng phải tiến hành ủ phân hoai trƣớc khi bón cho cây hoặc bón vào đất, không nên bón trực tiếp phân tƣơi cho cây trồng và đồng ruộng do cách làm này rất mất vệ sinh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng, ô nhiễm thực phẩm. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang đang phát triển mạnh chiếm 93,75% tổng số trang trại chăn nuôi của toàn huyện. Các trang trại lợn đƣợc thành lập chủ yếu vào giai đoạn 2000 – 2010 theo 4 kiểu hệ thống là: Vƣờn cây – Ao cá – Chuồng lợn; Ao cá – Chuồng lợn; Vƣờn cây – Chuồng lợn và hệ thống chỉ có Chuồng lợn. Các trang trại lợn trên địa bàn huyện Văn Giang có diện tích biến động lớn với bình quân là hơn 1ha đối với 2 hệ thống VAC và AC và từ 500 – 1000 m2 đối với 2 hệ thống VC và C. Số lƣợng lợn nuôi trong các trang trại dao động từ 208 – 630 con/trang trại. Hiện nay có khá nhiều các hình thức xử lý chất thải đƣợc áp dụng tại các trang trại lợn trên địa bàn huyện Văn Giang. Trong đó tỷ lệ áp dụng của các biện pháp chính lần lƣợt là: cho cá ăn (52,38%), biogas (47,62%); bón cho cây (38,10%); thu phân để bán (28,57%) và ủ compose là 9,52. Tuy nhiên lƣợng phân thải từ các trang trại vẫn chƣa đƣợc xử lý triết để vẫn có khoảng 28,57% trang trại thải bỏ trực tiếp chất thải ra ngoài môi trƣờng. Hầu hết các biện pháp xử lý chất thải đang sử dụng phù hợp với trình độ kỹ thuật của các trang trại, góp phần giảm thiểu đƣợc chất thải phát sinh, tiết kiệm chi phí và tạo thêm thu nhập cho ngƣời nông dân. Tuy nhiên, chúng có nhƣợc điểm chung là bị sử dụng cách đơn lẻ nên không giải quyết triệt để đƣợc lƣợng chất thải phát sinh. Kiến nghị Tập trung giải quyết triệt để các vấn đề trong xử lý chất thải tại các khu vực chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại bằng cách thực hiện đồng bộ và đa dạng các giải pháp khác nhau. Đƣa ra những định hƣớng và quy hoạch cụ thể cho các trang trại chăn nuôi lợn trong đó phải gắn kết mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu về bảo vệ môi trƣờng. Đẩy mạnh nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý chất thải chăn nuôi, đặc biệt là nghiên cứu xây dựng các mô hình trang trại lợn sinh thái và áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn vào các trang trại chăn nuôi lợn góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Thông tƣ số 27/2011/BNNPTNT- Quy định về quy chế và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Hà Nội 2011. 2. Cục Chăn nuôi. Tổng kết chăn nuôi trang trại tập trung giai đoạn 2001-2006, định hƣớng và giải pháp phát triển giai đoạn 2007-2015. Hà Nội 2006. 3. Cục Chăn nuôi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Thống kê số lƣợng gia súc, gia cầm 2008 4. Đào Lệ Hằng. Chăn nuôi trang trại: thực trạng và giải pháp, Thông tin chuyên đề Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 4/2008 trang 16. 5. Lâm Vĩnh Sơn, Nguyễn Trần Ngọc Phƣơng. Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý nƣớc thải chăn nuôi bằng mô hình Biogas có bổ sung bã mía. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Môi trƣờng và Công nghệ sinh học năm 2011. Trang 89 – 105. 6. Vũ Đình Tôn, Lại Thị Cúc, Phạm Văn Duy. Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải bằng bể Biogas của một số trang trại chăn nuôi lợn vùng Đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2008. Tập 6 số 6. Trang 556-561. 7. Trịnh Quang Tuyên, Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Tiến Thông và Đàm Tuấn Tú. Thực trạng ô nhiễm môi trƣờng và xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn trang trại tập trung. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 23 tháng 4/2010. 8. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Duy Điều, Hoàng Văn Lộc, Bạch Thị Thanh Dân. Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trƣờng trong chăn nuôi. Tạp chí Chăn nuôi số 4/2009. Trang 10-16. 9. Tổng cục Thống kê. Số liệu thống kê: số lƣợng các trang trại, các loại vật nuôi chính ở nƣớc ta giai đoạn 1990- 2010. Năm 2011. Cao Trƣờng Sơn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 73 - 81 81 SUMMARY WASTE TREATMENT STATE ASSESSMENT IN PIG-FARMINGS: A STUDY CASE IN VANGIANG DISTRICT OF HUNGYEN PROVINCE Cao Truong Son * , Ho Thi Lam Tra Hanoi University of Agriculture This study was done in Vangiang district of Hungyen province where has a significative increase of pig-farming in recent years with targets: to assess waste treatment state and to propose some solutions for environmetal protection and sustainable deverlopment of pig-farmings. They have mainly were build in 2000 – 2010 period according 4 different systerm types: VAC system with combination of fruit cultivation-fish culture-pig farming; AC system with combination of fish culture-pig farming; VC system with combination of fruit cultivation-pig farming; and C system with only pig farming. Wastreatment solutions were done diversity in pig-farmings in Hungyen province with ratios as: used for fish-pond (52.38%); biogas (47.62%); used for plant (38.10%); composting (9.52%).However, waste discharge form pig-farmings was not treated completely because ratio of waste discharge from pig-farmings to environment without treatment was as large as 28.57%. In a word, these waste treatment solutions are suitable and effective for pig-farmings but general defect of them was not complety treatment waste discharge. We must applicate comprehensively and associatively the waste treatment solutions for environmental protection of pig-farmings. Keyword: Breeding waste, pig-farming, pollution, Vangiang district, waste treatment Ngày nhận bài:19/12/2013; Ngày phản biện:13/01/2014; Ngày duyệt đăng: 07/02/2014 Phản biện khoa học: TS. Hà Xuân Linh – Đại học Thái Nguyên * Tel:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_tinh_hinh_xu_ly_chat_thai_tai_cac_trang_trai_chan_n.pdf
Tài liệu liên quan