Thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai, tỉ lệ 1:100.000

Title: SETTING UP DONG NAI’S BIOCLIMATIC MAP SCALE 1/100.000 Abstract: The article refers to the process of climate mapping born with these principles, the system targets mainly related to temperature - humidity with its own characteristics. The study results were split on climate mapping born in Dong Nai province has 35 small area of the 15 types of frozen climate. Of the 15 types of climate, there are 8 types are repeated many times over the territory. The division of this unit allows students climate planners have driven solutions contribute to rational use of Dong Nai territory in view of sustainable development. Keywords: Bioclimatic, bioclimatic map.

pdf7 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai, tỉ lệ 1:100.000, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(31)/2014: tr. 140-146 THÀNH LẬP BẢN ĐỒ SINH KHÍ HẬU TỈNH ĐỒNG NAI, TỈ LỆ 1:100.000 ĐỖ THỊ THU LƢƠNG - LÊ NĂM GV Khoa Địa lý, Trƣờng ĐHSP Huế Tóm tắt: Bài báo đề cập đến qui trình thành lập bản đồ sinh khí hậu với những nguyên tắc, hệ thống các chỉ tiêu liên quan chủ yếu đến nhiệt - ẩm mang tính đặc thù riêng. Kết quả nghiên cứu đã phân chia trên bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai có 35 khoanh vi của 15 loại sinh khí hậu. Trong tổng số 15 loại sinh khí hậu, có 8 loại đƣợc lặp lại nhiều lần trên lãnh thổ. Sự phân chia các đơn vị sinh khí hậu này giúp cho các nhà quy hoạch có những giải pháp góp phần định hƣớng sử dụng hợp lí lãnh thổ tỉnh Đồng Nai theo quan điểm phát triển bền vững. Từ khóa: Sinh khí hậu, bản đồ sinh khí hậu. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc nghiên cứu sinh khí hậu và thành lập bản đồ các kiểu loại sinh khí hậu là một bƣớc cụ thể hóa các kết quả của địa lý học ứng dụng. Trong những năm gần đây, với chiến lƣợc sử dụng hợp lý lãnh thổ, nhiều công trình nghiên cứu sinh khí hậu phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc thực hiện ở phạm vi toàn quốc cũng nhƣ ở các khu vực khác nhau [6], [8], [9], [10]. Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã chứng tỏ tính ứng dụng thực tiễn của khí hậu học. Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa mƣa và một mùa khô rõ rệt. Đồng Nai có diện tích tự nhiên tƣơng đối lớn: 5.907,24 km2, nên khí hậu của tỉnh có sự phân hoá đa dạng và phức tạp theo không gian đã tạo nên nhiều dạng tiềm năng sinh thái cho phát triển nhiều loại hình sử dụng, nhất là trong sản xuất nông lâm-nghiệp. Vì vậy, việc thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch tổ chức phát triển sản xuất theo lãnh thổ trên quan điểm phát triển bền vững là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. 2. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ SINH KHÍ HẬU TỈNH ĐỒNG NAI 2.1. Nguyên tắc thành lập bản đồ sinh khí hậu Xuất phát từ quan điểm nghiên cứu sinh khí hậu [8], [9], [10], trên cơ sở xem xét mối quan hệ mật thiết giữa điều kiện khí hậu và điều kiện sinh thái phát sinh của thảm thực vật tự nhiên, việc thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai dựa trên những nguyên tắc sau: - Bản đồ sinh khí hậu trƣớc hết phải phản ánh đƣợc đặc điểm khí hậu của vùng lãnh thổ nghiên cứu, thể hiện đƣợc bản chất phân hoá và đặc điểm của vùng lãnh thổ nghiên cứu. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ SINH KHÍ HẬU TỈNH ĐỒNG NAI, TỈ LỆ 1:100.000 141 - Bản đồ sinh khí hậu phải phản ánh đƣợc đặc điểm sinh thái của kiểu thảm thực vật có trên lãnh thổ nghiên cứu. - Bản đồ sinh khí hậu phải phản ánh đƣợc nhu cầu phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp và quy hoạch vùng lãnh thổ nghiên cứu. 2.2. Hệ chỉ tiêu bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai 2.2.1. Nguồn tài liệu Tham khảo các công trình nghiên cứu về sinh khí hậu [3], [4], [8], [9], [10]; để thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai, chúng tôi đã sử dụng các số liệu thống kê của nhiều năm (gần 20 năm) của các trạm quan trắc khí tƣợng - thủy văn: La Ngà, Trị An, Long Khánh, Biên Hòa và các trạm đo mƣa trên toàn tỉnh: Long Thành, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cữu, Tân Phú. Các bản đồ nền địa hình, nhiệt, mƣa, ẩm (tỉ lệ 1:100.000) do Sở Khoa học Công nghệ và các trạm khí tƣợng tỉnh Đồng Nai cung cấp [1], [5]. Xét về tính đặc trƣng và đại diện của hệ thống số liệu cho thấy mạng lƣới đài, trạm khí tƣợng - thuỷ văn, các trạm đo mƣa phân bố khá đồng đều theo không gian của tỉnh và ở những độ cao địa hình khác nhau là những cơ sở cần thiết cho việc phân tích, nội suy và ngoại suy số liệu từ đó xây dựng bản đồ một cách khoa học, chính xác. 2.2.2. Hệ chỉ tiêu của bản đồ sinh khí hậu Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích chuỗi số liệu qua nhiều năm về các yếu tố khí tƣợng - khí hậu tỉnh Đồng Nai, chúng tôi chọn hệ chỉ tiêu nhiệt và mƣa ẩm nhƣ sau: - Hệ chỉ tiêu nhiệt: Trên cơ sở nghiên cứu sự phân hoá nhiệt độ của khu vực, nền nhiệt của tỉnh Đồng Nai đƣợc chia thành nhiệt độ trung bình năm và độ dài mùa lạnh. + Nhiệt độ trung bình năm, phân thành 3 cấp: I. Rất nóng: T năm > 260C, tƣơng đƣơng với tổng nhiệt độ năm > 85000C. II. Nóng: T năm ≥ 240C - 260C, tƣơng đƣơng với tổng nhiệt độ năm 7300 - 85000C. III. Hơi nóng: T năm ≥ 220C - < 240C tƣơng đƣơng với tổng nhiệt độ năm 6500 - < 7300 0 C. - Hệ chỉ tiêu mưa ẩm: Chế độ mƣa ẩm của lãnh thổ đƣợc xây dựng với một phức hệ chỉ tiêu bao gồm tổng lƣợng mƣa năm (Rnăm) và độ dài mùa khô (n). + Tổng lƣợng mƣa năm: A. Mƣa rất nhiều: Rnăm > 2600mm/năm. B. Mƣa nhiều: 2200mm < Rnăm ≤ 2600mm/năm. C. Mƣa trung bình: Rnăm < 2200mm/năm. + Độ dài mùa khô đƣợc tính bằng số tháng khô, phân thành 3 cấp: 142 ĐỖ THỊ THU LƢƠNG – LÊ NĂM a. Mùa khô trung bình: n = 2 - 3 tháng. b. Mùa khô dài: n = 4 - 5 tháng c. Mùa khô rất dài: n ≥ 6 tháng 2.2.3. Chú giải các đơn vị sinh khí hậu trên bản đồ Tổng hợp hệ thống chỉ tiêu của bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai, tỉ lệ: 1/100.000 đƣợc thể hiện dƣới dạng ma trận trong bảng 1. Bảng 1. Hệ thống chỉ tiêu tổng hợp của bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai, tỉ lệ 1/100.000 Lƣợng mƣa TB năm Mùa khô Nhiệt độ TB năm Tnăm (0C) A. Mưa rất nhiều R ≥ 2600mm B. Mưa nhiều 2600 > R ≥ 2200mm C. Mưa trung bình R < 2200mm a. Mùa khô TB n = 2-3 b.Mùa khô dài n = 4- 5 c. Mùa khô rất dài n = 5-6 a. Mùa khô TB n = 2-3 b.Mùa khôdài n = 4- 5 c.Mùa khô rất dài N = 5-6 a. Mùa khô TB n = 2-3 b. Mùa khô dài n = 4- 5 c. Mùa khô rất dài n = 5- 6 I. Rất nóng: Tnăm ≥ 26 Iab (1) Iac (1) Iba (3) Ibb (3) IBc (1) Icb (2) ICc (5) II. Nóng: Tnăm: 24- 26 IIAa (1) IIAb (1) IIAc (1) IIBb (2) IIBc (3) IICb (2) IICc (8) III. Hơi nóng: Tnăm < 24 IIIAa (1) (1, 2, 3... là số lần lặp lại của các loại sinh khí hậu) 2.3. Các đơn vị sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai Trên bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai (Hình 1) có 15 loại sinh khí hậu với 35 khoanh vi. Mỗi loại sinh khí hậu có những đặc trƣng riêng. + IAb: Loại sinh khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có đặc điểm mƣa vào mùa hè, mùa khô từ 4 đến 5 tháng, chỉ lặp lại 1 lần. Nhiệt độ cao so với toàn tỉnh, > 260C; nhiệt độ cao nhất có thể đạt 34 - 350C. Lƣợng mƣa trung bình năm > 2600 mm (mùa mƣa từ tháng 5 - 11); do nằm ở sƣờn đón gió Tây Nam nên lƣợng mƣa phong phú, đạt 2.800 - 3.000 mm/năm. Độ ẩm không khí trung bình cao, từ 80 – 85%. Phân bố ở độ cao địa hình < 300m, thuộc lãnh thổ phía bắc huyện Vĩnh Cửu. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ SINH KHÍ HẬU TỈNH ĐỒNG NAI, TỈ LỆ 1:100.000 143 + IAc: Loại sinh khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có đặc điểm mƣa vào mùa hè, mùa khô rất dài, từ 5 đến 6 tháng, chỉ lặp lại 1 lần. Nhiệt độ cao so với toàn tỉnh, > 260C. Lƣợng mƣa trung bình năm < 2600mm (mùa mƣa từ tháng 5 - 11); do nằm ở sƣờn khuất gió Tây Nam nên lƣợng mƣa thấp. Độ bốc hơi lớn, đạt 800 mm/năm (cao nhất tháng 3, đạt 133mm; thấp nhất tháng 9, đạt 53,77mm); độ ẩm không khí thấp, khoảng 80%. Phân bố ở lãnh thổ có độ cao địa hình trung bình <100 m, chiếm phần lớn diện tích phía nam huyện Định Quán. Hình 1. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai + IBa: Loại sinh khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có đặc điểm mƣa vào mùa hè, mùa khô trung bình từ 2 đến 3 tháng, lặp lại 3 lần. Nhiệt độ cao, >260C; nhiệt độ trung bình cao nhất là 300C, thấp nhất 200C. Lƣợng mƣa trung bình năm từ 2.200-2.600mm; mùa mƣa 144 ĐỖ THỊ THU LƢƠNG – LÊ NĂM từ tháng 4 - 11, với tổng lƣợng mƣa cả năm đạt 2.513 mm, có đến 190 ngày mƣa, mùa mƣa tập trung vào các tháng 7 - 9. Độ ẩm không khí rất cao, trung bình từ 85 – 90%. Gió Đông Bắc thịnh hành vào tháng 1 - 4; còn tháng 6 - 9 là gió Tây Nam. Số giờ nắng ít (tháng mùa mƣa, 2 - 3 giờ/ngày; tháng mùa khô 6 -7 giờ/ngày), độ ẩm không khí tƣơng đối cao, nhiều ngày có sƣơng mù, cƣờng độ mƣa lớn là nét đặc trƣng của vùng. Phân bố ở các khu vực có độ cao trung bình từ 50 – 100 m. + IBb: Loại sinh khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa khu vực đồng bằng, có đặc điểm mƣa hè, thời kỳ khô dài từ 4 đến 5 tháng, lặp lại 3 lần. Nhiệt độ trung bình cao, > 260C. Do thuộc nơi có địa hình đón gió nên lƣợng mƣa trung bình năm cao, từ 2.200 - 2.600 mm/năm. Phân bố ở những nơi có địa hình đón gió, độ cao 50 - 100 m, trên địa bàn phía nam của tỉnh. + IBc: Loại sinh khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có đặc điểm mƣa hè, thời kỳ mùa khô rất dài, từ 5 đến 6 tháng, chỉ lặp lại 1 lần. Nhiệt độ trung bình năm >260C. Lƣợng mƣa cao, từ 2.200 - 2.600mm/năm. Độ ẩm trung bình đạt 83%. Phân bố ở vùng đồi, độ cao trung bình 25 - 50 m, chiếm một phần diện tích nhỏ ở phía nam huyện Định Quán. + ICb: Loại sinh khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa khu vực đồng bằng, có đặc điểm mƣa hè, thời kỳ khô dài từ 4 đến 5 tháng, lặp lại 2 lần. Nhiệt độ trung bình năm cao, >260C, nhiệt độ trung bình cao nhất 350C (tháng 5), thấp nhất 19,30C (tháng 1). Lƣợng mƣa trung bình từ 1.700 – 2.200 mm/năm. Lƣợng mƣa cao nhất là 897 mm (tháng 8), thấp nhất 40 mm (tháng 1). Độ ẩm không khí cao, trung bình 87%. Phân bố ở khu vực có độ cao địa hình <25 m, chiểm diện tích nhỏ. + ICc: Loại sinh khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có đặc điểm mƣa hè, thời kỳ mùa khô rất dài, từ 5 đến 6 tháng, có 5 lần lặp lại. Nhiệt độ trung bình rất cao, > 260C. Lƣợng mƣa trung bình năm từ 1.700 - 2.400 mm. Độ ẩm đạt 79,3%. Phân bố ở các khu vực có độ cao trung bình từ 25 - 50 m, thuộc các huyện Long Khánh, Nhơn Trạch và Thành phố Biên Hòa. + IIAa: Loại sinh khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vùng đồi núi thấp, có đặc điểm mƣa hè, thời kỳ khô trung bình từ 2 đến 3 tháng, chỉ lặp lại 1 lần. Do nằm ở địa hình vùng đồi núi thấp nên nhiệt độ trung bình năm giảm chỉ vào khoảng 24 - 260C. Lƣợng mƣa trung bình năm tƣơng đối lớn, > 2.600 mm, độ ẩm đạt khá cao 82 - 85%. Phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi huyện Tân Phú. + IIAb: Loại sinh khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vùng đồi núi thấp, có đặc điểm mƣa hè, thời kỳ mùa khô dài từ 4 đến 5 tháng, chỉ lặp lại 1 lần. Nhiệt độ trung bình 24 - 260C. Lƣợng mƣa trung bình năm lớn, > 2.600 mm; độ ẩm đạt khá cao, 85%. Phân bố ở khu vực đồi núi thấp thuộc địa bàn phía bắc huyện Vĩnh Cửu. + IIAc: Loại sinh khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; có đặc điểm mƣa vào mùa hè, mùa khô rất dài, từ 5 đến 6 tháng, chỉ lặp lại 1 lần. Nhiệt độ trung bình 24 - 260C. Lƣợng mƣa trung bình năm cao, > 2.600 mm. Độ ẩm dao động trong khoảng 83 - 87%. Phân bố ở khu vực đồi núi thấp thuộc phạm vi phía bắc huyện Định Quán. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ SINH KHÍ HẬU TỈNH ĐỒNG NAI, TỈ LỆ 1:100.000 145 + IIBb: Loại sinh khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; có đặc điểm mƣa hè, thời kỳ khô dài từ 4 đến 5 tháng, lặp lại 2 lần. Nhiệt độ trung bình năm 24 - 260C; trung bình cao nhất 35 0C. Lƣợng mƣa lớn, > 2.200 - 2.600 mm/năm. Độ ẩm không khí cao: 87,6%. Phân bố ở vùng đồi núi thấp thuộc huyện Thống Nhất và thị xã Long Khánh. + IIBc: Loại sinh khí hậu nhiệt đới gió mùa, mƣa hè, thời kỳ mùa khô rất dài từ 5 đến 6 tháng, có đến 3 lần lặp lại. Nhiệt độ trung bình 24 - 260C. Lƣợng mƣa lớn, trung bình > 2.200 – 2.600 mm/năm. Độ ẩm không khí khá cao: 87,6%. Phân bố ở huyện Xuân Lộc và thị xã Long Khánh. + IICb: Loại sinh khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mƣa vào mùa hè, mùa khô dài từ 4 đến 5 tháng, lặp lại 2 lần. Nhiệt độ trung bình năm: 24 - 260C. Lƣợng mƣa trung bình từ 1.700 đến 2.200 mm. Độ ẩm trung bình hàng năm là 82%, thấp nhất 75% (tháng 2 và 3), cao nhất 88% (tháng 8). Phân bố chủ yếu ở huyện Thống Nhất. + IICc: Loại sinh khí hậu nhiệt đới gió mùa, mƣa hè, thời kỳ khô rất dài từ 5 đến 6 tháng, số lần lặp lại nhiều nhất 8 lần. Nhiệt độ trung bình 24 - 260C. Lƣợng mƣa trung bình từ 1.700 đến 2.200 mm. Phân bố ở vùng đồi núi thấp trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ và một ít ở huyện Long Thành, Xuân Lộc và thị xã Long Khánh. + IIIAa: Loại sinh khí hậu nhiệt đới gió mùa, mƣa hè, thời kỳ mùa khô trung bình từ 2 đến 3 tháng, chỉ có một lần lặp lại. Nhiệt độ trung bình 22 - 240C. Lƣợng mƣa trung bình năm cao, đạt > 2600mm. Độ ẩm trung bình khoảng 80%. Phân bố ở lãnh thổ vùng đồi núi phía đông của tỉnh, trên địa bàn huyện Tân Phú. 3. KẾT LUẬN Dựa trên những đặc trƣng nhiệt ẩm cơ bản phản ánh điều kiện phân hoá sinh khí hậu của lãnh thổ, hệ chỉ tiêu bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai, tỉ lệ 1: 100.000 đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở tổng hợp của 3 yếu tố chính: nhiệt độ trung bình năm, lƣợng mƣa trung bình năm, độ dài mùa khô. Các đơn vị sinh khí hậu đƣợc phân chia trên cơ sở phân loại nên có sự lặp lại nhiều lần trong không gian lãnh thổ. Nhìn chung, tài nguyên sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai phân hoá đa dạng. Kết quả nghiên cứu đã phân chia trên bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai có 35 khoanh vi của 15 loại sinh khí hậu với những nét đặc thù và đặc điểm riêng. Trong tổng số 15 loại sinh khí hậu, có 8 loại đƣợc lặp lại nhiều lần trên lãnh thổ. Sự phân chia các đơn vị sinh khí hậu này cho phép các nhà quy hoạch có những giải pháp định hƣớng phát triển ở những loại sinh khí hậu tƣơng tự. Tài nguyên khí hậu tỉnh Đồng Nai đƣợc thể hiện qua việc xây dựng bản đồ sinh khí hậu sẽ là cơ sở khoa học cho việc qui hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên lãnh thổ phục vụ các mục tiêu phát triển theo hƣớng lâu bền. 146 ĐỖ THỊ THU LƢƠNG – LÊ NĂM TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục thống kê Đồng Nai (2013). Niên giám thống kê Đồng Nai năm 2012, Đồng Nai. [2] Trần Đức Hạnh, Đoàn Văn Điểm, Nguyễn Văn Viết (1977). Lí thuyết về khai thác hợp lí nguồn tài nguyên khí hậu nông nghiệp, Viện Khoa học - Kĩ thuật Nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [3] Đặng Thị Huệ (2001). Nghiên cứu điều kiện sinh khí hậu tỉnh Phú Thọ và sơ bộ đánh giá mức độ thích nghi của nó đối với một số cây nông - lâm nghiệp. Luận văn Thạc sĩ khoa học Địa lí, Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội. [4] Lê Năm (2002). Thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉ lệ 1/100.000, Tạp chí Khoa học số 5, Trƣờng ĐHSP Hà Nội. [5] Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai (2002). Đặc điểm khí hậu Đồng Nai, Biên Hòa. [6] Mai Trọng Thông, Nguyễn Khanh Vân (1988). Sinh khí hậu và việc thành lập bản đồ các kiểu sinh khí hậu Tây Nguyên, Hội nghị Khoa học toàn quốc lần I, Hà Nội. [7] Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1978). Khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội. [8] Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Thị Hiền và nnk (1992). Thành lập bản đồ sinh khí hậu Việt Nam, tỉ lệ 1/1.000.000, Đề tài cơ sở, Viện Địa lý, Viện khoa học Việt Nam, Hà Nội. [9] Nguyễn Khanh Vân (2006). Giáo trình sinh khí hậu, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. [10] Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Thị Hiền, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp (1999). Các phƣơng pháp phân loại sinh khí hậu hiện có ở Việt Nam, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, số 1 (T.21), Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội. Title: SETTING UP DONG NAI ’ S BIOCLIMATIC MAP SCALE 1/100.000 Abstract: The article refers to the process of climate mapping born with these principles, the system targets mainly related to temperature - humidity with its own characteristics. The study results were split on climate mapping born in Dong Nai province has 35 small area of the 15 types of frozen climate. Of the 15 types of climate, there are 8 types are repeated many times over the territory. The division of this unit allows students climate planners have driven solutions contribute to rational use of Dong Nai territory in view of sustainable development. Keywords: Bioclimatic, bioclimatic map. ĐỖ THỊ THU LƢƠNG Học viên Cao học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Huế TS. LÊ NĂM Khoa Địa lý, Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf24_400_dothithuluong_lenam_21_le_nam_sinh_khi_hau_2745_2020458.pdf