Báo cáo Hệ thống và tiềm năng năng lượng ven biển Hà Tĩnh

Hiện nay các nước trên thế giới bắt đầu quan tâm nhiều đến việc sử dụng năng lượng tái tạo từ biển: năng lượng sóng, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng dòng chảyvà các nước được sự hỗ trợ kĩ thuật về năng lượng biển từ hiệp định OES, đồng thời OES cũng thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, lắp đặt và xây dựng các tiêu chuẩn về năng lượng biển. Việt Nam hiên nay cũng có rất nhiều tiềm về năng lượng: bức xạ mặt trời, gió, thủy triều, dòng chảy và Việt Nam cũng đã đầu tư phát triển, sử dụng năng lượng gió ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh. Hà Tĩnh là tỉnh cũng có những nguồn năng lượng biển như: thủy triều, sóng, nhiệt độ; nhưng những nguồn năng lượng này chưa được tỉnh quan tâm khai thác mà vẫn chỉ ở dạng tiềm năng; tỉnh nên có sự quan tâm hơn tới việc phát triển các nguồn năng lượng biển.

docx9 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Hệ thống và tiềm năng năng lượng ven biển Hà Tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM TRUNG TÂM QUY HOẠCH, ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO BÁO CÁO HỆ THỐNG VÀ TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG VEN BIỂN HÀ NỘI 2012 1. MỞ ĐẦU Năng lượng biển hiện nay được rất nhiều quốc gia trên thế giới coi trọng và đầu tư phát triển nhằm đem lại nguồn năng lượng sạch để hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường của năng lượng không tái tạo. Việt nam có diện tích biển rộng hơn 1 triệu km2 và có tiềm năng về năng lượng biển như: mặt trời, gió, sóng, thủy triều,.. Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định rõ, biển có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và chiến lược biển Việt Nam bứơc đầu được triển khai, tuy còn chưa được một cách hệ thống, chưa có cơ quan đầu mối trong việc lập quy hoạch, chiến lược ngành năng lượng biển. Dự án “Xây dựng chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ và kế hoạch thực hiện chiến lược tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” được Sở TNMT tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Trung tâm Quy hoạch, Điều tra, Đánh giá Tài nguyên Môi trường Biển và Hải đảo, thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam phối hợp thực hiện. Mục tiêu chính của dự án là xây dựng được chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ và kế hoạch thực hiện chiến lược tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 nhằm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh phục vụ phát triển bền vững. Báo cáo “hệ thống và tiềm năng năng lượng ven biển” là báo cáo về những nguồn năng lượng biển của thế giới,của Việt Nam đã và đang được sử dụng, đồng thời chỉ ra những nguồn năng lượng biển của tỉnh Hà Tĩnh, nhằm giúp tỉnh Hà Tĩnh thấy được những nguồn năng lượng biển mà tỉnh đang có để có thể tìm ra phương pháp khai thác những nguồn năng lượng sạch hiện có. 2.Nguồn năng lượng biển và ứng dụng 2.1 Năng lượng đại dương thế giới Năng lượng tái tạo đã và đang được nhiều nước sử dụng, biết được tầm quan trọng của năng lượng tái tạo, các nước Châu Âu đã họp nhằm tìm ra sự hỗ trợ nhau về kĩ thuật năng lượng biển. Do vậy “Hiệp định OES” đã ra đời năm 2001 với sự chấp thuận của Ủy ban công nghệ năng lượng (CERT) và nhóm Năng lượng tái tạo (REWP) của Ủy ban năng lượng thế giới (IEA). Từ năm 2003, số dự án trong nghiên cứu phát triển đã tăng gấp đôi từ 35 -36 trong các quốc gia thành viên, số lượng các chương trình được chính phủ cung cấp kinh phí cho Năng lượng đại dương ngày càng tăng. Điều này được phản ánh trong sự gia tăng thành viên chính thức và quan sát viên trong OES. Hiện nay đã có 3 hiệp định được kí kết và thực hiện: OES (2001-2005), OES (2006 – 2011), OES (2012-2017). Kế hoạch hàng năm trình qua Ban điều hành hiện tại là: Anh, Ai Len, Đan Mạch, Mĩ sau đó trình IEA. OES có tầm nhìn dài hạn đến năm 2050, việc sử dụng năng lượng biển với chi phí cạnh tranh trên cơ sở bền vững cung cấp thị phần quan trọng để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai. Bốn mục tiêu chiến lược ban đầu tập trung vào Phát triển mạng lưới và trao đổi thông tin. Phát triển và sử dụng các công nghệ năng lượng biển. Sự tham gia của ngành công nghiệp và các tiện ích trong chương trình OES. Tương tác với chương trình thực hiện toàn cầu, đa phương và quốc gia khác. 2.2 Các nguồn năng lượng biển 2.2.1 Điện sóng Sóng biển chứa một nguồn năng lượng vô cùng lớn. Từ 100 năm trước con người đã dùng sóng biển để phát điện. Phương pháp cơ bản để tạo ra sóng điện từ sóng biển giống như cơ chế hoạt động của một cái bơm xe đạp. Máy phát điện đặt nổi trên mặt biển, giống như một cái bơm đẩy nằm ngang, pit-tông nối liền với phao, tùy theo sóng biển lên xuống mà pit-tông cũng chuyển động lên xuống, biến động lực của sóng biển thành động lực của không khí bị nén; không khí bị nén dưới áp suất cao phụt qua miệng phun của tuabin, làm máy phát điện hoạt động. Khi đó năng lượng sóng biển chuyển thành điện năng. Trên thế giới thường sử dụng máy Pelamis chuyển đổi năng lượng sóng ngoài khơi, Pelamis hoạt động ở độ sâu lớn hơn 50m, thường cách 2-10 km từ bờ biển. Hiện nay, Ai Len đã có chiến lược phát triển năng lượng biển (2005-2016) sử dụng công nghệ điện sóng Pelamis. 2.2.2 Thủy triều Năng lượng thủy triều của toàn thế giới theo các nhà khoa học ước chừng khoảng 3 tỷ kW. Nguyên lý phát điện thủy triều tương tự như nguyên lý điện thủy lực, tức là lợi dụng sự chênh lệch mức nước triều lên xuống để làm quay động cơ và máy phát điện. Ở những vùng có biên độ triều cường tương đối lớn, người ta xây đê ngăn nước có nhiều cửa tạo thành một hồ chứa nước và trong đê lắp tổ máy phát điện bánh xe nước. Khi nước triều lên cao bên ngoài một cửa nào đó thì cửa đó mở ra, nước biển chảy vào hồ chứa, dòng nước vào làm quay bánh xe thủy động, kéo theo làm quay máy phát điện để phát điện. Khi nước triều rút xuống thì cửa nói trên đóng lại và cánh cửa khác thì mở ra, nước từ hồ chứa chảy ra biển và dòng nước lại làm quay máy tải động. Cứ thế, trạm điện thủy triều không ngừng phát điện. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nguồn năng lượng thủy triều Năm 1966, tại Pháp đã xây dựng nhà máy điện thủy triều đầu tiên trên thế giới có quy mô công nghiệp với công suất 240MW, đây là một trong những nhà máy điện thủy triều lớn nhất thế giới. Canada đã vận hành một nhà máy 20MW từ năm 1984, sản xuất 30 triệu kW điện hàng năm. Trung Quốc cũng là một nước rất quan tâm đến nguồn năng lượng sạch, Trung Quốc hiện có 7 nhà máy điện thủy triều đang vận hành với tổng công suất 11MW. Hàn Quốc gần đây cũng rất chú trọng khai thác sử dụng năng lượng thủy triều. Nhà máy điên thủy triều Shiwa có công suất 254MW được hoàn thành năm 2010; còn tại thành phố Incheon, từ năm 2007 đã xây dựng một nhà máy điện thủy triều có công suất 812MW lớn nhất thế giới, với 32 tổ máy và sẽ đưa vào vận hành năm 2015. 2.2.3 Điện gió Năng lượng gió là một trong những nguồn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới, năng lượng gió đạt 238.000MW công suất lắp đặt vào đầu năm 2012. Hiện nay có 12 quốc gia lắp đặt tua-bin gió ngoài khơi, hơn 90% cơ sở lắp đặt điện gió ngoài khơi nằm ở Châu Âu. Vương quốc Anh hiện đang thống lĩnh thị trường điện gió ngoài khơi; cuối tháng 6 năm 2012, Vương quốc Anh có 2.500MW điện gió ngoài khơi, hơn 1 nửa trong tổng số cuar toàn thế giới. Trong 520MW công suất mới gió ngoài khơi được lắp đặt ở Châu Âu trong nửa đầu 2012 thì có khoảng 80% là ở biển Ailen và ở biển Bắc của Vương quốc Anh,phần còn lại được xây dựng ở Bỉ, Đức, Đan Mạch. Bên ngoài Châu Âu chỉ có Nhật và Trung Quốc có các trang trại gió hoạt động ngoài khơi. Năm 2010, Trung Quốc đứng thứ thế giới về năng lượng điện gió với 260MW. Ở Nhật Bản, chỉ 25MW công suất năng lượng gió ngoài khơi,hiện có một dự án trang trại gió nổi ngoài khơi với công suất 16MW đang được xây dựng trên bờ biển tỉnh Fukushima. Ở nhưng nơi khác trong khu vực Đông Á, Hàn Quốc cũng có kế hoạch lớn cho phát triển năng lượng gió ngoài khơi, nhắm mục tiêu 2.500MW vào năm 2019. 2.2.4 Nguồn năng lượng từ sự chênh lệch độ mặn Ở những khu vực có sự chênh lệch độ mặn lớn, đặc biệt như vùng cửa sông đổ ra biển, sự chênh lệch độ mặn này có thể tạo ra một nguồn năng lượng mới mà hiện nay con người chưa khai thác. Để khai thác nguồn năng lượng này, các nhà khoa học đưa ra các phương án bao gồm một cấu trúc hệ thống phát điện trong đó có một tháp thủy áp, phia trên hở, phía dưới kín. Phía bên của tháp là bể chứa nước ngọt, phía đối diện là bể là bể chứa nước mặn, ngăn giữa chúng là màng thẩm thấu đặc biệt. Do nồng độ muối trong nước ngọt và nước biển khác nhau, tạo ra một áp lực thẩm thấu khá lớn và nước ngọt không ngừng thấm qua màng thẩm thấu sang phía bể chứa nước mặn vốn đã đầy nước biển, khiến cho cột nước trong tháp thủy áp dâng cao. Cột nước dâng cao đến một mức nào đó sẽ theo đường ống chảy ra ngoài và đổ xuống làm bánh xe nước quay và tạo ra nguồn điện. Công ty Statkraft đã chứng minh khái niệm tại nhà máy đầu tiên khai trương tháng 11/2009 ở Tofte, Na Uy, dọc theo Vịnh Oslo. Dựa vào báo cáo của nhà nghiên cứu trường đại học Yale Menachem Elimelech và Yin Yip trên tờ tạp chí Khoa học và công nghệ ACS, những trạm phát điện mới này có thể cung cấp điện cho hơn 1 tỷ người bằng cách khai thác 10% nguồn năng lượng này. 2.2.5 Năng lượng từ dòng chảy Các dòng chảy lớn trên biển thường chảy theo một hướng tương đối ổn định và có lưu lượng lớn, do đó ẩn chứa ngồn năng lượng rất lớn. Theo tính toán của các nhà khoa học: tổng năng lượng tiềm năng của dòng chảy biển và đại dương lên đến 5 tỷ kW. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương án thiết kế phát điện dòng chảy chuyên dụng như phương án tập trung dòng chảy dưới dạng “dù”, dạng liên kết dòng chảy, dạng máy chân vịt, dạng vòng cung, dạng cô-ri-ô-lítDạng “dù” đó là: dùng nhiều dù nối với nhau và mắc vào một bánh xe được gắn cố định vào đuôi tàu neo trên biển. Dòng chảy mạnh sẽ dẫn động cho dù xòe ra giống như gió mạnh kéo căng dù. Dây nối các dù lại làm bánh xe gắn ở tàu chuyển động và chuyển động không ngừng. Thông qua hệ thống bánh xe răng cưa sẽ làm tăng tốc chuyển động nhiều cấp để gia tăng tốc độ quay và cuối cùng làm máy phát điện để sinh ra điện. Còn dạng cô-ri-ô-lít là dùng bánh xe nước phát điện cỡ lớn. Các máy phát điện loại này được buộc chặt bằng các sợi dây cố định dưới đáy biển, do vậy chúng nổi bồng bềnh trong biển và dòng điện sẽ dẫn qua cáp điện để đưa lên bờ. 2.2.6 Năng lượng từ sự chênh lệch nhiệt độ nước biển Nhiệt độ nước bề mặt và lớp sâu ở biển nhiệt đới và cận nhiệt đới chênh lệch nhau có thể tới 250oC. Đây là nguồn năng lượng cực kì to lớn mà con người muốn khai thác sử dụng. Theo các nhà khoa học thì tiềm năng của loại năng lượng này có thể khai thác ước tính đến 50 tỷ kW. Nguyên lý biến chênh lệch nhiệt độ đại dương thành điện đó là: sử dụng các chất có điểm sôi thấp làm môi giới như: CH3, He trong máy làm bốc hơi. Do tác dụng của nước biển nóng trên 250oC, các chất môi giới này ở trạng thái lỏng sẽ bốc hơi, tạo ra áp lực lớn dưới dạng khí và đi qua đường ống, làm quay máy phát điện. Khí đó tiếp tục đi qua bộ phận ống khí, chất môi giới áp thấp đi vào máy ngưng kết. Ở trong máy ngưng kết chứa nước biển dưới độ sâu có nhiệt độ 50oC, khiến cho chất khí môi giới này lạnh đi và qua máy nén, nó trở thành trạng thái lỏng, rồi chất lỏng này trở lại máy bốc hơi và sự tuần hoàn cứ diễn ra lien tục như vậy. Nước biển 50oC trong máy lạnh ngưng kết do chất thể khí giảm nhiệt, làm cho nó thu nhiệt, kéo theo làm tăng nhiệt độ thải vào tầng nước biển lên đến 70oC. Trong khi đó nước biển 250oC trong máy làm bốc hơi sẽ bị giảm nhiệt độ do cung cấp nhiệt cho bốc hơi. Thông qua chất môi giới không ngừng đi qua vòng tuần hoàn đó và làm cho máy phát điện hoạt động. 3. Đánh giá nguồn năng lượng biển ở Việt Nam 3.1 Hiện trạng nghiên cứu năng lượng biển tại Việt Nam Hiện tại, nghiên cứu năng lượng biển Việt Nam mới ở giai đoạn sơ khai, tuy chúng ta có các nghiên cứu và tài liệu của các dạng năng lượng biển chủ yếu: bức xạ mặt trời vùng biển, gió biển, sóng biển, sóng biển, thủy triều mà chưa có những ứng dụng cụ thể phát điện trên biển. Các nghiên cứu mới chỉ được thực hiện thông qua đề tài khoa học công nghệ, chưa có đại diện đầu mối quốc gia về nghiên cứu, triển khai, lắp đặt, chưa được giao nhiệm vụ để chuẩn hóa các hoạt động về năng lượng biển quốc giavaf hợp tác quốc tế, chủ yếu là các nghiên cứu nhỏ lẻ, rời rạc, chưa hệ thống. 3.1.1 Tiềm năng bức xạ mặt trời biển Trên biển Đông tiềm năng bức xạ có xu hướng tăng dần từ phía Bắc xuống phía Nam. Trên khu vực phía Bắc vĩ tuyến 20oN tổng xạ đạt 4000Wh/m2/ngày; phía Nam vĩ tuyến 20oN tổng xạ đạt gần 5000 Wh/m2/ngày. Vùng nhiều tiềm năng nhất Việt Nam là vùng ngoài khơi biển Nam Trung Bộ gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển Vũng Tàu – Côn Đảo. 3.1.2 Tiềm năng gió biển Nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bời biển dài, Việt Nam có một thuận lợi cơ bản để phát triển năng lượng gió. So sánh tốc độ gió trung bình trong vùng biển Đông Việt Nam và các vùng biển lân cận cho thấy gió tại Biển Đông khá là mạnh và thay đổi nhiều theo mùa. Tiềm năng điện gió biển ở Việt Nam lớn gấp nhiều làn so với trên đất liền. Miền duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khả năng sản xuất 5000 tỉ kWh mỗi năm, có khả năng cung ứng gấp nhiều lần cho Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam cũng có các tỉnh đang sử dụng điện gió như: tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Trà Vinh. Tỉnh Bạc Liêu có 56km bờ biển, Bạc Liêu là tỉnh có nhiều gió nhưng lại ít bão là tiềm năng rất lớn để phát triển điện gió. Nhà máy điện gió Bạc Liêu là công trình trọng điểm, khi hoàn thành sẽ tạo động lực phát triển kinh tế, góp phần giúp Bạc Liêu thoát khỏi tỉnh nghèo, lạc hậu trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt là tăng nguồn thu ngân sách, phát huy hết lợi thế tiềm năng vùng ven biển vốn hoang hóa, sản xuất kém hiệu quả Điện gió Bạc Liêu, 10 tua bin với công suất 16MW sẽ được đấu nối vào lưới điện quốc gia. Theo các chuyên gia của Tập đoàn GE – Mĩ, đơn vị cung cấp 10 tuabin cho dự án, các tua bin này có cánh quạt dài đến 82,5m, phù hợp với chế độ gió cấp 3 ở Bạc Liêu và ssuwowcj sử dụng rộng rãi nhất trong ngành công nghiệp điện gió với hơn 16.000 chiếc trên toàn thế giới. Theo tiến độ sau khi hoàn thành vào năm 2015 với 66 tua bin, tổng điện năng của dự án Điện gió biển Bạc Liêu khoảng 100MW trên diện tích 500ha. Tổng công suất điện gió biển của 3 tỉnh Sóc Trăng , Trà Vinh, Bạc Liêu đã được phê duyệt là 500MW đến năm 2015. Nếu mở rộng cho toàn vùng ven biển của các tỉnh ven biển sông Cửu Long thì điện năng có thể đạt tới vài GW. 3.1.3 Tiềm năng sóng biển Tiêm năng sóng biển ở Việt Nam vo cùng lớn. Những vùng có mật độ năng lượng biển lớn nhất là vùng biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ Việt Nam. Vào gió mùa Đông Bắc công suất điện sóng đạt cực đại 40kW/h phía Bắc bờ biển Việt Nam và 30kW/h vùng phía Nam. Trung bình năm 25kW/h vùng ven biển ngoài khơi Nam Trung Bộ. Mật độ cao nhất tại vùng biển Phú Quốc đạt 40kW/h. Vào mùa gió Tây Nam công suất đạt 20kW/h vào tháng 7-8 tại các vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, các vùng khác công suất trung bình đạt 10kW/h. 3.1.4 Tiềm năng thủy triều và dòng chảy biển Việt Nam có hai vùng có biên độ thuy triều đủ lớn là Quảng Ninh và Trà Vinh có khả năng sử dụng năng lượng thủy triều. Các địa điểm tềm năng thủy triều phân bố từ Bắc vào Nam: Vịnh hạ Long- 4,7GWh; Diễn Châu- 620GWh; Văn Phong- 308GWh; Quy Nhơn- 135GWh; Cam Ranh- 185GWh; Gành Rái- 714GWh; Đồng Tranh- 371GWh; Rạch Giá- 139GWh. Vùng có tiềm năng dòng chảy: ngoài khơi Ninh Thuận- Bình Thuận đạt 40-60W/m2, ngoài khơi Cà Mau- Hòn Khoai đạt 100-130W/m2; các vùng này có dòng chảy ổn định về hướng và tốc độ, đó là điều kiện tốt để khai thác nguồn năng lượng để phát điện. 3.1.5 Năng lượng không tái tạo Theo báo cáo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, sau khi tiến hành điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực địa chất khoáng sản, địa chất môi trường độ sâu từ 30m đến 100m nước vùng bờ biển Việt Nam, các nhà khoa học đã phát hiện tiềm năng lớn tài nguyên địa chất, khoáng sản rắn đáy biển có khả năng khai thác công nghiệp. Cùng với tài nguyên khoáng sản. trước đó các nhà khoa học cũng đã phát hiện và khoanh vùng 27 vùng biển Việt Nam có thể chứa nhiều hydrate- nguồn nguyên liệu thay thế cho dầu lửa và than đá. Khí hydrate được các nhà khoa học trên thế giới xếp vào một trong 9 nguồn năng lượng sạch trong tương lai. Chiến lược Việt Nam đến năm 2020 vẫn coi dầu khí là ngành ưu tiên phát triển cao trong 4 ngành kinh tế biển quan trọng: dầu khí, hàng hải, thủy sản, du lịch. 3.2 Năng lượng ở Hà Tĩnh 3.2.1 Vị trí dịa lí Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 17o54’ đến 18o50’ vĩ Bắc và từ 103o48’ đến 108o00 kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước Lào, phía Đông giáp Biển Đông. Hà Tĩnh đứng khoảng thứ 20 về diện tích và thứ 22 về dân số trong các tỉnh thành của cả nước. Hà Tĩnh có Thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (trong đó có 4 huyện và 1thị xã miền núi). Diện tích tự nhiên của tỉnh là: 6056,6km2 3.2.2 Biển và bờ biển Hà Tĩnh có bờ biển dài 137km. Do chế độ thủy triều, độ sâu, địa mạo, đường đẳng sâu đáy biển, gió mùa Đông Bắc,Vùng biển Hà Tĩnh luôn có hai dòng hải lưu nóng ấm, mát lạnh chảy ngược, hòa trộn vào nhau. Một dòng cách ven bờ khoảng 30-40km, dòng khác ở ngoài sâu hơn. Vùng có hai khối nước hỗn hợp pha trộn thường nằm ở độ sâu 20-30m. Nhiệt độ nước bề mặt cũng thay đổi theo mùa, nhiệt độ cực đại vào tháng 7, tháng 8 có giá trị tuyệt đối khoảng 30oC-31oC và cực tiểu vào tháng 12 đến khoảng tháng 3 khoảng 18oC- 22oC, nhiệt độ nước cũng tăng dần theo hướng Nam và Đông Nam. 3.2.3 Năng lượng biển của Hà Tĩnh 3.2.3.1 Năng lượng thủy triều Chế độ thủy triều của vùng ven biển Hà Tĩnh thuộc chế độ nhật triều không đều, trong tháng xuất hiện 2 lần triều cường và 2 lần triều kém, mỗi chu kì triều khoảng 14- 15 ngày. Xuất hiện hiện tượng bất đẳng triều, nghĩa là thời gian triều rút lớn hơn thời gian triều dâng khá rõ nét, đặc biệt ở các vùng cửa sông. Biên độ triều lớn nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 5,6. 3.2.3.2 Năng lượng sóng Hà Tĩnh là 1 tỉnh nằm trong khu vực có tiềm năng sóng biển với những đợt sóng lớn, đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng của bão ( chịu trực tiếp từ 3-4 cơn bão/năm, chọi ảnh hưởng từ 5-6 cơn bão/ năm). Khả năng phát triển điện sóng ở Hà Tĩnh rất lớn. 3.2.3.3 Nhiệt độ Hà Tĩnh có nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23,6oC – 24,6oC biên độ dao động ngày đêm vào khoảng 6,2oC. Tỉnh chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nên Hà Tĩnh có 2 mùa rõ rệt: mùa hè nhiệt dộ có thể lên tới 40oC, mùa đông thì nhiệt độ có thể hạ xuống 7oC. 4. Kết luận và kiến nghị Hiện nay các nước trên thế giới bắt đầu quan tâm nhiều đến việc sử dụng năng lượng tái tạo từ biển: năng lượng sóng, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng dòng chảyvà các nước được sự hỗ trợ kĩ thuật về năng lượng biển từ hiệp định OES, đồng thời OES cũng thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, lắp đặt và xây dựng các tiêu chuẩn về năng lượng biển. Việt Nam hiên nay cũng có rất nhiều tiềm về năng lượng: bức xạ mặt trời, gió, thủy triều, dòng chảy và Việt Nam cũng đã đầu tư phát triển, sử dụng năng lượng gió ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh. Hà Tĩnh là tỉnh cũng có những nguồn năng lượng biển như: thủy triều, sóng, nhiệt độ; nhưng những nguồn năng lượng này chưa được tỉnh quan tâm khai thác mà vẫn chỉ ở dạng tiềm năng; tỉnh nên có sự quan tâm hơn tới việc phát triển các nguồn năng lượng biển. 5. Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbao_cao_tiem_nang_nang_luong_bien_ha_tinh_2396.docx
Tài liệu liên quan