KẾT LUẬN
Thần thoại về các vị thần khổng lồ chính là sự
tái hiện bức tranh về thiên nhiên, về xã hội mà
ngƣời nguyên thuỷ đang sống. Đó là nguồn sử
liệu quý giá về con ngƣời trong thời kỳ thơ ấu của
lịch sử nhân loại. Nó còn thể hiện mong ƣớc, khát
vọng của ngƣời xƣa trong công cuộc chinh phục
tự nhiên, vƣơn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho
cả cộng đồng.
Thông qua hình ảnh các vị thần sáng tạo, ta thấy
thấp thoáng đâu đó bóng dáng cần cù, lam lũ của
ngƣời nông dân xƣa. Tuy là những vị thần có
xuất thân đặc biệt, có sức mạnh thật phi thƣờng
nhƣng những công việc họ làm lại hết sức đời
thƣờng. Có lẽ trong kho tàng thần thoại thế giới,
khó có thể tìm thấy đƣợc những vị thần nào có
những nỗi lo rất đời thƣờng nhƣ các vị thần của
ngƣời Tày – Thái?
Những phẩm chất đó chính là nét đặc trƣng căn
bản nhất của biểu tƣợng các vị thần khổng lồ
trong tâm thức cƣ dân Tày - Thái. Họ không chỉ
đại diện cho sức lao động, sáng tạo của tộc
ngƣời, mà họ còn là hiện thân cho một nền văn
minh lúa nƣớc vùng thung lũng đã đƣợc những
lớp cƣ dân đầu tiên của các tộc ngƣời Tày – Thái
lựa chọn để sinh tồn. Các vị thần khổng lồ của
cƣ dân Tày – Thái vừa là biểu tƣợng văn hoá,
vừa mang dấu ấn lịch sử đậm nét, đánh dấu bƣớc
phát triển của các tộc ngƣời trong nấc thang tiến
hoá của nhân loại. Một thời đại mới đang dần hé
mở trong lịch sử tộc ngƣời - thời đại văn minh
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thần thoại các vị thần khổng lồ - Nguồn tư liệu quan trọng về buổi đầu lịch sử của cư dân Tày – Thái ở Việt Nam - Chu Thị Vân Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chu Thị Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 55 - 61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55
THẦN THOẠI CÁC VỊ THẦN KHỔNG LỒ - NGUỒN TƯ LIỆU QUAN TRỌNG
VỀ BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ CỦA CƯ DÂN TÀY – THÁI Ở VIỆT NAM
Chu Thị Vân Anh*
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu về văn hoá tộc ngƣời, văn học dân gian giữ vai trò là nguồn tƣ liệu quan trọng.
Bởi nó không chỉ phản ánh tƣ duy, nhận thức của con ngƣời thời nguyên thuỷ, mà còn là bức tranh
phản chiếu xã hội trong giai đoạn sớm nhất của lịch sử, khi mà sử liệu thành văn chƣa xuất hiện.
Thần thoại về các vị thần khổng lồ - những vị thần có công khai thiên lập địa của các tộc ngƣời Tày,
Thái ở Việt Nam không chỉ phản ánh thực tiễn cuộc sống của tộc ngƣời trong giai đoạn mới hình
thành mà còn là nơi thể hiện ƣớc mơ, nguyện vọng của ngƣời nguyên thuỷ trong một giai đoạn lịch
sử nhất định. Do vậy, thần thoại của các cƣ dân Tày – Thái là nguồn tƣ liệu quan trọng khi nghiên
cứu về văn hoá và lịch sử các tộc ngƣời.
Từ khóa: thần thoại, văn hóa, nguồn tư liệu, văn học dân gian, cư dân Tày - Thái.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam
nói chung và các tộc ngƣời Tày, Thái nói
riêng, thần thoại là nguồn sử liệu quan trọng,
phản ánh trình độ phát triển tƣ duy, nhận thức
của con ngƣời thời tiền sử. Không những vậy,
nó còn là nơi thể hiện ƣớc mơ, khát vọng của
con ngƣời trƣớc tự nhiên trong một giai đoạn
lịch sử, khi mà lực lƣợng sản xuất còn nhiều
hạn chế. Thần thoại về các vị thần khổng lồ
đƣợc coi là lớp thần thoại đầu tiên trong lịch
sử văn học nhân loại.
Theo quan niệm của ngƣời xƣa, các vị thần
khổng lồ là những nhân vật vừa có sức mạnh
phi thƣờng, vừa có khả năng sáng tạo ra
những giá trị vật chất và tinh thần cho tộc
ngƣời. Họ không chỉ là những ngƣời có sức
mạnh khai sơn phá thạch, đào sông lấp biển,
mà cùng với quá trình lao động không ngừng,
họ đã phát minh ra những nghề nghiệp quan
trọng, tạo nền tảng kinh tế vững chắc cho cả
cộng đồng. Nhƣ vậy, có thể nói, những vị
thần khổng lồ không chỉ tạo nên không gian
sinh tồn cho tộc ngƣời, mà họ còn góp phần
đem lại sự ổn định về mặt kinh tế, đảm bảo
cho sự phát triển bền vững của các cộng đồng
ngƣời. Các vị thần khổng lồ chính là kết tinh
Tel: 0983 834376, Email: vananhdth@gmail.com
sức mạnh lao động, sáng tạo của tộc ngƣời.
Do vậy, trong tâm thức ngƣời xƣa, biểu tƣợng
các vị thần buổi khai thiên lập địa có vai trò
quan trọng, đặc biệt đối với cƣ dân Tày, Thái
- những đại diện tiêu biểu cho văn hoá miền
núi ở nƣớc ta.
Trong tâm thức cƣ dân Thái, hình ảnh những
vị thần Sô công luôn là hiện thân cho sức
mạnh sáng tạo, là nơi hội tụ mơ ƣớc, khát
vọng sống hoà đồng với tự nhiên đầy trắc trở,
là hiện thân cho nền nông nghiệp trồng lúa
nƣớc của tộc ngƣời. Cùng chung đề tài này, ta
cũng bắt gặp trong thần thoại của ngƣời Tày
hình ảnh cặp vợ chồng Báo Luông – Slao Cải,
chủ nhân khai phá vùng đất Cao Bằng cũng
nhƣ nghề nông trồng lúa nƣớc của ngƣời Tày
ở nơi đây. Thần thoại về vợ chồng Ải Lậc Cậc
và Báo Luông – Slao Cải là lớp thần thoại đầu
tiên trong lịch sử văn học tộc ngƣời về những
vị thần khổng lồ - những vị thần đại diện cho
sức mạnh của con ngƣời thời sơ sử.
MỘT CHẶNG ĐƢỜNG PHÁT TRIỂN CỦA
TỘC NGƢỜI TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU
LỊCH SỬ ĐƢỢC TÁI HIỆN THÔNG QUA
HÌNH ẢNH NHỮNG VỊ THẦN KHỔNG LỒ
Lƣợc bỏ đi những yếu tố hoang đƣờng về tầm
vóc hay sức khoẻ của các vị thần, ta thấy
Chu Thị Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 55 - 61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56
đƣợc quá trình tìm hiểu, cải tạo và chinh phục
tự nhiên gian khổ của ngƣời nguyên thuỷ
trong buổi đầu của lịch sử. Trƣớc hết đó là
cuộc sống nay đây mai đó, hoàn toàn phụ
thuộc vào tự nhiên nhƣ cuộc sống của Báo
Luông - Slao Cải trong giai đoạn đầu: “Ngày
xửa ngày xưa, suốt dọc sông còn là sình lầy
âm u, cây cối nguyên sinh, lau lách um tùm,
muông thú hoang dã. Lúc đó xuất hiện hai
người cao to, khoẻ mạnh, đi men dọc dòng
nước kiếm ăn”. [3, tr30]
Thời đại mông muội – “thời kỳ thơ ấu của
loài người” (Enghen) – mang tính phổ biến
đối với lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử
tộc ngƣời nói riêng. Đây là giai đoạn quá độ,
giai đoạn chuyển tiếp quan trọng của con
ngƣời từ một sinh vật thành một con ngƣời
thực thụ. Quá trình đó cũng là quá trình tự
vận động để khẳng định mình trong thế giới
tự nhiên. Lịch sử phát triển của loài ngƣời từ
thời kỳ mông muội sang dã man phải trải qua
hàng nghìn, hàng vạn năm, nhƣng trong thần
thoại, quá trình đó đƣợc phản ánh thật mộc
mạc, đơn sơ.
Theo Enghen, “yếu tố đặc trưng của thời đại
dã man là việc thuần dưỡng và chăn nuôi
động vật và trồng trọt cây cối” [2, tr50]. Nhƣ
vậy, nghề nông và chăn nuôi gia súc đƣợc
hình thành trong giai đoạn lịch sử này. Trong
thần thoại Thái, thời kỳ này thể hiện vai trò
của cặp vợ chồng Ải Lậc Cậc - cặp Sô Công
thứ bảy - đƣợc Then cử xuống với sứ mệnh
đem nghề nông phổ biến cho vùng đất mới.
Công việc của Ải thật khó khăn, nặng nhọc từ
việc khai phá đất, làm ruộng, trồng lúa đến
việc chăm sóc, thu hoạch. Hình ảnh của thần
chính là hình ảnh của ngƣời nông dân “chân
lấm tay bùn” điển hình của cƣ dân Thái nói
riêng và các tộc ngƣời ở nƣớc ta nói chung.
Đối với vợ chồng Báo Luông – SLao Cải,
công việc này còn khó khăn gấp nhiều lần.
Nếu nhƣ trong truyền thuyết Ải Lậc Cậc còn
có sự xuất hiện của Then - đấng tối cao có sức
mạnh vô song, chi phối muôn loài, đã cho vợ
chồng Ải Lậc Cậc lúa giống cũng nhƣ địa bàn
trồng cấy thích hợp; thì đối với vợ chồng Báo
Luông – Slao Cải, để tìm ra cây lúa và cách
chăm bón phù hợp là cả một quá trình quan
sát, tìm tòi và sáng tạo. Từ khi phát hiện ra
một loại cỏ có hạt cứng, ram ráp, có thể dùng
làm lƣơng thực, trên cơ sở quan sát thực tiễn,
ông bà thấy rằng “mọc hoang năng suất rất
thấp. Có bụi nhiều cây nhưng không ra bông,
hoặc bông lơ thơ vài hạt. Chỉ những chỗ luôn
xâm xấp nước, không để cạn khô hay nước
quá sâu mới trổ bông to và mẩy” [5, tr41].
Do vậy một nền nông nghiệp trồng lúa nƣớc
đã ra đời bắt nguồn từ chính nhu cầu cũng
nhƣ khả năng quan sát tự nhiên của con
ngƣời. Năng lực sáng tạo của ngƣời nguyên
thuỷ thông qua hình tƣợng những vị thần
khổng lồ đƣợc đề cao.
Bắt nguồn từ nhu cầu của gia đình hay từ thực
tiễn sản xuất đặt ra yêu cầu cho các vị thần
phải tiến tới thuần dƣỡng các loài thú để một
mặt phục vụ sản xuất, mặt khác bổ sung
nguồn thực phẩm cho gia đình. Do vậy, bên
cạnh trồng lúa, nghề chăn nuôi cũng bắt đầu
hình thành và chiếm vị trí quan trọng trong đời
sống hàng ngày. Con vật đầu tiên mà vợ chồng
Ải Lậc Cậc nuôi là con ngựa có cánh của Then
Lôm. Sau đó là đôi trâu Nen giúp vợ chồng Ải
cày ruộng. Còn đối với vợ chồng Báo Luông –
Slao Cải, ông bà đã tìm cách đuổi trâu rừng, bò
rừng về thuần dƣỡng để giúp dẫm ruộng. Sau
đó ông bà còn bắt mèo rừng, chó rừng về canh
kho thóc, bắt ngựa rừng về thuần dƣỡng để
làm phƣơng tiện đi lại và chuyên chở lƣơng
thực, hàng hoá
Nhƣ vậy, một ngành sản xuất nông nghiệp với
hai thành phần chủ đạo: trồng trọt và chăn
nuôi đã đƣợc hình thành, chính thức đánh dấu
sự ra đời của con ngƣời với đúng nghĩa của nó.
Con ngƣời không còn phụ thuộc hoàn toàn vào
tự nhiên nữa mà đã có thể tự cấp tự túc cho
nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Theo đó cuộc
sống định cƣ thành những làng bản nông
nghiệp đƣợc ra đời. Lúc này con ngƣời đã
hoàn toàn thoát thai khỏi thế giới động vật.
Không những thế, bằng năng lực của mình,
Chu Thị Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 55 - 61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57
con ngƣời đã quay trở lại, tác động vào tự
nhiên thông qua quá trình lao động sáng tạo
không ngừng để phục vụ cuộc sống.
Kết thúc thời đại dã man là sự ra đời của gia
đình một vợ một chồng – “dấu hiện của buổi
đầu của thời đại văn minh” [2, tr101]. Điều
này đã đƣợc phản ánh qua thần thoại về từng
cặp đôi Sô Công, Ải Lậc Cậc hay vợ chồng
Báo Luông – Slao Cải. Nhờ có đƣợc một gia
đình bền vững mà những vị thần có thể hoàn
thành những công việc mà lịch sử giao phó:
kiến thiết mặt đất cho sự ra đời của con ngƣời
(6 cặp Sô Công), hay giúp con ngƣời khai phá
những vùng đất mới, phổ biến nghề nông
trồng lúa nƣớc và chăn nuôi gia súc (vợ
chồng Ải Lậc Cậc và Báo Luông – Slao Cải).
Xuất phát từ hôn nhân một vợ một chồng bền
vững đã sinh ra nhiều thế hệ con cháu, rồi từ
đó phát triển, sinh ra các dòng họ, hình thành
nên một tộc ngƣời thống nhất (tộc ngƣời Tày
ở Cao Bằng). Qua đây cũng cho thấy lịch sử
của cả một tộc ngƣời, một dòng họ đƣợc tái
hiện lại thật sâu sắc, từ buổi đầu mới thoát
thai khỏi động vật, đến khi bắt đầu cuộc
sống định cƣ rồi hình thành từng nhóm của
một tộc ngƣời, chuẩn bị đầy đủ điều kiện để
đƣa con ngƣời bƣớc vào thời kỳ mới - thời
kỳ văn minh.
THẦN THOẠI VỀ CÁC VỊ THẦN KHỔNG
LỒ - NƠI CHUYỂN TẢI KHÁT VỌNG CHINH
PHỤC VÀ SỐNG HOÀ ĐỒNG VỚI TỰ
NHIÊN CỦA NGƢỜI NGUYÊN THUỶ
TRONG BUỔI ĐẦU CỦA LỊCH SỬ
Trong giai đoạn đầu của lịch sử, khi con
ngƣời mới thoát thai khỏi thế giới động vật và
bắt đầu có sự phát triển trong nhận thức, vấn
đề đầu tiên mà họ quan tâm và mong muốn
tìm hiểu là về những hiện tƣợng tự nhiên
xung quanh mình. Tại sao có trời, có đất, có
mƣa, có gió? Tại sao lại có sông, suối, ao hồ?
Tại sao lại có các loài vật? Và tại sao lại có
con ngƣời? Những câu hỏi đó chi phối nhận
thức của con ngƣời trong suốt chiều dài lịch
sử, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi con
ngƣời mới ra đời.
Lúc bấy giờ, cơ sở duy nhất ngƣời nguyên
thuỷ dựa vào để giải thích thế giới chính là ở
khả năng lao động của bản thân. Với sự phát
triển không ngừng về công cụ sản xuất, năng
suất lao động của con ngƣời ngày càng đƣợc
nâng cao, bƣớc đầu ổn định cuộc sống. Chính
lao động đã giúp cho con ngƣời tách biệt hẳn
với thế giới động vật và giúp cho tƣ duy con
ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao. Ngƣời
nguyên thuỷ thƣờng xuyên tác động vào tự
nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình, nên
đối với họ, lao động của con ngƣời có sức
mạnh vạn năng. Và từ đây, để giải thích và
nhận thức về thế giới, họ đã dựa vào chính sức
lao động của mình.
Ngƣời nguyên thuỷ cho rằng, mọi sự vật, hiện
tƣợng trong tự nhiên đều đƣợc sinh ra từ ý
muốn và từ lao động của con ngƣời. Qua hình
tƣợng các vị thần khổng lồ, cƣ dân Tày – Thái
cổ thể hiện ƣớc mơ chinh phục tự nhiên của
mình. Họ cho rằng mọi sự sáng tạo trong tự
nhiên nhƣ sông, suối, ao, hồ, núi, đồi đều là
do công sức lao động của các vị thần buổi khai
thiên lập địa. Chính nhờ sự lao động cần cù,
kiên trì đó đã giúp cho con ngƣời có đƣợc
cuộc sống nhƣ ngày nay. Con ngƣời có ruộng
để trồng lúa, có sông suối để bắt cá, có rừng
để săn thú
Bên cạnh công lao to lớn là cải biến tự nhiên
theo hƣớng có lợi để phục vụ cho đời sống
của con ngƣời sau này, các vị thần còn có
công thuần dƣỡng những vật nuôi, cây trồng
đầu tiên cho con ngƣời. Nếu nhƣ Sao Cải là vị
thần đầu tiên biến cây lúa hoang thành lúa
trồng cho ngƣời Tày, thì vợ chồng Ải Lậc Cậc
là ngƣời đã đem cây lúa đến cấy trồng ở bốn
thung lũng màu mỡ đƣợc coi là cái nôi của
tộc ngƣời Thái (Mƣờng Thanh, Mƣờng Lò,
Mƣờng Than, Mƣờng Tấc). Không những thế,
ông bà còn đem các giống vật đƣợc Then tặng
để làm vật nuôi trong nhà, phục vụ cho việc
đi lại (con ngựa có cánh đƣợc Then Lôm
tặng), hay lên rừng bắt trâu, bò, chó, mèo,
lợn, gà về để phục vụ cho sản xuất. Chính
Chu Thị Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 55 - 61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58
những vị thần này là ngƣời đã đem lại nghề
nông cho các cƣ dân Tày, Thái.
Công lao của các vị thần sáng tạo thật to lớn.
Nhƣng xét đến cùng, những vị thần khổng lồ
này chính là sự hiện thực hoá, cụ thể hoá khát
vọng chinh phục tự nhiên, nâng cao vai trò
của lao động sáng tạo của con ngƣời lên
ngang tầm với sức sáng tạo của tự nhiên của
cƣ dân xƣa. Lúc này, vào giai đoạn tan rã của
xã hội nguyên thuỷ, ý thức về bản thân, về vai
trò và vị trí của con ngƣời trong tự nhiên
đƣợc nâng cao. Con ngƣời muốn đặt vị trí của
mình ngang tầm với tự nhiên, chinh phục, cải
tạo tự nhiên theo hƣớng có lợi cho cuộc sống
của mình, theo ý muốn chủ quan của mình.
Nhƣng tự nhiên lại quá hùng vĩ, quá lớn lao
so với tầm vóc nhỏ bé của con ngƣời. Do vậy,
trong trí tƣởng tƣợng hết sức thô sơ, mộc mạc
của mình, họ đã sáng tạo ra những vị thần có
tầm vóc lớn lao để thực hiện mơ ƣớc của
mình. Đó là nguồn gốc thực tiễn cho sự ra đời
các thần thoại về những vị thần khổng lồ của
các tộc ngƣời.
Các vị thần trong thần thoại của tộc ngƣời
cũng làm những công việc nhƣ ngƣời bình
thƣờng. Họ cũng lấy chồng lấy vợ, cũng phải
lao động mới có cái ăn, cũng có những tính
xấu, tốt nhƣ con ngƣời. Có khác chăng chỉ là
ở tầm vóc cũng nhƣ qui mô công việc của họ
mà thôi! Ví nhƣ vợ chồng Báo Luông – Slao
Cải, muốn có đủ lƣơng thực nuôi đàn con
ngày càng đông đúc, họ cũng phải vất vả tìm
kiếm và thuần dƣỡng cây lúa nƣớc, chăm sóc
và nâng niu nó thì mới thu đƣợc kết quả tốt
đẹp. Ta bắt gặp ở đây hình ảnh ngƣời nông
dân chân lấm tay bùn – hình ảnh tiêu biểu cho
cƣ dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc.
Ở đây không có những yếu tố thần tiên, ma
quái nào cả mà nó là sự hiện thực hoá hình
ảnh lao động của con ngƣời. Nó phản ánh rất
chân thực đời sống của ngƣời nguyên thuỷ lúc
bấy giờ - phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nhƣng
cũng không ngừng lao động sáng tạo để đảm
bảo cho cuộc sống của mình. Yếu tố phi lý ở
đây chỉ dừng lại ở tầm vóc những công việc
mà các thần làm thật to lớn quá, phi thƣờng
quá, nhƣng lại cũng rất đỗi đời thƣờng. Những
công việc đó ngƣời thƣờng cũng có thể làm
đƣợc, nhƣng ở đây, do đối tƣợng tác động là tự
nhiên quá hùng vĩ nên nó phải đƣợc nâng lên ở
một tầm cao mới, ở một mức độ mới mà chỉ có
những vị thần với sức vóc khổng lồ mới có
thể đảm nhiệm đƣợc.
Nhƣ vậy, tựu chung lại, các vị thần khổng lồ
trong thần thoại các dân tộc Tày – Thái chính
là hiện thân cho lao động của con ngƣời trong
buổi đầu lịch sử. Với mong muốn tìm hiểu, lý
giải về tự nhiên, thêm vào đó là niềm tự hào
đối với những thành quả của bản thân, cƣ dân
Tày – Thái cổ đã qui khả năng sáng tạo của tự
nhiên cho sức lao động của con ngƣời. Một
hiện tƣợng nhân cách hoá rất đặc sắc thể hiện
niềm tự hào của ngƣời xƣa về bản thân mình,
vào khả năng sáng tạo, biến đổi thế giới
khách quan của con ngƣời, lấy con ngƣời làm
trung tâm của vũ trụ. Sức mạnh của con ngƣời
đã đƣợc “thần thánh hoá”, “thiêng hoá” qua
hình ảnh các vị thần nhƣng nó cũng thật gần
gũi với con ngƣời. Ngƣời xƣa có thể nhận ra
bóng dáng của mình qua hình ảnh của các vị
thần sáng tạo. Hay nói một cách khác, các vị
thần của buổi khai thiên lập địa đó chính là sự
“thậm sưng hoá”, “hùng vĩ hoá” khả năng
lao động sáng tạo của con ngƣời mà thôi.
Thông qua hình ảnh những vị thần này mà vai
trò của con ngƣời đƣợc nâng cao, sánh ngang
tầm với tự nhiên.
TƢ DUY TRIẾT HỌC PHẢN ÁNH TRONG
THẦN THOẠI VỀ CÁC VỊ THẦN KHỔNG LỒ
Thần thoại đƣợc xem là loại hình văn học ra
đời sớm trong lịch sử loài ngƣời khi mà khả
năng khái quát hoá, biểu trƣng hoá phát triển
ở một trình độ nhất định, hay nói cách khác,
khi mà tri thức của con ngƣời về thế giới và
về bản thân đã đạt đƣợc những thành quả nhất
định. Từ sự hoàn thiện về nhận thức đó mà tƣ
duy triết học cũng bắt đầu hình thành và đƣợc
thể hiện một cách khá rời rạc, mộc mạc, chất
phác trong thần thoại.
Chu Thị Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 55 - 61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59
Các vị thần xuất hiện trong thần thoại của các
tộc ngƣời thƣở khai thiên lập địa đều là cặp
đôi nam thần - nữ thần với quan hệ phổ biến
là quan hệ vợ chồng. Ngƣời xƣa thấy đƣợc
rằng, mọi vật sinh ra đều có cội nguồn của nó,
nhƣ là muốn sinh đƣợc đất, phải có sự hoà
hợp giữa thần Trời (ông Sô Công Trời) và
thần Đất (bà Sô công Đất), sau một thời gian
dài hoài thai đến quá trình trở dạ đau đớn tột
cùng mới sinh ra đất đai phì nhiêu, màu mỡ.
Hay nhƣ có sự gặp gỡ tình cờ giữa Báo
Luông và Slao Cải mới có thể sinh ra đƣợc
bầy con mà sau này phân chia thành những
dòng họ lớn của ngƣời Tày ở Cao Bằng Tất
cả những chi tiết đó đều nói lên quan niệm về
sự hoà hợp âm dƣơng manh nha hình thành
trong nhận thức của ngƣời nguyên thuỷ - chủ
nhân sáng tạo nên thần thoại.
Trong thần thoại các tộc ngƣời, trƣớc khi xuất
hiện những vị thần khổng lồ đã có thế giới
rồi. Có nghĩa là thế giới tự nhiên là một thực
thể vật chất, tồn tại khách quan và là đối
tƣợng tác động của con ngƣời. Những vị thần
sáng tạo, họ chỉ là công việc thay đổi hình thù
của thế giới mà thôi.
Ngƣời Thái chƣa hình dung đƣợc thế giới
trƣớc khi có các vị thần xuất hiện nhƣ thế nào
mà chỉ biết đó là một đống “hoang vu”, khi
các thần xuất hiện mới bắt tay vào kiến tạo
thế giới. “Ông thứ nhất, san đất, lấp hố, đào,
đắp thành ruộng nương, sông suối tên gọi là
“Ông Xới, ông San” hay “Chẩu Chục, Chẩu
Chao”. Ông thứ hai đào khe sâu, vực thẳm
gọi là ông “Làm Vực” hay “Chẩu năng dệt
Phẳng”. Ông thứ ba dựng núi, tạo đồi gọi là
ông “Dệt Núi” hay “Chẩu năng dệt Pú”. Ông
thứ tư rải đất màu mỡ xuống đồng bằng,
thung lũng; rải đá muôn màu vào miền núi
cao gọi là ông “Làm Đất” hay “Xô công
Đin”. Vợ ông là bà “Gây Rừng” hay “Xô
công Nhả”. Bà này phủ cây cỏ xanh tươi lên
trái đất. Ông thứ năm là ông “Làm Trời” hay
“Xô công Phạ” làm ra mưa, nắng, gió, bão,
sấm, sét Vợ ông là bà “Làm Mây” hay “Xô
Công Mó” tô vẽ bầu trời bằng những đám
mây bay lơ lửng quanh trái đất” [5, tr16].
Các thần đã phải sử dụng sức lao động của
mình để kiến tạo mặt đất, đem lại diện mạo
muôn hình muôn vẻ, chuẩn bị cho sự ra đời
của con ngƣời. Những hiện tƣợng nhƣ núi,
sông, biển, đồi đều là kết quả của quá trình
lao động, chứ không phải đƣợc sinh ra từ cái
“hƣ vô”, hoặc dựa vào mục đích và ý chí siêu
nhiên nào. Chúng đều có thuộc tính bản chất
là vật chất, đều là những hình thức cụ thể
của vật chất muôn màu muôn vẻ. Nhƣ vậy
có nghĩa là, các sự vật, hiện tƣợng trong vũ
trụ đều là sản vật của sự cải biến vật chất
bằng lao động.
Trong truyền thuyết về Báo Luông – Slao
Cải, để nuôi đàn con ngày một đông đúc, Sao
Cải đã đem một giống cỏ mọc ven suối về
trồng để lấy làm thức ăn thƣờng xuyên cho
gia đình, mà sau này đƣợc gọi là hạt gạo.
Vậy, nếu nhƣ trong tự nhiên không có sẵn
loại cây này, liệu Slao Cải, bằng khả năng của
mình có thể “hoá phép” ra cây lúa hay không?
Thần thoại không đề cao yếu tố thần linh,
mầu nhiệm nhƣ trong truyền thuyết, cổ tích,
nó phản ánh chân thực cuộc sống của con
ngƣời trong buổi đầu lịch sử. Do vậy mà yếu
tố duy vật đƣợc đƣa ra trƣớc nhất nhằm giải
thích cho mọi sự vật. Cách giải thích này
không nằm trong ý muốn chủ quan của con
ngƣời mà nó chỉ là sự giải thích “thấy sao nói
vậy”. Vì thế nó mang tính chất thô sơ, chất
phác, phản ánh những hạn chế nhất định trong
nhận thức của ngƣời xƣa. Tuy nhiên, giá trị tƣ
tƣởng vƣợt thời đại của nó ta không thể phủ
định, đặc biệt là trong việc giải thích thế giới
bắt nguồn từ quan điểm duy vật. Nó tiến bộ
hơn rất nhiều so với thế giới quan tôn giáo
sau này mang nặng tính chủ quan, duy tâm
siêu hình, khi mà xã hội đã có sự phân hoá
sâu sắc trong những giai đoạn lịch sử về sau.
THẦN THOẠI VỀ CÁC VỊ THẦN KHỔNG
LỒ PHẢN ÁNH TÍN NGƢỠNG NGUYÊN
THUỶ CỦA TỘC NGƢỜI
Chu Thị Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 55 - 61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60
Đối với đồng bào Tày – Thái, Ải Lậc Cậc và
vợ chồng Bao Luông – Slao Cải đƣợc xem
nhƣ vị thần nông của tộc ngƣời, bởi họ chính
là ngƣời tìm ra nghề nông trồng lúa nƣớc -
nền kinh tế chính của tộc ngƣời. Do vậy, hình
ảnh của họ gắn liền với những yếu tố phồn
thực, về sau phát triển thành tín ngƣỡng phồn
thực tồn tại lâu dài trong đời sống văn hoá
của các cƣ dân trồng lúa nƣớc nói chung và
cƣ dân Tày – Thái nói riêng.
Ngay khi miêu tả về hình dáng của các vị
thần, yếu tố phồn thực cũng đƣợc tác giả
nguyên thuỷ sử dụng triệt để để nói lên vai trò
của họ. Điển hình nhƣ khi miêu tả về sinh
thực khí của vợ chồng Ải Lậc Cậc, yếu tố
thậm sƣng điển hình của tín ngƣỡng phồn
thực đƣợc phát huy. Tác giả dân gian miêu tả
vợ của Ải Lậc Cậc hết sức to lớn với những
nét đặc trƣng cho sự mắn đẻ, “vú to bằng trái
núi”, sinh thực khí của bà “bằng cả cánh
đồng”. Còn sinh thực khí của Ải to nhƣ thế
nào thì ngƣời xƣa không mô tả cụ thể nhƣng
Ải có thể dùng nó để “xua cá ở ngọn sông
Đà” và cái dằm đâm phải nó “là cả thân gỗ
lớn làm thuyền có bảy người chèo”. Điều đó
cho thấy nó phải to đến mức độ nào!
Trong tín ngƣỡng phồn thực, việc đề cao sinh
thực khí nam và nữ có tác dụng cầu mong sự
sinh sôi nảy nở, cùng với nó là tục “hèm”
trong các lễ hội là đặc trƣng tiêu biểu cho tín
ngƣỡng nguyên thuỷ của cƣ dân nông nghiệp.
Có thể đối với các tác giả nguyên thuỷ, ý thức
phồn thực chƣa đƣợc định hình rõ nhƣ trong
quan niệm của tộc ngƣời ở những giai đoạn
sau, nhƣng ở đây, mong muốn về những vụ
mùa tốt tƣơi, thóc lúa đầy bồ, nhà nhà no đủ
nhƣ cuộc sống của các vị thần là điều tất yếu.
Và ƣớc mong đó đã đƣợc các tác giả nguyên
thuỷ gửi gắm vào hình ảnh những vị thần có
sức vóc phi thƣờng, có sức mạnh sánh ngang
với sự sáng tạo của tự nhiên. Một lần nữa
chứng tỏ thần thoại là phƣơng tiện quan
trọng chuyển tải những ƣớc mơ, khát vọng
của con ngƣời trong giai đoạn đầu của lịch
sử nhân loại.
Ngay từ khi xuất hiện, các vị thần trong thần
thoại của các tộc ngƣời đã là đại diện tiêu
biểu cho tín ngƣỡng phồn thực của các tộc
ngƣời. Bởi:
Thứ nhất: họ xuất hiện với một hình dáng thật
khác thƣờng với những bộ phận trên cơ thể
phát triển dị thƣờng, đặc biệt là những bộ
phận tiêu biểu cho tín ngƣỡng phồn thực đã
đƣợc tác giả dân gian miêu tả khá chi tiết.
Thứ hai: ngay từ đầu, hình ảnh lao động của
các vị thần đã gắn liền với nghề nông trồng lúa
nƣớc - một loại hình kinh tế đƣợc coi là khởi
nguồn của tín ngƣỡng phồn thực nguyên thuỷ.
Thứ ba: các vị thần xuất hiện trong tƣ thế
sóng đôi nam thần - nữ thần, một yếu tố xác
định tính chất lƣỡng hợp, hoà hợp âm dƣơng
trong tâm thức cƣ dân nguyên thuỷ.
Qua những phân tích trên, chúng tôi có thể
mạnh dạn đi đến nhận định rằng, các vị thần
khổng lồ trong lớp thần thoại đầu tiên của các
tộc ngƣời lấy nghề nông trồng lúa nƣớc làm
nghề kinh tế chính của mình đã mang trong
mình nhiều yếu tố của tín ngƣỡng phồn thực -
một tín ngƣỡng phổ biến của cƣ dân nông
nghiệp lúa nƣớc. Đặc biệt đối với cƣ dân Tày
– Thái, Ải Lậc Cậc cũng nhƣ vợ chồng Báo
Luông – Slao Cải đƣợc coi nhƣ vị thần nông
của tộc ngƣời, đi vào tâm linh của tộc ngƣời.
Có thể nói, với sự xuất hiện của thần thoại về
các vị thần sáng tạo trong buổi đầu lịch sử,
không chỉ đánh dấu bƣớc phát triển nhất định
trong nhận thức của tộc ngƣời mà nó còn là
dấu hiệu cho sự xuất hiện của tôn giáo sau
này. Mà cụ thể ở đây, tín ngƣỡng phồn thực
đã đƣợc manh nha hình thành trong tƣ tƣởng
của các tác giả nguyên thuỷ - chủ nhân của
nền văn minh lúa nƣớc.
KẾT LUẬN
Thần thoại về các vị thần khổng lồ chính là sự
tái hiện bức tranh về thiên nhiên, về xã hội mà
Chu Thị Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 55 - 61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61
ngƣời nguyên thuỷ đang sống. Đó là nguồn sử
liệu quý giá về con ngƣời trong thời kỳ thơ ấu của
lịch sử nhân loại. Nó còn thể hiện mong ƣớc, khát
vọng của ngƣời xƣa trong công cuộc chinh phục
tự nhiên, vƣơn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho
cả cộng đồng.
Thông qua hình ảnh các vị thần sáng tạo, ta thấy
thấp thoáng đâu đó bóng dáng cần cù, lam lũ của
ngƣời nông dân xƣa. Tuy là những vị thần có
xuất thân đặc biệt, có sức mạnh thật phi thƣờng
nhƣng những công việc họ làm lại hết sức đời
thƣờng. Có lẽ trong kho tàng thần thoại thế giới,
khó có thể tìm thấy đƣợc những vị thần nào có
những nỗi lo rất đời thƣờng nhƣ các vị thần của
ngƣời Tày – Thái?
Những phẩm chất đó chính là nét đặc trƣng căn
bản nhất của biểu tƣợng các vị thần khổng lồ
trong tâm thức cƣ dân Tày - Thái. Họ không chỉ
đại diện cho sức lao động, sáng tạo của tộc
ngƣời, mà họ còn là hiện thân cho một nền văn
minh lúa nƣớc vùng thung lũng đã đƣợc những
lớp cƣ dân đầu tiên của các tộc ngƣời Tày – Thái
lựa chọn để sinh tồn. Các vị thần khổng lồ của
cƣ dân Tày – Thái vừa là biểu tƣợng văn hoá,
vừa mang dấu ấn lịch sử đậm nét, đánh dấu bƣớc
phát triển của các tộc ngƣời trong nấc thang tiến
hoá của nhân loại. Một thời đại mới đang dần hé
mở trong lịch sử tộc ngƣời - thời đại văn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Đổng Chi (1956), Sơ lược về thần thoại
Việt Nam, Nxb Văn học, HN.
[2]. F.Enghen (1972), Nguồn gốc của gia đình, của
sở hữu tư nhân và của nhà nước, Nxb Sự thật, HN.
[3]. Vƣơng Hùng (2000), “Pú Luông – Gia Cải”
trong “Lịch sử cổ đại Cao Bằng - Kỷ yếu hội thảo”,
Ban Tuyên giáo Tỉnh Uỷ Cao Bằng.
[4]. Phúc Khánh (1961), Thử tìm hiểu những yếu tố
triết học trong thần thoại Việt Nam, Nxb Sự thật,
HN.
[5]. Đặng Nghiêm Vạn, Đặng Văn Lung, Tăng Kim
Ngân (1987), Truyện cổ các dân tộc ít người Việt
Nam, tập III, Nxb Văn học.
SUMMARY
MYTHOLOGY OF GIANT GODS – THE IMPORTANT INFORMATION RESOURCES
OF THE EARLY HISTORY OF TAY – THAI INHABITANTS IN VIETNAM
Chu Thi Van Anh
College of Sciences – TNU
Folklore serves as important sources of historical documents in the study of ethnic culture because it not
only reveals the thinking anh awareness of the primitive people, but it also reflects the social picture in the
earliest stages of history, when the written documents had not appeared. Mythology of giant gods who gave
birth to natural sites of Tay-Thai groups in Vietnam not only reflects the real life, but also shows dreams
and ambitions of people in the early history. Therefore, the mythology of Tay-Thai inhabitants is important
resources of ethnic’s culture and history.
Key words: mythology, culture, resources, folklore, Tay – Thai ethnics
Tel: 0983 834376, Email: vananhdth@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32978_36808_2782012155353thanthoaicacvithan_3534_2052599.pdf