Người Pháp và những dự án thương mại ở Đàng Trong thế kỷ XVII-XVIII

Trong thế kỷ XVII- XVIII, chính phủ Pháp rất lưu tâm đến thương mại với Đàng Trong, đã đặt ra kế hoạch đến đó buôn bán để bù lại những thua thiệt ở Ấn Độ. Nhưng hầu hết các dự án thương mại của CIO với Đàng Trong đều chưa thực hiện được hoặc nếu có thực hiện thì kết quả chẳng đáng là bao bởi những nguyên do sau: thứ nhất, bấy giờ chiến tranh Trịnh- Nguyễn đã chấm dứt, các chúa không mua súng đạn, không cần sự giúp đỡ của người Châu Âu nên không dễ dãi với họ như trước nữa, trái lại còn nghi ngờ họ mượn tiếng buôn bán để mưu đồ chính trị; thứ hai, các hàng hóa họ chở đến thuộc hạng xa xỉ, chỉ bán cho vua quan, còn dân chúng không dự đến, việc mua sản vật địa phương bị nhà cầm quyền kiểm soát, người Pháp không được trao đổi trực tiếp với người sản xuất, còn người Trung Hoa thì gặp gỡ người dân quê rất dễ dàng để mua hàng; thứ ba, chúa, quan yêu sách quá đáng, các tặng phẩm, quà biếu, bán chịu làm giảm rất nhiều số tiền lời kiếm được

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Người Pháp và những dự án thương mại ở Đàng Trong thế kỷ XVII-XVIII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dƣơng Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 69 - 74 69 NGƢỜI PHÁP VÀ NHỮNG DỰ ÁN THƢƠNG MẠI Ở ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVII- XVIII Dƣơng Thị Huyền* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thế kỷ XVII- XVIII, trong số các nƣớc phƣơng Tây đến Đàng Trong, Pháp là ngƣời đến sau nhƣng chuẩn bị rất chu đáo. Nhiều lần, công ty Đông Ấn Pháp đã cử ngƣời tới Đàng Trong điều tra, dò xét tình hình mọi mặt để thiết lập các mối quan hệ giao thƣơng. Một loạt các dự án thƣơng mại đƣợc Pháp đặt ra mở đầu cho quá trình xâm nhập vào Đàng Trong. Bài viết tập trung làm rõ thêm một số dự án của các thƣơng nhân ngƣời Pháp ở Đàng Trong trong gần một thế kỷ, từ cuối thế kỷ XVII đến nửa cuối thế kỷ XVIII (1686 – 1769). Từ khóa: thương nhân Pháp, thương mại, Đàng Trong, Công ty Đông Ấn Pháp (CIO) MỞ ĐẦU* Trong các thế kỷ XVI – XVIII, tình hình khu vực và thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng. Ở Đông Á, thời kỳ này chứng kiến những hoạt động thƣơng mại đƣờng biển sôi động của ngƣời Hoa (dƣới triều Minh, Thanh), của ngƣời Nhật Bản (dƣới thời Tokugawa) và của thƣơng nhân Đông Nam Á, góp phần tạo nên thời đại hoàng kim của thƣơng mại khu vực. Cùng thời gian đó, ở châu Âu, sau những cuộc phát kiến địa lý thế kỷ XV, một nền thƣơng mại quốc tế xuyên đại dƣơng đã hình thành. Bồ Đào Nha là nƣớc tiên phong, tiếp đến là các dân tộc Hà Lan, Anh, Pháp nối gót thâm nhập vào thế giới Đông Á để tìm kiếm thị trƣờng và nguồn nguyên liệu. Từ đây, các tàu thuyền phƣơng Tây qua eo Malacca, tới Indonesia, Xiêm, Đại Việt, Trung Quốc, Philippines và Nhật Bản. Hai trục giao thƣơng Bắc – Nam và Đông – Tây đã tạo nên nhiều tuyến thƣơng mại trên biển: con đƣờng tơ lụa, con đƣờng gốm sứ, con đƣờng truyền giáo Đại Việt là một trong những giao điểm của các tuyến hàng hải đó. Ở Đại Việt, từ năm 1558, họ Nguyễn bắt đầu lập nghiệp trên vùng đất Thuận - Quảng. Trên vùng đất “Ô châu ác địa” có diện tích nhỏ hơn rất nhiều so với lãnh thổ của họ Trịnh, với những nhóm cƣ dân đa sắc tộc và đa văn hóa, họ Nguyễn không chỉ tồn tại đƣợc mà còn lớn * Tel: 0975 702362, Email: duonghuyen.sudhkh@gmail.com mạnh để đẩy lùi đƣợc những cuộc tấn công của họ Trịnh trong suốt gần nửa thế kỷ, mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam, phát triển kinh tế, xã hội Có đƣợc thành công đó là do chúa Nguyễn đã biết tận dụng và phát triển những tiềm năng của xứ Đàng Trong, thực hiện chính sách khuyến thƣơng mạnh mẽ. Một mặt, các chúa Nguyễn tạo điều kiện cho thƣơng nghiệp phát triển và có chính sách bảo hộ đối với một số mặt hàng do chính ngƣời Đàng Trong sản xuất. Mặt khác, các chúa Nguyễn không những khuyến khích thƣơng nhân nƣớc ngoài đến buôn bán mà còn có những ƣu đãi đối với họ. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để thƣơng nhân ngoại quốc, đặc biệt là ngƣời phƣơng Tây đến tiến hành buôn bán với Đàng Trong. Do đó, tháng 8 năm 1664, Thƣợng thƣ Clobert thành lập Công ty Đông Ấn Pháp (La Companie Française de Indes Orientalets, CIO), theo mô hình của công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) và công ty Đông Ấn Anh (EIC). Để thu hút tài chính, công ty “khuyến khích tất cả mọi người với những điều kiện và năng lực vốn có” và giới quý tộc tham gia hùn vốn. Theo lời yêu cầu của giám mục F.Pallu, công ty này còn có mục đích giúp việc cho truyền giáo, nghĩa là đƣa các giáo sĩ đến truyền giáo ở Viễn Đông. Các thƣơng nhân Pháp phối hợp hành động rất chặt chẽ với các giáo sĩ của Hội thừa sai Pari (MEP) khi đến buôn bán ở phƣơng Đông và Đại Việt. MEP và CIO đƣợc coi nhƣ hai phƣơng diện mở rộng và bành Dƣơng Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 69 - 74 70 trƣớng hiệu quả nhất cho quá trình xâm nhập về kinh tế và truyền giáo của Pháp vào Đại Việt. Đây không chỉ là sự hợp tác của hai tập đoàn theo đuổi mục đích khác nhau mà còn là hai mặt phân công liên hệ chặt chẽ với nhau để phục vụ lợi ích của một lực lƣợng duy nhất là chủ nghĩa tƣ bản đang lên. Nhƣ vậy, những lý do chính khiến ngƣời Pháp muốn xâm nhập và chiếm thị trƣờng Đàng Trong là: Thứ nhất, Đàng Trong theo nhƣ ghi chép của các giáo sĩ có nhiều nguồn tài nguyên và nhiều sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp đa dạng phong phú, mang lại lợi nhuận cao. Thứ hai, Pháp chú ý đến Đàng Trong để tranh giành thuộc địa với ngƣời Anh. Lúc bấy giờ ngƣời Anh cũng lấn lƣớt ngƣời Pháp từ Hồng Hải đến Mã Lai; còn xứ Đàng Trong là ngƣời Anh chƣa chú ý đến và các nhà cầm quyền Pháp nghĩ rằng “nếu ngƣời Anh đến đó trƣớc thì chúng ta sẽ bị trục xuất vĩnh viễn, chúng ta sẽ mất một căn cứ hệ trọng để khi có chiến tranh, cho chúng ta làm chủ mà chiếm lấy việc thƣơng mãi với Trung Quốc của ngƣời Anh và làm cho họ phải lo lắng không ngớt” [6; tr.445]. Thứ ba, hoạt động thƣơng mại của pháp ở Quảng Châu (Trung Quốc) gặp nhiều khó khăn. Thƣơng nhân phƣơng Tây bị quan lại Trung Quốc bó buộc nhiều điều, phải tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt, một phần lãi rơi vào tay những ngƣời Trung Quốc đứng ra làm trung gian. Thực tế này thôi thúc các thƣơng nhân ngoại quốc tìm một nơi khác dễ chịu hơn để buôn bán nhƣ Hạ Môn, Ninh Phố còn ngƣời Pháp chủ yếu hƣớng tới Đàng Trong. Một số thƣơng gia Pháp ở Quảng Châu đã nhờ ngƣời tiến hành những cuộc vận động đối với chúa Nguyễn để xin quyền đƣợc buôn bán, những ngƣời khác chỉ thảo ra kế hoạch đặt chi điếm [8; tr. 88]. NỘI DUNG Trong vòng 20 năm kể từ khi thành lập (1664- 1684), Công ty Đông Ấn Pháp (CIO) chủ yếu hoạt động ở Đàng Ngoài nhƣng cũng không mấy có hiệu quả. Vì vậy, từ 1685 giới cầm quyền CIO chuyển trọng tâm thƣơng mại vào Đàng Trong. Kế hoạch của ngƣời Pháp là muốn xây dựng thƣơng điếm ở Đàng Trong và phá vỡ thế độc quyền buôn bán của ngƣời Hà Lan. Để thực hiện kế hoạch này, Pháp đã đƣa ra rất nhiều các dự án thƣơng mại khác nhau. Dự án thƣơng mại đầu tiên của Pháp là việc xâm chiếm Côn Đảo (Poulo Condore) – là địa điểm đầu tiên mà ngƣời Pháp chú ý tới trong kế hoạch tìm kiếm một vị trí đứng chân của CIO ở Đàng Trong. Năm 1686, đại diện thƣơng quán Pháp ở Xiêm là Véret đã đi tìm một nơi thuận tiện để lập một thƣơng quán ở Đàng Trong. Sau chuyến khảo sát, Véret đề nghị chiếm Poulo Condore vừa là nơi thuyền bè qua lại nhiều, vừa là nơi có thể buôn bán, mua hàng thổ sản của các nƣớc một cách dễ dàng. Theo Véret: “phải nói rằng, các thƣơng thuyền của Trung Quốc, Đàng Ngoài, Macao, Manila, Đàng Trong muốn buôn bán ở Ấn Độ phải đi ngang qua đảo này, cũng nhƣ tàu thuyền ở Ấn Độ muốn sớm đi đến Trung Quốc phải đi ngang qua đó, lối qua ấy cũng thuận lợi nhƣ eo biển La Sunde hay Malacca Vả lại, phải tính rằng việc buôn bán với Cao Miên và Ai Lao là quan trọng vì ngoài những hàng hóa nhƣ của Xiêm, hai nƣớc ấy còn có vàng, an tức hƣơng, xạ hƣơng, hồng ngọc, ngà voi, trầm hƣơng và nhiều món hàng quý khác” [9; tr.151]. Nhƣng dự án thƣơng mại đầu tiên của Pháp ở Đàng Trong không thực hiện đƣợc vì sự ngăn cản ngƣời Anh. Năm 1702, ngƣời Anh đã chiếm Côn Đảo nhƣng chỉ ba năm sau đã thất bại do ngƣời Macassar đồn trú ở đó nổi dậy giết chết ngƣời Anh. Đến năm 1721, Công ty Đông Ấn Pháp phái một nhân viên là Renault đến nghiên cứu lại việc đặt một cơ sở ở Côn Đảo. Năm 1723, Renault báo cáo rằng Poulo Condore nghèo, không giàu tài nguyên, khí hậu không thuận lợi, khiến ngƣời châu Âu không làm việc đƣợc. Ông cho rằng sẽ phải cần đến rất nhiều thời gian, tiền bạc và nhân Dƣơng Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 69 - 74 71 lực để đạt đƣợc kết quả mong manh, rằng địa điểm này “thuộc loại đáng bỏ hơn là đáng chiếm” [9; tr.153]. Công ty nên xem xét lợi ích rút ra đƣợc nhờ một chi điếm nhƣ thế có tƣơng xứng với những chi phí cần phải bỏ ra để thành lập nó, duy trì nó, giữ gìn nó hoặc trong thời bình hoặc trong thời chiến. Những báo cáo thiếu khả quan ấy khiến CIO từ bỏ kế hoạch đánh chiếm Côn Đảo. Dự án thƣơng mại thứ hai đƣợc thực hiện năm 1744, De Rothe- thƣơng gia Pháp ở thành phố Quảng Châu đã thuê một chiếc tàu Bồ Đào Nha, ủy thác cuộc lữ hành cho Friell đi Đàng Trong. Bản thân De Rothe cũng kiếm đƣợc một món tiền kha khá ở đây một phần nhờ vào thuyền Trung Hoa đi tới Đàng Trong. Friell đƣợc ủy nhiệm điều tra về những điều kiện kinh doanh, xin phép hàng năm đƣợc cử tàu sang; xin giảm bớt thuế cƣ trú cho một số nhân viên. Friell đƣợc chúa Nguyễn Thế Tông niềm nở đón tiếp, ban cho một giấy phép đƣợc đến giao dịch, buôn bán với ngƣời Đàng Trong, cho đất xây kho hàng; mặt hàng vàng đã đem lại 33,5% lãi, cau và vỏ sò gần 80% và đƣờng sẽ đem lại hơn 100%. Friell cho rằng ông sẽ đạt đƣợc nhiều kết quả hơn thế nếu có những thông ngôn và những ngƣời trung gian khôn khéo. Ngay lập tức, Friell đề nghị với Công ty tổ chức việc buôn bán ở Đàng Trong [8; tr.89]. Đúng lúc này cuộc chiến tranh về vấn đề thừa kế cƣơng vị ở Áo xảy ra, Anh, Pháp tham chiến nên việc buôn bán của Pháp từ Ấn Độ Dƣơng đến Trung Quốc bị đình đốn. Dự án thứ hai sang Đàng Trong vì thế phải gác lại. Năm 1748, chiến tranh chấm dứt, Duipleix mới sai một nhân viên là Dumont sang xứ Đàng Trong và đề nghị cần phải chiếm Cù Lao Chàm trƣớc cửa khẩu Hội An. Cùng lúc ấy ở Paris ngƣời ta cũng định kế hoạch sang buôn bán ở vƣơng quốc họ Nguyễn. Đó là những chuyến đi của Piere Poivre và những hoạt động trao đổi hàng hóa và thăm dò tình hình Đàng Trong. Đây là dự án thƣơng mại thứ ba của Pháp và là dự án lớn nhất, thu đƣợc nhiều thành tựu nhất trong quá trình buôn bán của ngƣời Pháp ở Đàng Trong. Năm 1748, triều đình Pháp cử Piere Poivre (1719- 1786), một nhà truyền giáo, một thƣơng nhân có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong vùng Viễn Đông- đến Đàng Trong để điều tra tình hình. Bề ngoài Poivre giữ nghi lễ ngoại giao, nhƣng ông đã thâm nhập thực tế và trình bày một bản báo cáo tỷ mỉ về vị trí, chính trị, thuế khóa, phong tục, tôn giáo, sản vật, việc thƣơng mại của Đàng Trong. Ngoài những mối lợi về thƣơng mại, hàng hóa bán đƣợc, sản vật mua đƣợc cũng giống nhƣ những nhà khảo sát khác, Poivre rất chú ý đến Hội An. Thƣơng cảng này sâu nên tàu thuyền cập bến dễ dàng và an toàn. Hội An - địa điểm thƣơng mại quan trọng nhất Đàng Trong - có gần 6.000 ngƣời Trung Hoa là những nhà buôn lớn nhất. Thƣơng nhân có thể dễ dàng thuê nhà làm thƣơng quán, nhà lớn nhất giá thuê độ 100 đồng cho suốt mấy tháng gió mùa [8; tr.91]. Cũng theo Poivre, việc buôn bán hàng hóa châu Âu ở Đàng Trong khá thuận lợi “nhiều vật không ra gì ở Pháp lại rất quý ở xứ Đàng Trong (đồ sắt, pha lê, vải mỏng màu tươi); tất cả những thứ hột bóng, kim tuyến, ngân kim tuyến đều bán rất đắt nhưng không nên chở nhiều đến. Có thể lãi nhiều với đồng, diêm sinh, thuốc Nhiều hàng hóa Pháp khác đối với người Đàng Trong thì đắt quá” [8; tr.92]. Tuy vậy, “người ta có thể đem sang một số nhỏ bán sẽ chạy ví như một vài tấm vải Lyông hoa vàng và bạc người Đàng Trong dùng nó làm túi đựng trầu, đựng thuốc. Còn có thể mang đến một số vải đỏ tươi, một số thảm, một số vải Betagne Trong những hàng sắt, chớ nên quên những vòng tay và hoa tai mạ” [1; tr.602]. Giữa năm 1748, Poivre trở về Paris và tiếp xúc với công ty Đông Ấn Pháp. Ông viết một bản báo cáo lạc quan với những lời ca ngợi trình lên vua Louis XV. Ông nhấn mạnh đến lợi ích và tiềm năng to lớn của Đàng Trong và kết luận rằng “nƣớc Pháp nên mở ở đây một cơ sở thƣơng mại” [5; tr. 58]. Những ngƣời đứng đầu của Công ty nghiên cứu kỹ lƣỡng Dƣơng Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 69 - 74 72 những lời trình bày của Poivre, rồi phái ông sang Viễn Đông với hai mục tiêu rõ ràng: 1) mở quan hệ thƣơng mại với xứ Đàng Trong và lập một thƣơng quán; 2) đoạt độc quyền mua bán hƣơng liệu làm gia vị nhƣ quế, tiêu, gừng, hồi hƣơng của ngƣời Hà Lan (việc buôn bán các món này rất lợi, ngƣời ta sai Poivre tìm những hạt giống và cây con để đem sang trồng ở đảo France, giống và cây con ấy ngƣời Hà Lan cấm xuất cảng, ai trái lệnh thì bị tội nặng). Trong tờ trình lên công ty, Poivre nói rằng: “Việc mua bán đôi thứ hàng hóa quý giá nhƣ vàng, trầm hƣơng, ngà voi, tơ lụa không đƣợc tự do, muốn mua đƣợc phải lập mƣu mẹo hoặc có quan quyền che chở, chính thể của nƣớc và cách cai trị xấu, chúa tham lam, dốt nát, đó là những trở ngại lớn cho sự mở mang thƣơng mại. Vả lại, dân chúng cũng không dựa vào việc này mà không có dân chúng thì không thể có những giao thiệp vững chãi lâu bền đƣợc. Vậy nếu muốn thu đƣợc ít nhiều kết quả thì ta cần phải có những đặc ân để cho mua bán đƣợc tự do và dễ dàng, tránh những nhũng nhiễu của giới quyền quý, phân biệt công ty Pháp với thƣơng nhân Tàu, Bồ, các điều ấy thì không thể trông mong ở Đàng Trong đƣợc”. Đồng thời, ông kết luận: “một công ty muốn đứng đƣợc ở xứ Đàng Trong và có thiết bị chắc chắn để buôn bán có lợi thì phải có phƣơng tiện để khiến ngƣời ta phải kiêng nể và kính trọng. Những phƣơng tiện ấy có thể có đƣợc trong địa thế chung của xứ ấy và nhất là trong vịnh Đà Nẵng là nơi rất dễ thiết bị vũ trang. Một pháo đài rất nhỏ cũng có thể nắm đƣợc uy quyền bằng cách cắt đứt giao thông từ tỉnh này sang tỉnh khác” [6; tr.441-442]. Ý định dùng vũ lực chiếm đất để buôn bán của thƣơng nhân Pháp không phải là chuyện úp mở gì nữa. Những dự án xâm lƣợc của Pháp ngày càng đƣợc bổ sung và trở thành thực tế lịch sử vào thế kỷ sau đó, khi chúng cho bắn loạt đại bác đầu tiên vào Đà Nẵng mở đầu cho cuộc xâm lƣợc nƣớc ta. Năm 1749, Poivre lại đƣợc cử đem một chiếc tàu chở hàng hóa của Pháp sang buôn bán ở Đàng Trong. Chúa Nguyễn Phúc Khoát lúc này muốn thúc đẩy ngoại thƣơng phát triển đã mời chào ngƣời Pháp mở thƣơng điếm “Tôi không cần hỏi xin phép chúa đặt một thƣơng điếm trong xứ, chính chúa thúc giục tôi đặt thƣơng điếm đó”. Kinh nghiệm của những chuyến buôn bán trƣớc cho Poivre biết rằng việc buôn bán với vua chúa và quan lại gặp nhiều khó khăn nên ông đã chủ động cho ngƣời về tận các địa phƣơng để mua hàng. Nhƣng công việc buôn bán của Poivre nhanh chóng gặp rất nhiều khó khăn vì những yêu sách của vua chúa và sự cạnh tranh của thƣơng nhân các nƣớc. Poivre trở về đảo France, đem 300 cây con của Đàng Trong mà ông cho là có ích. Ông viết báo cáo gửi lên Công ty, kèm theo bản dịch bức thƣ mà chúa Nguyễn gửi cho vua nƣớc Pháp. Tờ trình bi quan của Poivre khiến công ty Pháp bỏ ý định thông thƣơng với xứ Đàng Trong. Tuy nhiên, Dupleix vẫn ấp ủ kế hoạch buôn bán với vùng đất của chúa Nguyễn. Dupleix đã sai một ngƣời giúp việc tên là De Rabec đi Đàng Trong. De Rabec có xin chúa Nguyễn đƣợc mấy điều nhƣ đƣợc tự do buôn bán, đƣợc quyền sở hữu và xây dựng nhà ở, kho hàng. Nhƣng rồi Dupleix bị triệu hồi về Pháp khi cuộc chiến tranh bảy năm xảy ra. De Rabec phải rời Pondichéry, những thuận lợi mà ngƣời Pháp đạt đƣợc đã không tiếp tục đƣợc phát huy. Tuy nhiên, kế hoạch thƣơng mại của Pháp đối với Đàng Trong không vì thế mà dừng lại. Năm 1755, một thƣơng gia và mại biện Pháp ở Ấn Độ tên là Protais Leroux đƣa lên Tổng thanh tra Tài chính Pháp là Machault một đề án trình bày những lợi ích của sự thiết lập cơ sở ở Poulo Condore. Leroux đƣa ra 3 lý do đề nghị Công ty nên đến sớm ở Poulo Condore (Côn Đảo): 1) để buôn bán hoặc dùng đảo này làm nơi nghỉ ngơi cho tàu thuyền đi từ Âu châu sang Trung Quốc và trữ hàng hóa; 2) dân bản thổ ƣớc chừng 1.500 ngƣời Đàng Trong từ lục địa ra đã khai thác đất đai thành màu mỡ, họ bản tính hiền hòa, khéo léo, siêng năng, nếu đãi tử tế thì họ sẽ giúp chúng ta mở Dƣơng Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 69 - 74 73 mang thƣơng mãi ở khắp biển Trung Quốc, nhƣ thế có lợi cho Công ty Pháp và thiệt hại cho Công ty Anh, Hà Lan; 3) Poulo Condore còn những lợi ích về chiến lƣợc nữa, nếu ngƣời Pháp thiết lập cơ sở ở đấy thì trong trận chiến tranh vừa rồi, công ty đã không mất những tàu ở Trung Quốc, ở Manila và việc thƣơng mãi của ngƣời Hà Lan, ngƣời Anh đã suy giảm và thƣơng mãi của Công ty Pháp đã thịnh vƣợng ở Âu Châu và Ấn Độ” [6; tr.444]. Ông cũng viện dẫn những ý định của hầu tƣớc Dupleix về việc chiếm đóng Côn Đảo năm 1752 để minh chứng cho trình bày của mình. Tuy nhiên, những đệ trình trên của Protais Leroux đã không đƣợc ban lãnh đạo CIO thực hiện bởi nhiều lý do. Một trong những lý do cơ bản nhất là tình hình công ty đã không cho phép các vị giám đốc nghĩ tới những công cuộc nhƣ vậy. Ảnh hƣởng của cuộc chiến tranh với Anh ở châu Á đã khiến tình hình buôn bán của Pháp trong khu vực này hầu nhƣ bị ngƣng trệ và thiệt hại nghiêm trọng [8; tr.107]. Bấy giờ Công ty Ấn Pháp đã suy yếu nên những đề xuất đó không thực hiện đƣợc. Ở Pháp, Thủ tƣớng Choiseul dƣới triều vua Louis XV nhận thấy ngƣời Anh thắng thế ở Ấn Độ và chiếm đƣợc nhiều mối lợi của ngƣời Pháp nên tìm cách bù đắp những tổn thất ấy bằng cách sai nghiên cứu lại hồ sơ các hành động của công ty Đông Ấn và các thƣơng gia tƣ nhân ở xứ Đàng Trong. Vì vấn đề quan trọng nên một ủy ban đƣợc thành lập, trong đó vấn đề đặt ra là nƣớc Pháp cần thiết lập cơ sở ở châu Á để đối trọng với ngƣời Anh. Ủy ban đã hỏi Poivre, ngƣời am hiểu việc này. Theo Poivre nếu dùng võ lực thì phải đánh úp cung điện chúa Nguyễn, chiếm lấy kho tàng còn không thì không nên đem quân lính đi. Dựa vào đó, chính phủ quyết định dùng võ lực can thiệp vào việc buôn bán ở Đàng Trong. Khi Thủ tƣớng Choiseul bị miễn chức, dự án ấy phải đình lại. Nhƣng vấn đề này vẫn đƣợc nhà cầm quyền Pháp lƣu tâm [8; tr.101]. Tháng 2 năm 1778, Chevalier, trấn thủ Chandernagor, viết tờ trình lên Bellecombe, Toàn quyền xứ Ấn Độ thuộc Pháp để trình bày tin tức vừa thu thập đƣợc. Giáo sĩ Loureiro theo tàu Rumbold về Ấn Độ cùng hai viên quan của chúa Nguyễn đã bàn với quan Trấn thủ về vấn đề này. Giáo sĩ Loureiro ở Đàng Trong hơn 25 năm, biết rõ xứ này, đã đƣa ra những lý lẽ mới, giúp cho dự tính của Chevalier đƣợc khả thi hơn. Mấy ngày sau khi Chapman đƣa hai viên quan của chúa Nguyễn về nƣớc, Chevalier lại viết cho Toàn quyền Bellecombe một bức thƣ nêu rõ những lợi ích nƣớc Pháp sẽ thu đƣợc nếu can thiệp gấp để giúp vị vua chánh thống nhà Nguyễn khôi phục đƣợc giang sơn. Ông nói nên lập tức bắt đầu gửi cho vua xứ ấy một sự cứu trợ gồm 200 lính Âu Châu, súng ống tốt và từ 200 đến 300 lính. Theo lời khuyên của giáo sĩ Loureiro, các sĩ quan chỉ huy phải là những ngƣời khôn ngoan, lúc nào cũng ôn hòa và có tinh thần thỏa hiệp, hiền lành và nhã nhặn. Giáo sĩ Loureiro đƣa toán quân này đến chúa Nguyễn và nói rõ ấy là vì đã thỉnh cầu thiết tha mới đƣợc sự quan tâm trợ giúp này để đánh dẹp quân thù và khôi phục ngôi vua cho nhà Nguyễn. Theo Chevalier một bản hiệp ƣớc ký kết giữa hai nƣớc với nội dung: Đàng Trong và nƣớc Pháp đồng minh, để công thủ đối với tất cả kẻ thù, phí tổn để duy trì quân đội Pháp sẽ do vua Đàng Trong chịu, Pháp lập một thƣơng quán ở Hội An và đƣợc quyền đồn binh ở đó; nhƣợng cho Pháp một tỉnh và Pháp đƣợc hoàn toàn tự do buôn bán. Nhƣ vậy, những dự án thƣơng mại của Pháp dần chấm dứt và thay vào đó là các dự án xâm lƣợc của Pháp đầu thế kỷ XIX. THAY CHO LỜI KẾT Trong thế kỷ XVII- XVIII, chính phủ Pháp rất lƣu tâm đến thƣơng mại với Đàng Trong, đã đặt ra kế hoạch đến đó buôn bán để bù lại những thua thiệt ở Ấn Độ. Nhƣng hầu hết các dự án thƣơng mại của CIO với Đàng Trong Dƣơng Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 69 - 74 74 đều chƣa thực hiện đƣợc hoặc nếu có thực hiện thì kết quả chẳng đáng là bao bởi những nguyên do sau: thứ nhất, bấy giờ chiến tranh Trịnh- Nguyễn đã chấm dứt, các chúa không mua súng đạn, không cần sự giúp đỡ của ngƣời Châu Âu nên không dễ dãi với họ nhƣ trƣớc nữa, trái lại còn nghi ngờ họ mƣợn tiếng buôn bán để mƣu đồ chính trị; thứ hai, các hàng hóa họ chở đến thuộc hạng xa xỉ, chỉ bán cho vua quan, còn dân chúng không dự đến, việc mua sản vật địa phƣơng bị nhà cầm quyền kiểm soát, ngƣời Pháp không đƣợc trao đổi trực tiếp với ngƣời sản xuất, còn ngƣời Trung Hoa thì gặp gỡ ngƣời dân quê rất dễ dàng để mua hàng; thứ ba, chúa, quan yêu sách quá đáng, các tặng phẩm, quà biếu, bán chịu làm giảm rất nhiều số tiền lời kiếm đƣợc Vì vậy, hoạt động thƣơng mại của ngƣời Pháp ở Đàng Trong trong tƣơng quan với các nƣớc khu vực là chƣa thực sự mạnh mẽ. Nhƣng những dự án và kế hoạch ban đầu này của Pháp đã tạo ra nền tảng và cơ sở để sau này Pháp thực hiện cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam mà điểm mở đầu là ở Đà Nẵng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh, (2007) Lịch sử cổ đại Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, HN. 2. Đỗ Bang, (1996) Phố cảng vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII- XVIII, Nxb Thuận Hóa, Huế. 3. Cristophoro Borri: (1998) Xứ Đàng Trong năm 1621, Nguyễn Nghị dịch, Nxb TP.HCM. 4. Trƣơng Bá Cần, (2008) Lịch sử phát triển Công giáo Việt Nam, tập 1, tập 2, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 5. Nguyễn Mạnh Dũng, (2006) "Về hoạt động của công ty Đông Ấn Pháp với Đại Việt (nửa sau thế kỷ XVII- giữa thế kỷ XVIII ", Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 9 (365), tr.51- 64. 6. Phan Khoang: (2001) Việt sử xứ Đàng Trong 1558- 1777, Nxb Văn Học. 7. Litana, (1999) Xứ Đàng Trong: Lịch sử kinh tế- xã hội Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII), Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh. 8. Maybon, Charles, (2006) Những người châu Âu ở nước An Nam, Nguyễn Thừa Hỷ dịch, Nxb Thế giới, HN. 9. Maybon, Charles B, Lịch sử cận đại xứ An Nam, Paris, (1919), Tài liệu lƣu tại Phòng Tƣ liệu khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học quốc gia Hà Nội. 10. Thành Thế Vỹ, (1961) Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX, Nxb Sử học, HN. SUMMARY FRENCH AND THE PROJECTS FOR THE TRADE IN COCHINCHINA (XVII- XVIII CENTURY) Duong Thi Huyen * College of Sciences - TNU XVI-XVIII century, among westerns to Cochinchina, French came later but prepared carefully. Many times, French sent people to Cochinchia to investigated situation, established relationship. French set the projects for trade, beginning penetration of French to Cochinchina. Article analyzed some projects of French trader in Cochinchina (XVII- XVIII) Keywords: French trader, Trade, Cochinchia, La Companie Française de Indes Orientalets Ngày nhận bài:13/3/2014; Ngày phản biện:15/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014 Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thị Hương Canh – Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN * Tel: 0975 702362, Email: duonghuyen.sudhkh@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguoi_phap_va_nhung_du_an_thuong_mai_o_dang_trong_the_ky_xvi.pdf