Than hoạt tính Than hoạt tính (Activated Carbon) là loại than được xử lý từ nhiều nguồn vật liệu như tro của vỏ lạc (đậu phộng), gáo dừa hoặc than đá. Những nguyên liệu này được nung nóng từ từ trong môi trường chân không, sau đó được hoạt tính hóa bằng các khí có .
9 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2341 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Than hoạt tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Than hoạt tính
Than hoạt tính (Activated Carbon) là loại than
được xử lý từ nhiều nguồn vật liệu như tro của
vỏ lạc (đậu phộng), gáo dừa hoặc than đá.
Những nguyên liệu này được nung nóng từ từ
trong môi trường chân không, sau đó
được hoạt tính hóa bằng các khí có tính ô
xi hóa ở nhiệt độ cực cao. Quá trình này
tạo nên những lỗ nhỏ li ti có tác dụng hấp
thụ và giữ các tạp chất.
Than hoạt tính lọc nước qua hai quá trình song
song:
1) Lọc cơ học, giữ lại các hạt cặn bằng những
lỗ nhỏ,
2) Hấp thụ các tạp chất hòa tan trong nước
bằng cơ chế hấp thụ bề mặt hoặc trao đổi ion.
Than hoạt tính là một chất liệu xốp, có rất nhiều
lỗ lớn nhỏ. Dưới kính hiển vi điện tử, một hạt
than trông giống như một tổ kiến. Vì thế, diện
tích tiếp xúc bề mặt của nó rất rộng để hấp thụ
tạp chất. (Tùy theo nguyên liệu gốc, tổng diện
tích bề mặt của 1/2kg than hoạt tính còn rộng
hơn cả một sân bóng đá)
Các dạng kết cấu của than hoạt tính
1. Dạng bột cám (Powered - PAC) đây là loại
được chế tạo theo công nghệ cũ, nay thường
được sử dụng trong sản xuất pin, ac-quy. Có
một số nhà sản xuất dùng loại này trộn với keo
để đúc thành những ống than nhìn giống như
dạng thứ 3 dưới đây.
2. Dạng hạt (Granulated - GAC)là những hạt
than nhỏ, rẻ tiền, thích hợp cho việc khử mùi.
Tuy nhiên, nước thường có xu hướng chảy
xuyên qua những khoảng trống giữa những hạt
than thay vì phải chui qua những lỗ nhỏ.
3. Dạng khối đặc (Extruded Solid Block – SB) là
loại hiệu quả nhất để lọc cặn, khuẩn Coliform,
chì, độc tố, khử mầu và khử mùi clorine. Loại
này được làm từ nguyên một thỏi than, được ép
định dạng dưới áp xuất tới 800 tấn nên rất chắc
chắn
Hiệu xuất lọc sẽ tùy thuộc chủ yếu vào những
yếu tố: 1) Tính chất vật lý củaThan hoạt tính,
như kết cấu, kích thước, mật độ lỗ, diện tích tiếp
xúc; 2) Tính chất lý hóa của các loại tạp chất
cần loại bỏ; và cuối cùng là 3) Thời gian tiếp
xúc của nước với than hoạt tính càng lâu, việc
hấp thụ càng tốt.
Than hoạt tính chỉ có tác dụng với một lượng
nước nhất định. Sau khi lọc được một khối
lượng nước theo chỉ định của nhà sản xuất (chỉ
những hãng uy tín mới chỉ định theo tiêu chí
này), than sẽ không còn khả năng hấp thụ mùi
nữa.
Than hoạt tính kết cấu khối đặc có thể loại
bỏ những gì?
Về đầu trang
Tia cực tím (UV):
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, các loại
virus, vi khuẩn trong nguồn nước là thủ phạm
chính gây ra 85% các bênh nhi khoa và 65%
bênh tật của người lớn. Rất may là hầu hết các
loại virus, vi khuẩn đều có thể dễ dàng bị tia cực
tím tiêu diệt
Quy trình: Cho nước chảy qua một ống kín trong
đó có lắp đèn cực tím. Các tia UV được phóng
vào dòng nước. Cấu trúc DNA/RNA của vi sinh
bị thay đổi làm cho chúng không thể tồn tại.
Tia cực tím ở một tần số nhất định có thể diệt
99,99% vi khuẩn nhưng không loại bỏ bất kỳ tạp
chất gì có trong nước. Phương pháp này sử
dụng điện và thường được ứng dụng ở công
đoạn cuối cùng của hệ thống lọc nước. Khác với
đun sôi, phương pháp này tiết kiệm điện và
nhanh hơn nhiều. Đây là phưong pháp xử lý an
toàn nếu kết hợp thêm với loại lọc Than hoạt
tính.
Về đầu trang
Trao đổi Ion
Quy trình:
Ion là một nguyên tử mang điện tích. Nguyên tử
mang điện tích âm được gọi là Anion. Nguyên
tử mang điện tích dương (thường là kim loại)
được gọi là Cation.
Khi gặp điều kiện thuận lợi, các ion có thể kết
hợp với nhau, tạo thành cặn, váng. Một số có
hại cho sức khỏe, một số gây mất mỹ quan. Để
xử lý hiện tượng này, người ta dùng "hạt nhựa
trao đổi ion". Theo nguyên lý những hạt mang
điện tích trái dấu sẽ hút nhau, người ta dùng loại
hạt nhựa tích Cation để "hút" các ion âm và
ngược lại. Khi các hạt nhựa đã bão hòa (không
thể "hút" thêm được nữa) người ta phải "sạc"
lại. Quá trình này có thể diễn ra liên tục hay theo
chu kỳ, tự động hay thủ công tùy vào quy mô và
sản phẩm cụ thể.
Một số loại ion thường thấy trong nước chưa xử
lý:
Cation Anion
Calcium (Ca2+) Chloride (Cl-)
Magnesium (Mg2+)
Bicarbonate
(HCO3-)
Sodium (Na+) Nitrate (NO3-)
Potassium (K+) Carbonate (CO32-)
Iron (Fe2+) Sulfate (SO42-)
Làm mềm:
Các ion Can-xi (Ca2+), Magiê (Mg2+) sẽ tạo ra
cặn trong đường ống, bám trên bề mặt các vật
chứa, anh hưởng đến sinh hoạt. Để thay thế ion
magiê, can-xi người ta thường dùng ion soda để
làm nước “mềm” hơn. Đây là một trong những
ứng dụng của phương pháp trao đổi ion.
Về đầu trang
Khử phèn sắt (Fe2+), Mangan
1. Phương pháp làm thoáng: cung cấp Ô xy,
làm Fe2+ thành Fe3+, sau đó Fe3+thủy phân
thành Fe(OH)3 ít tan, lắng lại và lọc thô.
Phương trình: 4Fe2+ + O2 + 10H2O =
4Fe(OH)3 + 8H
+
2. Phương pháp dùng hóa chất: Clo, Ozôn, Quỳ
tím Cũng để tạo ra Fe(OH)3 và cho lắng, sau đó
lọc thô.
Hai phương pháp trên thường được sử dụng
trong các nhà máy nước. Đối với quy mô gia
đình, có thể áp dụng:
1. Khử phèn sắt bằng trao đổi ion
Cho nước đi qua vật liệu trao đổi ion. Các ion
Fe2+ sẽ trao đổi với các ion H+ và Na+ trong
thành phần của vật liệu lọc. Kết quả là
Fe2+ được giữ lại trong thành phần của vật liệu
lọc
Các ion Ca2+ và Mg2+ cũng tham gia trong quá
trình này. Phương pháp này vừa cho hiệu quả
khử sắt cao, vừa làm mềm nước.
2. KDF 85
Được nâng cấp trên nguyên tắc trao đổi ion,
phương pháp này đặc biệt hiệu quả và thích
hợp cho gia đình. Linh hồn của phương pháp
này nằm ở cấu tạo của vật liệu trao đổi ion. Đó
là một hợp chất giữa Đồng và Kẽm, được hoạt
tính hóa, vừa có thể trao đổi ion với Fe2+ vừa
khử được mùi tanh, khử khuẩn mà không cần
bất cứ hóa chất gì.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Than hoạt tính.pdf