Thẩm định tín dụng trung và dài hạn
- Mục tiêu thẩm định là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tư , qua đó xác định được khả năng thu hồi nợ của NH khi đầu tư vào dự án đó.
- Đối tượng cần thẩm định khi cho vay trung và dài hạn là dự án đầu tư của người vay vốn lập và gởi cho NH
27 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3023 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thẩm định tín dụng trung và dài hạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn I. Mục tiêu & đối tượng - Mục tiêu thẩm định là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tư , qua đó xác định được khả năng thu hồi nợ của NH khi đầu tư vào dự án đó. - Đối tượng cần thẩm định khi cho vay trung và dài hạn là dự án đầu tư của người vay vốn lập và gởi cho NH II. Những nội dung cần thẩm định Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn II. Những nội dung cần thẩm định Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn 1. Thẩm định các thông số dự báo thị trường và doanh thu Dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Dự báo tỷ lệ lạm phát Dự báo tỷ giá hối đoái Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu Dự báo tốc độ tăng giá Dự báo nhu cầu thị trường của sản phẩm mà dự án sắp đầu tư Ước lượng thị phần của doanh nghiệp Dự báo khác ( công suất máy móc ….) Lưu ý: Dự án thuộc lĩnh vực gì , ngành gì Tổ chức tốt các giữ liệu về dự án và những tài liệu đi kèm để đánh giá Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn 2. Thẩm định các thông số dự báo chi phí Công suất máy móc thiết bị Định mức tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, lao động Đơn giá các loại tiêu hao Phuơng pháp khấu hao, tỷ lệ khấu hao Các dự báo khác Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn 3. Thẩm định dòng tiền của dự án Dòng tiền vào Khấu hao trích trong kỳ. Lợi nhuận sau thuế. Thu hồi vốn lưu động. Thu hồi tài sản còn lại sau thuế. Dòng tiền ra Đầu tư vốn hình thành tài sản cố định. Tăng vốn lưu động ban đầu do đầu tư mới đòi hỏi. Có tính thuế khi bán tài sản cũ để thay thế bằng TS mới Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn Lưu ý Dòng thu là lợi nhuận sau thuế và khấu hao Chi phí cơ hội không phải là khoản thực chi nhưng vẫn được tính là một khoản trong dòng chi của dự án (đó là những thu nhập nhưng đã không có khi thực hiện dự án ) Chi phí chìm là những chi phí đã phát sinh trước khi có dự án do đó chi phí này không được tính vào dòng chi của dự án Chi phí lịch sử là những chi phí cho những tài sản sẵn có của công ty , được sử dụng cho dự án ( tính vào dự án khi tài sản có chi phí cơ hội còn nếu không có chi phí cơ hội thì sẽ không tính ) Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn - Nhu cầu vốn lưu động = tiền mặt + phải thu + hàng tồn kho – các khoản phải trả ngắn hạn - Chi phí khấu hao và chi phí lãi vay có tác dụng làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp - Khi có lạm phát thì suất chiết khấu danh nghĩa = suất chiết khấu thực + tỷ lệ lạm phát - Xác định chính xác dòng tiền của dự án là khó khăn nhất và cũng có tính quyết định nhất của công tác thẩm định Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn 4. Thẩm định chi phí sử dụng vốn Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều nguồn vốn tài trợ và khi sử dụng các nguồn vốn này thì đều phải trả cho các chủ cho vay một khoản tiền lãi. Đứng trên góc độ của người sử dụng các nguồn tài trợ gọi là chi phí tài trợ (chi phí sử dụng vốn ) Nói cách khác chi phí sử dụng vốn là lãi suất mà các nhà tài trợ đòi hỏi ở doanh nghiệp và nó thay đổi theo thị trường tiền tệ Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn a. Chi phí sử dụng nợ vay Lãi suất sử dụng nợ vay trước thuế Là lãi suất tính lãi vay và trả cho người cho vay. Thông thường lãi suất này đã được xác định trong hợp đồng nợ vay. Lãi suất sử dụng nơ vay sau thuế Lãi vay là một khoản chi có tác dụng làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, lãi suất nợ vay mà doanh nghiệp phải chịu thực chất là lãi suất nợ vay sau thuế. Lãi suất sau thuế = Lãi suất trước thuế (1 - t) t : thuế suất thu nhập doanh nghiệp VD: Nếu lãi suất trước thuế là 10% và thuế thu nhập doanh nghiệp thì: lãi suất sau thuế = 10% * (1 – 25%) = 7.5% Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn Ví dụ về chi phí lãi vay có tác dụng làm giảm thuế TNDN Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn b. Chi phí sử vốn chủ sở hữu Một cách tổng quát, lãi suất sử dụng vốn CSH chính là tỷ suất lãi sau thuế chia cho vốn CSH. Một cách dễ hiểu, là khi đầu tư thì nhà đầu tư sẽ quan tâm đến lãi suất bao nhiêu trên vốn bỏ ra. VD: Lãi suất tiết kiệm Ngân hàng một năm là 10% - VS – Lãi suất vốn CSH (15%) Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn b1. Lãi suất mong đợi từ cổ đông b2. Chi phí sử dụng cổ phiếu thường b3. Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn c. Chi phí sử vốn bình quân (WACC-Weighted Average Cost of Capital ) WACC = R(e) * Equity / (Equity + Debt) + R(d) * Debt / (Equity + Debt)*(1 – tax) Trong đó: R(e) : tỷ suất thu nhập mong muốn của cổ đông R(d) : lãi suất mong muốn của chủ nợ Hoặc: i : Lãi suất bình quân fJ : Tỷ trọng các nguồn vốn tài trợ cho đầu tư ij : Lãi suất tương ứng với nguồn tài trợ j n : Số nguồn vốn tài trợ Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn Ví dụ: Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn d. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lãi suất sử dụng vốn đầu tư Để tìm ra một cơ cấu vốn đầu tư tối ưu Dùng để thẩm định hiệu quả của các dự án đầu tư Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn 5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư a. Tiêu chuẩn thơi gian thu hồi vốn (Payback Period – PP) Nếu giả sử thu nhập của đầu tư hàng năm bằng nhau: Nếu thu nhập không đều nhau: Nhận xét: Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn Sử dụng tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn để lựa chọn thì: Hoàn vốn càng nhanh càng tốt m 0,thì chia ra 2 trường hợp Chỉ có một dự án để lựa chọn thì có thể chấp nhận đầu tư Nếu có nhiều dự án loại bỏ nhau thì chọn dự án có NPV cao nhất Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn Xác định tỉ lệ chiết khấu dòng tiền Lãi suất hiện tại hoá. Thực chất là lãi suất mà dự án phải trả cho việc sử dụng các nguồn vốn tài cho dự án đầu tư. Nhưng một dự án, có thể có nhiều nguồn tài trợ với nhiều lãi suất khác nhau, tương ứng với các nguồn tài trợ đó. Vì thế sẽ phải tính ra lãi suất bình quân phải trả cho việc sử dụng các nguồn vốn tài trợ cho dự án đầu tư. Lãi suất bình quân là lãi suất được sử dụng để hiện tại hoá (để chiết khấu ) i : Lãi suất bình quân fJ : Tỷ trọng các nguồn vốn tài trợ cho đầu tư ij : Lãi suất tương ứng với nguồn tài trợ j n : Số nguồn vốn tài trợ Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn Ưu điểm của phương pháp NPV Xác định hiệu quả của dự án thông qua độ lớn của giá trị mà mà dự án tạo ra thì tính chính xác sẽ cao hơn NPV(A+B) = NPV(A) + NPV(B) Cho phép xác định tổng hợp tính hiệu quả cho một danh mục gồm nhiều dự án Nhược điểm: Tính thẩm định sẽ kém chính xác khi các dự án không đồng nhất về mặt thời gian và đồng nhất về số vốn đầu tư Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn d. Tiêu chuẩn tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return – IRR) - IRR có thể được hiểu là lãi suất mà dự án đầu tư đã tạo ra trong đầu tư. Do đó IRR càng cao thì dự án đầu tư càng hiệu quả. - IRR lại là lãi suất mà khi tính NPV theo lãi suất này thì sẽ bằng không. - Để tính IRR thì dùng máy tính tài chính hoặc dùng vi tính thì sẽ rất đơn giản, nếu dùng các cách tính khác thì sẽ khó khăn hơn nhiều. Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn Sử dụng IRR để lựa chọn thì: Khi chỉ có một dự án đầu tư để thẩm định thì sẽ chọn để đầu tư khi IRR > WACC ngược lại sẽ từ chối đầu tư. Nếu có nhiều dự án đầu tư loại bỏ nhau cần thẩm định thì sẽ chọn dự án đầu tư nào có IRR cao nhất. Ưu điểm của tiêu chuẩn IRR: Thấy được khả năng sinh lời của dự án do đó giúp cho nhà quản trị dễ ràng trong quyết định đầu tư. Có thể thẩm định hiệu quả trong điều kiện không tương thích về thời gian của đầu tư, không có lãi suất chiết khấu. Nhược điểm: Để áp dụng được IRR thì phải biết trước tỉ lệ chiết khấu của dự án. Khi đó nếu IRR > i thì dự án là khả thi. Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn Mâu thuẫn NPV và IRR: Sẽ không có mâu thuẫn giữa NPV và IRR khi các dự án độc lập lẫn nhau. Có thể có mâu thuẫn khi các dự án đầu tư loại bỏ nhau ( dự án có NPV lớn nhưng IRR lại nhỏ và ngược lại ) NPV đo bằng tiền IRR đo bằng lãi suất (%) Tiêu chuẩn NPV sẽ được ưu tiên hơn tiêu chuẩn IRR vì độ lớn giá trị quan trọng hơn Trong điều kiện lạm phát, lãi suất chiết khấu có thể phải tính tới yếu tố lạm phát theo cách quy đổi như sau (theo hiệu ứng fisher) (1+ lãi suất danh nghĩa)= (1+lãi suất thực)(1+tỷ lệ lạm phát) Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn 6. Thẩm định dự án trong điều kiện có rũi ro a. Phương pháp tính chiết khấu theo điều chỉnh có rũi ro Theo phương pháp chủ quan Các loại dự án Tỷ lệ chiết khấu Dự án an toàn 5% Dự án có rủi ro thấp 8% Dự án có rủi ro cao 11% 3% chênh lệch ở đây được gọi là dự phòng bù đắp rủi ro Theo phương pháp khách quan ih :Là lãi suất chiết khấu đầy đủ i : Là lãi suất chiết khấu h : Xác suất xuất hiện rủi ro Chương 3: Thẩm định tín dụng trung & dài hạn b. Đánh giá sự mạo hiểm của dự án Đánh giá thu nhập của đầu tư theo các điều kiện có thể xẩy ra (Thấp, trung bình, cao). Xác định xác suất có thể xẩy ra tương ứng với các điều kiện (Thấp , trung bình, cao). Tính kỳ vọng của thu nhập đầu tư. Tính độ lệch chuẩn của thu nhập đầu tư Dự án có độ lệch chuẩn càng lớn thì rủi ro càng cao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thẩm định tín dụng trung và dài hạn.ppt