Thái dương, Sơn Trà, tình huống pháp luật
ĐỀ BÀI:
Công ty TNHH Sơn Trà, trụ sở tại tỉnh N, có chức năng sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. Công ty Cổ phần Thái Dương, trụ sở tại tỉnh P, chức năng kinh doanh dịch vụ xây dựng.
Ngày 03/01/2006, công ty Sơn Trà do bà Nguyễn Vân Trà, phó GĐ làm đại diện ký hợp đồng bằng văn bản số 01/HĐ với cty Thái Dương do ông Thái, Phó Giám đốc cty làm đại diện, có ủy quyền của ông Dương, Giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT. Theo hợp đồng, cty Sơn Trà bán cho công ty Thái Dương gạch bê tông lát đường. Hợp đồng có một số nội dung sau:
Tên hàng: Gạch bê tông lát đường
Số lượng: 300.000 viên
Thời gian giao hàng: Từ đầu tháng 2 đến hết tháng 3/2006
Thanh toán: thanh toán bằng tiền mặt sau khi bên mua kiểm tra hàng hóa và trước khi bốc hàng lên phương tiện vận chuyển của bên mua.
Phạt vi phạm hợp đồng:
- Hàng giao không đúng chất lượng: phạt 8% tổng giá trị hợp đồng
- Giao hoặc nhận hàng chậm: phạt 5% tổng giá trị số hàng giao hoặc nhận chậm cho mỗi đợt 5 ngày giao hoặc nhận hàng chậm.
Câu hỏi 1: Nêu những văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐ.
Tình tiết bổ sung
Ngày 07/01/2006, ông Dương nhân danh công ty Thái Dương gửi công văn yêu cầu hủy bỏ hợp đồng số 01/HĐ, với lý do: hợp đồng số 01/HĐ không có giá trị vì thiếu điều khoản chất lượng, giá cả và địa điểm giao nhận hàng. Công ty Sơn Trà phản đối yêu cầu của cty Thái Dương và yêu cầu cty Thái Dương phải thực thiện hợp đồng theo thỏa thuận.
Câu hỏi 2. Yêu cầu của cty Thái Dương có căn cứ hợp pháp để được chấp nhận không? Tại sao
14 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2222 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thái dương, Sơn Trà, tình huống pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Page 1
MỤC LỤC
1. Nêu những văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐ ................... 5
2. Yêu cầu của Công ty Thái Dương có căn cứ hợp pháp để được chấp nhận không?
Tại sao? ......................................................................................................................... 6
3. Hợp đồng số 01/HĐ có vô hiệu do người kí không đúng thẩm quyền hay không?
Tại sao? ......................................................................................................................... 7
4. Yêu cầu giao hàng vào ngày 07/02/2006 của công ty Sơn Trà có căn cứ hợp pháp
hay không? .................................................................................................................... 8
5. Yêu cầu của các bên có căn cứ hợp pháp để được chấp nhận hay không? Tại sao? 9
6. Yêu cầu đòi tiền phạt và tiền bồi thường thiệt hại của công ty Sơn Trà có căn cứ
hợp pháp để được chấp nhận hay không? Tại sao? .................................................... 11
Page 2
ĐỀ BÀI:
Công ty TNHH Sơn Trà, trụ sở tại tỉnh N, có chức năng sản xuất và kinh doanh
vật liệu xây dựng. Công ty Cổ phần Thái Dương, trụ sở tại tỉnh P, chức năng kinh
doanh dịch vụ xây dựng.
Ngày 03/01/2006, công ty Sơn Trà do bà Nguyễn Vân Trà, phó GĐ làm đại
diện ký hợp đồng bằng văn bản số 01/HĐ với cty Thái Dương do ông Thái, Phó
Giám đốc cty làm đại diện, có ủy quyền của ông Dương, Giám đốc kiêm chủ tịch
HĐQT. Theo hợp đồng, cty Sơn Trà bán cho công ty Thái Dương gạch bê tông lát
đường. Hợp đồng có một số nội dung sau:
Tên hàng: Gạch bê tông lát đường
Số lượng: 300.000 viên
Thời gian giao hàng: Từ đầu tháng 2 đến hết tháng 3/2006
Thanh toán: thanh toán bằng tiền mặt sau khi bên mua kiểm tra hàng hóa và
trước khi bốc hàng lên phương tiện vận chuyển của bên mua.
Phạt vi phạm hợp đồng:
- Hàng giao không đúng chất lượng: phạt 8% tổng giá trị hợp đồng
- Giao hoặc nhận hàng chậm: phạt 5% tổng giá trị số hàng giao hoặc nhận
chậm cho mỗi đợt 5 ngày giao hoặc nhận hàng chậm.
Câu hỏi 1: Nêu những văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐ.
Tình tiết bổ sung
Ngày 07/01/2006, ông Dương nhân danh công ty Thái Dương gửi công văn
yêu cầu hủy bỏ hợp đồng số 01/HĐ, với lý do: hợp đồng số 01/HĐ không có giá trị vì
thiếu điều khoản chất lượng, giá cả và địa điểm giao nhận hàng. Công ty Sơn Trà
phản đối yêu cầu của cty Thái Dương và yêu cầu cty Thái Dương phải thực thiện hợp
đồng theo thỏa thuận.
Câu hỏi 2. Yêu cầu của cty Thái Dương có căn cứ hợp pháp để được chấp nhận
không? Tại sao
Page 3
Tình tiết bổ sung
Ngày 10/01/2006, hai công ty, với thành phần đại diện như khi ký hợp đồng ngày
03/01/2006, đã thỏa thuận bổ sung nội dung của hợp đồng số 01/HĐ với những điều
khoản sau:
- Chất lượng: theo mẫu hàng
- Đơn giá: 2.500 đ/viên
- Tổng giá trị hợp đồng: 750.000.000 đồng
- Địa điểm giao hàng: tại kho của công ty Sơn Trà, quận M, Tp HCM
Do giá gạch lát bê tông trên thị trường tăng cao, ngày 20/01/2006 ông Sơn,
Giám đốc kiêm chủ tịch HĐTV công ty Sơn Trà gửi công văn thông báo cho cty Thái
Dương với nội dung không chấp nhận hợp đồng và yêu cầu hủy bỏ hợp đồng số
01/HĐ, vì hợp đồng này do phó Giám đốc công ty Sơn Trà ký không có giấy ủy
quyền của Giám đốc. Công ty Thái Dương gửi công văn phản đối yêu cầu hủy hợp
đồng của cty Sơn Trà, vì trước khi ký hợp đồng số 01/HĐ, ông Trần Sơn đã chấp
thuận (qua điện thoại) để bà Trà ký hợp đồng.
Câu hỏi 3: Hợp đồng số 01/HĐ có vô hiệu do người ký không đúng thẩm quyền
hay không? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Tại Điều 5 của hợp đồng các bên thỏa thuận:
Hàng giao theo lịch biểu giao hàng như sau:
- Đợt 1: từ ngày 05/02/2006 đến ngày 15/02/2006, giao một lần 100.000 viên.
- Đợt 2: từ 05/03/2006 đến 15/03/2006, giao một lần 200.000 viên.
Ngày 03/02/2006, công ty Sơn Trà thông báo cho Cty Thái Dương là sẽ giao
hàng đợt 1 (100.000 viên) vào ngày 07/02/2006, nhưng công ty Thái Dương trả lời từ
chối nhận hàng vì chưa chuẩn bị được phương tiện vận chuyển. Công ty Thái Dương
đề nghị được nhận hàng vào ngày 15/2/2006, nhưng vì có khó khăn về kho bãi nên
công ty Sơn Trà không chấp nhận, đồng thời yêu cầu công ty Thái Dương phải nhận
hàng vào ngày 07/02/2006.
Page 4
Câu hỏi 4. Yêu cầu giao hàng vào ngày 07/02/2006 của cty Sơn Trà có căn cứ
hợp pháp hay không? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Ngày 07/02/2006, công ty Thái Dương đến nhận hàng tại kho của công ty Sơn
Trà, sau khi kiểm tra hàng đã phát hiện 50% số hàng giao (50.000 viên) không đảm
bảo chất lượng theo đúng mẫu hàng. Công ty Thái Dương từ chối nhận và ngừng
thanh toán số hàng không đúng chất lượng, đồng thời yêu cầu cty Sơn Trà nộp phạt
vi phạm giao hàng không đúng chất lượng theo Điều 5 của hợp đồng. Cty Sơn Trà
chấp nhận việc từ chối nhận hàng của cty Thái Dương, nhưng không chấp nhận nộp
tiền phạt, đồng thời yêu cầu công ty Thái Dương đến nhận số hàng còn thiếu (của đợt
1) vào ngày 15/02/2006. Cty Thái Dương không chấp nhận yêu cầu giao hàng (vào
ngày 15/10/2006) của cty Sơn Trà, vì việc tổ chức vận chuyển làm hai lần đối với số
hàng của đợt 1 sẽ làm phát sinh chi phí cho công ty.
Câu hỏi 5: Yêu cầu của các bên có căn cứ hợp pháp để được chấp nhận hay
không? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Ngày 03/03/2006, công ty Sơn Trà thông báo cho cty Thái Dương đến nhận
hàng đợt 2 vào ngày 10/03/2006. Ngày 20/3/2006 Cty Thái Dương mới đến nhận
hàng. Trước đó, ngày 18/03/2006 xảy ra sự kiện bất khả kháng làm xập kho hàng và
hư hỏng 50% số hàng (150.000 viên) mà cty Sơn Trà đã chuẩn bị sẵn để giao cho Cty
Thái Dương. Cty Sơn Trà đã phải bỏ ra 10.000.000 đồng chi phí bảo quản và ngăn
chặn, hạn chế thiệt hại. Vì không nhận được đủ hàng hóa (50% của đợt 2), cty Thái
Dương đã không thanh toán số hàng này cho cty Sơn Trà. Cty Sơn Trà yêu cầu cty
Thái Dương:
- Thanh toán tiền cho số hàng hóa hư hỏng do rủi ro (hỏa hoạn) gây ra là:
100.000x2500 đồng = 250.000.000 đồng.
- Nộp phạt vi phạm nghĩa vụ nhận hàng (nhận hàng chậm 10 ngày), với số tiền
là: 5%x200.000x2500x2 đồng = 50.000.000 đồng
Page 5
- Bồi thường 10.000.000 đồng tiền chi phí bảo quản hàng hóa, ngăn chặn và
hạn chế thiệt hại (do cty Thái Dương nhận hàng chậm và do xảy ra hỏa hoạn)
Câu hỏi 6: Yêu cầu đòi tiền phạt và tiền bồi thương thiệt hại của cty Sơn Trà có
căn cứ hợp pháp để được chấp nhận hay không? Tại sao?
BÀI LÀM:
1. Nêu những văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐ
Theo điều 388 Luật dân sự 2005 thì “hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa
các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Từ đây ta
có thể thấy hợp đồng số 01/HĐ giữa công ty TNHH Sơn Trà và công ty cổ phần Thái
Dương được xác định là một hợp đồng dân sự. Mà theo khoản 1 điều 2 luật dân sự
2005 quy định về hiệu lực của luật dân sự thì “bộ luật dân sự được áp dụng đối với
quan hệ dân sự được xác lập từ ngày Bộ luật này có hiệu lực trừ trường hợp được bộ
luật này hoặc nghị quyết của Quốc hội có quy định khác”. Vì vậy, hợp đồng số
01/HĐ chịu sự điều chỉnh của luật dân sự 2005.
Theo khoản 1 diều 1 Luật thương mại 2005 thì Luật Thương Mại 2005 điều
chỉnh các “hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”. Hoạt động thương mại được định nghĩa theo khoản 1 điều 3 Luật
Thương Mại là “hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ, dầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
khác”. Việc kí kết hợp đồng giữa 2 công ty ở đây là hoạt động mua bán hàng hóa,
theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua
và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và
quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận (theo khoản 8 điều 3 Luật Thương Mại 2005)
nhằm mục đích sinh lợi cho cả 2 bên, do đó, hợp đồng mua bán hàng hóa số 01/HĐ
thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thương mại 2005.
Vậy, nguồn luật chủ yếu điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐ bao gồm:
- Luật dân sự 2005
- Luật thương mại 2005
Page 6
2. Yêu cầu của Công ty Thái Dương có căn cứ hợp pháp để được chấp nhận
không? Tại sao?
Theo đề bài thì ngày 07/01/2006 ông Dương nhân danh công ty Thái Dương
gửi công văn yêu cầu hủy bỏ hợp đồng số 01/HĐ với lý do: hợp đồng số 01/ HĐ
không có giá trị vì thiếu điều khoản chất lượng, giá cả và địa điểm giao nhận hàng.
Ta thấy yêu cầu này của công ty Thái Dương không hợp lý. Theo điều 402 Luật dân
sự 2005 quy định về nội dung của hợp đông dân sự thì các bên có thê thỏa thuận về
những nội dung sau:
“1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được
làm.
2. Số lượng, chất lượng
3. Giá, pương thức thanh toán
4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
5. Quyền, nghĩa vụ của các bên
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
7. Phạt vi phạm hợp đồng
8. Các nội dung khác”
Điều này có nghĩa là những điều khoản ghi trong hợp đồng hoàn toàn do các
bên tự thỏa thuận tùy theo từng loại hợp đồng.
Khoản 1 điều 430 Luật dân sự 2005 về chất lượng của vật mua bán: “ chất lượng của
vật mua bán do các bên tự thỏa thuận”.
Khoản 1,4 điều 431 Luật dân sự 2005 về “ giá và phương thức thanh toán” đó là:
Giá do các bên tự thỏa thuâṇ hoặc do người thứ 3 xác định theo yêu cầu của các
bên. Trong trường hợp các bên thỏa thuận thanh toán theo giá thị trường thì giá được
xác định tại địa điểm và thời điểm thanh toán. Ðối với tài sản trong giao dịch dân sự
mà Nhà nước có quy định khung giá thì các bên thỏa thuận theo quy định đó.
- Phương thức thanh toán do các bên tự thoả thuận.
Page 7
Điều 432“ thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán” và điều 431 “địa điểm giao tài sản”
đều do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng quy định tại khoản 2
điều 284 bộ luật này.
Điều này có nghĩa là những điều khoản ghi trong hợp đồng hoàn toàn do các
bên tự thỏa thuận tùy theo từng loại hợp đồng. Đồng thời theo quy định của Luật dân
sự 2005 thì giao dịch dân sự vô hiệu trong những trường hợp sau:
- Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo
đức xã hội (điều 128),
- Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (điều 129),
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành
vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (điều 130),
- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa (điều 131),
- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (điều 132),
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức được và làm chủ
được hành vi của mình (điều 133),
- Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (điều 134),
Căn cứ vào những quy định trên thì ta thấy hợp đồng số 01/HĐ hoàn toàn
không bị vô hiệu vì thiếu điều khoản chất lượng, giá cả và địa điểm giao nhận hàng.
Vì thế yêu cầu của công ty Thái Dương không có căn cứ để chấp nhận.
3. Hợp đồng số 01/HĐ có vô hiệu do người kí không đúng thẩm quyền hay
không? Tại sao?
Ngày 20/01/2006 ông Sơn, Giám đốc kiêm chủ tịch HĐTV công ty Sơn Trà
gửi công văn thông báo cho công ty Thái Dương với nội dung không chấp nhận hợp
đồng và yêu cầu hủy bỏ hợp đồng số 01/HĐ, vì nội dung của hợp đồng này do phó
giám đốc công ty Sơn Trà kí không có giấy ủy quyền của Giám đốc. Nhưng theo
công ty Thái Dương thì trước khi kí hợp đồng số 01/HĐ, ông Trần Sơn đã chấp thuận
(qua điện thoại) để bà Trà ký hợp đồng. Vấn đề ta cần xem xét ở đây là việc ông
Page 8
Giám đốc công ty Sơn Trà ủy quyền cho bà phò giám đốc kí hợp đồng có phải lập
thành văn bản không.
Theo điều 581 Luật dân sự 2005 thì “hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa
các bên theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên
ủy quyền , còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có
quy định”. Và trong trường hợp này thì bà Trà là người đại diện cho công ty Sơn Trà
theo sự ủy quyển của ông Sơn – Giám đốc công ty Sơn Trà. Khoản 2 điều 142 Luật
dân sự quy định “hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật
quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản”. Như vậy việc ông Sơn – Giám
đốc công ty Thái Dương ủy quyền cho bà Trà – phó giám đốc kí hợp đồng số 01 qua
điện thoại là hoàn toàn hợp pháp. Do đó, hợp đồng số 01/HĐ không bị vô hiệu với lý
do người kí không đúng thẩm quyền.
4. Yêu cầu giao hàng vào ngày 07/02/2006 của công ty Sơn Trà có căn cứ hợp
pháp hay không?
Hai bên đã thỏa thuận biểu giao hàng như sau:
- Đợt 1: từ ngày 05/02/2006 đến ngày 15/02/2006, giao một lần 100.000 viên
- Đợt 2: từ 05/03/2006 đến 15/03/2006, giao một lần 200.000 viên
Theo khoản 2 điều 37 Luật thương mại 2005 quy định về thời hạn giao hàng
thì “trường hợp các bên chỉ thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời
điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kì thời diểm nào trong
thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua”. Công ty Thái Dương và công ty
Sơn Trà chỉ thỏa thuận sẽ giao hàng đợt 1 từ ngày 05/02/2006 đến ngày 15/02/2006
tức là công ty Sơn Trà có quyền giao hàng vào bất cứ thời điểm nào trong khoảng
thời gian này và phải báo trước cho công ty Thái Dương. Vì vậy việc yêu cầu giao
hàng vào ngày 07/02/2006 của công ty Sơn Trà là hoàn toàn hợp pháp. Và theo điều
56 Luật thương mại 2005 thì “bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và
thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng”. Công ty Thái Dương
Page 9
có nghĩa vụ phải nhận hàng và giúp công ty Sơn Trà thực hiện việc giao hàng một
cách thuận lợi.
5. Yêu cầu của các bên có căn cứ hợp pháp để được chấp nhận hay không? Tại
sao?
Ta sẽ xét xem mỗi bên có những yêu cầu gì:
Công ty Thái Dương:
- Công ty Thái Dương từ chối nhận và ngừng thanh toán số hàng không đúng
chất lượng.
- Yêu cầu công ty Sơn Trà nộp phạt vi phạt giao hàng không đúng chất lượng
theo điều 5 của hợp đồng
- Không chấp nhận yêu cầu giao hàng vào ngày 15/10/2006 của công ty Sơn
Trà, vì việc tổ chức vận chuyển làm hai lần đối với số hàng của dợt 1 sẽ làm phát
sinh chi phí cho công ty.
Công ty Sơn Trà:
- Chấp nhận việc nhận hàng của công ty Thái Dương nhưng không chấp nhận
việc nộp tiền phạt
- Yêu cầu công ty Thái Dương dến nhận số hàng còn thiếu vào ngày 15/10/2006
Theo đề bài thì ngày 07/02/2006 công ty Thái Dương đến nhận hàng tại kho
của công ty Sơn Trà, sau khi kiểm tra hàng đã phát hiện 50% số hàng giao (50.000
viên) không đảm bảo chất lượng theo đúng mẫu hàng. Tức là công ty Sơn Trà đã giao
hàng không phù hợp với hợp đồng (theo điểm c khoản 1 điều 39 Luật thương mại
2005 - “không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hóa mà bên bán đã
giao cho bên mua”). Và theo khoản 2 điều 39 luật thương mại thì “bên mua có quyền
từ chối nhận hàng nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng”. Vì vậy việc công ty
Thái Dương từ chối nhận 50% số hàng không đảm bảo chất lượng theo đúng mẫu
hàng là hoàn toàn hợp pháp. Khoản 3 điều 51 luật thương mại cũng quy định “bên
mua có bằng chứng về việc bên bán dâ giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có
Page 10
quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp
đó”. Do đó, việc công ty Thái Dương ngừng thanh toán số hàng không đúng chất
lượng là có căn cứ hợp pháp.
Theo điều 5 của hợp đồng thì hai bên thỏa thuận “hàng giao không đúng chất
lượng phạt 8% tổng giá trị hợp đồng”. Tuy nhiên theo điều 301 Luật thương mại quy
định “mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều
vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần
nghĩa vụ của hợp đồng bị vi phạm trừ trường hợp quy định tại diều 266 của luật này”.
Vì thế việc hai bên thỏa thuận phạt 8% tổng giá trị hợp đồng là không hợp pháp. Vì
hai bên đã thỏa thuận về nghĩa vụ phải thực hiện khi giao hàng không đúng chất
lượng nên công ty Thái Dương có quyền yêu cầu công ty Sơn Trà nộp phạt nhưng tối
đa là 8% giá trị của 50% số hàng không đúng chất lượng. Và công ty Sơn Trà có
nghĩa vụ thực hiện việc phạt vi phạm cho công ty Thái Dương.
Khoản 1 điều 41 Luật thương mại 2005 quy định “trừ trường hợp có thỏa thuận khác,
nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng
cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc
giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn
thiếu hoặc thay thế hàng hóa cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không
phù hợp của hàng hóa trong thời gian còn lại”. Trong trường hợp này thời hạn giao
hàng của công ty Sơn Trà cho công ty Thái Dương là từ ngày 05/02/20006 đến ngày
15/02/2006, công ty Sơn Trà đã giao hàng cho công ty Thái Dương vào ngày
07/02/2006. Và công ty Sơn Trà đã yêu cầu công ty Thái Dương đến nhận số hàng
còn thiếu vào ngày 15/02/2006 – điều này hoàn toàn hợp pháp vì đây là thời điểm
còn nằm trong thời hạn thỏa thuận của hai bên.
Và theo khoản 2 điều 41 Luật thương mại quy định thì khi thực hiện việc khắc
phục trên, nếu làm phát sinh chi phí hoặc gây bất lợi cho bên mua thì bên mua có
quyền yêu cầu bên bán thanh toán chi phí đó. Vì vậy nếu việc vận chuyển làm phát
Page 11
sinh chi phí cho bên công ty Thái Dương thì công ty Thái Dương có quyền yêu cầu
công ty Sơn Trà thanh toán các chi phí đó.
6. Yêu cầu đòi tiền phạt và tiền bồi thường thiệt hại của công ty Sơn Trà có căn
cứ hợp pháp để được chấp nhận hay không? Tại sao?
Vào ngày 03/03/2006 công ty Sơn Trà thông báo cho công ty Thái Dương đến
nhận hàng đợt 2 vào ngày 10/03/2006. Ngày 20/03/2006 công ty Thái Dương mới
đến nhận hàng. Trước đó ngày 18/03/2006 xảy ra sự kiện bất khả kháng làm xập kho
hàng và hư hỏng 50% số hàng (150.000 viên) mà công ty Sơn Trà đã chuẩn bị sẵn để
giao cho công ty Thái Dương. Công ty Sơn Trà đã phải bỏ ra 10.000.000 đồng chi phí
bảo quản và ngăn chặn, hạn chế thiệt hại. Vì không nhận được đủ số hàng hóa (50%
của đợt 2), công ty Thái Dương đã không thanh toán số hàng này cho công ty Sơn
Trà. Công ty Sơn Trà yêu cầu công ty Thái Dương:
- Thanh toán tiền cho số hàng hóa bị hư hỏng do rủi ro (hỏa hoạn) gây ra là : 100.000
x 2.500 đồng = 250.000.000 dồng
- Nộp phạt vi phạm nghĩa vụ nhận hàng (nhận hàng chậm 10 ngày) với số tiền là: 5%
x 200.000 x 2 = 50.000.000 đồng
- Bồi thường 10.000.000 đồng tiền chi phí bảo quản hàng hóa, ngăn chặn và hạn chế
thiệt hại (do công ty Thái Dương nhận hàng chậm và do xảy ra hỏa hoạn)
Theo khoản 1 điều 440 Luật dân sự 2005 quy định về thời điểm chịu rủi ro thì
“bên bán chịu rủi ro đói với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên
mua còn bên mua chịu rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản nếu không
có thỏa thuận khác”. Bên cạnh đó, điều 57 Luật thương mại 2005 quy định “trừ
trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại
một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho
bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền
đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được ủy quyền giữ lại
các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa”. Ngày 10/01/2006, công ty Thái
Page 12
Dương và công ty Sơn Trà đã thỏa thuận bổ sung nội dung của hợp đồng số 01/HĐ
với những điều khoản sau:
- Chất lượng: theo mẫu hàng
- Đơn giá: 2.500 đ/viên
- Tổng giá trị hợp đồng: 750.000.000 đồng
- Địa điểm giao hàng: tại kho của công ty Sơn Trà, quận M, TpHCM
Ta thấy hai bên đã xác định rõ địa điểm giao hàng, vì thế áp dụng theo quy
định của pháp luật thì thời điểm chuyển rủi ro là khi bên bán đã giao hàng cho bên
mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong
trường hợp bên bán được ủy quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với
hàng hóa. Mà ngày 18/03/2006 khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thì công ty Thái
Dương vẫn chưa đến nhận hàng. Vì vậy đối với số hàng hóa bị hư hỏng do hỏa hoạn
(sự kiện bất khả kháng) thì bên công ty Sơn Trà không có quyền yêu cầu công ty
Thái Dương thanh toán tiền cho số hàng này.
Theo thỏa thuận của hai bên thì đợt giao hàng thứ 2 bắt đầu từ 05/03/2006 đến
15/03/2006, giao một lần 200.000 viên. Hai bên cũng thỏa thuận việc giao hoặc nhận
hàng chậm: phạt 5% tổng giá trị số hàng giao hoặc nhận chậm cho mỗi đợt 5 ngày
giao hoặc nhận hàng chậm. Vì không xác định rõ thời điểm giao hàng cụ thể nên
công ty Sơn Trà có thể giao hàng vào bất cứ thời điểm nào trong thời hạn này và phải
thông báo cho công ty Thái Dương (khoản 2 điều 37 Luật thương mại). Còn công ty
Thái Dương thì có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận (điều 56 Luật thương mại
2005). Nhưng khi công ty Sơn Trà thông báo cho công ty Thái Dương đến nhận hàng
vào ngày 10/03/2006 thì đến ngày 20/03/2006 công ty Thái Dương mới đến nhận
hàng – tức là công ty Thái Dương đã vi phạm hợp đồng. Và theo sự thỏa thuận của
hai bên thì công ty Thái Dương phải nộp phạt vi phạm nghĩa vụ vì đã nhận hàng
chậm.
Hai bên thỏa thuận phạt 5% tổng giá trị số hàng giao hoặc nhận chậm cho mỗi
đợt 5 ngày giao hoặc nhận hàng chậm. Nếu diễn tả đầy đủ thì thỏa thuận của hai bên
Page 13
tức là phạt 5% tổng giá trị số hàng giao chậm hoặc nhận chậm cho mỗi đợt giao hàng
chậm hoặc nhận hàng chậm 5 ngày. Do hai bên không có thỏa thuận gì về việc giao
hàng hoặc nhận hàng chậm hơn 5 ngày nên công ty Sơn Trà chỉ có thể buộc công ty
Thái Dương nộp phạt vi phạm nghĩa vụ nhận hàng (nhận hàng chậm 10 ngày) với số
tiền là: 5% x 200.000 x 2500 = 25.000.000 đồng
Điều 305 Luật thương mại 2005 quy định “bên yêu cầu bồi thường thiệt hại
phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi
trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra”. Sau khi xảy ra sự
kiện bất khả kháng thì công ty Sơn Trà đã phải bỏ ra 10.000.000 đồng chi phí bảo
quản và ngăn chặn, hạn chế thiệt hại. Do đó, công ty Sơn Trà có quyền yêu cầu công
ty Thái Dương bồi thường thiệt hại theo khoản 2 điều 302 Luật thương mại 2005 “giá
trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm
phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ
được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”. Ta thấy khoản 10.000.000 đồng tiền chi
phí bảo quản hàng hóa, ngăn chặn và hạn chế thiệt hại (do công ty Thái Dương nhận
hàng chậm và do xảy ra hỏa hoạn) chính là tổn thất thực tế, trực tiếp mà công ty Sơn
Trà phải chịu. Do đó việc công ty Sơn Trà yêu cầu công ty Thái Dương bồi thường
10.000.000 đồng là hoàn toàn hợp pháp. Ngoài ra công ty Sơn Trà còn có thể yêu cầu
công ty Thái Dương thanh toán khoản lợi trực tiếp mà công ty Sơn Trà đáng lẽ nhận
được nếu không có hành vi vi phạm của công ty Thái Dương là: 100.000 x 2.500 =
250.000.000 đồng.
Page 14
Danh mục tài liệu tham khảo
- Giáo Trình Luật Thương Mại – Trường Đại Học Luật Hà Nội
- Luật thương mại 2005
- L:uật dân sự 2005
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thái Dương, SƠn Trà, tình huống pháp luật.pdf