Tên gọi người Thái và sự phân chia thành Thái Trắng-Thái Đen ở Việt Nam

Tên gọi người Thái và sự phân chia thành Thái Trắng-Thái Đen ở Việt Nam BÀI LÀM Người Thái là một trong bảy dân tộc thiểu số có số dân đông trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam. Phân bố chủ yếu ở miền Bắc, tập trung ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Người Thái bao gồm nhiều ngành, mỗi ngành gồm nhiều nhóm khác nhau. Với giới hạn bài thi hết chuyên ngành, chúng ta chỉ đi qua, tìm hiểu đôi nét về tên gọi và sự phân chia thành hai ngành Thái Trắng - Thái Đen ở Việt Nam. Trong lịch sử, người Thái ở Trung Quốc có nhiều tên gọi khác nhau, từng thời điểm, biến cố lịch sử mà có tên gọi khác nhau. Ở Việt Nam người Thái tự gọi mình là Phủ Táy hay Khăm Táy. Tay, Táy đều có nghĩa là người hay con người. Phủ, Khăm đều có nghĩa là dân tộc. Phủ Tay hay Khăm Tay đều mang nghĩa nhấn mạnh về cộng đồng hay dân tộc người. Trong bày danh mục các dân tộc Việt Nam, từ Thái là từ chỉ dân tộc người chính thức và cư trú ở Tây Bắc (trung tâm Mường Thanh, Điện Biên) và Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ An) Chúng ta phải nói thêm rằng từ Thái là một từ gốc Hán Việt (với nghĩa Tự do hay Người Tự do – Thái Lan) và do người Việt gọi. Hiện nay trong giới khoa học tồn tại nhiều cơ sở phân chia hai ngành Thái Trắng (Táy Khao), Thái Đen (Táy Đăm): Sự phân chia Táy Đắm, Táy Khao là do màu da. Sự phân chia Táy Đắm, Táy Khao là do trang phục (Thái Trắng ưa mặc trang phục trắng, Thái Đen ưa mặc trang phục đen). Dựa trên cơ sở phân chia địa lý các dân tộc (Người Thái ở Việt Nam – Cầm Trọng, 1973). Như chúng ta thấy, Thái Trắng – Thái Đen màu da không có sự khác biệt rõ ràng, và trang phục ở một số vùng cũng không có sự đồng nhất như người Thái Trắng ở một số nơi vẫn mặc đồ đen khi làm lễ cúng tổ tiên. Sự phân chia gắn liền với cơ cấu lưỡng phân, lưỡng hợp của thiết chế công xã thị tộc (có hiện tượng rất cổ). Ph.Ăngghen đã nêu ra và phân tích trong tác phẩm nguồn gốc gia đình (Tập VI, Mác-Ăngghen toàn tập). Theo người, các bộ tộc nguyên thuỷ thường phân chia thành hai Nưả (bào tộc), các tên gọi đều có tên gọi xác định (riêng) như thổ dân Châu Mỹ lấy tên động vật chỉ các bào tộc của mình; người da đỏ có bộ lạc Xênêca phân thành hai bào tộc là bào tộc gấu và bào tộc nai. Tên gọi các bào tộc này có khi là màu sắc hoặc phương hướng như người Cacađu-Braxin: trắng-đen. Sự phân chia này với mục đích tiến hành hôn nhân, nhằm tránh hậu quả gần dòng máu.

doc8 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 11666 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tên gọi người Thái và sự phân chia thành Thái Trắng-Thái Đen ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THI MÔN CHUYÊN ĐỀ 3 Câu 1: Tên gọi người Thái và sự phân chia thành Thái Trắng-Thái Đen ở Việt Nam BÀI LÀM Người Thái là một trong bảy dân tộc thiểu số có số dân đông trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam. Phân bố chủ yếu ở miền Bắc, tập trung ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Người Thái bao gồm nhiều ngành, mỗi ngành gồm nhiều nhóm khác nhau. Với giới hạn bài thi hết chuyên ngành, chúng ta chỉ đi qua, tìm hiểu đôi nét về tên gọi và sự phân chia thành hai ngành Thái Trắng - Thái Đen ở Việt Nam. Trong lịch sử, người Thái ở Trung Quốc có nhiều tên gọi khác nhau, từng thời điểm, biến cố lịch sử mà có tên gọi khác nhau. Ở Việt Nam người Thái tự gọi mình là Phủ Táy hay Khăm Táy. Tay, Táy đều có nghĩa là người hay con người. Phủ, Khăm đều có nghĩa là dân tộc. Phủ Tay hay Khăm Tay đều mang nghĩa nhấn mạnh về cộng đồng hay dân tộc người. Trong bày danh mục các dân tộc Việt Nam, từ Thái là từ chỉ dân tộc người chính thức và cư trú ở Tây Bắc (trung tâm Mường Thanh, Điện Biên) và Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ An) Chúng ta phải nói thêm rằng từ Thái là một từ gốc Hán Việt (với nghĩa Tự do hay Người Tự do – Thái Lan) và do người Việt gọi. Hiện nay trong giới khoa học tồn tại nhiều cơ sở phân chia hai ngành Thái Trắng (Táy Khao), Thái Đen (Táy Đăm): Sự phân chia Táy Đắm, Táy Khao là do màu da. Sự phân chia Táy Đắm, Táy Khao là do trang phục (Thái Trắng ưa mặc trang phục trắng, Thái Đen ưa mặc trang phục đen). Dựa trên cơ sở phân chia địa lý các dân tộc (Người Thái ở Việt Nam – Cầm Trọng, 1973). Như chúng ta thấy, Thái Trắng – Thái Đen màu da không có sự khác biệt rõ ràng, và trang phục ở một số vùng cũng không có sự đồng nhất như người Thái Trắng ở một số nơi vẫn mặc đồ đen khi làm lễ cúng tổ tiên. Sự phân chia gắn liền với cơ cấu lưỡng phân, lưỡng hợp của thiết chế công xã thị tộc (có hiện tượng rất cổ). Ph.Ăngghen đã nêu ra và phân tích trong tác phẩm nguồn gốc gia đình (Tập VI, Mác-Ăngghen toàn tập). Theo người, các bộ tộc nguyên thuỷ thường phân chia thành hai Nưả (bào tộc), các tên gọi đều có tên gọi xác định (riêng) như thổ dân Châu Mỹ lấy tên động vật chỉ các bào tộc của mình; người da đỏ có bộ lạc Xênêca phân thành hai bào tộc là bào tộc gấu và bào tộc nai. Tên gọi các bào tộc này có khi là màu sắc hoặc phương hướng như người Cacađu-Braxin: trắng-đen. Sự phân chia này với mục đích tiến hành hôn nhân, nhằm tránh hậu quả gần dòng máu. Giới học giả Việt Nam cho rằng có khả năng người Thái Việt Nam cũng chia thành hai ngành Trắng, Đen: Những nghiên cứu và giải thích về sự phân chia hai ngành Thái Trắng –Thái Đen cồng với truyền thuyết người Thái coi Mường Thanh là trung tâm người Thái cổ (Điện Biên Phủ) của các nhà khoa học giúp chúng ta đi đến một số nhận xét: Vùng Tây Bắc Việt Nam từ rất lâu đã có mặt các bộ lạc người Thái cổ, với sự phân chia thành hai nửa Trắng và Đen, chính là hai bào tộc cổ. Sự phân chia đó thuộc phạm trù xã hội liên quan đến cơ chế của chế độ công xã thị tộc, có liên quan đến giai đoạn lịch sử nguyên thuỷ của vùng này. Có bộ phận bản địa, nó đón những bộ phận di cư từ Vân Nam-Trung Quốc di cư vào làm cho bộ phận người Thái tăng lên rất đông. Chế độ công xã thị tộc tan rã, các bộ phận Thái bước vào giai đoạn có giai cấp, tên gọi bào tộc Trắng-Đen vẫn tồn tại (ban đầu tồn tại trong ý thức, đến lúc nào đó tồn tại trong tiềm thức và dần dần tồn tại trong vô thức của các thế hệ sau) Địa bàn trung du miền núi Bắc Bộ không chỉ là địa bàn cư trú lâu đời của cá dân tộc thuộc ngữ hệ Việt-Mường, Môn_Khơme mà còn là nơi sinh tụ của các dân tộc thuộc ngữ hệ Tày Thái. Nói như vậy tổ tiên của người Tày-Thái hiện nay cũng là cư dân bản địa-tổ tiên người Tày Đáy cũng có thể là cư dân bản địa Việt Nam. Câu 2. Thiết chế bản mường của người Thái và thành tố văn hoá vật chất của văn hoá bản mường Nói đến người Thái, ngoài tộc danh và sự phân ngành Trắng-Đen, chúng ta không thể không đi tìm hiểu qua về thiết chế bản mường và văn hoá vật chất của thiết chế đó, đó là kết tinh của văn hoá tộc Thái, bản mường là nơi sáng tạo, lưu giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của tộc Thái nói riêng và văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam nói chung. Dân tộc Thái đã định cư thành bản mường. Đơn vị cư trú nhỏ nhất gọi là bản (bản của người Thái lớn hơn xóm và nhỏ hơn làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ) Bản là một đơn vị quần cư bền vững, có danh giới đất đai rõ rệt, đất thuộc về bản thì gọi là đất bản, quy mô các bản không đều nhau, có bản chỉ có 5-7 nóc, có bản 100 nóc. Để xác định bản, người Thái có những quy tắc: Phải có từ hai nóc nhà trở lên (vũng nước đã thành ao, hai nhà thành bản) Phải có đủ yếu tố để cấu tạo nên bản như phải có đất thung lũng đủ điều kiện để khai phá làm ruộng. Phải có đất rừng, đất núi để làm nương rẫy và săn băn-hái lượm. Nói đến bản chúng ta không thể không nói đến các khu rừng cấm và các vực sông suối. Người Thái có hai khu rừng cấm đặc biệt: Rừng làm nghĩa địa-rừng ma cửa áo, dành cho các loại ma quỷ trên rừng núi, sông suối và là nơi linh hồn đất bản trú ngụ. Nơi đây được người Thái coi là chốn linh thiêng. Sông suối, khe rạch là nơi cung cấp đạm thuỷ sản cho con người, đặc biệt các vũng nước sâu được coi là điểm thiêng. Nơi ở của thần Mẹ Nước (con rồng hay con thuồng luồng) và hàng năm đồng bào dùng trâu để hiến tế (Thái Đen dùng trâu đen, Thái Trắng dùng trâu trắng). Bản người Thái có những thiết chế xã hội rất chặt chẽ: Ruộng đất thuộc về bản mường-ruộng đất thuộc về công hữu của cộng đồng, mọi người có quyền sử dụng chứ không có quyền chuyển nhượng hoặc đổi bán. Ai gánh vác công việc của bản thì được chia ruộng. Bản chịu trách nhiệm phân phối quản lý ruộng đất, để quản lý và phân chia đất bản bầu ra hai chức dịch: trưởng bản (nếu thuộc họ quý tộc gọi là tạo bản, họ thường dân gọi là quan bản), ông phó (chủ yếu thuộc họ thường dân). Bản vừa là đơn vị hành chính khép kín (tự cung tự cấp) vừa là đơn vị xã hội đảm nhận chức năng văn hoá (mang đậm màu sắc tộc người). Trưởng bản phải biết chữ (chữ Thái) nhằm đọc lại lịch sử văn hoá người Thái Mỗi bản đều có tục chọn linh hồn chủ bản, vào mỗi dịp cúng bản người ta đem áo của người được chọn là chủ bản ra để cạnh mâm cúng. Có thể nói đơn vị bản là chỗ dựa tin cậy cho các thành viên cả về kinh tế – văn hoá - xã hội, các gia đình trong bản có công việc lớn thì mọi người trong bản tự nguyện giúp sức, tiền của rất nhiệt tình, mọi người coi nhau như anh em. Mang tính cộng đồng rất tự nhiên và vững trắc. Với kinh tế nông nghiệp lúa nước thung lũng, mỗi gia đình hoặc mỗi bản (kinh tế tự cung tự cấp) khép kín nhưng xã hội không ngừng phát triển và sự tập hợp các bản lại thành một mường với người đứng đầu là trưởng bản. Ban đầu sự hợp nhất các bản là nhu cầu cấp thiết hợp sức nhau lại để chống chọi với sự uy hiếp của các mường khác xung quanh hay giặc, cướp hoặc mưu đồ của chúa đất có thế lực trong vùng. Những người đứng đầu các bản họp nhau thành Hội đồng kỳ mục (Hóng thầu ké) của mường, người đứng đầu bản lớn nhất trở thành Tạo mường (chúa đất). Các bản vẫn giữ quyền tự quản về kinh tế – xã hội – văn hoá riêng, nhưng càng ngày chúa mường càng mạnh, về sau chính quyền mường chi phối toàn bộ cơ cấu của bản, buộc các bản phải cung cấp vật lực cho mường. Các mường có xu hướng hợp nhất tạo nên mường lớn (mường Hàng Châu). Sự hợp nhất các mường có thể do tự nguyện hoặc do thôn tính lẫn nhau giữa các chúa đất. Mường người Thái có thành phần cư dân đồng nhất hoặc không đồng nhất, cơ cấu tổ chức kinh tế – xã hội của mường cũng giống như bản. Tổ chức xã hội trong mường ngay từ buổi ban đầu đã mang tính chất đa tộc người. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc cư trú xen kẽ (cài răng lược) với đặc điểm chung sống hoà bình chung sống lẫn nhau, vì vậy các tổ chức mường về mặt quản lý xã hội đã làm đơn vị phải quản lý xã hội đa cư dân, đa tộc người. Trong thiết chế này, quan hệ đa số và thiểu số đã hình thành rất sớm, như vùng Tây Bắc đa phần quý tộc Thái nắm quyền trong bộ máy hành chính của mường, và phần lớn thung lũng do người Thái chiếm giữ, các dân tộc thiểu số đa phần sống ở sườn núi hay đỉnh núi. Văn hoá vật chất là một trong những trụ cột nâng đỡ thiết chế bản mường. Ăn-ở-mặc là những giá trị văn hoá vật chất tiêu biểu cơ bản của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước thung lũng nói chung trong đó có đồng bào Thái. Xã hội cổ truyền Thái dùng chủ yếu đồ nếp (lúa nếp) làm lương thực chính trong bữa ăn, và lúa nếp được gieo trồng đại trà, các món ăn từ lương thực của người Thái đa phần đều liên quan đến yếu tố nếp. Người Thái chủ yếu xôi cơm nếp trong chõ, khi xôi chín được đổ ra quạt nguội sau đó cho vào đồ đựng để ăn cả ngày. Ngoài lương thực chính là lúa nếp người Thái còn trồng các cây lương thực khác như khoai, ngô…đặc biệt có lúa tẻ nhằm dùng trong các tháng nước hạ hoặc trao đổi với các tộc người khác. Thực phẩm trong các bữa ăn chủ yếu là động vật thuỷ sản và một lượng lớn rau xanh. Đặc biệt người Thái biết nuôi cá ở ruộng, ao “lúa thì ở ruộng, cá thì ở nước”. Động vật thủy sản được chế biến thành rất nhiều món ăn, đồ chấm như nậm pịa, chéo,…đặc biệt là món cá chua được đồng bào rất ưa chuộng. Đồ uống chủ yếu là rượu (rượu Sưu), và lễ hội không thể thiếu rượu cần. Có thể nói cơ chế bữa ăn hàng ngày trong xã hội cổ truyền người Thái là xôi-cá-rau. Nhà sàn là đặc trưng của người Thái, tiêu biểu nhất là đồng bào Thái ở Tây Bắc, trong ngôi nhà có hai cây cột quan trọng nhất là cột bếp và cột mai nhà (nơi đặt bàn thờ tổ tiên). Đồ mặc: phụ nữ Thái phổ biến với chiếc váy đen (có vùng thêu hoa ở gấu váy, có vùng trang trí ở cạp váy như đồng bào Mường), khăn Piêu phổ biến với người Thái Đen. Ngoài ra đồng bào còn nổi tiếng với việc chế tạo đệm nằm, đệm ngồi, đệm tựa. Từ tộc danh, sự phân chia hai ngành, thiết chế bản mường và văn hoá vật chất của dân tộc Thái mở ra bức tranh kinh tế thung lũng, ở đây đồng bào hoà vào thiên nhiên, biết làm ruộng, săn bắn-hái lượm với cuộc sống định canh lâu dài. Đây là mảnh đất tạo nên những giá trị văn hoá mang đậm bản sắc văn hoà nông nghiệp thung lũng. Tế bào quan trọng là gia đình với vai trò tiếp thu, truyền thụ các giá trị văn hoá của cộng đồng. Kết cấu bản mường tập hợp cư dân theo kết cấu láng giềng trong đó bản là đơn vị cơ sở, mường là đơn vị hành chính. Văn hoà bản mường người Thái là văn hoà được sinh thành trong cơ cấu người dân nông thôn nông nghiệp. Văn hoá bản mường là văn hoá truyền thống. Chúng ta không thể đi sâu, làm rõ hơn về thiết chế bản mườnh và văn hoá vật chất của văn hoá bản mường ở khía cạnh chính trị, như sự tác động của chế độ phong kiến, sau1954 bản mường chỉ tồn tại trên khía cạnh hăn hoá, hay rưới cơ chế thị trường mội số bản người thái mọc lên hai bên đường quốc lộ, một số gia đình bắt đầu chuyển sang ở nhà đất… Với những trình bày sơ lược trên cũng cho chúng ta thấy sự phong phú, đa dạng về văn hoá Việt Nam, một nền văn hoá nông nghiệp trồng lúa của 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng nhưng các nền văn hoá đó không độc lập tồn tại (trong cái chung có cái riêng) mà hoà quyện, bổ trợ lẫn nhau tạo nên một văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTên gọi người Thái và sự phân chia thành Thái Trắng-Thái Đen ở Việt Nam.doc