TẬP HUẤN SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC

Sử dụng từ ngắn hoặc hình ảnh sát với chủ đề Hình ảnh rõ ràng và “mạnh”. Đặt những “từ khóa” làm tăng sự liên tưởng Sử dụng mũi tên, biểu tượng hoặc những hình ảnh để chỉ ra sự liên kết. Không để “nghẽn mạch”. Nếu “cạn kiệt” suy nghĩ thì chuyển sang nhánh khác Ghi ngay ý tưởng vào nơi hợp lý ngay khi nghĩ ra nó. Đừng lưỡng lự. Phá vỡ ranh giới. Khi hết giấy để trình bày thì đừng nên thay một tờ giấy khác to hơn mà sử dụng thêm các tờ khác ghép vào.

ppt23 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2703 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu TẬP HUẤN SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP HUẤN SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC I. TƯ DUY, BẢN ĐỒ TƯ DUY (BĐTD) VÀ TƯ DUY BẰNG BẢN ĐỒ Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, nhằm phát hiện ra bản chất có tính quy luật của sự vật, hiện tượng. Con người thường tư duy bằng biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy luận. 2. Tư duy bằng bản đồ phản ánh nhận thức của mỗi cá nhân với sự vật, sự việc, hiện tượng qua đường nét, hình ảnh; 3. Bản đồ tư duy (BĐTD) Là một hình thức ghi chép sử dụng đường nét, từ ngữ, màu sắc, hình ảnh kích thích hoạt động của bộ não - BĐTD là công cụ ghi chép ưu việt; nhưng chỉ thể hiện dễ dàng với các quan hệ logic thứ bậc, nên phải biết chọn lọc từ ngữ, hình ảnh ấn tượng có tính độc đáo; - BĐTD là bản vẽ phản ánh được bản chất của hiện tượng, sự vật theo sự nhận thức của con người; - Tác giả: Tony Buzan (1942) người Anh. - Dựa trên ý tưởng về sự tưởng tượng và liên kết của người Hy Lạp cổ - Câu nói Tony thích nhất: “Trí tưởng tượng quan trọng hơn cả kiến thức” (Eisttein) BỘ NÃO NGƯỜI Não trái Não phải BĐTD giống như hoạt động của bộ não: Làm việc với hình ảnh trực giác Liên tưởng, tưởng tượng, suy đoán không ngừng theo cơ chế “ Ý này gợi ý kia”, kết nối, móc xích II. Lợi ích Thu thập và xử lý thông tin Ghi nhớ tốt Sáng tạo Học nhanh hơn Tự học, tự nghiên cứu Tiết kiệm thời gian Tưởng tượng phong phú Liên tưởng nhanh Nhanh chóng Hình thức độc đáo III. BẢN ĐỒ TƯ DUY VỚI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Hoạt động 1: Giáo viên giao nhiệm vụ, gợi ý; HS vẽ BĐTD mô tả kiến thức - Hoạt động 2: HS báo cáo, thuyết minh sản phẩm; - Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, bổ sung; dẫn dắt kiến thức mới - Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng 1 BĐTD hoàn chỉnh, hấp dẫn * Sản phẩm: “kiến thức + hội họa” là thành quả lao động của học sinh=> Tạo hứng thú học tập. A. HỖ TRỢ DẠY KIẾN THỨC MỚI VD: Lịch sử Lớp 9. Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC SAU BÀI HỌC Ví dụ: Bài ÁNH TRĂNG - Hoạt động 1: Giáo viên giao nhiệm vụ, gợi ý; HS vẽ BĐTD với “từ khóa”: ÁNH TRĂNG - Hoạt động 2: HS báo cáo, thuyết minh sản phẩm; - Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, bổ sung; chốt lại - Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng 1 BĐTD hoàn chỉnh, hấp dẫn C. ÔN TẬP, HỆ THỐNG HÓA MÔDUN KIẾN THỨC Hoạt động 1: GV giao nhiệm vụ, gợi ý; HS vẽ BĐTD với “từ khóa”: CÂU Hoạt động 2: HS báo cáo, thuyết minh sản phẩm; - Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, bổ sung; chốt lại - Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng 1 BĐTD hoàn chỉnh, hấp dẫn Ví dụ: Hệ thống kiến thức về CÂU IV. BẢN ĐỒ TƯ DUY VỚI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP - Một trong 7 yêu cầu của đổi mới PPDH là: Bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ cho HS, phát huy tính tích cực của HS - Thực tế: Nhiều HS không biết cách đọc và lưu giữ thông tin (nghe giảng thì không ghi được; ghi thì không nghe được; sắp xếp lôn xộn; ghi xong quên ngay...) - BĐTD giúp HS có phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. A. GIÚP HỌC SINH CÓ PHƯƠNG PHÁP HỌC CHỈ CẦN 1 tờ giấy 1 hộp bút màu 1 trí tưởng tượng Tạo 1 sản phẩm: - 1 từ khóa/ hình ảnh trung tâm Tự vẽ các nhánh theo tưởng tượng - Từ/ cụm từ ngắn/ viết tắt B. GIÚP HỌC SINH HỌC TẬP TÍCH CỰC HS tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình => huy động tối đa tiềm năng của bộ não. - Luôn tìm ra từ ngữ thích hợp=> Khắc phục được sự đơn điệu => tìm đến sự liên tưởng phong phú C. PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CỦA MỖI CÁ NHÂN Khi HS tự vẽ BĐTD: Tự do lựa chọn kiểu bản đồ Tự do chọn màu sắc, đường nét Liên tưởng, tưởng tượng theo khả năng của cá nhân => Mỗi HS sẽ có 1 sản phẩm “ hội họa” khác nhau V. BẢN ĐỒ TƯ DUY VỚI ĐỔI MỚI QUẢN LÝ VD: HỆ THỐNG VỀ MÔN NGỮ VĂN THCS HỖ TRỢ LẬP KẾ HOẠCH TỔNG THỂ Có cái nhìn tổng thể Không bỏ sót công việc Nhìn trước được “vấn đề” trước khi chúng phát sinh Ngăn ngừa trước (giải pháp đón đầu) Nảy sinh ý tưởng mới - Bổ sung, điều chỉnh công việc kịp thời VI. CÁCH TẠO BẢN ĐỒ TƯ DUY Bước 1. Viết từ khóa và hình ảnh ở trung tâm Hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp ta tập trung được vào chủ đề=>hưng phấn. Bước 2: Vẽ các nhánh chính nối với hình ảnh trung tâm. Luôn sử dụng màu sắc. => kích thích bộ não. Bước 3: Viết “từ khóa” cho từng nhánh chính - Sử dụng màu sắc, hình ảnh, biểu tượng CÁCH TẠO BẢN ĐỒ TƯ DUY Bước 4. Liên tưởng từ những “từ khóa” Bước 5: Vẽ các nhánh phụ sau khi đã liên tưởng Luôn sử dụng màu sắc. Bước 6: Viết “từ khóa” cho từng nhánh phụ - Sử dụng màu sắc, hình ảnh, biểu tượng Sử dụng từ ngắn hoặc hình ảnh sát với chủ đề Hình ảnh rõ ràng và “mạnh”. Đặt những “từ khóa” làm tăng sự liên tưởng Sử dụng mũi tên, biểu tượng hoặc những hình ảnh để chỉ ra sự liên kết. Không để “nghẽn mạch”. Nếu “cạn kiệt” suy nghĩ thì chuyển sang nhánh khác Ghi ngay ý tưởng vào nơi hợp lý ngay khi nghĩ ra nó. Đừng lưỡng lự. Phá vỡ ranh giới. Khi hết giấy để trình bày thì đừng nên thay một tờ giấy khác to hơn mà sử dụng thêm các tờ khác ghép vào. MỘT SỐ LƯU Ý KHI TẠO BẢN ĐỒ TƯ DUY

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptTẬP HUẤN SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC.ppt
Tài liệu liên quan