Tập hợp những bài viết về Kinh nghiệm kinh doanh qua mạng năm 2011

Hiện nay việc kinh doanh qua mạng đã trở thành một ngành nghề kinh doanh quan trọng trong hệ thống kinh tế của toàn cầu. Vì vậy, nếu như một công ty muốn phát triển thương hiệu của mình thì bên cạnh đó cũng cần phát triển hệ thống mạng để quảng bá, bán hàng .Và đó có thể coi là sự sống còn của một công ty trong thời đại của Công nghệ như hiện nay. Tài liệu này là tập hợp rất nhiều bài viết về những kinh nghiệm kinh doanh qua mạng của những người đã thành công trên lĩnh vực này. Hy vọng rằng, sau khi đọc xong tài liệu này, bạn cũng sẽ trở thành những nhà kinh doanh giỏi và góp cho đời những bài học quý giá. Cảm ơn bạn đã xem tài liệu này

doc22 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập hợp những bài viết về Kinh nghiệm kinh doanh qua mạng năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ba bước chiến lược kinh doanh qua mạng Nếu muốn kinh doanh thành công qua mạng Internet, bạn cần xây dựng một kế hoạch mang tính chiến lược gồm ba bước sau: Bước 1: Phát triển sản phẩm Luôn nhớ rằng, Internet là một siêu thị toàn cầu. Phát triển sản phẩm có khả năng đáp ứng một thị trường đa dạng về mặt địa lý là mục tiêu nên hướng tới. Một sản phẩm đích thực phải thỏa mãn một nhu cầu hoặc một khát vọng nhất định và mang lại cho người sử dụng sự hài lòng ngay lập tức. Trước khi phát triển sản phẩm, bạn nên làm một cuộc nghiên cứu xem chính xác khách hàng muốn gì và phát triển sản phẩm theo hướng đó. Yếu tố quan trọng nhất khi bạn phát triển một sản phẩm chính là chất lượng. Sản phẩm của bạn sẽ tuyệt vời hơn nếu không chỉ dừng lại ở mức độ thể hiện những gì bạn đã cam kết với khách hàng mà còn mang lại cho khách hàng những lợi ích khác, hơn cả những gì họ mong đợi khi sử dụng. Bước 2: Thiết kế website Khi đã chuẩn bị xong sản phẩm, bước kế tiếp là thiết kế website phục vụ cho công tác bán hàng qua mạng. Tất cả những gì hiện diện trên website đều nhằm mục tiêu duy nhất là thuyết phục khách đến viếng thăm website mua hàng. Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu và hình ảnh hấp dẫn để tạo được sự chú ý là điều bạn phải hết sức coi trọng. Cần chú ý rằng không phải những hình ảnh rực rỡ, mà chính những thông tin xung quanh sản phẩm sẽ thuyết phục khách hàng. Tất cả các từ, câu và đề mục đều phải tập trung cho việc “lôi kéo” những khách hàng tiềm năng. Hãy cố gắng thể hiện thông điệp gửi đến khách hàng như một cuộc trò chuyện tâm đắc giữa hai người.Ở vị trí của nguời dẫn dắt câu chuyện, bạn hãy tỏ ra quan tâm tới các sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu cầu khách hàng. Bạn hãy thể hiện rõ cho khách hàng biết chính xác những gì họ sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm của bạn, giải thích tại sao sản phẩm lại cần thiết như thế. Bước 3: Xây dựng chiến lược marketing Chiến lược marketing là bước cuối cùng trong kế hoạch của bạn. Kế hoạch đó bao gồm cả chiến lược ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo bạn sẽ đi đến thành công. Các chiến lược ngắn hạn hợp lý sẽ góp phần tăng vọt doanh số bán trong những thời điểm nhất định. Mặc dù các chiến lược ngắn hạn là vô cùng quan trọng trong toàn bộ kế hoạch của bạn nhưng đó chỉ là những quyết định mang tính đột biến và hoàn toàn chỉ nên coi chúng là những giải pháp tình thế mà thôi. Bạn chú ý tới các công cụ để thực hiện chiến lược marketing ngắn hạn gồm: Quảng cáo bán hàng, thông báo của công ty và các công cụ tìm kiếm. Để xây dựng chiến lược dài hạn, bạn phải thu thập đầy đủ thông tin liên quan đến sản phẩm và khách hàng, phân loại khách hàng, phân khúc thị trường, lựa chọn những chính sách bán hàng phù hợp với những đối tượng khách hàng và từng khu vực thị trường. Chiến lược marketing dài hạn sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu lâu dài, tiến tới những khách hàng ổn định và thị phần ổn định. Bằng cách thiết kế và thực hiện một chiến lược marketing hài hoà giữa ngắn hạn và dài hạn, website của bạn se thu hút thêm nhiều khách hàng ghé thăm và mua hàng. Hãy tự tin rằng bạn sẽ thành công khi tạo lập và thực hiện chiến lược marketing trực tuyến. Kinh doanh qua mạng: Làm giàu không khó! Bài viết cập nhật lúc: 06:15 ngày 07/03/2011 KTĐT - Từ những người già cho đến những người vợ nội trợ, từ các bác sỹ cho đến giáo sư, từ kỹ thuật viên công nghệ thông tin cho đến các bà mẹ trẻ làm nhân viên công chức đều có thể kinh doanh trực tuyến. Không mất tiền thuê cửa hàng, không phải đi lại xa xôi, chị em hoàn toàn có thể mở những cửa hàng buôn bán hàng trên mạng, tăng thêm thu nhập cho gia đình.   Từ những người già cho đến những người vợ nội trợ, từ các bác sỹ cho đến giáo sư, từ kỹ thuật viên công nghệ thông tin cho đến các bà mẹ trẻ làm nhân viên công chức đều có thể kinh doanh trực tuyến. Lợi ích của kinh doanh trực tuyến là rất lớn khi bạn làm đúng cách. Những ai đang có ý định kinh doanh theo hình thức này có thể tham khảo những gợi ý sau: Lựa chọn đúng sản phẩm cần kinh doanh Một trong những điều quan trọng khi khởi đầu công việc kinh doanh trực tuyến là lựa chọn sản phẩm thích hợp. Nếu lựa chọn đúng sản phẩm mà thị trường đang cần, bạn sẽ dễ thành công hơn. Nếu không, công việc kinh doanh của bạn có thể đã bắt đầu sai hướng. Hãy chọn những sản phẩm mà thị trường chưa bão hòa. Điều này đòi hỏi bạn phải dành thời gian nghiên cứu. Để nhận biết sản phẩm nào đó đã đạt mức bão hòa trên thị trường, bạn có thể nhìn vào các banner quảng cáo cho sản phẩm đó trên các trang web. Nếu sản phẩm đó được quảng cáo nhiều thì có nghĩa nguồn cung đang nhiều và do đó, nếu bạn cũng kinh doanh sản phẩm này thì khả năng bạn kiếm được tiền là không cao do phải cạnh tranh. Vì thế, bên cạnh việc tìm hiểu xem sản phẩm nào hấp dẫn nhiều người tiêu dùng, bạn cũng cần nghiên cứu xem những sản phẩm nào được ít công ty kinh doanh và quảng cáo. Điều này sẽ làm tăng khả năng kiếm tiền qua mạng của bạn. Một điều khác cần lưu ý là khi lựa chọn sản phẩm kinh doanh là hãy quan tâm đến sở thích, sở trường, mục đích và những niềm đam mê của bản thân. Kinh doanh những thứ bạn am hiểu và quan tâm sẽ giúp bạn tìm thấy niềm vui trong công việc và có nhiều thuận lợi hơn.  Tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh   Sau khi đã chọn được sản phẩm cần kinh doanh, để có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác, bạn cần tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình. Có nhiều cách để thực hiện điều đó, chẳng hạn như về số lượng, chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng… Nếu cùng bán quần áo trên mạng nhưng cửa hàng của bạn luôn có nhiều mẫu mã phong phú, đa dạng thì độc giả sẽ thích hơn. Hoặc bạn cũng có thể cạnh tranh về giá cả. Cùng một mẫu áo khoác nhưng cửa hàng bạn bán với giá rẻ hơn thì thì khách hàng sẽ chú ý và nhớ tới. Chất lượng sản phẩm cũng là một yếu tố rất quan trọng. Không ai muốn bỏ ra một số tiền để rước về một món hàng không xứng đáng.  Ngoài ra, cung cách làm việc và chăm sóc khách hàng cũng là điều bạn nên quan tâm. Trang web dễ sử dụng và trình bày rõ ràng Nếu bạn bán hàng trên các trang web như enbac.com, rongbay.com, muare.vn… vốn đã có một mẫu trình bày nhất định thì chỉ cần chú ý đến việc trình bày và liệt kê những sản phẩm bạn kinh doanh. Liệt kê danh mục sản phẩm rõ ràng, hình ảnh đẹp mắt, trình bày sản phẩm kèm theo giá cả… dễ nhìn là điều rất cần được lưu ý. Còn nếu bạn có kinh phí để mở một trang web riêng thì sự tiện dụng và dễ tìm kiếm cần được quan tâm đúng mức bởi tâm lý chung của khách hàng là muốn tìm thấy món đồ họ cần một cách nhanh chóng nhất. Ngoài ra, các banner quảng cáo hay các link quan trọng cần được đặt ở chỗ thích hợp và nổi bật trên trang web…. Chẳng hạn, với hàng gia dụng, chương trình giảm giá là chương trình được nhiều khách hàng chú ý hơn cả trong khi với sản phẩm là quần áo, những đợt hàng mới về sẽ được những người quan tâm đến thời trang thích cập nhật hơn… Và nhớ phải luôn update thường xuyên website. Nếu không, khách hàng sẽ sớm quên cửa hàng của bạn. Chỉ cần cập nhật thông tin về sản phẩm, thêm một chút thông tin khác và cơ cấu lại trang web chút ít, bạn đã khiến khách hàng cảm thấy trang web luôn tươi mới và không bị “chết”. Quảng cáo là điều không thể thiếu Đừng hy vọng ngồi đó và chờ khách hàng tự tìm đến mình mà hãy chủ động đi tìm khách hàng và lôi kéo sự chú ý, quan tâm của họ. Ngay cả khi bạn tiến hành quảng cáo rầm rộ thì những cửa hàng khác cũng có thể làm tương tự bạn và việc cạnh tranh cũng đã trở nên khó khăn rồi. Vì thế, đừng coi thường việc quảng cáo. Vẫn biết rằng chi phí để quảng cáo cho sản phẩm và dịch vụ sao cho khác biệt với sản phẩm của những hãng khác sẽ tốn kém không ít nhưng đó là điều rất cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể quảng bá sản phẩm của mình bằng cách gửi thư đến các hòm thư điện tử. Hãy thu thập địa chỉ thư điện tử của khách hàng qua người thân, bạn bè hoặc các tổ chức liên quan…   Ngoài ra, kết nối website với các công cụ tìm kiếm cũng là một cách giúp bạn tăng lượng khách hàng đến với mình bởi người ta tính rằng khoảng 70% các cuộc giao dịch trực tuyến xuất phát từ một trang web tìm kiếm tên tuổi. Bạn chỉ cần cung cấp những từ khóa thích hợp thì các công cụ sẽ trang web của bạn sẽ hiện ra ở những trang đầu của kết quả tìm kiếm. Theo AFamily Theo www.ktdt.com.vn Thương mại điện tử: Kinh doanh qua mạng: Trào lưu và những rủi ro [26/01/2011] Với số lượng người truy cập website khổng lồ, kinh doanh qua mạng trở thành lĩnh vực đầy tiềm năng. Bạn đã sẵn sàng vào cuộc chưa? Internet ngày nay đã trở thành phương tiện truyền thông được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Không chỉ dùng internet để liên lạc, xem tin tức, tìm kiếm thông tin mà mọi người còn dùng nó để kinh doanh những mặt hàng phổ thông lẫn đặc biệt của mình. Bùng nổ kinh doanh trực tuyến trên toàn thế giới Christina Rein, 34 tuổi, sống ở Texas, Mỹ, mệt mỏi mỗi khi mang tã cho con trong chiếc túi ướp lạnh. Cô luôn phải vất vả tránh cho chúng khỏi bị bẹp khi đặt vào túi xách. Rein bắt đầu nghĩ đến một vật nhỏ gọn, kiểu dáng đẹp và bắt mắt để đựng tã. Tháng 11/2004, cô và chồng thiết kế một chiếc túi đủ chứa 2-4 chiếc tã rồi đem chào hàng trên internet. Và sao đó, công ty Diapees & Wipees (diapeesandwipees.com) ra đời với doanh thu 180.000 USD Mỹ trong năm 2005. Năm 2004, Phil Black nảy ra ý tưởng kinh doanh hộp FitDeck, chứa thẻ in hình minh họa tư thế tập thể dục. Giá bán mỗi chiếc hộp khoảng 18,95 USD Mỹ. Nhiều người đã nghĩ rằng ý tưởng kinh doanh này sẽ sớm thất bại. Thế nhưng, doanh thu năm ngoái của FitDeck.com đạt 4,7 triệu USD Mỹ. Đó là hai ví dụ trong số rất nhiều những doanh nghiệp thành công nhờ kinh doanh qua mạng. Tại Việt Nam, mặc dù phát triển chậm hơn các nước khác nhưng kinh doanh qua mạng cũng không kém phần sôi động. Các trang web giới thiệu cửa hàng, giới thiệu sản phẩm xuất hiện ngày càng nhiều. Những trang web được Vụ thương mại điện tử bầu chọn là có uy tín nhất, được truy cập nhiều nhất đã mang lại doanh thu rất cao cho các doanh nghiệp trong năm 2007. Các trang web giới thiệu cửa hàng, giới thiệu sản phẩm xuất hiện ngày càng nhiều. (Ảnh: saigonnews.vn) Có thể kể đến một số trang như: www.123mua.com.vn, www.travel.com.vn, www.megabuy.vn, www.thegioididong.com... Hãng hàng không Pacific Airlines cũng khẳng định trên 50% doanh thu của công ty thu được từ hình thức bán vé trực tuyến trong năm 2008. Bên cạnh những trang web chuyên nghiệp, blog cá nhân cũng được tận dụng để kinh doanh. Thay vì dùng blog để viết nhật ký, các bạn trẻ dùng blog để quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ của mình, phổ biến nhất là Yahoo!360°. Mùa Tết Nguyên đán năm ngoái, Nguyễn Minh Trí, 25 tuổi, nhân viên văn phòng, đã cùng nhóm bạn của mình mở một cửa hàng online bày bán thực phẩm Tết như lạp xưởng, bánh mứt... trên trang blog cá nhân. Đóng cửa vào ngày 29 Tết, lợi nhuận của Trí thu được tròm trèm 50.000.000 đồng. Trí hồ hởi cho biết: "Ý tưởng của tôi là bán hàng Tết qua mạng, phục vụ tận nơi cho những người bận rộn. Tuy công việc hiện tại chỉ liên quan đến hành chính, nhân sự, nhưng tôi cũng muốn thử kinh doanh xem sao". "Ban đầu, khách hàng truy cập blog của tôi chỉ toàn người quen và bạn bè. Dần dần, miệng truyền miệng, khách hàng ngày một đông. Hiện tôi đang gấp rút chuẩn bị các mặt hàng cho năm nay đấy". Không chỉ riêng Trí, rất nhiều bạn trẻ khác cũng dùng blog để bán quần áo, quà lưu niệm... Có thể nói, kinh doanh qua mạng bằng blog cá nhân đã mở ra một cánh cửa rất gần để giới trẻ có dịp cọ xát với kinh doanh qua mạng. Vì sao kinh doanh qua mạng trở thành trào lưu? Không phải ngẫu nhiên mà kinh doanh qua mạng thu hút được đông đảo các nhà kinh doanh thuộc mọi lứa tuổi và tầng lớp. Lý do đầu tiên và cũng là lợi thế lớn nhất của kinh doanh qua mạng là tiết giảm vốn. Với kinh doanh trực tuyến, bạn không cần tốn kém chi phí mặt bằng, thuê nhân công, chi phí quản lý hành chính... Chỉ cần một số vốn nhỏ để tích trữ hàng hoặc chuẩn bị dịch vụ, bạn có thể bắt đầu sự nghiệp kinh doanh. Đặc biệt, đối với giới sinh viên, vốn eo hẹp thời gian và tài chính, mở cửa hàng online (eStore) là lựa chọn tối ưu. Các nhà làm kinh tế trẻ tuổi này luôn tỏ ra nhanh nhạy và biết nắm bắt thời cơ. Thanh Hà, 24 tuổi, là chủ của một eStore trên trang web Marofin, chuyên bán trang sức, chia sẻ: "Nếu là sinh viên, bạn sẽ được miễn phí hoàn toàn khi mở cửa hàng ảo. Nếu không phải sinh viên, với gói Maro Gold, bạn chỉ mất 2,4 triệu đồng/năm để có được một gian hàng mua bán trên mạng". Với số tiền tương đương, Hà không thể thuê được một cửa hàng bên ngoài với địa điểm tốt và các khoản chi phí kèm theo. Hà đã chọn cách bắt đầu kinh doanh với cửa hàng ảo trên mạng Marofin. Bên cạnh đó, việc tự động hóa các giao dịch thông qua web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện vượt giới hạn về không gian và thời gian. Điều này mang lại lợi ích thứ hai cho kinh doanh trực tuyến: mạng lưới khách hàng được mở rộng cả trong và ngoài nước. Minh chứng rõ nhất cho lợi ích này là sự gia tăng số lượng khách hàng của các tiệm may, đo. Chỉ bằng cú click chuột, giới Việt kiều và người nước ngoài sẽ có ngay một chiếc áo dài như ý. Đồng thời, các cửa hiệu này cũng mở rộng phạm vi bán hàng không biên giới. Lợi ích cuối cùng và không thể nào cạnh tranh của kinh doanh qua mạng chính là "mọi thứ đều có thể". Những mặt hàng điên rồ nhất, những dịch vụ bị xem là phi thực tế lại có thể mang đến lợi nhuận kếch xù cho những nhà kinh doanh đầy táo bạo này. Với mặt hàng kính râm, áo khoác... cho các chú khuyển, chủ nhân của hệ thống doggles.com từng bị xem là kẻ kỳ cục cho đến khi họ trở thành triệu phú. Đến nay, họ đã sở hữu hàng loạt cửa hàng "thời trang chó" trên toàn thế giới. Một ví dụ khác: Byron Reese mở công ty SantaMail.org để gửi thư riêng cho các em nhỏ. Người gửi sẽ mang tên Santa Claus, địa chỉ ở Bắc Cực, Alaska, Mỹ. Reese đã bán cho các bậc phụ huynh 10.000 lá thư như thế vào năm 2001. Số lượng thư đã tăng đến 200.000 lá cho đến nay. Reese được xem là kẻ giả danh ông già Nô-en độc nhất với doanh thu xấp xỉ 1.000.000 USD mỗi năm. Những rủi ro khó tránh Tuy nhiên, cũng như mọi hình thức kinh doanh khác, kinh doanh qua mạng cũng tồn tại những rủi ro tất yếu. Mặc dù không phải mất tiền thuê cửa hàng, nhân công, cũng không đòi hỏi trình độ cao về công nghệ thông tin để có thể viết web nhưng bạn phải bỏ ra một số vốn để mua hoặc làm ra sản phẩm, dịch vụ. Bạn không thể đoán trước phản ứng của khách hàng, số lượng truy cập vào website hay blog cá nhân của bạn. Nếu những cửa hàng trên phố dễ dàng thu hút sự chú ý của khách vãng lai, các eStore lại khá khó khăn trong việc tiếp cận họ. Bên cạnh những người thực sự có nhu cầu muốn mua hàng, cũng có một số người lướt net lập nickname để tham gia mua bán với ý định trêu đùa. Họ làm nhiễu thông tin của những khách hàng khác và là mối lo ngại của các trang web bán hàng trực tuyến. Các phần mềm hiện tại rất khó loại trừ được những nickname có "tiền án" như vậy. Minh Khanh, 23 tuổi, chủ blog bán quần áo thời trang, từng gặp phải một bài học xương máu. Khách giao dịch với nickname cobexinh08 và hẹn ngày, giờ giao hàng với hóa đơn mua hàng gần 2.000.000 đồng. Ngày giao dịch, Khanh đến điểm hẹn đúng giờ, chờ gần hai tiếng đồng hồ, trời mưa tầm tã vẫn không thấy khách đến nhận hàng. Khanh gọi điện, di động của cô bé khóa máy. Cuối cùng, Khanh đành lủi thủi đi về. Tối hôm ấy, cô nàng sốt đến 39 độ C. Để tránh tình trạng như Khanh, phần lớn các eStore hiện nay thường yêu cầu khách đặt cọc trước bằng cách chuyển khoản hoặc thẻ tín dụng. Mặc dù khá tiện lợi và nhanh chóng nhưng cách này vẫn có những nan giải riêng. Nếu khoản tiền đặt cọc được trả từ thẻ tín dụng bị đánh cắp, dù đã giao hàng, bạn vẫn không thu được tiền. May mắn hơn, số tiền sẽ bị "lưu kho" tối thiểu một tháng. Nếu không có khiếu kiện, tiền mới được giải ngân về tài khoản của người bán. Kinh doanh, mua bán hàng hóa qua internet chứa đựng không ít rủi ro. (Ảnh: aiti-aptech.edu.vn) Mặc khác, phí dịch vụ chuyển tiền khá cao. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ tính phí trung bình 10% trên tổng số tiền được chuyển. Do đó, nếu việc mua bán của bạn không thu được lãi trên mức 10%, bạn nên tìm cách thanh toán khác cho gian hàng ảo của mình. Ý tưởng mới lạ giúp bạn thành công Kinh doanh qua mạng là một xu thế tất yếu của nền công nghệ phát triển. Tuy nhiên, bạn phải lường hết các rủi ro để có giải pháp thích hợp. Đồng thời, bạn phải sáng tạo không ngừng để cạnh tranh với các hiệu quả là chìa khóa then chốt để thành công. Theo TTGĐ 12 Kinh nghiệm trong kinh doanh qua mạng  Chúng ta thường nói người biết nắm vững thời cơ là bậc hào kiệt, mà ngày nay ngành nghề "hot" nhất nào không liên quan đến các sản phẩm qua mạng Internet. Phương pháp kiếm tiền thì trăm phương ngàn kế, ở đây người viết sẽ tổng kết một số điều nho nhỏ dựa trên kinh nghiệm của mình về bán hàng qua mạng: 1. Lượng thông tin mà các khách hàng tiềm năng của chúng ta có thể có được ngày càng nhiều, nhưng sức chú ý của họ lại có hạn, do đó chúng ta phải nghĩ biện pháp để cung cấp cho họ những thông tin miễn phí có ích cho cuộc sống và công việc của họ, tranh thủ được sự chú ý của họ, từ đó đạt được mục tiêu để họ mua hàng. 2. Thông qua thư điện tử, định kỳ gửi thư điện tử đến các khách hàng và người có tiềm năng mua hàng của chúng ta. Mục đích của việc làm này là khiến cho họ "định kỳ nghĩ đến chúng ta". 3. Nếu như ngành kinh doanh của chúng ta có tính chất toàn quốc hoặc quốc tế, thì việc thiết kế website là vô cùng cần thiết. Trên thực tế, mỗi trang web là một mặt bằng cửa hàng không đóng cửa của bạn, dưới tiền đề có đủ các kỹ năng bán hàng qua mạng, có thể giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của chúng ta tới các đối tượng khách hàng tiềm năng 24/24 giờ. Đợi đến khi các thương vụ điện tử qua mạng trở nên quen thuộc rồi, trang web sẽ có thể giải quyết việc kinh doanh 24/24 giờ. Đến lúc đó, chúng ta mới có thể thực sự thực hiện được "cho dù là trong khi ngủ, tiền giấy vẫn đua nhau chạy vào túi". 4. Luôn luôn để ý đến những động thái, cơ hội mới, luôn luôn tìm hiểu xem trong quá trình sản xuất hoặc phục vụ một mặt hàng nào đó - liệu có biện pháp nào nhanh hơn, tốt hơn, rẻ hơn không? 5. Cố hết sức giảm bớt các chi tiêu mang tính chất thường xuyên. Cho dù việc kinh doanh có tốt đến đâu, nhưng giá thành cao, lại thiếu vận hành, cuối cùng cũng sẽ đi đến bước đóng cửa phá sản. 6. Chúng ta cần có một đội ngũ cố vấn, trong tình thế cần thiết, đội ngũ này có thể giúp ta đưa ra sách lược. Hình thức của đội ngũ này do tình hình thực tế của bạn để quyết định, chính thức hoặc không chính thức, từ 1-2 người đến các uỷ ban tư vấn có sự phân công rõ ràng, tóm lại là phải có một vài "quân sư" mới được. Cũng giống như các cố vấn pháp luật, bác sĩ gia đình... có thể cung cấp sự bảo đảm chất lượng cho đời sống pháp luật, sức khoẻ... của chúng ta - các vị quân sư kinh doanh này cũng có thể trợ giúp cho việc kinh doanh của chúng ta thành công. Bất luận thân phận của họ là gì: Giáo sư đại học, chuyên gia tư vấn, đối tác nghiệp vụ, bạn bè thân thiết..., chỉ cần có năng lực và chuyên môn về phương diện này là được. 7. Tham gia các lớp bồi dưỡng hoặc các buổi toạ đàm có liên quan, đọc các sách báo và tài liệu có liên quan, nhớ câu "cần không ngừng nạp điện". Những kiến thức và thông tin về phương diện thương mại, về kỹ xảo kinh doanh... là vô cùng quan trọng. Bởi vì trong thời đại kinh tế thị trường, không kinh doanh chỉ có con đường chết. 8. Phải tin vào bản thân mình. Điều này liên quan đến vấn đề rất khó là có thể đánh giá bản thân một cách chính xác hay không. Nói một cách đơn giản, nếu như chúng ta nghĩ mình có thể làm được, chúng ta sẽ có thể, chứ không phải là khi người khác nói "anh được đấy" thì bạn mới được. Đừng cười nhạo câu "con người có bao nhiêu sự liều lĩnh thì sẽ có bấy nhiêu sản nghiệp", tư tưởng cốt lõi của câu nói này là chính xác. 9. Nhất định phải tràn đầy niềm tin vào sự nghiệp của mình. Trong quá trình đi lại làm việc với đối tác kinh doanh, tinh thần hưng phấn, nhiệt tình, quên mình với công việc của bạn sẽ vô hình trung nảy sinh dần dần ảnh hưởng tích cực đối với họ. 10. Ai mà không muốn kinh doanh làm ăn với người mình thích và tin tưởng? Đây là một sự thực thường bị chúng ta xem nhẹ. Do đó, thiết lập uy tín là vô cùng quan trọng, bởi vì những việc lừa gạt, che giấu càng ngày càng không còn chỗ trên thị trường. 11. Sau khi đạt được một cuộc mua bán thành công , nhớ phải gửi một bức thư đến khách hàng của bạn thăm dò về thái độ vừa ý hoặc tán thưởng đối với sản phẩm hoặc sự phục vụ của bạn. Những tư liệu như vậy có thể trở thành những công cụ kinh doanh uy lực to lớn của chúng ta, cũng là biện pháp có tác dụng mạnh trong việc mở rộng uy tín của chúng ta. 12. Điểm mấu chốt luôn luôn phải kiên trì nhớ rõ là: Không bao giờ được dễ dàng từ bỏ! Vạn sự khởi đầu nan xây dựng sự nghiệp trên mạng cũng không phải ngoại lệ, khách hàng đầu tiên đến với bạn thường thường phải cần thời gian vài tháng. Nếu như bạn có thể làm tốt, vận dụng đầy đủ những kinh nghiệm này thì việc làm tiếp theo của bạn chính là hưởng thụ danh tiếng, tài lộc và cảm giác thành tựu do việc kinh doanh khởi nghiệp thành công đem lại. Highlandsoft.com.vn- Theo: Kinhte24h Kiếm tiền trên mạng Nắm được bí quyết kinh doanh thương mại điện tử là cách duy nhất để những kẻ chiếm thị phần nhỏ trên mạng có cơ hội trở nên giàu có. Những nhà kinh doanh hàng đầu sẽ tiết lộ 40 cách kiếm tiền chỉ bằng cú gửi e-mail qua cuốn sách "Bí quyết kinh doanh trên mạng". Có thể hiểu "Bí quyết kinh doanh trên mạng (E-code)" của tác giả Joe Vitale và Jo Han Mok là một bức thông điệp dành cho một nhóm đối tượng phù hợp trên mạng, vào một thời điểm thích hợp, thông qua thư điện tử. Đây không phải là nguyên lý mới mẻ. Đó chỉ là một ứng dụng hết sức logic của nguyên lý marketing trực tiếp trên thị trường. Nhiều người gặp thất bại do họ đã tiêu tốn tất cả tiền của vào các đối tượng vô ích với những bức thư vô nghĩa. Người chiếm thị phần nhỏ, với nguồn lực và tài chính hạn chế, buộc phải khôn ngoan hơn - thực hiện việc xác định và phân loại nguồn khách hàng một cách khéo léo trong việc tiếp thị của mình. Theo tác giả cuốn sách, điều này có nghĩa là người làm kinh doanh phải tập trung gửi thông tin tiếp thị nhắm vào các nhóm khách hàng được chọn lựa kỹ càng hứa hẹn nhiều tiềm năng. Vì thế, mặt hàng đắt giá nhất trên mạng không phải là trang web của bạn hay bất cứ thứ gì tương tự, mà là danh sách địa chỉ thư điện tử khách hàng của bạn. Bất kể với loại sản phẩm hay dịch vụ nào được rao bán thì mọi doanh nghiệp cũng nên nhạy bén trong việc giành khách hàng. Nếu bạn đọc cuốn "Cánh đồng kim cương" của Russell Conwell, bạn sẽ nhận thấy một điều là hầu hết chúng ta hay tìm kiếm cơ hội, tìm kiếm hạnh phúc và những điều khác nữa ở khắp mọi nơi trừ mảnh đất ngay dưới chân mình, nơi chúng ta rất có thể sẽ tìm thấy những gì mình muốn. Jay Abraham trong cuốn sách làm giàu bằng cách tiếp xúc với những doanh nghiệp lâu đời và giúp họ khám phá ra mỏ vàng của công ty mình: khách hàng của chính họ, những người vốn bị đánh giá thấp giá trị và gần như chẳng được lưu tâm. Địa chỉ email của khách hàng chính là những món trang sức đắt giá mà bạn phải lau chùi cho đến khi chúng sáng lấp lánh. Nhưng bạn sẽ làm gì nếu trong tay không có danh sách địa chỉ email của khách hàng hiện tại? Rất đơn giản. Bạn phải tự “gieo trồng” chúng. “Gieo trồng” là thuật ngữ tiếp thị bắt nguồn từ kinh doanh bất động sản. Hiểu một cách đơn giản là nhắm vào một thị trường mục tiêu nhất định sau khi đã lựa chọn kỹ càng và nuôi dưỡng nó bằng cách liên lạc và quảng cáo thường xuyên, liên tục để nhóm khách hàng trong thị trường này trở thành lực lượng chính trong danh mục kinh doanh của bạn trong thời gian ngắn nhất có thể. Hãy nghĩ tới nguyên lý “con cá lớn trong cái ao nhỏ”. Không tuân theo nguyên lý ấy thì những gì mà bạn cố gắng làm cũng chỉ như muối bỏ bể. Thị trường mục tiêu không nên quá rộng mà chỉ cần vừa đủ để bạn có thể tạo tác động mua đối với nguồn hàng mà bạn có khả năng đáp ứng và sẽ cung cấp. Lý tưởng nhất là bạn có thể tìm một nhóm người có thu nhập cao và đang chán chường. Họ có thể gặp những khó khăn nghiêm trọng và căng thẳng đến mức bị giằng xé và trằn trọc suốt đêm không ngủ và hết sức chán nản. Đúng thế đấy, cụm từ quan trọng là “chán nản”. Bạn có thể kiếm được mọi thứ trên đời nếu bạn giúp người ta đạt được những gì họ muốn. Mức thu nhập của chúng ta tỷ lệ thuận với mức độ phức tạp của vấn đề mà chúng ta giải quyết. Khi chúng ta giúp họ tháo gỡ những khúc mắc nho nhỏ, chúng ta chỉ nhận được khoản tiền khiêm tốn. Ngược lại, khi chúng ta giải quyết một vấn đề to lớn, chúng ta sẽ được trả một món tiền hậu hĩnh. Đó chính là ma lực của bí quyết kinh doanh thương mại điện tử. Nó hoạt động dựa trên: Nhận định thị trường, thiết lập và đưa ra giải pháp giải quyết những khó khăn mà thị trường đó đang phải đối mặt, và gửi đi thông điệp. Làm thế sẽ tốt hơn nhiều so với việc giơ súng bắn vu vơ vào khoảng trống. Dưới đây là 10 cách áp dụng Bí quyết kinh doanh trên mạng: 1. Tăng số lượng chào hàng dành cho thị trường mục tiêu. 2. Cung cấp nhiều dịch vụ và sản phẩm mới. 3. Thúc đẩy việc gia tăng tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ của bạn. 4. Tạo dựng vai trò của bạn như một người sáng tạo giá trị bằng việc đưa ra những thông tin miễn phí hữu ích. 5. Tiến hành các cuộc điều tra khảo sát để xác định nhiều vấn đề khác, từ đó bạn sẽ tìm ra những ý tưởng và sáng kiến mới cho sản phẩm. 6. Phân loại nguồn dữ liệu hiện có bằng cách phân chia khách hàng thành hai nhóm: khách hàng tiềm năng và các khách hàng còn đang do dự. 7. Xác định khách hàng có khả năng đáp ứng cao. 8. Khuyến khích và tặng thưởng cho sự đáp ứng nhiệt tình. 9. Bán một chương trình mang tính liên tục, ví dụ như thẻ hội viên. 10. Nâng cấp khách hàng đang do dự thành khách hàng tiềm năng, khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự và những khách hàng hiện có thành những người mua hàng nhiệt tình, hăng hái. (Theo Cuốn "Bí quyết kinh doanh trên mạng" do Alpha Book phát hành) Kinh doanh trực tuyến - xu hướng kiếm tiền của sinh viên (Dân trí) - Giới trẻ ngày nay không chỉ sử dụng Internet với mục đích chỉ để giải trí đơn thuần, mà họ còn biết tận dụng Internet như một công cụ để kinh doanh và kiếm tiền hiệu quả - đó là kinh doanh trực tuyến. Không ít sinh viên đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh qua mạng Kinh doanh trực tuyến - Đất lành cho sinh viên đậu Vốn ít, không tốn chi phí cho mặt bằng và đóng thuế trong khi có thể chủ động về thời gian, bán hàng qua mạng đang trở thành việc làm thêm khá hấp dẫn nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên. Thêm vào đó, sinh viên thường có những ý tưởng sáng tạo các sản phẩm hand - made độc đáo, có thể trưng bày trên gian hàng của mình hoặc kinh doanh các mặt hàng theo các dịp lễ tết, theo mùa vụ nên đôi khi mở một cửa hàng là không cần thiết. Kinh doanh online là lối ra tốt nhất và là xu hướng tất yếu. Trên các trang mua bán online như chodientu, enbac, muare… có thể dễ dàng nhận thấy mặt hàng được các bạn sinh viên kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm thời trang như: quần áo, giày dép, túi xách, mỹ phẩm…và các đồ hand-made độc, lạ. Lý giải cho điều này, bạn Thu Phương - sinh viên Đại học Kinh doanh công nghệ Hà Nội cho biết:  “Vốn đầu tư cho các sản phẩm này không lớn, phù hợp với túi tiền eo hẹp của sinh viên. Hơn nữa, khách hàng cũng đang có xu hướng online để tìm mua những sản phẩm này nhiều hơn, do sản phẩm có thể dễ dàng mô tả bằng hình ảnh”. Nhạy bén trong việc nắm bắt xu hướng  tiêu dùng, sáng tạo và khéo léo, lại thêm rất chịu khó tìm tòi… Internet trở thành “đất lành” cho các bạn sinh viên thỏa sức sáng tạo và kinh doanh. Bạn Ngọc Minh, sinh viên năm cuối trường Đại học Kinh tế quốc dân chia sẻ: “Mình quê ở Lào Cai nên dễ dàng bắt mối để nhập hàng quần áo từ Quảng Châu về. Từ năm nhất, mình đã bắt đầu kinh doanh quần áo rồi, tuy nhiên mình chỉ tranh thủ bán cho sinh viên trong trường, trong ký túc xá thôi. Cuối năm ngoái bạn mình có khuyên là nên mở rộng bằng cách bán hàng qua mạng, mình cũng thử và thấy hiệu quả hay lắm. Chỉ cần thành thạo word và một số kỹ năng Internet, hằng ngày dành ra một khoảng thời gian cố định để online và rao vặt, mình đã có thêm một kênh bán hàng hiệu quả”. Khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến như thế nào? Khởi điểm cho công việc kinh doanh trên mạng là tích góp vốn và tìm nguồn hàng. Vốn bán hàng qua mạng ít hơn cách buôn bán bình thường do chỉ phải đầu tư cho sản phẩm. Tuy nhiên để kinh doanh lâu dài thì giải pháp an toàn mà các bạn sinh viên thường làm là chung vốn với một hoặc hai người nữa. Điều này vừa giúp các bạn đỡ gánh nặng về vốn, cũng như chia sẻ được các công việc với nhau, đảm bảo kinh doanh thuận lợi mà không bị chi phối thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập. Vốn có, tìm được nguồn hàng uy tín cũng là vấn đề rất đáng lưu tâm. Bạn Tùng Lâm, sinh viên đại học Thăng Long  với hơn 1 năm kinh nghiệm bán hàng online chia sẻ: “Có nhiều bạn tự tìm kiếm nguồn hàng trên mạng, tuy nhiên, việc này đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm lâu năm, quen biết nhiều trong cộng đồng thì mới nên áp dụng. Riêng mình, lúc bắt đầu mình tự tìm các nguồn hàng bên ngoài, tìm các cửa hàng bán buôn, nhập sỉ rồi về bán lẻ online. Sau này khi việc buôn bán phát triển lên rồi, bắt được mối quen là một bạn du học sinh bên TQ, mình nhập hàng trực tiếp từ Quảng Châu về”.  Nhưng để việc bán được hàng và để khách hàng nhớ tới mình không phải là điều dễ dàng. Xây dựng uy tín trong cộng đồng buôn bán từ ngay khi bắt đầu là điều mà người bán hàng online nào cũng phải ghi nhớ.   Bạn Đặng Ngọc Hải - chủ shop Hàng hiệu giá rẻ trên chodientu cho biết: “Mua bán online chủ yếu dựa vào niềm tin, nếu bạn đánh mất niềm tin của khách hàng 1 lần thì không bao giờ bạn lấy lại được. Vì thế, bạn phải luôn nói thật về những gì mình bán và tôn trọng họ, có thế  công việc của bạn mới thuận lợi. Đặc biệt, sau khi bán sản phẩm cho khách nên nhớ rằng mình vẫn còn trách nhiệm với sản phẩm và giúp đỡ khách hàng khi gặp vấn đề với sản phẩm”. Một vấn đề nữa là trong mua bán online, việc thuyết phục khách hàng tin tưởng để chuyển tiền cho người bán khi chưa nhận được hàng là một việc không hề đơn giản. Hiện nay nhiều website thương mại điện tử đã tích hợp các công cụ hỗ trợ thanh toán trực tuyến, thông qua công cụ thanh toán trung gian như Ngân Lượng, với các chính sách Thanh toán tạm giữ hay bảo hiểm người mua… Và các nhà kinh doanh trực tuyến không thể bỏ qua công cụ này nếu muốn tạo uy tín và niềm tin cho khách hàng. Hà Thành Kinh doanh thời trang qua mạng được và mất Không tốn kinh phí thuê cửa hàng, không mất thời gian bán hàng, không tốn chi phí thuê nhân công…Đó là những ưu điểm dễ nhận thấy nhất của hình thức kinh doanh hàng thời trang qua mạng. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này đã thực sự phát huy được những ưu điểm của nó? Trào lưu kinh doanh qua mạng Internet ngày nay đã trở thành phương tiện truyền thông được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Không chỉ dùng internet để liên lạc, xem tin tức, tìm kiếm thông tin mà mọi người còn dùng nó để kinh doanh những mặt hàng từ phổ thông tới đặc biệt của mình. Ở Việt Nam, có thể kể đến một số trang web chuyên kinh doanh trực tuyến như www.123mua.com.vn, www.travel.com.vn, www.megabuy.vn, www.thegioididong.com... Đến nay, nhiều người đã tỏ ra khá năng động với hình thức đưa các sản phẩm của mình lên blog cá nhân. Đây có lẽ là một trong những hình thức dễ tiếp cận với những người thường xuyên dùng Internet nhất khi mà blog đang là một phần cuộc sống của không ít người trẻ hiện nay. Không phải ngẫu nhiên mà hình thức kinh doanh qua mạng lại trở thành một trào lưu phát triển mạnh mẽ và thu hút các nhà kinh doanh đủ mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp như hiện nay. Với kinh doanh trực tuyến, bạn không cần tốn kém chi phí mặt bằng, thuê nhân công, chi phí quản lý hành chính... Chỉ cần một số vốn nhỏ để tích trữ hàng hoặc chuẩn bị dịch vụ, bạn có thể bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình. Có thể nói mặt hàng được kinh doanh qua mạng nhiều nhất là thời trang. Đi dạo một vòng qua các trang web mua bán hay các blog cá nhân, ta có thể thấy có một số không nhỏ là các shop với đủ loại mặt hàng phong phú như: giày dép, túi xách, phụ kiện, gấu bông, nước hoa...và nhiều nhất là quần áo. Với shop online, chủ cửa hàng chỉ cần thường xuyên lên mạng, quảng cáo về mặt hàng của mình, liên hệ tìm kiếm khách hàng. Còn với khách hàng, chỉ cần một cú click chuột vào sản phẩm mình ưa thích, liên hệ với cửa hàng qua số điện thoại và ngồi nhà chờ gửi đồ đến, hoặc cẩn thận hơn thì có thể đến thử đồ. Nhiều bạn trẻ có sở thích mua hàng qua mạng vì tính tiện lợi của nó, hay để chứng tỏ mình là người sành điệu... Còn với những người có sở thích kinh doanh qua mạng thì hình thức này giúp hoạt động kinh doanh của họ được mở rộng ra, vượt không gian và thời gian, mạng lưới được mở rộng ra cả trong nước và ngoài nước. Điều này đặc biệt hữu ích cho một số người ở nước ngoài khi họ muốn đặt may một chiếc áo dài, hay một trang phục truyền thống nào đó của Việt Nam. Kinh doanh thời trang qua mạng và những vấn đề nảy sinh Kinh doanh hàng qua mạng cần phải có một trình độ công nghệ thông tin nhất định để có thể thiết kế được một trang web hay đơn giản nhất là một trang blog cá nhân để có thể quảng bá được sản phẩm của mình.  Bên cạnh đó, bạn cũng phải tốn một khoản kinh phí cho việc mua hoặc làm ra các sản phẩm của mình mà bạn lại không đoán trước được các phản ứng của khách hàng hay số lượng người truy cập Website hay blog của bạn. Nếu những cửa hàng trên phố dễ dàng tiếp xúc với khách hàng thì shop online lại gặp khó khăn trong vấn đề này. Bên cạnh những người thực sự có nhu cầu muốn mua hàng, cũng có một số người lướt net lập nickname để tham gia mua bán với ý định trêu đùa. Họ làm nhiễu thông tin của những khách hàng khác và là mối lo ngại của các trang web bán hàng trực tuyến. Không ít những người kinh doanh hàng trực tuyến có lẽ cũng đã từng gặp phải tình huống dở khóc dở cười như trường hợp của Minh Anh, 25 tuổi, chủ một shop thời trang. Theo như giao dịch, Minh Anh mang đồ đến chỗ hẹn nhưng đợi mãi không thấy khách hàng đến lấy, gọi điện lại thì không liên lạc được. Để tránh tình trạng này, các shop thường yêu cầu khách đặt cọc trước thông qua thẻ tín dụng. Tuy nhiên, đối với những shop online có uy tín thì không sao, một số người chưa có kinh nghiệm mua hàng qua mạng lại tỏ ra thất vọng đối với những shop không mấy tên tuổi khi mình mua phải một mặt hàng không ưng ý như quảng cáo. Trường hợp khách không mua hay trả lại hàng không phải là ít. Còn người mua lại rất thận trọng đối với những mặt hàng mình chưa thấy tận mắt, đôi khi nhìn ảnh rất đẹp mà hàng thì chất lượng kém, mẫu mã không giống, hoặc không mặc vừa. Nói chung, hình thức kinh doanh nào cũng tồn tại những ưu nhược điểm riêng của nó. Đối với mặt hàng thời trang, hoạt động kinh doanh này góp phần thúc đẩy phát triển ngành thời trang, may mặc trong nước. Đó cũng là xu thế phát triển tất yếu của một nền công nghệ phát triển. Tuy nhiên, ý tưởng kinh doanh và uy tín lại là những yếu tố quyết định sự thành công của bạn.    Khổng Mai Lan Kinh doanh trên mạng – vất vả người bán 25/02/2011 - 13:42 Kim Anh     Xu hướng mua sắm và kinh doanh hàng thời trang trên mạng tại Việt Nam đang bùng nổ. Mua hàng trên mạng, khách hàng phải chấp nhận nhiều rủi ro, thế nhưng mấy ai hiểu nỗi khổ người bán? “Làm sao cho cửa hàng của mình nổi bật hẳn trong rừng ‘shop online’ cũng là một vấn đề” (Bay Vút) Một ngày của Phương Tốt nghiệp ngành Hàn Quốc học trường Đại học Hồng Bàng ở TP.HCM, Phương mở cửa hàng thời trang trên mạng đã được gần một năm. 8 giờ sáng: dịch bài Trung bình một tuần Phương dành ba ngày để dịch bài cho báo Mực Tím Online và một số tổ chức khác. Còn dư thời gian thì Phương đọc báo trên mạng để cập nhật thông tin. 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều: chăm sóc khách hàng Phương vào web, đồng thời lên Yahoo Chat để trả lời những thắc mắc của khách hàng về chất liệu, kiểu dáng, số đo... của sản phẩm. Nếu cần thiết thì sau đó Phương sẽ mang sản phẩm đến nhà khách cho họ thử. 3 giờ chiều trở đi: giao hàng Đối với những khách hàng không có thời gian thì Phương mang hàng đến cho họ lựa chọn và thử, còn với những ai đã đặt hàng rồi thì Phương giao hàng cho họ. Buổi tối: đặt hàng Sau khi giao hàng xong thì Phương lên trang mạng của nơi đặt hàng để xem xét mẫu, hỏi những thông số về mẫu đó rồi lựa chọn lên danh sách đặt hàng. Đến giữa tháng và cuối tháng thì gửi đơn đặt hàng đi. Hình thức giao tiếp chủ yếu mà Phương sử dụng là chat. Với những nhà cung cấp Trung Quốc thì giao tiếp bằng tiếng Anh, với Hàn Quốc thì bằng tiếng Anh và tiếng Hàn. Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, ‘người người nối mạng, nhà nhà có mạng’ thì chuyện mua sắm trên mạng tại Việt Nam đã trở nên phổ biến và thu hút rất nhiều người. Có cầu thì có cung. Xu hướng giới trẻ mở cửa hàng thời trang trên mạng, đặc biệt là những sinh viên đang học hoặc vừa tốt nghiệp đại học đang tăng lên rất nhanh. Phương cho biết: “Đa số khách hàng của tôi trong độ tuổi khoảng từ 20 đến 28 và thuộc giới công chức văn phòng. Thời gian của họ rất hạn hẹp, có những khách hàng của Phương làm việc đến 6-7 giờ chiều. Sau giờ làm, họ lại tất tả về nhà lo con cái, nhà cửa nên không có thời gian la cà như những bạn trẻ chưa lập gia đình. Có những người làm việc thường xuyên với máy vi tính nên sẵn đó lên mạng lựa đồ luôn.” Chữ tín và trách nhiệm bán hàng online Thu Trang hiện là sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Trang mở cửa hàng trên mạng cũng được một năm. Cửa hàng của Trang thì đặc biệt không nhập hàng từ các nước khác mà trực tiếp may đo theo mẫu thiết kế. “Trang mở cửa hàng trên mạng để cắt giảm chi phí như chi phí mở cửa hàng và các thủ tục hành chính khác như thuế. Khi đó, giá thành sản phẩm sẽ giảm đi và có tính cạnh tranh hơn.” Theo Trang quan trọng nhất là phải biết chiều lòng khách hàng. Ngay cả khi có những người có yêu cầu khó tính hay luôn làm phiền thì cũng phải phục vụ họ tốt. Ngoài ra, Trang chia sẻ : “Buôn bán trên mạng nhiều lúc gặp phải sự cạnh tranh không lành mạnh, có những phản hồi không đúng sự thật. Nói chung là rất phức tạp, đau đầu vì mình phải tập trung cao độ để làm sao vừa lòng khách hàng bằng cách liên tục cập nhật mẫu mới, may đo chính xác và thái độ phục vụ tốt.” Với Phương thì chất lượng và thông tin về sản phẩm lại là một vấn đề nữa khi bán hàng trên mạng: “Có một chị trưởng phòng của một công ty lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh thích một cái áo sơ mi trắng nhái lại của nhãn hiệu Mango nên đặt mua. Khi mang đến thì chị ấy chê chất lượng không đạt dù kiểu dáng hoàn toàn giống. Phương có giải thích là hàng này cũng chỉ là hàng của Trung Quốc nhái lại. Với giá 170.000 đồng so với hàng chính hiệu là 1 triệu đồng thì không thể so sánh được. Người ta không thể sử dụng chất liệu cao cấp để sản xuất một sản phẩm với giá như vậy.” “Mặc dù Phương cung cấp mọi thông tin về sản phẩm trong lúc tư vấn nhưng trong suốt quãng đường giao hàng, Phương vẫn hồi hộp là không biết sản phẩm có hợp với khách hay không vì mình cũng chỉ đoán thôi, chưa tận mắt thấy. Giao hàng xong rồi, trên đường về mình vẫn băn khoăn là họ có thật sự thích không hay mua chỉ vì ngại mình đã mất công mang đến hoặc mua rồi cất tủ để đó... Lo lắm, đủ thứ lo...”, Phương kể. Mua hàng trên mạng, khách hàng phải chấp nhận nhiều rủi ro. Không ít chuyện khách đặt tiền mua hàng rồi nhưng một ngày đẹp trời, cửa hàng ấy biến mất, chủ cửa hàng thì ‘bặt vô âm tín’. “Có một chị đặt hàng của mình nhờ truy giùm một cửa hàng khác trên mạng. Chị ấy đã đặt 430.000 đồng nhưng lại không nhận được hàng. Sau đó thì cửa hàng đó cũng ‘bốc hơi’. Trang có bảo chị ấy gọi điện cho ban quản trị của trang web đó để hỏi thông tin và nhờ truy tìm thông tin giúp. Để giảm rủi ro, khách hàng nên kiểm chứng thông tin của một cửa hàng khi quyết định mua hàng: cửa hàng phải có địa chỉ cụ thể và số điện thoại nhà chứ không chỉ có số điện thoại di động; thời gian mở cửa hàng lâu dài và ổn định; thông tin được đăng trên những trang web đáng tin cậy”, Trang tư vấn. Thành quả và sự bù đắp sau những vất vả Phương bán hàng bao giờ cũng muốn khách hài lòng: “Khách vui thì mình cũng vui chứ không phải chỉ muốn cầm tiền rồi là xong. Rút kinh nghiệm từ chuyện chị trưởng phòng kể trên, mỗi lần tư vấn cho khách hàng, Phương giải thích rất kỹ vấn đề chất liệu. Phương châm của mình là muốn khách hàng mua lần thứ hai, thứ ba và sau này nữa chứ không phải chỉ một lần.” “Mỗi lần nhận được tin nhắn cảm ơn của khách hàng là thấy vui”, Trang cho biết. Yến, vừa tốt nghiệp ngành Ngữ văn Trung Quốc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, chủ cửa hàng chuyên kinh doanh bông tai và quần áo nhập từ Trung Quốc, cho biết: “Do đặt hàng từ Trung Quốc nên Yến phải giao tiếp bằng tiếng Hoa. Nhờ vậy mà mình có điều kiện luyện tập ngôn ngữ mà mình đã học.” Gặp nhau ở điểm chung là thích làm điệu, làm đẹp, đam mê thời trang cùng với phương châm ‘bán hàng phải giữ uy tín và có chữ tâm’, hành trình của những bạn trẻ chọn kinh doanh trên mạng như Trang, Phương, Yến “tuy vất vả nhưng phát triển khả quan.” Sau một thời gian gắn bó với nghiệp kinh doanh trên mạng, Phương lên kế hoạch phát triển cửa hàng lâu dài. “Bây giờ Phương có kế hoạch cho mỗi ngày, mỗi tháng để mở rộng việc kinh doanh như quảng cáo, xây dựng trang web riêng. Mình cũng tự hào vì những gì đã làm được chứ không phải ‘động viên’ nguồn tài trợ từ bố mẹ.” Kinh doanh trực tuyến không cần đến trang web Trần Phương Minh Chúng ta vẫn quen nghĩ rằng phần không thể thiếu trong kinh doanh trực tuyến là trang web. Song thực tế không phải như vậy. Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu kế hoạch kinh doanh trực tuyến của riêng mình mà không cần đến việc xây dựng một trang web. Quay trở lại những ngày đầu của tiếp thị qua Internet, đúng là bạn không có nhiều việc để làm nếu muốn khởi sự các hoạt động kinh doanh trực tuyến trước khi bạn có một trang web riêng. Lúc đó, trước khi thu về được những đồng lợi nhuận đầu tiên, bạn phải làm một số việc như: lựa chọn một tên miền, thiết lập dịch vụ web hosting, thiết kế trang web, đưa tất cả lên Internet, đánh giá và kiểm tra trang web của bạn… Nhưng giờ đây, bạn hoàn toàn có khả năng tiến hành các hoạt động tiếp thị và bán sản phẩm mà không cần xây dựng một trang web riêng: Khởi sự bán hàng trên eBay   eBay.com là một trang web thương mại điện tử “nóng” nhất hiện nay với nhiều sức hấp dẫn lớn không thể bỏ qua như:  - Hơn 2 triệu lượt người ghé thăm trang eBay.com mỗi ngày, và dành ra trung bình hai giờ đồng hồ nghiên cứu các trang web eBay và các danh mục sản phẩm khác nhau. - Cứ mỗi giây, doanh số bán hàng trên eBay lại tăng hơn 1000 USD. - 72% người sử dụng eBay có thu nhập trên 50.000 USD/năm - vì vậy sức mua của họ là rất lớn.  Quan trọng nhất, 95% người sử dụng trên eBay là các cá nhân hay các công ty nhỏ. Vì thế, eBay rõ ràng là nơi thích hợp nhất để bạn tìm kiếm thành công và lợi nhuận - bạn có thể bắt đầu công việc bán hàng trong vòng chưa đến một giờ đồng hồ. Và mặc dù phải mất chút ít tiền để có mặt trên trang web của eBay, song bạn có thể tiếp cận nhanh chóng tới hàng triệu người mua đang tìm kiếm các sản phẩm/dịch vụ khác nhau. Nhưng bạn sẽ bán sẽ loại sản phẩm nào?. Đa dạng là nét cuốn hút thật sự của eBay: Trên trang web của người khổng lồ kinh doanh trực tuyến này có sẵn thị trường cho mọi loại sản phẩm. Nếu bạn chưa quyết định bạn sẽ bán mặt hàng gì, hãy thử điểm qua các sản phẩm phổ biến tại hay tìm hiểu các chiến lược kinh doanh tại eBay để tìm ra những loại sản phẩm thích hợp nhất với bạn. Bắt đầu một blog   Bạn có thể có được trang web riêng trong vòng chưa đầy năm phút, và hoàn toàn miễn phí, bằng việc tạo một blog. Các blog kinh doanh đã trở thành một trong những công cụ tiếp thị hiệu quả nhất trên Internet hiện nay. Và mặc dù nhiều công ty sử dụng chúng để khuếch trương các sản phẩm của họ bên cạnh những trang web chính, bạn vẫn không cần có một trang web - hay thậm chí có một công ty - để bắt đầu một blog. Bất cứ ai cũng có thể tạo ra một blog miễn phí và có sự hiện diện trực tuyến chỉ trong vòng vài phút. Thậm chí đối với những người hoàn toàn chưa biết nhiều về Internet vẫn hiểu và thực hiện đúng quy trình tạo web blog một cách dễ dàng, cũng như không phải trả tiền cho một tên miền hay dịch vụ web hosting. Và sau khi đã có một blog trực tuyến, bạn có thể bắt đầu kiếm tiền từ nhiều nguồn khác nhau. Dưới đây là một vài lời khuyên:  - Bắt đầu một chiến dịch Google AdSense để thu về lợi nhuận quảng cáo từ trang blog của bạn. Việc mở tài khoản AdSense có thể làm rất dễ dàng, và việc thu hút các quảng cáo mục tiêu tới những người đọc trực tuyến của bạn cũng không khó. Đây có thể là một nguồn lớn đem lại lợi nhuận, theo thời gian, số tiền thu được từ quảng cáo AdSense sẽ phụ thuộc vào số lượng người truy cập blog của bạn. Bạn càng thu hút được nhiều người đến với blog của bạn, thì số lượng người nhấp chuột vào các quảng cáo trên trang web của bạn cũng tăng theo - và đương nhiên, khoản tiền bạn thu về sẽ lớn hơn. - Tham gia một chương trình liên kết, hay một vài chương trình liên kết khác nhau, và bắt đầu quảng bá sản phẩm của họ trên blog của bạn. Bạn thậm chí không cần đến một sản phẩm riêng để khởi sự. Bạn có thể đặt quảng cáo cho các sản phẩm liên kết trên blog của bạn, hay viết các bài báo hoặc bài nhận xét sản phẩm có chứa các đường link liên kết. Bạn sẽ nhận được tỷ lệ phần trăm lợi nhuận cho mỗi giao dịch bán hàng thành công khi người đọc nhấp chuột thông qua các đường link của bạn và thực hiện mua sắm. - Bán sản phẩm trực tiếp từ blog của bạn. Nếu bạn có một sản phẩm riêng và sẵn sàng để bán, bạn có thể đăng các bài viết trên trang blog để nói với người đọc về lợi ích sản phẩm. Khi mọi người cảm thấy thích thú với những gì bạn chào mời và họ quyết định hành động, bạn có thể hướng họ tới nút dẫn đến tài khoản PayPal của bạn (miễn phí và rất dễ cài đặt).  Với PayPal, mọi người có thể đặt hàng sản phẩm và thanh toán trong vòng vài giây, và bạn cũng chỉ mất đôi chút thời gian để nhận được khoản tiền thanh toán từ các khách hàng. Với một vài dịch vụ blog miễn phí, bạn có thể tạo ra blog trong vòng chưa đầy năm phút. Dưới đây là những nhà cung cấp dịch vụ tạo blog hàng đầu hiện nay:  - Blogger - Yahoo! 360 - MSN Spaces - LiveJournal  Hiện diện trực tuyến miễn phí với chương trình Google Page Creator   Google Page Creator là một chương trình hoàn toàn mới cho phép bất cứ ai với số ID Google đều có thể xây dựng cho mình một trang web riêng. Những ích lợi rõ ràng nhất của chương trình này là các trang web của bạn sẽ được xếp hạng nhanh chóng bởi công cụ tìm kiếm Google. Những người chủ trang web mới đã dành rất nhiều thời gian và công sức để cải thiện vị trí của mình trong danh mục kết quả tìm kiếm trực tuyến của Gooogle theo các từ khoá nhất định, nhưng với Google Page, bạn có thể đẩy nhanh quy trình này một cách rõ rệt. Chỉ trong vòng vài phút, bạn đã có được một trang web chức năng đầy đủ để thu về những đồng lợi nhuận đầu tiên từ hoạt động kinh doanh trực tuyến. Bạn có thể gia tăng lợi nhuận với chương trình Google Page Creator theo nhiều cách thức tương tự như với một blog:  - Bạn có thể giới thiệu sản phẩm của mình trên Google Page bằng một lá thư chào hàng hay quảng cáo, và sau đó hướng trực tiếp mọi người tới hệ thống thanh toán PayPal để thanh toán tiền mua sắm sản phẩm ngay tức khắc. - Bạn cũng có thể khuếch trương sản phẩm của những công ty khác trên Google Page của bạn thông qua nội dung các đường link hay các quảng cáo, và nhanh chóng thu về các khoản hoa hồng liên kết. - Và hiển nhiên Google Page là một nơi hoàn hảo để bắt đầu chiến dịch Google AdSense. Khi tài khoản của bạn được xác nhận, Google đưa ra một quy trình xây dựng trang web đơn giản với phiên bản biên tập web HTML WYSIWYG (What You See Is What You Get - Những gì bạn thấy là những gì bạn có được) rất dễ sử dụng. Bạn có thể bổ sung nội dung thông qua công cụ biên tập web này. Bạn cũng có thể đưa hình ảnh, các đường link và thậm chí là sửa đổi mã HTML gốc, nếu bạn thích. Để bắt đầu chương trình Google Page Creator, bạn sẽ đăng ký số ID Google tại https://www.google.com/accounts/NewAccount. Khi bạn đã có tài khoản, bạn có thể vào trang chủ của Page Creator ( để nhập tên của bạn vào danh sách chờ (yêu cầu lớn đến nỗi Gooogle không thể chấp nhận tất cả các yêu cầu ngay tức khắc). Tóm lại, chưa bao giờ việc kinh doanh trực tuyến lại phát triển như hiện nay, với sự gia tăng không ngừng của cộng đồng blog, các trang web thương mại điện tử như eBay.com, và các giải pháp kinh doanh trực tuyến như kiểu Google Page Creator. Mỗi một lựa chọn trên đều đem lại cho bạn cơ hội để xác định năng lực kinh doanh, kiểm tra các chiến lược bán hàng, thiết lập thứ hạng trong các công cụ tìm kiếm trực tiếp và nâng cao uy tín trên thị trường. Vậy bạn đã sẵn sàng để bước vào lĩnh vực kinh doanh trực tuyến chưa? (Dịch từ Entrepreneur)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTập hợp những bài viết về Kinh nghiệm kinh doanh qua mạng năm 2011.doc
Tài liệu liên quan