Tập đề cương bài giảng- Ngành quản trị kinh doanh

Tham dự các giờ giảng trên lớp, nghiên cứu các tài liệu học tập mà giáo viên giới thiệu. Thảo luận theo nhóm các bài tập tình huống quản trị nhân sự ở trên lớp, thực hiện các đề tài thuyết trình hoặc làm bài tập nhà. - Thuyết trình nhóm ,hoặc bài tập tình huống : 30% - Điểm bài thi hết môn: 30% - Tiểu luận môn học: 40%

doc48 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3444 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập đề cương bài giảng- Ngành quản trị kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Ứng dụng lý thuyết hệ thống trong quản lý kinh doanh. Tác giả: - PGS.PTS Đỗ Hoàng Toàn. - PTS Lê Thanh Hà Nhà xuất bản: Sự thật – 1994. Tư duy kinh tế và lý thuyết hệ thống Tác giả: LÊ ĐĂNG DOANH NXB: Khoa học kỹ thuật – 1995. Ứng dụng lý thuyết hệ thống trong quản trị doanh nghiệp. Tác giả: - PTS. LÊ THANH HÀ ( Chủ biên ) - Thạc sỹ HOÀNG LÂM TỊNH. - Thạc sỹ NGUYỄN HỮU NHUẬN. NXB : Trẻ – 1998. Ứng dụng lý thuyết hệ thống trong quản trị doanh nghiệp. Tác giả:PGS.TS. LÊ THANH HÀ (Chương trình đào tạo 1000 giám đốc trên địa bàn thành phố HCM đến năm 2006 ). Lưu hành nội bộ – trường ĐH Kinh tế TP.HCM – 2003. 9. Phương pháp đánh giá môn học : Viết tiểu luận : 40% điểm hết môn; Thi hết môn : 60% điểm hết môn. Ngoài ra, học viên chỉ được tham gia thi hết môn học này, khi có số buổi lên lớp từ 2/3 tổng số buổi học qui định trở lên. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ 1. Mã số : QTNC 502 2. Tên môn học : Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh và quản trị 3. Tổng số tiết của môn học : 30 tiết 4. Danh sách giảng viên : Stt Họ tên Học vị Chức danh Ghi chú 1 Nguyễn Hùng Phong TS ĐHKT 2 Nguyễn Hữu Lam TS ĐHKT 3 Ngô Quang Huân TS ĐHKT 5. Mô tả môn học : Môn học giúp sinh viên các kỹ năng cần thiết để nhận dạng và nêu một vấn đề nghiên cứu trong mọi lĩnh vực liên quan đến hoạt động quản trị kinh doanh: tài chính, dự án, nhân sự, chiến lược, hành vi lãnh đạo, kinh doanh quốc tế….. Môn học trang bị phương pháp luận cho sinh viên trong việc nhận dạng và nêu vấn đề nghiên cứu, cách thức thiết lập câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu Môn học trang bị kỹ năng cho sinh viên trong việc tìm tòi và thu thập các thông tin thứ cấp để tóm lược các lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu từ đó phát hiện những vấn đề nào đã được nghiên cứu. Trên cơ sở đó sinh viên sẽ nêu được những điểm mới trong đề tài nghiên cứu của mình 6. Mục tiêu môn học : Sau khi học xong môn học, sinh viên có thể thu thập thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp, đặc biệt nhấn mạnh đến các kỹ năng thiết kế bản câu hỏi để thu thập thông tin sơ cấp trong nghiên cứu điều tra về hành vi của người tiêu dùng, hành vi của người lao động, và các quản trị gia. Sinh viên có thể xử lý dữ liệu và phân tích để khẳng định hay bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu đựơc đặt ra trong đề tài nghiên cứu YÊU CẦU CÁC KIẾN THỨC CÓ LIÊN QUAN Sinh viên cần có những kiến thức nền tảng của các môn học trong lĩnh vực quản trị kinh doanh để có thể dễ dàng nhận dạng các vấn đề nghiên cứu trong các lĩnh vực nầy Sinh viên cần có kiến thức về xác suất - thống kê để có thể nắm bắt các phương pháp chọn mẫu và hiểu được ý nghĩa của các phép kiểm định thống kê cơ bản Sinh viên cần nắm bắt những kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng các phần mềm xử lý dữ liệu cơ bản như Excel, SPSS 7. Nội dung chi tiết môn học : Chương trình được thiết kế gồm 5 chương với các nội dung cụ thể như sau: CHƯƠNG I: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH Phương pháp khoa học trong nghiên cứu I.1 Định nghĩa I.2 Các đặc điểm của nghiên cứu trong quản trị kinh doanh I.3 Quy trình nghiên cứu Phân loại nghiên cứu II.1 Nghiên cứu khám phá, giải thích, và nghiên cứu mô tả II.2 Nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính II.3 Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng II.4 Phương pháp lịch sử, mô tả, tương quan, so sánh nhân quả, và thực nghiệm trong nghiên cứu II.5 Nghiên cứu với dãy số liệu theo thời gian và dãy số liệu chéo Xây dựng kế hoạch/đề xuất nghiên cứu Nêu vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu (Problem statement) Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu (Research rationale) Nêu tên vấn đề nghiên cứu (Research title) Thiết lập câu hỏi nghiên cứu (Research questions) Thiết lập các giả thuyết nghiên cứu (Research hypotheses) Lựa chọn phương pháp nghiên cứu (Research methodology) Tóm lược và phân tích các lý thuyết và nghiên cứu có liên quan trước đây (Literature review) Xác định phương pháp thu thập thông tin (Data collection) Phương pháp xử lý thông tin (Data processing) Các kết luận cơ bản rút ra từ dề tài nghiên cứu (Findings) Tài liệu tham khảo (References) CHƯƠNG II: NHẬN DẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nhận dạng vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh I.1 Cơ sở để nhận dạng vấn đề nghiên cứu I.2 Thiết lập mô hình lý thuyết của đề tài nghiên cứu (Conceptual framework) I.3 Thiết lập mô hình cụ thể (Operationalisation) Một số thiết kế nghiên cứu cơ bản II.1 Thiết kế nghiên cứu lịch sử II.2 Thiết kế mô tả II.3 Thiết kế tương quan II.4 Thiết kế so sanh nhân quả II.5 Thiết kế thực nghiệm Giá trị của một nghiên cứu thực nghiệm III.1 Giá trị nội III.2 Giá trị ngọai III.3 Các nhân tố tác động đến giá trị nội và ngoại CHƯƠNG III: THU THẬP THÔNG TIN SƠ CẤP I. Thu thập thông tin sơ cấp thông qua nghiên cứu điều tra I.1 Kết cấu của bản câu hỏi I.2 Phân loại câu hỏi I.3 Phương pháp thiết kế bản câu hỏi I.4 Các vấn đề cần tránh khi thiết kế bản câu hỏi I.5 Tiến hành điều tra thu thập thông tin II. Đo lường trong nghiên cứu điều tra II.1 Các loại thang đo II.2 Độ tin cậy và giá trị của thang đo III. Chọn mẫu trong nghiên cứu điều tra III.1 Các khái niệm cơ bản về mẫu và đám đông III.2 Các phương pháp chọn mẫu III.3 Xác định cở mẫu CHƯƠNG IV: XỬ LÝ DỮ LIỆU I. Các thông số đặc trưng cho mẫu và đám đông II. Ước lượng các thông số đám đông từ thông số mẫu III. Một số phép kiểm định giản đơn trong nghiên cứu III.1 Những sai lệch trong kiểm định giả thuyết III.2 Kiểm định trung bình và tỷ lệ của đám đông III.3 Kiểmđịnh sự khác biệt của hai trung bình/tỷ lệ III.4 Kiểm định trong trường hợp chọn mẫu theo cặp III.5 Kiểm định sự khác biệt của n trung bình (kiểm định ANOVA) IV. Kiểm định độ tin cậy của thang đo IV.1 Kiểm định Cronbach Alpha IV.2 Phân tích nhân tố (Factor analysis) V. Kiểm định đa biến: Kiểm định MANOVA VI. Kiểm định hàm tương quan Kiểm định trong phân tích hàm tương quan đơn biến Kiểm định trong phân tích hàm tương quan đa biến Kiểm định khi sử dụng biến Dummy CHƯƠNG V : CHUẨN BỊ MỘT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU I. Nguyên tắc chung khi viết báo cáo nghiên cứu I.1 Các yêu cầu của một báo cáo nghiên cứu I.2 Các đánh giá một báo cáo nghiên cứu I.3 Nguyên tắc viết một báo cáo nghiên cứu I.4 Các sai lầm cần tránh khi viết một báo cáo nghiên cứu II. Cách trình bày một báo cáo nghiên cứu III. Các loại báo cáo nghiên cứu Luận án/luận văn Bài đăng tạp chí Báo cáo trình bày trong hội thảo, hội nghị chuyên đề Báo cáo nội bộ Báo cáo tóm tắt IV. Cấu trúc và nội dung chủ yếu của một số loại báo cáo Luận án Bài đang tạp chí Báo cáo trình bày trong hội nghị Báo cáo nội bộ Báo cáo nghiên cứu marketing 8. Tài liệu tham khảo : 1. Bery, G.C (1996), Marketing research, Tata MacGraw-Hill Publishing Company Limited, India 2. Gay, L.R and Diehl, P.L (1996), Research method for Business and Management, Prentice Hall International, Inc, USA. 3. Lawrence, N.W (2000), Social research methods: Quantitative and Qualitative approaches, New York, USA 4. Tho, Nguyen Dinh (1998), Nghiên cứu marketing, Nhà xuất bản Giáo dục, Vietnam 9. Phương pháp đánh giá môn học : Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá bởi hai phần: tiểu luận và kỳ thi cuối khóa. Phần tiểu luận chiếm 50% và kỳ thi cuối khóa chiếm 50%. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC : QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KINH DOANH 1. Mã số : QTCL 503 2. Tên môn học : Quản trị chiến lược và chính sách kinh doanh 3. Tổng số tiết của môn học : 30 tiết 4. Danh sách giảng viên : Stt Họ tên Học vị Chức danh Ghi chú 1 Nguyễn Thị Liên Diệp TS PGS ĐHKT 2 Phạm Xuân Lan TS ĐHKT 3 Hoàng Lâm Tịnh TS ĐHKT 5. Mô tả môn học : - Môn học cung cấp các kiến thức các lợi thế so sánh của doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh. 6. Mục tiêu môn học : - Sau khi hoàn thành khoá học, học viên có thể quản trị được chiến lược, xây dựng được chính sách kinh doanh, áp dụng được kiến thức trong thực tiễn doanh nghiệp. Điều kiện tiên quyết : - Đã học qua chương trình môn học chiến lược và chiến sách kinh doanh (Quản trị chiến lược) ở giai đoạn cử nhân. - Đã học qua các môn học về Quản trị sản xuất, Quản trị tài chính, Quản trị dự án, Quản trị kinh doanh quốc tế, Ứng dụng lý thuyết hệ thống trong quản trị doanh nghiệp, phương pháp nghiên cứu khoa học. 7. Nội dung chi tiết môn học : - Cung cấp nội dung tổng quát về một qui trình quản trị chiến lược toàn diện qua : + Nghiên cứu môi trường bên ngoài : đặc biệt là quan điểm cạnh tranh trước kia và hiện nay, lợi thế cạnh tranh và liên kết, giá trị gia tăng nội sinh và ngoại sinh. + Phân tích các nguồn lực và các hoạt động trong nội bộ của tổ chức. Đặc biệt là năng lực lõi và tăng nghề chuyên môn vàtay nghề tiềm ẩn. + Xác định được triết lý kinh doanh, sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp. - Sử dụng một số các công cụ định tính và định lượng để xây dựng và lựa chọn các chiến lược tổng quát cho doanh nghiệp, cho ngành. -Vận dụng quan điểm 3P và 8S trong việc hoạch định chiến lược và tổ chức thực hiện chiến lược nhằm giúp cho doanh nghiệp thực hiện được sứ mạng của mình. 8. Tài liệu tham khảo : 1. Khái luận quản trị chiến lược – F.David- nhà xuất bản thống kê 2. Thị trường- chiến lược- cơ cấu- Tôn Thất Nguyễn Thiêm- NXB Tp.HCM 3. Chiến lược và chính sách kinh doanh – Nguyễn Thị Liên Diệp – Phạm Văn Nam – NXB Thống kê 4. Chiến lược cạnh tranh – M.Porter – NXB Khoa Học Kỹ Thuật 5. Để cạnh tranh với những người khổng lồ – Don Taylor – Jeane Smaling Archor – NXB Thống kê 9. Phương pháp đánh giá : - Thuyết trình theo nhóm giữa môn : 50 % - Làm tiểu luận cá nhân hết môn : 50% ( Xây dựng chiến lược cho một doanh nghiệp ) ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC : QUẢN TRỊ DỰ ÁN Mã số : QTDA 504 Tên môn học : Quản trị dự án Tổng số tiết của môn học : 30 tiết Số giờ lý thuyết trên lớp: 20 tiết Bài tập thảo luận : 10 tiết Danh sách giảng viên : Stt Họ tên Học vị Chức danh Ghi chú 1 Vũ Công Tuấn TS PGS ĐHKT 2 Phạm Thị Hà TS ĐHKT Mô tả môn học : Giới thiệu cho học viên một số phương pháp quản trị dự án phù hợp theo thông lệ quốc tế, có tính áp dụng khả thi trong điều kiện các dự án được triển khai ở Việt Nam. Cung cấp cho học viên một số phương pháp tiếp cận định lượng để giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể của một giám đốc dự án theo yêu cầu của công tác quản lý đầu tư và xây dựng ở trong nước. Mục tiêu môn học - Môn học “ Quản trị dự án” kết nối một cách liên tục các kiến thức đã đựoc trang bị ở bậc học cử nhân, cao học giai đoạn 1 có liên quan đến dự án, nhằm mở rộng theo bề rộng và bề sâu các kiến thức cơ bản về quản trị dự án cho học viên. - Sau khi học xong chuơng trình môn học này học viên có thể : 1/ Hướng dẫn người học vận dụng các kiến thức kinh tế căn bản vào công tác quản lý đầu tư và xây dựng theo yêu cầu quy định phap lý của nhà nước. 2/ Cung cấp các phương pháp và công cụ để học viên có thể tính toán một số chỉ tiêu về : Thời gian thực hiện dự án cần có; phương pháp rút ngắn thời gian thực hiện dự án ; phương pháp huy động nguồn lự thực hiện dự án ; phương pháp cân bằng nguồn lực tối ưu ; cách thức lựa chọn một giám đốc dự án và các chuyên viên dự án v.v…… 3/ Qua môn học cung cấp cho học viên phương pháp định lượng một số vấn đề mà nền kinh tế đất nước quan tâm như : Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án ; phương pháp tiết kiệm tránh lãng phí trong huy động các nguồn lực thực hiện dự án ; xây dựng các mục tiêu quản trị dự án có hiệu quả v.v…… 4/ Trang bị cho học viên các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án trong điều kiện thực tiễn Việt Nam. gắn môn học với sự vận động của thực tiễn sinh động trong việc triển khai thực hiện dự án ở Việt Nam. 7. Nội dung chi tiết của môn học : CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN 1. Quản trị dự án 1.1. Định nghĩa 1.2. Thực chất 2. Dự án 2.1. Định nghĩa 2.2. Đặc điểm của dự án 3. Lịch sử quản trị dự án 4 .Mục tiêu của dự án 4.1. Các mục tiêu thành phần 4.2. Mục tiêu tổng hợp của quản trị dự án 4.3. Sơ đồ mục tiêu quản trị dự án 5. Điển cứu 5.1. Đề bài 5.2. Bài giải CHƯƠNG 2 : QUẢN TRỊ THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN A. PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ GANTT 1. Định nghĩa 2. Lịch sử sơ đồ GANTT 3. Nội dung phương pháp sơ đồ GANTT 4. Điển cứu 4.1. Đề bài 4.2. Bài giải 5. Đặc điểm của phương pháp sơ đồ GANTT 5.1. Ưu điểm 5.2. Tồn tại 5.3. Ứng dụng B. PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ PERT 1. Định nghĩa 2. Lịch sử phương pháp sơ đồ PERT 3. Điều kiện áp dụng 4. Biểu diễn một sơ đồ PERT 5. Điển cứu 5.1. Đề bài 5.2. Bài giải 6.Chú thích C. PERT – THỜI GIAN 1. Thời gian thực hiện dự tính của một hoạt động 1.1. Định nghĩa 1.2. Công thức 1.3. Ba khả năng về thời gian thực hiện dự tính của hoạt động 1.3.1. Thời gian lạc quan 1.3.2. Thời gian bi quan 1.3.3. Thời gian thường gặp 2. Phương sai của thời gian thực hiện dự tính một hoạt động 2.1. Định nghĩa 2.2. Công thức 3. Độ lệch tiêu chuẩn của thời gian thực hiện dự tính một hoạt động 3.1. Định nghĩa 3.2. Công thức 4. Quy trình tính toán thời gian thực hiện dự tính một hoạt động 5. Điển cứu 5.1. Đề bài 5.2. Bài giải 6.Thời gian tiến trình 6.1. Định nghĩa 6.2. Công thức 7. Thời gian tiến trình thời hạn 7.1. Định nghĩa 7.2. Công thức 7.3. Phương pháp xác định thời gian tiến trình tới hạn 7.4. Điển cứu 7.4.1. Đề bài 7.4.2. Bài giải 7.5. Ý nghĩa của tiến trình giới hạn 8. Thời gian dự trữ ( nhàn rỗi ) của hoạt động 8.1. Định nghĩa 8.2. Đặc điểm 8.3. Phương pháp xác định thời gian dự trữ (nhàn rỗi) 8.4. Điển cứu 8.4.1. Đề bài 8.4.2. Bài giải 8.4.3. Phân tích bảng xác định thời gian dự trữ (nhàn rỗi) của hoạt động 8.4.4. Kết luận CHƯƠNG 3 : QUẢN TRI RỦI RO THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN 1. Đặt vấn đề 2. Phương pháp tính xác xuất rủi ro thời gian thực hiện dự án 3. Điển cứu 3.1. Đề bài 3.2. Bài giải CHƯƠNG 4 : QUẢN TRỊ CHI PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN 1. Đặt vấn đề 2. Thời gian thực hiện mong muốn ngắn nhất 2.1. Định nghĩa 2.2. Đặc điểm 2.3. Yêu cầu 3. Thời gian tăng tốc 3.1. Định nghĩa 3.2. Công thức 4. Chi phí tăng tốc 4.1. Định nghĩa 4.2. Đơn vị tính 4.3. Phương pháp xác định chi phí tăng tốc 5. Điển cứu 5.1. Đề bài 5.2. Bài giải CHƯƠNG 5 : QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 1. Đặt vấn đề 2. Nguồn lực thực hiện dự án 2.1. Nguồn lực đặc biệt 2.2. Các nguồn lực khác 3. Chất tải nguồn lực 3.1. Phương pháp chất tải nguồn lực trên sơ đồ GANTT 3.1.1. Quy trình thực hiện 3.1.2. Điển cứu về chất thải nguồn lực trên sơ đồ GANTT 3.1.2.1. Đề bài 3.1.2.2. Bài giải 3.1.3. Đặc điểm của phương pháp chất tải nguồn lực trên sơ đồ GANTT 3.2. Phương pháp chất tải nguồn lực trên sơ đồ PERT cải tiến 3.2.1. Phương pháp sơ đồ PERT cải tiến 3.2.1.1. Định nghĩa 3.2.1.2. Quy trình thực hiện 3.2.1.3. Điển cứu 1/ Đề bài 2/ Bài giải 3.2.2. Chất tải nguồn lực trên sơ đồ PERT cải tiến 3.2.2.1. Quy trình thực hiện 3.2.2.2. Điển cứu 1/ Đề bài 2/ Bài giải 3/ Kết luận 3.2.2.3. Khả năng cân bằng nguồn lực trên sơ đồ PERT cải tiến CHƯƠNG 6 : QUẢN TRỊ ĐIỀU HOÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 1. Định nghĩa 2. Phân loại 2.1. Cân bằng tuyệt đối 2.1.1. Định nghĩa 2.1.2. Sơ đồ biểu diễn 2.1.3. Đặc điểm 2.1.4. Điều kiện 2.2. Cân bằng tương đối 2.2.1. Định nghĩa 2.2.2. Sơ đồ biểu diễn 2.2.3. Đặc điểm 2.2.4. Điều kiện 3. Quy trình thực hiện 4. Điển cứu 4.1. Đề bài 4.2. Bài giải 4.3. Phương pháp 1 cân bằng nguồn lực 4.4. Phương pháp 2 cân bằng nguồn lực 4.5. So sánh các phương án cân bằng nguồn lực 4.5.1. Nhận xét phương án 1 4.5.2. Nhận xét phưong án 2 4.5.3. So sánh phương án 1 và 2 4.5.4. Kết luận CHƯƠNG 7 : QUẢN TRỊ GIA DỰ ÁN 1. Định nghĩa về quản trị gia dự án 2. Sự cần thiết của quản trị gia dự án 3. Các vấn đề phát sinh trong quản trị dự án 4. Vai trò của quản trị gia dự án 5. Trách nhiệm của quản trị gia dự án 6. Các đức tính của quản trị gia dự án 6.1. Đức tính lãnh đạo 6.2. Năng lực chuyên môn 6.3. Khả năng quan hệ 6.4. Khả năng tổ chức 6.5. Cá tính tích cực 6.6. Tinh thần xây dựng 7. Các tiêu chuẩn lựa chọn quản trị gia dự án 8. Sự khác biệt giữa quản trị gia dự án và phụ trách các bộ phận chức năng 8. Tài liệu tham khảo : 8.1. Bernard André Genest et Tho Han Nguyen, Principes et Techniques de la gestion de projects, ( Volume 1 ) Les Éditions Sigma Delta, Canada, 1990. 8.2. Jack R. Meredith, Samuel J.Mantel JR, Project Management ( Second Edition ), Jonh Wiley & Sons, Inc, Canada,1990. 8.3. Jack R.Meredith, Samuel J.Mantel, JR, Project Management (Fourth Edition), John Wiley & Sons, Inc, Canada, 2000. 8.4. Jack R. Meredith, Samuel J.Mantel JR, Project Management (Fifth Edition) John Wiley & Sons, Inc, Canada, 2004. 8.5. Joseph S.Martinich, Production and Operations Management, John Wiley & Sons, Inc, Canada, 2003. 8.6. Bài giải “Quản trị dự án “ thuộc chương trình Cao học Canada tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH. 8.7. Vũ Công Tuấn. Quản trị Dự án (sách), NXB Tp. HCM, 231 trang 1999. 9. Phương pháp đánh giá môn học : 9.1. Làm bài tập lớn giữa kỳ : 25% tổng số thang điểm 10 9.2. Thi hết môn học : 75% tổng số thang điểm 10 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC : TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO 1. Mã số : QTTL 505 2. Tên môn học : Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo. 3. Tổng số tiết môn học : 30 tiết. Trong đó: - Số tiết lý thuyết : 20 tiết. - Số tiết thực hành : 10 tiết. 4. Danh sách giảng viên : STT Họ và tên Học vị Chức danh Ghi chú 1 Lê Thanh Hà TS PGS ĐHKT 2 Đặng Ngọc Đại TS ĐHKT 5. Mô tả môn học : Môn học này được chia thành 2 phần : tâm lý quản lý và nghệ thuật lãnh đạo. Trong phần tâm lý quản lý sẽ trình bày các thuộc tính tâm lý cá nhân, như: tính khí, tính cách và năng lực cá nhân và một số đặc điểm về tâm lý tập thể. Trong phần nghệ thuật lãnh đạo sẽ trình bày một số vần đề về nghệ thuật lãnh đạo, như: lựa chọn phong cách lãnh đạo, rèn luyện các kỹ năng lãnh đạo, v.v…. 6. Mục tiêu môn học : Cung cấp cho học viên một số kiến thức về tâm lý con người. Giúp cho các học viên phát triển thêm kỹ năng lãnh đạo, đặc biệt kỹ năng tổ chức. Cung cấp cho học viên hiễu thêm nghề lãnh đạo. 7. Nội dung chi tiết môn học : * Phần 1: Tâm lý quản lý 1. Sự cần thiết của kiến thức tâm lý đối với nhà quản trị, nói chung và nhà quản trị doanh nghiệp nói riêng. 2. Nghiên cứu các thuộc tính tâm lý cá nhân và những ứng dụng trong quản trị doanh nghiệp. 3. Nghiên cứu các đặc điểm tâm lý tập thể. 3.1. Vai trò của quan hệ chính thức và quan hệ không chính thức trong một tập thể. 3.2. Các phương pháp tác động đến tâm lý tập thể. 4. Nghiên cứu một số tình huống cụ thể. * Phần 2: Một số vấn đề về nghệ thuật lãnh đạo. 1. Bản chất của lãnh đạo. 2. Các kỹ năng và các phẩm chất cần có đối với nhà lãnh đạo. 3. Lựa chọn phong cách lãnh đạo 4. Kỹ năng giao việc của người lãnh đạo. 5. Tổ chức thực hiện chức năng động viên của nhà lãnh đạo. 6. Nghiên cứu một số tình huống cụ thể. 8. Tài liệu tham khảo : Nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo, TS. YVES ENREGLE, NXB TP.HCM – 2000. Nghệ thuật lãnh đạo, GS. AUREN URIS, NXB: TP. HCM – 2001. Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo, PTS. LÊ THANH HÀ (Chương trình đào tạo 1000 giám đốc trên địa bàn thành phố HCM đến năm 2006 ). Một số vấn đề về lựa chọn phong cách lãnh đạo, PGS.TS. LÊ THANH HÀ, NXB: trẻ - TP. HCM – 2003. 9. Phương pháp đánh giá môn học : Viết tiểu luận : 40% điểm hết môn; Thi hết môn : 60% điểm hết môn. Ngoài ra, học viên chỉ được tham gia thi hết môn học này, khi có số buổi lên lớp từ 2/3 tổng số buổi học qui định trở lên. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC : QUẢN TRỊ MARKETING Mã số : QTMK 506 Tên môn học : Quản trị Marketing Tổng số tiết của môn học : 30 tiết. Trong đó : Số tiết lý thuyết : 20 tiết Số tiết thảo luận : 10 tiết 4. Danh sách giảng viên : STT Họ và tên Học vị Chức danh Ghi chú 1 Hồ Đức Hùng TS GS ĐHKT 2 Nguyễn Đình Thọ TS ĐHKT 5. Mô tả môn học : Môn học nhằm cung cấp khung chiến lược Marketing phục vụ cho việc ra các quyết định của một tổ chức. Với môn học được nghiên cứu dưới góc độ của nhà quản trị, học viên cao học sẽ khảo sát quy trình quản trị Marketing, quan điểm (triết lý) về Marketing và quy trình Marketing định hướng vào khách hàng. Thông qua môn học, học viên có cơ hội để nghiên cứu các công cụ marketing và thấu hiểu rõ vai trò của quản trị viên marketing. Những công cụ này còn bao gồm các công cụ nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Cuối cùng môn học sẽ tập trung vào việc nghiên cứu mối quan hệ giữa marketing hỗn hợp với sự thay đổi của môi trường marketing và tổng quan về chiến lược của công ty. 6. Mục tiêu của môn học : Sau khi kết thúc môn học, học viên có khả năng: Giải thích quan điểm (triết lý) về Marketing Thảo luận về vai trò và nhiệm vụ của quản trị viên marketing Thảo luận tầm quan trọng của khung Hoạch định chiến lược Marketing Nêu lên giá trị của nghiên cứu marketing trong tổ chức Giải thích mối quan hệ của khách hàng tiêu dùng (B2C) với chiến lược marketing Thảo luận về hành vi của khách hàng Doanh nghiệp (B2B) Nhận dạng ý nghĩa của phân tích cơ cấu thị trường và đối thủ cạnh tranh đối với doanh nghiệp Nêu lên các thành phần của chiến lược chiêu thị theo quan điểm IMC (Marketing truyền thông tích hợp) Mô tả ảnh hưởng của bán hàng cá nhân và hoạt động bán hàng đối với các đơn vị marketing Tầm quan trọng của xác định giá của sản phẩm / dịch vụ cho sự thành công của kinh doanh Định ngã marketing quan hệ (Customer relationship Marketing) Mô tả chiến lược marketing cho các thị trường khác nhau Nêu lên giá trị của môi trường kinh doanh toàn cầu trong quản trị marketing Mô tả quy trình phát triển sản phẩm mới Mô tả chiến lược marketing đối với thị trường phục vụ 7. Nội dung chi tiết môn học : PHẦN 1: TRIẾT LÝ MARKETING, CHIẾN LƯỢC MARKETING Chương 1: Marketing và công việc của quản trị viên marketing Triết lý marketing – Quan điểm marketing Như thế nào là định hướng vào khách hàng? Các khía cạnh định hướng marketing khác nhau Marketing được xem xét dưới khía cạnh như là 1 hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm Công việc của quản trị viên marketing Tác động của Internet đối với hoạt động marketing Toàn cầu hóa trong hoạt động marketing Giá trị của dữ liệu khách hàng Chương 2: Khung chiến lược marketing Khung chiến lược marketing tổng quát Chiến lược phát triển thị trường: Xâm nhập thị trường quốc tế Các thành phần cốt lõi của chiến lược Lợi thế cạnh tranh trong chiến lược marketing Chiến lược marketing qua PLC PHẦN 2: PHÂN TÍCH ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH MARKETING Chương 3 : Nghiên cứu Marketing Quy trình nghiên cứu marketing Nguồn dữ liệu thứ cấp Nguồn dữ liệu sơ cấp Điều tra Chọn mẫu Thí nghiệm Mô hình và kịch bản Dự đoán Phương pháp phán xét Phương pháp đo lường Phương pháp theo chuỗi thời gian Phương pháp nhân quả Chương 4: Phân tích hành vi của khách hàng tiêu dùng Khách hàng tiêu dùng – Họ là ai? Thị trường trên cơ sở của công nghệ phân khúc Tiếp cận khách hàng tiêu dùng qua nghiên cứu marketing Khách hàng tiêu dùng chọn ai để mua Bằng cách nào khách hàng tiêu dùng ra quyết định mua sắm? Khách hàng tiêu dùng mua ở đâu? Khách hàng tiêu dùng mua lúc nào? Chương 5: Hành vi khách hàng doanh nghiệp (B2B) Marketing công nghiệp Khách hàng doanh nghiệp – Họ là ai? Mô hình “Chasm” nhận dạng khách hàng doanh nghiệp Khách hàng doanh nghiệp chọn ai? Khách hàng doanh nghiệp mua hàng bằng cách nào? Khách hàng doanh nghiệp mua hàng ở dâu? Khách hàng doanh nghiệp mua hàng lúc nào? Chương 6: Phân tích cơ cấu thị trường và đối thủ cạnh tranh Phân tích cơ cấu thị trường Phân tích đối thủ cạnh tranh Thông tin đối thủ cạnh tranh Chiến lược cạnh tranh: Lý thuyết trò chơi PHẦN 3: QUYẾT ĐỊNH MARKETING Chương 7: Quyết định sản phẩm Xây dựng thương hiệu Giá trị thương hiệu Phát triển thương hiệu Thương hiệu toàn cầu Một số khía cạnh của thương hiệu mạnh Định vị sản phẩm Quyết định dãy sản phẩm Khách hàng hóa Thiết kế sản phẩm, bao bì Chương 8: Phát triển sản phẩm mới Nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công và thất bại của sản phẩm mới Các cách tiếp cận khác nhau về quy trình phát triển sản phẩm mới (Tiếp cận cổ điển, “Rugby”, “Chi phí mục tiêu” Các bước phát triển sản phẩm mới Những vấn đề đặt ra cho việc phát triển sản phẩm mới Chương 9: Chiến lược quảng cáo và truyền thông Truyền thông và quan điểm truyền thông tích hợp (IMC) Quản trị quảng cáo Chương 10: Kênh phân phối Tầm quan trọng của kênh phân phối Các chức năng của kênh phân phối Nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kênh phân phối Phương án lựa chọn kênh phân phối Quyền lực và quản trị kênh phân phối Các khía cạnh và vấn đề đặt ra đối với kênh phân phối trong marketing kỹ thuật cao và toàn cầu Chương 11: Kênh phân phối vật chất trực tiếp: Bán hàng cá nhân và marketing trực tiếp Lực lượng bán hàng và tổ chức marketing Nhân viên bán hàng làm gì? Điều khiển lực lượng bán hàng Thiết kế khu vực bán hàng Xác định quota bán Lương thưởng Kiểm tra và đánh giá lực lượng bán hàng Sự thay đổi của lực lượng bán hàng trước tác động của công nghệ Marketing trực tiếp Chương 12: Định giá Vai trò của chiến lược marketing trong định giá Giá trị cảm nhận Cạnh tranh và định giá Vai trò của chi phí Quyết định giá Chính sách giá Định giá và Internet Khía cạnh toàn cầu của giá Chương 13: Xúc tiến bán hàng Các loại hình xúc tiến bán hàng Chiến lược xúc tiến, mục tiêu và đánh giá Ngân sách xúc tiến Xúc tiến bán hàng và công nghệ thông tin Chương 14: Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) Kinh tế học của sự “Trung thành” Khung quản trị quan hệ khách hàng Khía cạnh “tư nhân” Đo lường trung thành Chương 15: Chiến lược cho thị trường dịch vụ Bản chất của dịch vụ Chất lượng dịch vụ Khía cạnh chiến lược Marketing hỗn hợp trong marketing dịch vụ Khía cạnh toàn cầu của marketing dịch vụ Tác động của công nghệ đối với marketing dịch vụ Tài liệu tham khảo : Giáo trình chủ yếu: MARKETING MANAGEMENT (Russell S. Winner) – Prentice – Hall Quản trị Marketing (Biên soạn) Tài liệu tham khảo khác : Marketing Management – The The Asian perspective (Philip Kotler) Phương pháp đánh giá môn học : 1 lần kiểm tra : 50% 1 lần thi hết môn (hoặc bài tập cuối khóa) : 50% ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC : QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Mã số : QTTC 507 Tên môn học : Quản trị tài chính Số đơn vị học trình : 45 tiết (3 đvht) Số giờ lý thuyết trên lớp: 35 tiết Số giờ hướng dẫn bài tập : 10 tiết ( hướng dẫn trên máy tính) Danh sách giảng viên : Stt Họ tên Học vị Chức danh Ghi chú 1 Nguyễn Quang Thu TS ĐHKT 2 Võ Thị Quý TS ĐHKT 3 Ngô Quang Huân TS ĐHKT * Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã tốt nghiệp hệ cử nhân ngành kinh tế và đã được học các môn sau trong chương trình đại học: Toán cao cấp và quy hoạch tuyến tính Kế toán quản trị Quản trị tài chính ( sinh viên cao học phải được học môn QTTC ở chương trình đại học). Sử dụng thành thạo phần mềm Excel để làm bài tập Giáo viên cần có máy đèn chiếu projector và máy tính xách tay để hỗ trợ cho việc giảng dạy trên lớp. Mô tả môn học : Ở bậc cử nhân, môn QTTC trang bị cho sinh viên ngành quản trị các kiến thức quản trị tài chính căn bản như: phân tích các báo cáo tài chính; quản trị vốn lưu động, giá trị của tiền tệ theo thời gian; Định giá chứng khoán; hoạch định ngân lưu trong đầu tư; Chi phí vốn… Ở bậc cao học, môn QTTC kế thừa phần QTTC căn bản ở bậc cử nhân ( phần 1) và được nâng cao bằng phân tích các vấn đề của QTTC ( phần 2 ) dưới góc độ của nhà quản trị cấp cao để ra các quyết định tài chính. Môn học này sẽ trang bị cho sinh viên cao học ngành QTKD các kiến thức và kỹ năng phân tích quản trị tài chính trong quá trình ra quyết định tài chính như: Đánh giá tình hình tài chính của một công ty; Lập kế hoạch tài chính cho công ty; Quản trị các hoạt động tài chính của công ty; Phân tích và đánh giá các cơ hội đầu tư. Mục tiêu của môn học : Trang bị cho sinh viên cao học ngành QT phương pháp tiếp cận và đánh gía tình hình tài chính của một tổ chức đồng thời môn học này trang bị cho sinh viên những phương pháp lập kế hoạch tài chính , các kiến thức về tài trợ vốn và phương pháp đánh giá các cơ hội đầu tư . Hoc xong học phần này sinh viên có thể: Đọc hiểu và phân tích được các báo cáo tài chính của một công ty, đánh giá được tình hình tài chính của một công ty; biết lập dự toán tài chính; hiểu được các vấn đề về quản trị tăng trưởng của một công ty; tiếp cận với các phương pháp tài chính hiện đại về tài trợ vốn; biết đánh giá và phân tích các cơ hội đầu tư bằng hoạch định ngân lưu trong đầu tư dài hạn, phân tích rủi ro trong đầu tư và cuối cùng là phân tích quyết định. Môn học trang bị cho sinh viên cơ sở lý thuyết cao cấp về quản trị tài chính để sinh viên có thể tự mình nghiên cứu sâu vào môn học đồng thời sinh viên có thể hiểu được công dụng của mô hình tài chính và sử dụng các bảng tính trên phần mềm Excel để làm bài tập tình huống . Nội dung chi tiết môn học. PHẦN I: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA MỘT CÔNG TY. Chương 1: Giới thiệu các báo cáo tài chính. Số tiết dự kiến: 4 tiết. Mục tiêu: Hiểu và phân tích được khoản mục trong các báo cáo tài chính . Nội dung chi tiết : Chu kỳ luân chuyển tiền mặt Bảng Cân đối kế toán Bảng báo cáo thu nhập Báo cáo lợi nhuận giữ lại Báo cáo nguồn và sử dụng nguồn Báo cáo ngân lưu Các báo cáo tài chính và vấn đề giá trị. 4 Tài liệu tham khảo: xem mục 7 và theo yêu cầu của giáo viên. Chương 2: Đánh giá hiệu quả tài chính của một công ty. 1 Số tiết dự kiến: 4 tiết. 2 Mục tiêu: Hiểu được các chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá tình hình tài chính của một công ty, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SX-KD của công ty. 3 Nội dung chi tiết : 2.1 Suất sinh lời trên vốn cổ phần thường 2.2 Có phải tỷ số ROE là một tiêu chuẩn đánh giá tài chính đáng tin cậy nhất? 2.3 Phân tích các tỷ số tài chính 4 Tài liệu tham khảo: xem mục 7 và theo yêu cầu của giáo viên. PHẦN 2: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH Chương 3: Lập kế hoạch và dự toán tài chính 1 Số tiết dự kiến: 12 tiết. 2 Mục tiêu: Tiếp cận được với các phương pháp lập kế hoạch tài chính hiện đại, hiểu được công dụng của mô hình tài chính và sử dụng các bảng tính trên phần mềm Excel để lập một dự toán tổng hợp. 3 Nội dung chi tiết : 3.1 Lập kế hoạch tài chính. 3.2 Điều chỉnh kế hoạch tài chính 3.3 Lập kế hoạch tài chính trong điều kiện bất định 3.4 Dự báo ngân lưu 3.5 Dự báo ngân sách tiền mặt Bài tập tình huống 1: Lập dự toán tổng hợp của một công ty ( thay cho bài kiểm tra lần 1) 4 Tài liệu tham khảo: xem mục 7 và theo yêu cầu của giáo viên. Chương 4: Quản trị tăng trưởng. 1 Số tiết dự kiến: 4 tiết. 2 Mục tiêu: Hiểu được các vấn đề tăng trưởng của một công ty và các phương pháp xử lý khi một công ty rơi vào trường hợp tăng trưởng quá nhanh hoặc tăng trưởng quá chậm. 3 Nội dung chi tiết : 4.1 Mức tăng trưởng chấp nhận 4.2 Tăng trưởng quá nhanh 4.3 Mức tăng trưởng thực lớn hơn mức tăng trưởng chấp nhận 4.4 Tăng trưởng quá chậm ( nhỏ) 4 Tài liệu tham khảo: xem mục 7 và theo yêu cầu của giáo viên. PHẦN 3: QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH. Chương 5 : Quyết định tài trợ vốn. 1 Số tiết dự kiến: 8 tiết. 2 Mục tiêu: Hiểu được vấn đề tài trợ vốn cho công ty như thế nào và bằng cách nào, các quyết định tài trợ vốn đều phải dựa trên cơ sở chiến lược kinh doanh của công ty. 3 Nội dung chi tiết : 5.1 Đòn bẩy tài chính 5.2 Kỹ thuật phân tích các phương án tài trợ 5.3 Xác định mức vốn vay 5.4 Chọn cơ cấu tài chính 4 Tài liệu tham khảo: xem mục 7 và theo yêu cầu của giáo viên. PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ CÁC CƠ HỘI ĐẦU TƯ. Chương 6: Kỹ thuật chiết khấu dòng ngân lưu. 1 Số tiết dự kiến: 12 tiết. 2 Mục tiêu: Hiểu được các vấn đề về giá trị của tiền tệ theo thời gian, hoạch định ngân quỹ vốn đầu tư dài hạn và đánh giá các dự án đầu tư hay kinh doanh có đáng giá về mặt tài chính hay không. Hiểu được công dụng của mô hình tài chính và sử dụng các bảng tính trên phần mềm Excel để hoạch định ngân lưu của một dự án đầu tư dài hạn. 3 Nội dung chi tiết : 6.1 Các chỉ tiêu sử dụng trong thẩm định dự án đầu tư 6.2 Xác định ngân lưu trong đầu tư dài hạn Bài tập tình huống số 2: Hoạch định ngân lưu dự án đầu tư dài hạn ( thay cho bài kiểm tra lần 2 ) 4 Tài liệu tham khảo: xem mục 7 và theo yêu cầu của giáo viên. Chương 7: Phân tích rủi ro trong đầu tư 1 Số tiết dự kiến: 4 tiết. 2 Mục tiêu: phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của mỗi dự án đầu tư hay dự án kinh doanh để từ đó ra quyết định chấp nhận hay từ chối dự án. Sinh viên được tiếp cận với các phương pháp đánh giá ( lượng hóa) rủi ro hiện đại bằng các phần mềm Excel hay Crystal Ball. 3 Nội dung chi tiết : 7.1 Khái niệm về rủi ro 7.2 Đánh giá rủi ro trong đầu tư 7.3 Chi phí vốn 7.4 Một vài hạn chế khi sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền 7.5 Giá trị kinh tế tăng thêm 4 Tài liệu tham khảo: xem mục 7 và theo yêu cầu của giáo viên. Tài liệu học tập và tham khảo: 7.1 Analysis Financial Management – Robert C. Higgins, 2004. 7.2 Finacial Statement Analysis and SecurityValuation – Stephen H. Penman. 7.3 Brealey, Myers and Marcus, Fundamentals of corporate finance. International Edition, Mc.Graw Hill Inc. 1995. 7.4 Van Horn, Financial management and policy. Eastern Economy Edition, 6th Edition. 7.5 Eugene F. Brigham, Fundamental of Financial management. University of Florida, Sixth Edition. 7.6 Nguyễn Quang Thu, Quản trị tài chính căn bản. NXB Thống Kê , năm 2005, in lần thứ 2. 7.7 Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp. NXB Thống Kê, năm 1996. v.v.v… Phương pháp đánh giá môn học : 50% - Điểm bài tập tình huống : bài tập 1 ( 40% ) và bài tập 2 ( 60%) 50% - Điểm bài thi hết môn ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC : QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ 1. Mã số : QTQT 508 2. Tên môn học : QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ 3. Tổng số tiết của môn học : 30 tiết 4. Danh sách giảng viên : Stt Họ tên Học vị Chức danh Ghi chú 1 Phạm Xuân Lan TS ĐHKT 2 Tạ Thị Kiều An TS ĐHKT 3 Nguyễn Thị Bích Châm TS ĐHKT 5, Mô tả môn học: Môn học được thiết kế nhằm nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất trong hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty. Bài giảng được chia ra thành bốn phần. Trong phần đầu, quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hoá được giới thiệu như là một đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh doanh hiện nay; và sự phát triển cũng như những phương thức hoạt động của các công ty đa quốc gia được đề cập đến trong phần nầy. Phần hai sẽ giới thiệu về đặc trưng và sự tác động của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động kinh doanh của các công ty kinh doanh quốc tế. Việc am hiểu những nhân tố tác động nầy sẽ giúp cho sinh viên nắm vững việc thiết lập và triển khai chiến lược kinh doanh quốc tế của các công ty. Phần ba sẽ giới thiệu về chiến lược kinh doanh quốc tế của các công ty. Trong phần cuối, việc nghiên cứu những chiến lược chức năng cụ thể của hoạt động kinh doanh quốc tế như chiến lược sản xuất, marketing, nhân lực, và tài chính quốc tế sẽ hổ trợ cho các hoạt động cụ thể mà một quản trị gia phải tiến hành trong hoạt động xâm nhập thị trường quốc tế của mình 6. Mục tiêu môn học: Sau khi hoàn thành môn học, học viên cần nắm những vấn đề sau đây: Sự tác động của quá trình quốc tế và toàn cầu hóa đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty Sự tác động của môi trường hoạt động kinh doanh quốc tế đến các công ty kinh doanh quốc tế trên các phương diện: các môi trường nầy không những tạo ra đe dọa mà còn tạo ra những cơ hội cho hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty Phương thức xâm nhập thị trường quốc tế Các chiến lược chức năng cụ thể mà các công ty đa quốc gia đã và đang áp dụng hiện nay khi xâm nhập thị trường hải ngoại Yêu cầu các kiến thức có liên quan: Sinh viên cần có kiến thức cơ bản về các môn học có liên quan như: kinh tế quốc tế, tài chính quốc tế, thanh toán quốc tế 7. Nội dung chi tiết môn học : Được thiết kế gồm bốn phần. Nội dung của các phần như sau: PHẦN I: HỌAT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA I. Quá trình toàn cầu hóa 1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh quốc tế 2. Động lực của quá trình toàn cầu hóa 3. Toàn cầu hóa thị trường và sản xuất 4. Tác động tích cực và tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa II. Công ty đa quốc gia 1. Đặc điểm của công ty đa quốc gia 2. Các giai đoạn xâm nhập thị trường quốc tế 3. Hình thức hoạt động của công ty đa quốc gia 4. Những nhân tố tác động đến sự thu hút đầu tư của quốc gia III. Toàn cầu hóa và lợi thế cạnh tranh 1. Lợi thế cạnh tranh của công ty 2. Lợi thế cạnh tranh của ngành 3. Lợi thế cạnh tranh quốc gia PHẦN II: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ I. Môi trường thương mại quốc tế 1. Các lý thuyết cổ điển về mậu dịch quốc tế 2. Các rào cản mậu dịch 3. Sự hợp nhất kinh tế theo khu vực 4. Các cơ hội và đe dọa từ môi trường thương mại quốc tế II. Môi trường tài chính quốc tế 1. Cán cân thanh toán quốc gia 2. Hệ thống tiền tệ thế giới 3. Các nhân tố ngắn hạn tác động đến tỷ giá hối đoái 4. Rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái III. Môi trường Văn hóa quốc tế 1. Bản chất của văn hóa quốc gia 2. Các khía cạnh của văn hóa quốc gia 3. Văn hóa tổ chức và sự tác động của nó đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp PHẦN III: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ 1. Các dạng định hướng chiến lược 2. Xây dựng chiến lược cạnh tranh và xâm nhập thị trường quốc tế 3. Triển khai chiến lược PHẦN IV: CÁC CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ 1. Chiến lược sản xuất và phân bố sản xuất trên toàn cầu 2. Chhiến lược Marketing quốc tế 3. Chiến lược sử dụng nguồn nhân lực quốc tế 4. Chiến lược tà chính quốc tế 5. Chiến lược thương lượng và đàm phán quốc tế 8. Tài liệu tham khảo Bakker.AFP, “ International Financial Institutions”, Wesley Longman Limited, England, 1996 Catrinus Jepma and Andre Rhoe, “International trade: a business perspective”, Wesley Longman Limited, England, 1996. Charles W.L. Hill, “ International business”, McGraw-Hill/Irwin, NewYork, 2003 Child, J., and D.K. Tse, “China’s transition and its implications for international business”, Journal of International Business Studies, 32:1, 5-21, 2001. Collier, P., and D. Dollar, “Globalisation, growth and poverty: Building an inclusive world economy”, Oxford University Press, 2002. Cornelius, p., J. Blanke and F. Paua, “The Growth Competitiveness Index: Recent Economic Developments and the prospects for a sustained recovery”, Global Competitiveness report, World Economics Report, World Economic Forum, 1-553, 2002. Czinkota, Rivoli, Ronkainen, “ International Business”, The Dryden Press, Florida, USA, 1989. Ernst, D, “Catching-up, crisis and industrial upgrading Evolutionaryaspects of technological learning in Korea’s electronics industry”, Asia Pacific Journal of Management, 15, pp.247-283, 1998 Fraser, J. and Oppenheim, J, “What new about globalisation?” The McKinsey Quarterly, 2, 168-179, 1997. GJ LanJouw, “International trade Institutions”, Open University of The Netherlands, 1995. Harris, S, “Globalisation in rthe Asia-Pacific context” Research paper No.7 2001-02 Information and research Services, Canberra: Department of the Parliamentary Library, 2002. Hedley, R.A, “Transnational corporation and their regulation: Issues and strategies”, International Journal of Comparative Sociology, May, 40:2, 1999. Hines, C, “Localisation: the Post-Seattle alternative to globalisation”, The Ecologist Report, September, 55-57, 2000. James.R.Markusen, James R. Melvin, William. H. Kaempfer, Keith E. Maskus, “International trade”, McGraw Hill, Singapore, 1995. Latham, M, “Ending the tyranny of distance” Quadrant, December, 48 – 53, 2000 Mark Mendenhall, Betty Jane Punnett, David Ricks, “Global Management”, Nlackwell Publishers, Massachusetts, USA, 1995.. Ohmae, K, “ Epilogue: A swing of the pendulum” The End of the Nation Stae: The rise of regional Economies, Harper Collins, 141-149, 1995. Paul R. Krugman and Maurice Obstfeld, “International Economics”, Lehigh Press, Inc, USA, 1996. Pires-O’Brien, J, “The missgivings of globalisation”, Contemporary Review, 2:1618, November, 264, 2000. Porter, M.E, “The Competitive Advantage of Nations”, Harvard Business Review, March-April 1990. Reynolds, C, “A conceptual model of global business growth in Southeast Asia”, Journal of the Asia Pacific Economy, 6:1, 76-98, 2001. Richard E. Caves, “Multinational enterprise and economic analysis”, Cambridge University Press, NewYork, USA, 1996. Tang, H.K and K.T.Yeo, “Technology, entrepreneurship and national development: lessons from Singapore”, International Journal of Technology Management, 10(7/8), 797-814, 1995 United Nations, “World Economic and Social Survey 2002”, NewYork: United Nations, 3-19, 2002. The Economist (2001), “Economic structure”, The Economist, 5 September. UNCTAD, “Trends in international production” World Investment Report 2002: Transnational corporations and export competitiveness, United Nations, 2002. The Economist, “Everyone’s favourite monster: A survey of Multinationals”, The Economist, 27 March 1993. UNCTAD, “Patterns of export competitiveness”, World Investment Report 2002: Transnational Corporations and Export Copetitiveness, UN, 143-168, 2002. OECD, “ Trade principles and concepts”, Paris, 1995. World Bank, “The East Asian Miracle: Economic growth and public Policy” Oxford University Press, NewYork, 1993. Website: Direction of International Trade Statistics Yearbook 9. Phương pháp đánh giá môn học : Môn học được đánh giá dựa trên hai phần: Kỳ kiểm tra hết môn học và tiểu luận (Assignment). Tiểu luận môn học chiếm 50% và kỳ thi hết môn chiếm 50% so tổng số điểm cuối cùng. mỗi bộ phận nêu trên đều phải có điểm trên 5. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC : QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 1. Mã số : QTSX 509 2. Tên môn học : Quản trị sản xuất 3. Tổng số tiết của môn học : 30 tiết Trong đó: - Số tiết lý thuyết : 25 tiết - Số tiết thực hành: 5 tiết 4. Danh sách giảng viên : Stt Họ tên Học vị Chức danh Ghi chú 1 Hồ Tiến Dũng TS ĐHKT 2 Đồng Thị Thanh Phương TS ĐHKT 5. Mô tả môn học: Trong chương trình đại học, sinh viên đã bước đầu tiếp cận với môn học này qua các nội dung chủ yếu thuộc các lĩnh vực sản xuất như: Dự báo, quản trị hàng tồn kho, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, lập lịch sản xuất, hoạch định các nguồn lực sản xuất, định vị doanh nghiệp và bố trí mặt bằng sản xuất. Ở chương trình đào tạo cao học, học viên sẽ được nghiên cứu môn quản trị sản xuất và điều hành với những vấn đề sàn xuất được đào sâu hơn và mở rộng hơn về lĩnh vực điều hành. Nội dung gồm các chương như sau: Chương 1: Sản xuất và điều hành. Chương 2: Chiến lược sản xuất và điều hành. Chương 3: Kỹ năng ra quyết định sản xuất và điều hành. Chương 4: Phân bố và đo lường công việc. Chương 5: Bảo trì và sự tin cậy. Chương 6: Hệ thống công việc vứa đúng lúc. Chương 7: Sắp đặt và phân bố chi nhánh. 6. Mục tiêu môn học: Giúp người học nắm được vai trò quan trọng của quản trị sản xuất và điều hành đối với của hoạt động của một doanh nghiệp. Giúp các nhà quản trị hoạt động sản xuất và điều hành đưa ra quyết định cần thiết để biến đổi các nguồn lực thành hàng hoá và dịch vụ. Nó là cơ sở để quá trình sản xuất và điều hành được tiến hành như một dòng chảy liên tục nhằm tăng năng suất lao động từ đầu ra và giảm chi phí của đầu vào. 7. Nội dung chi tiết môn học: Chương 1: Sản xuất và điều hành. Mục tiêu của chương Giới thiệu Chức năng tổ chức kinh doanh Bộ phận điều hành sản xuất Hệ thống sản xuất cổ điển Các học thuyết hiện đại và tương lai Chương 2: Chiến lược sản xuất và điều hành. Mục tiêu của chương Giới thiệu Hệ thống Quy trình xây dựng chiến lược Xây dựng chiến lược quản trị điều hành Chương 3: Kỹ năng ra quyết định sản xuất và điều hành. Mục tiêu của chương Giới thiệu Các mô hình ra quyết định Tóm tắt và so sánh các mô hình Chương 4: Phân bố và đo lường công việc. Mục tiêu của chương Giới thiệu Cách sắp xếp theo lối cổ truyền Sinh lý học về công nhân Môi trường làm việc Phạm vi ứng xử của phân bố công việc Sự luân chuyển trong công việc Mở rộng công việc Nâng cao chất lượng công việc Thiết kế công việc Tiêu chuẩn sản xuất Đo lường công việc Chương 5: Bảo trì và sự tin cậy. Mục tiêu của chương Giới thiệu Sự tin cậy Bảo trì Các hệ thống chuyên môn được áp dụng để bảo trì Thẩm định sự tin cậy và bảo trì Hiệu quả của bảo trì phòng ngừa Chương 6: Hệ thống công việc vứa đúng lúc. Mục tiêu của chương Giới thiệu Mô hình lý thuyết sản xuất cổ điển Mô hình hiện đại Các ứng dụng Chương 7: Sắp đặt và phân bố chi nhánh. Mục tiêu của chương Giới thiệu Tọa lạc chi nhánh Sắp xếp chi nhánh Hiệu quả phân bố 8. Tài liệu tham khảo - Nâng cao kỹ năng điều hành sản xuất TS Hồ Tiến Dũng- NXB Đại Học Quốc Gia, 2006 - Hướng dẫn bài tập Quản trị điều hành TS Hồ Tiến Dũng- NXB Thống kê, 2005 - Production and Operations Analysis – Steven Nahmias, Mc GRAW- HILL INTERNATIONNAL EDITION, 2005 - Production/Operations Management- Nollet, Kelada, Diorio - Quản trị sản xuất và tác nghiệp của PGS.TS Đồng Thị Thanh phương 9. Phương pháp đánh giá môn học - Tiểu luận: 50% - Thi hết môn và kiểm tra giữa quá trình học ( 1 lần kiểm tra) : 50% ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC : QUẢN TRỊ NHÂN SỰ 1.Mã số môn học : QTNS 510 2. Tên học phần : Quản trị nhân sự 3. Tổng số tiết môn học : 45 tiết Trong đó : - Số giờ lý thuyết trên lớp: 65% - Thảo luận, thuyết trình, kiểm tra: 35% 4. Danh sách giảng viên: Stt Họ và tên Học vị Chức danh Ghi chú 1 Lê Thanh Hà TS PGS ĐHKT 2 Nguyễn Thanh Hội TS ĐHKT 3 Trần Thị Kim Dung TS ĐHKT 4 Bùi Thị Thanh TS ĐHKT 5 Đặng Ngọc Đại TS 5. Mô tả môn học : Môn học này được thiết kế nhằm nâng cao việc nhận thức về tầm quan trọng của yếu tố con người và việc quản lý hiệu quả nguồn nhân lực nhằm bảo đảm sự thành công của một doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của công ty trước hết phụ thuộc vào chất lượng của nhân lực. Do vậy, các nhà quản trị cần nâng cao kiến thức và kỹ năng về tuyển chọn, bố trí cán bộ, động viên khuyến khích, giải quyết mâu thuẫn xung đột và những vấn đề khác liên quan đến quản trị nhân sự. 6. Mục tiêu môn học : Mục tiêu tổng quát của môn học này là trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng về quản trị nhân sự, qua đó giúp cho những nhà quản trị tương lai phát triển và khai khác hiệu quả nguồn lực “con người” của tổ chức, và qua đó sử dụng tốt tất cả những nguồn lực sẵn có trong tổ chức. Cụ thể, môn học sẽ giúp sinh viên nhận thức đúng đắn vai trò của con người và ý nghĩa quan trọng của quản trị nhân sự trong một tổ chức. Môn học sẽ tập trung trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng về hoạch định nguồn nhân lực, thu hút và giữ nhân viên, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên, đãi ngộ và động viên khuyến khích đội ngũ cán bộ nhân viên. Môn học quản trị nhân sự sẽ được nghiên cứu trong mối quan hệ với những môn học khác (Quản trị học, Chiến lược kinh doanh, Quản trị tài chính, v. v.). Môn học này sẽ tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến con người – yếu tố không thể thiếu trong công tác quản trị – và giúp cho sinh viên cao học có được kiến thức toàn diện hơn, qua đó ứng dụng kiến thức của những môn học khác vào thực tiễn mang tính đồng bộ và có hiệu quả hơn. Ứng dụng kiến thức và kỹ năng quản lý thay đổi vào thực tiễn của công ty Học viên được chia sẽ và học hỏi những kinh nghiệm về quản trị nhân sự thành công ở Việt nam và thế giới 7. Nội dung chi tiết môn học : CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ 1.1.Khái niệm 1.2.Chức năng của quản trị nhân sự 1.3.Quá trình phát triển Quản trị HRM CHƯƠNG 2: CHỦ DOANH NGHIỆP - VAI TRÒ VÀ KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ NHÂN SỰ THẾ GIỚI 2.1.Chủ DN &Vai trò của Giám đốc nhân sự 2.2.Đánh giá quản trị Quản trị nhân sự-Những dấu hiệu và vấn đề đặt ra 2.3.Kinh nghiệm quý Quản trị nhân sự của các công ty hàng đầu của các nước- bài học kinh nghiêm cho các DN 2.4.Dự kiến một mô hình hiện nay về Quản trị nhân sự. CHƯƠNG 3 : THU HÚT – TÌM KIẾM – TUYỂN CHỌN NHÂN SỰ 3.1 Phân tích công việc và kế hoạch hoá nhân sự 3.2 Tìm kiếm nguồn tuyển dụng 3.2 Tìm kiếm nguồn tuyển dụng 3.3 Kỹ năng xét hồ sơ xin việc và trắc nghiệm trong tuyển chọn 3.4 Nghệ thuật trong phỏng vấn CHƯƠNG 4 : ĐÀO TẠO VÀ ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN 4.1 Khái niệm đào tạo và phát triển 4.2 Tính tất yếu đào tạo và phát triển nhân sự 4.3 Các phương pháp đào tạo 4.4 Ưu nhược điểm của các phương pháp đào tạo 4.5 Các tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp 4.6 Kỹ thuật đánh giá, phân tích nhu cầu đào tạo 4.7 Định hướng phát triển nghề nghiệp nhân viên 4.8 Phát triển nguồn nhân sự 4.9 Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên CHƯƠNG 5 : DUY TRÌ NGUỒN NHÂN SỰ CHO DOANH NGHIỆP 5.1 Trả công lao động 5.2 Động lực lao động 5.3 Quan hệ lao động 5.4 Hợp đồng lao động 5.5 Kỷ luật lao động 5.6 Bất bình lao động và dịch vụ cho người lao động 8. Tài liệu tham khảo : - TS. Nguyễn Thanh Hội. Quản trị nhân sự - Nxb Thống kê - HN – 2002 (Tái bản lần thứ 4) - TS. Trần Kim Dung. Quản trị nguồn nhân lực. NXB Giáo dục. - Lê Anh Cường, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Nguyễn Thị Mai. Phương pháp và kỹ năng QUẢN TRỊ NHÂN SỰ.NXB Lao động xã hội.HN 2004 - MASAAKII MAI- KAI ZEN- Chìa khóa rthành công của kinh tế Nhật- Bản-NXB TP HCM - OUCHI- THUYẾT Z- Sự thách thức đối với Mỹ và Tây Âu-Viện kinh tế thế giới - Paul Hersey Ken Blanc Hard . Quản lý nguồn nhân lực. NXB Chính trị Quốc gia HN 1995 - TS. Nguyễn Thanh Hội. Quản trị học - Nxb Thống kê - HN – 2002(Tái bản lần thứ 2) 8. Phương pháp đánh giá môn học: Tham dự các giờ giảng trên lớp, nghiên cứu các tài liệu học tập mà giáo viên giới thiệu. Thảo luận theo nhóm  các bài tập tình huống quản trị nhân sự ở trên lớp, thực hiện các đề tài thuyết trình hoặc làm bài tập nhà. - Thuyết trình nhóm ,hoặc bài tập tình huống : 30% - Điểm bài thi hết môn: 30% - Tiểu luận môn học: 40%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTập đề cương bài giảng- ngành quản trị kinh doanh.doc