Trong xu thế phát triển hiện nay, nhân lực ngày càng khẳng định là nguồn lực quan trọng nhất của
mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp còn tồn tại nhiều bất cập,
ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó phải kể
đến hoạt động tạo động lực cho lao động chưa được các cấp lãnh đạo của doanh nghiệp quan tâm
thích đáng cũng như chưa được thực hiện một cách khoa học. Công tác tạo động lực trong lao
động tại doanh nghiệp cần đạt được mục tiêu không chỉ nâng cao chất lượng sử dụng nguồn nhân
lực đồng thời còn phát triển và duy trì lực lượng lao động tài năng, tâm huyết, năng động sáng tạo,
cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp. Để làm được điều đó đòi hỏi các giải pháp mang
tính đồng bộ từ các cấp quản lý, đặc biệt là sự tham gia tích cực của cán bộ quản lý nhân lực.
Công ty Diesel Sông Công với 30 năm xây dựng và trưởng thành, bên cạnh những kết quả đã đạt
được đáng khích lệ thì công tác quản trị nhân lực còn chưa phát huy hết vai trò. Tạo động lực cho
người lao động trong công ty sẽ là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạo động lực cho người lao động nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhân lực tại Công ty diesel Sông Công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 8
TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY DIESEL SÔNG CÔNG
Vũ Hồng Vân*
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong xu thế phát triển hiện nay, nhân lực ngày càng khẳng định là nguồn lực quan trọng nhất của
mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp còn tồn tại nhiều bất cập,
ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó phải kể
đến hoạt động tạo động lực cho lao động chưa được các cấp lãnh đạo của doanh nghiệp quan tâm
thích đáng cũng như chưa được thực hiện một cách khoa học. Công tác tạo động lực trong lao
động tại doanh nghiệp cần đạt được mục tiêu không chỉ nâng cao chất lượng sử dụng nguồn nhân
lực đồng thời còn phát triển và duy trì lực lượng lao động tài năng, tâm huyết, năng động sáng tạo,
cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp. Để làm được điều đó đòi hỏi các giải pháp mang
tính đồng bộ từ các cấp quản lý, đặc biệt là sự tham gia tích cực của cán bộ quản lý nhân lực.
Công ty Diesel Sông Công với 30 năm xây dựng và trưởng thành, bên cạnh những kết quả đã đạt
được đáng khích lệ thì công tác quản trị nhân lực còn chưa phát huy hết vai trò. Tạo động lực cho
người lao động trong công ty sẽ là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.
Từ khóa: Tạo động lực, động lực lao động, quản lý, nguồn nhân lực, quản trị nhân lực
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Quản trị nguồn nhân lực là tất cả các hoạt
động nhằm thu hút, sử dụng, bảo toàn, phát
triển và gìn giữ lực lượng lao động của tổ
chức nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra của
doanh nghiệp. Trong đó hoạt động tạo động
lực cho người lao động đóng vai trò phát huy
sức mạnh của mỗi cá nhân đóng góp cho hiệu
quả hoạt động của tập thể.
Mỗi người lao động là một cá thể độc lập, khác
nhau về tâm sinh lý, nhu cầu, quan điểm về giá
trị, lợi ích, mục tiêu, động cơ hoạt độngDo
đó để tác động vào những đối tượng khác nhau
này đòi hỏi nhà quản lý cần có những cách
thức, biện pháp phù hợp tương ứng.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN
LỰC TẠI CÔNG TY DIESEL SÔNG CÔNG
Mục tiêu chung của quản lý nguồn nhân lực
là đảm bảo cho tổ chức có được đội ngũ nhân
lực đủ về số lượng, đồng bộ về chất lượng,
tâm huyết, phát huy tài sức lực và trí lực phục
vụ cho các mục tiêu mà tổ chức đặt ra. Tuy
nhiên trong nhiều cơ quan hiện nay tồn tại
tình trạng cán bộ nhân viên làm việc xao
nhãng, thiếu nhiệt tình, kém sáng tạo, hiệu
suất thấp trong công tác; các hoạt động đánh
*
Tel: 0983004881; Email:vantiu2002@gmail.com
giá thực hiện công việc, chính sách đãi ngộ
còn mang tính hình thức, chưa phát huy tác
dụngNhững biểu hiện đó thể hiện công tác
quản lý nhân lực trong các doanh nghiệp còn
kém hiệu quả và chưa được quan tâm đúng
mức của các cấp lãnh đạo.
Bài viết này nghiên cứu thực trạng công tác
quản trị nhân lực tại Công ty Diesel Sông
Công giai đoạn 2005-2009. Đây là công ty đã
30 năm hoạt động trong lĩnh vực cơ khí,
chuyên sản xuất các động cơ và phụ tùng cơ
khí phục vụ cho các ngành công nghiệp. Bên
cạnh những kết quả đã đạt được, có thể tóm tắt
những hạn chế của công tác quản lý nhân lực
trong công ty Diesel Sông Công như sau:
- Nhận thức chưa đúng đắn về công tác quản
lý nguồn nhân lực.
- Trình độ của cán bộ quản lý, đặc biệt là cán
bộ nhân sự tại công ty còn thấp, không được
đào tạo bài bản và đúng chuyên ngành.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thực sự
năng động trong môi trường cạnh tranh, dẫn
đến chưa hiệu quả ảnh hưởng đến sự nhiệt
tình, hiệu quả làm việc của người lao động.
- Chưa chú trọng đầu tư cho người lao động
để gia tăng sức cạnh tranh nguồn lực con
người của doanh nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 9
- Các hoạt động quản trị nhân lực thực hiện
chưa khoa học và có hiệu quả.
Xuất phát từ công tác phân tích công việc
được coi là công cụ để quản lý nhân lực chưa
được thực hiện tại công ty; cán bộ quản lý gặp
khó khăn trong việc đánh giá thành tích của
nhân viên vì không có tiêu chuẩn, còn mang
nặng tính hình thức; kế hoạch nhân lực chưa
được triển khai thực hiện, tuyển dụng nhân sự
dẫn đến tình trạng thừa về số lượng thiếu về
chất lượng và cơ cấu không đảm bảo; hoạt
động đào tạo còn thụ động, thiếu các nguồn
lực tài chính, thời gian và chuyên gia tư vấn;
công tác thi đua khen thưởng, thực hiện chế
độ đãi ngộcũng còn nhiều hạn chế.
Trong giới hạn bài viết này, tác giả đi sâu
nghiên cứu và đề ra các giải pháp tạo động
lực cho người lao động tại Công ty Diesel
Sông Công nhằm nâng cao hiệu quả của công
tác quản lý nhân lực ở doanh nghiệp này.
Động lực là những yếu tố bên trong kích thích
người lao động nỗ lực làm việc. Động lực lao
động xuất phát từ nhu cầu của mỗi cá nhân.
Con người có các nhu cầu rất đa dạng và
phong phú. Việc đáp ứng các nhu cầu này sẽ
khiến cá nhân có được lợi ích tinh thần và lợi
ích vật chất. Lợi ích vừa là nhu cầu, vừa là
động lực, vừa là mục đích của mỗi cá nhân.
Động cơ sẽ thúc đẩy con người hành động
nhằm đáp ứng các nhu cầu đặt ra. Nói cách
khác động cơ phản ánh những mong muốn,
nhu cầu của con người và là lý do để hành
động. Động cơ là nhu cầu mạnh nhất của con
người trong một thời điểm nhất định, quyết
định hành động của con người. Nhu cầu sẽ trở
thành động cơ khi có ba yếu tố: thứ nhất là sự
mong muốn; thứ hai là tính hiện thực của sự
mong muốn; thứ ba là hoàn cảnh cụ thể.
Nhu cầu và động cơ của mỗi con người sẽ chi
phối họ trong quá trình hoạt động trong tổ
chức để đạt được mục tiêu của mình. Có thể
nói động lực là sự khao khát và tự nguyện của
người lao động để tăng cường nỗ lực hướng
tới việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Do đó
tổ chức cần tác động tới người lao động để
thông qua việc đạt được mục tiêu của tập thể
thì các nhu cầu của người lao động cũng được
thỏa mãn, các lợi ích vật chất và tinh thần của
cá nhân được đáp ứng.
Động lực cá nhân là kết quả của rất nhiều
năng lực hoạt động đồng thời trong con người
và trong môi trường sống và làm việc. Hành
vi có động lực hay được thúc đẩy, khuyến
khích là kết quả tổng hợp của sự kết hợp các
tác động của nhiều yếu tố thuộc về công việc,
cá nhân người lao động và các yếu tố thuộc tổ
chức. Để tạo động lực cần làm tốt công tác
tạo động lực cho người lao động chính là phải
thường xuyên chăm lo tới quyền lợi chính
đáng của người lao động, sử dụng đồng bộ
các biện pháp khuyến khích tạo động lực cho
người lao động.
Tạo động lực cho người lao động trong mỗi tổ
chức là hoạt động cần thiết nhằm nâng cao
hiệu quả của việc sử dụng lao động, do đó cần
thực hiện thường xuyên và liên tục các biện
pháp tạo động lực. Các kích thích tạo động
lực đó có vai trò quan trọng trong việc thay
đổi hành vi mang tính tích cực của người lao
động, ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả
thực hiện công việc của các cá nhân. Điều này
không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp ở
nhiều khía cạnh như tăng năng suất lao động,
tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm,
giảm tỷ lệ sản phẩm hỏngChính sách tạo
động lực cho người lao động trong doanh
nghiệp sẽ quyết định những nỗ lực, sáng tạo
và không ngừng hoàn thiện của cá nhân người
lao động, đóng góp cho sự phát triển của
doanh nghiệp.
Dưới góc độ của nhà quản lý doanh nghiệp thì
tạo động lực cho người lao động nhằm vào
việc tạo môi trường làm việc tốt và các chính
sách phù hợp, có khả năng kích thích với từng
đối tượng lao động trong hoạt động. Công ty
Diesel Sông Công với quy mô 1088 lao động
hiện tại, 66% lao động trực tiếp, 78% là công
nhân kỹ thuật. Mẫu khảo sát điều tra gồm 200
cán bộ, công nhân viên của tại công ty với
bốn đối tượng lao động là cán bộ quản lý các
phòng ban, phân xưởng; kỹ sư, cán bộ có
trình độ đại học; lao động có trình độ trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 10
cấp; công nhân kỹ thuật và LĐPT. Trên cơ sở
kết quả điều tra tác giả đưa ra các giải pháp
tăng động lực làm việc cho cán bộ nhân viên
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực tại
Công ty Diesel Sông Công như sau:
Một là, nâng cao nhận thức về vai trò của
công tác quản trị nhân lực và hoàn thiện hệ
thống quản trị nhân lực trong Công ty
Trong công ty, quản trị nhân lực cần được coi
là chức năng quản trị quan trọng, là việc làm
thường nhật của cán bộ quản lý các cấp nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của
người lao động tại các bộ phận, quyết định
hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Đồng thời để công tác quản trị nhân lực thực
hiện được vai trò của mình cần xây dựng bộ
máy thực hiện công tác quản lý có tính thống
nhất từ trên xuống với các cán bộ phụ trách
có chuyên môn và kinh nghiệm. Đó là điều
kiện tiên quyết tạo nên tính chủ động và hiệu
quả của các hoạt động quản lý nhân sự nói
chung trong công ty.
Hai là, bố trí, sắp xếp vị trí công việc phù
hợp với năng lực và xu hướng phát triển
nghề nghiệp của người lao động
Người lao động cảm thấy phấn khởi khi nhận
được một công việc phù hợp với khả năng, sở
trường sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng
suất lao động, hiệu quả công tác của bản thân.
Vì vậy nhà quản trị cần quan tâm đến nhu
cầu, khả năng của người lao động để vừa tạo
điều kiện cho người lao động phát huy khả
năng vừa tạo ra được sự thoả mãn đối với
người lao động.
Việc bố trí công việc là khâu đầu tiên có thể
tạo động lực cho người lao động gắn bó với
công việc, yên tâm với việc bản thân đang đi
đúng hướng trên con đường phát triển sự
nghiệp mà mình đã lựa chọn. Đặc biệt đối với
lao động trẻ có năng lực là các kỹ sư có trình
độ và tinh thần cầu thị trong công ty, họ đánh
giá được khả năng và cơ hội phát triển của cá
nhân nên việc được nắm giữ những vị trí có
giá trị, quan trọng trong doanh nghiệp sẽ được
đánh giá là cách đối xử của doanh nghiệp với
lao động tài năng của mình. Hiện nay sự cạnh
tranh trong khối doanh nghiệp sản xuất cơ khí
khá lớn, nhân sự có trình độ trong lĩnh vực
này cần được doanh nghiệp coi là tài sản, cần
phát triển cũng như sử dụng và gìn giữ để
phát huy năng lực, cống hiến cho sự phát triển
chung của doanh nghiệp.
Tính hấp dẫn của công việc là một khái niệm
khá rộng, đối với người lao động nó không chỉ
là một công việc như mong muốn, có thách
thức, có thể đánh giá giá trị mà nó còn là bao
gồm sự kiểm soát đối với công việc, sự ủng hộ
của cán bộ trong quá trình làm việc, ...Đa số
người lao động đánh giá có tinh thần tư giác
lao động cao, có trách nhiệm trong công việc,
cán bộ bộ phận nhiệt tình, tích cực.
Một công cụ quan trọng để thực hiện bố trí
đúng nhân lực trong công ty Diesel Sông
Công là phân tích tổ chức và phân tích công
việc. Hầu hết các vị trí công việc chưa có bản
mô tả công việc, bản yêu cầu công việc và
bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Người lao
động làm việc chủ yếu theo sự chỉ dẫn của
cán bộ bộ phận và học hỏi qua đồng nghiệp.
Phân tích tổ chức là quá trình đánh giá lại
mức độ phù hợp của cơ cấu tổ chức hiện tại
với mục tiêu, nguồn lực và môi trường của tổ
chức. Phân tích công việc nhằm làm rõ bản
chất công việc với các nhiệm vụ, trách nhiệm,
yêu cầu có thể đảm nhiệm công việc của
người lao động, các mối quan hệ và điều kiện
làm việc khác Kết qủa của phân tích tổ
chức và phân tích công việc là cơ sở để thực
hiện việc sắp xếp nhân sự hợp lý trong cơ cấu
tổ chức. Có thể khẳng định việc bố trí vị trí
làm việc là khâu đầu tiên của quá trình sử
dụng và khai thác hiệu quả nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp cần được các cấp quản lý
trong công ty thực hiện đúng người, đúng vị
trí, đúng thời điểm.
Thứ ba, đánh giá thành tích công tác của
người lao động chính xác và khách quan
Cũng giống như nhiều doanh nghiệp khác
hiện nay, trong công ty Diesel Sông Công,
khâu đánh giá thành tích công tác vào cuối
năm, chủ yếu dựa trên nguyên tắc và tiêu
chuẩn thi đua với các tiêu chí mang tính
chung chung. Điều đó dẫn đến xu hướng đánh
giá bình quân, không chính xác về quá trình
thực hiện công việc giữa các nhân viên. Để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 11
đánh giá và công nhân thành tích của người
lao động chính xác công ty cần xây dựng các
tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng loại lao
động và công việc, xác định chu kỳ đánh giá
thường xuyên, đào tạo kỹ năng đánh giá cho
cán bộ nhân sự chuyên trách, thực hiện quy
trình đánh giá khánh quan. Có như vậy người
lao động sẽ hiểu được mục đích tích cực của
công tác đánh giá và cũng thông qua hoạt
động này có sự điều chỉnh hành vi lao động
để đạt được kết quả và hiệu quả làm việc cao.
Hơn thế nữa kết quả đánh giá thành tích công
tác của người lao động cũng là cơ sở để thực
hiện các công tác nhân sự khác như tuyển
dụng, đào tạo – phát triển, thù lao lao động,
quan hệ lao động trong công ty sao cho đồng
bộ và hiệu quả.
Thứ tư, tạo điều kiện cho cán bộ có cơ hội
thăng tiến trong nghề nghiệp
Nhìn chung công tác đào tạo và phát triển tại
công ty Diesel Sông Công hiện nay mới chỉ
dừng ở việc cử người đi học khi có cơ hội bên
ngoài và xét duyệt các kế hoạch học tập mà cá
nhân tự tìm kiếm cơ hội, ít có các kế hoạch
học tập cho người lao động đáp ứng yêu cầu
của công việc trong tương lai, đón đầu vị trí
mới. Như vậy công ty chưa thực hiện được
quy trình đào tạo và phát triển một cách chủ
động và để phục vụ cho mục tiêu nâng cao
chất lượng đội ngũ nhân sự đáp ứng nhu cầu
phát triển của doanh nghiệp. Hơn thế nữa
công tác phát triển nhân lực cần thể hiện
chính sách của doanh nghiệp , quan tâm đến
việc thỏa mãn nhu cầu nâng cao trình độ của
người lao động . Phát huy tiềm lực của lao
động trẻ , đặc biệt là các cán bộ kỹ sư có
chuyên môn ở các phòng ban và coi việc giữ
chân lao động giỏi cần được coi là chiến lược
của công ty. Công ty cần có kế hoạch bố trí và
đề bạt cán bộ sau khi đào tạo, đáp ứng được
yêu cầu của vị trí công việc mới. Điều đó sẽ
phát huy và duy trì nguồn nhân lực tài năng
phục vụ sự phát triển nhanh và bền vững của
doanh nghiệp, đem lại lợi ích cho người lao
động, doanh nghiệp và xã hội. Thăng tiến là
quá trình một người lao động được chuyển
lên một vị trí cao hơn trong doanh nghiệp,
việc này thường được đi kèm với việc lợi ích
vật chất của người lao động sẽ được tăng lên
đồng thời cái tôi của họ cũng được thăng hoa.
Như vậy cán bộ lãnh đạo trong công ty cần
coi thăng tiến cũng là một nhu cầu thiết thực
của người lao động vì nó tạo cơ hội cho sự
phát triển cá nhân, tăng giá trị, địa vị, uy tín
cũng như quyền lực. Cán bộ trẻ có triển vọng
và có tinh thần cầu thị cần được bồi dưỡng,
phát triển năng lực để có thể giao quyền thực
sự cho họ trong các nhiệm vụ, vị trí công việc
đòi hỏi chuyên môn tốt và trách nhiệm cao.
Giai đoạn 2005-2009 công ty Diesel đã đề bạt
một số vị trí quản đốc, trưởng, phó các phòng
ban chức năng cho cán bộ trẻ có tiềm năng.
Chính sách về cơ hội thăng tiến có ý nghĩa
trong việc hoàn thiện cá nhân người lao động
đồng thời đối với doanh nghiệp, là cơ sở để
giữ gìn và phát huy lao động giỏi và thu hút
nguồn lao động có chất lượng đến với công ty.
Thứ năm, tạo môi trường và điều kiện làm
việc tốt với các chính sách quản lý phù hợp
cho người lao động
Môi trường và điều kiện làm việc tốt chính là
nhu cầu xã hội của người lao động trong quá
trình làm việc. Đó là yếu tố chủ yếu liên quan
đến sự thuận lợi để có thể hoàn thành tốt
nhiệm vụ của họ. Do vậy công ty Diesel Sông
Công cần quan tâm hơn nữa đến việc tạo môi
trường lành mạnh, tích cực cho người lao
động hăng say công tác với kết quả và hiệu
quả cao. Xây dựng văn hóa, tạo niềm tin cho
cán bộ nhân viên vào sự phát triển của công
ty. Xây dựng mối quan hệ với cấp trên và
đồng nghiệp cởi mở và chia sẻ, cán bộ nhân
viên được đối xử công bằng và tôn trọng, được
ghi nhận các thành tích trong công táclà
những điều kiện quan trọng để người lao động
gắn bó với công việc và công ty hơn nữa.
Chính sách quản lý phù hợp của doanh nghiệp
bao gồm nhiều biện pháp tài chính và phi tài
chính có tác động rất nhiều đến thái độ, hành
vi của người lao động. Giai đoạn 2005-2009
Công ty Diesel Sông Công đã đạt được nhiều
chuyển biến tích cực trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, không ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho người lao động. Đây
là kết quả của công tác cải cách các chính
sách quản lý tại công ty. Về công tác thù lao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 12
lao động, trong thời gian tới công ty cần tiếp
tục cải tiến, hoàn thiện công tác định mức lao
động, hình thức trả lương, chế độ thưởng
nhằm tạo động lực cho người lao động trong
công tác, nâng cao chất lượng sử dụng lao
động cũng như duy trì được lực lượng lao
động giỏi, tâm huyết với công ty.
KẾT LUẬN
Để công tác quản trị nhân lực tại các doanh
nghiệp đạt hiệu quả cao thì các hoạt động
tạo động lực cho người lao động đóng vai
trò quan trọng. Nhận thức được điều này,
các cấp lãnh đạo của Công ty Diesel Sông
Công đã và đang tiếp tục thay đổi cách thức
quản lý nhân lực thông qua các hoạt động
phát huy động cơ làm việc của cán bộ công
nhân viên trong doanh nghiệp, xây dựng đội
ngũ cán bô nhân sự có chuyên môn và tính
chuyên nghiệp cao đảm bảo việc thực hiện
các chức năng cơ bản của quản trị nhân lực
là thu hút, phát triển và duy trì nguồn nhân
lực phù hợp với yêu cầu phát triển của
doanh nghiệp. Đồng thời công ty phải có
tầm nhìn chiến lược về công tác này, chú
trọng nâng cao hiệu quả công việc, tạo mọi
điều kiện cho người lao động phát huy sức
lực, trí lực và tâm lực cống hiến cho tổ chức,
để nguồn nhân lực thực sự là lợi thế cạnh
tranh của công ty trong khối các doanh
nghiệp sản xuất cơ khí chế tạo hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. TS. Đoàn Thị Thu Hà và TS Nguyễn Thị
Ngọc Huyền (2006), Giáo trình Quản trị học,
Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
[2]. PGS.Nguyễn Ngọc Quân và ThS. Nguyễn
Vân Điềm (2007): Giáo trình Quản trị nhân lực,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
SUMMARY
MOATOYEES TO INCREASE EFFICIENCY OF HUMAN RESOURCES
MANAGEMENT IN SONG CONG DIESEL COMPANY
Vu Hong Van
*
College of Technology – TNU
In the current trend of development, human resources is increasingly asserted the most important
resources of each enterprise in general. However, human resources management in enterprises
remains inadequate, impact to our results and performance efficiency of the organization. Which
must include activities to motivate employees are not leaders at all levels in enterprises proper care
appropriatedly and is not done scientifically. Work motivation of employees in businesses need to
achieve not only improve the quality of using human resources and also develop and maintain
talent, enthusiatic, dynamic and creative workforce, devote to the development of each
organization. To do that requires uniformity solutions from levels of management within the
organization, especially the active participation of human resources managers. Song Cong Diesel
Company with 30 years of construction and growth, beside the results achieved are encouraging,
human resources management not realize its full role. Motivate employees in the company will be
an important solution to improve the effectiveness of this work.
Key words: motivate, work motivation, manage, human resource, human resources managemen
*
Tel: 0983004881; Email:vantiu2002@gmail.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 13
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32701_36531_208201210244812_1443_2052711.pdf