Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Trong nền kinh tế thị trường sẽ có một bộ phận dân cư giàu lên và không tránh khỏi có những người khác bị nghèo đi. Đảng và Nhà nước ta một mặt khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp nhằm tăng tỷ lệ người giàu, hộ giàu trong dân cư. Mặt khác, nhà nước phải có các chính sách xã hội để giúp đỡ những người nghèo, đặc biệt là những người có công, những người bị hẫng hụt do hoàn cảnh của bản thân (người già cả cô đơn, người tàn tật) có cơ hội vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói, hòa nhập được vào sự phát triển chung của xã hội. Thực hiện tốt các chính sách xã hội sẽ tạo ra một xã hội ổn định, có nhân tính. Đây sẽ là cơ sở cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Diễn đàn.... Xã hội học, số 2 - 1997 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 15 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY MẠC TUẤN LINH Đường lối đổi mới của Đảng đã đưa đến sự biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế - xã hội nước ta. Nhờ có đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định. Nếu như thời kỳ 1986 – 1990 tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm là 3,25% thì thời kỳ 1991 – 1995 tốc độ này là 8,2%. Riêng năm 1995 tốc độ tăng GDP đạt 9,5%. Một trong những thành tựu nổi bật nhất của đổi mới kinh tế ở nước ta là kiềm chế và kiểm soạt được lạm phát. Lạm phát đã bị đẩy lùi từ 74,7% năm 1986 xuống còn 67,1% năm 1991 và còn 12,7% năm 1995. Thành tựu này càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh cảu một nền kinh tế đang chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường mà nhiều nước cũng trải qua quá trình này nhưng không đạt được. Chính sách đổi mới đã tác động tích cực tới tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ 1991 – 1995 đạt mức 4,5%. Sản xuất lương thực không những đáp ứng nhu cầu trong nước, đảm bảo được an ninh lượng thực quốc gia mà còn xuất khẩu được mỗi năm khoảng 2 triệu tấn gạo. Đầu tư toàn xã hội bằng nhiều nguồn vốn khác nhau đã tăng lên khá nhanh và năm 1995 đạt 27,4% so với GDP. Nhiều công t rình thuộc kết cấu hạ tầng và cơ sở kỹ thuật trọng yếu đã được xây dựng, tạo thêm sức mạnh vật chất và thế cân đối mới cho bước phát triển tiếp theo. Tăng trưởng kinh tế đã góp phần tích cực để cải thiện và nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư. Nhìn chung, mặt bằng mức sống của các tầng lớp dân cư, kể cả tầng lớp nghèo nhất, đều được nâng lên. Do sự phát triển kinh tế, nhiều khu công nghiệp mới, nhiều ngành nghề mới đã được mở ra, đã tạo thêm được nhiều chỗ làm việc cho lao động xã hội. Đổi mới đã tạo ra quan niệm mới về việc làm ở nước ta. Theo quan niệm mới này, mọi việc làm có ích, được phát luật cho phép, tạo ra thu nhập đều được trân trọng. Bước đầu chúng ta đã hình thành được thị trường lao động, người lao động đã được tự do trong tìm kiếm việc làm. Người có điều kiện cũng đã được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm. Sự ra đời của Bộ luật Lao động tạo ra khuôn khổ pháp lý, tạo ra mối quan hệ mới, đã góp phần làm cho thị trường lao động được lành mạnh hóa, công bằng xã hội từng bước được bảo đảm. Những điều này đã làm cho tiềm năng lao động được giải phóng, pháp huy được yếu tố nội lực của con người. Người lao động đã tích cực, chủ động tạo việc làm cho mình và góp phần thu hút thêm lao động xã hội. Nhờ những giải pháp của Nhà nước và của xã hội và cá nhân, hàng năm chúng ta đã giải quyết được cho khoảng 1,2 triệu lao động có việc làm. Xã hội và cá nhân đã chủ động tự tạo việc làm là chính, đồng thời nhà nước cũng tạo mọi điều kiện để người dân tạo việc làm, chuyển hướng từ người lao động thụ động trông chờ nhà nước tạo cho mình chỗ làm việc sang việc người lao động chủ động tạo việc làm. Vì vậy có Tăng trưởng kinh tế.... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 16 thể thấy, trong số lao động được tạo việc làm, gần 80% là do dân và các tổ chức xã hội tạo ra. Bên cạnh đó, bằng các giải pháp của nhà nước đã góp phần tạo ra đáng kể số chỗ làm việc. Chỉ tính riêng việc cho vay vốn thông qua Quỹ quốc gia giải quyết việc làm mỗi năm đã có hàng chục ngàn dự án đã được vay với số vốn hàng trăm tỷ đồng, đã thu hút được hàng trăm ngàn lao động (năm 1996 cho vay trên 15 ngàn dự án với tổng số vốn gần 500 tỷ đồng, thu hút khoảng 300 ngàn lao động). Đường lối Đổi mới đã tạo ra động lực mới trong đời sống kinh tế - xã hội của đại bộ phận dân cư nước ta. Chỉ trong vòng 10 năm Đổi mới tỷ lệ người giàu, hộ giàu đã tăng lên đáng kể; tỷ lệ người nghèo, hộ nghèo cũng giảm đi khá nhanh. Nhà nước một mặt khuyến khích người dân làm giàu, mặt khác đã có các chính sách và biện pháp hỗ trợ người nghèo. Nhờ vậy, tỷ lệ nghèo đói đã giảm từ 50% (năm 1989) xuống còn 20,37% (năm 1995) và còn 19,23% (năm 1996) – theo chuẩn nghèo của Việt Nam. Năm 1996, bằng nhiều hình thức và giải pháp khác nhau chúng ta đã tạo ra được nguồn vốn tài chính trên 2000 tỷ đồng để thực hiện xóa đói giảm nghèo và đã thu hút được sự hỗ trợ của nhiều cá nhân, tổ chức xã hội trong và ngoài nước trong vấn đề xóa đói giảm nghèo. Một mặt tập trung đầu tư phát triển một số vùng kinh tế động lực, mặt khác Nhà nước đã chú trọng phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng khác, đặc biệt đã chú trọng đến một số vùng núi, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng. Nhờ vậy, đã cố gắng phần nào tạo ra cơ hội bình đẳng tương đối trong sự phát triển giữa các vùng. Có thể thấy rõ rằng giai đoạn phát triển trong những năm Đổi mới vừa qua có ý nghĩa to lớn, có tính khởi động cho sự cất cánh của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, sự khởi động này mới chỉ mang tính chất cởi trói khỏi những ràng buộc của cơ chế tập trung bao cấp. Đến nay, trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa, nước ta đang từng bước hội nhập với thế giới, nền kinh tế nước ta bắt đầu bước vào thế kỷ mới của sự phát triển. Sự hội nhập này tạo cho chúng ta những cơ hội mới để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời cũng đặt cho nước ta trước những khó khăn và những thử thách mới. Những khó khăn và thách thức của nền kinh tế nước ta là: - Kinh tế tăng trưởng cao nhưng chưa vững chắc, nguồn vốn phụ thuộc nhiều vào bên ngoài, huy động tiết kiệm nội địa vào đầu tư thấp, chưa huy động được nguồn tiềm năng trong dân cư cho đầu tư. - Sản phẩm hàng hóa của ta chất lượng chưa cao nên khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường gặp nhiều khó khăn. - Chất lượng lao động của ta còn quá thấp, số lượng lao động được đào tạo kỹ thuật còn chiếm tỷ lệ quá nhỏ trong tổng số lao động (chưa đến 10%). Điều này dẫn đến nghịch lý là nguồn lao động dồi dào nhưng lại thiếu nhân lực có kỹ thuật và tay nghề. Ngay cả đội ngũ lao động kỹ thuật hiện có cũng chỉ đáp ứng được cho các Mạc Tuấn Linh Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 17 ngành nghề có sử dụng công nghệ truyền thống và công nghệ trung bình. Trong khi đó hệ thống đào tạo của ta đang còn nhiều bất cập cả về chương trình và phương pháp đào tạo. Do vậy mà vốn nhân lực (tức số lao động có kiến thức, có kỹ năng nghề nghiệp) của chúng ta còn quá nghèo nàn cả về số lượng và chất lượng. Tới đây, khi thực hiện “mở cửa” lao động của ta sẽ gặp khó khăn ngay tại thị trường nội địa, khó cạnh tranh với lao động từ nước ngoài vào. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, chúng ta phải giải quyết ra sao khi phải kết hợp được vừa tăng trưởng kinh tế vừa thực hiện được công bằng xã hội. Một điều cần khẳng định, để thực hiện được công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập được với các nước trong khu vực và thế giới, chúng ta không có cách nào khác là phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra những điều kiện vật chất để thực hiện công bằng xã hội. Tuy nhiên, cần phải nhận thức đúng đắn rằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội luôn luôn tồn tại mâu thuẫn và có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải tập trung nguồn lực (nhân lực, vật lực) vào một số vùng động lực, một số ngành mũi nhọn vì vậy rất dễ mất cân đối trong việc đầu tư phát triển giữa các vùng, các ngành. Tăng trưởng kinh tế cũng đòi hỏi có một bộ phận lao động, một bộ phận dân cư “vượt: lên trước và trong cuộc “chay đua” không tránh khỏi sự “tụt hậu”. Như vậy, là sự chênh lệch sẽ xẩy ra. Ở đây cũng nên hiểu rõ thế nào là công bằng xã hội. Công bằng xã hội là một phạm trù chính trị - xã hội thể hiện mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội dựa trên nguyên tắc thống nhất giữa cống hiện và hưởng thụ. Chúng ta hiểu rằng, trong chủ nghĩa xã hội, công bằng xã hội được thực hiện, nhưng bất bình đẳng xã hội vẫn tồn tại như một tất yếu không thể tránh khỏi. Hiểu như vậy để thấy rằng trong thời kỳ quá độ ở nước ta, bất bình đẳng xã hội vẫn còn tồn tại, sự bình đẳng xã hội luôn là giá trị định hướng. Trong quá trình thực hiện sự nghiệp “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” nội dung của công bằng xã hội cần được thể hiện trong mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ. Cũng có nghĩa là ai làm nhiều, được hưởng nhiều, ai làm ít,được hưởng ít, xã hội chính sách giúp đỡ cho những người do hoàn cảnh đặc biệt không thể tự mình lao động để kiếm sống. Làm theo năng lực, hưởng theo lao động và những đóng góp khác vào qua trình phát triển kinh tế và xã hội, theo chúng tôi đó là nội dung cơ bản của công bằng xã hội. Cũng do vậy, phải chấp nhận sự khác biệt trong thu nhập do năng lực và điều kiện của một người tham gia vào guồng máy hoạt động kinh tế xã hội không giống nhau. Sự khác biệt, sự chênh lệch trong thu nhập gắn liền với sự chênh lệch trong mức sống, sự khác biệt trong lối sống, tạo ra diện mạo của sự bất bình đẳng xã hội. Trong quá độ phát triển của đất nước hiện nay, không thể không chấp nhận sự bất bình đẳng đó, song, không vì thế mà tước bỏ đòi hỏi về sự công bằng xã hội. Chính vì thế, phải phân biệt thật rõ công bằng xã hội và chủ nghĩa bình quân đã từng làm thu chột và thậm chí triệt tiêu động lực của sản xuất, kìm hãm sự tăng Tăng trưởng kinh tế.... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 18 trưởng kinh tế và tiến bộ công bằng xã hội. Vì vậy, trong nội dung của công bằng xã hội đã bao hàm thái độ chấp nhận sự làm giàu chính đáng hợp pháp, có lợi cho sự phát triển của đất nước. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII) của Đảng ghi rõ “Việc có một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển”. Đây cũng là tư tưởng rất nhân văn của Hồ Chí Minh “làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm” (Hồ Chí Minh: Về Chính sách xã hội. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995). Và đây cũng chính là biểu hiện của sự công bằng xã hội. Tuy nhiên, chugns ta không thể chấp nhận sự giàu có của một nhóm người nào đó, kể cả một bộ phận cán bộ đảng viên, do làm ăn phi pháp, do tham ô, tham nhũng bằng những đặc quyền, đặc lợi và những thủ đoạn bất chính mà nổi trội lên một cách rất phi lý. Đây là sự bất công bằng xã hội của đất nước. Cũng cần nhận thức rằng công bằng xã hội không phải là khái niệm bất di bất dịch mà nó mang tính tương đối và phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Ăng ghen đã từng viết “công bằng của những người Hy Lạp và La Mã là sự công bằng của chế độ nô lệ. Công bằng của giai cấp tư sản 1789 là những đòi hỏi phải xóa bỏ chế độ phong kiến mà nó coi là bất công” (C.Mác và Ph. Ăng ghen: Toàn tập, tập 18). Với tư duy như vậy, trong hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam hiện nay, công bằng xã hội là sự khuyến khích làm giàu chính đáng, giảm dần khoảng cách giàu nghèo bằng cách nâng dần mức sống của người nghèo, thực hiện chính sách xã hội để giúp đỡ những đối tượng có hẫng hụt trong xã hội. Để thực hiện tốt những điều trên, cần có nhận thức rõ về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là sự thống nhất biện chứng. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở, là điều kiện để thực hiện công bằng xã hội. Mặt khác, công bằng xã hội sẽ tạo ra động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội. Suy cho cùng mọi chính sách phát triển kinh tế đều nhằm những mục tiêu xã hội và ngược lại, mọi chính sách xã hội đều phải dựa trên cơ sở kinh tế nhất định. Chỉ có thể thực hiện tốt phát triển kinh tế mới có thể nâng cao điều kiện vật chất để thực hiện công bằng xã hội. Khi nền kinh tế tăng trưởng thấp, đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu thì những yếu tố vật chất giúp cho việc thực hiện công bằng xã hội sẽ bị hạn chế. Ngược lại, khi thực hiện tốt công bằng xã hội, đặc biệt là sự công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ sẽ tạo ra động lực, phát huy các nhân tố, các tiềm năng để tăng trưởng kinh tế. Đối với mỗi cá thể, sự kích thích vật chất đúng đắn vừa là điều kiện để thỏa mãn những nhu cầu chính đáng, vừa khuyến khích, động viên họ phát huy tính tích cực và sáng tạo trong lao động sản xuất. Tính thống nhất biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội thể hiện ở chỗ không thể thực hiện được đầy đủ sự công bằng xã hội nếu không dựa trên mức độ và trình độ phát triển kinh tế mà xã hội đạt được. Thoát ly điều kiện này dễ dẫn tới sự công bằng giả Mạc Tuấn Linh Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 19 tạo, phi thực tế. Ngược lại, nếu không chú trọng đến công bằng xã hội, chỉ tập trung cho phát triển kinh tế thì sẽ tạo ra nguy cơ mất ổn định về mặt xã hội và hậu quả là kinh tế không thể tăng trưởng được. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, không phải ở đâu và bất cứ lúc nào cũng có thể thực hiện được hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Để kết hợp được hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tùy thuộc vào nhãn quan chiếc lược và trí tuệ của Đảng cầm quyền và của các nhà hoạch định chính sách, sự quản lý và điều hành của bộ máy Nhà nước. Trong chiến lược phát triển ấy, có thể chấp nhận cho một số lĩnh vực, một số ngành tạo ra năng suất cao, có tốc độ tăng trưởng lớn song hiệu quả xã hội thấp. Cùng với điều đó, phải đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển cho những ngành, những lĩnh vực tuy chưa đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh song lại thu hút được nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm, tạo cơ hội toàn dụng lao động do đó tạo đà cho sự phát triển lâu dài. Trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước, để kết hợp tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, theo chúng tôi cần làm sáng tỏ những vấn đề sau: 1. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để thực hiện công bằng xã hội: Trong quá trình phát triển, sự bất bình đẳng xã hội là điều không thể tránh khỏi nhưng phải phấn đấu để thực hiện công bằng xã hội. Ngay trong khi đất nước còn nghèo chúng ta đã hướng tới việc thực hiện cống hiến như nhau thì hưởng thụ như nhau. Khi kinh tế ngày càng phát triển thì càng có điều kiện vật chất hơn để thực hiện công bằng xã hội. Cần khắc phục quan niệm cho rằng cứ tập trung cho phát triển kinh tế, khi kinh tế tăng trưởng thì các vấn đề xã hội sẽ được giải quyết, công bằng xã hội sẽ được tự điều chỉnh. Tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện để thực hiện công bằng xã hội. Tất nhiên kinh tế tăng trưởng càng cao, càng có điều kiện vật chất để thực hiện được công bằng xã hội. Công bằng xã hội phải được thể hiện ngay trong các chính sách việc làm, không phân biệt lao động giữa các thành phần kinh tế và loại hình việc làm, miễn sao đó là công việc có ích cho xã hội và được pháp luật cho phép. Công bằng xã hội phải được thể hiện ngay trong việc hưởng thụ các thành quả của xã hội. Ai cống hiến nhiều sẽ được hưởng thụ nhiều. Tăng trưởng kinh tế phải tạo ra những điều kiện vật chất cần thiết để giảm bớt những bất bình đẳng giữa các vùng, miền, giữa các dân tộc, các nhóm dân cư khác nhau do điều kiện tự nhiên và điều kiện sống khác nhau. 2. Phát triển nguồn nhân lực, tạo vốn nhân lực là trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội bền vững. Nguồn lực con người là nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Vốn “nhân lực” đó là những người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất, được đào tạo, bồi dưỡng và được sử dụng một cách có hiệu quả nhất trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Vì thế “vốn nhân lực” mà chúng ta có thể khai thác và sử dụng ngay cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa rất khác so Tăng trưởng kinh tế.... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 20 với nguồn nhân lực được thống kê trong độ tuổi lao động. Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đúng đắn vốn “nhân lực” là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội bền vững. Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nhấn mạnh điều này. Phát triển nguồn nhân lực cũng có ý nghĩa hơn khi nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. 3. Để kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội phải chú trọng đến quy mô đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý giữa các vùng các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ “Tập trung thích đáng nguồn lực cho lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm, đồng thời quan tâm thích đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho mọi vùng trong nước, có chính sách hỗ trợ những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển”. Một mặt, cần tập trung đầu tư cho các vùng trọng điểm, tạo ra động lực cho tăng trưởng kinh tế. Mặt khác phải chú ý đầu tư thỏa đáng cho các vùng khác để tránh sự tụt hậu quá xa so với tình hình trung của cả nước. Cơ cấu lại nền kinh tế không chỉ là giải pháp để tăng trưởng kinh tế mà còn là một trong những giải pháp để thực hiện công bằng xã hội. Cần phải có các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đền các vùng còn chậm phát triển. Trong chính sách đầu tư của các ngành, cần đặc biệt chú ý đến yếu tố kinh tế và yếu tố xã hội, nhất là trong lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải Trong điều kiện gần 80% dân số và 78% lực lượng lao động sống ở nông thôn thì chiến lược đầu tư để thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tiến hành công nghiệp hóa ở nông thôn, mở mang giao lưu giữa vùng nông thôn và thành thị và vươn ra được thị trường thế giới sẽ là động lực mạnh mẽ để tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Đầu tư đúng mức cho các vùng, nhất là vùng nông thôn, một mặt sẽ làm thay đổi đời sống cư dân nông thôn, mặt khác sẽ thu hút được lực lượng lao động tại chỗ, giữ được dây “ly nông nhưng không ly hương”, giảm được dòng người di cư từ nông thôn vào đo thị, gây ra sức ép về giải quyết việc làm ở đô thị. Phát triển kinh tế nông thôn sẽ góp phần giảm bớt chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giảm bớt sự bất bình đẳng xã hội giữa cư dân nông thôn và cư dân thành thị. Nâng cao sức mua cảu dân cư nông thôn, mở rộng thị trường nội địa. 4. Khuyến khích các doanh nghiệp, dân cư làm giàu trong khuôn khổ của pháp luật, tạo điều kiện cho mọi người dân có cơ hội nâng cao mức sống. Thực hiện sự hội nhập của Việt Nam với thị trường khu vực và thế giới, cần phải có các chính sách, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được phát triển. Nhà nước chỉ tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước có tính chất chủ đạo, mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Còn các loại hình doanh nghiệp khác phải được tự do phát triển trong khuôn khổ của pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội Mạc Tuấn Linh Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 21 có quyền, có cơ sở vật chất và cơ hội như nhau để tham dự vào quá trình sản xuất xã hội, nâng cao thu nhập và mức sống của bản thân và gia đình họ. Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại trên cơ sở hoàn thiện các chính sách về giao đất, giao rừng và cho phép người dân có toàn quyền sử dụng vào các mục đích sản xuất là những nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ở nông thôn, đồng thời là một trong những biện pháp để đảm bảo công bằng xã hội. 5. Thực hiện các chính sách xã hội nhằm ổn định xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường sẽ có một bộ phận dân cư giàu lên và không tránh khỏi có những người khác bị nghèo đi. Đảng và Nhà nước ta một mặt khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp nhằm tăng tỷ lệ người giàu, hộ giàu trong dân cư. Mặt khác, nhà nước phải có các chính sách xã hội để giúp đỡ những người nghèo, đặc biệt là những người có công, những người bị hẫng hụt do hoàn cảnh của bản thân (người già cả cô đơn, người tàn tật) có cơ hội vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói, hòa nhập được vào sự phát triển chung của xã hội. Thực hiện tốt các chính sách xã hội sẽ tạo ra một xã hội ổn định, có nhân tính. Đây sẽ là cơ sở cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftang_truong_kinh_te_va_cong_bang_xa_hoi_o_nuoc_ta_trong_giai.pdf
Tài liệu liên quan