Tăng trưởng để giảm nghèo trong nông nghiệp và nông thôn

Giới thiệu a. Những vấn đề lớn đang đặt ra đối với nông nghiệp, nông thôn b. Công cụ phân bổ nguồn lực – chi tiêu công và đầu tư công với khuôn khổ trung hạn c. đổi mới quản lý nhà nước và cải tiến dịch vụ công d. đổi mới các doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hoá e. Xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 – 2010

pdf10 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1928 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng trưởng để giảm nghèo trong nông nghiệp và nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Tăng trưởng để giảm nghèo trong nông nghiệp và nông thôn Một số vấn đề đặt ra đối với Nông nghiệp và PTNT Việt Nam Báo cáo của Bộ NN và PTNT tại Hội nghị Toàn thể thường niên ISG Hà Nội, 9/11/2004 Nội dung A. NHỮNG VẤN ĐỀ LỚN ĐANG ĐẶT RA ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN B. CÔNG CỤ PHÂN BỔ NGUỒN LỰC – CHI TIÊU CÔNG VÀ ĐẦU TƯ CÔNG VỚI KHUÔN KHỔ TRUNG HẠN C. ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CẢI TIẾN DỊCH VỤ CÔNG D. ĐỔI MỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CỔ PHẦN HOÁ E. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006 – 2010 2NHỮNG VẤN ĐỀ LỚN ĐANG ĐẶT RA ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1. Tốc độ tăng GDP ngành nông nghiệp (gồm cả thuỷ sản) trong 4 năm qua (bình quân 3,32%/năm) (4,4%/năm thời kỳ 1996-2000; chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2001-2005 là 4%/năm) 2. Nhiều nguồn tiềm năng trong nông nghiệp, nông thôn chưa được khai thác hợp lý và có hiệu quả 3. Khoa học công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất. Năng lực công nghiệp chế biến và công nghệ sau thu hoạch chưa theo kịp tốc độ phát triển 4. Năng suất, chất lượng thấp, sức cạnh tranh kém 5. Cơ sở hạ tầng nông thôn chậm được cải thiện: Thuỷ lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc, kho tàng, chợ… đều rất thiếu, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá 6. Khả năng phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai rất hạn chế, môi trường nhiều vùng nông thôn tiếp tục bị suy thoái NHỮNG VẤN ĐỀ LỚN ĐANG ĐẶT RA ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 37. Chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn- thành thị, giữa các vùng và ngay trong từng cộng đồng dân cư ngày càng tăng 8. Vấn đề nổi cộm khác: (i) giải ngân XDCB chậm, (ii) cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước chậm, (iii) cải cách hành chính chậm, và (iv) chuẩn bị kịp cho hội nhập quốc tế chậm NHỮNG VẤN ĐỀ LỚN ĐANG ĐẶT RA ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1. Ngân sách đầu tư cho ngành còn hạn chế 1996 – 2003: chi cho NN 6,64% tổng chi ngân sách; bằng 1,57% GDP; chỉ đáp ứng được 50-60% yêu cầu thực hiện CPRGS và Chương trình đầu tư công PIP 2. Phân bổ ngân sách ngành chưa phù hợp Chi cho thuỷ lợi cao; tỉ lệ chi duy tu bảo dưỡng/đầu tư thấp Chi cho KHCN và khuyến nông thấp CÔNG CỤ PHÂN BỔ NGUỒN LỰC: CHI TIÊU CÔNG VÀ ĐẦU TƯ CÔNG VỚI KHUÔN KHỔ TRUNG HẠN MTEF và MTFF sẽ được sử dụng làm công cụ kế hoạch và theo dõi đánh giá phân bổ nguồn lực 43. Lập kế hoạch và dự toán ngân sách chưa hệ thống Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các kế hoạch hàng năm với chiến lược phát triển và kế hoạch 5 năm do khó khăn về ngân sách Chưa thống nhất giữa lập kế hoạch và thực thi cũng như việc chủ động điều hành ngân sách để thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra 4. Thiếu hệ thống theo dõi đánh giá quản lý chi tiêu của ngành Xu hướng phân cấp mạnh cho các cấp chính quyền địa phương cần được đảm bảo bằng một hệ thống thông tin quản lý hiện đại để theo dõi và đánh giá toàn diện về chi tiêu công trong ngành CÔNG CỤ PHÂN BỔ NGUỒN LỰC: CHI TIÊU CÔNG VÀ ĐẦU TƯ CÔNG VỚI KHUÔN KHỔ TRUNG HẠN 5. Hệ thống chính sách cần được củng cố Việc xây dựng và sử dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF) và Khuôn khổ tài chính trung hạn (MTFF) đang được coi là một trong những giải pháp quan trọng phục vụ cho hoạch định và thực hiện chính sách mới CÔNG CỤ PHÂN BỔ NGUỒN LỰC: CHI TIÊU CÔNG VÀ ĐẦU TƯ CÔNG VỚI KHUÔN KHỔ TRUNG HẠN 51. Cơ cấu lại hệ thống tổ chức quản lý ngành Sắp xếp lại tổ chức: các cơ quan quản lý nhà nước; các đơn vị cung cấp dịch vụ công, các trường/viện nghiên cứu Xác định lại chức năng nhiệm vụ và quy trình công tác của Bộ và các đơn vị 2. Đổi mới thể chế Các văn bản chính sách, quy phạm pháp luật do Bộ ban hành được rà soát và ban hành mới với tính khả thi cao hơn Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa đối với các lĩnh vực công tác có liên quan nhiều tới các tổ chức và công dân ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CẢI TIẾN DỊCH VỤ CÔNG Mục tiêu cuối cùng của CCHC trong NN&PTNT là tăng cường các cơ hội tiếp cận các dịch vụ công 3. Phát triển nguồn nhân lực - Xác định lại tiêu chuẩn chức danh và số lượng công chức cần thiết cho các vị trí công tác - Thực hiện quy trình mới về thi tuyển công chức - Áp dụng Hệ thống thông tin quản lý nhân sự (PMIS) - Đào tạo kiến thức khoa học, công nghệ, quản lý cho nông dân, chủ trang trại, cán bộ hợp tác xã nông nghiệp 4. Cải cách tài chính công - Đổi mới quy trình thủ tục về quản lý đầu tư xây dựng, từ xác định chủ trương đầu tư, xây dựng dự án khả thi, phân bổ ngân sách, quản lý giải ngân,... - Đổi mới quản lý chi tiêu từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp trực tiếp và ngân sách tài trợ quốc tế - Thí điểm việc khoán biên chế và chí phí hành chính tại Vụ Kế hoạch ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CẢI TIẾN DỊCH VỤ CÔNG 65. Hiện đại hóa hành chính - Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành - Thiết kế xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu và Cổng giao tiếp điện tử (Portal) - Áp dụng nhiều phần mềm phục vụ quản lý văn bản hành chính, quản lý công trình của Bộ - Xây dựng thí điểm các trung tâm thông tin kết nối mạng (Telecentre) tại một số xã ở 7 vùng sinh thái nông nghiệp ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CẢI TIẾN DỊCH VỤ CÔNG 1. Hình thức cổ phần hoá - Bán một phần giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp, huy động vốn của người lao động và các nhà đầu tư, trong đó chủ yếu là bạn hàng cung cấp nguyên liệu hoặc tiêu thụ sản phẩm - Sau cổ phần hoá, cơ cấu vốn của doanh nghiệp như sau: Vốn nhà nước 36%, Người lao động trong doanh nghiệp 46%, Nhà đầu tư bên ngoài 18% (trong đó người trồng và bán nguyên liệu cho chế biến 6,68%) ĐỔI MỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CỔ PHẦN HOÁ 1 năm qua đã cổ phần hoá được 95 DNNN, hơn cả 8 năm trước đó cộng lại Thời gian cổ phần hoá DN rút ngắn còn từ 2 – 3 tháng 72. Người lao động - Được mua cổ phần ưu đãi - Được chuyển sang tiếp tục làm việc tại công ty cổ phần (trừ số lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động) - Sau cổ phần hoá: giải quyết chính sách cho gần 1.600 lao động xin nghỉ trong 44 doanh nghiệp (30 triệu đồng/ người) đào tạo lại tạo việc làm mới cho 3024 lao động (2,4 triệu đồng/ người) 3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá Phần lớn các doanh nghiệp chuyển đổi làm ăn có hiệu quả ĐỔI MỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CỔ PHẦN HOÁ • Ví dụ CPH thành công: Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam: Vốn chủ hữu từ 42 tỷ, nay là 71 tỷ; Doanh thu từ 92 tỷ đồng, nay là 94 tỷ đồng; Lợi nhuận từ 21 tỷ đồng, nay là 25 tỷ đồng, Lao động 269 người, nay là 273 người; Tỷ lệ chia cổ tức 20%. Công ty xây dựng và thiết kế số 1: Doanh thu từ 333 tỷ đồng, nay là 442 tỷ đồng, Lợi nhuận từ 7 tỷ đồng nay là 10 tỷ đồng, Lao động từ 3.750 người, nay là 4.590 người, Tỷ lệ chia cổ tức 17,5%. ĐỔI MỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CỔ PHẦN HOÁ 84. Đặc thù của các doanh nghiệp nhà nước ngành nông nghiệp - Các doanh nghiệp nông nghiệp gắn với các vùng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm của người nông dân - Phần lớn hoạt động ở những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người - Nắm giữ các hoạt động quan trọng của hoạt động sản xuất nông nghiệp ĐỔI MỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CỔ PHẦN HOÁ 5. Tác động của sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đến tăng trưởng, giảm nghèo - Đầu tư vùng nguyên liệu, - Áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất - Cung ứng vật tư cho sản xuất nông lâm nghiệp - Tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; xoá đói giảm nghèo - Nông dân trồng và bán nguyên liệu được mua cổ phần ưu đãi, do đó tăng mức độ gắn kết với DN qua chia sẻ rủi ro và góp phần tham gia quản lý DN ĐỔI MỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CỔ PHẦN HOÁ 91. Mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 Phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng và hiệu quả gắn với hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng trưởng kinh tế phải gắn với nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa xã hội cho nông dân, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006 – 2010 Phương pháp lập kế hoạch mới với cách tiếp cận dựa vào kết quả và các yếu tố xoá đói giảm nghèo sẽ được cân nhắc áp dụng 2. Hướng dẫn của Chính phủ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 33/2004/CT-TTg ngày 23 tháng 9 năm 2004 về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010 Chỉ thị Bộ N&PTNT số 52/BNN/KH ngày 21 tháng 10 năm 2004 yêu cầu các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ triển khai công tác xây dựng kế hoạch XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006 – 2010 10 3. Trình tự và tiến độ xây dựng Tháng 10 – tháng 11 năm 2004: các Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ triển khai Chỉ thị đến các cơ sở và tổ chức xây dựng kế hoạch; tổ chức các cuộc thảo luận, hội thảo với các cơ quan nông lâm nghiệp địa phương, trình UBND tỉnh/ thành phố thông qua và gửi báo cáo về Bộ tổng hợp.. Tháng 12 năm 2004: Bộ NN&PTNT tổng hợp cân đối xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn 5 năm 2006 – 2010 toàn ngành; tổ chức các cuộc thảo luận, hội thảo với các nhà khoa học, quản lý, một số Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đại diện cho các vùng, các đơn vị trực thuộc Đầu tháng 1 năm 2005: trình dự thảo lên Thủ tướng Chính phủ và các Bộ tổng hợp. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006 – 2010 Thank you very much for your attention

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTăng trưởng để giảm nghèo trong nông nghiệp và nông thôn.pdf