.TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TẠO ĐỘNG LỰC
Trong lãnh đạo, nhà quản trị phải động viên cấp dưới của ông ta đem hết khả năng làm việc với nỗ lực cao nhất để thực hiện mục đích của công ty. Để thúc đẩy nhân viên, nhà quản trị phải biết cách đối xử với con người. Động viên là sự thúc đẩy người ta làm việc. Tác dụng của động viên tùy thuộc vào sự khuyến khích (bằng vật chất và tinh thần) mà kích thích nhân viên sử dụng hết những khả năng tiềm tàng của họ và cố gắng tối đa trong thực hiện công việc. Để đạt được kết quả ở mức cao nhất, nhà quản trị phải đảm bảo rằng người công nhân luôn ở trong tình trạng được thỏa mãn các nhu cầu riêng cũng như những nhu cầu chung trong tổ chức.
11 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 12003 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tầm quan trọng của việc tạo động lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TẠO ĐỘNG LỰC
1. Động lực
Những nỗ lực bên trong và bên ngoài của một con người có tác dụng khơi
dậy lòng nhiệt tình và sự kiên trì theo đuổi một cách thức hành động đã xác
định.
2.Tạo động lực
Là quá trình tạo ra kích thích cho hành động , động viên những cố gắng cho
người lao động.
B.CÁC HỌC THUYÊT TẠO ĐỘNG LỰC
Trong lãnh đạo, nhà quản trị phải động viên cấp dưới của ông ta đem hết
khả năng làm việc với nỗ lực cao nhất để thực hiện mục đích của công ty. Để
thúc đẩy nhân viên, nhà quản trị phải biết cách đối xử với con người.
Động viên là sự thúc đẩy người ta làm việc. Tác dụng của động viên tùy thuộc
vào sự khuyến khích (bằng vật chất và tinh thần) mà kích thích nhân viên sử
dụng hết những khả năng tiềm tàng của họ và cố gắng tối đa trong thực hiện
công việc. Để đạt được kết quả ở mức cao nhất, nhà quản trị phải đảm bảo
rằng người công nhân luôn ở trong tình trạng được thỏa mãn các nhu cầu riêng
cũng như những nhu cầu chung trong tổ chức.
1.Hệ thống thứ bậc các nhu cầu của Maslow
Nhà tâm lý học người Hoa Kỳ - Abraham Maslow cho rằng: người lao động
có năm nhu cầu theo bậc thang từ thấp đến cao là: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an
toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được ghi nhận và nhu cầu tự hoàn thiện. Theo
đó, những nhu cầu ở mức độ thấp sẽ phải được thỏa mãn trước khi xuất hiện
các nhu cầu ở mức độ cao hơn. Những nhu cầu này thúc đẩy con người thực
hiện những công việc nhất định để được đáp ứng. Như vậy, nhu cầu trở thành
động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được
hành vi của con người. Dưới đây là các biểu hiện tương ứng với các cấp độ
nhu cầu của người lao động:
Nhu cầu Sự thể hiện
Tồn tại Thức ăn, nhà ở, nghỉ ngơi
An toàn Nơi làm việc an toàn, việc làm được đảm
bảo, an toàn về thân thể
Xã hội Là thành viên của tổ chức, được giao lưu,
chia sẻ, hợp tác
Được công nhận Được ghi nhận thành tích bằng các phần
thưởng, địa vị, cơ hội thăng tiến
Tự hoàn thiện Phát triển tài năng, những triển vọng nghề
nghiệp
Người lãnh đạo hoặc quản lý có thể sử dụng các công cụ hoặc biện pháp
để tác động vào nhu cầu hoặc kỳ vọng của nhân viên làm cho họ hăng hái và
tận tụy hơn với nhiệm vụ mình đảm nhận.
Nhu cầu cơ bản về sinh lý có thể được đáp ứng thông qua mức lương tốt,
đài thọ bữa trưa hoặc ăn giữa ca miễn phí, hoặc bảo đảm các khoản phúc lợi
khác. Đáp ứng nhu cầu về quan hệ xã hội thể hiện qua các hoạt động giao lưu,
sinh hoạt tập thể ngoài giờ làm việc giữa các bộ phận trong công ty. Đồng thời,
những hoạt động này còn giúp phát triển ý thức cộng đồng hay tinh thần đồng
đội. Đối với nhu cầu tự hoàn thiện, nhà quản lý có thể tạo cơ hội phát triển
những thế mạnh cá nhân. Đồng thời, người lao động cần được đào tạo và và
có cơ hội tự nâng cấp bản thân, cần được khuyến khích tham gia vào sự phát
triển chung của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Đối với Simon Cooper, Chủ tịch tập đoàn khách sạn Rizt-Calton, một cách
để ông khích lệ quan hệ giữa các thành viên trong tập đoàn là: Ông luôn ăn
mặc chỉnh tề không chê vào đâu được trong bộ vest màu xanh, áo trắng, cà vạt
tía và đôi giày đen bóng. Hình thức bên ngoài này thể hiện sự tôn trọng các
nhân viên. Ông ta nói hết sức tình cảm: "Chào buổi sáng, các bạn của tôi".Ông
luôn bày tỏ sự cảm ơn với mọi người vì đã cống hiến hết mình cho công việc.
Do đó, hầu hết nhân viên đều sở hữu niềm hạnh phúc như nhau, không có sự
phân biệt cấp bậc và đồng lương.
Mặt khác, thuyết nhu cầu của Maslow giúp nhà quản trị đánh giá được cấp
độ nhu cầu của mỗi nhân viên, trong mỗi hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn một giải
pháp tạo động lực phù hợp. Với một nhân viên vừa mới được tuyển dụng đang
cần việc làm và có thu nhập cơ bản, mức lương hợp lý là vấn đề cần được
quan tâm hàng đầu. Còn một nhân viên đã có “thâm niên” công tác trong công
ty, công việc đã thuần thục và tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm công tác
tiền lương đã được trả cao thì nhu cầu của nhân viên đó phải là đạt được vị trí,
chức vụ mong doanh nghiệp hoặc tổ chức. Cũng có không ít nhân viên tuy còn
trẻ song đã có triển vọng nghề nghiệp với mức lương cao và đảm nhiệm vị trí
công tác quan trọng công ty. Họ lại cần được thể hiện mình trong những nhiệm
vụ mang tính thách thức hơn, qua đó họ không chỉ chứng tỏ được năng lực mà
còn có cơ hội nâng cao trình độ.
2. Lý thuyết hai yếu tố của Herzberg
Lý thuyết gia quản trị người Hoa Kỳ, ông Frederick Herzberg chia các yếu
tố tạo động lực người lao động thành hai loại: yếu tố duy trì - thuộc về sự thỏa
mãn bên ngoài và yếu tố thúc đẩy - thỏa mãn bản chất bên trong.
Lý thuyết hai yếu tố
Các yếu tố duy trì
(phạm vi công việc)
Các yếu tố thúc đẩy
(nội dung công việc)
Lương và các khoản phúc
lợi phụ
Công việc có ý nghĩa
Sự giám sát Cảm nhận về sự hoàn thành
Điều kiện làm việc Có cơ hội thăng tiến
Các chính sách quản trị
Sự công nhận khi hoàn thành
công việc
Nhóm thứ nhất chỉ có tác dụng duy trì trạng thái làm việc bình thường. Mọi
nhân viên đều mong muốn nhận được tiền lương tương xứng với sức lực của
họ, công ty được quản trị một cách hợp lý và điều kiện làm việc của họ được
thoải mái. Khi các yếu tố này được thỏa mãn, đôi khi họ coi đó là điều tất nhiên.
Nhưng nếu không có chúng, họ sẽ trở nên bất mãn và hiệu suất làm việc giảm
sút. Tập hợp các yếu tố thứ hai là những yếu tố có tác dụng thúc đẩy thật sự,
liên quan đến bản chất công việc. Khi thiếu vắng các yếu tố thúc đẩy, người
công nhân sẽ biểu lộ sự không hài lòng, lười biếng và thiếu sự thích thú làm
việc. Những điều này gây ra sự bất ổn về mặt tinh thần.
Vì vậy, theo Herzberg, thay vì cố gắng cải thiện các yếu tố duy trì, các nhà
quản trị nên gia tăng các yếu tố thúc đẩy nếu muốn có sự hưởng ứng tích cực
của nhân viên.
Ở tập đoàn kinh doanh khách sạn Rizt-Calton, các nhà quản lý đã không
ngừng củng cố một trong 12 giá trị dịch vụ then chốt của khách sạn. Các nhân
viên được khích lệ thảo luận về giá trị này trong mọi nhiệm vụ thường nhật của
họ và hiểu rằng mỗi hành động của họ có tác động như thế nào đối với khác
hàng, với quyết tâm hướng tới dịch vụ năm sao của tập đoàn Rizt-Calton. Từ
đó, họ có động cơ làm việc tốt hơn.
Hoặc, một phong cách làm việc quen thuộc trong hệ thống Rizt-Calton là
chia sẻ cho nhau những tấm gương tuyệt vời về dịch vụ khách hàng vượt trội
của chính các thành viên trong công ty. Điều này không chỉ củng cố các kỹ
năng cần thiết về dịch vụ khách hàng, mà còn đem đến cho nhân viên một
"niềm tự hào" khi được đánh giá và biểu dương một cách công khai trước cấp
trên và đồng nghiệp.
3. Thúc đẩy bằng sự tăng cường
Thuyết gia tăng sự thúc đẩy có nguồn gốc từ tác phẩm về trạng thái hoạt
động của B.F.Skinner. Thuyết này cho rằng hành vi thúc đẩy của một người là
một hành vi hiểu biết và chịu ảnh hưởng bởi phần thưởng hay hình phạt mà
người đó nhận được trong một tình huống tương tự đã trải qua trước đây.
Có ba loại hành vi tăng cường mà nhà quản trị có thể thực hiện:
Bằng sự khen thưởng một nhân viên (tăng cường dương tính hay tăng
cường tích cực), nhà quản trị khuyến khích người nhân viên đó lặp lại những gì
anh ta đã làm trước đây. Phần thưởng có thể được dùng bằng tiền, quyết định
đề bạt hay những lời khen ngợi.
Bằng hình phạt (tăng cường âm tính), nhà quản trị quở trách người nhân
viên về lỗi lầm anh ta đã mắc phải. Người nhân viên sẽ biết những gì không
được làm nhưng anh ta không thể biết đâu là công việc đúng để làm.
Sự lựa chọn thứ ba mà nhà quản trị có thể thực hiện là làm lơ, coi như
không biết việc làm sai của nhân viên. Sự lựa chọn này chỉ có thể thích hợp khi
nhà quản trị nghĩ rằng hành vi sai lầm đó chỉ là tạm thời hay nó không nghiêm
trọng đến mức phải áp dụng hình phạt.
4. Thuyết cân bằng về sự thúc đẩy
Thuyết cân bằng đưa ra quan niệm cho rằng, con người muốn được đối xử
một cách công bằng. Mọi người thường có mong muốn nhận được những phần
thưởng tương xứng với những đóng góp hay công sức mà họ đã bỏ ra. Nếu
một cá nhân nhận thấy bản thân được trả lương dưới mức đáng được hưởng,
anh ta sẽ giảm nỗ lực của bản thân xuống để duy trì sự công bằng hay "sự cân
bằng". Nếu anh ta nghĩ rằng đang được trả lương cao, anh ta sẽ cố gắng làm
việc chăm chỉ hơn.
Tình huống sẽ phức tạp hơn khi một người bắt đầu so sánh chính anh ta
với một đồng nghiệp. Nếu anh ta nghĩ đồng nghiệp của anh ta đã nhận được
nhiều tiền hơn, trong khi cả hai người cùng có những nỗ lực tương đương
nhau. Anh ta có thể tự đặt ra yêu cầu tăng hay giảm nỗ lực của bản thân để
duy trì "sự cân bằng. Kiểu so sánh này không thể coi là hợp lý, bởi vì hầu hết
mọi người chúng ta đều có khuynh hướng "thổi phồng" thành tích của bản thân.
Do đó, sự đánh giá của chúng ta về các đồng nghiệp trong những giới hạn về
thu nhập hay phần thưởng có thể không chính xác.
5. Thuyết nhu cầu của A. Maslow với việc phát triển kỹ năng khuyến khích
nhân viên
Thuyết nhu cầu của A. Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận
dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Cho đến nay, chưa có
thuyết nào thay thế tốt hơn thuyết này mặc dù cũng có khá nhiều ứng cử viên
có ý định thay thế. Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người
được chia thành các thang bậc khác nhau từ đáy lên tới “đỉnh” , phản ánh mức
độ "cơ bản" của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một
sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội .
Việc sắp xếp nhu cầu theo thang bậc từ thấp đến cao cho thấy độ dã man
của con người... Cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầu được bảo vệ.
Nhu cầu an toàn có an toàn về tính mạng và an toàn về tài sản. Cao hơn nhu
cầu an toàn là nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa người với người, quan hệ
con người với tổ chức hay quan hệ giữa con người với tự nhiên. Con người
luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người
có nhu cầu giao tiếp để phát triển. Trên cấp độ này là nhu cầu được nhận biết
và tôn trọng. Đây là mong muốn của con người nhận được sự chú ý, quan tâm
và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một mắt
xích không thể thiếu trong hệ thống phân công lao động xã hội. Việc họ được
tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở thành người hữu
dụng theo một điều giản đơn là xã hội trọng của trọng công. Vì thế, con người
thường có mong muốn có địa vị cao để được nhiều người tôn trọng và kính nể.
Vượt lên trên tất cả các nhu cầu đó là nhu cầu tự thể hiện. Đây là khát vọng và
nỗ lực để đạt được mong muốn. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực
hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện
thì họ mới cảm thấy hài lòng. Thuyết nhu cầu sắp xếp nhu cầu con người từ
thấp lên cao. Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp
thấp hơn được đáp ứng.
Con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo
nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành
động. Đồng thời, việc nhu cầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục đích
hành động của con người. Theo cách xem xét đó nhu cầu trở thành động lực
quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của
con người. Nói cách khác, người lãnh đạo hoặc quản lý có thể điều khiển được
hành vi của nhân viên bằng cách dùng các công cụ hoặc biện pháp để tác động
vào nhu cầu hoặc kỳ vọng của họ làm cho họ hăng hái và chăm chỉ hơn với
công việc được giao, phấn chấn hơn khi thực hiện nhiệm vụ và tận tụy hơn với
nhiệm vụ đảm nhận. Trong trường hợp ngược lại, việc không giao việc cho
nhân viên là cách thức giảm dần nhiệt huyết của họ và cũng là cách thức để
nhân viên tự hiểu là mình cần tìm việc ỏ một nơi khác khi làm việc là một nhu
cầu của người đó.
Trong một doanh nghiệp hoặc tổ chứa nhu cầu cơ bản có thể được đáp
ứng thông qua việc cả lương tốt và công bằng, cung cấp các bữa ăn đưa hoặc
ăn giữa ca miễn phí hoặc bảo đảm các khoản phúc lợi khác như tiền thưởng
theo danh hiệu thi đua, thưởng các chuyến tham quan, du lịch, thưởng sáng
kiến... Để đáp ứng nhu cầu an toàn/ nhà quản lý có thể bảo đảm điều kiện làm
việc thuận lợi, bảo đảm công việc được duy trì ổn định và đối xử công bằng đối
với nhân viên. Để bảo đảm đáp ứng nhu cầu quan hệ, người lao động cần
được tạo điều kiện làm việc theo nhóm, được tạo cơ hội để mở rộng giao lưu
giữa các bộ phận, khuyến khích mọi người cùng tham gia ý kiến phục vụ sự
phát triển doanh nghiệp hoặc tổ chức. Cũng để đáp ứng nhu cầu phát triển
quan hệ, doanh nghiệp hoặc tổ chức cần có các hoạt động vui chơi, giải trí
nhân các dịp kỷ niệm hoặc các kỳ nghỉ khác. Để thỏa mãn nhu cầu được tôn
trọng, người lao động cần được tôn trọng về nhân cách, phẩm chất. Bên cạnh
được trả tiền lương hay có thu nhập thỏa đáng theo các quan hệ thị trường, họ
mong muốn được tôn trọng các giá trị của con người. Các nhà quản lý hoặc
lãnh đạo, do đó, cần có cơ chế và chính sách khen ngợi, tôn vinh sự thành
công và phổ biến kết quả thành đạt của cá nhân một cách động rãi. Đồng thời,
người lao động cũng cần được cung cấp kịp thời thông tin phản hồi, đề bạt
nhân sự vào những vị trí công việc mới có mức độ và phạm vi ảnh hưởng lớn
hơn. Đối với nhu cầu tự hoàn thiện, nhà quản lý hoặc ông chủ cần cung cấp
các cơ hội phát triển những thế mạnh cá nhân. Đồng thời, người lao động cần
được đào tạo và phát triển, cần được khuyến khích tham gia vào quá trình cải
tiến mong doanh nghiệp hoặc tổ chức và được tạo điều kiện để họ tự phát triển
nghề nghiệp. Các tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới “thu phục” khá nhiều
nhân viên giỏi, kể cả những nhân viên rất “khó tính” từ nhiều nước khác nhau
do cơ chế hấp dẫn mạnh nguồn tài năng này qua việc tạo điều kiện cho họ có
nhà lầu, xe hơi việc làm ổn định, tiền lương trả rất cao và khả năng thăng tiến
mạnh, kể cả giao cho họ những trọng trách và vị trí lãnh đạo chủ chốt xong
công ty...
Như vậy để có kỹ năng khuyến khích và động viên nhân viên, nhà quản lý
hoặc lãnh đạo cần nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể nhu cầu của nhân viên mình
và có biện pháp hữu hiệu để đáp ứng, nghĩa là họ cần biết chiều nhân viên một
cách hợp lý và có dụng ý. Một nhân viên vừa mới được tuyển dụng đang cần
việc làm và có thu nhập cơ bản thì việc tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho bản
thân nhân viên này là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Còn một nhân viên
đã công tác có “thâm niên” trong công ty, công việc đã thuần thục và tích lũy
được khá nhiều kinh nghiệm công tác tiền lương đã được trả cao thì nhu cầu
của nhân viên đó phải là đạt được vị trí, chức vụ mong doanh nghiệp hoặc tổ
chức. Việc đề bạt chức vụ công tác mới ỏ vị trí cao hơn hiện tại cho nhân viên
này sẽ khuyến khích người này làm việc hăng say và có hiệu quả hơn... Hiện
nay, ở Việt Nam có tình trạng mặc dù mức lương được trả khá cao trong các
doanh nghiệp liên doanh song nhiều người vẫn không muốn làm việc trong liên
doanh mà họ muốn làm việc xong các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam với
mức lương thấp hơn rất nhiều. Lý do chủ yếu xuất phát từ quan niệm làm việc
xong các liên doanh khó bảo đảm cho sự tiến thân và phát triển địa vị xã hội.
Điều này có nghĩa là các liên doanh với nước ngoài không đáp ứng được nhu
cầu thăng quan tiến chức của những người này so với các cơ quan, doanh
nghiệp Việt Nam... Đối với nhưng đối tượng như thế, tiền lương hoặc thu nhập
không phải là giải pháp thỏa mãn thực tiếp nhu cầu của họ mà phải là chức vụ
mà họ phải đạt được. Vì thế, người chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu
một tổ chức cần tuỳ hoàn cảnh cụ thể để vận dụng thuyết nhu cầu này vào việc
phát hiện nhu cầu của từng nhân viên, hình thành và phát triển các kỹ năng
khuyến khích nhân viên một cách thích hợp.
C. Quy tắc ghi nhận thành tích lao động
Kết quả một cuộc điều tra nhân viên mới đây đã khẳng định sự ghi nhận
công việc được thực hiện tốt là nhân tố động viên hàng đầu đối với nhân viên.
Mặc dù tiền là quan trọng, những gì nhân viên coi trọng nhất ngày nay là sự ghi
nhận của người giám sát họ khi họ hoàn thành công việc một cách xuất sắc.
Chúng ta cũng biết rằng những nhân tố thúc đẩy nhân viên tốt nhất là sự thực
hành ngay tức khắc, thành thực, cụ thể và tích cực.
Hãy làm ngay tức khắc: Lời khen sẽ có hiệu quả hơn nhiều khi nó đến ngay
sau khi công việc tốt được hoàn thành.
• Hãy thành thực: Dĩ nhiên, khen ngợi thì rất tuyệt vời, nhưng nếu lời khen
không xuất phát từ sự chân thật của bạn, thì bạn sẽ chỉ khen bề ngoài mà thôi.
• Hãy thật cụ thể: Tránh sự chung chung khái quát và nói thật chi tiết về thành
tựu. Nhân viên sẽ biết cụ thể nếu thực hiện lại như thế nào.
• Hãy thật tích cực: Quá nhiều nhà quản lý cắt ngang lời khen bằng một câu kết
luận mang tính phê bình. Khi bạn nói những câu đại loại như: “Anh đã làm bản
báo cáo này rất tốt, nhưng có một vài lỗi in sai” thi từ “nhưng” ở đây đã xoá bỏ
tất cả những gì khen ngợi trước đó. Hãy dành nói việc cần sửa chữa vào lần
sau.
Việc khen thưởng hay công nhận nhân viên một cách hiệu quả có nghĩa
chúng phải phù hợp với tính cách của nhân viên. Có một cách để cho hai việc
này đi đôi với nhau.
Thông thường công nhận nhân viên làm việc tốt là một nhiệm vụ chẳng
mấy dễ dàng cho nhà quản lý. Không phải việc khen thưởng nhân viên là một
việc khó cần phải làm, nhung khi phải quyết định đánh giá nhân viên làm việc
như thế nào, nhà quản lý sa vào tình trạng có làm cũng chẳng được, mà không
làm cũng không xong.
Nhà quản lý có thể hỏi từng cá nhân xem họ thích được ghi nhận theo kiểu
nào. Nhưng việc này có thể hơi mất chút thời gian, và kết quả có thể là một
danh sách những mong muốn của nhân viên có thể gây sửng sốt cho người
quản lý.
Có một cách khác. Nhà quản lý có thể dự đoán về loại hình công nhận nào
nhân viên có thể ưa chuộng, dựa trên tính cách của họ. Có một công cụ để
hiểu biết các loại tính cách được lập nên theo nghiên cứu của chúng tôi.
Tất cả chúng ta sinh ra đều có tính khí riêng; đó là bản chất tính cách chúng
ta. Bốn tính khí cơ bản được quan sát và mô tả hàng thế kỷ nay. Trong thế kỷ
này, hệ thống nổi tiếng nhất để mô tả tính cách là hệ thống phân loại Myer-
Briggs, bao gồm 16 loại tính cách.
Làm việc với hệ thống đó, nhà tâm lý học David Keirsey đã nhóm 16 loại
thành 4 loại sau khi quyết định rằng 4 loại này trong số 16 loại kia có nhiều
điểm chung với nhau hơn là 12 loại còn lại. Ông gọi những nhóm này là nhóm
Người bảo vệ (Guadians), Người lý trí (Rationalists), Người Nghệ sĩ (Artisans)
và Người Lý tưởng (Idealist). Có thể thay những tên này bằng những tên khác
có thể mô tả 4 tính cách một cách đồng bộ hơn. Chúng tôi gọi 4 loại tính cách
đó là Người bảo thủ (Preservers), Người chiến lược (Strategists), Người độc
lập (Mavericks) và Người Nhiệt huyết (Energizers). Đối với từng nhóm tính
cách này, sẽ rất có ích cho nhà quản lý để biết không chỉ tính cách đó là như
thế nào, cách ghi nhận nào được mỗi nhóm mong muốn, mà còn biết cách đối
xử cho mỗi loại tính cách khác nhau như thế nào.
D. Quản lý và động lực
Q: Tôi nên sử dụng các công cụ quản lý hiệu quả công việc như thể nào để tạo
động lực cho nhân viên? Không phải chúng tôi đang cố gắng gây áp lực với
mọi người rằng phải đạt hiệu quả công việc ở mức độ cao hơn, mà chúng tôi
muốn khích lệ nhân viên bằng các biện pháp không hề liên quan đến tài chính.
A: Các công cụ quản lý hiệu quả công việc được thiết kế nhằm thu thập phản
hồi để đánh giá và so sánh hiệu quả công việc của nhân viên. Một hệ thống
quản lý hiệu quả công việc thành công có thể giúp nhận biết những hành vi nào
góp phần tăng hiệu quả công việc và giúp tổ chức xây dựng được tiêu chuẩn
cho những người giỏi nhất. Những tiêu chuẩn này có thể giúp doanh nghiệp
lựa chọn và phát triển nhân viên, tuy nhiên lại không phải là công cụ lý tưởng
để tạo động lực cho họ.
Nếu nhân viên không nhiệt tình, hay động lực của họ thấp hơn bạn mong
đợi, bạn không nên nghĩ quá nhiều đến các công cụ quản lý hiệu quả công việc
hay các biện pháp tạo động lực phi tài chính. Thay vào đó, bạn nên xem xét đội
ngũ lãnh đạo của công ty cũng như chính sách chọn lựa và bố trí nhân viên.
1. Lãnh đạo
Đôi khi các nhà lãnh đạo làm những việc vô tình hay cố ý tạo nên động lực.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Nhà lãnh đạo đang làm – hoặc không làm – gì ảnh
hưởng không tốt đến động lực của nhân viên? Hãy hỏi ý kiến từ những nhân
viên xuất sắc nhất và những người bạn tin cậy nhất. Nên nhớ giữ thái độ cởi
mở, lắng nghe khách quan, chắc chắn bạn sẽ khám phá ra điều quan trọng.
2. Chọn lựa và bố trí nhân viên
Đặt ra câu hỏi: Các tiêu chuẩn quản lý, lựa chọn và bố trí nhân viên của
công ty như thế nào để tạo động lực? Khám phá của các chuyên gia cho thấy:
“Không cần thiết phải quản lý chặt chẽ đối với những cá nhân xuất sắc. Họ sẽ
tự tạo động lực và đạt được kết quả tốt nhất.”
Một nghiên cứu xem xét mối tương quan giữa các tổ chức trong một thời
gian dài chỉ ra hầu hết các doanh nghiệp không dành đủ thời gian xem xét các
biện pháp tạo động lực cho nhân viên, bởi họ chỉ tuyển chọn và giữ lại những
người tỏ ra có năng lực và tự tạo động lực ngay từ ban đầu. Tuy nhiên, không
phải doanh nghiệp nào cũng may mắn như vậy. Trong trường hợp này, hãy lưu
ý tới 3 điều quan trọng sau trong việc lựa chọn nhân sự: năng lực làm việc, khả
năng tự tạo động lực và nhu cầu của tổ chức
E. THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM
Trong mọi Công ty, doanh nghiệp hiện nay, vấn đề quản lý con người cũng
đang là vấn đề quan trọng nhất, nó quyết định đến hiệu qủa của mọi hoạt động
khác. Một Công ty, tổ chức, doanh nghiệp nào biết sử dụng khai thác triệt để,
hiệu qủa nguồn lực con người thì ở đó hoạt động sẽ đạt hiệu qủa cao. Đối với
một đơn vị làm kinh tế thì nó góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành
sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Để làm được điều đó, người quản lý, người lãnh đạo phải biết khai thác
những nguồn lực đó của con người, những nhu cầu, sở thích, ham mê, nhiệt
tình... tất cả những điều đó tạo nêu một Động lực trong lao động.
Có câu nói: " Thành công một phần có được là ở sự cần cù và lòng nhiệt
tình" - (Trích ngạn ngữ nước ngoài). Mà lòng nhiệt tình được tạo ra từ động lực
lao động, nó làm cho người ta hăng say làm việc, phát huy hết khả năng làm
việc của bản thân để dồn vào công việc, tạo nên năng suất lao động cao.
Trong thời gian đi thực hiện nhiệm vụ của Nhà trường và khoa kinh tế trường
ĐH Kinh tế giao về việc đánh giá tình hình nguồn nhân lực ở Thanh Hóa và kết
hợp thực tập tốt nghiệp, tôi được phân công thực tập tại Công ty Giống cây
trồng Thanh Hóa, là một Công ty đứng đầu trong tỉnh về sản xuất giống cây
trồng Nông nghiệp, có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu về giống ở trong tỉnh và các
tỉnh lân cận. Hiện nay, trong chiến lược phát triển kinh tế của mình vấn đề về
người lao động rất được Công ty quan tâm, đặc biệt là về chất lượng hiệu quả
thực hiện công việc của người lao động. Do vậy việc tạo cho người lao động là
rất cần thiết hiện nay. Trong quá trình thực tập tại đây tôi mạnh dạn nghiên cứu
về việc tạo động lực cho người lao động ở Công ty với đề tài. "Hoàn thiện các
biện pháp tạo động lực cho người lao động ở Công ty giống cây trồng
Thanh Hóa", với mục đích tìm hiểu lợi ích của việc tạo động lực cho người lao
động đến công tác quản lý lao động và chiến lược sản xuất kinh doanh của
Công ty.
Xu thế các nước hiện nay là hội nhập kinh tế quốc tế, xu thế toàn cầu hóa.
Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho mỗi quốc gia. Trong xu thế, sự cạnh
tranh giữa các quốc gia càng trở nên gay gắt và khắc liệt hơn. Và một yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của mỗi quốc gia chính là nguồn nhân
lực, con người của quốc gia đó. Quốc gia nào có nguồn nhân lực hay con
người có chất lượng cao thì sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn những quốc gia khác.
Nền sản xuất xã hội càng phát triển thì vai trò nhân tố con người càng được
tăng lên. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đặt ra những yêu
cầu mới đối với sức lao động, đặc biệt là khi loài nguời bước vào nền kinh tế tri
thức thì các yêu cầu đó càng trở nên bức thiết, trong đó lao động trí tuệ ngày
càng tăng trở thành đặc trưng chủ yếu nói lên năng lực của con người trong
quan hệ với tự nhiên.
Đối với các doanh nghiệp cũng vậy, nguồn nhân lực hay người lao động
cũng đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Họ được xem là tài sản quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp. Đây đã
trở thành triết lý mang lại thắng lợi và vinh quang chi rất nhiều doanh nghiệp.
Do vậy, doanh nghiệp nào biết sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực này thì sẽ có
hiệu quả sản xuất cao. Nhưng vấn đề này không hề đơn giản bởi mỗi người lao
động đều hoạt động nhằm hoạt động mục đích của bản thân, con người chỉ làm
việc khi người ta muốn hoặc được động viên để làm việc. Cho dù là cố gắng tỏ
ra nổi trội trong công việc hay thu mình trong tháp ngà, người ta cũng chỉ hành
động khi bị điều khiển hoặc được động viên bằng chính bản thân hay từ các
nhân tố bên ngoài. Vì vậy, động cơ động lực là một vấn đề đáng quan tâm của
mỗi doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo cần phải có những động lực để tạo
động lực cho người lao động, giúp họ hăng say làm việc, phát huy hết khả
năng của bản thân để đem lại lợi ích chi cả bản thân và cho cả doanh nghiệp.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA QUẢN LÍ
****
Hà Nội, ngày 19/08/2010
Đề Tài: Tạo Động Lực Làm Việc
Giảng Viên: Vương Thị Thanh Trì
Sinh Viên: Nguyễn Thị Thu Phương
MSV: A13415
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tầm quan trọng của việc tạo động lực.pdf