Tầm quan trọng của tầm nhìn và sứ mệnh đối với tổ chức, cá nhân

Theo đó, tầm quan trọng của sứ mệnh đối với mỗi cá nhân mặc dù có sự tương đồng nhất định về tiêu chí, nhưng cách diễn giải nó vẫn còn có sự khác nhau là: - Định hướng: giúp cho bản thân ta biết được mình hiện tại đang là gì, và mình cần phải làm cái gì để đạt được mục tiêu. Việc thiết lập sứ mạng sẽ khiến cá nhân rõ ràng cái mình cần phải làm. Giúp cá nhân tự chủ động hơn trong cuộc sống, không dựa dẫm và sống ko ý chí, không ước mơ Các bạn sẽ tự chủ động xây dựng những mục tiêu của mình, không còn cảm giác khó chịu khi phải tuân theo những lời yêu cầu của người khác mà không biết lý do tại sao mình phải làm. Khi xác định được sứ mệnh của mình, mỗi cá nhân sẽ có ý thức hơn về trách nhiệm đối với bản thân các bạn, trách nhiệm đối với gia đình của mình và rộng ra hơn là trách nhiệm đối với xã hội. Mỗi cá nhân sẽ có ý thức hơn trong việc xây dựng kế hoạch cho bản thân. - Giúp tạo ra các quyết định dễ dàng hơn: Một cá nhân khi thực hiện các công việc hằng ngày đều cần phải đưa ra rất nhiều quyết định từ nhỏ đến lớn. Vì thế, việc thiết lập sứ mạng sẽ khiến cho họ đỡ mất thời gian hơn trong việc đưa ra quyết định của bản thân, bởi các quyết định đó đều dựa trên sứ mạng đã đề ra. - Thúc đẩy sự sáng tạo. Cũng giống như tổ chức, thì khi gặp khó khăn, thì cá nhân thường sẽ có xu hướng bế tắc và mất phương hướng, không biết phải làm gì để phù hợp .việc có sứ mạng sẽ giúp cho cá nhân có thêm động lực hơn. Thay vì cảm thấy chán nản khi gặp khó khăn, những cá nhân khi đã xác định được sứ mệnh của mình sẽ luôn chủ động nỗ lực tìm cách vượt qua.

docx8 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 3263 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tầm quan trọng của tầm nhìn và sứ mệnh đối với tổ chức, cá nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẦM QUAN TRỌNG CỦA TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN Sau khi được biết khái niệm về tầm nhìn (vision) và sứ mệnh (mission) đã trình bày ở phần trên thì giờ ta tiếp tục tìm câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao việc thiết lập tầm nhìn và sứ mệnh lại có ý nghĩa quan trọng quyết định đến thành công của mỗi tổ chức hay cá nhân?” Ý nghĩa của việc xác định tầm nhìn: Đối với tổ chức: Margaret Thatcher đã từng nói rằng: “Trách nhiệm của các nhà lãnh đạo là soi sáng con đường đi tới tương lai và sau đó tìm kiếm sự trợ giúp từ tất cả mọi người để tạo ra tương lai đó.” Một tầm nhìn thường được bắt đầu từ những điều mà các nhà lãnh đạo quan tâm đến nhất và cam kết sẽ đạt được điều đó. Những nhà lãnh đạo của công ty sẽ phải trả lời những câu hỏi sau đây: Bạn muốn doanh nghiệp của mình trở thành như thế nào sau (x) năm nữa? Bạn muốn đạt được kết quả gì sau (x) năm nữa? Bạn muốn nhân viên, đối tác, khách hàng và cộng đồng nhìn nhận mình như thế nào sau (x) năm nữa? Tầm nhìn này có truyền cảm hứng cho bạn và các cộng sự hay không? Nó có hướng đến “một tương lai tốt đẹp hơn” chứ? Tầm nhìn có rõ ràng, cụ thể và sống động như trước mắt hay không? Từ đó, có thể rút ra được tầm quan trọng của tầm nhìn như sau: Tầm nhìn tạo thuận lợi cho việc kết nối giữa hiện tại và tương lai của tổ chức. Bằng cách tạo ra một hình ảnh trong tương lai về những gì tổ chức có thể đạt được, thì nó sẽ giúp tổ chức đó định hình được 1 cách rõ ràng hơn là nó sẽ phát triển trở thành cái gì, và bằng cách nào mà nó có thể thực hiện được điều đó. Đó là hình mẫu giúp tổ chức đó có được cái nhìn tốt hơn, từ đó các thành viên của tổ chức hiểu được vai trò của mình đối với tổ chức. Là bước đầu tiên để lập kế hoạch chiến lược. Để lập được một chiến lược thành công, thì chiến lược đó phải đi theo tầm nhìn của tổ chức đó. Nếu một tổ chức không xây dựng tầm nhìn, thì các chiến lược sẽ không tập trung vào 1 tầm nhìn cụ thể, từ đó cũng sẽ làm cho doanh nghiệp lên chiến lược bị không đúng hướng. Nếu không có một tầm nhìn mạnh mẽ, kế hoạch chiến lược không thể được mô tả đúng vì không có nguyên tắc hướng dẫn hay lý tưởng để lên chiến lược. Tạo động lực: một tổ chức khi có 1 tầm nhìn rõ ràng và tốt, thì nó sẽ có tác dụng tạo động lực lớn cho các thành viên của tổ chức đó. Họ sẽ làm việc nhiều hơn, cống hiên nhiều hơn để giúp công ty đi đến được cái hình ảnh trong tương lai đó. Một tầm nhìn được chia sẻ bởi tất cả các thành viên trong tổ chức sẽ giúp cho tất cả các thành viên trong tổ chức thành viên đặt ra mục tiêu để thúc đẩy tổ chức. Ý nghĩa này cũng giống so với sứ mệnh của doanh nghiệp, bởi các thành viên của doanh nghiệp có định hướng được mục đích những công việc của mình làm trong tổ chức sẽ giúp ích được tổ chức như thế nào, đều sẽ làm họ có động lực, thúc đẩy hiệu quả làm việc của tổ chức hơn. Từ đó góp phần tạo nên văn hóa cho mỗi tổ chức Đối với cá nhân Bản thân mỗi cá nhân trong chúng ta khi xác định tầm nhìn cho bản thân của mình cũng tự mình tìm kiếm và xác định câu trả lời cho những câu hỏi sau: Bạn muốn mình trở thành con người như thế nào sau (x) năm nữa? Bạn muốn đạt được những thành tựu gì sau (x) năm nữa? Bạn muốn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp nhận xét như thế nào về con người mình sau (x) năm nữa? Tầm nhìn này có truyền cảm hứng cho bạn không? Nó có hướng đến “một tương lai tốt đẹp hơn” không? Tầm nhìn có rõ ràng, cụ thể và sống động như trước mắt bạn hay không? Theo đó, đối với cá nhân, thì tầm nhìn có tầm quan trọng sau: Tầm nhìn tạo thuận lợi cho việc kết nối giữa hiện tại và tương lai của cá nhân. Bằng cách thiết lập ra tầm nhìn của cá nhân, thì cá nhân sẽ nhìn thấy được tương lai họ sẽ trở thành người như thế nào, và từ đó giúp họ định vị được vị trí bản thân, và đề ra được các phương pháp để đạt được điều đó Tạo động lực: một cá nhân khi nhìn thấy được điểm đến của mình, họ sẽ có động lực hơn để thực hiện, và có quyết tâm để đạt được điều đó. Bởi người nào có khát khao để vươn lên mạnh mẽ, khi đã hình dung được mình sẽ trở thành người như thế nào trong tương lai, thì họ sẽ làm hết sức để đạt được điều đó. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích, đối với cá nhân người đó sẽ tránh được trạng thái sống ngày qua ngày mà không biết mình mong muốn điều gì, từ đó rất dễ mất phương hướng, đặc biệt khi áp lực cuộc sống ngày càng cao để khiến con người ta buông xuôi hoặc dẫn đến những vấn đề về tinh thần như stress, trầm cảm, Truyền cảm hứng. Một người có tầm nhìn tốt, sẽ tạo động lực cho nhiều người khác cùng vươn lên với họ. Những người xung quanh sẽ bị ảnh hưởng bởi hình ảnh trong tương lai của cá nhân đó khi họ được chia sẻ. Nhờ đó, những người đó cũng sẽ đi theo, và ráng vẽ nên tầm nhìn của riêng mình. Trong một số trường hợp cá nhân người lãnh đạo, thì khi chia sẻ điều đó với các nhân viên của mình, họ sẽ làm cho các nhân viên tự điều chỉnh bản thân để phù hợp, và giúp đỡ cho chính cá nhân người lãnh đạo đạt được điều họ muốn. Đối với xã hội thì việc mỗi cá nhân xác định được tầm nhìn của mình giúp xã hội luôn vận động và phát triển vì lúc này mỗi cá nhân đều có mục tiêu riêng của mình và luôn chủ động tìm kiếm con đường để thực hiện cũng như luôn trau dồi phát triển bản thân trở nên toàn diện hơn. Đối với các tổ chức thì việc mỗi cá nhân xác định được tầm nhìn của mình sẽ giúp tổ chức nhanh chóng sàng lọc được những ứng viên có cùng tầm nhìn với mình. Con đường mà tổ chức đi cũng là con đường mà cá nhân đó dự định đi vì thế những thành viên này sẽ có những đóng góp rất lớn cho bản thân tổ chức. Đồng thời bản thân thành viên cũng nhận lại rất nhiều những giá trị phù hợp với định hướng của bản mình. Cả cá nhân lẫn tổ chức đều Win - Win về mặt lợi ích và giá trị Ý nghĩa của việc xác định sứ mệnh Đối với tổ chức Sứ mệnh của một công ty là một lời tuyên bố về mục đích hay lý do khiến công ty đó tồn tại. Sứ mệnh sẽ giúp định hướng sự tập trung, truyền cảm hứng cho các nhân viên và là tiêu chuẩn khi đánh giá lựa chọn chiến lược. Tuyên bố sứ mệnh của tổ chức là câu trả lời cho 3 câu hỏi sau đây: Mục tiêu của tổ chức là gì? Tổ chức của mình sẽ làm gì và phục vụ những ai (lĩnh vực hoạt động, khách hàng)? Những nguyên tắc và giá trị nào là kim chỉ nam cho các hoạt động của tổ chức? Theo quan điểm của nhóm, thì Sứ mạng của tổ chức sẽ có những tầm quan trọng sau: Định hướng: Khi mà tổ chức đã xác định được mục đích hay lý do khiến mình tồn tại thì từ đó nó cũng xác định được mình cần phải làm gì để tồn tại. Điều đó chính là phương pháp để doanh nghiệp đạt được mục đích mà nó đặt ra. Đó là đạt được sứ mệnh của chính nó. Sứ mạng đề ra con đường để đi, và đó chính là định hướng quan trọng cho tổ chức. Nếu không, tổ chức sẽ không xác định được những gì họ cần phải làm. Trên thực tế, vẫn có 1 số doanh nghiệp có thể tồn tại được mà không có sứ mạng cũng như tầm nhìn. Phương châm của họ là tùy cơ ứng biến. Nhưng những tổ chức như vậy sẽ không thể nào tồn tại lâu trong xã hội được, bởi nó thiếu 1 bộ khung quan trọng cho quá trình đạt được những mục đích đề ra. Tạo ra quyết định dễ dàng hơn: một nhà lãnh đạo, bình quân 1 ngày họ phải thực hiện một số lượng rất lớn các quyết định, và không phải các quyết định nào cũng có thể dễ dàng được đưa ra và thông qua. Mặc dù vậy, khi có 1 sứ mệnh cụ thể đã được đề ra, thì các nhà lãnh đạo sẽ có được sự dễ dàng hơn trong việc đưa ra các quyết định, ví dụ như phân bổ nguồn lực, tuyển dụng nhân viên, lập kế hoạch hoạt động, đánh giá sự thành công của chiến lược vì các quyết định này sẽ phải đi theo định hướng đã đề ra, nếu các quyết định nào đi chệch với nó, đó là cơ sở để các nhà lãnh đạo tạm dừng lại và cân nhắc các quyết định kỹ càng trước khi đưa ra Khơi gợi sự sáng tạo: Không có bất cứ sứ mạng nào của tổ chức là dễ dàng cả. Đôi khi, trong quá trình vận hành và hoạt động, tổ chức sẽ gặp những khó khăn ko hề dễ dàng để giải quyết. Vì thế mỗi thành viên trong tổ chức khi gặp khó khăn, sẽ dựa vào chính sứ mạng của doanh nghiệp, những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra để có sự sáng tạo trong đầu óc, giúp giải quyết các công việc 1 cách dễ dàng hơn, thông minh hơn. Khi một tổ chức rơi vào trong giai đoạn khủng hoảng, thì việc xác định các hướng đi đúng đắn là rất khó khăn, Nhưng chỉ cần tổ chức đó vẫn kiên trì đi theo sứ mệnh mà nó đã đề ra, thì sẽ giúp cho doanh nghiệp không mất phương hướng, và duy trì được sự ổn định trong hoạt động của nó Tạo một lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút nhân tài. Một tổ chức có 1 sứ mệnh to lớn, và vì những lợi ích tốt đẹp thì có khả năng thu hút được những người tài, những người có khả năng hơn. Bởi họ là những người muốn góp phần tạo nên những điều kì diệu, và những tổ chức có một sứ mệnh tốt, sẽ có nhiều cơ hội để thu hút được nhiều người có tài hơn. Ví dụ: “Sứ mệnh của chúng tôi là mang đến sự thư giãn cho mọi người trên độ cao 25.000 feet”. Nhờ việc xác định sứ mệnh cụ thể như trên mà Virgin Group đã định hướng tập trung, chú trọng vào việc mang lại sự thư giãn và cảm giác thoải mái cho hành khách trên các chuyến bay của mình Google với sứ mệnh số hóa thế giới và hệ thống hóa thông tin trên Internet. Facebook với sứ mệnh mang mọi người đến gần nhau hơn qua mạng xã hội. Apple với sứ mệnh tạo ra giá trị khác biệt bằng các sản phẩm sáng tạo, tinh tế, đẳng cấp. Linkedin với sứ mệnh bản đồ hóa được nhân số và qua đó tác động tích cực đến nền kinh tế. Microsoft với sứ mệnh đem máy tính tới mọi nhà bằng việc đơn giản hóa các công việc phức tạp. Đối với cá nhân Để xác định sứ mệnh cho mỗi cá nhân cũng là việc tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: Lý do mà bạn tồn tại trên thế giới này là gì? Bạn sẽ mang đến những giá trị gì cho bản thân, gia đình và xã hội? Qua đó góp phần giúp các cá nhân xác định được giá trị cốt lõi của mình. Theo đó, tầm quan trọng của sứ mệnh đối với mỗi cá nhân mặc dù có sự tương đồng nhất định về tiêu chí, nhưng cách diễn giải nó vẫn còn có sự khác nhau là: Định hướng: giúp cho bản thân ta biết được mình hiện tại đang là gì, và mình cần phải làm cái gì để đạt được mục tiêu. Việc thiết lập sứ mạng sẽ khiến cá nhân rõ ràng cái mình cần phải làm. Giúp cá nhân tự chủ động hơn trong cuộc sống, không dựa dẫm và sống ko ý chí, không ước mơCác bạn sẽ tự chủ động xây dựng những mục tiêu của mình, không còn cảm giác khó chịu khi phải tuân theo những lời yêu cầu của người khác mà không biết lý do tại sao mình phải làm. Khi xác định được sứ mệnh của mình, mỗi cá nhân sẽ có ý thức hơn về trách nhiệm đối với bản thân các bạn, trách nhiệm đối với gia đình của mình và rộng ra hơn là trách nhiệm đối với xã hội. Mỗi cá nhân sẽ có ý thức hơn trong việc xây dựng kế hoạch cho bản thân. Giúp tạo ra các quyết định dễ dàng hơn: Một cá nhân khi thực hiện các công việc hằng ngày đều cần phải đưa ra rất nhiều quyết định từ nhỏ đến lớn. Vì thế, việc thiết lập sứ mạng sẽ khiến cho họ đỡ mất thời gian hơn trong việc đưa ra quyết định của bản thân, bởi các quyết định đó đều dựa trên sứ mạng đã đề ra. Thúc đẩy sự sáng tạo. Cũng giống như tổ chức, thì khi gặp khó khăn, thì cá nhân thường sẽ có xu hướng bế tắc và mất phương hướng, không biết phải làm gì để phù hợp.việc có sứ mạng sẽ giúp cho cá nhân có thêm động lực hơn. Thay vì cảm thấy chán nản khi gặp khó khăn, những cá nhân khi đã xác định được sứ mệnh của mình sẽ luôn chủ động nỗ lực tìm cách vượt qua. Thu hút những người khác: một người có sứ mạng tốt, cao đẹp thì sẽ có nhiều khả năng thu hút những người khác về bên mình, làm việc cho mình, điều này là hoàn toàn dễ hiểu. Sẽ không ai muốn làm việc cho một người không có ước mơ, suốt ngày lại ngày chỉ làm đi làm lại những công việc nhàm chán mà không có khả năng phát triển. Chính vì vậy, những người có sứ mệnh tốt và được nhiều người biết đến thì sẽ có nhiều cơ hội thu hút những người khác theo mình hơn. Tiêu chí đánh giá tầm nhìn, sứ mệnh tốt Việc lập ra tầm nhìn và sứ mệnh đối với tổ chức, cá nhân người lãnh đạo là điều hết sức cần thiết để định hướng cho con đường của họ. Tuy nhiên, không phải bất kì một sứ mệnh hay tầm nhìn nào cũng tốt và hiệu quả. Vì vậy, một sứ mệnh hoặc 1 tầm nhìn để được đánh giá là tốt phải dựa trên các tiêu chí sau đây: Tiêu chí đánh giá tầm nhìn tốt: Sau khi tìm hiểu về tầm quan trọng của việc cần phải xác định tầm nhìn cho cá nhân và tổ chức thì mình cần có những tiêu chí để đánh giá tầm nhìn như thế nào thì gọi là tốt bao gồm: Biểu hiện: đó là việc vẽ nên bức tranh về kiểu tổ chức mà ban lãnh đạo đang cố gắng tạo ra, hoặc về thị trường mà tổ chức đang cố gắng vươn tới. Đây là 1 điểm rất quan trọng, bởi nếu ko thỏa mãn tiêu chí này, thì các tiêu chí còn lại cũng sẽ khó để được đánh giá. Phương hướng: đó là việc chỉ ra được con đường hay đích đến, những lĩnh vực kinh doanh và thay đổi chiến lược sẽ diễn ra. Đó là việc sử dụng cách nào để đi tới được viễn cảnh tương lai đó, ví dụ như sẽ đạt được tầm nhìn nhờ vào việc sử dụng các nguồn lực nội bộ trong công ty, Tập trung: cần cụ thể để cung cấp cho các cấp quản lý hướng dẫn khi quyết định và phân bố nguồn lực, bởi những người này mới chính là những người trực tiếp thực hiện hoặc giám sát việc thực hiện. Việc càng tập trung hướng dẫn cụ thể các trọng tâm của tầm nhìn, giúp cho hoạt động diễn ra tốt hơn Linh hoạt: cần thay đổi linh hoạt khi môi trường thay đổi. Một tầm nhìn không nên quá cứng nhắc, bởi môi trường xã hội hiện nay có rất nhiều biến động. Nên tuyên bố về tầm nhìn phải có sự linh hoạt trong cách hiểu cũng như sửa đổi thì sẽ đảm bảo được sự phát triển của tổ chức Khả thi: cần có thể thực hiện được trong thời gian đã định trước. Việc này cần phải được đưa ra trong tầm khả năng cho phép. Bởi 1 tầm nhìn quá xa xôi thì sẽ không thể thực hiện được, mặc dù không có giới hạn về thời gian. Ví dụ: Trở thành một nước đứng đầu thế giới về tất cả các chỉ số cạnh tranh du lịch Hấp dẫn: cần có sự hấp dẫn lâu dài của các bên liên quan, đặc biệt là các khách hàng, nhân viên, các cổ đông góp vốn vào tổ chứcBởi đây là những người có gắn bó với tổ chức nhất. Họ phải là những người tìm thấy được lợi ích của mình đối với tổ chức, cá nhân thì họ mới có thể hợp tác lâu dài được Dễ hiểu, dễ nhớ và dễ truyền đạt: cần rút ngắn thành 1 câu khẩu hiệu dễ nhớ. Điều này rất quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng đưa tầm nhìn đó vào trong tâm trí của nhiều người khác. Một khẩu hiệu tầm nhìn quá dài sẽ khiến cho người khác không nhớ nổi, hoặc không nắm bắt được trọng tâm Giáo trình quản trị chiến lược. Khả năng truyền cảm hứng: Một tầm nhìn tốt không chỉ là một lời tuyên bố suông mà nó phải tác động tới các thành viên trên cả phương diện tâm trí lần phương diện cảm xúc. Tầm nhìn phải cụ thể rõ ràng để những thành viên có thể hình dung về đích đến trong tương lai và có thể truyền được cảm hứng để họ sẵn sàng làm việc hết sức mình cống hiến vì mục tiêu chung này Rõ ràng và sống động: Một tầm nhìn tốt sẽ giúp cho các thành viên trong tổ chức hình dung rõ ràng về đích đến của cuộc hành trình. Tránh tình trạng mơ hồ, mất phương hướng dẫn đến triệt tiêu sự năng động và khả năng sáng tạo Thể hiện một tương lai tốt đẹp hơn: Khi có một sự thay đổi xuất hiện, tất nhiên mọi người sẽ tập trung vào những gì mà họ phải từ bỏ để phù hợp với hoàn cảnh mới. Nhưng các nhà lãnh đạo phải giúp cho nhân viên nhìn thấy những gì mà họ sẽ có nếu đạt tới tầm nhìn đó. Các nhân viên sẽ luôn liên hệ tới tầm nhìn khi họ nhìn thấy những lợi ích mà họ sẽ có khi thực thi tầm nhìn chiến lược đó. b. Tiêu chí đánh giá sứ mệnh tốt: Một Sứ mệnh đạt hiệu quả tốt phải là 1 sứ mệnh đạt các tiêu chí của nguyên tắc SMART, đó là bao gồm: S - Specific (Tính thực tiễn): thể hiện sự cụ thể, chính xác, rõ ràng trong tuyên bố. Trong đó sẽ thể hiện những gì mà mình cần làm, thể hiện rõ mục đích và không đi quá vào chi tiết, mà chỉ mang tính tổng thể. M - Measurable (Đo lường được): trong đó sẽ thể hiện rõ mục tiêu mà tổ chức hay cá nhân muốn hướng tới là gì. Điều này sẽ thể hiện bằng một con số, hoặc câu từ cụ thể để giúp hình dung ra được. Ví dụ: đạt được doanh thu 200 tỷ trong vòng 3 năm, xây dựng thêm được 3 nhà máy mới A - Achievable (có thể đạt được): Nếu đặt ra mục tiêu quá xa vời, tổ chức/ cá nhân vừa rất khó thực hiện vừa dễ mất phương hướng khi thất bại. Do đó tốt nhất là nên đặt ra mục tiêu vừa sức, phù hợp với tiềm lực và khả năng của tổ chức hoặc cá nhân. Ví dụ: nên đặt ra mục tiêu đưa công ty của mình trở thành công ty nằm trong top 3 đơn vị bán lẻ hàng đầu trên địa bàn trong thời gian 2 năm nếu điều đó với khả năng và tiềm lực của bạn có thể thực hiện được. Chứ không nên đưa ra đưa ra mục tiêu kiểu như sẽ đánh bại Google trong thời gian 3 năm hay mua đứt Microsoft vào năm tới bởi vì điều đó rất khó thực hiện, ít nhất cũng là trong tương lai gần. R – Realistic (Thực tế): sứ mệnh đặt ra phải thực tế, nằm trong lộ trình và phù hợp với sự phát triển lâu dài. Ví dụ: xây kho là để kinh doanh (hoặc cho người khác thuê để kinh doanh) chứ không phải để trở thành bãi giữ xe cho nhân viên. Hay bạn cử nhân viên đi học nghiệp vụ marketing là để bố trí họ làm việc ở bộ phận bán hàng chứ không phải để làm ở bộ phận nhân sự. Việc thực hiện được sứ mệnh sẽ diễn ra nhanh hơn nhanh hơn nếu những việc đang làm là thực tế. T – Time bound (có thời hạn rõ ràng): Khi đưa ra sứ mệnh, thì phải chắc chắn là nó phải có thời gian để thực hiện. Phải có giới hạn rõ ràng rằng mục tiêu này được thực hiện trong bao lâu, một năm, một tháng hay một tuầnĐiều này sẽ giúp cho sứ mệnh trở nên dễ tính toán và đánh giá đươc hơ, và càng dễ hoàn thành được nó. Tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxmission_vision_nhom_2_qtlk36_phan_minh_dien_636.docx
Tài liệu liên quan