Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non

Hàng tuần các nhóm chuy ên gi a thuộc từng bộ phận họp l ại v ới nhau để thông báo v ề các v ấn đề có l i ên quan, t rao đổi t ình hình chữa t rị , nhận x ét v à đưa ra các ý ki ến nhằm gi úp cho quá t rình chữa t rị hi ệu quả hơn. Hàng tháng, toàn thể CM P họp l ại v ới gi ám đốc báo cáo v ề t ình hình chữa t rị của từng nhóm v à qua đó nắm bắt t ình hình của toàn t rung tâm .

pdf307 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 8313 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng bề ngoài trong tiếp xúc, thích được người lớn bế, ôm nhưng quan hệ lại có tính dửng dưng, không do dự ngập ngừng trước người lạ. - Sau vẻ bề ngoài dễ dàng tiếp xúc, thấy có sự thụ động, chịu đựng tương tác. Ngoài vẻ cởi mở, đứa trẻ không tích cực trong trao đổi qua lại với người khác ít có hoặc không có biểu hiện khám phá khuôn mặt của người lớn như ở trẻ hài nhi bình thường. Không chịu được hẫng hụt, trẻ có thể trở nên thất thường cáu kỉnh. - Nếu như phát triển vận động (ngồi, bò, đi) nhìn chung là bình thường thì phát triển về xã hội gần như luôn chậm. Đặc biệt là chậm về ngôn ngữ (giữa 2 và 4 tuổi). Tương tác với những đứa trẻ cùng tuổi trong trò chơi nghèo nàn và dễ có những hành vi hung tính. Nếu những nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt này không được khắc phục thì về sau những trẻ này có thể mất hài hòa trong phát triển nhiều hơn, thậm chí có thể có nhiễu tâm hoặc trầm cảm. Thiếu hụt tình cảm và cô đơn trong gia đình là một hình thức ngược đãi trẻ em, đòi hỏi những can thiệp y tế - xã hội thích hợp. Gián đoạn quan hệ: chia li mẹ - con Chia li mẹ - con là một sự kiện rất thường gặp trong cuộc sống hiện nay, mặc dù người ta đã biết những hậu quả đáng tiếc của nó. Bowlby đã mô tả ba giai đoạn phản ứng với chia li ở trẻ là: - Phản kháng. - Thất vọng. - Dửng dưng. Có thể giải nghĩa 3 giai đoạn này về mặt tâm lí như sau: - Phản kháng: biểu hiện đau đớn và đau khổ do tình trạng chia li. - Thất vọng: thể hiện sự thất vọng và tang tóc. - Dửng dưng: tâm lí tự vệ và hình dung ra một hoàn cảnh khác. Phản ứng này đặc biệt mạnh ở trẻ từ 5 tháng đến 3 tuổi. Chia li lặp lại cũng rất có hại bởi vì làm trẻ nhạy cảm cực độ và lo hãi thường trực, thể hiện bằng sự phụ thuộc thái quá vào môi trường. Ngoài ra, những biểu hiện có liên quan trực tiếp với chia li cũng được quan sát thấy, chủ yếu khi chia li kéo dài, đó là: - Dừng phát triển tình cảm và nhận thức, chỉ số phát triển và chỉ số khôn giảm. - Các rối loạn cơ thể: tăng khả năng nhiễm trùng, dễ mắc bệnh. - Các rối loạn tâm thể: chán ăn, đái dầm, rối loạn giấc ngủ. - Có triệu chứng trầm cảm. - Ở trẻ lớn hơn: khó thích ứng với trường học, thường có rối loạn hành vi. Sự tiến triển tùy thuộc vào độ tuổi lúc có chia li và sự kéo dài của tình trạng chia li. Thiếu hụ t do bất thường về gia đình Ngoài hậu quả của thiếu vắng quan hệ hoặc chia li mẹ - con, gần đây các nghiên cứu về những gia đình sống trong những điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, những gia đình mắc bệnh về thể chất và tâm trí cho thấy tình trạng bất thường của gia đình có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển tâm lí của trẻ. Những trẻ được nuôi dưỡng trong tình trạng nhiều khốn khó kéo dài có nguy cơ cao về rối loạn tâm lí. Chân dung của những gia đình này không giống nhau nhưng có thể đưa ra một số nét chung. Bao giờ cũng có tình trạng khốn khó kéo dài về điều kiện sống. Không có nghề nghiệp chắc chắn và ổn định. Đời sống trong quá khứ của cha và mẹ phức tạp, có đổ vỡ, đôi khi họ tạm thời sống cùng nhau. Thường có nghiện ngập, bạo hành trong các quan hệ của người lớn. Vị trí của người cha, người mẹ trong gia đình không bình thường. Đông con. Sống trong những gia đình kiểu này trẻ hiếm khi phát triển bình thường. Thuở nhỏ thường hay có những triệu chứng của thiếu hụt một phần. Đôi khi có biểu hiện gắn bó mang tính lo âu. Thiếu chăm sóc và chậm phát triển thể chất là rõ ràng nhất. Ở trẻ tuổi mầm non và tuổi đi học, ngôn ngữ bị rối loạn và đôi khi có những chậm trễ đáng kể: rối loạn nói rành mạch, rất nghèo nàn về vốn từ, sai ngữ pháp. Luôn có những khó khăn về trí tuệ. phần lớn trẻ trí tuệ ở mức ranh giới chậm hoặc chậm nhẹ (55 < QI < 85) trong khi phát triển ban đầu là bình thường. Theo tuổi, những rối loạn hành vi ngày càng thường xuyên hơn, có ức chế và/ hoặc thu mình hoặc có hành vi chống đối xã hội. Trẻ luôn thất bại trong học tập. Loạn tâm trẻ em đặc biệt không xuất hiện trong số những trẻ này, trái lại bệnh về hành vi, rối loạn loại chuyển sang hành động là thường xuyên. Kiểu triệu chứng này kết hợp với mất hài hòa về nhận thức gây ra bệnh ranh giới đã trình bày ở cuối chương 2. Tiến triển trong tương lai có nguy cơ trở thành trẻ em hư, có nhân cách bệnh hoạn, không thích ứng xã hội. Nghiên cứu hoàn cảnh sống của những thanh thiếu niên có hành vi lệch chuẩn cho thấy phần lớn có hoàn cảnh gia đình có vấn đề. Sự bất thường về gia đình được coi là hình thức đặc biệt của ngược đãi trẻ em, cần phải can thiệp chữa trị cho trẻ em và can thiệp y tế - xã hội cho gia đình. Sự bất thường, bỏ mặc này theo nhiều tác giả có thể dẫn tới tử vong ở trẻ cao hơn các nguyên nhân khác. Stress và chấn thương tâm lí - Chấn thương tâm lí Chấn thương tâm lí là trạng thái bàng hoàng, chấn động làm tổn thương lớn tới tâm lí - tình cảm, thường gắn với một sự kiện đặc biệt có thể dẫn đến cái chết hoặc đe dọa về cái chết đối với chủ thể hoặc người thân. Những sự kiện gây chấn thương có thể là thảm họa thiên nhiên (động đất, cháy, lụt lội bất ngờ...), thảm họa con người (tai nạn máy bay, tàu hỏa, ô tô), hành động tội phạm (hành động khủng bố, bắt con tin, bắt cóc, xâm hại) hoặc hoàn cảnh chiến tranh. Ở trẻ em, những sự kiện gây chấn thương là những sự kiện trong đó trẻ em chứng kiến những thảm họa đến với người thân như bị tai nạn, bị thương nặng, cháy nhà... Chứng kiến những sự kiện này, trẻ em ngay lập tức có phản ứng, đó là tình trạng strees cao độ. Trẻ kích động, rối loạn hoặc sững sờ rất mạnh và thời gian sau đó có tình trạng lo lắng nhiều, khó ngủ, có ác mộng, thu mình hoặc kích động. Tình trạng này có thể là tạm thời (vài ngày cho đến 4 tuần là tối đa) rồi mất đi, nhưng cũng có thể tồn tại dai dẳng dưới hình thức stress sau chấn thương. - Tình trạng stress sau chấn thương ở trẻ em Tình trạng stress sau chấn thương được tính từ những tuần lễ sau chấn thương nặng mà trẻ là nạn nhân hoặc phải chứng kiến. Cần phải đánh giá bản chất của chấn thương, cường độ và độ dài thời gian biểu hiện, sự lặp lại tình trạng, tuổi và giới tính của trẻ (trẻ gái biểu hiện nhiều triệu chứng hơn trẻ trai), mức độ thành thục tâm lí, chất lượng của các quan hệ gia đình, tình trạng kinh tế - xã hội và văn hóa của môi trường sống, phản ứng của từng trẻ hoặc của nhóm trẻ (ví dụ khi cả lớp bị chấn thương do tai nạn ô tô...). Theo các kết quả khảo sát, tỉ lệ mắc stress sau chấn thương ở trẻ em Mỹ khoảng 1 - 14% và tỉ lệ mắc cho đến 18 tuổi khoảng 6%. Cũng như ở người lớn, tình trạng này có ba biểu hiện chính: + Hội chứng nhắc lại. + Những biểu hiện tránh né. + Những triệu chứng tăng phản ứng của thần kinh thực vật ở trẻ. Những rối loạn này kéo dài hơn 1 tháng và bắt đầu trong vòng 3 tháng sau chấn thương, dẫn đến tình trạng đau khổ tâm lí cản trở khả năng thích ứng. Hội chứng nhắc lại Biểu hiện ở trẻ: Chơi những trò chơi nhắc lại một phần hoàn cảnh diễn ra chấn thương (trò chơi ô tô bị tai nạn, trò chơi búp bê...) + Vẽ tranh thể hiện lại hoàn cảnh gây chấn thương. + Những ác mộng lặp lại hoàn cảnh gây chấn thương. + Có phản ứng không phù hợp khi kể chuyện lại hoàn cảnh gây chấn thương hoặc khi kể chuyện tưởng tượng. Những b iểu hiện tránh né + Từ chối đi một kiểu phương tiện vận tải nào đó. + Tránh né con đường hoặc địa điểm giống hoặc có thể dẫn tới nơi xảy ra chấn thương. Không chịu bỏ đi những hình ảnh gắn với một lo hãi chia li Tăng phản ứng thần kinh thực vật + Khó ngủ, thức dậy giữa đêm. + Cáu kỉnh, dễ nổi giận. + Khó tập trung làm kết quả học tập kém. + Tăng kích động. + Phản ứng giật mình thái quá với tiếng ồn, với những kích thích bất ngờ. Chấn thương tâm lí có thể đến một cách bất ngờ, do những tình huống đột xuất và ảnh hưởng đáng kể đến tâm lí của trẻ. Khi trẻ có chấn thương và stress cần tiến hành chữa trị sớm. 1 2. Cách phòng ngừa rối loạn tâm lí ở trẻ em tuổi mầm non Mỗi loại rối loạn tâm lí ở trẻ em có thể do nhiều yếu tố khác nhau quy định. Vì vậy một cách cụ thể, chi tiết thì mỗi kiểu rối loạn lại có những cách phòng ngừa riêng. Ở đây đề cập đến một số vấn đề chung của phòng ngừa rối loạn tâm lí cho trẻ, đặc biệt là trẻ ở tuổi mầm non. a. Phòng ngừa trong tâm bệnh học trẻ em là gì? Phòng ngừa trong tâm bệnh học trẻ em được hiểu là những cách thức mà xã hội, người lớn dùng để ngăn ngừa, chống lại sự xuất hiện và phát triển của những bệnh, rối loạn về tâm lí ở trẻ em. Có ba mức độ phòng ngừa Mức thứ nhất: giáo dục, thông tin, thu xếp môi trường sống của trẻ em (gia đình nhà trường), tư vấn về mặt di truyền và dinh dưỡng, cách chăm sóc vệ sinh cơ thể và tâm trí nhằm ngăn cản sự không thích ứng về mặt tâm lí - xã hội của trẻ và giảm nguy cơ mắc bệnh về tâm trí. Mức thứ hai: thông qua những chẩn đoán sớm và chữa trị các triệu chứng ban đầu, cố gắng tránh sự phát triển bệnh về tâm trí ở trẻ em. Mức thứ ba: khi tâm bệnh đã phát triển thì ngăn cản không cho bệnh nặng lên bằng các cách chữa trị hiệu quả nhất có thể và không cho bệnh tái phát lại bằng cách theo dõi lâu dài với sự can thiệp của các nhà chuyên môn và của gia đình để cố gắng loại trừ những yếu tố làm cho tâm bệnh phát triển. Như vậy, đây là công việc khá nặng nề và phức tạp đòi hỏi sự tham gia của nhiều lực lượng, cả về con người lẫn về phương tiện. b. Cách phòng ngừa rối loạn tâm lí ở trẻ em tuổi mầm non Trong khuôn khổ của giáo trình, với trẻ tuổi mầm non, có một số cách phòng ngừa rối loạn tâm lí sau đây dành cho cha mẹ của trẻ và cho các giáo viên mầm non: Cách phòng ngừa dành cho cha mẹ của trẻ Như đã nói ở trên, gia đình giữ vai trò cơ bản đối với sự phát triển bình thường hay bệnh lí của trẻ em. Vì vậy, phòng ngừa từ gia đình là rất quan trọng. Cha mẹ có thể sử dụng một số cách sau để phòng tránh sự xuất hiện và phát triển rối loạn tâm lí của con em mình: - Nâng cao hiểu biết về tâm bệnh trẻ em bằng cách tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến rối nhiễu tâm lí ở trẻ em trên các tài liệu chuyên môn hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, đài truyền hình, internet. - Người mẹ ngay khi biết mình có thai cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để thuận lợi cho sự phát triển bình thường về mặt thể chất của thai nhi, tránh sử dụng thuốc bừa bãi, tránh dùng các chất có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nên đến các cơ sở chuyên môn để xin tư vấn nếu thấy có vấn đề về thể chất, gây lo ngại về tình trạng phát triển bình thường của trẻ. - Tránh những buồn khổ, lo âu, căng thẳng thái quá và kéo dài khi đang mang thai. - Có thái độ sẵn sàng đón nhận trẻ ngay từ khi trẻ chưa chào đời và nhất là khi trẻ ra đời, thậm chí cả khi bé không như gia đình mong đợi về tình trạng sức khỏe cũng như về hình dáng bên ngoài. - Khi trẻ ra đời, cha mẹ và gia đình tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể về mặt vật chất và môi trường sống cho trẻ. Đặc biệt quan trọng là người mẹ phải quan tâm đến con, yêu thương gắn bó và hết lòng vì con. - Thiết lập quan hệ tình cảm tốt giữa cha mẹ và bé. Cả cha và mẹ cùng yêu thương, chăm sóc bé. Tính chất của quan hệ giữa cha mẹ và bé ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ đã có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí bình thường hay không bình thường của trẻ. Những đứa trẻ bị bỏ rơi, bị hành hạ không thể có được sự phát triển bình thường. - Tránh xung đột lâu dài giữa cha và mẹ. Tạo cho trẻ môi trường tâm lí - tình cảm hài hòa. - Trong chăm sóc và giáo dục trẻ cha mẹ cần tránh thái độ độc đoán, chuyên quyền một cách cực đoan. Phải biết quan sát và lắng nghe các diễn biến, bộc lộ tâm lí của trẻ. Cố gắng thu xếp thời gian và công việc để chăm sóc trẻ, chơi với con, trò chuyện, chia sẻ cùng con. - Cha mẹ cần nhận biết sớm những bất thường trong tính cách và hành vi của con mình và kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở chuyên môn để có những tư vấn và chữa trị thích hợp. Nên thường xuyên trao đổi với các giáo viên dạy trẻ để nắm bắt thêm về tình hình của con ở trường. - Khi nhà chuyên môn xác định trẻ có biểu hiện rối loạn tâm lí, cha mẹ cần có thái độ bình tĩnh, kiên trì và kết hợp tốt với nhà chuyên môn để hiệu quả can thiệp, chữa trị cho trẻ cao. Cách phòng ngừa dành cho giáo niên Các giáo viên mầm non là những nhà giáo dục tiếp xúc sớm nhất với trẻ sau gia đình của bé. Hiểu biết và ứng xử của giáo viên mầm non có ý nghĩa lớn đối với việc phát hiện và tư vấn cho cha mẹ cách ứng xử cần thiết khi giáo viên nhận thấy trẻ có biểu hiện bất thường về tâm lí để có thể cùng với gia đình phòng ngừa rối loạn tâm lí ở trẻ phát triển. Có thể nói với giáo viên mầm non phát hiện sớm những rối loạn tâm lí ở trẻ là một cách phòng ngừa. Để làm được việc này, giáo viên mầm non cần phải có kiến thức về tâm bệnh trẻ em và thực hiện những cách sau để phát hiện rối loạn tâm lí ở trẻ: - Quan sát trẻ trong các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non, chú ý đến đặc điểm hành vi và cảm xúc của trẻ. Đặc điểm tâm lí của trẻ được thể hiện trong các hoạt động của các em. Người giáo viên quan tâm đến hành vi của trẻ sẽ nhận ra đặc điểm biểu hiện đời sống tâm lí bình thường hay không của trẻ. Một đứa trẻ có rối nhiễu tâm lí chắc chắn có những hành vi triệu chứng. Quan sát để nhận biết những hành vi này trong các hoạt động và sinh hoạt ở lớp mẫu giáo sẽ phát hiện được những bất thường của trẻ. - So sánh các hành vi, biểu hiện cảm xúc giữa trẻ này và trẻ khác cùng độ tuổi. Những trẻ em cùng độ tuổi có những đặc điểm chung của lứa tuổi. Những trẻ có bất thường về tâm lí sẽ có những biểu hiện bất thường, đặc biệt về nhận thức, tình cảm, giao tiếp... so với những trẻ khác cùng độ tuổi. Cần phân biệt những nét riêng của từng trẻ tạo nên bản sắc cá nhân và những cái không bình thường. Nếu có kiến thức về tâm lí học trẻ em và tâm bệnh học, người giáo viên sẽ phân biệt được những khác biệt này. Phát hiện kịp thời, từ đó có ứng xử thích hợp tức là giáo viên đã góp phần ngăn ngừa rối loạn tâm lí ở trẻ phát triển. Created by AM Word2CHM TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 3. PHÒNG NGỪA VÀ CHỮA TRỊ RỐI LOẠN TÂM LÍ CHO TRẺ EM TUỔI MẦM NON Chữa trị rối loạn tâm lí cho trẻ em có nhiều cách, nhiều kĩ thuật. Những vấn đề được đề cập sau đây nêu lên quan điểm chữa trị, quy trình chữa trị và các cách chữa trị chính được dùng trong tâm bệnh học trẻ em hiện nay và đưa ra một số cách xử lí rối loạn tâm lí cho trẻ tuổi mầm non dành cho giáo viên. 2.1. Chữa trị rối loạn tâm lí trẻ em cần kết hợp tới lĩnh vực nhi khoa, thai nhi và người mẹ Chữa trị tâm bệnh cho trẻ em cần phải kết hợp với những cơ sở chữa trị về bệnh cơ thể. Điều này có hai lợi ích: một mặt là tính đến những tương tác về tâm lí - cơ thể trong những rối nhiễu tâm lí hoặc trong tiến triển của bệnh; mặt khác làm những hiểu biết về một số bệnh và tác động của nó đến sự phát triển của trẻ em được sâu sắc hơn. Về nhi khoa chung, các nhà tâm bệnh khởi xướng việc kết hợp chữa trị tâm bệnh với nhi khoa từ 2. Chữa trị rối loạn tâm lí ở trẻ em những năm 80, chú ý đến cả phần tâm lí và phần thể chất để việc chữa trị có hiệu quả. Can thiệp của nhà tâm bệnh trẻ em trước hết là ở những trường hợp mà các nhà nhi khoa gặp khó khăn không chữa trị được. Về sau, khi nhận thấy có thể có yếu tố về tâm bệnh lí trong các trường hợp đến chưa trị, ví dụ rối loạn hành vi ăn uống, ngủ..., các bác sĩ nhi khoa mời các nhà tâm bệnh trẻ em đến chữa cùng. Về nhi khoa chuyên biệt, những tiến bộ trong nhi khoa ngày nay dần dần cho thấy trong cuộc sống và trong chữa trị cho trẻ em, sự cân bằng về tâm lí có ảnh hưởng rất quan trọng đến những khả năng phát triển của trẻ. Ở những trung tâm chuyên biệt (nghiên cứu ung thư trẻ em, miễn dịch học, ghép cơ quan, hồi sức thai nhi và trẻ em...), sự can thiệp của các nhà tâm lí, nhà tâm bệnh, nhà phân tâm là tất yếu trong chiến lược chữa trị đồng bộ. Luôn quan tâm đến việc tìm ra ngọn nguồn của những rối nhiễu, các nhóm tâm bệnh trẻ em thường có can thiệp trong các trung tâm đề người mẹ và thai nhi để xác định những tình huống nguy cơ (mẹ vị thành niên, có bệnh tâm lí xã hội, mẹ có thiếu hụt hoặc bị ruồng bỏ...), những tình trạng bệnh lí của mẹ (trầm cảm khi mang thai, bệnh tâm lí...). Ngay khi em bé được sinh ra nhà tâm bệnh trẻ em đã có thể can thiệp để đánh giá chất lượng của những tương tác sớm và những nguy cơ đau khổ tiềm ẩn đối với cả mẹ và bé. 2.2. Quy trình chữa trị tâm bệnh trẻ em Chữa trị trong tâm bệnh trẻ em là một công việc khó khăn, đòi hỏi chuyên môn, kinh nghiệm và sự phối hợp giữa nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên gia. Quy trình chữa trị có hai giai đoạn chính: a. Tiếp nhận trẻ nghi có rối loạn tâm lí Giai đoạn này có những công việc sau: - Gặp gỡ, trò chuyện, trao đổi ban đầu với cha mẹ và với trẻ Mục đích của công việc này là để thu thập những thông tin cần thiết thông qua tạo dựng quan hệ tin tưởng, cởi mở với gia đình và với trẻ cũng như qua quan sát trực tiếp quan hệ giữa cha mẹ và trẻ. Từ đó bước đầu nhận diện một số yếu tố dữ kiện không được nói ra như là những xung đột và mức độ khổ tâm. Từ những thông tin có được ở bước đầu này, nhà chuyên môn vạch ra các công việc, các thông tin cần phải tiếp tục thu thập trong thời gian dài tiếp theo. - Tiếp tục thu thập các thông tin, các dữ kiện cần thiết để định hướng cho chữa trị như nghiên cứu tiền sử của trẻ, tìm hiểu lịch sử gia đình, môi trường gia đình, cách thức quan hệ của cha mẹ với, cha mẹ với con, nghề nghiệp cha mẹ và tình trạng đời sống gia đình. Những nhận định ban đầu của nhà chuyên môn về kiểu rối loạn, về mức độ của nó ở trẻ được đưa ra và những biện pháp chỉnh trị đầu tiên cũng được tư vấn cho cha mẹ. Đối với trẻ nhỏ, phần lớn cha mẹ không nhận ra được con mình lại có thể có rối loạn tâm lí và thường không theo những chữa trị về tâm lí. Vì vậy, nếu như người bác sĩ nhi khoa có kiến thức về rối loạn tâm lí của trẻ thì sẽ rất có lợi cho việc chữa trị kịp thời. - Đánh giá và xác định tình trạng của trẻ: đánh giá tình trạng của trẻ về các mặt bằng những đánh giá về y khoa, về tâm vận động, về phát âm, chú trọng đến phương pháp đo lường về tâm lí và các phương pháp phóng chiếu tâm lí để xác định tình trạng rối nhiễu. - Đưa ra cách chữa trị: Đề xuất cách chữa trị không chỉ cần tính đến tình trạng của trẻ mà còn cần tính đến cả khả năng gia đình chấp nhận và sử dụng các chăm chữa này. b. Chữa trị rối loạn tâm lí của trẻ Gồm các công việc: - Lập kế hoạch chữa trị: Ngay từ khi 2 - 3 tuổi trẻ đã có biểu hiện hợp tác hay không trong các buổi chữa trị. Thường gặp ở trẻ nhỏ tình trạng lạ, quá chú ý đến người chữa trị và có thái độ tự vệ. Phải tùy thuộc vào tình trạng của trẻ để lập kế hoạch về thời gian và về các lĩnh vực chữa trị. Có thể chữa trị cùng một lúc một số lĩnh vực như tâm vận động, trị liệu tâm lí hay không thể đều phải được lên kế hoạch cẩn thận. Tránh để cho cha mẹ và trẻ phải di chuyển nhiều trong khi chữa trị. - Chữa trị: Sử dụng các cách thức và kĩ thuật chữa trị cần thiết đã dự kiến và đã lên kế hoạch trên cơ sở những thông tin, hiểu biết cần thiết về trẻ và gia đình mà nhà chữa trị đã thu thập được. Sau đây đề cập đến một số cách chữa trị cơ bản. 2.3. Các cách chữa trị rối loạn tâm lí trẻ em a. Chữa trị hệ thống Theo quan điểm hệ thống, trẻ rối nhiễu là do hậu quả của kiểu giao tiếp bệnh lí của gia đình. Cách chữa trị này hướng đến gia đình và những điều kiện mà trong đó các quan hệ gia đình diễn ra. Chữa trị diễn ra trong thời gian không quá dài và có một quy trình chặt chẽ. b. Chữa trị nhận thực hành vi Hiện nay, những chữa trị kết hợp về nhận thức và hành vi hay được sử dụng. Chữa trị hành vi dựa trên cơ sở phân tích chính xác các hành vi để xác định những yếu tố khác nhau của phản ứng cũng như hoàn cảnh và hậu quả của các phản ứng đó. Được thực hiện dựa trên nguyên tắc điều kiện hóa và học tập nhằm mục đích thay đổi những hành vi không thích hợp. Trị liệu hành vi dựa vào lí thuyết học tập, cho rằng hành vi có được bởi những thể thức điều kiện hóa khác nhau. Có nhiều kĩ thuật khác nhau: ức chế tương hỗ, gợi lo âu, điều kiện hóa có hiệu lực... Thoạt đầu được dùng cho người lớn mắc nhiễu tâm, rồi loạn tâm, rồi sau được áp dụng vào trẻ em. Mới đây những chữa trị về hành vi còn ứng dụng cho trẻ có rối loạn phát triển lan tỏa và chậm trí tuệ. Phương pháp mà Lovass nêu ra tìm cách dạy cho trẻ em học bằng cách tập trung vào một số kĩ năng bàn tay (chăm chú, bắt chước, phát triển ngôn ngữ tiếp nhận và thể hiện, những kĩ năng bàn tay, kĩ năng tự chủ) bằng kĩ thuật thử phân biệt lặp lại. Phương pháp TEACCH (Chữa trị và giáo dục trẻ tự kỉ và trẻ khuyết tật bằng giao tiếp chậm lại) được sử dụng rộng rãi trong các nước nói tiếng Anh cũng bắt đầu được sử dụng ở một vài nhóm chữa trị ở Pháp... Chữa trị về nhận thức cũng nghiên cứu hành vi và các triệu chứng. Tuy nhiên, trái với tiếp cận về hành vi, những kĩ thuật chữa trị về nhận thức không bỏ qua kinh nghiệm nội tâm. Lí thuyết nhận thức giả định rằng chủ thể thể hiện những sơ cấu nhận thức không ý thức, ấn định ảnh hưởng tiêu cực đến những đánh giá của chủ thể về mình. Dựa theo những triệu chứng mà chủ thể có, theo một chương trình làm cho người bệnh suy nghĩ dựa theo động cơ chi tiết của hành vi, tháo bỏ những mạch nhớ vô thức và tạo ra những phương tiện có tính biểu tượng giúp cho việc hiểu và phát triển. Những kĩ thuật chữa trị này đặc biệt được dùng cho trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn ám ảnh - cưỡng bức. c Chữa trị phân tích tâm lí Cách chữa trị này dựa theo lí thuyết phân tâm, có nhiều cách: - Phân tích tâm lí trẻ em trực tiếp. - Trị liệu tâm lí đồng thời cho cha mẹ và cho trẻ. - Tri liệu tâm lí theo nhóm trẻ. - Kịch tâm lí. - Trị liệu tâm lí gia đình. d. Giáo dục lại Giáo dục lại (ré-éducation) ở đây là những tác động giáo dục chuyên biệt dùng cho trẻ em có rối loạn, bất thường trong phát triển nhằm lấy lại sự cân bằng, hài hòa trong phát triển cho các em. Nhân cách của nhà giáo dục lại, khả năng thích ứng với đứa trẻ khác nhau, sự đồng cảm, nhiệt tình nâng đỡ của nhà giáo dục lại giữ một vai trò căn bản. Chữa trị bằng giáo dục lại sẽ không có kết quả trong bầu không khí đối lập, bắt buộc hoặc lạnh lùng. Thời gian chữa trị bằng giáo dục lại phải đều đặn, liên tục, có thể kéo dài vài tháng, một năm học hoặc hơn. Khi có những rối loạn công cụ nghiêm trọng thì có thể kéo dài hơn nữa. Trong tâm bệnh trẻ em có những giáo dục lại thường được sử dụng sau: + Giáo dục lại về chỉnh âm Là giáo dục lại những rối loạn về ngôn ngữ nói, từ những rối loạn ngôn ngữ nói rành mạch cho đến chậm nặng về ngôn ngữ làm cho câm không điếc, giáo dục lại về đọc và/hoặc chính tả. Mục đích của những kĩ thuật khác nhau này là thiết lập liên hệ giữa hệ thống giao tiếp yếu với một hệ thống biểu hiện thay thế một cách tạm thời về cử chỉ và cảm giác: cử chỉ, tri giác xúc giác, phối hợp về ngữ âm (phonémique)... Những rối loạn khác về phát triển nhận thức sau đây cũng có thể dùng kĩ thuật chữa trị chỉnh âm: rối loạn tính toán và rối loạn việc học toán, rối loạn chú ý và/hoặc rối loạn trí nhớ làm việc, khó khăn về định hướng thị giác về không gian. + Giáo dục lại về tâm vận động Nhằm thay đổi chức năng trương lực tĩnh và động giúp trẻ tổ chức tốt hơn hành vi cử chỉ trong không gian và thời gian. Những giáo dục lại này dùng hoặc là những kĩ thuật mềm dẻo (chơi bóng, chơi nước,...) hoặc là những kĩ thuật có quy tắc hơn với các bài tập về cử động được quy định. Dù là kĩ thuật nào thì việc dùng những nhịp (rythmes) để tích hợp trình tự thời gian cần thiết với tất cả cử chỉ cũng như tham chiếu với sơ đồ cơ thể để tích hợp trình tự không gian. Chữa trị tâm vận động được sử dụng nhiều ở trẻ nhỏ, nhất là trước khi xuất hiện ngôn ngữ. Phạm vi dùng khá rộng và không theo hệ thống quy tắc chặt chẽ như những giáo dục lại về chỉnh âm. Chúng được chỉ định dùng trong những rối loạn về tâm vận động (loạn dùng động tác, rối loạn phối hợp vận động, tic) nhưng cũng cả với bất ổn định xúc cảm và háu động, co thắt, run cảm xúc, nói lắp, một số tật lác mắt. Người ta đôi khi cũng dùng giáo dục lại về tâm vận động kèm với giáo dục lại về chỉnh âm trong những chậm về ngôn ngữ, đặc biệt là khi đi kèm với rối loạn tổ chức về không gian - thời gian. Cuối cùng, giáo dục lại về tâm vận động dùng để giáo dục lại theo nhóm nhỏ (3 - 4 trẻ), chủ yếu dành cho trẻ nhỏ (đến 4 - 5 tuổi). + Giáo dục lại về tâm lí sư phạm Gồm một nhóm cách chữa trị (sư phạm về quan hệ, sư phạm chữa trị, tâm lí sư phạm...) có mục đích hàn gắn lại những lỗ hổng nhờ việc học bình thường ở trường với việc sắp xếp lại quan hệ của trẻ và đưa ra những bài tập sư phạm thích hợp. Giáo dục lại về tâm lí sư phạm dành cho trẻ có khó khăn về học đọc hoặc học viết, về phát âm, khó nắm bắt các khái niệm toán học, cuối cùng và chủ yếu là trẻ không học được. Cùng với thất bại ở trường người ta thường phát hiện ra nhiều khiếm khuyết về các mức độ nhận biết khác nhau, đi kèm với những khó khăn về tâm lí mà thất bại này làm tăng nặng (phản ứng chối từ, thái độ chán nản ủ rũ và thất vọng...). Chữa trị sư phạm được dựa trên những trao đổi (trò chơi đóng vai) với những cách làm hấp dẫn thu hút cùng với nhiều hỗ trợ cụ thể (hình ảnh, đồ vật, các trò chơi mang tính xã hội khác nhau). e. Chữa trị bằng thuốc Chữa trị bằng thuốc những rối loạn tâm lí của trẻ em nói chung là không tốt. Việc dùng thuốc cho trẻ phải rất thận trọng và nếu buộc phải dùng thì chỉ trong một thời gian ngắn. Với tất cả các cách trên, dù là sử dụng cách chữa trị nào thì gia đình luôn giữ vai trò quan trọng trong chữa trị tâm bệnh trẻ em. Tuy nhiên, tùy theo tuổi mà thể thức tham gia của gia đình khác nhau. Với trẻ nhỏ, bao giờ cũng cần có mặt cha mẹ, nhất là mẹ, trong khi chữa trị. Sau 2 - 3 tuổi, có thể chữa ta không cần sự có mặt của cha mẹ nhưng phải làm cho trẻ chấp nhận điều này. Chứng kiến quá trình chữa trị cho con có thể cha mẹ sẽ có thái độ không thích hợp, nhà chữa trị phải lường trước điều đó để có cách điều chỉnh thích hợp. Created by AM Word2CHM TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 3. PHÒNG NGỪA VÀ CHỮA TRỊ RỐI LOẠN TÂM LÍ CHO TRẺ EM TUỔI MẦM NON Chữa trị rối nhiễu tâm lí trẻ em là công việc phức tạp, đòi hỏi có chuyên môn, được đào tạo và phải phối hợp chữa trị trên nhiều lĩnh vực. Nếu là nhà tâm bệnh trẻ em, tùy theo từng loại rối loạn, tùy theo kết quả nghiên cứu về nguyên nhân gây rối loạn, nhà tâm bệnh sẽ có cách thức chuyên biệt để chữa trị cho trẻ. Tuy nhiên, với trẻ ở lứa tuổi mầm non, kể cả khi đã xác định cháu có rối nhiễu tâm lí, nếu trẻ vẫn đến trường mẫu giáo, thì giáo viên, mặc dù không phải là nhà tâm bệnh trẻ em, có thể dùng những cách sau đây để xử lí: - Quan tâm tới trẻ nhiều hơn, chăm sóc, an ủi, động niên trẻ Nhu cầu tình cảm của trẻ em tuổi mầm non rất lớn. Nếu thiếu tình cảm trẻ có thể có những bất thường về nhiều mặt. Khi trẻ có rối loạn tâm lí, người lớn nếu thiếu hiểu biết và tình thương dễ khó chịu vì những rối loạn của trẻ, từ đó xa lánh hoặc bỏ mặc. Cách xử sự này vô tình làm trầm trọng hơn tình trạng 3. Một số cách xử lí rối nhiễu tâm lí ở trẻ em tuổi mầm non dùng cho giáo viên mầm non của trẻ. Tạo cho trẻ cảm giác an toàn về tâm lí bằng cách quan tâm tới trẻ nhiều hơn, yêu thương, chăm sóc và an ủi động viên trẻ là rất quan trọng, đứa trẻ khi có rối nhiễu tâm lí, nhất là trẻ tự kỉ, trầm cảm, thu mình... không thể hiện tình cảm đối với người khác. Người khác, kể cả cha mẹ, thường cảm thấy trẻ không cảm nhận được tình cảm, sự quan tâm mà mình dành cho trẻ. Nhưng không vì vậy mà nản lòng, để mặc trẻ. Với trẻ bình thường, ai yêu nó sẽ yêu lại. Nhưng trẻ có rối nhiễu thì chưa chắc đã như vậy. Điều này dễ làm nản lòng người lớn. Biết về trẻ để không nản lòng, luôn yêu thương và quan tâm, an ủi là điều trước tiên người lớn cần làm để giúp trẻ lấy lại được cân bằng trong phát triển. - Tìm những hoạt động phù hợp với trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tham gia nào các hoạt động này nếu có thế (tùy theo từng loại và mức độ rối loạn). Đặc biệt chú ý đến vai trò của hoạt động vui chơi. Tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động và tham gia trò chơi nhìn chung có tác dụng tốt với mọi trẻ em. Tuy nhiên, có những loại rối loạn trẻ không thể tham gia bình thường vào các hoạt động được. Giáo viên phải biết tùy vào đặc điểm từng trẻ để điều tiết về hình thức và mức độ tham gia. Cách này đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt. - Sử dụng những hình thức, tốc độ, mức độ phù hợp trong giao tiếp, truyền đạt. Nhìn chung, trẻ có rối loạn tâm lí, kể cả trẻ không bị ảnh hưởng về trí tuệ, vẫn có những điểm khác với trẻ bình thường trong giao tiếp, tiếp nhận thông tin. Việc làm chậm lại, nhắc lại các thông tin cần truyền đạt tới trẻ nhiều khi cần thiết. Việc lựa chọn phải do giáo viên, với hiểu biết về đặc điểm tâm lí của trẻ, cân nhắc, thử làm, điều chỉnh và thực hiện. Điều này cũng cần rất nhạy bén và linh hoạt. - Trao đổi với gia đình của trẻ về tình trạng của con em họ, qua đó giáo viên hiểu thêm về trẻ. Việc hiểu biết hai chiều này rất quan trọng. Do nhiều cha mẹ chưa có được những hiểu biết cần thiết về sự phát triển tâm lí của trẻ em nên nếu giáo viên có nghi ngờ về rối loạn tâm lí ở trẻ nên trao đổi với cha mẹ để giúp cha mẹ có cách nhìn nhận đúng đắn về con em họ, là cơ sở để họ điều chỉnh thái độ và hành vi cho phù hợp hơn với trẻ. Cần hết sức thận trọng khi đưa ra nhận định về rối nhiễu tâm lí ở trẻ. Chỉ khi chắc chắn và phải dùng cách nói tế nhị để cha mẹ không có những phản ứng không mong muốn. Thông qua trao đổi với gia đình, giáo viên cũng có thêm hiểu biết về trẻ và môi trường sống của các em. Từ đó có thể điều chỉnh và bổ sung những tác động sư phạm dành cho trẻ. - Tư vấn cho gia đình những thái độ và cách ứng xử phù hợp với trẻ. Dựa vào đặc điểm tâm lí của trẻ, trên cơ sở nắm bắt được một phần cách suy nghĩ và xử sự của cha mẹ đối với trẻ. Sau một thời gian sử dụng các thái độ và cách ứng xử với trẻ ở trường mẫu giáo, giáo viên theo dõi nhận xét. Nếu thấy trẻ có xu hướng chấp nhận các ứng xử đó, giáo viên có thể tư vấn cho cha mẹ để kết hợp và thống nhất cách ứng xử với trẻ. Đây là vấn đề không đơn giản. Nó phụ thuộc vào hiểu biết, kinh nghiệm của giáo viên và các điều kiện khác nhau về phía gia đình trẻ. Về phía giáo viên, cần thận trọng khi đưa ra các lời khuyên. Giáo viên cần biết rằng, họ không phải là những chuyên gia về tâm bệnh trẻ em. Vì vậy các lời khuyên nên đúng mức, phù hợp với hiểu biết của họ. - Tư vấn cho gia đình đưa trẻ tới các chuyên gia, những cơ sở chuyên môn về rối nhiễu tâm lí trẻ em. Để làm được việc này, trước hết giáo viên phải biết các cơ sở chuyên chữa trị về rối nhiễu tâm lí trẻ em. Thực tế là chưa có nhiều các cợ sở chuyên môn chữa trị về tâm bệnh trẻ em ở Việt Nam. Các cơ sở chữa trị hiện có chỉ tập trung ở một vài thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ sở thường được biết đến nhiều nhất là các bệnh viện Nhi. Phát hiện và có cách xử lí kịp thời và thích hợp bao giờ cũng có lợi cho những trẻ có rối nhiễu tâm lí. Cơ may này có đến được với trẻ hay không hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn. Giáo viên mầm non nếu có hiểu biết có thể góp phần mang cơ hội phát triển bình thường đến với trẻ. Created by AM Word2CHM TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 3. PHÒNG NGỪA VÀ CHỮA TRỊ RỐI LOẠN TÂM LÍ CHO TRẺ EM TUỔI MẦM NON 1. Có những yếu tố nguy cơ nào dẫn đến rối loạn tâm lí ở trẻ em? Phân tích các yếu tố đó. 2. Nêu và phân tích các cách phòng ngừa rối loạn tâm lí của trẻ em lứa tuổi mầm non dùng cho cha mẹ và giáo viên. 3. Nêu quy trình chữa trị tâm bệnh trẻ em. 4. Tại sao chữa trị tâm bệnh trẻ em lại cần kết hợp với lĩnh vực nhi khoa, thai nhi và người mẹ? 5. Nêu và phân tích các cách chữa trị tâm bệnh trẻ em. 6. Nêu các cách xử lí của giáo viên mầm non với rối loạn tâm lí của trẻ. BÀI TẬP THỰC HÀNH 1. Đến các cơ sở giáo dục hoặc tìm trong đời sống những trẻ em tuổi mầm non có rối loạn tâm lí. CÂU HỎI ÔN TẬP Nghiên cứu tìm hiểu để phát hiện các yếu tố dẫn đến rối loạn của trẻ thông qua trao đổi với cha mẹ và giáo viên. 2. Tư vấn sử dụng các cách phòng ngừa rối loạn tâm lí cho trẻ mầm non với một số cha mẹ và rút ra những nhận xét cần thiết. 3. Thử áp dụng hoặc tư vấn cho giáo viên mầm non những cách xử lí đối với trẻ có rối loạn tâm lí và rút ra những nhận xét cần thiết trong quá trình này. Created by AM Word2CHM TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON I. TIẾNG VIỆT 1. AIMARD Paule (1995) - Tâm bệnh lí trẻ em - Tập 1, 2 - Nxb Thế giới, Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí trẻ em, Hà Nội. 2. DACO Pierre (2004) - Những thành tựu lẫy lừng trong tâm lí học hiện đại - Nxb Thống kê. 3. Phạm Văn Đoàn (1993) chủ biên - Trẻ chậm khôn - Nxb Giáo dục, Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí trẻ em, Hà Nội. 4. DEBRAY-RITZEN P., MESSERSCHMITT P., GOLSE B. (1992) - Tâm bệnh học trẻ em – Nxb y học, Trung tâm nghiên cứu Tâm lí trẻ em, Hà Nội. 5. FREUD S. (2006) - Ba tiểu luận về thuyết tính dục - Nxb Thế giới. 6. KECBICOP O.V., COCKINA M.V., NATGIAROP R.A., XNHEGIƠNHEPXKI A.V. (1980) - TÀI LIỆU THAM KHẢO Tâm thần học - Nxb Mir Matxcova, NXB Y học, Hà Nội. 7. Phạm Minh Hạc (1996) chủ biên - Tuyển tập tâm tí học J.Piaget - Nxb Giáo dục. 8. Phạm Minh Hạc (1997) - Tâm lí học Vưgôtxki - Nxb Giáo dục. 9. Lê Văn Luyện (1994) chủ biên - Từ vựng Tâm lí học - Nxb Thế giới, Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí trẻ em, Hà Nội. 10 Lê Văn Luyện, Nguyễn Văn Siêm, Phạm Kim (2002) - Từ điển tâm lí lâm sàng Phát - Anh - Việt - Nxb Thế giới, Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em, Hà Nội. 11. MUNZERT W. ALFRED (1998) - Trắc nghiệm chỉ số thông minh của bạn - Nxb Trẻ. 12. PIAGET J., INHELDER B., VĩNH BANG (2000) - Tâm lí học trẻ em và ứng dụng tâm lí học Piaget nào trường học - Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 13. PIAGET J. (1998) - Tâm lí học trí khôn - Nxb Giáo dục. 14. POSTEL J. QUETEL C. (2004) - Nouuelle histoire de la psychiatrie - Dunod, Paris 15. REUCHLIN M. (1995) - Tâm lí học đại cương - Tập 1, 2, 3 - Nxb Thế giới, Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em, Hà Nội. 1 6. STAFFORT - CLARK DAVID (1998) - Freud đã thực sự nói gì - Nxb Thế giới. 17. Phạm Toàn (2008) – Hợp lưu các dòng Tâm lí học Giáo dục - Nxb Tri thức, Hà Nội. 18. Trần Trọng Thuỷ (1992) - Khoa học chẩn đoán tâm lí - Nxb Giáo dục. 19. Nguyễn Khắc Việt (1991) chủ biên - Từ điển tâm lí - Nxb Ngoại văn, Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí trẻ em, Hà Nội. 20. Nguyễn Khắc Việt (1991) biên soạn và dịch - Tâm lí trẻ em hiểu theo Phân tâm học - Nxb Khoa học xã hội, Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí trẻ em, Hà Nội. 21. Nguyễn Khắc Việt (1993) - Nỗi khổ của con em - Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí trẻ em. 22. ZAKHAROP A.I. (1987) - Liệu pháp tâm lí loạn thần kinh chức năng ở trẻ em và thiếu niên - Nxb Mir Matxcơva, Nxb Y học, Hà Nội. II. TIẾNG NƯỚC NGOÀI 1. BAROFF S. GEORGE (1974) - Mental retardation: nature, cause and management - John Wiley & Sons. 2. Sous la direction de BARTE H.N. (2001) - Dictionnaire des thérapeuthiques médico - psychologiques et psychiatriques - Ellipses. 3. BERGER M. (2004) - Les troubles du déueloppement cognitif - Dunod, Paris. 4. BIDEAUD J., HOUDé O., PEDINIELLI J.-L. (1993) - Lhomme en déueloppement - PUF. 5. CLAUDON P. (2007) - Enfants hyperactifs, enfants instables. Se repérer, comprendre, prévenir - Editions In Press. 6. COHEN S. (2007) - Handicapés: lacceuil depuis lenfance - L'Harmattan. 7. CYRULNIK B. (2001) - Les Vilains Petits Canards - Odile Jacob. 8. CANUEL B. (2007) - Les enfants daujourdhui - Marabout. 9. DESPINOY M. (2008) - Psychopathologie de lenfant et de ladolescent - éditions Anne Carrière, Paris. 10. GAUQUEUN M., GAUQUEUN F. (1963) - La psychologie au XXe siècle - ESF. 11. GUIDETTI M. (2005) - Les étapes du développement psychologique - Armand Colin. 12. MARCELLI D. (2009) - Enfance et psychopathologie - Masson 13. PIERON H. (1992) - Vocabulaire de la psychologie - Quadrige/ PUF. 14. Sous la direction de POSTEL J. (1993) - Dictionnaire de psychiatrie et de psychopathologie clinique - Larousse. 15. RUFO M. (2007) - La vie en désordre Voyage en adolescence - Éditions Anne Carrière, Paris. 16. TOURRETTE C., GUIDETTI M. (2008) - Introduction à la psychologie du deueloppement-Du bébé à ladolescent - Armand Colin. 17. WINNICOTT D. W. (2002) - Lenfant et sa famille - Petite Bibliothèque Payot. Created by AM Word2CHM TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON Việc chữa trị cho trẻ em có rối nhiễu tâm lí ở Pháp do các cơ sở chuyên môn thực hiện. Có nhiều cơ sở chữa trị: - Trung tâm y tâm lí học (CMP-Centre médico- psychologique) Gồm một nhóm các nhà chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực, làm nhiệm vụ: tiếp nhận và phối hợp chữa trị, dự báo, chẩn đoán, chữa trị và can thiệp tại chỗ. Hoạt động của CMP được liên kết một cách chính thức với những cơ sở chữa trị về thể chất và về giáo dục hoặc cơ sở bảo vệ trẻ em. Đối với trẻ tuổi mầm non (O - 6 tuổi), mới đây các trung tâm y tế - xã hội sớm (centres médico- sociale précoce, CAMSP) cũng được thành lập. CMP và CAMSP có cùng chức năng. Phân bố các CMP: mỗi khu vực (quận, vùng) đều có các trung tâm của nhà nước. Năm 1993 thống Phụ lục. HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ CHỮA TRỊ RỐI LOẠN TÂM LÍ CHO TRẺ EM Ở PHÁP kê cho thấy có 5 CMP trong một khu vực. Ngoài ra có nhiều trung tâm của tư nhân, được quản lí chuyên môn bởi các cơ quan chức năng. - Bệnh viện ban ngày (HDJ - Hopital de jour) Bắt đầu hình thành từ những năm 65 - 70 ở Pháp, bệnh viện ban ngày là cơ sở chữa trị, do một bác sĩ có chuyên môn về hầu hết các lĩnh vực có liên quan lãnh đạo. Cũng có thể do một tổ chức tư nhân không có mục đích kinh doanh điều hành. Bệnh viện ban ngày tiếp nhận trực tiếp trẻ em và thiếu niên. Ở bệnh viện ban ngày, trẻ sẽ được đánh giá một cách sâu sắc về nhiều mặt trong một thời gian khoảng 1 - 2 tuần, sau đó được hưởng nhiều can thiệp và có tích hợp việc học tập đối với những rối loạn tâm bệnh lí nghiêm trọng. Bệnh viện ban ngày có nhiều loại dành cho các độ tuổi khác nhau. Có bệnh viện dành cho trẻ nhỏ: 13 - 18 tháng cho đến 5 - 6 tuổi, có bệnh viện dành cho trẻ 7 - 12 tuổi, có loại dành cho thanh thiếu niên 12 - 13 đến 18 - 19 tuổi. Nhìn chung số lượng trẻ trung bình mà bệnh viện tiếp nhận khoảng 25 cho đến 30 trẻ. Trẻ đến bệnh viện vào ban ngày, 5 ngày một tuần, buổi tối và thứ bảy, chủ nhật ở nhà. Về mặt chữa trị, thường theo nhiều cách chữa trị khác nhau, phối hợp giữa cha mẹ và các nhà chuyên môn thuộc cơ sở chữa trị. - Trung tâm tiếp nhận chữa trị một phần thời gian (CATTP - Centre dacceuil thérapeuthique à temps partiel) Dành cho những nhóm nhỏ bệnh nhân, có những hoạt động khác nhau trong một khung cảnh xác định và đều đặn, thường là ở các CMP hoặc những nơi khác thuộc về CMP gần với chỗ ở của gia đình trẻ. Chữa trị một phần thời gian có thể được làm đồng thời hoặc tiếp theo chữa trị ở bệnh viện ban ngày. Thực hiện cùng cách chữa trị ở bệnh viện ban ngày nhưng giảm về thời lượng. Cách chữa trị này dành cho trẻ có thể theo học được ở trường bình thường hoặc gần như bình thường, hoặc kết hợp với một lớp học chuyên biệt. - Bệnh viện chữa trị toàn thời gian (hospitalisation temps plein) Nằm viện toàn thời gian thường là trẻ ở tuổi thanh thiếu niên, từ 11 - 12 tuổi trở đi. Đối với trẻ 11 - 12 tuổi chỉ định nằm viện toàn thời gian là rất hạn chế và trẻ thường xuyên được về nhà. Chỉ định nằm viện thường dành cho 2 trường hợp sau đây: Trẻ trầm cảm có hành vi tự sát; cũng có khi là do gia đình quá chán nản và đau khổ. Một số trường hợp có rối loạn hành vi nặng của bệnh rối loạn xâm lấn phát triển mà gia đình đồng ý để trẻ nằm viện, nhất là mẹ. Những trường hợp cần phải cách li gia đình để bảo vệ trẻ. - Gia đình tiếp nhận chữa trị (acceuil familial théralpeutique) Đây là cơ sở chữa trị dành cho những trẻ đau khổ vì rối loạn tâm lí. Chúng được sống trong một môi trường thay thế ổn định nhằm chỉnh sửa khả năng quan hệ và tự chủ. Mục đích của cơ sở gia đình tiếp nhận chữa trị là tạo cho đứa trẻ có khó khăn nghiêm trọng hoặc có cha mẹ loạn tâm, khiếm khuyết nặng một môi trường bình thường tự nhiên mà ở đó trẻ có thể tận hưởng không khí tình cảm và sự giáo dục ổn định, nhiệt tình gần gũi với khung cảnh xã hội bình thường. Một gia đình tiếp nhận chữa trị cần được bao quanh một nhóm các nhà chuyên môn, những người trợ giúp mẹ, nhà tâm bệnh, nhà tâm lí, nhà giáo dục chuyên biệt, người làm công tác xã hội, thư kí. Với cách chữa trị này, việc lựa chọn các gia đình có trách nhiệm chữa trị là một nhiệm vụ quan trọng. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có động cơ của gia đình tiếp nhận chữa trị và các khả năng của họ. Cách chữa trị trong gia đình tiếp nhận chữa trị thường có hiệu quả đối với trẻ nhỏ. Từ 8 - 9 tuổi trở đi, hiệu quả tỏ ra kém hơn. - Các cơ sở chữa trị khác: những đơn vị chữa trị mẹ - con, nhà trị liệu dành cho thiếu niên Các đơn vị chữa trị mẹ - con (unités mère - enfant) tiếp nhận chữa trị những bà mẹ có bệnh khác nhau nhưng thường có liên quan đến trầm cảm trước khi sinh. Ở đây, người ta đặc biệt chú ý đến chất lượng của quan hệ qua lại giữa mẹ và con. Các nhà chuyên môn đánh giá khả năng của mẹ để tạo ra những liên hệ thích hợp và thỏa mãn cho con của họ. Nhà trị liệu dành cho thiếu niên cần thiết đối với những thiếu niên cần phải tách khỏi gia đình nhưng lại vẫn duy trì môi trường trường học. Ở nhà trị liệu, thiếu niên vẫn theo học chương trình của trường còn buổi chiều tham gia vào các hoạt động khác nhau: chữa trị nhóm, chữa trị cá nhân, kịch tâm lí, hỗ trợ về giáo dục... Các đơn trị chữa trị mẹ - con (unités mére - enfant) tiếp nhận chữa trị những bà mẹ có bệnh khác nhau nhưng thường có liên quan đến trầm cảm trước khi sinh. Ở đây, người ta đặc biệt chú ý đến chất lượng của quan hệ qua lại giữa mẹ và con. Các nhà chuyên môn đánh giá khả năng mẹ để tạo ra những liên hệ thích hợp và thỏa mãn cho con của họ. Nhà trị liệu dành cho thiếu niên cần thiết đối với những thiếu niên cần phải tách khỏi gia đình nhưng lại vẫn duy trì môi trường trường học. Ở nhà trị liệu, thiếu niên vẫn theo học chương trình của trường còn buổi chiều tham gia vào các hoạt động khác nhau: chữa trị nhóm, chữa trị cá nhân, kịch tâm lí, hỗ trợ về giáo dục... Tùy theo mức độ bệnh của trẻ mà chúng được chữa trị ở các cơ sở khác nhau. Thông thường, khi phát hiện ra trẻ không bình thường trong phát triển tâm lí, trẻ được đưa tới chữa trị ở các trung tâm y tâm lí học (CMP), y tâm lí giáo dục học (CMPP). Sau khi thăm khám, các nhà chuyên môn dựa vào đặc điểm rối nhiễu của trẻ sẽ đưa ra kế hoạch chữa trị cho từng em. Sau một thời gian điều trị, thông thường là một năm học, các nhà chữa trị sẽ đánh giá tình hình tiến triển của các em và đưa ra kế hoạch tiếp theo. Nếu trẻ không tiến bộ, thể hiện bệnh trầm trọng hơn, không thể hòa nhập vào cuộc sống bình thường, trẻ sẽ được đưa đến chữa trị tiếp tại bệnh viện ban ngày hoặc các trường chuyên biệt (ví dụ, trường dành cho trẻ tự kỉ, trường dành cho trẻ thiểu năng trí tuệ). Các cơ sở này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Họ chia sẻ các thông tin cho nhau trong chữa trị cho trẻ. Ví dụ các nhà chuyên môn ở CMP khi chữa trị cho trẻ ở tuổi mẫu giáo có thể tham khảo thông tin về trẻ ở các trung tâm phát hiện rối nhiễu sớm, trước tuổi mẫu giáo, về trẻ nếu như nó đã được đưa đến đó trước đây. Các CMP cũng có liên hệ với các bệnh viện ban ngày. Nếu sau một thời gian chữa trị mà trẻ không có tiến bộ, có chiều hướng nặng thêm, trẻ sẽ được gửi đến chữa trị ở bệnh viện ban ngày. Thành phần chuyên môn của cơ sở chữa trị Đặc điểm của đời sống tâm lí trẻ em đưa đến đặc trưng của việc chữa trị rối nhiễu tâm lí cho trẻ em là chữa trị theo nhóm. Sự phát triển tâm lí của trẻ có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau và khi chữa trị các bất thường về tâm lí cho các em cũng cần có các nhà chuyên môn về nhiều lĩnh vực. Chữa trị cho trẻ bao giờ cũng gồm một nhóm các nhà chuyên môn. Như thế mới có thể hiểu sâu và từ đó chữa trị hiệu quả các bệnh tâm lí cho trẻ. Trực tiếp làm việc tại CMP Montreuil và được nhiều lần đến tham quan học tập tại khoa chữa trị tâm bệnh trẻ em và thiếu niên tại bệnh viện Sainte Anne, Paris cho thấy: trong một cơ sở chữa trị như vậy gồm có các nhà chuyên môn sau: + Chuyên gia y tế thực hành (praticien hospitalier). + Y tá. + Nhà tâm lí (có thể có nhà phân tâm, tùy trung tâm). + Nhà chỉnh âm. + Nhà tâm vận động. + Trợ lí xã hội. + Nhà giáo dục đặc biệt. + Ở các Trung tâm Y - tâm lí - giáo dục học, ngoài các thành phần trên còn có nhà giáo dục lại (ré- éducateur). Các nhà chuyên môn này hợp lại thành các nhóm chữa trị, tùy theo loại rối nhiễu của trẻ, tùy theo độ tuổi mà thành phần của các nhóm chuyên môn này không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, bất cứ nhóm nào cũng có sự tham gia của nhà tâm lí. Cách thức hoạt độngcủa cơ sở chữa trị Một CMP làm việc như thế nào? Trình tự tiếp nhận trẻ em cần chữa trị và các bước tiến hành chữa trị ra sao? Quá trình trực tiếp tham gia chữa trị cho trẻ tại CMP Montreuil cho thấy tiến trình như sau: - Trẻ em, thiếu niên và cha mẹ chúng đăng kí khám chữa ở CMP. Thường người họ gặp đầu tiên là thư kí của CMP. Thư kí sẽ ghi lại và chuyển thông tin cho giám đốc trung tâm. - Giám đốc trung tâm tiếp nhận, giới thiệu sơ lược về CMP và chức năng của CMP, hoàn tất hồ sơ, hẹn ngày đến khám. - Giám đốc thông báo với các nhà chuyên môn của trung tâm và làm việc với các nhà chuyên môn cần thiết (nhà thực hành tư vấn, bác sĩ, nhà tâm lí...) để thành lập nhóm chữa trị. - Trước hết, các nhà chuyên môn đánh giá tình trạng của trẻ, làm các buôn về phát âm, tâm vận động, tâm lí học hoặc thêm cả giáo dục học. - Từ những đánh giá này mà một chương trình riêng cho từng trẻ được đưa ra để chữa trị và kèm cặp (đối với CMP). Chương trình này có thể bao gồm những nội dung chăm chữa khác nhau: tâm lí trị liệu, hoạt động chữa trị về tâm lí giáo dục học, những hoạt động giáo dục, giáo dục lại... - Luôn có theo dõi, đánh giá sát sao suốt trong quá trình chữa trị. Trong một buổi chữa trị có thể có từ 3 đến 4 nhà chuyên môn tiến hành và theo dõi chặt chẽ các phản ứng và tiến triển của trẻ. Sau mỗi buổi chữa trị, nhóm chữa trị ngồi lại họp, từng người nhận xét về từng trẻ một cách rất chi tiết, cụ thể và có những đánh giá về tiến triển của trẻ. Công việc này diễn ra đều đặn ở tất cả các buổi chữa trị, được ghi lại chi tiết. Hàng tuần các nhóm chuyên gia thuộc từng bộ phận họp lại với nhau để thông báo về các vấn đề có liên quan, trao đổi tình hình chữa trị, nhận xét và đưa ra các ý kiến nhằm giúp cho quá trình chữa trị hiệu quả hơn. Hàng tháng, toàn thể CMP họp lại với giám đốc báo cáo về tình hình chữa trị của từng nhóm và qua đó nắm bắt tình hình của toàn trung tâm. - Trong suốt thời gian trẻ được chữa trị tại trung tâm, các nhà chữa trị thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với cha mẹ trẻ về tình hình con em họ. Họ còn đi xuống tận nhà của trẻ để nắm bắt tốt hơn hoàn cảnh của các em. Thời gian chữa trị cho trẻ ở CMP là theo năm học, từ tháng 9 đến tháng 6 năm sau. Trẻ chữa ở CMP vẫn đến trường học bình thường ngoài các buổi chữa trị. Riêng ở bệnh viện ban ngày trẻ không đến trường mà học luôn ở đó, có các giáo viên chuyên biệt dạy với những phương pháp riêng. Created by AM Word2CHM Chuơng 1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM 1. Khái niệm về tâm bệnh học trẻ em 1.1. Tâm bệnh học trẻ em là gì? 1.2. Đối tuợngcủa tâm bệnh học trẻ em 1.3. Nhiệm vụ của tâm bệnh học trẻ em 2. Lịch sử hình thành và phát triển tâm bệnh học trẻ em. 2.1. Thời kì trước thế kỉ XX 2.2. Thế kỉ XX 3. Thế nào là trẻ bình thường và bệnh lí? 4. Phân loại bệnh trong tâm bệnh học trẻ em 5. Những lí thuyết cơ bản của tâm bệnh học trẻ em 5.1. Sinh lí học thần kinh 5.2. Vai trò của yếu tố di truyền 5.3. Những lí thuyết tâm lí học MỤC LỤC 6. Phương pháp đánh giá tình trạng tâm bệnh lí của trẻ em 6.1. Trò chuyện lâm sàng 6.2. Chẩn đoán hình ảnh 6.3. Đo thính giác 6.4. Trắc nghiệm tâm lí 5.5. Thực nghiệm đánh giá về nhận thức Câu hỏi ôn tập Bài tập thực hành Chương 2. CÁC RỐI LOẠN TÂM LÍ CỦA TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON 1. Rối loạn triệu chứng và chức năng 1.1. Rối loạn tâm vận động 1.2. Rối loạn ngôn ngữ 1.3. Rối loạn nhận thức 1.4. Rối loạn biểu hiện hành vi. 1.5. Rối loạn cơ thắt 1.6. Rối loạn giấc ngủ 1.7. Rối loạn chức năng tiêu hóa - ăn uống 1.8. Rối loạn chức năng thở: bệnh hen suyễn 1.9. Rối loạn biểu hiện ở da. 1.10. Chậm lớn do đau khổ tâm lí: chứng lùn tâm sinh 1.11. Trẻ bị ngược đãi 2. Các hội chứng 2.1. Chậm phát triển trí tuệ 2.2. Những biểu hiện nhiễu tâm 2.3. Trầm cảm ở trẻ em 2.4. Tự kỉ 2.5. Loạn tâm cộng sinh (loạn tâm sớm) 2.6. Bệnh ranh giới (pathologies limites / borderline) Câu hỏi ôn tập Bài tập thực hành Chương 3. PHÒNG NGỪA VÀ CHỮA TRỊ RỐI LOẠN TÂM LÍ CHO TRẺ EM TUỔI MẦM NON 1. Phòng ngừa rối loạn tâm tí ở trẻ em tuổi mầm non 1.1. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn tâm lí ở trẻ em 1.2. Cách phòng ngừa rối loạn tâm lí ở trẻ em tuổi mầm non 2. Chữa trị rối loạn tâm lí ở trẻ em 2.1. Chữa trị rối loạn tâm lí trẻ em cần kết hợp với lĩnh vực nhi khoa, thai nhi và người mẹ 2.2. Quy trình chữa trị tâm bệnh trẻ em 2.3. Các cách chữa trị rối loạn tâm lí trẻ em 3. Một số cách xử lí rối nhiễu tâm lí ở trẻ em tuổi mầm non dùng cho giáo viên mầm non. Câu hỏi ôn tập Bài tập thực hành Tài liệu tham khảo Phụ Lục: Hệ thống các cơ sở chữa trị rối loạn tâm lí cho trẻ em ở Pháp ---//--- TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON Tác giả: NGUYỄN THỊ NHƯ MAI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc ĐINH NGỌC BẢO Tổng biên tập ĐINH VĂN VANG Hội đồng thẩm định: Chủ tịch: TS. NGUYỄN XUÂN HẢI Nhận xét 1: GS.TS. NGUYỄN QUANG UẨN Nhận xét 2: TS. NGUYỄN THỊ KIM QUÝ Biên tập nội dung: NGUYỄN NGỌC HÀ Kĩ thuật vi tính: ĐÀO PHƯƠNG DUYẾN Trình bày bìa: PHẠM VIỆT QUANG In 1.000 cuốn, khổ 17 x 24cm, Công ty cổ phần KOV. Đăng kí KHXB số: 64-2011/CXB/466-01/ĐHSP ngày 11/1/2011. In xong và nộp lưu chiểu tháng 6 năm 2011. Created by AM Word2CHM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftam_benh_hoc_lua_tuoi_tre_em_mam_non_0111.pdf