Tái sử dụng nước thải và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

Nước rất cần thiết cho đời sống và hoạt động sản xuất. Nguồn nước không đảm bảo vệ sinh lại là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật.Theo các tài liệu khoa học trên thế giới, đã phát hiện thấy có hơn 300 mặt bệnh lây truyền qua nước. Có hai nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe liên quan đến nước, đó là do các vi sinh vật có khả năng truyền bệnh sang người và do các chất hóa học, phóng xạ gây ra.Và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước hầu hết là do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người tạo nên như: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp thường cuốn theo chất rắn, chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, phân bón . Cũng có nguyên nhân ô nhiễm từ hậu quả chiến tranh qua hóa chất độc, thuốc nổ. Ngoài ra, nguồn nước còn bị ô nhiễm do cấu tạo địa chất, xâm nhập mặn các vùng ven biển, nước sông, kênh, ô nhiễm phèn

doc34 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2665 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tái sử dụng nước thải và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO MÔN HỌC: SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG ĐỀ TÀI TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG GVHD : ThS.Lê Thị Kim Oanh SVTH : Trần Thế Sơn M077288 Trần Thị Thanh Thanh M076221 Võ Hoàng Sang M073685 Lê Nữ Diễm Thi M072671 Châu Phước Vinh M074454 Võ Thị Thanh Thùy M077253 Nguyễn Cẩm Vân M077499 TP. Hồ Chí Minh, ngày 03, tháng 06 năm 2010 Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG Nước rất cần thiết cho đời sống và hoạt động sản xuất. Nguồn nước không đảm bảo vệ sinh lại là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật.Theo các tài liệu khoa học trên thế giới, đã phát hiện thấy có hơn 300 mặt bệnh lây truyền qua nước. Có hai nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe liên quan đến nước, đó là do các vi sinh vật có khả năng truyền bệnh sang người và do các chất hóa học, phóng xạ gây ra.Và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước hầu hết là do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người tạo nên như: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp thường cuốn theo chất rắn, chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, phân bón... Cũng có nguyên nhân ô nhiễm từ hậu quả chiến tranh qua hóa chất độc, thuốc nổ. Ngoài ra, nguồn nước còn bị ô nhiễm do cấu tạo địa chất, xâm nhập mặn các vùng ven biển, nước sông, kênh, ô nhiễm phèn… Vi sinh vật truyền qua nước gây nên hầu hết các bệnh ở đường tiêu hóa. Vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy…; virus gây bệnh như bại liệt, viêm gan,…; ký sinh trùng gây bệnh như lỵ amip, giun, sán… Các tác nhân này có thể xâm nhập vào cơ thể con người trực tiếp qua đường nước uống hoặc nước dùng chế biến thực phẩm. Những bệnh này có thể gây thành dịch lớn làm số người tử vong cao, rất nguy hại cho cộng đồng nếu không có biện pháp phòng chống dịch tốt. Khi nguồn nước nhiễm các hóa chất từ sản xuất, sinh hoạt của con người, nước thải từ các khu công nghiệp thường gây ra các bệnh mãn tính, ung thư, bệnh ảnh hưởng đến sinh sản và di truyền. Tất cả các hoạt động sinh hoạt và sản xuất trong mỗi cộng đồng đều tạo ra các chất thải, ở các thế khí, lỏng, và rắn. Thành phần chất thải lỏng hay nước thải được định nghĩa như một dạng hòa tan hay trộn lẫn giữa nước đã qua sử dụng, nước mưa, nước mặt, nước ngầm… Và chất thải từ sinh hoạt trong cộng đồng cư dân, các khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, giao thông vận tải, nông nghiệp … Ở đây cần hiểu là sự ô nhiễm nước xảy ra khi các chất nguy hại xâm nhập vào nước lớn hơn khả năng tự làm sạch của chính bản thân nguồn nước. Nước thải chưa xử lý là nguồn tích lũy các chất độc hại lâu dài cho con người và các sinh vật khác. Sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải có thể tạo ra các hỗn hợp khí nặng mùi. Thông thường, nước thải chưa xử lý là nguyên nhân gây bệnh do nó chứa các loại độc chất phức tạp hoặc mang các chất dinh dưỡng thuận lợi cho việc phát triển các loại vi khuẩn, các thực vật thủy sinh nguy hại. Vì vậy, Tái sử dụng nước thải là vấn đề được nhiều nhà khoa học, doanh nghiệp, cá nhân đặt ra, nhất là trong bối cảnh nguồn nước ngọt đang có xu hướng giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng.Nhưng nước thải nếu không được xử lý đúng mức sẽ gây ô nhiễm môi trường. Chương 2 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó. Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng: Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh họat là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng : tắm , giặt giũ , tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,…chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Nước thải sinh hoạt là một vấn đề quan trọng cho những thành phố lớn và đông dân cư, nhất là đối với các quốc gia đã phát triển. Riêng đối với các quốc gia còn trong tình trạng đang phát triển, vì hệ thống cống rãnh thoát nước còn trong tình trạng thô sơ, không hợp lý cũng như không theo kịp đà phát triển dân số nhanh như trường hợp ở các thành phố ở Việt Nam như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ v.v…, việc giải quyết và xử lý nước thải này hầu như không thể thực hiện được. Nước thải sau khi qua mạng lưới cống rãnh được chảy thẳng vào sông rạch và sau cùng đổ ra biển cả mà không qua giai đoạn xử lý. Thêm nữa, hầu hết các cơ sở sản xuất công kỹ nghệ cũng không có hệ thống xử lý nước thải, do đó tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng hơn nữa. Nếu tình trạng trên không chấm dứt, nguồn nước mặt và dọc theo bờ biển Việt Nam sẽ không còn được sử dụng được nữa trong một tương lai không xa. Nước thải sinh hoạt từ một căn nhà “ổ chuột” dưới chân cầu Nhị Kiều Hiện nay tại nhiều nơi, ở những vùng phát triển công nghệ tập trung cao như Hà Nội, Sài Gòn, Vũng Tàu, có nhiều chỉ dấu đã cho thấy các vùng nước nơi đây đã hoàn toàn bị nhiễm độc. Nếu chỉ tính riêng cho nước thải sinh hoạt ở Thành phố Hồ Chí Minh, nếu tính trung bình mỗi đầu người thải ra 100 lít nước cho sinh hoạt hàng ngày, và với dân số 9 triệu nhân khẩu, Thành phố Hồ Chí Minh thải vào sông rạch một lượng nước thải là 900.000 m3/ngày, một số lượng không nhỏ đổ vào khúc sông Sài Gòn. Cũng cần nên biết thêm là chu kỳ thuỷ triều nơi đây xảy ra theo cung cách bán nhật triều, nghĩa là trong vòng 24 giờ có hai chu kỳ nước ròng và nước rong (lớn); do đó, nước thải không đủ thời gian để chảy ra biển và chỉ “ngưng đọng” trong một phạm vi trong lòng sông mà thôi. Theo thời gian, nước sông nguyên thuỷ không đủ khả năng “làm loãng” nước thải nữa vì mức độ ô nhiễm tăng quá khả năng điều tiết tự nhiêh của sông  (khả năng tới hạn – threshold limit). Tình trạng nhiễm độc nguồn nước sẽ xảy ra từ đây. Và điều này đang xảy ra cho sông Sài Gòn và các phụ lưu  chung quanh Hà Nội và một số thành phố lớn khác ở Việt Nam. Theo White (1977), đối với cư dân nông thôn không có nước máy mỗi đầu người hàng ngày tiêu thụ từ vài lít tới 25 lít nước. Đối với các hộ gia đình có một robinet nước thì mỗi đầu người tiêu thụ từ 15 ¸ 90 lít và có nhiều robinet thì khoảng 30 ¸ 300 lít mỗi ngày.   Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tính cho một người trong ngày đêm Tác nhân gây ô nhiễm Tải lượng Chất rắn lơ lửng (SS) (g/ngđ) 200 BOD5 (g/ngđ) 45 ¸ 54 COD (g/ngđ) 1,8 ´ COD Tổng Nitơ (g/ngđ) 6 ¸ 12 Tổng Photpho (g/ngđ) 0,8 ¸ 4,0 Dầu mỡ (g/ngđ) 10 ¸ 30 Tổng Coliform (cá thể) 106 ¸ 109 Fecal Coliform (cá thể) 105 ¸ 106 Trứng giun sán 103 Nguồn: Sở KHCN & MT Cần Thơ (ĐTM Xí Nghiệp Thuộc Da MeKo,1995) Tuy nhiên trong nước thải sinh hoạt có chứa một lượng khá lớn năng lượng, đạm và các chất khoáng như kali, photpho, canxi... là những phân bón có giá trị đối với nông nghiệp. Cho nên việc tái sử dụng các giá trị này của chất thải sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Trong khi nguồn nước ngọt đang ngày dần khan hiếm cộng với ý thức sử dụng nước chưa tiết kiệm của người dân thì vấn đề tái sử dụng nước thải để sử dụng vào những mục đích thích hợp là điều vô cùng cần thiết và cấp bách. Trên thế giới, đã có nhiều nước làm rất tốt điều này. Đây là vấn đề mà những nước đang phát triển như Việt Nam cần phải học hỏi và đưa ra những giải pháp phù hợp hơn với điều kiện thực tế của mình. Ví dụ điển hình: Hàng ngày, thành phố San Diego và vùng phụ cận thải khoảng 230 triệu gallon (≈ 870.645 m3) nước sinh hoạt cho mọi nhu cầu trong gia đình và nước thải đã qua xử lý của các cơ sở sản xuất kỹ nghệ. Thành phố có trách nhiệm phải xử lý tất cả nguồn nước thải này. Do đó, hệ thống xử lý phải là một hệ thống có quy mô lớn và nằm trong một chính sách thường trực và ưu tiên của thành phố. Qua cống rãnh, nước thải được chuyển vào nhiều nhà máy (Point Loma Plant, North City và South Bay Plant như trường hợp San Diego). Trên nguyên tắc, nước thải được xử lý cơ học nghĩa là qua giai đoạn gạn lọc bằng sạn, cát  v.v… Sau đó đến giai đoạn xử lý hoá học cấp một. Và sau cùng nước xử lý được chuyển thẳng ra đại dương qua những đường ống nằm sâu dưới đáy biển và miệng ống cách bờ trên 7 km. Một lượng nước thải khác được xử lý cấp hai và sẽ được dùng lại cho hệ thống tưới tiêu cho các công viên và cây xanh dọc theo xa lộ. Một số lượng nước đã đã qua giai đoạn xử lý bậc hai, sẽ được xử lý hoá học tiếp. Lượng nước này có tên là nước “tái dụng” (reclaimed water) sẽ là nguồn nước tưới tiêu cho các công viên và cây xanh dọc theo xa lộ. Một lượng nước đã được xử lý sau cùng được chuyển vào các hồ chứa, từ đó qua phương pháp thẩm thấu tự nhiên (percolation) nước sẽ thấm vào mạch nước ngầm dưới lòng đất sâu, góp phần vào việc cung cấp nước sinh hoạt trở lại cho thành phố. Nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất) Là loại nước thải sau quá trình sản xuất, phục thuộc loại hình công nghiệp. Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau phụ thuộc vào loại hình công nghiệp và chế độ công nghệ lựa chọn. Thành phần nước thải sản xuất rất đa dạng, thậm chí ngay trong 1 ngành công nghiệp, số liệu cũng có thể thay đổi đáng kể do mức độ hoàn thiện của công nghệ sản xuất hoặc điều kiện môi trường. Thành phần nước thải công nghiệp dệt may Chỉ tiêu (kí hiệu) Đơn vị Nhiệt độ 0C pH -- Mùi -- Độ màu (pH=7) Pt-Co BOD5 Mg/l COD Mg/l Tổng chất rắn lơ lửng Mg/l Dầu mỡ khoáng Mg/l Crom VI (Cr6+) Mg/l Crom III (Cr3+) Mg/l Sắt (Fe) Mg/l Đồng (Cu) Mg/l Clo dư Mg/l Có hai loại nước thải công nghiệp: - Nước thải công nghiệp qui ước sạch : là loại nước thải sau khi sử dụng để làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà. - Loại nước thải công nghiệp nhiễm bẫn đặc trưng của công nghiệp đó và cần xử lý cục bộ trước khi xả vào mạng lưới thoát nước chung hoặc vào nguồn nước tùy theo mức độ xử lý. Nước thải công nghiệp Mạ 750.000m3 nước thải công nghiệp chưa được xử lý mỗi ngày - Đó là số liệu do Đại tá Phan Hữu Vinh - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường  tại Hội thảo phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở khu chế xuất - khu công nghiệp diễn ra ở TPHCM ngày 12/06/2009 Theo ông Vinh, đến cuối năm 2008, cả nước mới chỉ 60/219 khu chế xuất - khu công nghiệp có nhà máy xử lý nước thải, với lượng nước xử lý đạt 30 phần trăm. Tuy nhiên, đáng lo ngại là chất lượng nước thải sau khi xử lý vẫn chưa đạt yêu cầu và chưa ổn định. "Nhiều nơi có nhà máy xử lý nước thải nhưng thực chất không hoạt động vì thiếu kinh phí hoặc các cơ sở sản xuất xử lý nhưng không đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Vì vậy, nhiều chỉ tiêu về coliform, amoniac, kim loại nặng đều vượt tiêu chuẩn cho phép" - Ông Vinh cho biết. Sau 14 năm từ khi khu công nghiệp đầu tiên là Tân Thuận ra đời, hiện thành phố Hồ Chí Minh đã có 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp. Trên 100 nhà máy đi vào hoạt động với số lao động 150.000 người, kéo theo những vấn đề môi trường phát sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường toàn thành phố và khu vực. Tuy nhiên, mới chỉ có 5 đơn vị là khu chế xuất Tân Thuận, Linh Trung 1 và 2, khu công nghiệp Tân Tạo và Lê Minh Xuân có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Số còn lại vẫn chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường. Việc này sẽ ảnh hưởng phần nào đến chất lượng nước mặt toàn thành phố. Ngoài ra, còn một mối lo khác là tuy nhà máy nước thải hoạt động đạt tiêu chuẩn như đăng ký, nhưng vẫn còn nước thải có màu và váng dầu thoát ra từ các cửa xả nước mưa. Việc kiểm soát xả thải từ các nhà máy, xí nghiệp vào cống thải chung chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, để kiểm soát việc xả thải tại các khu công nghiệp, chế xuất nên lập các Phòng đại diện ban quản lý tại khu công nghiệp trực tiếp kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến môi trường. Bên cạnh đó là việc khẩn trương xây mới hoặc nâng cấp nhà máy xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp. Nước thải là nước mưa Đây là loại nước thải sau khi mưa chảy tràn trên mặt đất và cuốn theo các chất cặn bã, dầu mỡ,… đi vào hệ thống thoát nước.   Nước mưa rơi từ độ cao xuống sẽ hòa tan và tiếp xúc với các tạp chất trong không khí, vì vậy trong nước mưa có chứa nhiều bụi, vi khuẩn, các tạp chất hóa học vô cơ và hữu cơ. Lượng vi khuẩn và các tạp chất hóa học nhiều hay ít tùy thuộc vào mùa và từng vùng, từng khu vực.. Mặt khác, mưa càng nhiều, càng lâu, các vi khuẩn và tạp chất trong nước mưa càng ít. Xét nghiệm các mẫu nước mưa cho thấy hầu hết đều có vi khuẩn, kể cả nước mưa hứng giữa trời, nhiều mẫu nước mưa có vô số vi khuẩn khá cao, tương đương với nước giếng không sạch. Có nhiều nguyên nhân làm nước mưa chứa nhiều vi khuẩn là do khi rơi từ trên cao xuống đất, nước mưa hấp thụ nhiều tạp chất do các quá trình phân hủy ở mặt đất và do các khu công nghiệp thải ra hoặc mái nhà có nhiều bụi bẩn, bể chứa nước có nhiều rong rêu đóng lâu ngày.        Nước mưa có tính axit nhẹ (độ pH khoảng từ 6,2 – 6,4) do khí Nitơ kết hợp với Oxy (nhờ các tia lửa điện của sấm sét) rồi kết hợp với nước thành axit Nitric, đồng thời cùng với nhiều loại axit khác do quá trình kết hợp trong lưu chuyển, vì thế nước mưa dễ gây nhiễm độc chì nếu ống dẫn nước, gáo múc và dụng cụ đựng nước có chất chì. Nước mưa là loại nước mềm vì không có các muối khoáng Ca, Mg nên độ hòa tan xà phòng kéo dài; nếu dùng nước mưa để giặt quần áo, rửa tay và rửa các dụng cụ với xà phòng đều không thích hợp vì tay sẽ bị nhờn rất lâu, muốn hết phải rửa sang loại nước khác. Nước mưa không sạch như chúng ta vẫn nghĩ Ở Việt Nam, hàng năm có khoảng 100 ngày mưa và lượng mưa trung bình là 1500mm tới 2000mm. Ở những nơi có mạng lưới cống thoát riêng biệt: mạng lưới cống thoát nước thải riêng với mạng lưới cống thoát nước mưa. Nước thải đi về nhà máy xử lý gồm: nước sinh hoạt, nước công nghiệp và nước ngầm thâm nhập, nếu sau những trận mưa lớn không có hiện tượng ngập úng cục bộ, nếu có nước mưa có thể tràn qua nắp đậy các hố ga chảy vào hệ thống thoát nước thải. Lượng nước thâm nhập do thấm từ nước ngầm và nước mưa có thể lên tới 470m3/ha.ngày. Nơi có mạng cống chung vừa thoát nước thải vừa thoát nước mưa. Đây là trường hợp hầu hết ở các thị trấn, thị xã, thành phố của nước ta. Lượng nước chảy về nhà máy gồm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ngầm thâm nhập và một phần nước mưa. Tuy nhiên, nước mưa vẫn là nguồn nước tốt đối với những vùng chưa có nước máy, nước ngọt và không đào được giếng. Vì vậy, người dân cần chú ý khi hứng nước mưa không nên hứng ngay từ những cơn mưa đầu tiên, ở những khu vực gần nhà máy, xí nghiệp thải nhiều hơi khói độc và bụi công nghiệp. Không chứa nước mưa trong các dụng cụ có chì hoặc sắt mạ kém (tole); bể chứa nước mưa phải cọ rửa thường xuyên và luôn có nắp đậy. Theo thống kê, trong khi 30% dân số Việt Nam thiếu nước sạch và nguồn nước ngầm nhiều nơi đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt thì chỉ tính riêng Thành phố Hồ Chí Minh hàng năm đã lãng phí đến 1 tỷ m3 nước mưa/năm. Nếu tính nhiều tỉnh, thành khác cộng lại thì rất nhiều tỷ mét khối nước mưa đã bị lãng phí một cách đáng tiếc. Vì vậy, nếu để nước mưa chảy tràn mà không thu hứng thì rất hoang phí. Singapore là một nước đi đầu trong lĩnh vực này, các công trình thu gom nước mưa ở Singapore làm việc rất có hiệu quả và đồng thời đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế và xã hội. Hiện tại, hơn 50% lãnh thổ Singapore được thiết lập các hệ thống thu gom nước. Mục tiêu của chính phủ là sẽ lắp đặt hệ thống trên ¾ đảo quốc. Người ta kỳ vọng trong tương lai sẽ không có bất cứ một giọt nước mưa nào tại Singapore bị lãng phí. Singapore từng thiếu nước uống và phải dẫn nước ngọt từ Malaysia về. Ngày nay, đảo quốc này đã tăng cường được 15 hồ chứa. Người dân nơi đây quí nước sạch và học sinh được dạy phải tiết kiệm nước. Bên cạnh đó, Singapore cũng tìm ra phương pháp để trưng dụng chất thải rắn. Rác được xử lý được chuyển thành vật liệu xây dựng. Chương 3 : TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Giới thiệu chung Mục tiêu của việc tái sử dụng chất thải hữu cơ là xử lý các chất thải và giữ lại các chất dinh dưỡng có giá trị để tái sử dụng. Các chất dinh dưỡng này gồm Carbon, Nitrogen, Phospho và các khoáng vi lượng. Chúng được tái sử dụng để: ØSản xuất nông nghiệp ØSản xuất công nghiệp ØSản xuất Biogas ØSản xuất thủy sản ØTái sử dụng gián tiếp 2. Tái sử dụng nước thải 2.1 Sản xuất nông nghiệp Ở nhiều nước đang phát triển, tưới tiêu bằng chất thải của con người chính chiếm tỷ trọng lớn. Phân người chưa qua xử lý được thu từ các nhà vệ sinh rồi đưa tới các nông trại và được sử dụng rộng rãi như phân bón. Nhà nghiên cứu Drechsel ghi nhận rằng, phân thường được sử dụng để bón khi trồng lúa và ngũ cốc. Những sản phẩm lương thực này thường được nấu chín và giảm nguy cơ lây truyền mầm bệnh và các bệnh tật. Theo Redwood, với giá cả phân bón đang ngày càng gia tăng (gần 50% so với năm ngoái) ở một số nơi, chất thải của con người trở thành nguồn phân bón thay thế tốt nhất. Nước thải cũng chứa những chất dinh dưỡng chủ chốt như Nitơ, Phốtpho, Kali..., giống với phân bón hóa học. Nước thải tái sử dụng cung cấp chất dinh dưỡng (chất hữu cơ, N, P, K, nguyên tố vi lượng, vitamin, khoáng chất và hệ vi sinh vật trong chất thải) và cung cấp nước cho đất. Các chất thải hữu cơ có thể sử dụng để làm phân bón hoặc cải tạo đất. Tuy nhiên, nếu sử dụng chất thải chưa được xử lý thì đạt được hiệu quả không cao bởi vì cây trồng chỉ hấp thu các chất dinh dưỡng dạng vô cơ (ví dụ NO3- và PO43-), các vi khuẩn và ký sinh trùng trong chất thải chưa được xử lý có thể lây nhiễm cho người sử dụng hoặc tiêu thụ các sản phẩm. Quá trình phân hủy hiếu khí hay yếm khí đã biến đổi các chất thải hữu cơ thành các chất vô cơ thích hợp cho cây trồng và tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn và ký sinh trùng. Tái sử dụng nước thải để tưới cây trồng làm thực phẩm cho động vật, tưới cây ở các công viên, tưới cây công nghiệp như bông vải, dừa, chống sa mạc hóa. Nước thải chưa xử lý được dùng để tưới rau. (Ảnh: Picasa web album) Một khu nông nghiệp đô thị ở quận Korle-Bu, Thủ đô Accra (Ghana), nơi có khoảng 200.000 người hằng ngày tiêu thụ rau được “nuôi” bằng nước thải. Lưu ý : Nước thải chứa các chất vô cơ không thể dùng để tưới ruộng và nuôi cá được vì không có hoặc ít chất dinh dưỡng. Mặt khác một số chất vô cơ trong nước thải có thể phá hủy cấu trúc đất và độc hại đối với hệ sinh vật đất. Kinh nghiệm thực tế đã chứng tỏ việc sử dụng nước thải để tưới có thể tăng sản lượng gấp 1,5 - 2 lần hoặc hơn. Tưới trước thời kỳ gieo hạt sẽ dễ thực hiện hơn, ít tốn kém hơn, song dùng nước thải thì tưới nước trong giai đoạn sinh trưởng với mức tưới mỗi đợt vừa phải sẽ đạt hiệu quả tăng sản lượng cây trồng và bảo vệ môi trường tốt nhất, tránh hiện tượng nước thải chưa kịp phân giải, thấm xuống nguồn nước gây ô nhiễm. Không được tưới trực tiếp lên cây mà dùng phương pháp tưới rãnh hoặc nước ngầm. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng : Trực tiếp thực hiện việc xử lý sơ bộ chất thải trước khi tưới tiêu ảnh hưởng trực tiếp dến sức khỏe của công nhân làm công việc tưới phân. Khi loại nước này được sử dụng trong tưới tiêu nông nghiệp, nông dân sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro khi tiếp xúc với các vi khuẩn gây bệnh. Người tiêu dùng cũng đối mặt với nguy cơ tương tự khi sử dụng các sản phẩm sống và chưa được rửa sạch. Theo thống kê của WHO, mỗi năm có gần 2,2 triệu người tử vong vì các bệnh liên quan đến tiêu chảy, trong đó có bệnh dịch tả. Hơn 80% những trường hợp này được cho là có tiếp xúc với nước bị ô nhiễm và thiếu vệ sinh. Tuy nhiên, Pay Drechsel - nhà khoa học môi trường của IWMI, lại tranh luận rằng những lợi ích về kinh tế - xã hội trong việc sử dụng chất thải chưa qua xử lý của con người để phát triển nguồn thực phẩm đã lấn át nguy cơ đe dọa sức khỏe con người. Những khu vực xuôi chiều gió và xuôi chiều dòng chảy có nguy cơ lây lan bệnh dịch rất cao như tiêu chảy, lỵ Bệnh nhân nhập viện do mắc bệnh nhiễm trùng da, ghẻ, nấm ngày càng nhiều 2.2 Sản xuất công nghiệp Một trong những biện pháp bảo vệ môi trường có hiệu quả là hạn chế xả chất thải từ các nhà máy xí nghiệp vào môi trường. Để giảm lượng nước thải cũng như hàm lượng các chất bẩn và các chất độc hại trong đó việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất như công nghệ sạch, không có khí thải và nước thải hoặc thu hồi chất thải trong nhà máy là cần thiết. Khi thiết kế thoát nước các xí nghiệp, trước hết phải xem xét đến khả năng tận dụng nước thải ( toàn bộ hoặc 1 phần ) và thu hồi chất quý trong đó. Dựa vào thành phần, số lượng nước thải và điều kiện địa phương có thể chọn các biện pháp sau đây: Tái sử dụng nước thải sản xuất giấy : Kết hợp công nghệ tuyển nổi và keo tụ, các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Công nghệ và Phân tích, Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội vừa nghiên cứu thành công dây chuyền thu hồi bột và tái sử dụng nước thải sản xuất giấy. Với dây chuyền công nghệ này, 90% lượng bột giấy trong nước thải của quá trình xeo giấy, sản xuất giấy sẽ được thu hồi để tái sử dụng. Công nghệ và dây chuyền thiết bị cũng được chuyển giao một số doanh nghiệp sản xuất, chế biến giấy của Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Tái sử dụng nước thải sản xuất giấy. Ông Nguyễn Hữu Luân, Phó giám đốc Trung tâm cho biết, dây chuyền công nghệ thiết bị bao gồm các hệ thống xử lý, dẫn nước hồi lưu, hệ thống xử lý định lượng chất xúc tác, hệ thống gạt tuyển nổi thu hồi bột giấy với hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động. Toàn bộ quá trình hoạt động được điều khiển và giám sát tại trung tâm, có chế độ vận hành tại chỗ cho mỗi cụm công nghệ. Các hệ thống bể, bồn và hệ thống cơ khí được thiết kế theo mô hình công nghệ hiện đại của Thụy Điển. Biện pháp xử lý nước thải bằng công nghệ tuyển nổi được nhiều đơn vị thực hiện. Tuy nhiên việc kết hợp giữa phương pháp sử dụng keo tụ với sục khí để làm tăng thể tích và giảm trọng lượng của bột giấy được coi là điểm mới, khác biệt lớn mà các nhà khoa học của Trung tâm phải thử nghiệm nhiều lần mới tìm ra. Chính điều này giúp cho quá trình tuyển bột nâng cao được tỷ lệ và đảm bảo chất lượng bột giấy thu hồi. Sử dụng phương pháp tuyển nổi này, khoảng 90% lượng bột giấy trong nước thải của quá trình xeo giấy sẽ được thu hồi để tái sản xuất với chất lượng đảm bảo. Toàn bộ thiết bị trong dây chuyền đều được chế tạo trong nước. Vì thế giá thành chỉ bằng khoảng 60% so với các dây chuyền công nghệ thiết bị nhập từ nước ngoài. Dùng lại nước thải sau khi xử lý trong hệ thống cấp nước tuần hoàn của nhà máy: Đối với nước chỉ nóng lên mà không bị nhiễm bẩn trong sản xuất thì chỉ cần cho nước thải qua công trình làm nguội. Đối với nước thải bị nhiễm bẩn mà không bị nóng lên ( nước làm giàu quặng chẳng hạn ) thì chỉ cần cho qua các công trình xử lý ( lắng ) hoặc đối với nước vừa bị nóng lên vừa bị nhiễm bẩn cũng có thể cho qua xử lý rồi làm nguội để dẫn trở về dùng lại trong sản xuất Dùng lại nước cho quá trình sau: Trong điều kiện nhất định, nước thải có thể dùng lại cho quá trình sau mà không cần xử lý sơ bộ ví dụ : trong các nhà máy chế biến dầu theo kiểu chưng trực tiếp, nước thải sau bình chưng dầu có nhiệt độ 35oC sẽ làm nguội máy có nhiệt độ 50oC đặt thấp hơn. Thu hồi chất quý : Trong nước thải của nhiều nhà máy xí nghiệp chứa nhiều chất quý ( dầu, mỡ, crom,…). Những chất đó phải được thu hồi và đưa trở lại phục vụ sản xuất. Trong một số xí nghiệp, nồng độ các chất quý trong nước thải ở các phân xưởng rất khác nhau. Do đó những trạm thu hồi nước thải sẽ làm 1 khâu công nghệ trong từng phân xưởng. Việc thu hồi chất quý sẽ làm giảm nồng độ chất bẩn trong nước thải, sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho việc xử lý sau đó. 2.3 Sản xuất Biogas  Với chi phí năng lượng tăng cao, nhiều thành phố và cộng đồng dân cư đang tìm kiếm các cách thức sản xuất điện rẻ tiền hơn. Một trong số cách đó là khai thác năng lượng từ chất thải chẳng hạn như nước cống. Hiện tại, nhiều nhà máy xử lý nước thải đô thị sản xuất đủ biogas - một loại nhiên liệu giàu khí methane bắt nguồn từ chất thải hữu cơ đang phân hủy - để vận hành chính nhà máy đó. Biogas, một sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ, được xem là một nguồn năng lượng tại chỗ thay thế dầu hỏa, củi... Biogas là một hỗn hợp khí bao gồm methane (khoảng 65%), CO2 (khoảng 30%) và một ít NH3, H2S và các chất khí khác. Năng lượng của Biogas chủ yếu là từ khí methane. Methane có nhiệt trị là 1012 BTU/ft3 (hoặc 9.005 Kcal/m3) ở 15.5oC và 1 atm. Nhiệt trị của Biogas khoảng 500 ÷ 700 BTU/ft3 (4.450 ÷ 6.230 Kcal/m3). Đối với hầm ủ Biogas loại nhỏ (1 ÷ 5 m3) lắp đặt cho các hộ gia đình đề xử lý chất thải sinh hoạt hay phân gia súc, Biogas được sử dụng để đun nấu, thắp sáng và sưởi ấm. Đối với hầm ủ Biogas loại lớn dùng để xử lý nước thải công nghiệp hoặc của các trại chăn nuôi lớn, Biogas được sử dụng để đun nước cho các nồi hơi, hoặc chạy các động cơ đốt trong. Tạo Biogas từ nước thải nhà máy tinh bột mì Công trình này được áp dụng cho một nhà máy thuộc Công ty TNHH Sản xuất - Xuất nhập khẩu lương thực Bình Dương (Bidofood), tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Khí Biogas thu được sẽ dùng để phục vụ lại cho sản xuất của nhà máy sấy khô bột và phát điện. Hầm Biogas Sơ đồ quy trình sản xuất Biogas Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng: Methane là một khí tạo ra hiệu ứng nhà kính gấp 21 lần hơn khí carbonic (CO2). Để sử dụng Biogas làm nhiên liệu thì phải xử lý Biogas trước khi sử dụng nếu không sẽ tạo nên hỗn hợp nổ với không khí, sản phẩm của nó là SOx cũng là một khí rất độc.   2.4 Sản xuất thủy sản : Nước thải được dùng để nuôi tảo hoặc phiêu sinh động vật (Moina) để làm thức ăn cho cá hoặc bón thẳng xuống ao cá. Chất thải rắn được phơi khô rồi rải trên đồng ruộng, hoặc bón cho ao cá. Ở những vùng nhiệt đới chất thải hữu cơ được tái sử dụng trong sản xuất thủy sản qua 3 hoạt động chính sau: 2.4.1 Sản xuất tảo (đạm đơn bào). Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ và nguyên tố dinh dưỡng, là môi trường cho tảo và loại sinh vật khác phát triển. Theo chu trình dinh dưỡng trong lưu vực nước, nó là nguồn thức ăn cho cá và các loại thuỷ sản khác. Tảo và các thực vật nước phát triển trong các hồ sinh vật ổn định hoặc các ao hồ tiếp nhận nước thải không những cung cấp ôxy cho các loại vi khuẩn để ôxy hoá tiếp tục các chất hữu cơ mà còn tổng hợp nên prôtêin trong sinh khối. Trong hồ, tảo và vi khuẩn quan hệ với nhau qua chu trình O2 và CO2. Tảo sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời, CO2 và nguyên tố khoáng khác như N,P,K… để tổng hợp sinh khối. Khoảng 50% tổng prôtêin sinh khối của các ao hồ có nguồn gốc từ tảo. Sản lượng nuôi cấy tảo cao hơn sản lượng trồng hoa màu khác rất nhiều. Các loại tảo lục đơn bào như Cholorella, Scenedesmus hoặc tảo lam đa bào như Spirulina… giàu prôtêin, mỡ, cacbon hydrat và vitamin cùng các chất hoạt tính sinh học khác đang được nuôi trồng rộng rãi trong nước thải sinh hoạt ở Nhật Bản, các nước Trung Á SNG, Áo và một số nước khác. Đối với từng ngôi nhà hoặc cụm ngôi nhà, ao nuôi tảo là một trong các nút của hệ sinh thái vườn – ao - chuồng (VAC). Tảo không cần thu hồi mà được sử dụng trực tiếp dể làm thức ăn cho các động vật nguyên sinh, cá, vịt. Nuôi tảo từ nước thải Phiêu sinh thực vật (macrophytes, bèo, lục bình) Ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng : Sản phẩm tảo sau thu hoạch có hàm lượng vi sinh vật gây bệnh rất lớn. Người dân có thể nhiễm bệnh trực tiếp hoặc đem mầm bệnh về cho gia đình họ. Nuôi cá. Sử dụng nước thải nuôi cá mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên lượng ôxy cần đủ và nguồn thức ăn dễ thu nhận và hấp thụ… là các yếu tố cần thiết để cá phát triển. Vì vậy, cá thường được nuôi ở giai đoạn cuối của hệ thống hồ sinh vật. Các loại cá có sản lượng cao thường được nuôi trong môi trường nước thải là trắm, mè, rô phi… Sản lượng cá nuôi ở các vùng nước thải ở nước ta cũng như một số nước khác như Ấn Độ, Thái Lan, Philipin… dao động từ 1,0 đến 3 tấn/ha năm. Ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng : Các vi sinh vật gây bệnh của động vật sẽ tích tụ trong cá từ đó ảnh hưởng tới con người Một số sinh vật khác sống trong hồ nuôi cá cũng có thể là kí chủ trung gian của giun, ví dụ : ốc, … Cá có thể vận chuyển các sinh vật gây bệnh trong ruột cá hoặc trên bề mặt da của cá và những vi sinh vật gây bệnh này dễ ảnh hưởng tới người vận chuyển cá, làm cá và ăn cá.  2.5 Tái sử dụng gián tiếp Khi nước thải được thải trực tiếp ra sông rạch, quá trình "tự làm sạch" nguồn nước do hoạt động phân hủy và cố định các chất hữu cơ trong nước thải của vi khuẩn có sẵn trong tự nhiên sẽ diễn ra. Do đó ở hạ lưu cách xa nguồn thải một khoảng cách nhất định người ta có thể sử dụng nguồn nước đó để tưới tiêu cho cây trồng mà không làm ô nhiễm môi trường. Chương 4 : GIẢI PHÁP Thu phí xả thải Việc thu phí nước thải là cần thiết cho việc bảo vệ môi trường, nhưng chúng ta cần phải có kế hoạch rõ ràng và hiệu quả để thực hiện chứ không thể thu phí chỉ để xây ống thoát nước một cách đơn thuần. Đối với các hộ gia đình, dự kiến mức phí nước thải sẽ dao động trong 2% - 3% mức thu nhập bình quân hàng tháng và có thể cao hơn 3% nếu con số này được trên 70% cộng đồng chấp thuận Tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường Để khắc phục tình trạng sử dụng nước thải chưa qua xử lý trong nông nghiệp ở những nước đang phát triển, Viện IWMI đề xuất các chương trình phố biến kiến thức cho cả người tiêu dùng và nông dân. Tổ chức phi lợi nhuận này cũng đề nghị những hoạt động này cần gắn với các tiêu chuẩn của WHO về việc sử dụng nước thải an toàn. Theo đó, WHO sẽ lập ra các tiêu chuẩn bớt khắt khe hơn. Cơ quan chức năng kiểm soát và quản lý chặt chẽ các vấn đề về môi trường Thường xuyên theo dõi chất lượng môi trường với các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững : Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên quy mô quốc gia, phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường. Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường của từng vùng trọng điểm được quan trắc để phục vụ các yêu cầu tức thời của các cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường. Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ, cung cấp và trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Dùng các phương pháp kĩ thuật xử lý nước thải Có thể nói, với sự gia tăng nhanh lượng nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp và  dịch vụ cùng với sự suy giảm chất lượng nước ngầm và nước mặt, sự tìm kiếm nguồn nước bổ sung thay thế là rất cần thiết. Những hoạt động tái sử dụng này sẽ giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn nước ngọt, suy giảm chất lượng nước nguồn nước do việc khai thác quá mức và ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng. Vì vậy, vai trò tái sinh nước thải giảm thiểu việc khai thác nguồn nước ngày càng trở nên quan trọng hơn. Nguồn nước tái sinh có thể được xem như một nguồn nước thay thế và tận dụng lại các thành phần hữu ích. Với các biện pháp xử lý thích hợp, nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn có thể đáp ứng được các nhu cầu sử dụng, giảm nhu cầu sử dụng nước dẫn đến chi phí sử dụng nước sẽ giảm. Tái sử dụng nước thải sinh hoạt sẽ góp phần làm giảm chi phí sử dụng nước sạch. Ảnh: MiO Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa nghiệm thu đề án về tái sử dụng nước thải sinh hoạt thành nước cấp do PGS-TS Nguyễn Phước Dân, Trưởng khoa Môi trường Đại học Bách khoa TPHCM chủ nhiệm. Đề án đã mở ra hướng đi mới trong việc tận dụng, tái sử dụng nước thải sinh hoạt thành nước cấp, góp phần giảm thiểu đáng kể tình trạng thiếu hụt nước sinh hoạt hiện nay trên địa bàn TPHCM. Theo PGS-TS Nguyễn Phước Dân, việc sử dụng nguồn nước cấp hiện nay chưa hợp lý, gây lãng phí. Cụ thể nhiều doanh nghiệp sử dụng nước cấp để làm mát, tưới cây hoặc vệ sinh nhà xưởng, còn người dân sử dụng trong công việc sinh hoạt như giặt, vệ sinh… trong khi có thể sử dụng nguồn nước chất lượng thấp hơn. Trước thực tế đó, ông Dân cũng đưa ra 2 giải pháp đã được thực nghiệm thành công: Một là với công nghệ than hoạt tính sinh học BAC kết hợp với lọc cát sinh học BAC-BSF ở tốc độ lọc 2-3m³/giờ cùng với khử trùng. Nguồn nước xử lý có thể đạt được chất lượng nước tái sinh cho đối tượng sử dụng nước có chất lượng thấp như dội rửa toilet, tưới cây xanh. Vì công nghệ này có hiệu suất khử COD trung bình khoảng 60%, cao nhất có thể đạt 88%. Hai là công nghệ BAC-BSF (công nghệ mới) kết hợp màng RO. Nước sau xử lý hoàn toàn đạt chất lượng nước tái sinh cao có thể phục vụ cho các hoạt động dịch vụ, công nghiệp đòi hỏi chất lượng cao như nồi hơi, làm mát, vệ sinh trang thiết bị, tái nạp tầng nước ngầm phục vụ cho cấp nước sinh hoạt. Hiệu suất xử lý TDS và TOC trung bình lần lượt đạt 96% và 95%. Điều đáng nói là trong những kết quả quan trọng từ công trình nghiên cứu này là đề xuất các tiêu chuẩn chất lượng nước tái sinh cho các đối tượng tái sử dụng ở đô thị có chất lượng nước tái sinh thấp và trong công nghiệp. Các tiêu chuẩn đề nghị trên dựa trên các hướng dẫn và quy định của WHO, các quốc gia tiên tiến khác nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng. Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận : Hàng ngày, các thành phố, thị xã lớn nhỏ đều xả ra ngoại thành một lượng lớn nước thải, bao gồm nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Trong nguồn nước thải đó có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng như nitơ, phốtpho,... rất cần cho cây trồng. Lâu nay một số nước trên thế giới đã dùng nguồn nước thải từ thành phố trực tiếp tưới cho đồng ruộng và đạt được kết qủa rất khác nhau, có nơi sản lượng lương thực, hoa màu tăng hẳn lên, nhưng có nơi bị thất thu nghiêm trọng,... Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo không được dùng nước thải của thành phố trực tiếp tưới ruộng. Bởi vì trong nguồn nước thải đó có chứa rất nhiều nguyên tố kim loại nặng có hại cho cơ thể con người như cađimi, kẽm, chì, thuỷ ngân,...và có các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy, các loại vi trùng gây bệnh, v.v... Những chất độc hại trên đều trực tiếp gây ô nhiễm cho cây lương thực, rau quả và sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho con người nếu ăn phải. Tất nhiên không vì vậy mà chúng ta bỏ phí nguồn nước thải của thành phố. Người ra đã tận dụng nguồn nước thải vô tận của thành phố bằng cách khử các nguyên tố kim loại nặng, các chất hữu cơ độc hại và các loại vi trùng gây bệnh, sau đó mới tưới cho đồng ruộng. Nước thải thành phố đã được xử lý tưới cho cây trồng không những không làm ô nhiễm lương thực, rau quả mà còn làm tăng sản lượng các loại cây trồng, đồng thời lọc sạch thêm nguồn nước thải, giảm bớt ô nhiễm sông hồ. Ðây là phương pháp sử dụng nước thải khoa học nhất và đang được nhiều nước thực hiện. Có thể nói, với sự gia tăng nhanh lượng nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp và  dịch vụ ở Thành phố Hồ Chí Minh cùng với sự suy giảm chất lượng nước ngầm và nước mặt, sự tìm kiếm nguồn nước bổ sung thay thế cho thành phố rất cần thiết. Những hoạt động tái sử dụng này sẽ giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn nước ngọt, suy giảm chất lượng nước nguồn nước do việc khai thác quá mức và ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng. Vì vậy, vai trò tái sinh nước thải giảm thiểu việc khai thác nguồn nước ngày càng trở nên quan trọng hơn. Nguồn nước tái sinh có thể được xem như một nguồn nước thay thế và tận dụng lại các thành phần hữu ích. Với các biện pháp xử lý thích hợp, nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn có thể đáp ứng được các nhu cầu sử dụng, giảm nhu cầu sử dụng nước dẫn đến chi phí sử dụng nước sẽ giảm. Tuy nhiên, để các dự án về tái sinh, tái sử dụng có hiệu quả và nhanh chóng đi vào cuộc sống, chính quyền thành phố nên từng bước xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng các chương trình, dự án, các hoạt động tái sinh, tái sử dụng nước thải mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng cho các mục đích phi sinh hoạt cụ thể và sớm ban hành các chính sách khuyến khích sử dụng nước tái sinh ở những vùng khan hiếm nước và thành lập quỹ tái sử dụng nước để hỗ trợ tài chính cho hoạt động trên. Kiến Nghị : Vấn đề tái sử dụng nguồn nước thải để sử dụng lại trong nhiều mục đích khác nhau là một hành động rất thiết thực và cần thiết trong khi nguồn nước ngọt đang ngày càng bị khai thác và lạm dụng quá mức. Trước hết, cần phải nâng cao ý thức bảo vệ và sử dụng nguồn nước một cách hợp lý trong công đồng dân cư và trong các quá trình sản xuất. Hiểu rõ về tài nguyên nước, thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước, tái sử dụng nước thải là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Tái sử dụng nước thải là hợp lý, nhưng chỉ được thực hiện được hiệu quả khi có sự phát triển đồng bộ của Khoa học kỹ thuật. Các phát minh, các công trình mới đem lại hiệu suất cao, dễ sử dụng, chi phí xây dựng và quản lý, vận hành thấp sẽ hỗ trợ rất nhiều trong vấn đề tái sử dụng nước thải. Nước thải được tái sử dụng khi chất lượng sau xử lý đạt chất lượng tốt, góp phần tiết kiệm nguồn nước đang ngày càng khan hiếm. Hơn nữa, cũng sẽ mở ra một lối đi mới trong công cuộc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống của toàn nhân loại. Tuy nhiên, để các dự án về tái sinh, tái sử dụng có hiệu quả và nhanh chóng đi vào cuộc sống, chính quyền nên từng bước xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng các chương trình, dự án, các hoạt động tái sinh, tái sử dụng nước thải mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng cho các mục đích phi sinh hoạt cụ thể và sớm ban hành các chính sách khuyến khích sử dụng nước tái sinh ở những vùng khan hiếm nước và thành lập quỹ tái sử dụng nước để hỗ trợ tài chính cho hoạt động trên.Tùy vào tình hình thực tế của các địa phương mà có chiến lược kêu gọi, tuyên truyền khác nhau. Cần phân tích rõ cái lợi và hại, cách sử dụng hợp lý và hiểu rõ về vấn đề tái sử dụng nước thải để cho người dân có cái nhìn đúng đắn hơn, điều này cũng phụ thuộc phần lớn vào các chính sách của nhà nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách : Bảo vệ và sử dụng nguồn nước của tác giả : PGS. TSKH TRần Hữu Uyển, ThS. Trần Việt Nga. Sách : Kĩ thuật môi trường – Biên soạn : PGS. Tăng Văn Đoàn, TS. Trần Đức Hạ ) ) MỤC LỤC Chương 1: Giới thiệu chung……………………………………...…………1 – 2 Chương 2: Tổng quan về nước thải Nước thải sinh hoạt……………………………………………...…...3 – 6 Nước thải công nghiệp………………………………………...…..6 – 8 Nước thải là nước mưa……………………………………………………...8 – 11 Chương 3: Tái sử dụng nước thải và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng Giới thiệu chung………………………………………………………………...12 Tái sử dụng nước thải Sản xuất nông nghiệp…………………………………………………12 - 16 Sản xuất công nghiệp………………………………….………16 - 18 Tái sử dụng nước thải sản xuất giấy Dùng lại nước thải sau khi xử lý trong hệ thống cấp nước tuần hoàn của nhà máy Dùng lại nước cho quá trình sau Thu hồi chất quý Sản xuất Biogas……………………………………….…18 - 21 Sản xuất thủy sản……………………………………….………..21 - 23 Sản xuất tảo (đạm đơn bào) Nuôi cá Tái sử dụng gián tiếp…………………………………………………………24 Chương 4: Giải pháp………………………………………………….….….25 - 27 Thu phí xả thải Tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường Cơ quan chức năng kiểm soát và quản lý chặt chẽ các vấn đề về môi trường Dùng các phương pháp kỹ thuật xử lý nước thải Chương 5: Kết luận và kiến nghị Kết luận…………………...…………………………….…..………….28 - 29 Kiến nghị……………………………………………………………..29 - 30 Tài liệu tham khảo………………………………………………………………….….31

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTái sử dụng nước thải và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.doc