Tài liệu xã hội học

Câu 1: Định nghĩa XHH là gì? Tại sao có quá nhiều định nghĩa về XHH? Đối tượng nghiên cứu của XHH? Chức năng của XHH? * Định Nghĩa XHH: Có rất nhiều định nghĩa về XHH: - Theo E. Durkheim “XHH là khoa học nghiên cứu các sự kiện XH” - Theo W. Weber “ XHH là khoa học về hành động XH” - Theo V.A. Jaadov “XHH là khoa học về sự hình thành, phát triển và sự vận hành của các cộng đồng XH, các tổ chức XH và các quá trình XH với tính cách là các hình thức tồn tại của chúng; là khoa học về các mối quan hệ XH với tính cách là các cơ chế liên hệ và tác động qua lại giữa các cá nhân và cộng đồng là khoa học về quy luật của các hành động XH và các hành vi của quần chúng” - Theo Wallace “XHH là khoa học nghiên cứu XH và hành vi của con người” - Theo Giddens “XH học nghiên cứu về đời sống XH của con người các nhóm và XH phạm vi nghiên cứu của XH hết sức rộng lớn trải dài từ sự phân tích về sự gặp gỡ giữa các nhân tố trên phố xá đến sự quan tâm về quá trình XH có tính chất toàn cầu” - Theo Thompson&Hidey “XH học nghiên cứu 1 cách hệ thống về Khoa học về hành vi của con người các nhóm XH và về XH” *Tại sao có quá nhiều định nghĩa về XH học: Qua nhiều định nghĩa về XHH như trên ta có thể nhận thấy được nguyên nhân nhân có rất nhiều định nghĩa về XHH là do: + Chủ quan: Mỗi một nhà XHH sinh ra trong một gia đình, một hoàn cảnh, một thời đại khác nhau làm cho phát sinh nhiều định nghĩa về XHH khác nhau. + Khách quan: Do không có sự phát triển XH nhất định và XH không bao giờ bất biến nên mỗi nhà XHH vào một thời kỳ sẽ đưa ra định nghĩa về XHH khác nhau. *Đối tượng nghiên cứu của XH học. - Quan niệm coi hệ thống XH loài người (hệ thống con người XH là khách thể tức là phạm vi đối tượng riêng mà trên khoa học lấy sự kiện vấn đề và quy luật để nghiên cứu. - Các quan niệm của XHH về các lĩnh vực: nghèo đói, hôn nhân, vai trò của phụ nữ. - Khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu - Nhiệm vụ, vấn đề nghiên cứu àCác quy luật, đặc điểm và tính chất của mối quan hệ giữa con người và XH là đối tượng nghiên cứu XXH.

doc7 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3343 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu xã hội học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Định nghĩa XHH là gì? Tại sao có quá nhiều định nghĩa về XHH? Đối tượng nghiên cứu của XHH? Chức năng của XHH? * Định Nghĩa XHH: Có rất nhiều định nghĩa về XHH: - Theo E. Durkheim “XHH là khoa học nghiên cứu các sự kiện XH” - Theo W. Weber “ XHH là khoa học về hành động XH” - Theo V.A. Jaadov “XHH là khoa học về sự hình thành, phát triển và sự vận hành của các cộng đồng XH, các tổ chức XH và các quá trình XH với tính cách là các hình thức tồn tại của chúng; là khoa học về các mối quan hệ XH với tính cách là các cơ chế liên hệ và tác động qua lại giữa các cá nhân và cộng đồng là khoa học về quy luật của các hành động XH và các hành vi của quần chúng” - Theo Wallace “XHH là khoa học nghiên cứu XH và hành vi của con người” - Theo Giddens “XH học nghiên cứu về đời sống XH của con người các nhóm và XH phạm vi nghiên cứu của XH hết sức rộng lớn trải dài từ sự phân tích về sự gặp gỡ giữa các nhân tố trên phố xá đến sự quan tâm về quá trình XH có tính chất toàn cầu” - Theo Thompson&Hidey “XH học nghiên cứu 1 cách hệ thống về Khoa học về hành vi của con người các nhóm XH và về XH” *Tại sao có quá nhiều định nghĩa về XH học: Qua nhiều định nghĩa về XHH như trên ta có thể nhận thấy được nguyên nhân nhân có rất nhiều định nghĩa về XHH là do: + Chủ quan: Mỗi một nhà XHH sinh ra trong một gia đình, một hoàn cảnh, một thời đại khác nhau làm cho phát sinh nhiều định nghĩa về XHH khác nhau. + Khách quan: Do không có sự phát triển XH nhất định và XH không bao giờ bất biến nên mỗi nhà XHH vào một thời kỳ sẽ đưa ra định nghĩa về XHH khác nhau. *Đối tượng nghiên cứu của XH học. - Quan niệm coi hệ thống XH loài người (hệ thống con người XH là khách thể tức là phạm vi đối tượng riêng mà trên khoa học lấy sự kiện vấn đề và quy luật để nghiên cứu. - Các quan niệm của XHH về các lĩnh vực: nghèo đói, hôn nhân, vai trò của phụ nữ. - Khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu - Nhiệm vụ, vấn đề nghiên cứu àCác quy luật, đặc điểm và tính chất của mối quan hệ giữa con người và XH là đối tượng nghiên cứu XXH. *Chức năng của XHH - Chức năng nhận thức. Xã hội học cũng giống như các môn khoa học khác là trang bị cho người nghiên cứu môn học những tri thức khoa học mới, nhờ đó mà chúng ta có được nhãn quan mới mẻ hơn khi tiếp cận tới các hiện tượng xã hội, sự kiện xã hội và quá trình xã hội vốn rất gần gũi rất quen thuộc quanh chúng ta, và như thế xã hội hiện ra dưới mắt chúng ta sáng rõ hơn mà trước đó chúng ta chưa bao giờ được biết đến hoăc biết đến rất ít. - Chức năng thực tiển Chức năng thực tiễn của XH học có mối quan hệ với chức năng nhận thức vấn đề quan trọng nhất của chức năng thực tiễn là yếu tố dự báo. Dựa vào sự phân tích hiện tượng của XH và những mặt, những quy trình riêng rẽ XHH có nhiệm vụ làm sáng tỏ các triển vọng và xu hướng phát triển của XH. Khi nghiên cứu các hiện tượng của các quan hệ XH, XHH giúp con người có thể đặt những QHXH của mình dưới sự kiểm soát của bản thân và điều tiết các quan hệ đó cho phù hợp với nhu cầu khách quan của tiến bộ XH. Việc dự báo XH dựa trên cơ sở nhận thức sâu sắc các quy luật và xu hướng phát triển của XH là điều kiện và tiền đề để kế hoạch hoá và quản lý XH 1 cách khoa học. Chức năng tư tưởng: Xã hội học giúp chúng ta nhận thức đầy đủ sức mạnh và vị trí của con người trong hệ thống xã hội, góp phần nâng cao tính tích cực xã hội của cá nhân và hình thành nên tư duy khoa học trong khi xem xét, phân tích, nhận định, dự báo về các sự kiện, hiện tượng và quá trình xã hội. Câu 2: Điều kiện xã hội học ra đời? Quan điểm XH học của Weber, A. Comte? ***Điều kiện ra đời XHH: - Bắt đầu từ thế kỷ 18, đời sống xã hội ở các nước Châu Âu trở nên hết sức phức tạp. Cuộc cách mạng công nghiệp 1750 đã đưa đến những đảo lộn ghê gớm. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những đô thị công nghiệp khổng lồ gây nên những làn sóng chuyển dịch dân cư lớn, kèm theo đó là những mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo căng thẳng, các quan hệ xã hội ngày càng thêm đa dạng và phức tạp. Xã hội rơi vào trạng thái biến động không ngừng: chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị, suy thoái đạo đức, phân hoá giàu nghèo, bùng nổ dân số, tan rã hàng loạt các thiết chế cổ truyền,... Trước tình hình như thế, xã hội nảy sinh một yêu cầu cấp thiết là cần phải có một ngành khoa học nào đó để quản lý XH. Vì vậy XHH ra đời. *Tiền đề kinh tế XH: - Cuối TK18 đầu TK 19 ở Châu âu kinh tế phát triển cuộc cách mạng thương mại và công nghệ làm lây chuyển chế độ củ tồn tại hàng trăm năm hệ thống kinh tế phong kiến sụp đổ trước sự bành trướng của các cuộc cánh mạng làm cho quan hệ sản xuất củ bị thay đổi dần bởi sự quan lý kinh tế theo tư bản. - Trước bối cảnh đó nhiều nhà máy xí nghiệp ra đời đã thu hút nhiều lao động đặt biệt là lao động từ nông thôn ra đô thị. Sự biến đổi kinh tế dẫn đến sự biến đổi sâu sắc đến đời sống XH chẳng hạn như nông dân đi làm thuê của cải rơi vào tay của giai cấp tư sản đô thị hóa phát triển cơ sở hạ tầng phát triển mạnh. - Sự xuất hiện của hệ thống tư bản đã phá vỡ trật tự XH củ làm sáo trộn đời sống XH của các giai cấp các tầng lớp và nhóm XH từ đó nảy sinh nhu cầu cần giải quyết. Về mặt thực tiển phải lập lại trật tự XH 1 cách ổn định. Về mặt nhận thức giải quyết những vấn đề mới mẽ của XH đang nẩy sinh từ cuộc sống đầy biến động. *Tiền đề chính trị tư tưởng: - CMTS Pháp khơi dậy cho giai cấp công nhân những biến đổi về mặt nhận thức quyền con người bình đẳng. Sau Pháp các nước phương tây cũng có những biến động chính trị theo con đường tiến hoá. Đăc điểm chung trong đời sống Châu Âu lúc bấy giờ là quyền lực chính trị chuyển sang tay giai cấp tư sản do đó dẫn đến mâu thuẫn gây gắt giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. - Khi mâu thuẩn XH phát triển và không thể điều hòa dẫn đến sự bùng nổ của cuộc cách mạng vô sản đầu tiên ở Pháp. Những biến đổi về mặt Chính trị trên dẫn đến khoa học XH ra đời đầu tiên ở Pháp. *Tiền đề lý luận và phương pháp luận: - Các trào lưu tư tưởng tiến bộ và khoa học XH thế kỷ 18 đã trở thành tiền đề nguồn gốc và những yếu tố tạo nên hệ thống lý luận và phương pháp luận của khoa học XH. Các nhà tư tưởng của Anh đặt biệt là Asmith(1723-1796). - Khi nghiên cứu chế độ kinh tế XH đã cho rằng cá nhân phải được tự do thoát ra khỏi những ràng buộc và hạn chế bên ngoài để tự do cạnh tranh nhờ đó cá nhân sẽ tạo ra điều chỉnh XH tốt những quan điểm này đứng trên lập trường của chủ nghĩa tư bản biện minh cho giai cấp tư sản dù sao cũng bênh vực quyền con người điều đó đã gợi mở cách nhìn duy vật về những vấn đề XH mới. - Nhà triết học thực chứng người Pháp tên là Augusteconle (1798-1857) nhà XH học đầu tiên trên thế giới người đã thừa kế và phát triển tất cả những gì tốt đẹp nhất về mặt tư tưởng nhận thức mà loài người đã tạo ra từ trứơc đến nữa TK 19 đưa ra học thuyết về kinh tế XH. - Nghiên cứu XH học giúp chúng ta nhận biết được sự vận hành của hệ thống các mối quan hệ XH đồng thời trang bị những kiến thức biện pháp cải tạo hiện thực cho đời sống con người . ***Quan điểm Weber: *Quan điểm về XHH: XH học là khoa học giải nghĩa hành động XH và tiến tới cách giải thích nhân quả về đường lối và hệ quả của hành động XH. Tìm hiểu động lực, nguyên nhân hành động bên trong. - Lý thuyết về hành động XH: + Hành động hợp lý so với mục đích. + Hành động hợp lý giá trị + Hành động bản năng + Hành động cổ truyền - Lý thuyết về phân tầng XH: + Quan hệ XH. + Địa vị XH. + Uy tín XH có được do: Địa vị, Giàu có, Trình độ, Tuổi tác, Chủng tộc, thành phần xuất thân, Nhân cách, đạo đức, lối sống. **Mối quan hệ giữa đạo đức kinh tế và đạo đức tư tưởng: Tư tưởng này nổi tiếng trong tác phẩm “Đạo đức tin lành và tinh thần CNTB” ông cũng đồng tình với Max kinh tế, chính trị, XH có mối quan hệ biện chứng với nhau. ***Phương pháp nghiên cứu: - Theo ông nhà XHH phải so sánh hành động thực tề và hành động lý tưởng, đi tìm ra nguyên nhân của hành động XH. - Khi nghiên cứu XHH cần đưa ra mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu. ***Quan điểm của A.Comte về XHH: - Quan niệm về tĩnh học XH: + Cá nhân: bản chất, hành động vị kỷ, không vị kỷ, giáo dục hiơng71 đến hành động vị tha. + Gia đính: Công tác, tình cảm + XH: hợp đồng lý trí (nghiên cứu cấu trúc XH: tồn tại như thế nào? điều kiện tồn tại, phát triển?) - Quan điểm về động học Xh: + Các yếu tố dân số, địa lý, tài nguyên góp phần quyết định sự phát triển của XH. + Nhưng nhân tố quyết định sự phát triển của XH là trí tuệ, tư tưởng, nhận thức. - Quy luật 3 giai đoạn: + Giai đoạn thần học: tôn giáo thống tr. + Giai đoạn siêu nhiên: Triết học và Luật học đầu cơ tôn giáo. + Giai đoạn thực chứng: Kinh nghiệm và thực chứng. ***Phương pháp nghiên cứu: - Quan sát – Thực nghiệm – So sánh – Lịch sử Câu 3: Lý thuyết hệ thống các khái niệm cơ cấu XH – XH hoá – VTVT XH – TC XH – CM XH – SL XH – KS XH. *Lý thuyết hệ thống các khái niệm cơ cấu XH: - Cơ cấu XH là sự sắp đặt các thành phần hoặc các địa vị XH .theo một trật tự nào đó thành hệ thống và giữa chúng có mối quan hệ với nhau. - Cơ cấu XH là mô hình của các quan hệ giữa các thành phần cơ bản trong hệ thống XH. Những thành phần này tạo nên bộ khung cho tấ cả Xh loài người mặc dù tính chất của các thành phần và các quan hệ giữa chúng biến đổi từ XH này đến XH khác. Những thành phần quan trọng nhất của XH là vị thế, vai trò, nhóm các thiết chế. - Các phân hệ cơ cấu XH cơ bản: + Cơ cấu XH dân số + Cơ cấu XH cộng đồng lãnh thổ + Cơ cấu XH học vấn nghề nghiệp + Cơ cấu XH giai cấp. *XH hoá: có rất nhiều khái niệm khác nhau về XH hoá. - XH hoá là quá trình theo đó con người học cách thích ứng với XH và tuân thủ các quy tắc XH. Quá trình này cho phép XH luân chuyển nền văn hoá của mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. - XH hoá là quá trình mà qua đó cá nhân học hỏi được cách sống vá phát triển khả năng đóng các vai trò XH vừa với tư cách là một cá thể vừa với tư cách là thành viên của nhóm. èTất cả những định nghĩa trên đều có điểm chung như sau: - XH hoá trước hết là quá trình tương tác giữa cá nhân và XH, qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội, tiếp nhận nền văn hóa của XH như khuôn mẫu tác phong XH, chuẩn mục giá trị văn hoá XH để hoà nhập vào XH cũng như đáp ứng các kỳ vông của XH. - XH hoá là một quá trình chuyển biến học hỏi để con người động vật trở thành con người XH. *Vị thế và vai trò XH: - Vị thế: Theo nghĩa chung nhất đó là sự định vị cá nhân trong một đơn vị XH. Thông thường vị trí XH được hiểu theo 2 nghĩa như sau: + Vị trí XH là chỗ đứng của một ca nhân trong một bậc thang XH nào đó, cá nhân có thể đứng ở khoảng cao, trung bình hay thấp. Tuy nhiên vị trí XH phụ thuộc vào cách so sánh các chỗ đứng với nhau trong nội bộ một thang tuỳ thuộc vào cách thức so sánh của thang này với thang khác lại phụ thuộc vào hệ quy chiếu của XH dành cho từng loại bậc với những đánh giá quan điểm khác nhau. + Vị trí của XH còn hiểu như là toạ độ cá nhân trong uy tín XH. Đó là sự đánh giá của một nhóm hay một công đồng XH đối với cá nhân, biểu thị mức độ tôn trọng, trọng thị, kính nể. - Vai trò: Là một khái niệm xuất phát từ người diễn viên đóng vai và diễn trò trên sân khấu, sau đó được XH hoá vào đời sống và trở thành thuật ngữ khoa học. Là khái niệm chỉ sự mong đợi XH đối với hành vi diễn xuất của cá nhân trong một tình huống XH cụ thể và một khung cảnh XH nhất định. Vai trò như là một tập hợp ứng xử của mỗi cá nhân mà mọi người khác chờ đợi. *Thiết chế XH: là một tổ chức XH đậc thù, tập hợp tương đối bền vững các giá trị, chuẩn mực, vai trò, vị thế các nhóm XH vận hành xung quanh một nhu cầu cơ bản của XH, nhằm đảm bảo tính kế thừa và tính ổn định tương đối của những mối liên hệ trong khuôn khổ nhất định. - Đặc điểm của thiết chế XH: Các thiết chế có xu hướng phụ thuộc vào nhau do tính đồng bộ của hệ thống XH khi thiết chế thay đổi dần dần các thiết chế khác cũng thay đổi theo - Chức năng của thể chế: Điều chỉnh điều hoà khuyến khích hành vi của con người sao cho phù hợp với chuẩn mực quy định thiết chế đồng thời ngăn chặn kiểm soát giám sát hành vi sai lệch hệ giá trị chuẩn mực do thiết chế quy định. *Chuẩn mực XH: Chuẩn mực XH là yếu tố không thể thiếu được trong việc quản lý XH là một trong những phương tiện định hướng hành vi của ác nhân hay nhóm XH trong những điều kiện nhất định và phương tiện kiểm tra của XH đối với hành vi của họ. *Sai lệch XH: Người ta do bất kỳ hành vi nào không phù hợp với sự mong đợi của 1 nhóm hoặc của XH là hành vi sai lệch chuẩn. Hành vi sai lệch chuẩn là hành vi lệch khỏi các quy tắc chuẩn mực của nhóm hay XH nó là hậu quả của quá trình XH hoá không hòan toàn. *Kiểm soát XH: Kiểm soát XH là các kỹ thuật hay chiến lược nhằm đem lại đảm bảo cho mỗi cá nhân điều chỉnh quyền thực hiện các quy tắc XH duy trì sự tuân thủ các quy tắc đó phát hiện ngăn chặn điều chỉnh các hành vi lệch chuẩn và các nguyên tắc dẫn đến hành vi đó. Câu 4: XHH nông thôn, gia đình, truyền thông đại chúng, tội phạm? *XHH Nông thôn: - Nông nghiệp: Theo từ điển tiếng việt là làm nghề trồng trọt cày cấy các từ liên quan đến nông thôn nông dân như là nông gia – nông phu – nông làm – nông hội – nông hội theo cách hiểu thông thường. Nông dân là 1 nhóm XH tuỳ theo cách hiểu này cũng chưa hoàn toàn chính xác bởi vỉ nội dung của khái niệm nông thôn không thuần nhất về mặt tín chất XH cơ cấu XH thay đổi theo quá trình lịch sử. - Nông thôn: Là khu vực địa lý cư trú. Theo từ điển tiếng Việt nông thôn là làng mạc, sông bằng sản xuất nông nghiệp, khác hẳn thành thị, với cư dân chủ yếu là nông dân, hành nghề chủ yếu là nông nghiệp và có lối sống văn hoá riêng. Theo các nhà XHH khi nói đến nông thôn là nói đến khái niệm đa chiều kích về không gian, về văn hoá, về kinh tế. - Chức năng nhiệm vụ: XHH nông thôn cũng thực hiện chức năng nhận thức chức năng thực tiển trong quản lý và điều hành XH chức năng dự đoán dự báo là sự phát triển của những quá trình và hiện tượng của XH nông thôn chức năng tư tưởng. *XH học đô thị: Là khoa học nghiên cứu về khía cạnh văn hoá XH của các cộng đồng người sống trong môi trường đô thị mối quan hệ giữa cộng đồng đó trong môi trưòng đô thị. - Các nhà xã hội học đô thị có gắng giải thích bản chất các sự vật hiện tượng, cố gắng đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc, quá trình của xã hội đô thị qua đó lý giải bản chất của đô thị, cộng đồng đô thị, đời sống đô thị. - Quá trình đô thị hóa xảy ra mạnh mẽ: sẽ là như thế nào nếu những người nông dân khu vực ngoại thành sau một đêm bổng trở thành “người đô thị”? Tại sao ở các đô thị lớn lại xuất hiện các khu nhà “ổ chuột” hay các “chuồng cu” ven kênh rạch, khu đất trống, hoặc bãi rác… Tại sao họ lại không muốn được tái định cư vào các khu chung cư khang trang, cao tầng? - Các khái niệm cơ bản về đô thị : Đô thị được hình dung là nơi tập trung dân cư sinh sống bằng các nghành nghề phi nông nghiệp đô thị cũng là tên gọi chung của thành phần thị xã, thị trấn nguồn gốc của đô thị ở phương đông bắt nguồn từ 03 yếu tố thành, đô, thị. *XH học gia đình: Gia đình là 1 nhóm người có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống với nhau thường chung sống và hợp tác kinh tế với nhau để thoả mãn nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của họ về sinh đẻ và nuôi dạy con cái chăm sóc người già và người ốm dạng phổ biến nhất cho đến hiện nay của gia đình gồm thành viên có con đẻ hoặc con nuôi. *XH học truyền thống đại chúng: Trong XH loài người truyền thống là điều kiện quyết định hình thành nên 1 XH hay 1 cộng đồng có thể nói 1 cách ngắn gọn (là quá trình truyền đạt thông tin) Là quá trình truyền thông tin rộng rãi đến mọi người trong XH quá trình này được tiến hành thông qua báo chí đài phát thanh truyền hình tức là qua các phương tiện thông tin đại chúng. *XHH tội phạm: là một trong những chuyên ngành chuyên biệt của XHH nghiên cứu sự lệch lạc các giá trị, chuẩn mực hay những kỳ vọng của một nhóm người hay XH trong đời sống XH. - Khía cạnh nghiên cứu của tội phạm học: Tội phạm học là khoa học nghiên cứu về tội phạm, nghiên cứu về tình hình tội phạm và các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm. - Khía cạnh nghiên cứu của XHH tội phạm: XHH tội phạm chuyên nghiên cứu sự lệch lạc XH và kiểm soát XH. Tìm hiểu mặt XH của tội phạm. Câu 5: Mục tiêu môn học? - Giúp sinh viên hiểu được các kiến thức cơ bản về đối tượng, chức năng nhiệm vụ, lịch sử hình thành và phát triển cụa XHH thế giới cũng như Việt Nam. - Giúp sinh viên hiểu và có thể vận dụng một số kiến thức XHH và phân tích thực tiễn. - Xã hội học hướng tới tìm ra quy luật phản ánh mối quan hệ cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng xã hội; có nhiệm vụ tìm ra quy luật tổ chức và biến đổi xã hội. Để tìm ra những quy luật xã hội đó, xã hội học có một hệ thống lý thuyết và phương pháp nghiên cứu riêng. - Định hướng giá trị, lối sống của giới trẻ hiện nay như thế nào? Đâu là mục đích để các cá nhân hướng tới? Đâu là cách để giới trẻ chọn cho mình đường đi để vào đời - Quá trình đô thị hóa xảy ra mạnh mẽ: sẽ là như thế nào nếu những người nông dân khu vực ngoại thành sau một đêm bổng trở thành “người đô thị”? Tại sao ở các đô thị lớn lại xuất hiện các khu nhà “ổ chuột” hay các “chuồng cu” ven kênh rạch, khu đất trống, hoặc bãi rác… Tại sao họ lại không muốn được tái định cư vào các khu chung cư khang trang, cao tầng? - Cách tiếp nhận thông điệp truyền thông của công chúng hiện nay như thế nào? Các phương tiện truyền thông đã tác động như thế nào đến việc hướng dẫn dư luận xã hội, đến việc hình thành quan điểm, thể hiện hành vi của mỗi cá nhân - Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hiện nay như thế nào? Những mâu thuẫn, xung đột nào đã nảy sinh? Có hay không sự bình đẳng giới trong phân công lao động cũng như quyền uy trong gia đình? Xu hướng quy mô và cơ cấu gia đình hiện đại là như thế nào? Các xu hướng kết hôn trong xã hội hiện đại: kết hôn đồng tộc, kết hôn ngoại tộc, kết hôn với người nước ngoài… như thế nào? Các giá trị của gia đình truyền thống có vai trò như thế nào trong xã hội hiện nay? Gia đình có vai trò như thế nào trong quá trình xã hội hóa cá nhân trong bối cảnh xã hội hiện nay

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTài liệu xã hội học.doc