Tài liệu tập huấn Tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã/phường

Quá trình chuẩn bị a) Thiết lập Nhóm lập kế hoạch: Xác định thành phần và phân công nhiệm vụ cho các thành viên:  Trưởng nhóm là người chịu trách nhiệm điều hành quá trình lập kế hoạch, chủ trì các cuộc họp có liên quan và chỉnh sửa bản kế hoạch lần cuối;  Các thành viên: Dự thảo các phần kế hoạch có liên quan đến ban, ngành do mình phụ trách. b) Dự kiến thời gian cho các bước lập kế hoạch: Nêu rõ các bước lập kế hoạch sẽ được tiến hành trong tuần nào của tháng nào.

pdf15 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu tập huấn Tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã/phường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Dự án “Thúc đẩy quản lý cộng đồng tại Việt Nam - PCM” ----------------- Nhà tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sỹ (SDC) Đơn vị thực hiện dự án: Trung tâm hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) TÀI LIỆU TẬP HUẤN Tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cấp xã/phường - Năm 2013 - 2 Mục lục MỤC TIÊU KHÓA TẬP HUẤN .......................................................... 3 NỘI DUNG CỦA BẢN KẾ HOẠCH THEO KHUNG LÔGÍC .............. 3 TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH ................................................................... 7 Các mong đợi ................................................................................. 7 Quá trình chuẩn bị .......................................................................... 7 Các bước lập kế hoạch .................................................................. 8 Bước 1: Hội nghị đánh giá nhu cầu và tiềm năng. .......................... 8 Bước 2: Họp phân công viết bản “Dự thảo kế họach” .................... 9 Bước 4: Họp chỉnh sửa bản «Dự thảo kế họach» ........................ 10 Bước 5: Hội nghị tiếp xúc cử tri – Thôn, tổ góp ý bản «Dự thảo kế họach» đã chỉnh sửa. ................................................................... 11 Bước 6: Hội nghị thông qua bản «Dự thảo kế họach». ................ 12 Phụ lục 1: Kế hoạch phát triển kinh tế văn hoá xã hội năm 2010 phường Trường Thi –TP Nam Định ............................................. 13 3 MỤC TIÊU KHÓA TẬP HUẤN Sau khoá tập huấn, các tham dự viên sẽ:  Hiểu sâu các khái niệm cơ bản trong Bản kế hoạch được xây dựng theo Khung lô gíc;  Hiểu ý nghĩa của các bước lập kế hoạch có sự tham gia;  Biết cách áp dụng các bước lập kế hoạch có sự tham gia vào xây dựng bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm tại cấp phường/xã; NỘI DUNG CỦA BẢN KẾ HOẠCH THEO KHUNG LÔGÍC  Bản kế hoạch theo khung logic phải có các mục tiêu rõ ràng trong năm kế hoạch, có các kết quả/đầu ra cụ thể và có các họat động chính nhằm đạt được kết quả/đầu ra.  Các mục tiêu và kết quả/đầu ra phải được đo đạc bằng các chỉ số/chỉ tiêu cụ thể. Các mục tiêu cụ thể: khẳng định về các thay đổi cần đạt được trong năm kế hoạch. Mục tiêu được viết dưới dạng một quá trình tạo ra sự thay đổi trong năm kế hoạch so với năm trước như: tăng cường, cải thiện, nâng cao, giảm thiểu, xóa bỏ 4 Đầu ra/kết quả: các đóng góp cần thiết, các sản phẩm hay dịch vụ cần tạo ra trong năm kế hoạch để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong bản kế hoạch. Kết quả có được là nhờ việc thực hiện các hoạt động trong năm kế họach. Đầu ra/kết quả được viết dưới dạng hoàn thành, ví dụ, một nhà văn hóa sẽ được xây dựng xong; một con đường từ A đến B sẽ được hoàn thành; sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) sẽ được trao tận tay các hộ dân trong xã v.v ... Các hoạt động: là các hành động cụ thể phải thực hiện trong năm kế hoạch để tạo ra các kết quả/đầu ra dự kiến. Các hoạt động được viết bắt đầu bằng các động từ: ví dụ, tổ chức tập huấn về. ; ký kết các hợp đồng về, tổ chức họp dân để bàn về việc. Trình tự các hoạt động trong năm cần được thể hiện theo sơ đồ Gantt để việc thực hiện và theo dõi, giám sát được dễ dàng. Các chỉ số và chỉ tiêu cần đạt : Chỉ số là thước đo định lượng hoặc định tính mức độ đạt được của mục tiêu và kết quả,. Đo định lượng: có thể cân, đo, đong, đếm và thể hiện bằng con số cụ thể, ví dụ, năng suất lúa đo bằng tấn/ha hoặc tạ/sào, hộ nghèo trong tổ,thôn đo bằng tỷ lệ % hộ nghèo/tổng số hộ dân của tổ,thôn 5 Đo định tính: không đo được trực tiếp mà phải đo gián tiếp bằng các phương pháp khác nhau, ví dụ, muốn đo sự hiểu biết của người dân về một chính sách nào đó thì phải phỏng vấn một số người dân xem họ hiểu chính sách đó như thế nào Chỉ tiêu là mức thấp nhất mà chỉ số phải đạt được trong năm kế hoạch, ví dụ, ít nhất 70% số hộ dân trong thôn có nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn; ít nhất 90% số hộ trong xã được nhận sổ đỏ. Một chỉ số/chỉ tiêu phải đạt các tiêu chuẩn thông minh (SMART), tức là phải:  Cụ thể (Specific);  Đo đạc được với kỹ thuật sẵn có (Measurable);  Đạt được, có tính khả thi (Achievable);  Hợp lý, có liên quan đến mục tiêu hay kết quả (Relevant);  Có thời hạn (Time bound) – phải đạt được trong năm kế hoạch. 6 Sơ đồ Gantt: Phân bố thời gian thực hiện các họat động trong năm kế hoạch Hoạt động Các quý trong năm kế họach Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Các hoạt động để đạt kết quả 1 1. Xây dựng Nhà văn hóa thôn A 2. Xây dựng mương nội đồng thôn B 3..... Các hoạt động để đạt kết quả 2 1. Tổ chức 02 khóa tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Bộ phận một cửa xx 2. Cấp phát sổ đỏ cho các hộ dân x 2. Tổ chức diễn đàn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh ăn uống..... X 3. ..... Bài tập nhóm: 1. Mỗi nhóm chọn một hiện trạng muốn thay đổi trong năm kế hoạch, sau đó viết mục tiêu, viết các kết quả cần tạo ra để đạt mục tiêu và xác định các chỉ số/chỉ tiêu cho từng kết quả đó; 2. Mỗi nhóm hãy kể tên các hoạt động để đạt một kết quả dự kiến (đã nêu trong bài tập 1) và thể hiện các hoạt động này trên sơ đồ Gantt. 7 TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH Các mong đợi 1. Đảm bảo có một nhóm tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch (gọi là Nhóm lập kế hoạch, bao gồm UBND và các Ban, ngành liên quan); 2. Các cuộc họp lập kế hoạch được tham vấn ý kiến của các bên liên quan (cấp xã/phường và cấp thôn/tổ); 3. Với nguồn lực cho phép trong năm kế hoạch, các nhu cầu của người dân được đáp ứng ở mức độ cao nhất; 4. Bản kế hoạch được viết dưới dạng khung lôgic để dễ dàng cho quá trình thực hiện và quá trình giám sát. Quá trình chuẩn bị a) Thiết lập Nhóm lập kế hoạch: Xác định thành phần và phân công nhiệm vụ cho các thành viên:  Trưởng nhóm là người chịu trách nhiệm điều hành quá trình lập kế hoạch, chủ trì các cuộc họp có liên quan và chỉnh sửa bản kế hoạch lần cuối;  Các thành viên: Dự thảo các phần kế hoạch có liên quan đến ban, ngành do mình phụ trách. b) Dự kiến thời gian cho các bước lập kế hoạch: Nêu rõ các bước lập kế hoạch sẽ được tiến hành trong tuần nào của tháng nào. 8 Các bước lập kế hoạch Bước 1: Hội nghị đánh giá nhu cầu và tiềm năng. Đây là một cuộc họp quan trọng nhất để lấy ý kiến của đại diện người dân trong xã về nhu cầu và các đề xuất cho bản ”Dự thảo kế họach”. Nội dung và kết quả  Báo cáo tóm tắt việc thực hiện kế họach của năm cũ;  Xác định các ưu tiên của năm mới;  Phân tích tiềm năng trong năm kế hoạch. Thời gian 1/2 ngày Thành phần  Chủ trì: Lãnh đạo UBND;  Đại diện UBND, HĐND, Đảng ủy, Mặt trận tổ quốc  Đại diện các Ban, ngành và đòan thể;  Trưởng/phó thôn;  Bí thư/phó bí thư chi bộ;  Đại diện người dân;  Đại diện HTX dịch vụ nông nghiệp;  Các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Phương pháp tiến hành  Trưởng nhóm lập kế hoạch trình bày trực quan về việc thực hiện kế họach của năm cũ;  Hỏi và đáp;  Nhu cầu và tiềm năng trong năm kế hoạch: Thảo luận nhóm theo các lĩnh vực: (1) Kinh tế và cơ sở hạ tầng (2) Giáo dục (3) Y tế, vệ sinh môi trường, dân số và kế hoạch hóa gia đình (4) Quản lý đô thị, quy hoạch và đất đai (5) Thực hiện Pháp lệnh dân chủ và dịch vụ một cửa (6) Các vấn đề xã hội khác (an ninh quốc phòng, an toàn xã hội, 9 chính sách đối với các đối tượng thiệt thòi, người có công...)  Câu hỏi thảo luận nhóm: Trong từng lĩnh vực sẽ thảo luận: (a) Cần rút kinh nghiệm nào từ việc thực hiện kế hoạch năm cũ? (b) Trong năm kế hoạch cần tập trung giải quyết vấn đề gì? Cần nguồn lực nào và lấy từ đâu để giải quyết vấn đề đó?  Các nhóm trình bày các kết quả thảo luận  Lãnh đạo chính quyền phân tích và tổng hợp các ý kiến đóng góp. Bước 2: Họp phân công viết bản “Dự thảo kế họach” Nội dung và kết quả  Nhóm lập kế hoạch thống nhất khung của bản «Dự thảo kế họach» dựa vào kết quả của hội nghị ở bước 1 và các chỉ tiêu/nguồn lực được giao;  Nhóm lập kế hoạch tự phân công viết bản «Dự thảo kế họach» Thời gian 90 phút Thành phần Nhóm lập kế hoạch Phương pháp tiến hành  Trình bày các kết quả chính của hội nghị ở Bước 1;  Thảo luận về mục tiêu, các kết quả, các ưu tiên, các chỉ số và các họat động chính của năm kế họach;  Phân công các thành viên viết từng phần trong bản «Dự thảo kế họach» (tùy theo lĩnh vực mình phụ trách) , thống nhất thời hạn hoàn thành và nộp cho người tổng hợp;  Phân công người tổng hợp bản «Dự thảo kế họach». 10 Bước 3: Hội nghị góp ý bản «Dự thảo kế họach» Nội dung và kết quả  Góp ý bản «Dự thảo kế họach»;  Các bổ sung/sửa đổi cho bản «Dự thảo kế họach». Thời gian 1/2 ngày Thành phần Mời các thành phần đã dự Hội nghị ở Bước 1 Lưu ý: Đảm bảo rằng từng người đã nhận được bản «Dự thảo kế họach» trước khi tham dự ít nhất là 03 ngày. Phương pháp tiến hành  Đại diện UBND (Nhóm trưởng nhóm lập kế hoạch) trình bày trực quan nội dung cơ bản của bản «Dự thảo kế họach»;  Thảo luận nhóm theo từng lĩnh vực của bản dự thảo;  Câu hỏi thảo luận nhóm: Mỗi nhóm hãy bổ sung/góp ý bản «Dự thảo kế họach» (về lĩnh vực có liên quan đến nhóm);  Các nhóm trình bày kết quả thảo luận;  Tổng hợp các ý kiến bổ sung cho bản «Dự thảo kế họach». Bước 4: Họp chỉnh sửa bản «Dự thảo kế họach» Nội dung và kết quả  Bản «Dự thảo kế họach» được điều chỉnh dựa vào kết quả của hội nghị ở Bước 3 Thời gian 90 phút Thành phần Nhóm lập kế hoạch Phương pháp tiến hành  Trình bày trực quan các góp ý chính của Hội nghị trong Bước 3;  Thống nhất các mục cần sửa đổi trong bản «Dự thảo kế họach».  Phân công người chỉnh sửa bản «Dự thảo kế họach»  Thống nhất thời hạn hòan thành bản «Dự thảo kế họach» đã chỉnh sửa. 11 Bước 5: Hội nghị tiếp xúc cử tri – Thôn, tổ góp ý bản «Dự thảo kế họach» đã chỉnh sửa. Chú ý : Có thể thực hiện song song ở tất cả các thôn/tổ hoặc chỉ thực hiện tại một số thôn/tổ trọng tâm. Nội dung và kết quả  Trình bày báo cáo thực hiện kế họach năm cũ;  Góp ý cho bản «Dự thảo kế họach» của năm mới;  Phân tích tiềm năng của tổ/thôn trong năm kế hoạch và huy động sự tham gia/đóng góp của người dân. Thời gian 1/2 ngày tại từng thôn/tổ (có thể họp vào buổi tối) Thành phần  Chủ trì: Trưởng ban công tác Mặt trận;  Đại diện Nhóm lập kế hoạch;  Các cử tri đại diện các hộ trong thôn/tổ;  Tổ trưởng, tổ phó/Truởng, phó thôn;  Bí thư/phó bí thư chi bộ (Cấp ủy đảng thôn/tiểu khu);  Đại diện MTTQ và chính quyền. Phương pháp tiến hành  Đại diện Nhóm lập kế hoạch trình bày trực quan về kết quả thực hiện kế họach năm cũ (tập trung vào các kết quả có liên quan đến thôn/tổ đang được tham vấn ý kiến);  Thảo luận chung về các điểm cần rút kinh nghiệm trong năm cũ;  Đại diện Nhóm lập kế hoạch trình bày trực quan bản «Dự thảo kế họach» của năm mới: các kết quả và chỉ số chính của năm kế họach (chú trọng phần có liên quan đến thôn/tổ đang được tham vấn ý kiến);  Hội ý tại chỗ: Nhóm 05 người ngồi gần nhau hội ý rồi đưa ra các ý kiến góp ý cho bản «Dự thảo kế họach» đồng thời phân tích tiềm năng của tổ/thôn, khả năng tham gia/đóng góp của người dân cho các hoạt động trong năm kế hoạch 12 Bước 6: Hội nghị thông qua bản «Dự thảo kế họach». Nội dung và kết quả  Báo cáo lại các kết quả của các hội nghị tiếp xúc cử tri ở bước 5 ;  Thống nhất bản «Dự thảo kế họach» của năm mới. Thời gian 90 phút Thành phần Nhóm lập kế hoạch Phương pháp tiến hành  Các đại diện Nhóm lập kế hoạch trình bày trực quan các kết quả chính của các Hội nghị tiếp xúc cử tri;  Thảo luận chung: Các thành viên góp ý và thống nhất các điều chỉnh dựa vào các mục tiêu, các kết quả, các chỉ số và nguồn lực cho phép;  Phân công tổng hợp bản «Dự thảo kế họach» của năm mới và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bài tập nhóm: 1. Mỗi nhóm thảo luận để hiểu mẫu trong phụ lục 1 và viết bản «Dự thảo kế họach» cho một lĩnh vực cụ thể của xã/phường mình trong năm kế hoạch; 2. Mỗi nhóm thảo luận để hiểu kỹ 06 bước lập kế hoạch, mô tả trên giấy A0 về các nội dung sau: thời gian thực hiện, cần dự án hỗ trợ những gì trong từng bước lập kế hoạch? Điền các kết quả vào bảng sau: Các bước Thời gian thực hiện Hỗ trợ từ dự án 1 Tuần /Tháng 2 6 13 Phụ lục 1: Kế hoạch phát triển kinh tế văn hoá xã hội năm 2010 phường Trường Thi –TP Nam Định (Ví dụ cho lĩnh vực phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng) Các chỉ tiêu chủ yếu trong năm kế hoạch:  Giảm tỷ lệ nghèo từ 3,06% xuống còn 2,9% (từ 125 hộ xuống còn 118 hộ)  Tỷ lệ trẻ em phổ cập giáo dục: đạt 100%  Giải quyết các kiến nghị của người dân về cải thiện cơ sở hạ tầng: đạt 70%  Tổng kế hoạch ngân sách để thực hiện kế hoạch : 17.052.000.000 VND (trong đó thu ngân sách ít nhất là : 1.563.000.000 VND) Lĩnh vực Mục tiêu I. Phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng 1. Giảm tỷ lệ các hộ nghèo của phường từ 125 hộ xuống còn 118 hộ. 2. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng được cải thiện để hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế Các kết quả Các chỉ số Nguồn ngân sách 1. Các hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn có thu nhập thấp được vay vốn để cải thiện điều kiện sống. 125 hộ nghèo, 177 hộ cận nghèo, 202 hộ gia đình có con em là học sinh, sinh viên nghèo, 300 hộ có nhu cầu về sửa chữa nhà, 50 hộ có nhu cầu về kinh doanh sản xuất sẽ được vay vốn. Vay ngân hàng 2. Thanh niên nghèo trong phường có việc làm và thu nhập ổn định 50 thanh niên nghèo được đào tạo nghề và có thu nhập ổn định. Vay ngân hàng 3. Cơ sở hạ tầng được phân định rõ ràng trong quy hoạch chi tiết Ranh giới giữa Phường Trường Thi và Xã Mỹ Xá được phân định mốc chỉ giới trên bản đồ chi tiết. 14 4. Năng lực quản lý và sử dụng nguồn vốn vay của các hộ dân được nâng cao. 90% hộ vay vốn được tập huấn và năng cao năng lực. Vay ngân hàng Kế hoạch hoạt động STT Tên hoạt động Quý I Quý II Quý III Quý IY Trách nhiệm Hoạt động cho kết quả 1 1 Phối hợp với các tổ: Khảo sát danh sách các hộ nghèo, cận nghèo, các hộ gia đình có con em là học sinh, sinh viên nghèo, các hộ nghèo có nhu cầu kinh doanh và sửa chữa nhà cửa trên địa bàn toàn phường x UBND 2 Lập kế hoạch ngân sách x 3 Thống nhất kế hoạch với các ngân hàng liên quan x 4 Thông báo các trường hợp đủ điều kiện vay để làm thủ tục vay theo tiêu chí x 5 Phối hợp với ngân hàng để giải ngân x 6 Giám sát theo dõi việc sử dụng nguồn vốn (mục đích, sự thay đổi ..) x x x 7 Đánh giá kết quả thực hiện x Hoạt động cho kết quả 2 8 Ban chấp hành Đoàn phường khảo sát và lập danh sách thanh niên nghèo của toàn phường x BCH Đoàn phường 9 Họp và lập kế hoạch (nhu cầu và kế hoạch đào tạo nghề, kế hoạch ngân sách) x 15 10 Phối hợp với các bên liên quan để tiến hành đào tạo nghề x x 11 Giám sát theo dõi việc thực hiện x x 12 Đánh giá kết quả thực hiện x 13 Báo cáo với các bên liên quan x Các hoạt động cho kết quả 3 14 Đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết địa giới 364 x UBND 15 Thông báo cho nhân dân những gì đạt được và chưa đạt được để giám sát. x Các hoạt động cho kết quả 4 16 Khảo sát nhu cầu tập huấn nâng cao năng lực của các hộ vay vốn. x Hội nông dân 17 Lập kế hoạch đào tạo x x 18 Mời chuyên gia tư vấn và tiến hành tập huấn x 19 Theo dõi giám sát và đánh giá hiệu quả x .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_tap_huan_tang_cuong_su_tham_gia_cua_nguoi_dan_vao_q.pdf