Tài liệu phổ biến kiến thức Bệnh uốn ván

Theo các tác giả Armitage và Clifford [18], trong những năm 1960, qua phân tích hồi quy logistic 1385 bệnh nhân uốn ván, các yếu tố tiên lượng tử vong có liên quan đến: thời gian khởi phát (thời gian từ triệu chứng đầu tiên đến khi có co cứng cơ toàn thân khi kích thích), thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi nhập viện, đánh giá lâm sàng mức độ nặng khi nhập viện. Cuối những năm 1970, các tác giả này đã đưa ra một nhóm ba yếu tố tiên lượng mới: thời gian từ triệu chứng đầu tiên cho đến khi đến viện, có co cứng cơ khi kích thích lúc nhập viện hay không và uốn ván trẻ sơ sinh.

pdf48 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu phổ biến kiến thức Bệnh uốn ván, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n [76]. Trực khuNn UV sinh hai loại ngoại độc tố là tetanolysin và tetanospasmin, trong đó tetanospasmin (còn gọi là độc tố UV) là độc tố thần kinh rất mạnh, trong số các độc tố vi sinh chỉ đứng hàng thứ hai sau độc tố botulinum. Liều 1 mg độc tố UV có thể giết chết 50-70 triệu con chuột [17]. Có tác giả đã ước tính liều độc trên người là khoảng 500 pg/kg, tức là 25 ng/người lớn 70 kg [37], còn ước tính liều chết tối thiểu là 2,5 ng/kg thể trọng [28]. Tetanospasmin là độc tố chịu nhiệt, có tính kháng nguyên mạnh nên người ta đã dùng để sản xuất vắc-xin phòng bệnh [7]. Sau khi xâm nhập cơ thể, trong điều kiện yếm khí của vết thương hoặc vùng hoại tử, trực khuNn UV tiết ra tetanolysin gây hủy hoại tổ chức xung quanh ổ nhiễm và tạo điều kiện cho vi khuNn nhân lên [33], đồng thời cũng tiết ra tetanospasmin là độc tố thần kinh gây các biểu hiện lâm sàng. Hình 5. Cấu trúc tinh thể ba chiều của chuỗi Hc [37] 18 Gen độc tố UV được mã hóa trên một plasmid 75kb và tổng hợp nên một chuỗi polypeptid đơn có trọng lượng 150.000 Da. Polypeptid này sau đó được biến đổi sau dịch mã thành hai đoạn nối nhau bằng cầu disulfid gọi là chuỗi nhẹ (L) và chuỗi nặng (H) (hình 5). Phần tận carboxyl của chuỗi H, gọi là HC bắc cầu gắn với gangliosid (GD1b và GT1b) trên dây thần kinh ngoại vi, sau đó độc tố được nhập bào. Từ đó độc tố di chuyển từ hệ thần kinh ngoại vi vào đến trung ương nhờ vận chuyển ngược dòng sợi trục và lan truyền xuyên synap. Toàn bộ phân tử độc tố nhập bào vào trong tế bào tiền synap và qua một quá trình đòi hỏi có đoạn HN (phần tận amin của chuỗi H), chuỗi L được giải phóng từ nội thể (endosome). Chuỗi L là một metalloprotease kẽm, phá vỡ synaptobrevin. Đây là một thành phần tích hợp màng của túi synap và cần cho việc hòa túi synap vào màng tiền synap. Sự phá hủy của chuỗi L làm cho chất chứa trong các túi synap (chủ yếu là chất dẫn truyền thần kinh ức chế acid γ-aminobutyric (GABA) và glycin) không được giải phóng vào trong khe synap [37]. Như vậy, độc tố gây phong tỏa tiền synap các synap tế bào Renshaw ức chế và sợi 1a thần kinh vận động alpha của hệ dẫn truyền GABA và glycin, dẫn đến sự mất sự kiểm soát ức chế các tế bào thần kinh thuộc hệ dẫn truyền GABA và glycin [33]. Độc tố UV cũng có thể gây phong tỏa thần kinh cơ ngoại vi qua việc ngăn cản giải phóng acetylcholin giống như độc tố botulinum. Tác dụng này giải thích cơ chế liệt thần kinh ngoại biên trong UV thể đầu [84]. Hình 6. Sơ đồ cấu trúc độc tố UV [68] 19 Hình 7. Cấu trúc không gian ba chiều của độc tố UV [68] Mất kiểm soát ức chế các nơ-ron vận động α ở sừng trước tủy sống dẫn đến tình trạng hưng phấn liên tiếp gây ra biểu hiện co cứng và co giật cơ đặc trưng của UV. Độc tố UV còn tác động đến tủy sống, thân não, thần kinh ngoại biên, liên kết thần kinh cơ và trực tiếp tới cơ. Ngoài ra, độc tố UV còn có khả năng tác động đến các cấu trúc trên thân não [46]. Cơ chế gây co cứng cơ là do tăng điện thế nghỉ (mất ức chế) của nơ-ron vận động cùng với mất sự ức chế đáp ứng phản xạ vận động trước kích thích cảm giác hướng tâm. Cơ vùng hàm, mặt và đầu thường biểu hiện trước tiên do chúng có đường đi sợi trục thần kinh chi phối ngắn hơn. Mất ức chế thần kinh thực vật dẫn đến rối loạn kiểm soát thần kinh thực vật với tăng hoạt tính hệ giao cảm (vã mồ hôi, nhịp tim nhanh và tăng huyết áp...) và nồng độ catecholamine máu tăng cao [33]. Tốc độ di chuyển của độc tố theo đường thần kinh vào khoảng 75 đến 250 mm mỗi ngày [66]. Nếu độc tố được sinh ra với một lượng lớn thì sẽ thấm vào máu và bạch huyết, tác dụng của độc tố sẽ xảy ra nhanh và lan rộng hơn [37]. 20 Tác dụng của độc tố UV trên các tế bào sừng trước tủy sống, thân não và các nơ-ron thần kinh thực vật kéo dài khá lâu. Độc tố gắn hệ thần kinh không đảo ngược, để hồi phục, cơ thể cần sinh các tận cùng trục thần kinh mới và độc tố phải bị phân hủy, điều này giải thích diễn biến kéo dài của bệnh UV, thường là từ 4 đến 6 tuần [33]. 21 5. Biểu hiện lâm sàng của bệnh uốn ván 5.1. Vết thương đường vào Vết thương đường vào thường sau chấn thương, tai nạn, đứng hàng đầu, chiếm 40-60% với tỉ lệ tử vong 29% [39]. Thường thấy các vết thương ở chi dưới (2/3 các trường hợp [15]). Các vết thương có thể nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, giập móng, ngoáy tai, xỉa răng... đến các vết thương to, rộng, nhiều ngóc ngách như gãy xương hở, bỏng sâu..., thậm chí có thể gặp sau đẻ có kiểm soát tử cung, có sót rau, nạo thai, sau mổ đường tiêu hóa, cắt trĩ, cắt rốn với các dụng cụ bị nhiễm bNn [5]. Ở châu Phi, gặp một tỉ lệ không nhỏ (20% ở Dakar) do cắt bao qui đầu ở nam và xâu tai ở phụ nữ [39]. Ngoài ra còn có các trường hợp UV sau tiêm quinin (rất nặng, tỉ lệ tử vong trên 90% [39]), tiêm chủng, nhất là tiêm chích ma túy [76]. Đã có báo cáo về UV xuất hiện sau khi thắt trĩ [47]. Có một tỉ lệ nhất định không tìm thấy đường vào, dao động từ 8% [39] đến 30% [37] tùy theo các tác giả. Những trường hợp này trước đây được xếp vào UV nội khoa-không có vết thương [10], nhưng hiện nay nhiều tác giả cho là do bệnh nhân vùng nông thôn bị các vết thương rất nhỏ lặp đi lặp lại nhiều lần [15, 67]. Hiện nay, với tình hình bệnh đái đường đang gia tăng, các vết thương loét hoặc hoại thư do đái đường cũng đóng vai trò đáng kể trong việc dẫn tới bệnh uốn ván [63]. 5.2. Thời gian ủ bệnh Thời gian này tính từ lúc bị thương, trực khuNn UV xâm nhập cơ thể cho đến lúc bệnh xuất hiện, thay đổi theo từng tác giả, nói chung từ 1 đến 60 ngày [33], thường là khoảng 5-10 ngày [10]. Nói chung vị trí vết thương càng xa 22 5.3. Thời kì khởi phát Thời kì này tính từ lúc mỏi hàm đến khi co cứng toàn thân và có cơn co giật đầu tiên, kéo dài trung bình 1 đến 7 ngày [5]. Thời gian khởi phát càng ngắn thì bệnh càng nặng [4,10]. Triệu chứng khởi đầu là cứng hàm gặp ở khoảng 75% các trường hợp [17]. Cứng hàm là hiện tượng co cứng cơ nhai và cơ thái dương, biểu hiện bằng sự hạn chế độ mở của miệng [31]. Lúc đầu chỉ là mỏi hàm, khó nhai, khó há miệng, sau đó cứng hàm tăng dần và xuất hiện liên tục. Bệnh nhân thấy đau vùng cơ nhai khi há miệng rồi đau liên tục vùng cơ nhai, không thể ăn và nói được. Trong những trường hợp cứng hàm kín đáo, người ta tìm dấu hiệu đè lưỡi [signe de l'abaisse langue captif]: dùng cái đè lưỡi khám thì thấy cơ hàm co rõ, hàm cắn chặt hơn [31]. Các tác giả ở Dakar rất tâm đắc với dấu hiệu này [39]. Cũng có thể làm nghiệm pháp đè lưỡi [the spatula test] mà Apte và Karnad mô tả (1995): chạm họng miệng bằng cái đè lưỡi, thông thường nghiệm pháp này gây phản xạ ọe, bệnh nhân cố đNy cái đè lưỡi ra (nghiệm pháp âm tính) còn trong uốn ván, bệnh nhân sẽ co cứng cơ nhai kiểu phản xạ và cắn vào cái đè lưỡi (nghiệm pháp dương tính). Trong một nghiên cứu 400 bệnh nhân, nghiệm pháp này có độ nhạy 94% và độ đặc hiệu 100%, không thấy hậu quả có hại gì (như co thắt thanh quản) từ nghiệm pháp này [34]. Bên cạnh cứng hàm, các cơ khác co cứng hình thành nên biểu hiện đặc biệt của bệnh UV. Cơ bám da mặt co cứng, bệnh nhân cười thì mặt nhăn già trước tuổi, nụ cười rất đau khổ [risus sardonicus]. Cơ cổ co cứng, cổ ngửa dần, hai cơ ức đòn chũm nổi rõ. Cơ dọc sống co cứng làm bệnh nhân ở tư thế ưỡn 23 5.4. Thời kì toàn phát Thời kì này kéo dài từ 1 đến 3 tuần [5] với ba biểu hiện rõ nhất là co cứng cơ toàn thân liên tục, các cơn co giật toàn thân trên nền co cứng và rối loạn thần kinh thực vật mà có tác giả đã gọi là tam chứng UV [33]. Co cứng cơ toàn thân liên tục tăng lên khi có kích thích và rất đau. Điển hình thì người bệnh nhân ưỡn cong. Co cứng các cơ hô hấp làm giảm khả năng ho khạc, khạc yếu gây ứ đọng đờm rãi. Nhiều trường hợp bệnh nhân co cứng cơ hô hấp tới mức độ di động lồng ngực không đảm bảo đủ chức năng thông khí, bệnh nhân trong tình trạng “chẹn ngực”, cần hỗ trợ hô hấp cấp cứu. Cơ thanh quản có thể co cứng gây ngạt, ngừng thở-ngừng tim. Phản xạ nuốt bị rối loạn: bệnh nhân khó nuốt, dễ sặc và ứ đọng đờm rãi. Các cơ vòng cũng co cứng gây bí đại tiểu tiện [10]. 24 Hình 8. Cơn co cứng của bệnh nhân uốn ván Trên nền co cứng cơ như vậy, bệnh nhân xuất hiện các cơn co giật toàn thân một cách tự nhiên, cơn tăng khi có các kích thích. Trong cơn, bệnh nhân vẫn tỉnh nhưng dễ bị co thắt thanh quản, co cứng cơ hô hấp dẫn đến ngạt. Cơn giật kéo dài từ vài giây đến vài phút hoặc lâu hơn. Sau cơn bệnh nhân mệt lả, vã nhiều mồ hôi. Rối loạn thần kinh thực vật gặp trong các thể nặng, xuất hiện vài ngày sau co giật và kéo dài trong 1-2 tuần [33]. Bệnh nhân có tình trạng nhiễm độc toàn thân, da xanh tái, nổi vân tím, thân nhiệt tăng cao, nhịp tim nhanh, huyết áp dao động, thở nhanh, tăng tiết đờm rãi, vã nhiều mồ hôi... Tình trạng này thường có các biến chứng suy tuần hoàn, suy hô hấp... dễ dẫn đến tử vong. Sốt hầu như bao giờ cũng có. Trong các trường hợp nặng, sốt tới 390C và khi có cơn co cứng thì lên tới 400C. Sau khi bệnh nhân tắt thở, nhiệt độ vẫn còn lên [10]. 25 Bảng 5. Các rối loạn thần kinh thực vật gặp trong UV [21] • Tăng huyết áp kéo dài hoặc thoáng qua • Hạ huyết áp tiến triển và dai dẳng • Co mạch ngoại vi • Nhịp tim nhanh (thường từng cơn) • Nhịp tim chậm và vô tâm thu • Loạn nhịp tim • Sốt • Vã mồ hôi, ứa nước bọt • Tăng dịch tiết phế quản • Ứ trệ dạ dày và liệt ruột • Bí đái Trong giai đoạn toàn phát, về mặt xét nghiệm có thể thấy mất nước ngoại bào. Do dùng thuốc điều trị barbituric và diazepam có thành phần tá dược gây rối loạn tính thấm thành mạch mà Na, protein và nước có thể thoát ra khoảng kẽ, gây phù kẽ và giảm thể tích tuần hoàn. Muộn hơn, có thể thấy thiếu máu và tăng bạch cầu [15], chức năng điều hòa glucose bị rối loạn [10] và có thể tăng đường niệu thoáng qua [62]. Những trường hợp co giật nhiều có thể tăng creatin phosphokinase trong máu [9]. 5.5. Thời kì lui bệnh Sau khi trải qua thời kì toàn phát, các cơn giật thưa dần rồi hết giật. Tình trạng co cứng toàn thân còn kéo dài nhưng mức độ giảm dần. Miệng bệnh nhân há rộng dần ra, phản xạ nuốt trở lại. Bệnh nhân thở tốt lên, phản xạ ho khạc dần về bình thường. Thời kì này kéo dài vài tuần đến hàng tháng tùy theo mức độ bệnh [5]. 5.6. Các thể lâm sàng Theo tiến triển của bệnh, từ thời Dieulafoy (1897) đã nhận định hai thể UV diễn biến nhanh và chậm. Năm 1931, Ramond [32] đã chia ra các thể tối cấp, bán cấp và mạn tính. Ngoài ra, các tác giả còn mô tả rõ thể trường diễn và 26 Trên cơ sở khu trú các triệu chứng lâm sàng, có ba thể UV được mô tả theo định khu. Đó là UV toàn thể, còn gọi là UV thể điển hình như đã mô tả trên đây; UV khu trú và UV đầu. - UV khu trú là một thể bệnh không hay gặp. Trong thể này bệnh nhân có sự co cơ liên tục ở cùng vùng giải phẫu với vết thương. Cơ có thể co liên tục vài tuần trước khi giảm dần. UV khu trú có thể báo trước khởi phát UV toàn thể, nhưng nói chung là nhẹ hơn. Tỉ lệ mắc chiếm khoảng 13% các UV [45], chỉ khoảng 1% các trường hợp là tử vong [28]. - UV đầu là một thể hiếm của bệnh, chiếm khoảng 6% các trường hợp UV [45], thỉnh thoảng gặp cùng viêm tai giữa, hoặc sau vết thương vùng đầu. Có sự tổn thương các dây thần kinh sọ, nhất là vùng mặt, thậm chí trong 42% các trường hợp có liệt thần kinh sọ trước cứng hàm [45]. Thời gian ủ bệnh có khi chỉ 1-2 ngày [17]. Kinh điển chia UV đầu thành hai thể nhỏ là UV đầu thể Rose có liệt mặt ngoại biên thường cùng bên với vết thương và UV liệt vận nhãn thể Worms sau khi bị vết thương vùng hốc mắt có liệt vận nhãn và liệt mặt ngoại biên [31]. Thể đầu có thể tiến triển thành UV toàn thể ở 2/3 số trường hợp với tỉ lệ tử vong 15-30% [45]. - UV toàn thể là thể hay gặp nhất (chiếm khoảng 80% đến 90% [17, 45]). Theo hoàn cảnh xuất hiện UV, cần phải xem xét một số trường hợp đường vào đặc biệt. UV sơ sinh là một dạng của UV toàn thể xuất hiện ở trẻ mới đẻ, thường gặp trên trẻ không có miễn dịch thụ động bảo vệ vì mẹ không được tiêm chủng. Đường vào thông thường là từ cuống rốn, nhất là khi cắt rốn bằng dụng cụ nhiễm bNn. UV sơ sinh gặp nhiều ở một số nước đang phát triển (ước 27 tính 270.000 tử vong hàng năm trên thế giới) [28]. UV nội tạng cũng là một dạng của UV toàn thể với vết thương từ một nội tạng như ruột, tử cung... nhưng nguy kịch và tiên lượng rất nặng [10]. 28 6. Chẩn đoán bệnh UV Không như phần lớn các bệnh nhiễm trùng khác, chNn đoán UV thường là dễ thấy và chủ yếu dựa vào lâm sàng [67]. Nếu có điều kiện định lượng kháng độc tố UV trong huyết thanh, kết quả trên 0,01 đơn vị/dl thì ít nghĩ đến UV [17]. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp bệnh nhân đã được tiêm phòng đầy đủ thì khả năng bị UV vẫn không thể loại trừ [70]. Các xét nghiệm khác thực ra không có giá trị chNn đoán ngoại trừ việc loại trừ ngộ độc strychnin [66]. Ngoài việc loại trừ các nguyên nhân nhiễm trùng khác, chấn thương, khối u và các bệnh tại chỗ gây cứng hàm [31], cần phân biệt UV với các bệnh có bệnh cảnh tương tự như: hạ calci máu, loạn trương lực (như do phenothiazin), ngộ độc strychnin, hội chứng an thần kinh ác tính [67], viêm não [63], thậm chí cả histeria [10]. Nhiều tác giả đã đề xuất các tiêu chuNn chNn đoán bệnh UV. Các tiêu chuNn này giúp ích nhiều trong công tác nghiên cứu và điều tra bệnh. Theo Nguyễn Duy Thanh [11] thì tiêu chuNn chNn đoán UV là: (1) cứng hàm; (2) co cứng cơ với đặc điểm: đau và liên tục, xuất hiện trình tự khởi đầu là cơ nhai, cơ mặt, cơ bụng rồi cuối cùng là tứ chi; (3) co giật toàn thân từng cơn trên nền co cứng; (4) có thể phát hiện được đường vào của trực khuNn UV. Theo J.B. Greco và cộng sự [41] thì bệnh nhân UV có ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau: (1) Đau ở nhiều nhóm cơ; (2) Di chuyển khó khăn; (3) Cứng hàm; (4) Co cứng cơ; (5) Co cứng khi kích thích; (6) Mặt nhăn; (7) Cứng ưỡn người; (8) Vẫn còn ý thức; (9) Các dấu hiệu cường giao cảm (rối loạn nhịp tim, huyết áp biến động không ổn định, vã nhiều mồ hôi). 29 CDC Hoa Kỳ định nghĩa lâm sàng ca bệnh UV [28] như sau: (1) tăng trương lực cơ khởi phát cấp tính hoặc (2) co cứng cơ gây đau (thường là cơ hàm và cổ) và co giật toàn thể mà không thấy căn nguyên nội khoa rõ ràng nào khác. 30 7. Điều trị bệnh uốn ván Duy trì thông khí và oxy hóa máu trong khi kiểm soát co cứng-co giật cơ là mấu chốt của xử trí ban đầu [66]. Nguyên tắc của việc xử trí UV bao gồm: - Tiêu diệt vi khuNn để ngăn không cho giải phóng thêm độc tố. Kinh điển thường dùng Penicillin. Tuy nhiên do thuốc này có tác dụng đối kháng với hệ GABA, gây hưng phấn hệ thần kinh trung ương nên xu hướng hiện nay thay bằng Metronidazol [67]. - Trung hòa độc tố còn trong cơ thể, ngoài hệ thần kinh trung ương. Xu hướng hiện nay dùng Globulin miễn dịch UV từ người hoặc Huyết thanh kháng UV từ ngựa, dùng đường tiêm bắp hoặc đường trong ống sống [67]. Từ năm 1898, Roux và Picard đã đi tiên phong trong việc dùng kháng huyết thanh UV đường ống sống nhưng sau đó phải ngừng do tai biến bởi chất bảo quản phenol [15]. Gần đây thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng của các tác giả Brazil [50] cho thấy dùng globulin miễn dịch kháng UV đường ống sống có tiến triển lâm sàng tốt hơn và rút ngắn thời gian nằm viện hơn là chỉ dùng tiêm bắp. Một số tác giả Ấn Độ cũng nhận thấy dùng globulin miễn dịch kháng UV đường ống sống có hiệu quả đối với các thể bệnh vừa và nhẹ [39]. - Giảm thiểu tối đa tác dụng của độc tố đã gắn vào hệ thần kinh. Các biện pháp bao gồm khống chế cơn giật và giảm co cứng cơ, khống chế rối loạn thần kinh thực vật và rất quan trọng là chăm sóc hỗ trợ [14, 24, 37, 60]. Baclofen dùng đường ống sống hoặc đường uống [42] đã từng được ca ngợi những cũng có nhiều trường hợp báo cáo thất bại [77]. Magiê sulfat [78] đang là hướng nghiên cứu hiện nay nhưng thực sự không làm giảm được việc bệnh nhân phải thở máy mà chỉ có hiệu quả phối hợp với các thuốc khác trong kiểm soát co cứng-co giật và rối loạn thần kinh thực vật. 31 Về việc xử trí vết thương đường vào, đa số tác giả khuyến cáo cần rạch rộng, lấy hết dị vật, mô hoại tử và rửa sạch, nhưng có một số tác giả, trong đó có Bleck T.P. lại cho rằng việc xử trí vết thương đường vào không có lợi điểm gì rõ rệt đối với bản thân bệnh UV [22, 23, 54]. Xử trí bệnh UV khá phức tạp, đòi hỏi sự hỗ trợ từ nhiều chuyên khoa. Tác giả Bleck T.P. đã hệ thống hóa các bước điều trị dưới dạng phác đồ dễ thực hiện tại các tuyến có đơn vị hồi sức [22]. Tuy nhiên, lựa chọn kiểm soát đường thở của nhiều tác giả khi có suy hô hấp là đặt nội khí quản, sau đó mới mở khí quản khi đặt ống quá lâu [27]. Ở các nước đang phát triển hiện nay, khi có chỉ định thường mở khí quản ngay nhằm tránh các kích thích không cần thiết [5, 82]. Các chỉ định mở khí quản [5] là: (1) có nguy cơ đe dọa ngạt do co thắt thanh quản, chẹn ngực; (2) ứ đọng nhiều đờm rãi đường thở. Xu hướng hiện nay nhiều nơi đã áp dụng kĩ thuật mở khí quản qua da tại giường thay vì mở khí quản phẫu thuật truyền thống như trước đây [37]. Trong xử trí bệnh UV thường cần bảo vệ đường thở và hỗ trợ thông khí từ sớm. Hiện chưa có được sự đánh giá về tác dụng khác nhau của các phương thức thông khí hỗ trợ khác nhau. Trong giai đoạn sớm của bệnh, khi co cứng và co giật nổi trội thì cần làm liệt cơ và thông khí điều khiển có kiểm soát. Độ giãn nở và oxy hóa kém do co cứng cơ hoặc do các biến chứng phổi có thể giải quyết được bằng cách kết hợp thông khí kiểm soát áp lực và áp lực dương tính cuối kì thở ra. Ở giai đoạn cuối của bệnh, nói chung người ta ưa dùng các phương thức cho phép thông khí tự nhiên (thông khí điều khiển ngắt quãng đồng thì, áp lực đường thở dương tính liên tục và áp lực đường thở dương tính hai pha) và các phương thức này có thể tối ưu hóa kiểu thở, giảm nhu cầu an thần, giảm thiểu vận cơ thừa và giảm khả năng bị bệnh lí dây thần kinh hoặc bệnh lí cơ mắc phải sau bệnh lí hồi sức. Tuy nhiên vẫn chỉ có rất ít luận chứng trong UV về phương thức thở hỗ trợ [37]. Sau đây là phác đồ điều trị bệnh UV do T. Bleck đề xuất [22] 32 1. ChNn đoán và ổn định tình hình: giờ đầu tiên sau khi vào khám A. Đánh giá đường thở và thông khí. Nếu cần, chuNn bị đặt nội khí quản và thuốc giãn cơ (như vecuronium 0,1 mg/kg). B. Lấy mẫu bệnh phNm để xét nghiệm nồng độ kháng độc tố, strychnine và thử nghiệm đối kháng dopamine, xét nghiệm điện giải đồ, urê máu, creatinin, creatine kinase và myoglobin niệu. Nếu thấy cần chNn đoán phân biệt viêm màng não thì tiến hành chọc dịch não tủy. C. Xác định đường vào, thời gian ủ bệnh, thời gian khởi phát và tiền sử tiêm chủng. D. Cho dùng benztropine 1-2 mg tĩnh mạch (TM) hoặc dyphenhydramine 50 mg TM để giúp loại trừ phản ứng loạn trương lực. E. Cho dùng benzodiazepine TM (diazepam mỗi lần tăng 5 mg hoặc lorazepam mỗi lần tăng 2 mg) để kiểm soát co giật và giảm co cứng. Ban đầu, dùng liều đủ để gây an dịu và giảm co giật phản xạ xuống mức tối thiểu. Nếu liều này gây ức chế đường thở hoặc thông khí thì đặt ống nội khí quản, trước đó có dùng thuốc giãn cơ tác dụng ngắn để rồi chuyển bệnh nhân tới khu vực yên tĩnh, tối của đơn vị chăm sóc tăng cường. II. Giai đoạn xử trí sớm: 24 giờ đầu A. Cho dùng globulin miễn dịch uốn ván của người (HTIG), 500 đơn vị tiêm bắp (TB). B. Tiêm bắp tại vị trí khác một giải độc tố uốn ván đã hấp phụ như vắc-xin uốn ván-bạch hầu 0,5 ml hoặc vắc-xin bạch hầu-uốn ván-ho gà 0,5 ml tùy theo lứa tuổi. Sẵn có giải độc tố uốn ván đã hấp phụ không chứa giải độc tố bạch hầu dành cho các bệnh nhân có tiền sử phản ứng với giải độc tố bạch hầu; nếu không, nên dùng vắc-xin kết hợp đúng theo lứa tuổi. C. Nếu cân nhắc việc dùng kháng độc tố trong ống sống thì nên dùng vào thời điểm này. D. Bắt đầu metronidazol 500 mg TM cứ 6 giờ một lần trong 7 đến 10 ngày. E. Tiến hành mở khí quản sau khi đặt ống nội khí quản và dùng thuốc giãn cơ nếu co giật gây cản trở hô hấp ở bất cứ mức độ nào, hoặc nếu xuất hiện khó nuốt hoặc xuất tiết khó xử trí. F. Cắt lọc vết thương nếu đây là chỉ định về phía vết thương (việc này không có ảnh hưởng rõ nét trong diễn biến bệnh uốn ván). G. Đặt một ống mềm, khNu kính nhỏ cho ăn đường mũi hoặc một catheter tĩnh mạch trung ương để nuôi dưỡng. H. Dùng benzodiazepine khi cần để kiểm soát co giật và gây an dịu. Nếu không đạt được sự kiểm soát thích đáng thì dùng thuốc giãn cơ tác dụng kéo dài (như truyền vecuronium hoặc tiêm pancuronium cách quãng). Tiếp tục benzodiazepine để gây an dịu có theo dõi điện não đồ để đảm bảo ngủ đều. I. Bắt đầu lý liệu pháp để làm thông thoáng phổi và tập biên độ vận động thụ động sau khi bệnh nhân đã dùng thuốc ổn định càng sớm càng tốt. Nên dùng thêm thuốc gây an dịu trước mỗi lần trị liệu và lại dùng trong khi trị liệu nếu liệu pháp gây co giật. III. Giai đoạn xử trí trung gian: 2 đến 3 tuần kế tiếp A. Điều trị cường giao cảm bằng labetalol TM 0,25 đến 1,0 mg/phút hoặc morphine 0,5 đến 1 mg/kg/giờ. Xem xét phong bế ngoài màng cứng bằng thuốc tê cục bộ. Tránh dùng lợi niệu để kiểm soát huyết áp vì giảm khối lượng tuần hoàn sẽ làm xấu thêm tình trạng mất ổn định hệ thực vật. B. Nếu có hạ huyết áp, đặt catheter động mạch phổi và một đường động mạch, và cho bù dịch, dùng dopamine hoặc norepinephrine. C. Nhịp tim chậm kéo dài thường cần phải tạo nhịp. Atropine hoặc isoproterenol có lẽ có ích trong khi đang đặt máy tạo nhịp. Nên tránh tạo nhịp ngoài trừ khi bệnh nhân đang dùng thuốc giãn cơ. D. Bắt đầu heparin dự phòng để phòng tránh tắc mạch phổi. E. Nếu có thể, dùng giường đệm nước để phòng loét da và liệt thần kinh chày. Nếu không thì phải đảm bảo lăn trở thường xuyên và dùng bốt chống xoay. F. Duy trì benzodiazepine cho đến khi không còn cần dùng thuốc giãn cơ, nếu có dùng, và khi mức độ co giật giảm rõ rệt. Giảm dần liều trong vòng 14 đến 21 ngày. G. Bắt đầu vạch kế hoạch phục hồi chức năng. IV. Giai đoạn phục hồi 33 A. Khi không còn co giật nữa, bắt đầu lí liệu pháp. Nhiều bệnh nhân cần liệu pháp tâm lí hỗ trợ. B. Trước khi ra viện, dùng liều giải độc tố uốn ván thích hợp kế tiếp. C. Hẹn liều giải độc tố thứ ba 4 tuần sau khi dùng liều thứ hai. Tại Khoa Điều trị tích cực Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia hiện nay đang áp dụng phác đồ điều trị bệnh UV như sau: 1. Nguyên tắc - Đảm bảo yên tĩnh và tránh các kích thích đối với người bệnh. - Dùng kháng sinh tiêu diệt trực khuNn uốn ván. - Trung hoà độc tố uốn ván còn lưu hành trong máu bằng SAT. - Khống chế co cứng cơ, co giật và rối loạn thần kinh thực vật. - Duy trì chức năng sống bằng các điều trị hỗ trợ. 2. Kháng sinh tiêu diệt trực khuẩn uốn ván: - Metronidazol 0,5 g x 3 lần, truyền tĩnh mạch cách 8 giờ/lần. - Dùng trong 7-10 ngày. 3. Trung hoà độc tố uốn ván còn lưu hành trong máu: - Nếu đã được tiêm SAT tại bệnh viện tuyến trước thì cân nhắc việc tiếp tục dùng SAT. - SAT 1500 đơn vị x 6-10 ống tiêm bắp. Thử test trước tiêm. - Nếu thử test SAT dương tính thì giải mẫn cảm theo phương pháp Besredka. 4. Khống chế co cứng cơ, co giật và rối loạn thần kinh thực vật: - Thuốc dùng ban đầu: Diazepam + Cách 2-4 giờ dùng thuốc một lần. + Dùng xen kẽ thuốc tiêm (tiêm tĩnh mạch) và thuốc uống (bơm qua ống thông dạ dày). + Tuỳ đáp ứng lâm sàng, điều chỉnh liều tối thiểu để bệnh nhân nằm yên, không còn co giật nhưng vẫn co cứng cơ mức độ nhẹ khi kích thích. + Không nên dùng quá 240 mg Diazepam/ngày. - Khi dùng Diazepam liều tối đa mà không hiệu quả thì dùng thêm Thiopental + Pha Thiopental 1-2 g vào chai NaCl 0,9% 250-500 ml. Truyền bolus qua catheter tĩnh mạch trung tâm khi bệnh nhân co giật. Ngừng truyền ngay khi bệnh nhân hết co giật. + Khi dùng Thiopental nên mở khí quản cho bệnh nhân để hỗ trợ hô hấp khi cần. + Không nên dùng quá 4 g Thiopental/ngày - Những trường hợp bệnh nhân co giật doạ ngạt có thể dùng ngay hỗn hợp Cocktailytique: + Thành phần hỗn hợp: Aminazin 0,025g x 1 ống + Dolargan 0,1g x 1 ống + Dimedrol 0,01g x 1 ống + Hỗn hợp các thuốc sau khi lấy vào bơm tiêm được tiêm bắp ngay ½ - 1 liều. 5. Hỗ trợ và chăm sóc hô hấp: - Mở khí quản + Chỉ định sớm cho những trường hợp tiên lượng nặng. + Chỉ định khi bệnh nhân co cứng chẹn ngực (không thở được) hoặc ứ đọng đờm rãi (không ho khạc được). - Thở oxy + Chỉ định khi bệnh nhân còn tự thở được, thở khí trời SpO2 < 92% + Thở oxy qua gọng mũi (chưa mở khí quản) hoặc qua ống chữ T (đã mở khí quản). 34 - Thở máy: + Chỉ định khi bệnh nhân rối loạn nhịp thở, không tự thở được hoặc thở oxy nhưng SpO2 < 92%. + Bệnh nhân đang dùng Thiopental nên cho thở máy. - Chú ý vệ sinh răng miệng và hút sạch đờm rãi. 6. Hỗ trợ tuần hoàn - Đảm bảo khối lượng tuần hoàn bằng truyền dịch trên cơ sở cân bằng nước và điện giải. - Những trường hợp dùng Diazepam tiêm liều cao và dùng Thiopental phải đặt catheter tĩnh mạch trung tâm. - Duy trì huyết áp tâm thu luôn > 90mmHg bằng dịch truyền và các thuốc vận mạch. 7. Loét stress - Dự phòng và điều trị loét stress bằng thuốc giảm tiết acid dịch vị kết hợp với thuốc băng niêm mạc dạ dày. - Những trường hợp xuất huyết tiêu hoá cao kéo dài cần nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch. 8. Các hỗ trợ và chăm sóc khác: - Cho ăn qua ống thông dạ dày. - Bệnh nhân táo bón kéo dài dùng thuốc nhuận tràng Sorbitol. Có thể dùng thuốc tNy Magiê sulfat. Nếu không hiệu quả thì thụt tháo bằng nước ấm. - Bệnh nhân bí đái nên đặt thông tiểu sớm. - Những trường hợp bội nhiễm sử dụng thêm kháng sinh chống nhiễm khuNn bệnh viện. - Chỉ xử trí vết thương đường vào khi bệnh nhân đã được kiểm soát tốt về hô hấp, tuần hoàn và đã dùng kháng sinh tiêu diệt trực khuNn uốn ván và SAT: + Rạch rộng vết thương lấy hết tổ chức hoại tử và dị vật + Bơm rửa nước oxy già + Không khâu kín ngay vết thương. - Vệ sinh cơ thể và các hốc tự nhiên. Chăm sóc thay đổi tư thế chống loét. 35 8. Biến chứng và tiên lượng bệnh UV 8.1. Diễn biến và kết cục Tỉ lệ tử vong của bệnh và nguyên nhân tử vong thay đổi rất nhiều tùy theo cơ sở điều trị. Với điều trị chăm sóc tăng cường, có tác giả đã báo cáo tỉ lệ tử vong giảm từ 44% xuống còn 15% [81]. Trong số các bệnh nhân tử vong với chăm sóc tăng cường này thì có 40% là do ngừng tim đột ngột và 15% là do hậu quả các biến chứng hô hấp. Với nhóm chứng lịch sử trước đây khi không có đơn vị chăm sóc tăng cường thì 80% tử vong là do suy hô hấp cấp sớm. Ở các nước đang phát triển, khi không có cơ sở chăm sóc tăng cường và hỗ trợ thông khí dài ngày thì tử vong do UV nặng có thể lên tới trên 50% do tắc đường thở, suy hô hấp, suy thận. Mục tiêu chấp nhận được cho các nước phát triển là hạ tỉ lệ tử vong của bệnh xuống dưới 10%. Chăm sóc tăng cường hiện đại ngăn không để cho bệnh nhân chết vì suy hô hấp cấp nhưng kết quả là lại làm cho rối loạn thần kinh thực vật ở những UV nặng trở nên dễ thấy hơn. Ngoài ra, những biến chứng quan trọng của chăm sóc tại đơn vị chăm sóc tăng cường bao gồm nhiễm trùng bệnh viện, nhất là viêm phổi liên quan thở máy, nhiễm trùng huyết, thuyên tắc mạch và xuất huyết tiêu hóa. Nói chung những trường hợp UV nặng cần nằm ở đơn vị chăm sóc tăng cường khoảng 3-5 tuần. Bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn, trở về hoạt động chức năng bình thường. Tuy nhiên, qua một nghiên cứu theo dõi bệnh nhân UV sống được thì thường thấy những vấn đề về thể chất và tâm lí kéo dài dai dẳng [33]. 8.2. Biến chứng Cook T.M. và cộng sự [33] đã liệt kê các biến chứng của UV trong bảng sau: 36 Bảng 6. Các biến chứng của UV Hệ cơ quan Biến chứng Đường thở Sặc* Co thắt thanh môn/tắc nghẽn đường thở* Tắc nghẽn đường thở liên quan thuốc an thần* Hô hấp Ngừng thở* Thiếu oxy* Suy hô hấp typ I* (xẹp phổi, sặc, viêm phổi) và typ II (co thắt thanh môn, co giật toàn thân kéo dài, an thần quá nhiều) ARDS* Các biến chứng do hỗ trợ thông khí kéo dài (như viêm phổi) Các biến chứng do mở khí quản (như hẹp khí quản) Tim mạch Nhịp tim nhanh*, tăng huyết áp*, thiếu máu* Tụt huyết áp*, nhịp tim chậm* Loạn nhịp nhanh, loạn nhịp chậm* Vô tâm thu* Suy tim* Thận Suy thận đa niệu* Suy thận thiểu niệu* Ứ trệ đường tiết niệu và nhiễm trùng Tiêu hóa Ứ trệ dạ dày Liệt ruột Ỉa chảy Xuất huyết* Cơ quan khác Sút cân* Huyết khối thuyên tắc mạch* Nhiễm trùng huyết và suy đa tạng* Gãy xương cột sống do co giật Bong gân do co giật Dấu * chỉ các biến chứng đe dọa tính mạng. Các biến chứng có thể là hậu quả của bệnh như co thắt thanh quản, gãy xương, tiêu cơ vân; là hậu quả của điều trị như mất tri giác, sặc hoặc ngừng thở do thuốc an thần; là hậu quả của can thiệp như nhiễm trùng bệnh viện, viêm phổi do thở máy. 8.3. Phân độ và tiên lượng Từ đầu thế kỉ XX tới nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về phân độ và tiên lượng UV [1, 32, 78]. Trên cơ sở phân tích diễn biến và kết cục bệnh, một số 37 đặc điểm, triệu chứng và dấu hiệu được coi là có ý nghĩa tiên lượng bệnh UV như vết thương đường vào, thời gian ủ bệnh, thời gian khởi phát, mức độ co cứng cơ, mức độ co giật, sốt, nhịp tim... [1]. Các tác giả đã cố gắng hệ thống hóa những yếu tố này theo các thang điểm hoặc bảng phân độ [6]. Tuy nhiên, từ những thang điểm tiên lượng ban đầu như của Patel (1959) [41], Ablett (1967) [21] cho đến những thang điểm ra đời gần đây như của Udwadia (1994) [82] hay của đơn vị Oxford tại thành phố Hồ Chí Minh [78] đều có ưu- nhược điểm riêng. Tùy theo điều kiện cơ sở, khả năng theo dõi và đánh giá cũng như đặc điểm nhóm bệnh nhân mà thầy thuốc điều trị hoặc nhà nghiên cứu chọn lựa các thang điểm hoặc các nhóm yếu tố tiên lượng khác nhau. Theo Patel và Joag (1959) [41,50], dựa trên năm tiêu chuNn phân độ: Cứng hàm; Co cứng kiểu phản xạ; Thời gian ủ bệnh không quá 7 ngày; Thời gian khởi phát không quá 48 giờ; Nhiệt độ nách trên 37,20C (990F) khi nhập viện hoặc trong vòng 24 giờ khi nhập viện đã phân chia làm 5 độ UV tuỳ theo có được bao nhiêu tiêu chuNn phân độ. Ở Pháp, nói chung người ta theo phân độ của Mollaret và cộng sự (1965) [15] chia làm 3 nhóm theo các tiêu chuNn diễn tiến, triệu chứng và điều trị: • Nhóm I: các thể thô sơ, thực tế chỉ có cứng hàm, không cần phải dùng đến các kĩ thuật hồi sức • Nhóm II: uốn ván khởi phát nhanh, co cứng toàn thân, kiểm soát tối thiểu phải mở khí quản và điều trị an thần • Nhóm III: các thể nặng, tiến triển rất nhanh, các cơn giật mau, chẹn ngực và cơn giật kịch phát tự nhiên, khó kiểm soát bằng an thần, mở khí quản và thông khí nhân tạo, có thể phải cần thuốc giãn cơ. Phân độ này đơn giản, dễ áp dụng ở các nước đang phát triển, nhất là trên các đối tượng UV không rõ đường vào. 38 Phân loại của Phillips (1967) [37] chi tiết và khá phức tạp. Mặc dù vậy, khi so sánh với các thang phân độ khác, việc dựa trên thang điểm Philips cũng không giúp ích nhiều trong phân loại bệnh nhân [78]. Yếu tố Điểm Thời gian ủ bệnh < 48 giờ 5 2-5 ngày 4 5-10 ngày 3 10-14 ngày 2 > 14 ngày 1 Vị trí nhiễm trùng Nội tạng và rốn 5 Đầu, cổ và thành khoang cơ thể 4 Ngoại vi gần 3 Ngoại vi xa 2 Không rõ 1 Tình trạng tiêm phòng Không 10 Mơ hồ 8 Đã tiêm > 10 năm 4 Đã tiêm < 10 năm 2 Tiêm phòng hoàn hảo 0 Các yếu tố làm nặng thêm Thương tổn hoặc bệnh đe dọa cuộc sống 10 Thương tổn hoặc bệnh nặng nhưng không ngay lập tức đe dọa cuộc sống 8 Thương tổn hoặc bệnh không đe dọa cuộc sống 4 Thương tổn hoặc bệnh nhẹ 2 Độ I thang ASA* 0 Tổng số điểm * Độ I thang ASA: Xếp độ I trong Hệ thống Phân loại Tình trạng Thực thể của Hiệp hội Các nhà gây mê Hoa Kì [American Society of Anesthesiologist Physical Status Classification System], bao gồm: ƒ sức khỏe rất tốt, không có bệnh toàn thân ƒ không hạn chế hoạt động ƒ không có nguy cơ đe dọa tử vong ƒ loại trừ bệnh nhân ở các cực tuổi: quá nhỏ, quá già 39 Thang phân độ của Ablett (1967) [21,33] khá đơn giản, và theo Udwadia thì phân độ này chủ quan và độc đoán nhưng đã đứng vững trước thử thách của thời gian [82]. Độ Các biểu hiện lâm sàng I Nhẹ Cứng hàm nhẹ đến vừa; nói chung có co cứng ; không khó thở; khó nuốt nhẹ hoặc không II Vừa cứng hàm vừa; co cứng rất rõ; co giật nhẹ đến vừa nhưng ngắn; khó thở vừa phải với nhịp thở tăng trên 30 nhịp/phút; nuốt khó nhẹ III Nặng cứng hàm nặng; co cứng toàn thân; co giật kiểu phản xạ kéo dài; nhịp thở tăng trên 40 nhịp/phút; có cơn ngừng thở; nuốt rất khó; nhịp tim nhanh trên 120 lần/phút IV Rất nặng độ III và các rối loạn thực vật dữ dội liên quan đến hệ tim mạch. Huyết áp tăng cao và nhịp tim nhanh xen kẽ hạ huyết áp tương đối và chậm nhịp tim, bất cứ biểu hiện loại nào cũng có thể kéo dài. Tác giả Veronesi ở Brazil cũng đề nghị thang phân độ của mình (1974) [86]: Thông số Nhẹ Rất nặng Thời gian ủ bệnh > 10 ngày < 10 ngày Tiến triển > 48 giờ < 48 giờ Co giật Không có cho đến nhẹ Nặng Tăng trương lương lực cơ Không có cho đến nhẹ Nặng Khó nuốt Không Nặng Cơn ngừng thở Không Nặng Suy hô hấp Không Nặng Hiệu quả của thuốc Rất tốt Tồi Sốt Không Cao Bệnh nhân bị bệnh vừa cho đến nặng có những thay đổi các thông số trên trong khoảng nhẹ và rất nặng. Phân độ lâm sàng Tỉ lệ tử vong nhẹ không hoặc rất thấp nặng 20-40% rất nặng 50-90% 40 Tại hội nghị Quốc tế về UV tổ chức tại Dakar năm 1975 [32], thang phân độ sau đây đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi hiện nay trên thế giới: Yếu tố tiên lượng Điểm Dakar Điểm 1 Điểm 0 Thời gian ủ bệnh < 7 ngày ≥ 7 ngày Thời gian khởi phát < 2 ngày ≥ 2 ngày Đường vào Rốn, bỏng, tử cung, gãy hở, vết thương ngoại khoa, tiêm bắp Các đường vào khác và đường vào không rõ Co giật Có Không Sốt > 38,40C < 38,40C Nhịp tim nhanh Người lớn > 120 nhịp/phút Trẻ sơ sinh > 150 nhịp/phút Người lớn < 120 nhịp/phút Trẻ sơ sinh < 150 nhịp/phút Tổng số điểm Tổng số điểm Dakar Tỉ lệ tử vong 0 và 1 Không có 2 4% 3 16% (gấp 4 lần 2 điểm) ≥ 4 ≥ 64% (gấp 4 lần 3 điểm) Theo các tác giả Armitage và Clifford [18], trong những năm 1960, qua phân tích hồi quy logistic 1385 bệnh nhân uốn ván, các yếu tố tiên lượng tử vong có liên quan đến: thời gian khởi phát (thời gian từ triệu chứng đầu tiên đến khi có co cứng cơ toàn thân khi kích thích), thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi nhập viện, đánh giá lâm sàng mức độ nặng khi nhập viện. Cuối những năm 1970, các tác giả này đã đưa ra một nhóm ba yếu tố tiên lượng mới: thời gian từ triệu chứng đầu tiên cho đến khi đến viện, có co cứng cơ khi kích thích lúc nhập viện hay không và uốn ván trẻ sơ sinh. Tác giả chuyên về lĩnh vực bệnh UV là T. Bleck cũng đề xuất cách phân độ tiên lượng UV của mình (1991) [28] như sau: Cho mỗi biểu hiện sau đây 1 điểm: • Thời gian ủ bệnh dưới 7 ngày • Thời gian khởi phát dưới 48 giờ 41 • Uốn ván mắc phải sau bỏng, vết thương ngoại khoa, gãy xương phức hợp hoặc sảy thai nhiễm trùng • Nghiện ma túy • Uốn ván toàn thể • Nhiệt độ trên 400C • Nhịp tim nhanh > 120 nhịp/phút Tổng số điểm chia làm 4 mức độ: ƒ Nhẹ: 0 – 1 điểm ƒ Vừa: 2 – 3 điểm ƒ Nặng: 4 điểm ƒ Rất nặng: 5 – 6 điểm Tại Khoa Điều trị tích cực của Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia hiện đang áp dụng bảng phân độ sau đây [5], trong đó chú trọng yếu tố thực tế dễ sử dụng trên lâm sàng mà vẫn đánh giá được các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến kết cục của bệnh nhân. Yếu tố tiên lượng Độ I (nhẹ và vừa) Độ II (nặng) Độ III (rất nặng) Thời gian ủ bệnh > 12 ngày 7-12 ngày < 7 ngày Thời gian khởi phát > 5 ngày 2-5 ngày < 48 giờ Cơn co giật toàn thân Tác dụng của thuốc an thần Không hoặc rất nhẹ Seduxen tác dụng tốt Ngắn và thưa Seduxen liều cao Nặng và mau Mở khí quản và thông khí nhân tạo Mạch Huyết áp < 100 lần/phút Bình thường 100-140 lần/phút Bình thường > 140 lần/phút Hạ Xuất huyết dạ dày (Dịch nâu đen) Không Không hoặc có ít Không kèm chướng bụng Nhiều và kèm chướng bụng Sở dĩ có quá nhiều thang và bảng phân loại tiên lượng bệnh nhân UV như vậy là do kết cục bệnh nhân UV nặng, điều trị lâu dài và tốn kém, việc tiên lượng bệnh UV thực sự khó khăn [10]. Trong tương lai, chúng ta hy vọng tất cả những công trình kể trên sẽ chỉ để lại cho chúng ta học tập về phương pháp, khi mà bệnh UV được khống chế và thanh toán trên phạm vi toàn thế giới. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Trang tin điện tử. Xem tại: 2. Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Trang tin điện tử. Xem tại: 3. Đỗ Duy Cường (1997). Đánh giá tiên lượng và góp phần nghiên cứu độc tố tự do lưu hành và kháng độc tố trong máu bệnh nhân UV. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú bệnh viện. Trường Đại học Y Hà Nội. 4. Bùi Đại, Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Hoàng Tuấn (2002). Bệnh uốn ván. Bệnh học Truyền nhiễm. XB lần thứ hai. NXB Y học. Hà Nội. 401-10. 5. Nguyễn Hồng Hà (2001). Bệnh UV. Tài liệu đào tạo chuyên ngành Truyền nhiễm. Viện Y học Lâm sàng Các bệnh Nhiệt đới-Phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. 234-48. 6. Nghiêm Mạnh Hà (1994). Góp phần nghiên cứu lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân UV. Luận văn tốt nghiệp Cao học. Học viện Quân Y. 7. Bùi Khắc Hậu (2001). Trực khuNn UV. Vi sinh Y học. Bộ môn Vi sinh vật Trường Đại học Y Hà Nội. Nxb Y học. 264-9. 8. Hoàng Đình Ngọc (2001). Nghiên cứu những chỉ định và tai biến của mở khí quản trong điều trị bệnh UV tại Viện Y học Lâm sàng Các bệnh Nhiệt đới. Luận văn thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 9. Đỗ Thị Nhàn (1995). Chỉ định mở khí quản và biến chứng tiêu cơ vân trong UV. Luận văn Thạc sĩ khoa học Y dược. Trường Đại học Y Hà Nội. 10. Trịnh Ngọc Phan (1985). Bệnh UV. Bệnh truyền nhiễm, tập II. Nxb Y học. 111-7. 11. Nguyễn Duy Thanh (1992). Bệnh UV. Bệnh truyền nhiễm. Nxb Y học. 459-77. 12. Thông tấn xã Việt Nam. Cuba thanh toán xong bệnh uốn ván. Bản tin. 19/01/2005. Tài liệu tiếng nước ngoài 13. Abdelmoneim T., DeNicola L.K., Hasan M.Y. (1997). Tetanus: Complications and Management in a Pediatric Intensive Care Unit. In: The Rare Case Registry of PedsCCM: The Pediatric Critical Care Web Site, September 16, 1997. Available from: 14. Abrahamian F.M. (2001). Management of Tetanus: A Review. Current Treatment Options in Infectious Diseases, 3, 2001. 209–216 15. Amstutz Ph., Levy F.M., Offenstadt G. (1982). Tétanos. Encycl. Méd. Chir., Paris, Maladies Infectieuses. 8038 G10. 11, 1982. 16. Antona D. (2002). Le tétanos en France en 2000 et 2001. BEH, 40. 10-2002, 197-9 17. Aretaeus. The Extant Works of Aretaeus, The Cappadocian. Edited by: Francis Adams LL.D. (trans.). Boston Milford House Inc. 1972 (Republication of the 1856 edition). 18. Armitage P, Clifford R. Prognosis in tetanus: Use of data from therapeutic trials. J Infect Dis. 1978 Jul;138(1):1-8. 19. Bartlett J.G. (2001). Tetanus. Cecil Textbook of Medicine. Goldman Lee, Bennett J.C. (eds). 21stEd. W.B. Saunders, Philadelphia, 2001. 1675-7. 20. Beheshti S., Khajehdehi A., Rezaian G.R., Khajehdehi P. (2002). Current Status of Tetanus in Iran. Arch Iranian Med 2002; 5 (4): 216 – 218 21. Bhatia R., Prabhakar S., Grover V.K. (2002). Tetanus. Neurol. India, 2002. 50:398- 407. 43 22. Bleck T.P., Brauner J.S. (1997). Tetanus. In: Infections of the Central Nervous System. Scheld W.M., Whitley R.J., Durack D.T. eds. 2nd Ed. Raven Press, New York, 1997. 629-53 23. Bleck T.P. (2000). Clostridium tetani (Tetanus). Principles and Practice of Infectious Diseases. Mandell G.L., Bennett J.E., Dolin R. (eds). Churchill Livingstone, 2000. 2537-43. 24. Boyles C.S., Mills M.H., Trupiano P. (1998). Tetanus: critical implications for nursing. Crit Care Nurse. 1998 Jun;18(3):44-9. 25. Brauner J.S., Vieira S.R.R., Affonso S.S. (2001). Comparison of two cohort of patients with severe tetanus in ICU. 21st International Symposium on Intensive Care and Emergency Medicine: Poster abstracts Brussels, Belgium. 20-23 March 2001. Crit Care 2001 5(Suppl 1):P095 26. Bruggemann H, Baumer S, Fricke WF, et al (2003). The genome sequence of Clostridium tetani, the causative agent of tetanus disease. Proc Natl Acad Sci. 2003 Feb 4;100(3):1316-21. Epub 2003 Jan 27. 27. Bunch T.J., Thalji M.K., Pellikka P.A., Aksamit T.R. (2002). Respiratory failure in tetanus: case report and review of a 25-year experience. Chest. 2002 Oct;122(4):1488- 92. 28. Cavalcante N.J.F., Sandeville M.L., Medeiros E.A.S.. Incidence of and Risk Factor for Nosocomial Pneumonia in Patients with Tetanus. Clin. Infec. Dis., 2001. 33(11).1842- 6. 29. Cellerai C, Harari A, Vallelian F, Boyman O, Pantaleo G. Functional and phenotypic characterization of tetanus toxoid-specific human CD4+ T cells following re- immunization. Eur J Immunol. 2007 Apr;37(4):1129-38. 30. Centers for Disease Control and Prevention. (2007). Tetanus. In: Epidemiology & Prevention of Vắc-xine-Preventable Diseases "The Pink Book". Atkinson W, Hamborsky J, McIntyre L, Wolfe S, eds. 10th ed. Washington DC: Public Health Foundation, 2007. 71-80. 31. Ciroldi M., Gachot B. (1999). Tétanos: Physiopathologie, diagnostic, prévention. Rev. prat. 1999. 49:2145-2148. 32. Comptes rendus de la quartrième conférence internationale sur le tétanos – Dakar, Sénégal, 6-12/4/1975. Fondation Mérieux, ed., Lyon 1975. 33. Cook T.M., Protheroe R.T., Handel J.M. (2001). Tetanus: a review of the literature. Br. J. Anaesth., 2001. 87:477-87. 34. Dire D.J. (2002). Tetanus. eMedicine, July 17, 2002. Available from: 35. Ebisawa I., Homma R. (1986). Tetanus in Japan: trends of mortality, case fatality and causes of death. Jpn J Exp Med. 1986 Aug;56(4):155-61. 36. Ergonul O., Erbay A., Eren S., Dokuzoguz B. (2003). Analysis of the case fatality rate of tetanus among adults in a tertiary hospital in Turkey. Eur J Clin Microbiol Infect Dis 2003; 22:188 37. Farrar J.J., Yen L.M., Cook T., et al (2000). Tetanus. J. Neurol. Neurosurg. Psychiatry 2000. 69:292-301. 38. Gangadharan N., Chandrasekar S., Adithan C., Shashindran C.H. (1982). Evaluation of diazepam in the management of tetanus. Ind. J. Pharmac., 1982,14 (3) 223-228 39. Geeta MG, Krishnakumar P, Mathews L. Intrathecal tetanus immunoglobulins in the management of tetanus. Indian J Pediatr. 2007 Jan;74(1):43-5. 40. Gentilini M., Dufflo B. (2000). Le Tétanos. Médicine Tropicale. AUPELF 2000.[online version] 44 41. Greco J.B., Tavares-Neto J., Greco Junior J.B. (2003). Accidental tetanus: prognosis evaluation in a historical series at a hospital in Salvador, Bahia, Brazil. Rev. Inst. Med. Trop. S. Paulo, 2003 Jan-Feb. 45(1):35-40. 42. Guglani L, Lodha R. Enteral baclofen in the management of tetanus-related spasms: case report and review of literature. J Trop Pediatr. 2007 Apr;53(2):139-41. Epub 2006 Dec 10. 43. Henriques Filho GT, Lacerda HR, Albuquerque A, Ximenes RA. Sympathetic overactivity and arrhythmias in tetanus: electrocardiographic analysis. Rev Inst Med Trop Sao Paulo. 2007 Jan-Feb;49(1):17-22. 44. Hippocrates. Aphorisms. Hippocrates Works. Francis Adams transl. Sydenham Society, London, 1849. sec. V-VII.[online version] 45. Hsu S.S., Groleau G. (2001). Tetanus in the emergency department: a current review. J Emerg Med 2001 May; 20(4): 357-65 46. Ijichi T., Yamada T., Yoneda S., Kajita Y., Nakajima K., Nakagawa M. (2003). Brain lesions in the course of generalised tetanus. J Neurol Neurosurg Psychiatry. 2003 Oct;74(10):1432-4. 47. Kasher JA, Mathisen G. Acquiring tetanus after hemorrhoid banding and other gastrointestinal procedures. J Gastrointest Surg. 2007 Apr;11(4):515-9. 48. Khajehdehi P., Rezaian G.R. (1997). Early acute respiratory failure due to severe tetanus: evidence for intrapulmonary shunting of blood. Irn J Med Sci. 1997; 22: 63 – 6 49. Kimura F., Sasaki N., Uehara H. (2001). Long-term recurrent infection of tetanus in an elderly patient. J Emerg Med 2001 March; 19(2) [online version] 50. Kumar R, Taneja DK, Dabas P, Ingle GK. Practices and knowledge regarding prevention of tetanus among doctors in Delhi. Asia Pac J Public Health. 2006;18(3):30- 2. 51. Miranda-Filho DB, Ximenes RA, Barone AA, Vaz VL, Vieira AG, Albuquerque VM. Clinical classification of tetanus patients. Braz J Med Biol Res. 2006 Oct;39(10):1329- 37. 52. Miranda-Filho D.B., Ximenes R.A.A., Barone A.A., Vaz V.L., Vieira A.G., Albuquerque V.M.G. (2004). Randomised controlled trial of tetanus treatment with antitetanus immunoglobulin by the intrathecal or intramuscular route. BMJ 5 March 2004.[online version] 53. Moraes E.N., Pedroso Ê.R.P. (2000). Tétano no Brasil: doença do idoso? Rev Soc Bras Med Trop. 2000 May-Jun;33(3):271-5 54. Nathan B.R., Bleck T.P. (1999). Tetanus. Tropical Infectious Diseases: Principles, Pathogens & Practice. Guerrant R.L., Walker D.H., Weller P.F. (eds). Churchill Livingstone, 1999. 517-26. 55. Okoromah C.N., Lesi F.E.A. (2004). Diazepam for treating tetanus. The Cochrane Library, Issue 1, 2004.[online version] 56. Palmer P.E.S., Reeder M.M. (2000). Tetanus. The Imaging of Tropical Diseases, with Epidemiological, Pathological and Clinical Correlation. Springer-Verlag, Heidenberg, 2000. Chap 33.[online version] 57. Pascual F.B., McGinley E.L., Zanardi L.R., et al (2003). Tetanus surveillance--United States, 1998--2000. MMWR Surveill Summ 52(3), 2003.1-8. 58. Pedalino B., Cotter B., Ciofi degli Atti M., et al. (2002). Epidemiology of tetanus in Italy in years 1971-2000. Euro Surveill. 2002 Jul;7(7):103-10. 59. Pellizzari R., Rossetto O., Schiavo G., Montecucco C. (1999). Tetanus and botulinum neurotoxins: mechanism of action and therapeutic uses. Philos Trans R Soc Lond B Biol Sci. 1999 Feb 28;354(1381):259-68. 45 60. Prabhakar S., Grover V.K. (2002). Tetanus. Current Treatment Options in Infectious Diseases 2002, 4:473–484 61. Prevots R., Sutter R.W., Strebel P.M., et al. (1992). Tetanus surveillance--United States 1989-1990. MMWR CDC Surveill. Summ 41,1992.1-9. 62. Rezaian GR, Khajehdehi P, Beheshti S. (1998). Transient renal glucosuria in patients with tetanus. Nephron. 1998 Nov;80(3):292-5. 63. Rhee P, Nunley MK, Demetriades D, Velmahos G, Doucet JJ. Tetanus and trauma: a review and recommendations. J Trauma. 2005 May;58(5):1082-8. 64. Rogers LC, Frykberg RG. Tetanus prophylaxis for diabetic foot ulcers. Clin Podiatr Med Surg. 2006 Oct;23(4):769-75, vii-i. 65. Saito T., Miyai I., Matsumura T., et al. (2000). A case of Bickerstaff's brainstem encephalitis mimicking tetanus. J Neurol Neurosurg Psychiatry 2000;69:695-696 66. Sanford J.P. (1995). Tetanus-Forgotten but Not Gone. NEJM Vol. 332 (12), March 23, 1995. 812-813 67. Savage EJ, Nash S, McGuinness A, Crowcroft NS. Audit of tetanus prevention knowledge and practices in accident and emergency departments in England. Emerg Med J. 2007 Jun;24(6):417-21. 68. Schiavo, G., Matteoli, M., Montecucco, C. Neurotoxins affecting neuroexocytosis. Physiol. Rev. 80: 2000. 717-766. 69. Sexton D.J., Westerman E.L. (2007). Tetanus. UpToDate online 15.2. 2007. Available frrom: 70. Shimoni Z., Dobrousin A., Cohen J., Pitlik S. (1999). Tetanus in an immunised patient. BMJ 1999; 319: 1049 71. Shin D.H., Yu H.S., Park J.H., Shin J.H., Kim S.J. (2003). Recently Occurring Adult Tetanus in Korea: Emphasis on Immunization and Awareness of Tetanus. J.Korean Med.Sci. 2003; 18: 11-6 72. Simpson J, Inglis A, Gordon MW. Back pain as the presenting symptom of generalised tetanus. Emerg Med J. 2007 Jan;24(1):e5. 73. Sitarska-Golebiowska J., Zielinski A. (2003). [Tetanus in 2001] Przegl Epidemiol. 2003;57(1):135-7. [Article in Polish] [Medline] 74. Stubbe M, Swinnen R, Crusiaux A, Mascart F, Lheureux PE. Seroprotection against tetanus in patients attending an emergency department in Belgium and evaluation of a bedside immunotest. Eur J Emerg Med. 2007 Feb;14(1):14-24. 75. Talabi O.A. (2003). A 3-year review of neurologic admissions in University College Hospital Ibadan, Nigeria. West Afr J Med 2003; 22:150 76. Talan D.A., Moran G.J. (1998). Tetanus among injecting-drug users--California, 1997. Ann Emerg Med September 1998;32:385-386 77. Thomas RM, Bellamy MC. Tetanus in a subcutaneous drug abuser: ineffectiveness of intrathecal baclofen. Anaesth Intensive Care. 2006 Dec;34(6):811-5. 78. Thwaites CL, Yen LM, Loan HT, Thuy TT, Thwaites GE, Stepniewska K, Soni N, White NJ, Farrar JJ. Magnesium sulphate for treatment of severe tetanus: a randomised controlled trial. Lancet. 2006 Oct 21;368(9545):1436-43. 79. Thwaites CL, Yen LM, Glover C, et al. Predicting the clinical outcome of tetanus: the tetanus severity score. Trop Med Int Health 2006; 11: 279–87. 80. Thwaites C.L., Farrar J.J. (2003). Preventing and treating tetanus. BMJ 2003:326:117-8 81. Trujillo M.H., Castillo A., Espana J., Manzo A., Zerpa R. (1987). Impact of intensive care management on the prognosis of tetanus. Analysis of 641 cases. Chest. 1987 Jul;92(1):63-5 82. Trung Quốc Y học thông sử giản biên. 46 47 83. Udwadia F.E. (1994). Tetanus. New York: Oxford University Press, 1994 84. Udwadia F.E. (1996). Tetanus. Oxford’s Textbook of Medicine. Weatherall D.J., Ledingham J.G.G., Warrell D.A. (eds). 3rd Ed. Oxford University Press 1996, 624-630. 85. Vandelaer J., Birmingham M., Gasse F., et al. (2003). Tetanus in developing countries: an update on the Maternal and Neonatal Tetanus Elimination Initiative. Vắc-xine 2003; 21:3442 86. Veronesi R. (1981). Tetanus-Important new concepts. Excerpta Medica, Amsterdam, 1981. 144-152. 87. Weinstein L.L., Harrison R.E., Cherry J.D. (1999). Tetanus. Textbook of Pediatric Infectious Diseases. 4th Ed., Vol. 2. W.B. Saunders, 1999. 1577-87.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbenh_uon_van_4636.pdf
Tài liệu liên quan