Tài liệu môn triết học

* Ý thức xã hội: Ý thức xã hội là toàn bộ nững hiện tượng thuôc đời sống tinh thần của XH, bao gồm những tình cảm, tâm trạng, tập quán, truyền thống cùng những học tuyết, hệ tư tưởng. phản ánh những mặt khác nhau trong đời sống VC của XH. Ý thức bao gồm nhiều cấp độ khác nhau: Ý thức sinh hoạt thông thường và ý thức lý luận; tâm lý XH và hệ tư tưởng. - Ý thức thông thường & ý thức lí luận + Ý thức thông thường: là những tri thức, những quan điểm của con người hình thành 01 cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa. Nó có vai trò hết sức to lớn trong đời sống cộng đồng làm cho đời sống tư tưởng của con người thêm phong phú.  Ý thức Xh thông thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống hàng ngày của con người, thường xuyên chi phối cuộc sống đó. Trình độ ý thức thông thường tuy thấp hơn so với ý thức lí luận nhưng những tri thức kinh nghiệm phản ánh của nó là tiền đề quan trọng cho sự hình thành các học thuyết khoa học. + Ý thức lí luận: là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết XH, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù.  Ý thức lí luận (lí luận KH) có khả năng phản ánh hiện thực KQ 01 cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra mối liên hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng.

doc52 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2141 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu môn triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đúng đắn, tri thức sai lầm. Vì thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh giá những tri thức đã thu được. Chỉ có qua thực tiễn và trong thực tiễn mới xác định được tính đúng, sai của nhận thức. + Mặt khác, vì thực tiễn là mục đích của nhận thức nên phải đưa lý luận với thực tiễn để chỉ đạo, soi sáng cho hoạt động thực tiễn. + Như vậy, con đường BC của sự nhận thức bao gồm từ cảm tính đến lý tính đến thực tiễn. Đó mắc khâu của quá trình nhận thức quá trình nhận thức, trong đó thực tiễn là điểm bắt đầu và cũng là điểm kết thúc của vòng khâu đó. Nhưng sự kết thúc vòng khâu này lại bắt đầu vòng khâu khác hơn, cao hơn và cứ nhận thức vận động mãi làm cho nhận thức của con người ngày càng đi sâu vào bản chất, qui luật của TGKQ và hoạt động thực tiễn biến đổi TG ngày càng hiệu quả hơn. * Ý nghĩa: - Vì nhận thức là 01 quá trình phát triển biện chứng mà động lực thúc đẩy quá trình đó là sự thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn, do vậy cần liên tục giải quyết các mâu thuẫn như mâu thuẫn nhận thức và thực tiễn, giữa biết và không biết, giữa biết ít và biết nhiều, giữa chân lí và sai lầm. - Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là 02 bước của quá trình nhận thức, tuy có khác biệt về vị trí, mức độ phản ánh nhưng giữa chúng có tác động qua lại. Nhận thức lí tính không thể thực hiện được nếu thiếu tri thức do nhận thức cảm tính đemlại. Ngược lại, nhận thức lí tính sẽ làm cho nhận thức cảm tính bền hơn, chính xác hơn. Do vậy không nên tuyệt đối hóa bước này, hạ thấp bước kia và ngược lại. Tuyệt đối hóa nhận thức lý tính, xem nhẹ nhận thức cảm tính sẽ rơi vào CN duy lí. Đề cao nhận thức cảm tính, hạ vao trò nhận thức lý tính rơi vào chủ nghĩa duy cảm à cả hai khuynh hướng đều phiến diện. Cần nắm vững tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng sai của nhận thức đó là thực tiễn và mục đích của nhận thức cũng là thực tiễn. * VẤN ĐỀ CHÂN LÍ: - Khái niệm chân lí: + Quan niệm của các nhà triết học chứng thực cho rằng chân lý là những tư tưởng, những quan điểm được nhiều người thừa nhận à đây là quan niệm phiến diện + Quan niệm của chủ nghĩa phatxit: chân lý là những luận điểm của kẻ mạnh, hay chân lý thuộc về kẻ mạnh à quan niệm cực đoan vì phủ nhận tính khách quan của tri thức mà con người đã đạt được trong quá trình nhận thức TG. + CNDV BC cho rằng: chân lý là những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Như vậy có nghĩa: - Chân lí là sản phẩm của quá trình nhận thức về TG của con người. - Chân lí được hình thành, phát triển dần dần từng bước & phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của nhận thức, vào hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức. - Các tính chất của chân lí: + Tính khách quan: là tính độc lập về nọi dung phản ánh của nó đối với ý thức của con người và loài người. Nghĩa là: Nội dung của những tri thức đúng đắn không phải là sản phẩm thuần túy chủ quan, không phải là sự xác lập tùy tiện của con người hoặc có sẵn trong nhận thức mà nội dung đó thuộc về TG khách quan, do TG khách quan qui định. Ví dụ: "Trái đất quay xung quanh mặt trời" à đây là chân lí vì nội dung phản ánh đúng sự kiện có thực, tồn tại độc lập với mọi người, không lệ thuộc vào ý thức mỗi người. + Tính tuyệt đối và tính tương đối. - Tính tuyệt đối: là tính phù hợp hoàn toàn và đầy đủ giữa nội dung phản ánh của tri thức với hiện thực khách quan. Chúng ta có thể đạt đến tính tuyệt đối của chân lí, bởi bì trong TGKQ không tồn tại một sự vật, hiện tượng mà con người không nhận tức được. khả năng đó là vô hạn nhưng bị hạn chế bởi điều kiện cụ thể: LS, không, thời gian.... à có tính tương đối. - Tính tương đối: là tính phù hợp nhưng chưa hoàn toàn và đầy đủ giữa nội dung phản ánh của tri thức với hiện thực khách quan. Nghĩa là giữa nội dung của chân lí với khách thể được phản ánh chỉ mới phù hợp từng phần, từng bộ phận, ở một số mặt, khía cạnh nào đó với những điều kiện nhất định. Tính tuyệt đối và tương đối của chân lí có sự thống nhất biện chứng với nhau. Tính tuyệt đối của chân lí là tổng số các tính tương đối; mặt khác, mỗi tính tương đối bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố của tính tuyệt đối. + Tính cụ thể:là đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện hoàn cảnh lịch sử, cụ thể. Nghĩa là mỗi tri thức đúng đắn bao giờ cũng có một nội dung nhất định. Nội dung đó không trừ tượng thoát ly hiẹn thực mà luôn gắn liền với một đối tượng xác định, diễn ra trong 01 không gian, thời gian hay một hoàn cảnh nào đó trong một mối liên hệ cụ thể. * Ý nghĩa: Tính khách quan của chân lí à phân biệt quan niệm chânlí của CHDVBC & CHDT và thuyết không thể biết. Thừa nhận nguyên tắc tồn tại khách quan của TG vật chất, vì vậy trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ hiện thực KQ, theo qui luật KQ. Tính tuyệt đối & tương đối của chân lí à có ý nghĩa quan trọng trong việc phê phán và khắc phục những sai lầm cực đoan trong nhận thức và trong hành động. Nếu cường điệu tính tuyệt đối, hạ thấp tính tương đối tì sẽ rơi vào chủ nghĩa siêu hình, giáo điều, bảo thủ; ngược lại thì sẽ rơi vào chủ nghĩa tương đối, dẫn đến chủ nghĩa chủ quan, xét lại, ngụy biệnh và không thể biết. Tính cụ thể à có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, đòi hỏi chúng ta khi xem xét, đánh giá mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi việc làm của con người phải xuất phát từ những điều kiện LS cụ thể mà vận dụng những lí luận chung cho phù hợp. è cần liên hệ thực tế. Câu 10: Phạm trù hình thái kinh tế xã hội - Định nghĩa - Kết cấu - Ý nghĩa lý luận và thực tiễn * HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI (HTKTXH) Lịch sử phát triển của Xh loài người là LS kế tiếp nhau của các HTKT-XH từ thấp đến cao. * ĐỊNH NGHĨA: HTKT-XH là 01 phạm trù của chủ nghĩa DV lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX và với 01 kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy. * KẾT CẤU: HTKT-XH là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản sau: - Lực lượng sản xuất (LLSX): là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi HTKT-XH. HTKT-XH khác nhau à LLSX khác nhau. Sự phát triển của LLSX quyết định sự hình thành, phát triển & thay thế lẫn nhau của các HTKT-XH. Nó lkhông phải là sảm phẩm riêng của 01 thời đại nào mà là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục tù thấp đến cao. - Quan hệ sản xuất (QHSX): là quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác. QHSX phù hợp với trình độ phát triển LLSX à tác động tích cực trở lại LLSX. Mỗi HTKT-XH có 01 kiểu QHSX đặc trưng của nó - Kiến trúc thượng tầng (KTTT): các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học v..v. và các thiết chế tương ứng được hình thành, phát triển trên cơ sở các quan hệ sản xuất tạo thành kiến trúc thượng tầng của xã hội. Nội dung KTTT phản ánh nội dung của QHSX, chức năng xã hội của KTTT lf bảo vệ, duy trì và phát triển CSKT sinh ra nó. 03 mặt này liên hệ với nhau theo những qui luật nhất định: + Qui luật về sự phù hợp QHSX với trình độ phát triển của LLSX + Qui luật về mối quan hệ giữa CSHT và KKKT + Qui luật giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Ngoài ra, HTKT-XH còn có quan hệ về gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác à gắn bó chặt chẽ với QHSX, biến đổi cùng sự biến đổi QHSX. * Ý NGHĨA: - Trang bị cho chúng ta cách tiếp cận KH toàn diện về XH. Xem xét XH như là mọt 01 bộ tự nhiên, có kết cấu tuân theo 01 qui luật khách quan, không phụ thuộc vào thần thánh và ý muốn chủ quan của con người. - Giúp chúng ta chống lại quan điểm duy tâm và siêu hình về XH. Quan điểm này cho rằng XH là tất cả số cá nhân người với vật không có quan hệ với nhau do 01 lực lượng siêu tự nhiên quyết định, do ý chí nhà cầm quyền. - Bên cạnh tiếp cận Macxit, còn có 01 số khía cạnh khác, xem xét XH ở một số mặt nào đó không toàn diện, do đó không thể thay thế cách tiếp cận của Mac được. - Giúp ta hiểu được phát triển XH là 01 quá trình LS tự nhiên, quá trình phát triển theo qui luật khách quan đồng thời không hoàn toàn KQ, không liên quan con người, LS có qui luật đặc thù. - Cơ sở lý luận của đường lối cách mạng XHCN các Đảng CS, công nhân trên TG. Đảng ta vận dụng: Đảng CSVN vận dụng học thuyết hình thái KT-XH trong việc xây dựng mô hình XHCN nước ta, xây dựng nước ta phải xây dựng 03 mặt đó. Đảng ta vận dụng như thế nào? + Công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển LLSX, vì LLSX quyết định tất cả. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là trung tâm (ở các ĐH trước có nói và Đại hội 9). + Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước và theo định hướng XHCN. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đa dạng hóa các hình thức sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chủ đạo. + Đảng ta lấy CN Mac Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho hành động, xây dựng 01 hệ thống chính trị do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân. * SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI LÀ MỘT QUÁ TRÌNH LịCH SỬ TỰ NHIÊN. Các Mac viết "Tôi coi sự phát triển của những hình thái KTXH là 01 quá trình lịch sử tự nhiên" HTKT-XH được xem như là 01 cơ thể, 01 hệ thống hoàn chỉnh luôn luôn vận động và phát triển. Đó là hệ thống các QHSX bao gồm quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần. Học thuyết HTKT-XH cho phép đi sâu vào bản chất của quá trình LS, nhìn thấy sự phát triển của xã hội loài người như là 01 quá trình phát triển LS tự nhiên, một quá trình diễn ra nhiều mặt và chứa đầy mâu thuẫn, quá trình vận động phù hợp với qui luật khách quan. Đó là những qui luật nội tại, tự thân trong cấu trúc của HTKT-XH, qui luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất, trình độ của LLSX, qui luật CSHT quyết định KTTT. LS phát triển của xã hội loài người đã và đang trải quan 05 hình thái kinh tế - xã hội khác nhau: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, ph. kiến, TBCN và cộng sản chủ nghĩa. CNDV lịch sử cho rằng: mọi HTKT-XH đều có qui luật riêng của nó khi nó phát sinh, phát triển và chuyển sang 01 hình thái khác cao hơn. Đồng thời, cũng khẳng định đến sự tồn tại của những qui luật phản ánh những đặc điểm chung của mọi HTKT-XH ; những qui luật phổ biến phát huy tác dụng trong tất các giai đoạn phát triển của LS, trong tất cả các HTKT-XH. Con người làm ra LLSX bằng năng lực thực tiễn của mình. Tuy nhiên năng lực thực tiễn đó lại bị qui định bởi nhiều điều kiện khách quan. Mỗi thế hệ làm ra LLSX của mình phải dựa trên những LLSX đã đạt được của thế hệ trước ở HTKT-XH trước đó. Vì vậy, bản thân LLSX không phải là sản phẩm riêng của thời đại nào mà là sản phẩm của cả 01 quá trình phát triển liên tục từ thấp đến cao qua các hình thái KTXH. Nhưng chính tính chất và trình độ của LLSX đã qui định quá trình vận động phát triển của HTKT-XH như 01 quá trình LS tự nhiên. Sự vận động phát triển thay thế nhau của HTKT-XH thừ thấp lên cao. Trước hết được giải thích bằng sự tác động của qui luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX. LLSX, 01 mặt của PTSX là yếu tố đảm bảo tính kế thừa trong sự phát triển tiến lên của LS. QHSX là mặt tứ 02 của PTSX biểu hiện tính gián đoạn trong sự phát triển của LS. Lịch sử loài người là LS phát triển và thay thế nhau của các hình thái KTXH nhưng LS cụ thể vô cùng phong phú, không thể xem quá trình LS là 01 công thức hoặc như 01 đường thẳng. Thực tế 01 số dân tộc phải trải qua tuần tự các HTKT-XH, một số dân tộc lại bỏ qua 01 số HTKT -XH để đạt được những bước phát triển nhanh hơn Ví dụ: VN từ nền sản xuất nhỏ tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN à quá trình rút ngắn này chỉ về hình thức, còn nội dung biểu hiện trong sự phát triển của LLSX thì vẫn phải tuần tự theo qui luật. Tóm lại: Khẳng định quá trình phát triển của HTKT-XH mang tính lich sử tự nhiên, vừa tuân theo qui luật, vừa rút ngắn trên cơ sở vận dụng qui luật thông qua nhân tố chủ quan của con người. * VẬN DỤNG VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - Vận dụng mô hình của HTKT-XH để phát triển các yếu tố của nó: phát triển LLSX, xác lập các kiểu QHSX phù hợp với trình độ đan xen của LLSX. - Xây dựng và phát triển ngày càng vững chắc hệ thống chính trị là hạt nhân của KTTT (vai trò của Đảng & nhà nước) - Phát triển văn hóa - khoa học, kỹ thuật tạo động lực phát triển kinh tế. - Trong điều kiện hiện nay với vai trò hợp tác phát triển của các quốc gia, dân tộc trên TG. Chúng ta có điều kiện tiếp nhận các nhân tố của LLSX như kỹ thuật, khoa học, rút ngắn thời gian phát triển của đất nước đến năm 2002 trở thành nước công nghiệp. Câu 11: Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất) - Vận dụng vào điều kiện nước ta hiện nay * Bất cứ PTSX ở một giai đoạn phát triển LS nào cũng đều gồm 02 mặt: LLSX & QHSX. LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa người và tự nhiên trong quá trình snr xuất; QHSX là biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. C.Mac chỉ rõ "Trong sản xuất, con người không chỉ có quan hệ với tự nhiên mà còn phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau, và chỉ trong phạm vi những mối liên hệ và quan hệ xã hội đó tì mới có tác động vào tự nhiên, vào sản xuất được". * Lực lượng sản xuất (LLSX): - Định nghĩa: Là cái mà nhờ nó con người tác động vào giới tự nhiên, nó biểu hiện mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và trình độ chinh phục thế giới tự nhiên của con người. - Cấu tạo của LLSX: Gồm TLSX & người lao động + Tư liệu sản xuất: bao gồm đối tượng lao động & TLLĐ v đối tượng lao động: là nơi mà con người tác động đến tạo ra của cải vật chất; đối tượng lao động có thể có sẵn trong thiên nhiên (đất đai, khoáng sản), có thể thông qua chế biến (sản phẩm của ngành này là đối tượng của ngành khác). v tư liệu lao động: là vật, hay phức hợp các vật đặt giữa đối tượng lao động với người lao động nhằm để dẫn truyền lao động của con người đến đối tượng lao động để tạo ra của cải. Tư liệu lao động gồm 03 loại: phương tiện vận chuyển (xe), phương tiện cất giữ (kho, bến bãi, hộp..); công cụ lao động (máy móc, thiết bị). Trong đó công cụ lao động là yếu tố quyết định vì là yếu tố động và cách mạng. + Song tư liệu sản xuất chỉ có thể phát huy năng lực của mình đối với người lao động. Do vậy Người lao động cũng là 01 yếu tố của LLSX. Tư liệu lao động dù có hiện đại đến đâu nhưng nếu tách khỏi người lao động thì sẽ không phát huy tác dụng. Và như vậy người lao động phải có sức lao động nghĩa là có năng lực thần kinh hay cơ bắp để thỏa mãn 01 hành vi lao động, có thói quen và có kỹ năng, kỹ thuật. Ngày nay khoa học & công nghệ áp dụng vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển và do vậy khoa học trở thành LLSX trực tiếp, tạo ra năng suất lao động cao. * Quan hệ sản xuất (QHSX): - Định nghĩa: Là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. QHSX là tiêu chuẩn để phân biệt các giai đoạn phát triển khác của lịch sử xã hội - Cấu tạo của QHSX: Mỗi QHSX gồm 03 nhóm quan hệ gắn bó hữu có không tách rời nhau: v Quan hệ giữa người với người đối với việc sở hữu TLSX. Nếu TLSX là của nhiều người thì gọi là sở hữu công cộng (sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể); nếu TLSX là của 01 người thì gọi là sở hữu tư nhân. v Quan hệ giữa người với người đối với việc tổ chức và phân công lao động. Nếu TLSX là sở hữu của ai thì người đó có quyền tổ chức, phân công lao động (g/c thống trị như chủ nô, địa chủ, tư sản sở hữu TLSX nên quyền tổ chức, phân công LĐ thuộc về g/c này). Nếu TLSX không thuộc sở hữu của người đó thì không có quyền tổ chức và phân công lao động (g/c bị trị như nô lệ, nông dân, vô sản). v Quan hệ giữa người với người đối với việc phấn phối sản phẩm. Giai cấp thống trị quyết định phương thức và qui mô thu nhập và thường được nhận nhiều. Giai cấp bị trị không có vai trò gì đến phương thức và qui mô tu nhập thường được nhận ít. LLSX & QHSX là 02 mặt của PTSX, chúng phản ánh 02 mối quan hệ khác nhau. Nhưng chúng có mối liên hệ hữu cơ không thể tách rời và tác động biện chứng lẫn nhau hình thành qui luật xã hội phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người. LLSX như thế nào, tính chất và trình độ của nó ra sao thì QHSX như thế. * LLSX quyết định QHSX (QHSX hình thành, biến đổi & phát triển dưới ảnh hưởng, quyết định của LLSX) Chủ nghĩa DV lịch sử khẳng định sự thay đổi và phát triển của bất cứ PTSX nào cũng bắt đầu bằng sự thay đổi và phát triển của LLSX. Trong quá trình sản xuất để lao động bớt nặng nhọc và đạt hiệu quả cao, con người luôn luôn tìm cách cải tiến và hoàn thiện công cụ lao động, chế tạo những công cụ mới tinh xảo hơn. Cùng với sự biến đổi và phát triển của công cụ lao động, kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng lao động, kiến thức khoa học của con người cũng tiến bộ. Do đó LLSX là yếu tố động nhất, không ổn định nhất, yếu tố cách mạng nhất của quá trình sản xuất vật chất. Điều đó cho thấy công cụ sản xuất không những là thước đo trình độ phát triển của LLSX mà còn là dấu hiệu báo trước quan hệ xã hội giữa người với người cũng biến đổi theo. Tuy nhiên LLSX có xu hướng phát triển nhanh hơn, còn quan hệ sản xuất lại tương đối ổn định. Khi LLSX phát triển lên 01 trình độ mới, QHSX không còn phù hợp nữa, trở thành chướng ngại đối với sự phát triển của LLSX, làm xuất hiện mâu thuẫn giữa 02 mặt của PTSX. Khi mâu thuẫn đạt đến độ chín muồi, thì LLSX phá vỡ QHSX cũ để hình thành QHSX mới phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX mở đường cho LLSX phát triển. Kết quả PTSX cũ mất đi để hình thành PTSX mới. Về mặt xã hội: mâu thuẫn giữa các giai cấp trong đời sống xã hội phản ánh về mặt kinh tế của xã hội. Xét trong tiến trình phát triển lịch sử thì mẫu thuẫn giữa giai cấp thống trị với giai cấp bị trị biểu hiện mâu thuẫn về kinh tế giữa LLSX & QHSX. Những cuộc cách mạng trong lịch sử để xóa bỏ xã hội cũ để xây dựng xã hội mới bao giờ cũng có nguồn gốc sâu xa từ mâu thuẫn giữa LLSX & QHSX, trong đó LLSX đóng vai trò quyết định. * Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX: Trong cấu trúc của PTSX thì QHSX là hình thức xã hội mà lLSX luôn luôn phải dựa vào để phát triển. Tuy nhiên QHSX thường xuyên tác động trở lại LLSX: có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của LLSX. Biểu hiện: - Nếu QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX trên cả 3 mặt thì nó thúc đẩy LLSX, mở đường cho LLSX phát triển. - Nếu QHSX về mặt hình thức không phù hợp với LLSX thì nó trở nên kìm hãm trói buộc LLSX, dẫn đến làm chậm quá trình phát triển của LLSX. Ví dụ: Kinh tế nước ta thời bao cấp. - QHSX có thể tác động trở lại với LLSX vì QHSX qui định mục đích sản xuất, qui định hệ thống tổ chức quản lý sản xuất và quản lý xã hội, qui định phương thức phân phối của cải mà người lao động được hưởng à qui định thái độ của quần chúng lao động - LLSX chủ yếu. Sự tác động của qui luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX đã đưa xã hội loài người phát triển qua các phương thức sản xuất: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều nước đã bỏ qua 01 số PTSX để tiến lên PTSX cao hơn Ví dụ: ở Việt Nam để xây dựng PTSX cao hơn chúng ta chủ trương thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN. Như vậy, việc từ một nền sản xuất nhỏ tiến lên XHCN bỏ qua chế độ TBCN là chúng ta vẫn kế thừa những giá trị của CNTB , đ.biệt là LLSX. * Ý NGHĨA: - Đây là qui luật phổ biến chi phối mọi hình thái kinh tế xã hội - Đây là qui luật kinh tế nhưng chi phối cả đời sống tinh thần - - * Liên hệ thực tế: - Về LLSX do đặc điểm của nền kinh tế thị trường phải huy động tất cả mọi tiềm năng, mọi nguồn lực để phát triển cho nên không thể lựa chọn 01 trình độ nhất định của LLSX mà phải thể hiện đan xen, kết hợp của các trình độ phát triển của LLSX. Tùy vào từng lĩnh vực, trong điều kiện cụ thể mà trình độ LLSX ở nước ta có những yếu tố dừng lại ở trình độ thủ công, nhưng có những yếu tố phải đạt trình độ hiện đại hóa, trình độ tiên tiến của TG... - Về QHSX, để phù hợp với LLSX nêu trên, QHSX cũng thể hiện tính đan xen và đa dạng với các kiểu QHSX khác với nhiều thành phần kinh tế khác Ví dụ: Nước ta có 05 thành phần kính tế: + TP. Kinh tế Nhà nước + TP. Kinh tế tập thể + TP. Kinh tế cá thể và tiểu chủ + TP. Kinh tế tư bản Nhà nước + TP. Kinh tế Tư bản tư nhân + TP. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Ở nước tấu hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954) và giải phóng thống nhất đất nước (1975) chúng ta đã tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, mô hình kế hoạch hóa tập trung mà chúng ta xây dựng rất phù hợp trong chiến tranh nhưng trong thời bình lại bộc lộ những khuyết điểm dẫn đến khủng hoảng trầm trọng về kinh tế. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng đã đưa ra đường lối đổi mới. Chuyển sang mô hình kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Đường lối này phù hợp với đặc điểm của LLSX nước ta trong điều kiện hiện nay. Nó cho phép khai thác hết năng lực sản xuất trong nước, thúc đẩy quá trình phân công lao động trong nước, gắn phân công lao động trong nước, khu vực và quốc tế, thúc đẩy lLSX phát triển nhanh chóng. Câu 12: Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng - Vận dụng vào thực tiễn nước ta trong giai đoạn hiện nay * Khi nghiên cứu đời sống xã hội, CNDV lịch sử xuất phát từ chỗ cho rằng XH là 01 hệ thống, mối quan hệ giữa người với người nên đã phân tích chúng thành 02 loại quan hệ cơ bản: những quan hệ VC & quan hệ tinh thần. Hai loại quan hệ đó được phản ánh trong 02 sự kiện cơ bản của CNDV lịch sử, đó là cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Những khái niệm này không những thể hiện rõ hơn bản chất của CNDV lịch sử mà còn cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc xem xét đời sống xã hội từ các quan hệ bên trong và quan hệ bên trên các lĩnh vực sinh hoạt khác. Chính mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là 01 qui luật KQ qui định sự vận động và phát triển của lịch sử XH. * Cơ sở hạ tầng (CSHT): - Định nghĩa: Là toàn bộ QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định - Kết cấu: CSHT trước hết là những QHSX, đó chính là quan hệ vật chất giữa người với người. CSHT gồm toàn bộ QHSX hợp thành nó: + QHSX thống trị: (đặc trưng cho chế độ xã hội ấy) à chi phối các QHSX khác, giữa vai trò chủ đạo. VD: trong xã TB, g/c TS giữ thống trị. + QHSX tàn dư (đặc trưng cho xã hội trước): do xã họi cũ để lại + QHSX mầm móng (của xã hội tương lai): QHSX của PTSX tương lai nảy sinh từ trong lòng XH cũ nhưng mới hình thành. Các QHSX tác động thông qua các thành phần kinh tế tương ứng, do chúng qui định và hợp thành cơ cấu kinh tế của mỗi xã hội nhất định. Trong cơ cấu kinh tế đó, thành phần kinh tế do QHSX thống trị tạo thành, đóng vai trò quyết định, vạch ra chiều hướng chung của nền kinh tế, các thành phần kinh tế khác phụ thuộc vào nó, có tác động thúc đẩy hay kìm hãm nó. Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì tính chất của sự đối kháng g/c và sự xung đột g/c bắt nguồn từ CSHT. * Kinh tế thượng tầng (KTTT): - Định nghĩa: Là toàn bộ tư tưởng xã hội, thể chế tương ứng, quan hệ thượng tầng hình thành trên 01 CSHT nhất định. - Kết cấu: Mỗi một KTTT bao gồm 03 nhóm: + Tư tưởng xã hội: hệ thống quan điểm của XH như chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật ... + Những thể chế tương ứng với những tư tưởng xã hội đó như Nhà nước và các đảng phái chính trị, các tổ chức văn hóa, nghệ thuật, giáo hội, tôn giáo... + Những quan hệ thượng tầng: quan hệ giữa các tư tưởng và thể chế. VD: Hội họa và âm nhạc ra đời từ nhà thờ à giữa nghệ thuật và tôn giáo có mối quan hệ với nhau. * Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT & KTTT: Mỗi HTKT-XH có CSHT & KTTT của nó. Do đó CSHT & KTTT mang tính lịch sử cụ thể, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó CSHT giữ vai trò quyết định. - CSHT quyết định KTTT: + CSHT như thế nào thì KTTT thế ấy. G/c nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần. QHSX nào thống trị, thì tạo ra KTTT chính trị tương ứng.Mâu thuẫn trong lĩnh vực k.tế quyết định trong lĩnh vực t.tưởng. à do đặc điểm trên, bất kì hiện tượng nào của KTTT; nhà nước, pháp luật, đảng phái chính trị, triết học, đạo đức... đều không thể giải thích từ chính nó, vì chúng trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào CSHT và do CSHT quyết định. VD: Trong XH Công xã nguyên thủy: CSHT hết sức đơn giản nên KTTT đơn điệu Trong XH có g/c (CHNL): kết cấu CSHT phức tạp, hình thành chế độ tư hữu TLSX và có các g/c đối khánh nên KTTT có kết cấu đa dạng. Trong Xh hiện đại, CSHT phức tạp hơn với nhiều loại hình sản xuất khác nên KTTT lớn mạnh hơn, đặc biệt là hệ thống chính trị để nó duy trì, củng cố, điều chỉnh CSHT ở mức độ cần thiết làm cho chế độ XH tồn tại & phát triển phù hợp với đ.kiện mới. + Khi CSHT thay đổi thì sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi cơ bản trong KTTT. Sự biến đổi đó diễn ra trong từng HTKT-XH và rõ rệt hơn khi chuyển từ HTKT-XH này sang HTKT-XH khác. Khi CSHT cũ mất đi thì KTTT do nó sinh ra cũng mất theo, khi CSHT mới ra đời thì KTTT mới phù hợp với nó cũng xuất hiện. Trong Xh có g/c đối kháng, sự biến đổi đó diễn ra thông qua cuộc đấu tranh gay go, phức tạp. Khi cuộc CMXH xóa bỏ CSHT cũ thay thế bằng CSHT mới, sự thống trị về chính trị của g/c CM được thiết lập, bộ máy nhà nước mới hình thành, sự thống trị về tư tưởng của g/c cầm quyền được xác lập. Sự biến mất của 01 KTTT không diễn ra một cách nhanh chóng, có những yếu tố của KTTT cũ còn tồn tại dai dẳng sau khi cơ sở kinh tế của nó đã bị tiêu biệt. Có nững yếu tố của KTTT cũ được g/c cầm quyền mới sử dụng để xây dựng KTTT mới. Do đó tính quyết đinh của CSHT đối với KTTT diễn ra rất phức tạp trong quá trình chuyển từ HTKT-XH này sang HTKT-XH khác. - Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT: CNDV lịch sử cho rằng: KTTT nảy sinh CSHT và do CSHT quyết định, song nó mang tính độc lập tương đối. KTTT không phải là sản phẩm thụ động của CSHT, mà nó tác động trở lại mạnh mẽ đối với CSHT. + Sự tác động trỏ lại của KTTT đ/v CSHT được thể hiện ỏ chức năng XH của KTTT là bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển CSHT sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ CSHT và KTTT. Trong XH có g/c đối kháng, KTTT đảm bảo sự thống trị chính trị và tư tưởng của g/c giữ địa vị thống trị trong kinh tế. Nếu g/c thống trị không xác lập được sự thống trị chính trị, tư tưởng à cơ sở kinh tế của nó không đứng vững được. Do đó, trong xã hội có g/c à đấu tranh g/c để giành chính quyền về tay g/c mình để tạo ra sức mạnh kinh tế nhằm củng cố địa vị kinh tế , xã hội của g/c thống trị. Cứ như thế, sự tác động biện chứng giữa KTTT và CSHT đưa lại sự phát triển hợp qui luật giữa kinh tế & chính trị. + Trong các bộ phận của KTTT, Nhà nước giữ vai trì đặc biệt quan trọng, có tác dụng to lớn đối với CSHT. Nhà nước không chỉ dựa vào hệ tư tưởng mà còn dựa vào chức năng kiểm soát XH để tăng cường sức mạnh kinh tế của g/c thống trị. Ph. Ăngghen viết: "bạo lực, nghĩa là quyền lực nhà nước cũng là một lực lượng kinh tế". + Các bộ phận khác của KTTT như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cũng tác động đến CSHT nhưng thường phải thông qua Nhà nước và Pháp luật. + KTTT là một hệ thống, nó có quá trình biến đổi, phát triển do sự tác động của các yếu tố nội tại, do đó nó có tính độc lập, tương đối. Quá trình đó phát triển phù hợp với CSHT thì sự tác động của nó đối với CSHT có hiệu quả. + CNDV lịch sử khẳng định chỉ có KTTT tiến bộ nảy sinh trong quá trình của CSHT mới, phản ánh nhu cầu của sự phát triển kinh tế, mới có thể thúc đẩy sự phát triển KT-XH. Nếu KTTT là sản phẩm của CSHT đã lỗi thời thì gây tác dụng kìm hãm sự phát triển KT-XH. Tất nhiên, kìm hãm đó chỉ là tạm thời, sớm muộn nó sẽ bị cách mạng khắc phục. * Vận dụng vào thực tiễn nước ta trong giai đoạn hiện nay: - CSHT trong thời kì quá độ ở nước ta bao gồm các thành phần kinh tế, các kiểu tổ chức kinh tế, các kiểu QHSX gắn liền với các hình thức sở hữu khác nhau, thậm chí đối lập nhau, cùng tồn tại trong 01 cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. - Tương ứng với sự không đồng nhất về bản chất kinh tế là sự tác động của nhiều hệ thống qui luật. Hệ thống qui luật kinh tế XHCN; hệ thống qui luật của nền sản xuất hàng hóa nhỏ và hệ thống qui luật kinh tế TBCN. Định hướng XHCN đối với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là nhà nước XHCN tạo ra một hành lang pháp lí, tạo điều kiện cho sự phát triển của các thành phần kinh tế, đồng thời nhà nước sử dụng tổng thể các biện pháp kinh tế là quan trọng nhất, nhằm từng bước Xh hóa nền sản xuất. Kinh tế không ngừng được củng cố và phát triển cả về chất và về lượng ở những vị trí nòng cốt của nền kinh tế. KTTT XHCN ở nước ta: - Đảng ta khẳng định CN Mac Lênin và tư tưởng HCM làm cơ sở nền tảng của tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động CM Vì: + CN Mac Lênin và tư tưởng HCM phản ánh đúng nguyện vọng của xã hội chúng ta. + CN Mac Lênin là hệ thống lí luận khoa ọc CM phản ánh đúng đắn xu thế thời đại. + Trên thực tiễn nó là nuồn gốc cho mọi sự thắng lợi. - Xây dựng hệ thống chính trị XHCN mang bản chất giai cấp công nhân, do đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện nền dana chủ XHCN, quyền lực thuộc về nhân dân. - Các tổ chức, thiết chế, các lực lượng Xh tham gia vào hệ thống chính trj XHCN là 01 mục tiêu chung, lợi ích chung, hướng tới mục tiêu XHCN, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý KTXH và lĩnh vực hoạt động khác. - Các tổ chức, bộ máy tạo thành hệ thống chính trị XH không tồn tại như 01 mục đích tự thân mà vì phục vụ con người, vì lợi ích và quyền lực của nhân dân. Câu 14: Giai cấp và đấu tranh giai cấp * * Giai cấp: Thời đại XH thị tộc, bộ lạc, loài người chưa phân thành g/c. Cuối thời đại thị tộc, bộ lạc trong nội bộ các cộng đồng người, dần dần hình thành g/c. Từ khi Xh phân chia thành các g/c và các cuộc đấu tranh không ngừng diễn ra lúc ngấm ngầm, lúc công khai, quan hệ giữ người với người thay đổi về căn bản. Vậy g/c là gì? g/c tồn tại trong điều kiện lịch sử nào? vì sao có đấu tranh g/c, đấu tranh g/c có vai trò nhu thế nào trong lịch sử và trong thời đại ngày nau. Đó là những vấn đề hết sức cơ bản để khám phá các qui luật lịch sử, để hiểu lịch sử XH loài người từ khi XH nguyên thủy tan rã. - Định nghĩa (của Lênin): G/c là những tập đoàn người mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong 01 chế độ kinh tế, xã hội nhất định. - Đặc trưng cơ bản về giai cấp: + G/c là những tập đoàn người có địa vị khác nhau trong 01 hệ thống xã hội nhất định. Sư phân chia g/c gắn liền với hệ thống sản xuất XH nhất định. Trong XH, có những hệ thống sản xuất chứa đựng trong lòng nó những yếu tố làm nảy sinh g/c như hệ thống sản xuất XH nô lệ, hệ thống sản xuất XH phong kiến, hệ thống sản xuất XH TBCN. Ngược lại, có những hệ thống sản xuất xã hội không chứa đựng trong lòng nó những yếu tố phân chia g/c như hệ thống sản xuất xã hội cộng sản nguyên thủy, hệ thống sản xuất XHCN mà giai đoạn đầu gọi là XHCN. Hệ thống sản xuất XH qui định địa vị của các g/c, có g/c giữ địa vị thống trị, có giai cấp giữ địa bị thống trị. + Các g/c có quan hệ khác nhau về quyền sở hữu đối với TLSX: G/c nào chiếm đoạt được những TLSX chủ yếu của XH thì g/c đó sẽ giữ quyền thống trị nền sản xuất XH, giữ quyền tổ chức quản lý sản xuất và cũng giữ quyền phân phối sản phẩm do XH tạo ra. + Các g/c có vai trò khác nhau trong việc tổ chức lao động XH. Đặc trưng này do chính đặc trưng 02 qui định. + Các g/c có những phương thức và qui mô thu nhập khác nhau về của cải XH. Đặc trưng này do đặc trưng 02 qui định. è 04 đặc trưng trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó đặc trưng 02 là giữ vai trò quyết định, nghĩa là giai cấp nào chiếm đoạt TLSX chủ yếu của XH, thì g/c ấy không những giữ địa vị thống trị sản xuất XH, giữ lấy quyền quản lý sản xuất mà còn có quyền phân phối sản phẩm. - Nguồn gốc, nguyên nhân ra đời & kết cấu của g/c: + Nguồn gốc: Nguồn gốc kinh tế là nguồn gốc quan trọng nhất. G/c chỉ ra đời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định. Thời kỳ nguyên thủy: trình độ sản xuất thấp, sản phẩm làm ra chưa đủ nuôi sống con người, để tồn tại họ phải sống bầy đàn lệ thuộc vào nhau nên giai cấp chưa xuất hiện. Khi LLSX phát triển, công cụ sản xuất bằng kim loại ra đời thay thế công cụ bằng đá à năng suất lao động tăng đáng kể à của cải dư thùa xuất hiện à phân công LĐ hình thành à những người có quyền trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm đoạt của cải dư làm của riêng à chế độ tư hữu ra đời à Giai cấp xuất hiện. Như vật XH chiếm hữu nô lệ là XH có g/c đầu tiên hình thành bằng 02 con đường: phân hóa nội bộ trong cộng sản nguyên thủy và chiến tranh cướp bóc, biến tù binh thành nô lệ. Sự tồn tại của cs g/c đối kháng gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ pk và chế độ TBCN. CNTB phát triển cao lại tạo tiền đề thủ tiêu chế độ tư hữu, cơ sở kinh tế của sự đối kháng g/c trở thành xu thế khách quan trong sự phát triển xã hội à logic khách quan của tiến trình phát triển LS. + Kết cấu: Trong 01 hình thái KTXH có g/c, thì có kết cấu nhất định với những g/c cơ bản và giai cấp không cơ bản. Khi hình thái kết cấu XH thay đổi dẫn đến kết cấu cũng thay đổi theo. * Đấu tranh giai cấp: - Định nghĩa(Lênin): Đấu tranh giai cấp là đấu tranh giữa những giai cấp mà lợi ích căn bản đối lập nhau và kết cục của cuộc đấu tranh đó đi đến 01 cuộc cách mạng xã hội để thay thế chế độ xã hội này bằng 01 chế độ khác tiến bộ hơn. Chủ yếu của đấu tranh g/c là đấu tranh giữa g/c bị bóc lột, bị áp bức, bị thống trị chống lại g/c bóc lột, áp bức, thống trị. - Nguyên nhân + Trực tiếp: Do địa vị đối lập nhau + Sâu xa: sự đối kháng g/c xuất phát từ m.thuẫn giữa LLSX mới với LLSX lỗi thời - Vai trò của đấu tranh giai cấp: Lịch sử XH kể từ khi xuất hiện g/c đến nay là lịch sử đấu tranh giai cấp. Trong Xh có g/c đối kháng thì g/c là 01 trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của XH. Vai trò đó thể hiện: + Thông qua đấu tranh giai cấp thì mâu thuẫn giữa LLSX mới & QHSX lỗi thời sẽ được giải quyết. Thúc đẩy sự phát triển của xã hội từ HTKT-XH này đến HTKT-Xh khác tiến bộ hơn. Sư phát triển của XH xét đến cùng là do sự phát triển của LLSX quyết định. LLSX mới mâu thuẫn QHSX lỗi thời, biểu hiện về mặt XH là mẫu thuẫn giữa g/c đại diện cho LLSX mới và g/c đại diện cho QHSX lỗi thời. Mâu thuẫn đó chỉ có thể giải quyết bằng cuộc đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là CMXH nhằm xóa bỏ QHSX cũ, thiết lập QHSX mới. + Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển XH. Trong XH có giai cấp đối kháng không chỉ thể hiện trong thời kỳ CMXH mà còn thể hiện trong cả thời kỳ hòa bình. Ví dụ: đấu tranh chống kéo dài thời gian lao động, sử dụng kỹ thuật hoàn thiện hơn để nâng cao năng suất rút ngắn thời gian LĐ cho nhân công; đấu tranh trong nước và áp lực của các nước khác để có những cải cách tiến bộ. + Đấu tranh g/c không chỉ có tác dụng cải tạo Xh mà còn có tác dụng cải tạo bản thân giai cấp cách mạng.Qua đấu tranh g/c g/c CM được tôi luyện và trưởng thành về lí tưởng, lý luận, tổ chức ... * Liên hệ thực tế: Hiện nay, đấu tranh g/c biến đổi phong phú & đa dạng: đấu tranh về kinh tế, chính trị và cả văn hóa... Nội dung đấu tranh g/c ở nước ta hiện nay: - Đấu tranh giữ vững chính quyền CM, chống lại âm mưu xâm lược bọn đế quốc, âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ các thế lực thù địch - Đấu tranh chống khuynh hướng tự phát TBCN, đảm bảo các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng XHCN - Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, tham những, móc ngoặc... - Đấu tranh để thực hiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa đưa nước ta thành 01 nước công nghiệp, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Trong thời kì quá độ của nước ta hiện nay vẫn còn đấu tranh giai cấp vì: v G/c TS bị đánh đổ nhưng vẫn đủ sức để đánh lại g/c vô sản v Các thế lực trong và ngoài nước cấu kết với nhau phá hoại v Tư tưởng bóc lột lạc hậu vẫn còn ăn sâu trong XH v Có nhiều thành phần kinh tế mà chủ yếu là kinh tế tư nhân Biểu hiện rất rõ ở những điểm sau: v Cuộc đấu tranh g/c diễn ra 01 bên vì mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh" & 01 bên là các thế lực cản trở mục tiêu đó. v Vấn đề ai thắng ai giữa 01 bên định hướng XHCN & 01 bên định hướng TBCN v Âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch v Lợi ích của những người làm tuê với các thành phần kinh tế. Câu 15: Cách mạng xã hội * * Cách mạng xã hội là gì? Theo nghĩa rộng, Cách mạng XHCN là sự biến đổi có tính chất bước ngoặc căn bản về chất trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là phương thức thay thế hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời bằng hình thái kinh tế - xã hội cao hơn. Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời, thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn. Cần phân biệt: - Tiến hóa xã hội: cũng là hình thức phát triển của XH. Nhưng nó là quá trình phát triển diễn ra 01 cách tuần tự, dần dần với những biến đổi cục bộ trong 01 hình thái KT-XH nhất định. Tiến hóa XH & CMXH thống nhất biện chứng với nhau: CMXH chỉ trở thành tất yếu LS khi những tiền đề của nó được tạo ra nhờ tiến hóa XH. Ngược lại, CMXH mở đường cho tiến hóa XH. - Cải cách XH: cũng tạo nên sự thay đổi về chất nhất định trong đời sống XH, nhưng khác về nguyên tắc: CMXH chỉ tạo nên những biến đổi riêng lẻ, bộ phận trong khuôn khổ chế độ XH đang tồn tại, có ý nghĩa thúc đẩy quá trình tiến hóa tạo tiền đề dẫn tới CMXH. - Đảo chính: là sự chuyển hóa chính quyền từ tay g/c thống trị này qua tay nhóm người khác lên thống trị mà không cần thay đổi bộ máy Nhà nước, không hề thay đổi bản chất của chế độ XH. Nguyên nhân: Do nhiều nguyên nhân: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng trong đó kinh tế là nguyên nhân chính vì: mâu thuẫn giữa LLSX & QHSX biểu hiện về mặt xã hội là đấu tranh giai cấp, trong đó g/c thống trị đại diện cho LLSX lỗi thời. Khi mâu thuẫn được giải quyết, xóa bỏ QHSX cũ, thiết lập QHSX mới phù hợp với nó. QHSX thực chất là 01 thể chế XH mới ra đời. Bản chất: - Là việc chuyển hóa chính quyền từ g/c này sang g/c khác - Thay đổi phương thức sản xuất cũ bằng phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn, xóa bỏ địa vị thống trị về kinh tế của giai cấp thống trị lỗi thời, xác lập địa vị thống trị của g/c CM và từ đó thay đổi tất cả các mặt KTTT à như vậy: CM không phải là sự phát triển bình thường, tiên tiến mà là 01 bước ngảy vọt căn bản về chất trên toàn bộ các mặt của đời sống XH. Vai trò: - CMXH chính là phương thức để thay thế các hình thái KTXH - CMXH là bước chuyển vĩ đại trong đời sống xã hội về kinh tế - chính trị - văn hóa - tư tưởng, qua đó năng lực sáng tạo của nhân dân được phát huy một cách cao độ. "CMXH là đầu tàu của LS". LS nhân loại đã c/m vai trò của CMXH qua 04 cuộc CMXH đưa nhân loại trải qua 05 HTKT - XH nối tiếp nhau: + Cuộc chuyển biến CMXH đầu tiên trong LS đã thực hiện bước chuyển từ chế độ CX nguyên thủy à CH nô lệ. Đây là sự thay thế HTKT-XH nguyên thủy bằng HTKT-XH chiếm hữu nô lệ. + Cuộc chuyển biến CMXH thứ 2 trong LS đã thực hiện bước chuyển từ chế độ CH nô lệ à PK. Đây là sự thay thế HTKT-XH CH nô lệ bằng HTKT-XH phong kiến. ð 02 cuộc CMXH này đứng về mặt tiến bộ LS mà xét thì có tính chất và ý nghĩa CM nhưng không phải là cuộc CMXH có tính chất điển hình + Cuộc chuyển biến CMXH thứ 3 trong LS là cuộc CM Tư sản đã thực hiện bước chuyển từ chế độ phong kiến à TBCN. Đây là sự thay thế HTKT-XH phong kiến bằng HTKT-XH TBCN. + Cuộc chuyển biến CMXH thứ 4 trong LS là CM Vô sản đã thực hiện bước chuyển từ chế độ TBCN à CN Cộng sản. Đây là cuộc CMXH mới nhất về chất, là cuộc CM sâu sắc và triệt để nhất. ð 02 cuộc CMXH điển hình mang đầy đủ những đặc trưng tiêu biểu của CMXH, đố là CMTS lật đổ chế độ PK xác lập chế độ TBCN và CM Vô sản xóa bỏ chế độ tư bản, xây dựng chế độ XHCN và cộng sản CM. Tính chất & động lực: - Tính chất: Giải quyết mâu thuẫn kinh tế (mâu thuẫn giữa LLSX & QHSX) và mâu thuẫn XH (g/c nào? xóa bỏ chế độ XH nào? xác lập chế độ XH nào?) Tính chất & nhiệm vụ của cuộc CM qui định lực lượng và động lực của CM. Tuy nhiên, có những cuộc CM có cùng 01 tính chất nhưng do hoàn cảnh LS cụ thể trong nước và trên TG khác nhau, nên có những lực lượng cách mạng khác nhau. - Động lực: của CMXH là những g/c có lợi ích gắn bóa chặt chẽ và lâu dài với CM. Tùy theo đ.kiện LS cụ thể, động lực CMXH cũng thay đổi. ð CMXH nổ ra khi đã có những điều kiện khách quan chín muồi tạo thành tính thế CM và nhân tố chủ quan (tính tổ chức, quyết tâm đỉnh diểm...) * Hình thức và phương pháp cách mạng là bạo lực CM Câu 16: Vấn đề cá nhân và xã hội * * Khái niệm cá nhân & xã hội: - Cá nhân: là 01 phần tử đơn nhất của cộng đồng XH. Là con người có nhân cách. Nhân cách phân biệt cá nhân này với cá nhân khác. Nhân cách là tập hợp tất cả những phẩm chất, năng lực XH, sinh học của cá nhân, hợp thành 01 chỉnh thể, đóng vai trò chủ thể, tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi và lối sống của mình. Cá nhân là hiện tượng XH, thay đổi tùy theo điều kiện LS. à Chỉ con người cụ thể - Xã hội: Xét trên 02 bình diện: rộng là Xh nói chung, hẹp là 01 quốc gia, dân tộc à toàn bộ cá nhân trong 01 cộng đồng người. * Mối quan hệ giữa cá nhân & xã hội: - Giữa cá nhân và XH có mối quan hệ khăng khít gắn bó với nhau, không tách rời nhau. Cá nhân chỉ tồn tại trong 01 XH nhất định, còn XH là kết quả của sự tác động giữa người với người. - XH giữ vai trò quyết định đối với cá nhân vì sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân phụ thuộc vào điều kiện XH nhất định. Ngoài ra, nhu cầu lợi ích cá nhân chỉ có thể hình thành và được thực hiện trong điều kiện xã hội nhất định. XH là điều kiện, là môi trường và phương thức để cá nhân thực hiện lợi ích của mình. Xh càng phát triển thì mỗi cá nhân càng thoả mãn lợi ích vật chất và tinh thần, thỏa mãn nhu cầu chính đáng của mỗi cá nhân, là động lực và mục đích liên kết mọi thành viên trong XH. Đồng thời, mỗi cá nhân càng phát triển về thể lực và tài năng trí tuệ thì càng có điều kiện để góp phần mình vào sự thúc đẩy XH phát triển. - Sự phát triển của cá nhân tác động trở lại đối với sự phát triển XH theo 02 hướng: cá nhân tích cực thì thúc đẩy sự phát triển của XH. Cá nhân tích cực bao gồm những người lao động tích cực. Ngược lại, cá nhân tiêu cực thì kìm hãm sự phát triển của XH và sự kìm hãm đó chỉ là tạm thời, trong thời gian nhất định. * Ý nghĩa: - Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, cá nhân và XH, chúng ta thấy có mặt KQ & CQ. Mặt KQ là trình độ phát triển của nền sản xuất XH nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của mọi thành viên trong XH. Mặt CQ được biểu hiện ở sự nhận thức và vận dụng qui luật về sự kết hợp lợi ích cá nhân và XH. - Tạo môi trường XH lành mạnh cho sự phát triển của cá nhân. Môi trường tốt thì cá nhân phát triển theo hướng tốt, lành mạnh (mang ý nghĩa tích cực), sự phát triển của cá nhân đó sẽ đóng góp vào sự thúc đẩy XH phát triển. - Cá nhân tác động XH nên khuyền khích lợi ích chân chính, chính đáng của cá nhân, đào tạo đội ngu nhân tài làm động lực cho sự phát triển của XH. - Kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích XH, chống chủ nghĩa cá nhân. Câu 17: Tồn tại xã hội và YT xã hội - Khái niệm tồn tại xã hội - Khái niệm YT xã hội - Tồn tại XH quyết định YT xã hội - Tính độc lập tương đối của YT xã hội - Ý nghĩa thực tiễn đối với công cuộc xây dựng & phát triển đất nước giai đoạn hiện nay * XH loài người tồn tại & phát triển theo những qui luật khách quan và những qui luật đó được thực hiện thông qua hoạt động của con nười có ý thức. Đó là nhận thức đúng đắn bản chất của ý thức xã hội và "sự chuyển biến các tư tưởng thành cái hiện thực" (Lênin) trong đời sống XH có ý nghĩa rất quan trọng để hiểu lịch sử XH loài người. * Tồn tại xã hội: Khái niệm tồn tại XH là tất cả những điều kiện thuộc đời sống VC của XH, gồm hoạt động VC, quan hệ VC. Quan hệ VC có 02 mối quan hệ chính đó là quan hệ giữa người với tự nhiên, quan hệ VC giữa người với người. Tồn tại XH gồm những yếu tố cơ bản: môi trường địa lý (người với tự nhiên); dân số và phương thức sản xuất Vc bao gồm LLSX (người với tự nhiên) & QHSX (con người với con người). à Trong 03 yếu tố này, PTSX của cải VC quyết định nhất vì các yếu tố khác đều ảnh hưởng đến Sx, là điều kiện, tiền đề để phát triển SX. Sự thay đổi của PTSX quyết định sự thay dổi của tồn tại XH và là yếu tố cơ bản để tạo nên sự thay đổi của toàn bộ XH. * Ý thức xã hội: Ý thức xã hội là toàn bộ nững hiện tượng thuôc đời sống tinh thần của XH, bao gồm những tình cảm, tâm trạng, tập quán, truyền thống cùng những học tuyết, hệ tư tưởng... phản ánh những mặt khác nhau trong đời sống VC của XH. Ý thức bao gồm nhiều cấp độ khác nhau: Ý thức sinh hoạt thông thường và ý thức lý luận; tâm lý XH và hệ tư tưởng. - Ý thức thông thường & ý thức lí luận + Ý thức thông thường: là những tri thức, những quan điểm của con người hình thành 01 cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa. Nó có vai trò hết sức to lớn trong đời sống cộng đồng làm cho đời sống tư tưởng của con người thêm phong phú. à Ý thức Xh thông thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống hàng ngày của con người, thường xuyên chi phối cuộc sống đó. Trình độ ý thức thông thường tuy thấp hơn so với ý thức lí luận nhưng những tri thức kinh nghiệm phản ánh của nó là tiền đề quan trọng cho sự hình thành các học thuyết khoa học. + Ý thức lí luận: là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết XH, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù. à Ý thức lí luận (lí luận KH) có khả năng phản ánh hiện thực KQ 01 cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra mối liên hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng. - Tâm lí xã hội & hệ tư tưởng + Tâm lí xã hội: bao gồm những tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán ... của con người, của 01 bộ phận XH hay của toàn XH hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó. à Đặc điểm của tâm lí XH là phản ánh 01 cách trực tiếp điều kiện sinh sống hàng ngày của con người, là sự phản ánh có tính chất tự phát, thường ghi lại những bề mặt bên ngoài của tồn tại XH. + Hệ tư tưởng: là trình độ cao của ý thức XH, là hệ thống những quan điểm, tư tưởng như chính trị, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo... Đó là hệ thống những lí luận hình thành trên cơ sở khái quát những kinh nghiệm XH và phản ánh quan điểm của 01 g/c nhất định xuất phát từ lợi ích cơ bản của giai cấp ấy. * Mối quan hệ biện chứng giữa TTXH & YTTH - Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội: + TTXH quyết định YTXH, YTXH là sự phản ánh của TTXH, phụ thuộc vào TTXH. TTXH như thế nào thì YTXH như thế ấy. Mỗi khi TTXH biến đổi thì những tư tưởng, lí luận, những quan điểm về chính trị, triết học, đạo đức, văn hóa nghệ thuật..... sớm muộn cũng sẽ biến đổi theo. Vì vậy, ở những thời kì lịch sử khác nhau, nếu chúng ta thấy có những lí luận, quan điểm, tư tưởng XH khác thì đó là do những điều kiện khác nhau của đời sống VC quyết định. Ví dụ: Trong XH nguyên thủy, TTXH là đời sống VC thấp kém, con người phải dựa vào nhau, lao động tập thể và phân phối sản phẩm bình quân, chính vì thế tư tưởng tập thể nguyên thủy chưa có tư tưởng cá nhân, ăn bám và bóc lột. Nhưng khi Xh có tư hữu, có giai cấp, tư tưởng cá nhân, ăn bám, bóc lột lại xuất hiện. - Ý thức xã hội có tính độc lập, tương đối thể hiện ở những mặt: + YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH: v YTXH là cái phản ánh TTXH nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của XH. v Do thói quen đã hình thành nên rất khóa biến đổi. v Do g/c thống trị cố tìm mọi biện pháp để duy trì tư tưởng lạc hậu. v Do tính bảo thủ của một số hình thái YTXH. LSXH cho thấy, nhiều khi XH cũ đã mất đi nhưng YTXH do XH cũ sinh ra vẫn còn tồn tại dai dẳng, lạc hậu. Sự biến đổi của TTXH do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người thường diễn ra với tốc độ nhanh mà THXH không phản ánh kịp và trở nên lạc hậu. v Những tư tưởng tiến bộ, khoa học thường vượt trước TTXH, nó có vai trò định hướng, hướng dẫn cho hoạt động thực tiễn. + Sự phát triển của YT về XH luôn có tính kế thừa. Vì thế không thể chỉ dựa vào TTXH, vào quan hệ kinh tế của 01 thời đại để giải thích nội dung YT của thời đại đó mà còn phải dựa vào quan hệ kế thừa của YTXH nữa. + Trong sự phát triển, các hình thái YTXH luôn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Ví dụ: tư tưởng triết học chịu sự tác động và tác động đến các hình thái YTXH khá như: chính trị, tôn giáo, đạo đức... + Sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH diễn ra theo 02 hướng: tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào tính khách quan của YTXH. Trong XH có g/c, YTXH mang tính g/c, có ý thức tư tưởng tiến bộ CM, có ý thức lạc hậu. Những ý thức tư tưởng tiến bộ và cách mạng phản ánh đúng qui luật phát triển khách quan của XH sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của XH, ngược lại những ý thức tư tưởng lạc hậu, phản ánh không đúng hiện thực khách quan và tiến trình LS sẽ hạn chế, ngăn cản sự phát triển của XH. * Ý nghĩa phương pháp luận: - Nước ta hiện nay đang ở trong thời kì phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Mục tiêu của chúng ta là từng bước tạo ra TTXH cùng với YTXH mới, xây dựng 01 môi trường xã hội phát triển lành mạnh, có YTXH tốt đẹp. Để làm được điều đó, nhiệm vụ trước hết tập trung xây dựng TTXH, đặc biệt là PTSX mới. Để có PTSX mới phải xây dựng LLSX mới và hình thành QHSX mới. Xuất phát từ nhiệm vụ đó, Đảng ta đề ra con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Một nhiệm vụ khác là xây dựng YTXH trên cơ sở của TTXH, để làm được điều đó phải khắc phục những yếu tố lạc hậu của YT, nâng cao tính KH của YT, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và của nhân loại. Phải lấy chủ nghĩa Mac Lênin và tư tưởng HCM làm kim chỉ nam cho hành động. Trên cơ sở đó từng bước hình thành nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTài liệu môn triết học.doc
Tài liệu liên quan