Đây là 1 tài liệu rất hay về Sở hữu trí tuệ, được dịch từ 1 tài liệu nước ngoài:
CURRICULUM ON INTELLECTUAL PROPERTY
Professor Michael Blakeney
Queen Mary Intellectual Property Research Institute
University of London
40 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2084 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu môn Chuyển giao công nghệ quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển biến quan trọng đầu tiên từ phía các nước đang phát triển trong
nhận thức về hoàn cảnh đặc biệt của mình. Trong quá trình chuẩn bị cho Hội nghị
Stockholm, người ta đã đề xuất rằng các vấn đề quan tâm của các nước đang phát triển có
thể được đưa vào một nghị định thư riêng. Các vấn đề gây tranh cãi đối với các nước đang
phát triển là định nghĩa về các quyền chuyển tiếp của nước đang phát triển và vấn đề li
xăng cưỡng bức. Việc thiết lập một chế độ bảo hộ đối với tác phẩm dân gian là vấn đề
được cân nhắc nhiều. Mặc dù Nghị định thư được thông qua một cách miễn cưỡng trong
phiên họp cuối cùng của Hội nghị Stockholm, nhưng nó cũng đã không có hiệu lực bởi
không đảm bảo số lượng phê chuẩn. Nghị định thư này trở thành một Phụ lục của Văn
bản Paris, được thông qua bởi Hội nghị Sửa đổi Paris năm 1971.
Hiệu lực lâu dài của Nghị định thư này là hoàn toàn chậm, khi Điều 9 Thỏa ước TRIPs
buộc các quốc gia thành viên WTO phải tuân thủ từ “Điều 1 đến Điều 21 Công ước Berne
(1971) và Phụ lục đính kèm”.
Sự thất bại của các nước đang phát triển trong việc đảm bảo việc bảo hộ có hiệu quả đối
với tác phẩm dân gian theo một cơ chế được điều hành bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế
giới đã lý giải các sáng kiến được đưa ra giữa các tổ chức quốc tế khác. Tháng 4 năm
1973, Chính phủ Bolivia đã gửi một Bản ghi nhớ tới Tổng Giám đốc Tổ chức UNESCO
yêu cầu tổ chức này xem xét cơ hội soạn thảo một công cụ quốc tế về bảo hộ các tác
phẩm sáng tạo của người bản địa dưới hình thức một Nghị định thư kèm theo Công ước
toàn cầu về quyền tác giả được UNESCO điều hành. Tiếp theo đề nghị đó, năm 1975,
Ban thư ký UNESCO đã tiến hành khảo sát các ý kiến mong muốn có được sự bảo hộ đối
với các hình thức văn hóa của người bản địa trên bình diện quốc tế. Do tầm nhận thức ở
quy mô rộng của phân tích này, năm 1977, Tổng Giám đốc UNESCO đã triệu tập một
Hội đồng chuyên gia về bảo hộ pháp lý đối với tác phẩm dân gian. Trong báo cáo năm
1977, Hội đồng đã kết luận rằng, vấn đề này đòi hỏi phải có sự khảo sát về xã hội học,
tâm lý học, dân tộc học và lịch sử - chính trị trên “cơ sở đa ngành trong khuôn khổ cách
tiếp cận tổng thể và có tính lồng ghép”.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
22
Theo nghị quyết được thông qua bởi Hội nghị toàn thể UNESCO tại Belgrade, vào tháng
9 - tháng 10 năm 1980 và quyết định ban hành bởi Cơ quan lãnh đạo Tổ chức Sở hữu trí
tuệ thế giới (WIPO) tháng 11 năm 1981, một Hội đồng chuyên gia chính phủ về các khía
cạnh sở hữu trí tuệ của việc bảo hộ tác phẩm dân gian đã được triệu tập. Sau một loạt các
cuộc họp, Hội đồng này đã xây dựng nên Quy định mẫu của WIPO/UNESCO cho luật
quốc gia về bảo hộ tác phẩm dân gian chống lại việc khai thác bất hợp pháp và các hành
vi gây tổn hại khác, được thông qua bởi hai tổ chức này vào năm 1985.
Hội nghị toàn thể UNESCO trong phiên họp thứ 25 năm 1989 đã thông qua một Bản
khuyến nghị về bảo hộ văn hóa truyền thống và tác phẩm dân gian, theo đó, đã đề xuất
một chương trình các biện pháp cần triển khai ở cấp quốc gia nhằm xác định, gìn giữ, bảo
hộ và truyền bá các tác phẩm văn hóa của người bản địa.
(iv) Quy định mẫu của WIPO/UNESCO cho luật quốc gia về bảo hộ
tác phẩm dân gian chống lại việc khai thác bất hợp pháp và các
hành vi gây tổn hại khác
Các nguyên tắc cơ bản
Yêu cầu cơ bản trong quy định về bảo hộ pháp lý đối với các hình thức thể hiện dân gian
là việc cần thiết duy trì sự cân bằng hợp lý giữa một bên là việc bảo hộ chống lại sự lạm
dụng tác phẩm dân gian, và bên kia là việc tự do, khuyến khích sự phát triển tiếp theo
của chúng, việc truyền bá cũng như sửa đổi các tác phẩm sáng tạo nguyên gốc của tác
giả lấy cảm hứng từ dân gian. Quy định mẫu được thiết kế với ý định dành một khoảng
trống cho pháp luật quốc gia thông qua hệ thống bảo hộ phù hợp nhất với các điều kiện
hiện có của nước mình.
Đối tượng bảo hộ
Chưa có một định nghĩa được chấp nhận chung cho tác phẩm dân gian. Tuy nhiên, theo
mục đích của Quy định mẫu, Mục 2 đã giải thích thuật ngữ “hình thức thể hiện dân gian”
tương tự như đề xuất của Hội đồng chuyên gia chính phủ về bảo hộ các tác phẩm dân
gian, họp tại Paris tháng 2 năm 1982, và quy định rằng “các hình thức thể hiện dân gian”
được hiểu là các sản phẩm chứa đựng các thành tố đặc thù của di sản nghệ thuật truyền
thống được phát triển và duy trì bởi một cộng đồng trong quốc gia hoặc bởi các cá nhân,
phản ánh ước vọng nghệ thuật truyền thống của cộng đồng đó.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
23
Định nghĩa về các hình thức thể hiện dân gian này bao trùm cả các khái niệm phát triển
cá nhân và tập thể của di sản nghệ thuật truyền thống, bởi vì tiêu chí áp dụng chung cho
tính sáng tạo “khách quan” không phải lúc nào cũng tương thích với hiện thực phát triển
của tác phẩm dân gian.
Việc sử dụng các từ “các hình thức thể hiện" và “các sản phẩm” chứ không phải là “các
tác phẩm” nhằm nhấn mạnh một thực tế là các quy định này mang tính đặc thù (sui
generis) so với các quy định của quyền tác giả, vì “các tác phẩm” là đối tượng của quyền
tác giả. Về thực chất, các hình thức thể hiện dân gian có thể và phần-lớn-trên-thực-tế có
hình thức nghệ thuật tương tự như “các tác phẩm”.
Việc chỉ có các di sản “nghệ thuật” được xem xét nghĩa là trong số nhiều thứ khác thì tín
ngưỡng truyền thống, quan điểm khoa học (ví dụ, thuyết về nguồn gốc vũ trụ), bản chất
của các truyền thuyết hoặc các tập tục truyền thống đơn thuần, tách rời với các hình thức
thể hiện nghệ thuật truyền thống có thể có, sẽ không thuộc phạm vi định nghĩa đề xuất về
“các hình thức thể hiện dân gian”. Mặt khác, di sản “nghệ thuật” được hiểu theo nghĩa
rộng nhất của từ này và bao hàm tất cả các di sản truyền thống lôi cuốn óc thẩm mỹ của
con người. Các hình thức thể hiện bằng miệng sẽ được xem như văn học nếu như nó
được tạo ra một cách cá nhân bởi một tác giả, các hình thức thể hiện âm nhạc, thể hiện
bởi hành động và các thể hiện hữu hình đều có thể bao gồm các thành tố đặc thù của di
sản nghệ thuật truyền thống và được xem như các hình thức thể hiện dân gian được bảo
hộ.
Bên cạnh định nghĩa, theo mục đích của Quy định mẫu, còn có danh mục minh họa phần
lớn các thể loại đặc thù của hình thức thể hiện dân gian. Các hình thức thể hiện này được
chia thành bốn nhóm phụ thuộc vào hình thức “thể hiện”, ví dụ, thể hiện bằng lời
(“miệng”), thể hiện bằng âm thanh nhạc (“âm nhạc”), thể hiện “bằng hành động” (của cơ
thể con người) và thể hiện trong một dạng vật chất (“thể hiện hữu hình”). Mỗi một thể
loại cần chứa đựng các thành tố đặc thù lấy từ tổng thể của di sản nghệ thuật truyền
thống. Ba loại thể hiện đầu tiên phải không “tạo thành hình thức vật chất”, nghĩa là, lời
không được viết ra, âm nhạc không được tồn tại dưới dạng các nốt nhạc và các hành
động của cơ thể, ví dụ như múa, không được tồn tại dưới dạng các nốt đạo diễn múa.
Trong khi đó, các thể hiện hữu hình phải được biểu hiện dưới một dạng vật chất cố định,
như đá, gỗ, vàng, v.v… Quy định mẫu còn đưa ra ví dụ về các hình thức thể hiện khác
nhau. Thứ nhất, đó là “truyện cổ tích dân gian, thơ và câu đố dân gian”; thứ hai là "các
bài hát và âm nhạc theo nhạc cụ dân gian”; thứ ba là “các điệu nhảy, trò chơi và các hình
thức nghệ thuật nghi lễ dân gian"; và thứ tư là “các bức vẽ, tranh, chạm trổ, điêu khắc,
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
24
gốm sứ, khảm, đồ gỗ, đồ kim loại, đồ trang sức, đan rổ, thêu, dệt, thảm, quần áo, nhạc
cụ, các hình thức kiến trúc dân gian”. Đối tượng được liệt kê cuối cùng trong Quy định
mẫu được đặt trong dấu ngoặc vuông nhằm thể hiện sự ngần ngại, dành cho các quốc gia
tự quyết định về việc đưa hay không đưa nó vào phạm vi các hình thức thể hiện dân gian
được bảo hộ.
Việc xác định các hình thức thể hiện dân gian phát sinh và được phát triển bởi một cộng
đồng có thể đạt được bằng cách duy trì bảng liệt kê chúng. Tuy nhiên, bảng liệt kê này
chủ yếu liên quan đến việc gìn giữ văn hóa nghệ thuật dân gian, nên việc điều chỉnh nó
không thuộc phạm vi của các Quy định mẫu này.
Các hành vi gây tổn hại
Như được phản ánh trong Quy định mẫu, có hai loại hành vi chủ yếu mà các hình thức
thể hiện dân gian cần được bảo hộ chống lại chúng. Đó là "khai thác bất hợp pháp" và
“các hành vi gây tổn hại khác” (Mục 1).
"Khai thác bất hợp pháp" hình thức thể hiện dân gian được hiểu trong các Quy định mẫu
là bất kỳ việc sử dụng nào được thực hiện nhằm mục đích thu lợi, ngoài phạm vi truyền
thống hay tập quán và không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền hoặc cộng đồng
liên quan tới nó. Nghĩa là, việc sử dụng - kể cả nhằm mục đích thu lợi - trong phạm vi
truyền thống hoặc tập quán thì cũng không phải là đối tượng được phép. Mặt khác, việc
sử dụng, kể cả bởi các thành viên của cộng đồng nơi sự thể hiện dân gian được phát triển
và duy trì, cũng đòi hỏi phải được đồng ý nếu nó được tiến hành ngoài phạm vi đó và với
mục đích thu lợi.
"Phạm vi truyền thống" được hiểu là cách thức sử dụng hình thức thể hiện dân gian trong
khuôn khổ nghệ thuật phù hợp của nó dựa trên cơ sở cộng đồng sử dụng liên tục. Ví dụ,
sử dụng một điệu nhảy mang tính nghi lễ trong phạm vi truyền thống của nó có nghĩa là
trình diễn nó trong khuôn khổ thực tế của một nghi lễ tương ứng. Mặt khác, thuật ngữ
“phạm vi tập quán” liên quan nhiều hơn tới việc sử dụng các hình thức thể hiện dân gian
phù hợp với các tập quán trong cuộc sống hàng ngày của cộng đồng, ví dụ, cách thức
thông thường những người thợ thủ công địa phương bán các bản sao hình thức thể hiện
dân gian hữu hình. Phạm vi tập quán có thể phát triển và thay đổi nhanh hơn so với các
phạm vi truyền thống.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
25
Mục này cân nhắc việc xác định các hành vi sử dụng phải xin phép khi nảy sinh các
trường hợp đó. Bằng cách này, nó phân biệt giữa trường hợp có các bản sao hình thức
thể hiện dân gian và trường hợp không nhất thiết có các bản sao. Trong trường hợp thứ
nhất, các hành vi cần xin phép gồm việc công bố (theo nghĩa rộng nhất của thuật ngữ
này, bao gồm tất cả các hình thức đưa đến công chúng bản gốc, bản sao hoặc các bản sao
hình thức thể hiện dân gian được trình bày ở bất kỳ dạng vật chất nào, kể cả các bản ghi),
nhân bản và phân phối; trong trường hợp thứ hai, các hành vi cần xin phép bao gồm việc
trình tấu trước công chúng, trình diễn trước công chúng, truyền bằng phương tiện không
dây hoặc có dây và “bất kỳ hình thức nào khác truyền bá tới công chúng”.
Sử dụng được phép. Quy định mẫu không ngăn chặn được các cộng đồng bản địa sử
dụng các di sản văn hóa truyền thống của họ theo các cách truyền thống và tập quán, và
phát triển nó thông qua việc mô phỏng không ngừng. Việc giữ cho nghệ thuật truyền
thống bình dân sống mãi có mối liên hệ gần gũi với việc nhân bản, trình tấu hoặc trình
diễn, trong một lối trình bày phong phú và có phong cách, các hình thức thể hiện truyền
thống trong cộng đồng khởi thủy. Một yêu cầu không hạn chế cần xin phép để sửa chữa,
sắp xếp, nhân bản, trình tấu hoặc trình diễn các sáng tạo này có thể tạo một rào chắn trên
con đường phát triển tự nhiên của văn hóa dân gian và không thể bị cưỡng chế trong các
xã hội, nơi văn hóa dân gian là một phần của cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, Quy định
mẫu cho phép bất kỳ thành viên nào trong cộng đồng của một quốc gia được tự do nhân
bản hoặc trình diễn các hình thức thể hiện dân gian của cộng đồng mình trong phạm vi
truyền thống và tập quán của họ, bất kể anh ta làm việc đó nhằm hoặc không nhằm mục
đích thu lợi, thậm chí được thực hiện bằng phương tiện công nghệ hiện đại nếu công
nghệ đó được cộng đồng chấp nhận như một trong các phương tiện dẫn tới sự phát triển
của nền văn hóa dân gian sống động của họ.
Mục 4 quy định bốn trường hợp đặc biệt không cần xin phép, kể cả khi việc khai thác
hình thức thể hiện dân gian được thực hiện để lấy tiền và ngoài phạm vi truyền thống hay
tập quán. Các trường hợp đặc biệt này bao gồm:
– sử dụng hoặc khai thác nhằm mục đích giáo dục;
– sử dụng “bằng cách minh họa” trong bất kỳ tác phẩm gốc nào của một tác giả,
với điều kiện việc sử dụng đó thích hợp với thực tiễn hợp lý như được hiểu ở
quốc gia liên quan;
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
26
– khi hình thức thể hiện dân gian được “vay mượn” để sáng tạo nên tác phẩm
gốc của một tác giả. Ngoại lệ quan trọng này phục vụ mục đích cho phép phát
triển tự do khả năng sáng tạo cá nhân lấy cảm hứng từ dân gian.
– "sử dụng ngẫu nhiên", đặc biệt bao gồm việc sử dụng để làm báo cáo về các
sự kiện hiện tại và sử dụng các hình ảnh nơi hình thức thể hiện dân gian được
đặt cố định tại một địa điểm công cộng.
Các hành vi gây tổn hại khác, có hại cho các lợi ích liên quan tới việc sử dụng các hình
thức thể hiện dân gian, theo Quy định mẫu, bao gồm bốn hành vi xâm phạm khác nhau
và là đối tượng chịu các chế tài hình sự (Mục 6).
Mục 5 yêu cầu, như một nguyên tắc, rằng trong tất cả các xuất bản phẩm dạng in và bất
kỳ sự truyền bá nào tới công chúng đối với bất kỳ hình thức thể hiện dân gian nào có thể
nhận biết được, thì nguồn của nó phải được chỉ rõ một cách thích hợp, thông qua việc
lưu ý về cộng đồng và/hoặc địa điểm địa lý nơi phát sinh hình thức thể hiện dân gian
được sử dụng. Mục 6 quy định, việc không tuân thủ yêu cầu chỉ dẫn về nguồn sẽ bị phạt.
Việc sử dụng không xin phép đối với các hình thức thể hiện dân gian khi việc xin phép là
bắt buộc cũng cấu thành hành vi xâm phạm. Điều này được hiểu là, nếu việc sử dụng
vượt quá giới hạn hoặc trái với các điều kiện đã được cấp phép thì cũng được coi là
hành vi xâm phạm về sử dụng hình thức thể hiện dân gian trái phép. Việc lừa gạt công
chúng bằng cách tạo ra ấn tượng rằng một vật nào đó là hình thức thể hiện dân gian của
một cộng đồng mà trên thực tế không phải vậy, thì cũng sẽ bị phạt.
Việc sử dụng nhằm mục đích công làm méo mó hình thức thể hiện dân gian, với bất kỳ
cách thức trực tiếp hay gián tiếp nào “gây tổn hại tới các lợi ích văn hoá của cộng đồng
liên quan”, đều là hành vi xâm phạm. Khái niệm “làm méo mó” bao gồm bất kỳ hành
động nào làm sai lệch, cắt xén hoặc làm giảm giá trị của hình thức thể hiện dân gian
được công bố, nhân bản, phân phối, trình diễn hoặc truyền bá bằng cách nào đó khác tới
công chúng bởi người vi phạm.
Tất cả bốn loại hành vi xâm phạm này phải với điều kiện là đó hành động cố ý. Tuy
nhiên, liên quan tới việc không tuân thủ yêu cầu về chỉ dẫn nguồn và yêu cầu xin phép sử
dụng hình thức thể hiện dân gian, Quy định mẫu cũng cho phép xử phạt các hành vi được
thực hiện do vô ý. Điều này cũng tính đến bản chất của hành vi vi phạm liên quan và các
khó khăn trong việc chứng minh sự cố ý trong các trường hợp bỏ sót.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
27
Cấp phép sử dụng các hình thức thể hiện dân gian
Liên quan tới thực thể có thẩm quyền cấp phép sử dụng hình thức thể hiện dân gian, Quy
định mẫu quy định cả hai ("cơ quan có thẩm quyền” và "cộng đồng liên quan”) mà né
tránh khái niệm “chủ sở hữu” hình thức thể hiện dân gian. Các cơ quan này không xử lý
vấn đề về quyền sở hữu hình thức thể hiện dân gian vì khía cạnh này có thể được điều
chỉnh theo cách thức khác nhau ở mỗi nước. Ở một số nước, các hình thức thể hiện dân
gian có thể được coi là tài sản quốc gia, ở một số nước khác, ý nghĩa của quyền sở hữu
đối với di sản nghệ thuật truyền thống có thể được phát triển mạnh mẽ hơn trong bản
thân các cộng đồng liên quan. Ai sẽ có quyền cấp phép sử dụng các hình thức thể hiện
dân gian phụ thuộc rất nhiều vào tình huống sở hữu chúng và tất yếu thay đổi theo pháp
luật điều chỉnh khác nhau về vấn đề này. Ở các quốc gia, nơi các cộng đồng thổ dân hoặc
cộng đồng truyền thống khác được thừa nhận như các chủ sở hữu được trao quyền đầy
đủ trong việc tùy ý sử dụng văn hóa dân gian của họ, nơi các cộng đồng được tổ chức
một cách hiệu quả để quản lý khai thác các hình thức thể hiện dân gian của mình, thì việc
sử dụng như vậy có thể được chính cộng đồng đó cho phép. Cộng đồng cấp phép cho
người sử dụng theo cách tương tự như các tác giả cấp phép. Ở các nước khác, nơi di sản
nghệ thuật truyền thống của cộng đồng về cơ bản được xem như một phần của di sản văn
hóa dân tộc, hoặc nơi mà các cộng đồng liên quan không thể tự quản lý một cách có hiệu
quả việc sử dụng các hình thức thể hiện dân gian của mình, thì “các cơ quan có thẩm
quyền” có thể được chỉ định để tiến hành cấp phép dưới hình thức các quyết định theo
luật công.
Các cơ quan giám sát. Mục 9 của Quy định mẫu quy định việc chỉ định cơ quan có thẩm
quyền, nếu sự lựa chọn này được các nhà lập pháp đưa ra. Mục này cũng quy định việc
chỉ định một “cơ quan giám sát”, nếu việc này trở nên cần thiết theo các quy định tiếp
đó, và đề xuất các hoạt động cần được thực hiện bởi cơ quan này. Theo Quy định mẫu,
nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền (với điều kiện cơ quan này đã được chỉ định) là cấp
phép cho các loại hình sử dụng nhất định đối với các hình thức thể hiện dân gian, tiếp
nhận đơn xin phép sử dụng, xem xét và quyết định, xác định lệ phí và thu lệ phí sau khi
cấp phép, nếu pháp luật có quy định.
Liên quan tới cơ quan giám sát, Quy định mẫu đưa ra khả năng quy định trong luật rằng
cơ quan giám sát sẽ lập định mức lệ phí cho việc cấp phép sử dụng, hoặc phê duyệt định
mức phí đó (Quy định mẫu không chỉ rõ trong trường hợp này thì ai sẽ đề xuất mức lệ
phí, mặc dù các chuyên gia khi thông qua Quy định mẫu hiểu rõ rằng trong trường hợp
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
28
đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ đề xuất mức lệ phí) (Mục 10), và quyết định của cơ quan
giám sát có thể bị khiếu nại tới tòa án (Mục 11, khoản 1).
Việc cơ quan hay các cơ quan nào sẽ được chỉ định trong một quốc gia nhất định sẽ phụ
thuộc rất nhiều vào hệ thống pháp luật hiện hành của quốc gia đó. Giải pháp có thể là
thiết lập một cơ quan đặc biệt để thực hiện các nhiệm vụ quy định trong Quy định mẫu
và chỉ định một Bộ, ví dụ, Bộ Văn hóa, là cơ quan giám sát. Cơ quan giám sát có thẩm
quyền có thể là Bộ Văn hóa hay bất kỳ tổ chức nào liên quan tới văn hóa dân gian, tổ
chức xã hội của các tác giả hoặc tương tự. Cơ quan đại diện của cộng đồng liên quan
cũng có để được chỉ định theo cách tương tự, kể cả khi vì lý do nào đó mà các nhà lập
pháp không thừa nhận bản thân cộng đồng có đủ tư cách làm chủ sở hữu các hình thức
thể hiện dân gian của mình để được trao quyền trực tiếp cấp phép sử dụng chúng.
Nếu nhà lập pháp quyết định rằng cộng đồng sẽ được trao quyền cho phép hoặc ngăn
chặn việc sử dụng các hình thức thể hiện dân gian cần xin phép, thì cộng đồng sẽ hoạt
động với tư cách chủ sở hữu các hình thức thể hiện dân gian liên quan và có thể tự do
quyết định phương thức thực hiện. Sẽ không có cơ quan giám sát nào kiểm tra việc cộng
đồng này thực thi các quyền liên quan của mình như thế nào. Tuy nhiên, các chuyên gia
đều cho rằng, nếu đó không phải là cộng đồng mà là một cơ quan đại diện được chỉ định
được pháp luật trao quyền cấp phép, thì cơ quan đó được xem như là một cơ quan có
thẩm quyền cần tuân thủ các quy tắc trình tự liên quan như quy định tại Quy định mẫu.
Quy trình cấp phép. Quy trình cấp phép được quy định tiếp sau từ Mục 10(1) của Quy
định mẫu, theo đó, việc cấp phép phải được tiến hành trên cơ sở “đơn” nộp cho cơ quan
có thẩm quyền. Giấy phép có thể mang tính chất “đơn lẻ” hoặc “chung”. Giấy phép đơn
lẻ là giấy phép đặc biệt không theo thể thức, còn giấy phép chung dành cho những người
sử dụng thông thường như các tổ chức văn hóa, nhà hát, nhóm ba lê và các tổ chức phát
thanh truyền hình. Nếu là giấy phép chung, các nhà lập pháp cũng có thể cân nhắc khả
năng áp dụng hệ thống li xăng không tự nguyện, có thể tồn tại ở các nước quan tâm đặc
biệt tới việc sử dụng các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như các dạng sử dụng nhất
định của các tổ chức phát sóng và các hệ thống cáp.
Tiền thù lao. Quy định mẫu (Mục 10, khoản 2) cho phép, nhưng không bắt buộc, việc thu
lệ phí cấp phép. Có lẽ, khi đã quy định về lệ phí thì sự cấp phép sẽ chỉ có hiệu lực trên cơ
sở đã nộp lệ phí. Giấy phép cũng có thể được cấp miễn phí. Kể cả trong trường hợp này,
thì hệ thống xin phép cũng là thỏa đáng bởi vì nó có thể ngăn chặn việc sử dụng làm sai
lệnh các hình thức thể hiện dân gian hoặc làm giảm giá trị của chúng. Lệ phí phải nộp
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
29
cần tuân thủ theo đúng bảng định mức được lập và phê duyệt - như nêu trên - bởi cơ
quan giám sát.
Cũng trong khoản 2 này, Quy định mẫu xác định mục đích sử dụng lệ phí đã thu, theo
đó, đưa ra một lựa chọn giữa việc thúc đẩy hoặc bảo vệ nền văn hóa dân tộc hay nền dân
gian dân tộc. Thông thường, nền dân gian dân tộc là một bộ phận của văn hóa dân tộc,
nhưng so với dân gian dân tộc, văn hóa dân tộc liên quan tới một lượng lớn hơn những
người hưởng lợi tiềm năng. Trong bất kỳ trường hợp nào, cũng nên bảo đảm (bằng sắc
lệnh) dành một tỷ lệ nhất định lệ phí thu được bởi cơ quan có thẩm quyền cho cộng đồng
nơi phát sinh các hình thức thể hiện dân gian đã được sử dụng và nộp lệ phí. Sắc lệnh
này có thể cho phép cơ quan có thẩm quyền giữ lại một phần lệ phí thu được để trang trải
các chi phí quản lý hệ thống cấp phép. Khi không có cơ quan thẩm quyền được chỉ định
và cả hai việc cấp phép và thu lệ phí đều được thực hiện bởi cộng đồng, thì đương nhiên,
việc sử dụng lệ phí thu được phải được quyết định bởi cộng đồng. Nhà nước cần đảm
bảo có sự chia sẻ lợi nhuận bằng cách đánh thuế hoặc đưa ra các biện pháp thích hợp
khác.
Các chế tài
Hai hình thức phạt chủ yếu là phạt tiền và phạt tù. Quy định mẫu không khuyến nghị bất
kỳ hình thức phạt đặc biệt nào đối với các hành vi vi phạm đặc biệt mà chỉ giới hạn ở
yêu cầu phải có biện pháp hình sự, dành cho luật quốc gia việc xác định hình thức và
mức phạt. Tuy nhiên, đối với biện pháp tịch thu và các hành vi khác, Quy định mẫu có
phần quy định rõ ràng hơn. Mục 7 áp dụng đối với bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào
liên quan tới cả đối tượng và lợi tức thu được.
11. Các công ước, thỏa ước, hiệp định trong lĩnh vực quyền tác giả và các quyền
kề cận
Cơ sở quan trọng của bảo hộ quốc tế về quyền tác giả là Công ước Berne về bảo hộ các
tác phẩm văn học, nghệ thuật. Tại thời điểm hình thành năm 1883, các quy định cơ bản
của Công ước tất yếu phải lệ thuộc vào các công nghệ nhân bản in thời đó. Trên cơ sở
tính đến các tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực này, nhiều hội nghị sửa đổi dẫn đến các bổ
sung Công ước đã được tiến hành. Công ước Berne, từng là một tổ chức mà khởi đầu là
của nhiều nước Châu Âu, song hành với Công ước toàn cầu về quyền tác giả (UCC) năm
1952 trên Tây bán cầu. Sau sự gia nhập của Hoa Kỳ vào Công ước Berne và sự phê chuẩn
Thỏa ước TRIPs, tạo thành một phần quan trọng của Công ước Berne, Công ước toàn cầu
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
30
về quyền tác giả trở nên tiếp tục có hiệu lực rộng rãi. Ảnh hưởng của các công nghệ kỹ
thuật số tới vấn đề bản quyền đã được ghi nhận trong Hiệp định WIPO về quyền tác giả
năm 1996.
Các đổi mới trong công nghệ nhân bản in và truyền thông dẫn tới việc bắt buộc phải thừa
nhận các quyền kề cận với quyền tác giả. Công ước Berne ban đầu tập trung vào các
quyền của tác giả, nghệ sỹ và nhà soạn nhạc. Sự phát triển của bản ghi âm được ghi nhận
trong Công ước Rome (Công ước quốc tế năm 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản
xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng) và Công ước Geneva về các bản ghi âm (Công
ước năm 1971 về bảo hộ các nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc nhân bản trái phép
các bản ghi âm của mình). Giới thiệu việc truyền phát tác phẩm qua vệ tinh được ghi nhận
tại Công ước năm 1974 về phân phối các tín hiệu mang chương trình được truyền qua vệ
tinh. Một vấn đề đặc biệt liên quan tới việc ghi trái phép đối với người biểu diễn
(bootlegging) được nêu tại Hiệp định WIPO năm 1996 về người biểu diễn và bản ghi âm.
(a) Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật 1886
Công ước Berne (1886), hoàn thiện tại Paris (1896), chỉnh lý tại Berlin (1908),
hoàn thiện tại Berne (1914), chỉnh lý tại Rome (1928), tại Bỉ (1948), tại
Stockholm (1967), tại Paris (1971), và bổ sung năm 1979 (Liên hiệp Berne)
Hiệp định về quyền tác giả đầu tiên là Công ước Berne 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn
học, nghệ thuật. Nguyên tắc cơ bản của “đối xử quốc gia” là các tác phẩm phát sinh ở một
trong các quốc gia thành viên phải được nhận được sự bảo hộ ở mỗi quốc gia thành viên
đó tương tự như sự bảo hộ mà quốc gia này dành cho các tác phẩm của công dân nước họ.
Việc bảo hộ đó phải là tự động và không kèm theo bất kỳ điều kiện tuân thủ thủ tục nào.
Bảo hộ quốc tế về quyền tác giả cũng phải “độc lập” (độc lập với việc bảo hộ hiện có ở
nước nơi tác phẩm phát sinh).
Các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu có liên quan đến tác phẩm được bảo hộ và tới thời hạn bảo
hộ. Công ước Berne quy định rằng, việc bảo hộ phải được mở rộng đến “tất cả các sản
phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kể hình thức thể hiện của nó là
gì”.
Là đối tượng chịu sự bảo vệ, hạn chế hoặc ngoại trừ nhất định và phải được cho phép, các
quyền cần được thừa nhận bao gồm: quyền dịch tác phẩm; quyền sửa chữa hoặc sắp xếp
tác phẩm; quyền truyền bá cho công chúng sự trình diễn các tác phẩm đó; quyền phát
sóng; quyền nhân bản tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào; quyền sử dụng tác phẩm như
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
31
cơ sở cho tác phẩm nghe nhìn; quyền nhân bản, phân phối, trình diễn trước công chúng
hoặc truyền bá tới công chúng tác phẩm nghe nhìn đó.
Công ước cũng quy định “các quyền tinh thần”, đó là quyền khiếu nại về quyền sở hữu
tác phẩm, quyền phản đối bất kỳ sự cắt xén, làm biến dạng hoặc sửa chữa tác phẩm, hoặc
làm giảm giá trị của tác phẩm, gây tổn hại cho danh dự và uy tín của tác giả.
Nguyên tắc chung liên quan tới thời hạn bảo hộ là việc bảo hộ phải được kéo dài cho tới
hết 50 năm kể từ sau khi tác giả qua đời. Các ngoại lệ chỉ trong trường hợp đối với tác
phẩm khuyết danh và có bút danh, khi đó thời hạn bảo hộ kéo dài hết 50 năm sau khi tác
phẩm được công bố, trừ phi bút danh cho thấy không có nghi vấn gì về việc nhận dạng tác
giả hoặc trừ phi tác giả che giấu nhân thân của mình trong suốt giai đoạn đó, trường hợp
này sẽ áp dụng nguyên tắc chung. Đối với các tác phẩm nghe nhìn (điện ảnh), thời hạn
bảo hộ tối thiểu là 50 năm sau khi tác phẩm được công bố hoặc tính từ thời điểm tạo ra tác
phẩm nếu nó không được công bố. Đối với các tác phẩm nhiếp ảnh và nghệ thuật ứng
dụng, thời hạn bảo hộ tối thiểu là 25 năm kể từ khi tác phẩm được tạo ra.
(b) Thỏa ước TRIPS
Điều 9.1 Thỏa ước TRIPS bắt buộc các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới
“tuân thủ từ Điều 1 đến Điều 21 Công ước Berne (1971) và Phụ lục kèm theo”. Tuy
nhiên, liên quan tới các quyền tinh thần nêu tại Điều 6bis Công ước Berne, Điều 9.1 của
Thỏa ước TRIPS quy định rằng “các nước thành viên không có các quyền và nghĩa vụ
theo Thỏa ước này đối với các quyền theo Điều 6bis của Công ước Berne hoặc các quyền
phát sinh từ đó”. Sự loại trừ các quyền tinh thần này là do sự hối thúc của Hoa Kỳ, nước
có các vấn đề với quan niệm này.
Nguyên tắc đối xử quốc gia theo Công ước Berne được thông qua bởi Điều 3 Thỏa ước
TRIPS; và Điều 2.2 của Thỏa ước TRIPS quy định: không gì quy định tại các Phần I đến
IV của Thỏa ước (liên quan tới các nguyên tắc cơ bản, lợi ích, phạm vi, sử dụng và thực
thi các quyền sở hữu trí tuệ, cũng như việc có được và duy trì quyền này) được “làm giảm
các nghĩa vụ hiện hành mà các nước thành viên buộc phải cư xử đối với nhau” theo Công
ước Berne.
Cuối cùng, các quy định về quyền tác giả của Thỏa ước TRIPS mở rộng đến nhiều quy
định cơ bản của Công ước Berne. Ví dụ Điều 10.1 quy định rằng “các chương trình máy
tính, cho dù là nguồn hay là hệ thống mã số, sẽ được bảo hộ như các tác phẩm văn học
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
32
theo Công ước Berne (1971)”. Các điều khoản đặc biệt quy định về các quyền cho thuê,
thời hạn bảo hộ, các hạn chế và ngoại lệ, và việc bảo hộ đối với người biểu diễn, nhà sản
xuất bản ghi (ghi âm) và các tổ chức phát sóng.
(c) Công ước toàn cầu về quyền tác giả 1952
Chỉnh lý tại Paris (1971)
Tổ chức UNESCO mới được thành lập, với sự ủng hộ của Hoa Kỳ đã triệu tập hàng loạt
các cuộc họp trù bị giữa những năm 1947 và 1951, tại đó các dự thảo của Công ước toàn
cầu về quyền tác giả (UCC) đã được xem xét. Các dự thảo này được đệ trình ra Hội nghị
Ngoại giao được tổ chức tại Geneva từ ngày 18/8 đến ngày 6/9/1952, ở đó Công ước toàn
cầu về quyền tác giả được thông qua.
Hội nghị có sự tham dự của các đoàn đại biểu đến từ 50 quốc gia cũng như các đại diện
đến từ 9 tổ chức liên chính phủ và 6 tổ chức phi chính phủ.
Không như Công ước Berne, Công ước toàn cầu về quyền tác giả không chứa đựng danh
mục chi tiết các tác phẩm được bảo hộ. Câu hỏi gây tranh cãi về thủ tục được giải quyết
trong Điều III. Điều này qụy định rằng, việc đặt biểu tượng © trong một tác phẩm được
công bố, tiếp theo là tên của chủ sở hữu quyền tác giả và năm xuất bản đầu tiên, cho thấy
sự tuân thủ các yêu cầu về thủ tục của các quốc gia có quy định về chúng đối với các tác
phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Không thể yêu cầu bất cứ thủ tục nào đối với các tác
phẩm chưa công bố.
Thời hạn bảo hộ theo Công ước toàn cầu về quyền tác giả tối thiểu là 25 năm sau khi tác
giả qua đời, nhưng với thời hạn ngắn hơn đối với một số loại tác phẩm nhất định, bao
gồm thời hạn không ngắn hơn 10 năm đối với các bức ảnh và tác phẩm nghệ thuật.
Quyền dịch thuật là đối tượng của li xăng cưỡng bức có thể được các quốc gia ký kết áp
đặt sau 7 năm kể từ lần công bố đầu tiên khi bản dịch ra ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ
quốc gia chưa được công bố.
Không có một liên minh nào được thành lập theo Công ước toàn cầu về quyền tác giả,
nhưng đã thành lập một Ủy ban liên chính phủ để nghiên cứu việc thực thi Công ước và
chuẩn bị cho sự chỉnh lý định kỳ đối với Công ước này.
Điều XI quy định Ban Thư ký của Ủy ban này do UNESCO đề cử.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
33
(d) Công ước quốc tế năm 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm
và các tổ chức phát sóng (Công ước Rome)
Công ước Rome có hiệu lực từ 26/10/1961. Lần đầu tiên, Công ước này mở rộng việc bảo
hộ quyền tác giả từ tác giả của tác phẩm cho đến những người sáng tạo và chủ sở hữu của
các trình diễn dưới dạng vật chất đặc thù của sở hữu trí tuệ, như các băng ghi âm cát xét
hoặc đĩa DVD. Công ước quy định sự bảo hộ đối với:
1. Những người biểu diễn (diễn viên, ca sỹ, nhạc công, vũ công và những người
trình diễn các tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật khác) chống lại các hành vi
nhất định mà họ chưa cho phép. Các hành vi đó là: phát sóng và truyền bá tới
công chúng buổi biểu diễn trực tiếp của họ; ghi lại buổi biểu diễn trực tiếp của
họ; nhân bản bản ghi đó nếu bản ghi gốc được làm không xin phép họ hoặc nếu
việc nhân bản được tiến hành nhằm mục đích khác với các mục đích mà họ cho
phép ban đầu.
2. Các nhà sản xuất bản ghi âm có quyền cho phép hoặc cấm nhân bản trực tiếp
hoặc gián tiếp các bản ghi của mình. Khi một bản ghi âm được công bố vì mục
đích thương mại làm phát sinh việc khai thác sử dụng tiếp theo (như phát sóng
hoặc truyền bá tới công chúng dưới bất kỳ hình thức nào) thì người sử dụng cần
trả một khoản tiền thù lao hợp lý cho người biểu diễn hoặc nhà sản xuất bản ghi
âm hoặc cho cả hai; tuy nhiên, các quốc gia ký kết được tự do áp dụng nguyên
tắc này hoặc hạn chế việc áp dụng nó.
3. Các tổ chức phát sóng có quyền cho phép hoặc cấm các hành vi nhất định, như
phát lại các chương trình phát sóng của họ; ghi lại các chương trình phát sóng
của họ; nhân bản các bản ghi đó; truyền bá tới công chúng các chương trình
truyền hình của họ nếu sự truyền bá đó được thực hiện ở các địa điểm tiếp cận
được với công chúng mà có thu tiền vé vào xem.
Đối với các quyền nêu trên, Công ước Rome cho phép có các ngoại lệ sau trong các luật
quốc gia:
• Sử dụng cá nhân
• Sử dụng trích đoạn ngắn để báo cáo về các sự kiện hiện tại
• Ghi nhanh tạm thời bởi một tổ chức phát sóng bằng phương tiện của chính họ và
dùng cho việc phát sóng của riêng họ
• Sử dụng duy nhất cho mục đích giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
34
• Bất kỳ trường hợp khác, trừ các li xăng cưỡng bức tuân thủ theo Công ước Berne,
mà luật quốc gia quy định là các ngoại lệ đối với quyền tác giả của các tác phẩm
văn học và nghệ thuật.
Ngoài ra, một khi người biểu diễn đã đồng ý hợp tác ghi âm hoặc ghi hình buổi trình diễn
của mình, thì các quy định về các quyền của người biểu diễn sẽ không được tiếp tục áp
dụng nữa.
(e) Công ước năm 1974 về phân phối các tín hiệu mang chương trình truyền qua
vệ tinh (Công ước Vệ tinh)
Các điều khoản của Công ước về phân phối các tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ
tinh, thường được biết đến như Công ước Vệ tinh, được thông qua tại Bỉ ngày 21/5/1974.
Công ước Vệ tinh được thiết kế nhằm bổ sung cho việc bảo hộ mà Công ước Rome quy
định. Việc bảo hộ bổ sung này khởi đầu được dành cho các tổ chức phát sóng, mặc dù
những người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và chủ sở hữu quyền tác giả cũng được
coi như các bên thụ hưởng trong lời nói đầu của Công ước.
Nhu cầu có thể nhận biết được của Công ước phát sinh như một hệ quả của sự phát triển
công nghệ vệ tinh như một phương tiện truyền dẫn các tín hiệu mang chương trình không
dự định để công chúng tiếp nhận được một cách trực tiếp, và sự phát triển đồng thời của
công nghệ có thể bắt được các tín hiệu đó và phát lại chúng. Điều này dẫn tới mối quan
ngại về một thực tế là, không chỉ có người phát sóng gốc tiếp nhận được các tín hiệu phát
lại này miễn phí, mà nó còn gây bất lợi cho nhà phát sóng trong việc thương lượng với
những người biểu diễn, tác giả và các chủ sở hữu quyền khác. Sở dĩ như vậy là vì việc
không thể có khả năng bảo đảm cho việc kiểm soát việc truyền phát qua vệ tinh trong các
khu vực địa lý đặc biệt, nhất là những nơi không bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên
quan, dẫn tới việc làm tăng số tiền phải trả cho chủ sở hữu quyền nhằm đảm bảo cho việc
sử dụng tư liệu của họ.
Công ước Vệ tinh có ý định ngăn chặn sự xâm phạm đó cả bằng các phương tiện không
dây và có dây. Việc Công ước Vệ tinh vì vậy mà bảo hộ việc phát lại bằng phương tiện
dây cáp cũng phản ánh các phát triển công nghệ từ Công ước Rome khi đó chỉ trao quyền
cho các nhà phát sóng trong lĩnh vực truyền phát bằng phương tiện không dây.
(f) Hiệp định WIPO về quyền tác giả năm 1996
(Geneva)
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
35
Hiệp định WIPO về quyền tác giả là một thỏa ước đặc biệt theo Điều 20 của Công ước
Berne, chỉ ràng buộc đối với các quốc gia thành viên Liên minh Berne đã phê chuẩn nó.
Cùng với công ước anh em này của nó - Hiệp định WIPO về trình diễn và các bản ghi âm,
Hiệp định WIPO về quyền tác giả được thông qua tại Hội nghị Ngoại giao WIPO về các
vấn đề quyền tác giả và quyền kề cận tại Geneva ngày 20/12/1996. Nguồn gốc dẫn tới
Hội nghị Ngoại giao nằm ở quan niệm rằng Công ước Berne đã không thể đáp ứng được
đầy đủ trước sự đe dọa đối với sự toàn vẹn của luật về quyền tác giả và quyền kề cận do
các loại hình mới của công nghệ thông tin và truyền thông gây ra.
Đặc biệt, hai lĩnh vực liên quan trong phát triển công nghệ kể từ các lần sửa đổi Công ước
Berne tại Stockholm và Paris vào các năm 1967 và 1971 đã hối thúc việc triệu tập Hội
nghị Ngoại giao dẫn đến Hiệp định WIPO về quyền tác giả và Hiệp định WIPO về trình
diễn và các bản ghi âm. Thứ nhất, đã có khả năng sản xuất ra các tác phẩm có quyền tác
giả ở dạng kỹ thuật số; và thứ hai, đã có các phương tiện mới trong truyền dẫn và phân
phối tác phẩm, đặc biệt. là sự phát triển và sử dụng rộng rãi Internet. Kỹ thuật số khiến
cho việc tạo ra các bản sao tuyệt vời của tác phẩm trở nên vô cùng rẻ, dễ và nhanh cũng
như việc phân phối chúng được rộng rãi. Điều này có nghĩa là mức độ tổn thất kinh tế của
chủ sở hữu quyền tác giả cũng tăng lên đáng kể. Cùng với việc gia tăng phổ rộng và tốc
độ phân phối trên Internet, thì các tổn thất kinh tế này cũng tăng theo cấp lũy thừa. Tiềm
năng của loại hành vi này gây hại cho các tác giả và người sáng tạo trong khả năng kiểm
soát sự truyền bá tác phẩm của mình và thu được các bù đắp tài chính nhờ việc khai thác
tác phẩm và đã đánh trúng vào cốt lõi của luật về quyền tác giả và các quyền kề cận.
Đáp lại sự khiếm khuyết trong Công ước Berne và các thách thức do sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ gây nên, WIPO đã thành lập Hội đồng chuyên gia về Nghị định thư
có thể thi hành đối với Công ước Berne vào năm 1991, và trong năm 1992, thành lập Hội
đồng chuyên gia về Công cụ có thể thi hành đối với việc bảo hộ các quyền của người biểu
diễn và nhà sản xuất bản ghi âm. Giữa năm 1992 và 1996, hai Hội đồng chuyên gia này
đã tiến hành hàng loạt cuộc họp, ba cuộc họp cuối được đồng tổ chức và các phần thảo
luận của họ cũng được tổ chức chung. Tháng hai năm 1996, phiên họp chung áp chót của
các Hội đồng chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị triệu tập một Hội nghị Ngoại giao để
quyết định các điều khoản của các hiệp định trên cơ sở kết quả làm việc của các Hội
đồng. Kết quả là, tháng 5/1996, Ủy ban trù bị cho Hội nghị Ngoại giao, Đại hội đồng
WIPO và Hội nghị toàn thể Liên minh Berne đã quyết định triệu tập Hội nghị Ngoại giao
vào cuối năm đó. Các Hội đồng chuyên gia có trách nhiệm xây dựng nội dung dự thảo của
các hiệp định được đề xuất, nhưng câu hỏi cần chuẩn bị bao nhiêu dự thảo hiệp định thì
còn bỏ ngỏ. Các Hội đồng chuyên gia đưa ra đề xuất dự thảo cho 3 hiệp định tạo cơ sở
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
36
cho các thương lượng tại Hội nghị Ngoại giao. Ba dự thảo hiệp định này bao gồm: Hiệp
định về các vấn đề liên quan tới việc bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật; Hiệp
định về bảo hộ quyền của người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm; Hiệp định về sở
hữu trí tuệ đối với cơ sở dữ liệu.
(g) Hiệp định WIPO về trình diễn và các bản ghi âm (WPPT)
Hiệp định WIPO về trình diễn và các bản ghi âm (WPPT) được thông qua bởi Hội nghị
Ngoại giao WIPO về các vấn đề quyền tác giả và các quyền kề cận, được tổ chức vào
tháng 12/1996. Các quy định của Hiệp định này liên quan tới “chương trình nghị sự kỹ
thuật số” bao gồm: các quyền áp dụng đối với việc lưu giữ và truyền các buổi trình diễn
và bản ghi âm trong các hệ thống kỹ thuật số, các giới hạn và ngoại lệ đối với các quyền
trong một môi trường kỹ thuật số, các giải pháp công nghệ của việc bảo hộ các quyền
quản lý thông tin.
Trong Hiệp định WIPO về trình diễn và các bản ghi âm, các quy định liên quan tới sự
truyền dẫn trong các mạng kỹ thuật số được nêu tại các Điều 10 và 14, theo đó, người
trình diễn và nhà sản xuất bản ghi âm phải có “quyền tuyệt đối trong việc cho phép truyền
bá tới công chúng” các buổi trình diễn định hình trong các bản ghi âm và các bản ghi âm
của mình, “bằng phương tiện có dây hoặc không dây, theo cách thức mà công chúng có
thể tiếp cận được từ địa điểm và vào thời gian mà họ lựa chọn riêng“.
Phạm vi các quyền của người biểu diễn cũng tương tự như quy định tại Thỏa ước TRIPS;
nó chỉ mở rộng tới các trình diễn nghe trực tiếp và các trình diễn định hình trong các bản
ghi âm, ngoại trừ quyền phát sóng và truyền bá tới công chúng các buổi trình diễn trực
tiếp mà theo Điều 6(i) thì được mở rộng tới tất cả các loại trình diễn trực tiếp, không chỉ
là các trình diễn cho thính giả (như quy định tại câu thứ hai của Điều 14.1 Thỏa ước
TRIPS).
Hiệp định WIPO về trình diễn và các bản ghi âm trên thực tế quy định các quyền kinh tế
đối với người biểu diễn - quyền phát sóng và truyền bá tới công chúng các buổi trình diễn
chưa được định hình, quyền nhân bản và quyền cho thuê (Các Điều 6, 7 và 9) – tương tự
như các quyền được quy định trong Thỏa ước TRIPS (các Điều 14.1 và 14.4).
Điều 8(1) quy định rằng, người biểu diễn có quyền tuyệt đối trong việc cho phép truyền
bá tới công chúng bản gốc hoặc các bản sao buổi trình diễn của mình được định hình
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
37
trong các bản ghi, thông qua bán lẻ hoặc hình thức chuyển giao khác đối với quyền sở
hữu.
Hiệp định WIPO về trình diễn và các bản ghi âm quy định các quyền đối với nhà sản xuất
các bản ghi âm - quyền nhân bản và quyền cho thuê (các Điều 11 và 13) - tương tự như
các quyền đã được quy định theo Thỏa ước TRIPS (các Điều 14.2 và 14.4).
Điều 15 trên thực tế quy định một loại quyền tương tự về tiền thù lao đối với người biểu
diễn và nhà sản xuất bản ghi âm như Điều 12 của Công ước Rome (trừ trường hợp, trong
khi Hiệp định thì dành điều này cho luật quốc gia quyết định quyền này sẽ được trao cho
người biểu diễn, người sản xuất hay cả hai, thì Công ước lại quy định rằng quyền này phải
được trao cho cả hai, dưới hình thức một lần trả thù lao hợp lý) và với một phạm vi các
hạn chế tương tự như theo quy định tại Điều 16.1(a) của Công ước Rome.
Theo Điều 16(1) Hiệp định WIPO về trình diễn và các bản ghi âm, các quốc gia ký kết có
thể “quy định các hạn chế và ngoại lệ tương tự đối với việc bảo hộ người biểu diễn và nhà
sản xuất bản ghi âm như quy định trong các luật quốc gia của mình đối với việc bảo hộ
các tác phẩm văn học và nghệ thuật”. Quy định này giống như bản chất của Điều 15.2
Công ước Rome. Tuy nhiên, có một khác biệt quan trọng là Công ước Rome, tại Điều
15.1, còn quy định các hạn chế đặc biệt, độc lập so với các quy định trong các luật quốc
gia liên quan tới việc bảo hộ quyền tác giả. Ví dụ, việc sử dụng các trích đoạn ngắn để
báo cáo về các sự kiện hiện tại và việc ghi nhanh tạm thời của các tổ chức phát sóng, như
cũng quy định trong Công ước Berne, và khả năng hạn chế đối với việc sử dụng cá nhân
mà không có bất kỳ điều kiện gì tiếp theo, thì không phải là đối tượng phải “kiểm tra ba
bước” (“three-step test”).
Theo Điều 17 Hiệp định WIPO về trình diễn và các bản ghi âm, “thời hạn bảo hộ đối với
người biểu diễn sẽ kéo dài ít nhất đến hết 50 năm tính từ khi kết thúc năm mà buổi trình
diễn được định hình trong một bản ghi”. Thời hạn bảo hộ các bản ghi âm này khác với
thời hạn được quy định tại Thỏa ước TRIPS. Theo Điều 14.5 Thỏa ước TRIPS, thời hạn
50 năm luôn được tính từ khi kết thúc năm mà việc ghi âm được thực hiện, trong khi theo
Điều 17(2) Hiệp định WIPO về trình diễn và các bản ghi âm, thì thời hạn này được tính từ
khi kết thúc năm mà bản ghi âm được công bố, và chỉ khi không có công bố thì nó mới
được tính theo Thỏa ước TRIPS. Do việc công bố thông thường sẽ được thực hiện sau khi
định vị bản ghi, nên nhìn chung, thời hạn theo Hiệp định có phần dài hơn.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
38
Tài liệu tham khảo
Quyền tác giả và các quyền liên quan
Văn phòng quốc tế của WIPO, Các khái niệm cơ bản về quyền tác giả và các quyền liên
quan, WIPO/CR/GE/00/1, Tháng 10/2000 (International Bureau of WIPO, Basic Notions
of Copyright and Related Rights WIPO/CR/GE/00/1, October 2000)
Văn phòng quốc tế của WIPO, Các luật và hiệp định về quyền tác giả và các quyền liên
quan: (International Bureau of
WIPO, Copyright and Related Rights Laws and Treaties:
Văn phòng quốc tế của WIPO, Quyền tác giả và các quyền liên quan trong kỷ nguyên kỹ
thuật số, WIPO/CR/JKT/02/4, Tháng 4/2002 (International Bureau of WIPO, Copyright
and Related Rights in the Digital Era, WIPO/CR/JKT/02/4, April 2002)
Văn phòng quốc tế của WIPO, Âm nhạc trong kỷ nguyên kỹ thuật số, Ấn phẩm của
WIPO số 443, năm 2001 (International Bureau of WIPO, Music in the Digital Age, WIPO
Pub. No. 443, 2001)
Các hình thức thể hiện văn hóa truyền thống
M. Ficsor, Các nỗ lực cung cấp bảo hộ quốc tế cho tác phẩm dân gian bằng các quyền sở
hữu trí tuệ, Diễn đàn thế giới của WIPO-Unesco về bảo hộ các tác phẩm dân gian, Phuket,
Thailand, Tháng 4/1997 (M. Ficsor, Attempts to Provide International Protection for
Folklore by Intellectual Property Rights, WIPO-Unesco World Forum on the Protection
of Folklore, Phuket, Thailand, April 1997)
T. Janke, Ghi nhớ nền văn hóa - Nghiên cứu các trường hợp cụ thể về sở hữu trí tuệ và
các hình thức thể hiện văn hóa truyền thống, WIPO/GRTKF/Study/2, Tháng 12/2002 (T.
Janke, Minding Culture – Case Studies on Intellectual Property and Traditional Cultural
Expressions, WIPO/GRTKF/Study/2, December 2002)
P. V. Kutty, Nghiên cứu về bảo hộ các hình thức thể hiện dân gian,
WIPO/GRTKF/Study/1, Tháng 11/2002 (P. V. Kutty, Study on the Protection of
Expressions of Folklore, WIPO/GRTKF/Study/1, November 2002)
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
39
S. Ricketson, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật: 1886-1986,
London, 1987 (S. Ricketson, The Berne Convention for the Protection of Literary and
Artistic Works: 1886-1986, London, 1987)
W. Wendland, Sở hữu trí tuệ và bảo hộ các hình thức thể hiện văn hóa: Công việc của Tổ
chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), Molengrafica Series, Viện nghiên cứu tư pháp
Molengraaf, Trung tâm Luật Sở hữu trí tuệ (CIER), Utrecht, 2002 (W. Wendland,
Intellectual Property and the Protection of Cultural Expressions: The Work of the World
Intellectual Property Organization (WIPO), Molengrafica Series, Molengraaf Institute for
Private Law, Centre for Intellectual Property Law (CIER), Utrecht, 2002)
Diễn đàn thế giới của WIPO-Unesco về bảo hộ các tác phẩm dân gian, Phuket, Thailand,
Ấn phẩm của WIPO số 758, Tháng 4/1997 (WIPO-Unesco World Forum on the
Protection of Folklore, Phuket, Thailand, WIPO Pub. No 758, April 1997)
Văn phòng quốc tế của WIPO, Các yêu cầu và triển vọng về sở hữu trí tuệ đối với những
người nắm giữ tri thức truyền thống: Báo cáo của WIPO về các nhiệm vụ tìm kiếm thực
tế (1998-1999), Ấn phẩm của WIPO số 768, Tháng 4/2001 (International Bureau of
WIPO, Intellectual Property Needs and Expectations of Traditional Knowledge Holders:
WIPO Report on Fact-finding Missions (1998-1999), WIPO Pub. No 768, April 2001)
Văn phòng quốc tế của WIPO, Các phân tích vững chắc về bảo hộ pháp lý đối với các
hình thức thể hiện văn hóa truyền thống, WIPO/GRTKF/IC/5/3, Tháng 5/2003
(International Bureau of WIPO, Consolidated Analysis of the Legal Protection of
Traditional Cultural Expressions, WIPO/GRTKF/IC/5/3, May 2003)
Các hiệp định
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật - Berne Convention for
the Protection of Literary and Artistic Works
Văn phòng quốc tế của WIPO, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ
thuật 1886, sửa đổi tháng 9/1979, Ấn phẩm của WIPO số 287 (International Bureau of
WIPO, Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works 1886, as
amended up to September 1979, WIPO Pub. No. 287)
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
40
Hiệp định WIPO về quyền tác giả (WCT) và Hiệp định WIPO về trình diễn và các bản
ghi âm (WPPT) - WIPO Copyright Treaty (WCT) and WIPO Performances and
Phonograms Treaty (WPPT)
Văn phòng quốc tế của WIPO, Hiệp định WIPO về quyền tác giả (WCT), Ấn phẩm
WIPO số 226, 1996 (International Bureau of WIPO, WIPO Copyright Treaty (WCT),
WIPO Pub. No. 226, 1996)
Văn phòng quốc tế của WIPO, Giới thiệu về Hiệp định WIPO về quyền tác giả (WCT) và
Hiệp định WIPO về trình diễn và các bản ghi âm (WPPT), WIPO/CR/GE/00/3, Tháng
10/2000 (International Bureau of WIPO, Introduction to the WIPO Copyright Treaty
(WCT) and the WIPO Performances and Phonograms Treaty (WPPT),
WIPO/CR/GE/00/3, October 2000)
H. Olsson, Các hiệp định mới của WIPO. Hiệp định WIPO về quyền tác giả (WCT) và
Hiệp định WIPO về trình diễn và các bản ghi âm (WPPT) và ảnh hưởng của chúng tới
việc bảo hộ quyền tác giả, thực thi và đấu tranh chống lại nạn sao chép lậu trong môi
trường kỹ thuật số, WIPO/CR/BAK/00/1, Tháng 5/2000 (H. Olsson, The New WIPO
Treaties.WIPO Copyright Treaty (WCT) and WIPO Performances and Phonograms
Treaty (WPPT).and their Impact on Copyright Protection, Enforcement and Fighting
Piracy in the Digital Environment, WIPO/CR/BAK/00/1, May 2000)
Công ước Rome - Rome Convention
Văn phòng quốc tế của WIPO, Công ước quốc tế về bảo hộ người trình diễn, nhà sản xuất
bản ghi âm và các tổ chức phát sóng (Công ước Rome), Ấn phẩm WIPO số 328, 1961
(International Bureau of WIPO, International Convention for the Protection of
Performers, Producers of Phonograms and Broadcasting Organizations (Rome
Convention), WIPO Pub. No. 328, 1961)
Văn phòng quốc tế của WIPO, Công ước về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại
việc nhân bản trái phép các bản ghi của họ (Công ước Geneva về bản ghi), Ấn phẩm
WIPO số 288, 1971 (International Bureau of WIPO, Convention for the Protection of
Producers of Phonograms Against Unauthorized Duplication of Their Phonograms
(Geneva Phonograms Convention), WIPO Pub. No. 288, 1971)