Tài liệu mạng Lan

Phần1 Lý Thuyết Chương 1 Mạng Máy Tính I. Giới thiệu Mạng Máy Tính: 1.Khái niệm Mạng Máy Tính là một hệ thống máy tính gồm 2 hay nhiều máy tính kết nối với nhau bởi một đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó nhằm thu thập và chia sẻ tài nguyên cho nhau. Hay nói một cách cơ bản, mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính được kết nối với nhau theo một cách nào đó sao cho chúng có thể trao đổi thông tin qua lại với nhau.

doc48 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2388 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu mạng Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần1 Lý Thuyết Chương 1 Mạng Máy Tính I. Giới thiệu Mạng Máy Tính: 1.Khái niệm Mạng Máy Tính là một hệ thống máy tính gồm 2 hay nhiều máy tính kết nối với nhau bởi một đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó nhằm thu thập và chia sẻ tài nguyên cho nhau. Hay nói một cách cơ bản, mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính được kết nối với nhau theo một cách nào đó sao cho chúng có thể trao đổi thông tin qua lại với nhau. Mô hình mạng cơ bản Mục đích của việc sử dụng mạng máy tính Trao đổi được thông tin với nhau. Tận dụng tối đa các tài nguyên chung như dữ liệu chung, máy in chung, máy vẽ. Thống nhất về dữ liệu trong một đối tượng (cơ quan, xí nghiệp ). Về cơ bản, một mạng máy tính là một số các máy tính được kết nối với nhau theo một cách nào đó. Khác với các trạm truyền hình chỉ gửi thông tin đi, các mạng máy tính luôn hai chiều, sao cho khi máy tính A gửi thông tin tới máy tính B thì B có thể trả lời lại cho A. Từ nhiều máy tính riêng rẽ, độc lập với nhau, nếu ta kết nối chúng lại thành mạng máy tính thì chúng có thêm những ưu điểm sau: Lợi ích của mạng Mạng máy tính ra đời xuất phát từ nhu cầu muốn chia sẻ và dùng chung dữ liệu. Không có hệ thống mạng thì dữ liệu trên các máy tính độc lập muốn chia sẻ với nhau phải thông qua việc in ấn hay sao chép qua đĩa mềm, CD ROOM,…điều này gây rất nhiều bất tiện cho người dùng. Các máy tính được kết nối thành mạng cho phép các khả năng: Sử dụng chung các công cụ tiện ích. Chia sẻ kho dữ liệu dùng chung. Tăng độ tin cậy của hệ thống. Trao đổi thông điệp , hình ảnh. Dùng chung các thiết bị ngoại vi ( máy in, máy vẽ, Fax, modem…). Giảm thiểu chi phí và thời gian đi lại. Nói một cách chi tiết thì: Nhiều người có thể dùng chung một phần mềm tiện ích. Một nhóm người cùng thực hiện một đề án nếu nối mạng họ sẽ dùng chung dữ liệu của đề án, dùng chung tệp tin chính (master file) của đề án, họ trao đổi thông tin với nhau dễ dàng. Dữ liệu được quản lý tập trung nên an toàn hơn, trao đổi giữa những người sử dụng thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn. Người sử dụng trao đổi với nhau thư tín dễ dàng (E-mail) và có thể sử dụng hệ thống mạng như là một công cụ để phổ biến tin tức, thông báo về một chính sách mới, về nội dung buổi họp, về các thông tin kinh tế khác như giá cả thị trường, tin rao vặt (muốn bán hoặc muốn mua một cái gì đó), hoặc sắp xếp thời khoá biểu của mình chen lẫn với thời khoá biểu của những người khác,... Một số người sử dụng không cần phải trang bị máy tính đắt tiền (chi phí thấp mà chức năng lại mạnh). Mạng máy tính cho phép người lập trình ở một trung tâm máy tính khác đang rỗi, sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của hệ thống. Rất an toàn cho dữ liệu và phần mềm vì phần mềm mạng sẽ khoá các tệp tin (files) khi có những người không đủ quyền hạn truy xuất các tệp tin và thư mục đó. Mạng máy tính là cách ít tốn kém nhất để sử dụng chung các thiết bị như: máy chủ (server), máy tính (computer), máy in (printer), modem, ... được kết nối với nhau thông qua cable. Mạng máy tính sẽ giúp bạn làm việc tập thể thay vì phải làm việc trên môi trường độc lập. Khi nối mạng, bạn có thể sử dụng chung dữ liệu (data), phần mềm (software), các thiết bị ngoại vi như: modem, fax, Internet, đĩa cứng (HDD), CD-ROOM và các thiết bị lưu trữ khác. Một mạng nhỏ ở mức độ cơ bản nhất chỉ gồm hai máy tính kết nối với nhau bằng cable; Còn một dạng lớn có thể kết nối hàng ngàn máy tính và thiết bị ngoại vi theo cấu hình khác nhau. Ngoài ra, mạng giúp chúng ta làm việc và sử dụng thời gian hiệu quả hơn, với một mạng chúng ta có thể: Chia sẻ kết nối Internet DSL, cáp băng rộng tốc độ cao vì vậy tất cả người sử dụng có thể lướt web đồng thời. Trong khi người khác lướt web bạn vẫn có thể truy nhập vào tài khoản e-mail cá nhân của mình. Chia sẻ tất cả các loại file bao gồm nhạc, ảnh kỹ thuật số và các loại tài liệu khác. Tạo thư viện lưu trữ ảnh, nhạc, và tất cả các file tại một vị trí. Có thể xem ảnh kỹ thuật số và nghe nhạc tại bất kỳ đâu trong nhà của bạn. Bảo vệ máy tính khỏi sự tấn công từ bên ngoài Internet như các loại Virus. Nghe nhạc, chơi game trực tuyến hay chuyện trò với bạn bè hoặc bất kỳ ai tại bất kỳ đâu trên thế giới qua mạng Internet. Tiết kiệm tiền bạc và thời gian nhờ khả năng chia sẻ các máy in, Scanner và các thiết bị ngoại vi khác qua mạng. Chia sẻ không gian lưu trữ và truy nhập file dữ liệu trên một máy tính khác thông qua mạng LAN khi ổ cứng trên máy tính của bạn đã đầy dữ liệu 2. Các thành phần của mạng a. Máy chủ (server) Máy chủ là máy có cấu hình cao, thông thường máy chủ được thiết kế trong một công việc chuyên dụng tùy vào chức năng đặt tên máy server.Đối với những máy chủ chuyên dụng thì có tốc độ truyền thông tin nhanh và hoạt động tốt giá thành cao. ví dụ : file server, mail server, web server………… b. Máy trạm (client) Máy trạm là máy tham gia kết nối mạng được sử dụng với mục đích là khai thác mạng. Đối với máy tính để tham gia kết nối được mạng thì cần phải có card mạng tùy thuộc vào yêu cầu của người sử dụng mà máy trạm có cấu hình cao hay thấp. c. Card mạng (NIC – Netword Interface Card) Cho phép giao tiếp và hỗ trợ máy tính có thể tham gia vào mạng. các loại card mạng phổ biến : Tenda, Realtek, Planet………… Card mạng d. Các thiết bị kết nối - Hub : là một thiết bị dùng để kết nối nhiều máy tính tạo nên sơ đồ mạng hình sao. Hub Repeater : là thiết bị trung gian dùng để liên kết mạng, là thiết bị có thể khuyếch đại tín hiệu, loại bỏ tín hiệu nhiễu và méo khôi phục lại tín hiệu ban đầu. Repeater - Switch : cũng tương tự như Hub dùng để kết nối nhiều máy tính vào mạng theo sơ đồ hình sao. Tuy nhiên điểm khác biệt là khả năng chọn đường của switch tốt hơn. Switch e. Cable mạng Cable mạng là đường truyền vật lý dùng để truyền tín hiệu giữa hai máy tính và giữa các máy tính trong mạng. Cable mạng các loại cable sau: - Cable đồng trục (Coaxial Cable) - Cable xoắn đôi (Twisted Pair Cable) - Cable quang (Fiber Optic Cable) f. Các phụ kiện khác - Đầu nối RJ45 BNC – connect T connect II. Phân loại mạng Theo quy mô và khoảng cách Theo vai trò Theo tôpô mạng Theo quy mô và khoảng cách tùy vào khoảng cách và vị trí địa lý mà người ta có thể phân loại mạng thành các mạng sau: Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network) - Mạng cục bộ là mạng được cài đặt trong phạm vi nhỏ hẹp. ví dụ: một tòa nhà , một công ty , một văn phòng………… Bán kính tối đa là vài trăm mét luôn nhỏ hơn 1000m. Số lượng các máy trạm từ vài chục đến vài trăm máy. Mạng thành phố (MAN – Metropolitan Area Network) Mạng thành phố là mạng được thiết kế trong một thành phố , một khu đô thị hay một khu trung tâm kinh tế văn hóa xã hội. Nó được kết nối bởi nhiều mạng LAN Bán kính tối đa giữa các máy lên tới hàng trăm km. Số lượng các máy lên tới hàng nghìn máy. Có sự kết hợp của công nghệ viễn thông Mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network) Mạng diện rộng là mạng được lắp đặt trong một quốc gia phục vụ cho một công ty siêu quốc gia. Bán kính hoạt động lớn. Được kết hợp bởi mạng LAN và mạng WAN. Nó được sử dụng cơ sở hạ tầng của công nghệ viễn thông. Mạng toàn cầu (GAN – Global Area Network) Mạng toàn cầu là mạng được lắp đặt trong phạm vi châu lục hoặc nhiều quốc gia được sử dụng cơ sở hạ tầng của công nghệ viễn thông và vệ tinh Phân loại theo vai trò và khả năng Mạng ngang hàng (peer – to – peer) các máng trong mạng có vai trò khả năng như nhau. Các máy trong mạng vừa có thể giữ vai trò là client vừa là server. Đối với mô hình mạng này chỉ phù hợp trong quy mô nhỏ số lượng máy ít Mạng khách chủ (client / server) Có ít nhất một máy có chức năng là máy server có nhiệm vụ cung cấp quản lý điều hành hệ thống mạng. Các máy trạm phải chịu sự giám sát của máy chủ. Mạng hỗn hợp Là mạng kết hợp của mạng client / server và peer – to – peer Phân loại theo tôpô mạng(tôpôlôgy – tôpô) Mạng đường thẳng (Bus) Mạng đường thẳng là các máy tính kết nối với nhau trên một đường thẳng. Mạng vòng(Ring) Mạng vòng cũng tương tự như mạng đường thẳng nhưng hai điểm đầu và điểm cuối được nối lại với nhau thành một vòng tròn khép kín. Mạng hình sao (Star) Các máy tính được nối với các thiết bị Switch hoặc Hub để tạo nên mạng hình sao khi đó Switch và Hub sẽ là các thiết bị trung tâm. Mạng Mesh Là mạng mỗi một máy tính có một đường truyền riêng đến mỗi máy tính trong mạng. Mạng hỗn hợp Là mô hình mạng được kết nối bởi nhiều hình trạng mạng trên. III. Kiến trúc mạng cục bộ Dạng đường thẳng (BUS) * Sơ đồ: Mô hình mạng Bus * Đặc điểm : Dạng đường thẳng (Bus) là dạng mà tất cả các máy tính đều được nối với nhau trên một trục đường chính. Hay còn được gọi là sương sống (Backborne). Đường truyền này được giới hạn bởi hai đầu nối đặc biệt người ta gọi là thiết bị đầu cuối (Terminator). Mỗi trạm được nối với trục chính qua một đầu nối chữ T (T – Conector). Khi một trạm truyền dữ liệu tín hiệu sẽ được truyền trên cả hai chiều của một đường truyền theo từng gói (packets) một. Mỗi gói sẽ chứa địa chỉ máy nhận. Các máy trạm khi thấy dữ liệu đi qua sẽ kiểm tra địa chỉ máy nhận xem có địa chỉ của máy mình không nếu đúng thì nhận dữ liệu không đúng thì bỏ qua như vậy với mạng dạng đường thẳng có kiểu kết nối là một điểm với đa điểm. * Ưu điểm: Dễ lắp đặt , tốn ít dây cáp Chi phí thấp * Nhược điểm: Tính ổn định kém, nếu lưu lượng nhiều gây ra nghẽn mạng Khi một máy hỏng thì toàn bộ hệ thống mạng ngừng hoạt động Dạng vòng (RING) * Sơ đồ Mô hình mạng Ring * Đặc điểm: Dạng vòng được bố trí theo hình xoay vòng. Dây cáp được thiết kế theo một vòng tròn khép kín theo phương thức một điểm - một điểm. Tín hiệu chạy chung quanh vòng theo một chiều nào đó qua đó mỗi một trạm có thể nhận và truyền dữ liệu theo vòng một chiều, dữ liệu được truyền theo từng gói một. Mỗi gói dữ liệu đều mang địa chỉ của trạm đích mỗi trạm khi nhận dữ liệu sẽ kiểm tra nếu đúng với địa chỉ IP của mình sẽ nhận gói dữ liệu đó còn không sẽ chuyển cho trạm tiếp theo cứ như vậy gói dữ liệu sẽ đến được đích. * Ưu điểm: Dạng mạng này không tốn dây mạng Không gây ách tắc mạng * Nhược điểm: Đường dây khép kín nếu bị ngắt ở một trạm thì toàn bộ hệ thống mạng sẽ ngừng hoạt động Các giao thức để truyền dữ liệu phức tạp Dạng hình sao (STAR) * Sơ đồ Mô hình mạng Star * Đặc điểm: Mạng hình sao là mạng mà tất cả các máy trạm được kết nối vào một thiết bị trung tâm. Thiết bị trung tâm có vai trò nhận dữ liệu từ máy trạm và chuyển dữ liệu đó xuống trạm đích. Phương thức kết nối một điểm – một điểm. Thiết bị trung tâm có thể là bộ chuyển mạch (Switch), phân kênh (Hub), chọn đường (Router). * Ưu điểm: Khi một máy trong mạng bị lỗi không ảnh hưởng đến máy khác Lắp đặt đơn giản , dễ dàng cấu hình lại (thêm bớt máy trạm) Kiểm soát lỗi và sửa lỗi đơn giản dễ dàng Với sơ đồ mạng này không gây ách tắc mạng * Nhược điểm: Tốn nhiều dây cáp Đường truyền nối một trậm với thiết bị trung tâm hạn chế (với công nghệ hiện nay khoảng cách chỉ là 100m) Khả năng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc và thiết bị trung tâm Khi thiết bị trung tâm có sự cố thì tất cả hệ thống mạng hỏng IV. Mô hình OSI Giới thiệu về tổ chức ISO ISO ( Internatanal Standard Organization ) tổ chức tiêu chuẩn quốc tế được thành lập năm 1947 Đến năm 1984 đưa ra mô hình tham chiếu OSI (Open System Interconnection ) mô hình tham chiếu liên kết mở Mô hình OSI gồm có 7 tầng Mô hình OSI Mô hình OSI được xây dựng nhằm mục đích mở rộng thông tin giữa hệ thống mạng khác nhau mà không cần đòi hỏi có sự thay đổi về phần cứng hay phần mềm Mô hình OSI không phải là giao thức mạng mà chỉ là mô hình tham chiếu Mô hình chỉ ra nhiệm vụ và chức năng của từng tầng Mô hình OSI Mô hình OSI bảy tầng Quá trình truyền dữ liệu trong OSI Hệ thống A Hệ thống B Data P Data S P Data T S P Data N T S P Data D N T S P Data 010111001 Data P Data S P Data T S P Data N T S P Data D N T S P Data 010111001 Write 010111001 Chức năng các tầng trong mô hình Tầng vật lý ( Physical Layer) Là tầng thứ nhất trong mô hình 7 tầng OSI Đó là tầng mô tả đặc trưng về điện vật lý như mức điện áp trong quá trình truyền các dãy bit theo giá trị nhị phân các đầu nối các loại cáp các thiết bị vật lý như hub, repeater. Là tầng phải đảm bảo việc khi ta truyền bit 1 thì bên nhận cũng phải nhận bit 1. Khi truyền bit 0 thì bên nhận cũng phải nhận bit 0. Khác với tầng khác tầng vật lý không có phần head chứa thông tin điều khiển dữ liệu truyền theo các dòng bit. ð Tóm lại: Tầng vật lý là tầng đảm bảo việc truyền dữ liệu dưới dạng bit qua các môi trường vật lý. Tầng liên kết dữ liệu (Data Link Layer) Đây là tầng thứ 2 trong mô hình OSI. Là tầng chuyển các khung (frame) dữ liệu từ tầng mạng xuống tầng vật lý. Đây là tầng quy định các dạng thức kích thước địa chỉ máy gửi, máy nhận của gói tin được chuyển đi. Cấu trúc của khung truyền: Des ID Sender ID Control Data CRC Tầng này quy định các giao thức phương thức truyền tin Có 2 loại giao thức: + Giao thức hướng ký tự + Giao thức truyền bit Có 2 phương thức: + Một điểm – một điểm + Một điểm – nhiều điểm Ngoài ra tầng này còn cung cấp các phát hiện các lỗi cách sửa lỗi để đảm bảo dữ liệu chuyển đi giống hoàn toàn bên gửi. Nếu có 1 lỗi không sửa được thì tầng liên kết dữ liệu phải chỉ ra được lỗi đó và thông báo cho nơi gửi biết gói tin đó có lỗi ở chỗ nào để có thể gửi lại. Tầng này được chi làm 2 tầng con: + Tầng MAC (Media Access Control) điều khiển truy cập truyền thông Là tầng tách các gói tin thành các khung + Tầng LLC (Logic Link Control) điều khiển liên kết logic Là tầng điều khiển lưu lượng phát hiện và chuyển lại các gói tin bị bỏ Các thiết bị được sử dụng trong tầng này : switch, bridge. ð Tóm lại: Tầng liên kết dữ liệu là tầng trách nhiệm về liên kết, hủy bỏ, duy trì các liên kết dữ liệu ngoài ra còn kiểm soát lỗi. Tầng mạng ( Network Layer) Đây là tầng thứ 3 trong mô hình OSI. Nó đáp ứng yêu cầu của tầng giao vận và gửi yêu cầu dịch vụ tới tầng Data link. Tầng mạng lập địa chỉ cho các công việc diễn dịch địa chỉ và tên logic sang địa chỉ vật lý đồng thời nó cũng chịu trách nhiệm gửi các gói tin từ đầu này sang đầu kia với công nghệ chuyển mạch sử dụng 2 cách: + Datagram + Virtual Cricuit (mạch ảo) Ngoài ra nó còn định tuyến (chọn đường) điều khiển lưu lượng dữ liệu phân loại và hợp loại, kiểm soát lỗi. Thiết bị định tuyến (Router) là thiết bị được sử dụng trong tầng này ð Tóm lại: Chức năng chính của tầng này là thực hiện việc chọn đường chuyển tiếp thông tin với công nghệ chuyển mạch tích hợp kiểm soát luồng dữ liệu cắt, hợp dữ liệu nếu cần. Tầng giao vận (Transport Layer) Đây là tầng thứ 4 trong mô hình OSI. Nó chịu trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu dịch vụ từ tầng Phiên và gửi yêu cầu đối với tầng mạng thực hiện việc truyền dữ liệu giữa 2 đầu nút. Thực hiện việc kiểm soát lỗi kiểm soát luồng từ máy này đến máy khác đảm bảo gói tin không bị lỗi và theo đúng trình tự và không bị mất mats dữ liệu trong quá trình truyền. Thực hiện việc phân kênh, hợp kênh nếu cần Dữ liệu ở tầng này được gọi là đoạn (segment) Hai giao thức được sử dụng trong tầng này là TCP (Tramission Control Photocol) UDP (User Datagram Photocol). ð Tóm lại: Tầng giao vận là tầng chịu trách nhiệm truyền dữ liệu kiểm soát lỗi, luồng giữa 2 đầu nút thực hiện việc gép kênh và phân kênh. Tầng phiên (Session Layer) Là tầng thứ 5 trong mô hình OSI. Nó đáp ứng yêu cầu dịch vụ của tầng trình diễn và gửi yêu cầu dịch vụ tới tầng giao vận. Tầng này cung cấp cơ chế quản lý các tiến trình ứng dụng của người dùng cuối. Thiết lập, duy trì đánh dấu điểm hoàn thành. Trì hoãn hủy bỏ kết thúc hoặc khởi động lại nếu cần Tầng này giải quyết những vấn đề về đồng bộ hóa đảm bảo cho các phiên bản không nhất quán của dữ liệu . ð Tóm lại: Tầng phiên có chức năng chính là thiết lập quản lý và chấm dứt kết nối giữa các ứng dụng đồng bộ hóa các ứng dụng. Tầng trình diễn (Presentation Layer) Là tầng thứ 6 trong mô hình OSI. Nó đáp ứng yêu cầu dịch vụ của tầng ứng dụng và gửi yêu cầu đối với tâng phiên. Tầng này chịu trách nhiệm phân phát định dạng dữ liệu cho tầng ứng dụng. Tầng này thực hiện các chức năng chính sau: + Dịch các mã ký tự ASCII sang EBIDIC + Chuyển đổi dữ liệu số + Giải nén và nén để giải dữ liệu truyền trên mạng + Mã hóa và giải mã để đảm bảo việc bảo mật dữ liệu trên mạng ð Tóm lại: Tầng này giải quyết các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ, cú pháp, ngữ nghĩa của thông tin gửi đi. Tầng ứng dụng (Application Layer) Đây là tầng thứ 7 trong mô hình OSI. Cũng chính là tầng giao diện đối với người dùng. Tầng ứng dụng cung cấp các chức năng sau: + Chia sẻ tài nguyên và thiết bị + Truy cập máy in từ xa + Quản lý mạng + Truy cập file từ xa Các giao thức được sử dụng ở tầng này: HTTP (Siêu liên kết văn bản), FTP (Truyền file), DNS (Hệ thống quản lý tên miền), SMTP (Quản lý thư đơn giản). ð Tóm lại: Chức năng chính của tầng này là cung cấp phương tiện để người sử dụng có thể truy cập vào môi trường OSI đồng thời cung cấp các dịch vụ phân tán thông tin. V. Các loại cáp mạng 1. Cáp đồng trục (coaxial cable) Cable đồng trục * Cấu tạo gồm: Lõi là một dây dẫn trung tâm: có thể là một sợi hoặc nhiều sợi đồng bện lại với nhau. Một lớp cách điện: giữa dây dẫn phía ngoài và dây dẫn phía trong Dây dẫn ngoài: bao quanh dây dẫn trung tâm dưới dạng dây đồmông bện, dây dẫn này có nhiệm vụ bảo vệ dây dẫn trung tâm khỏi nhiễu điện từ và được nối đất để chống nhiễu. Ngoài cùng là lớp vỏ Plastic để bảo vệ cáp Cáp đồng trục có 2 loại: + Cáp đồng trục mỏng (Thin Coaxial Cable) có đường kính 6mm chiều dài tối đa là 185m. + Cáp đồng trục dày (Thick Coaxial Cable) có đường kính khoảng 13mm có chiều dài tối đa là 500m. Đặc điểm : Tốc độ truyền 10mbps Khoảng cách truyền từ 180 – 500m Chống nhiễu tốt Giá cáp đồng trục mỏng rẻ, còn cáp đồng trục dày đắt Sử dụng trong kiến trúc mạng Bus, Ring Các đầu nối khác : T- connect, Terminator. 2. Cáp xoắn đôi (Twisted Pair Cable) Cable xoắn đôi * Cấu tạo: Gồm 8 sợi dây đồng (mỗi sợi có vỏ bọc cách điện riêng) được xoắn lại với nhau thành từng cặp đôi một. Nhiệm vụ tránh nhiễu cho các cặp dây khác và tất cả được bọc bởi một lớp nhựa hay cao su ngoài cùng. Mỗi sợi được sơn màu để phân biệt. - Có 2 loại cáp xoắn đôi + Cáp có vỏ bọc chống nhiễu (STP – Shield Twisteed Pair) ð Cấu tạo: Gồm 4 cặp dây xoắn với nhau và được phủ bên ngoài một lớp vỏ bằng kim loại. Lớp vỏ này có chức năng chống nhiễu từ bên ngoài và chống phát xạ nhiễu bên trong, lớp chống nhiễu này được nối đất để tránh nhiễu. Ngoài cùng là lớp vỏ cao su bảo vệ ð Đặc điểm: Tốc độ : về lý thuyết đạt 500mbps nhưng thực tế thấp hơn nhiều chỉ đạt 155mbps với chiều dài cáp là 100m. Chống nhiễu tốt (có lớp chống nhiễu) Giá đắt hơn cáp không có vỏ bọc chống nhiễu Sử dụng trong sơ đồ mạng Star Các đầu nối DIN (DB-9) Sử dụng Hub hoặc Switch để nối nhiều hơn 2 máy tính vào mạng + Cáp không có vỏ bọc chống nhiễu (UTP – Unshield Twisted Pair) ð Cấu tạo: Tương tự như STP nhưng không có lớp vỏ bọc kim loại chống nhiễu bên ngoài ð Đặc điểm : Tốc độ truyền 100mbps Khoảng cách 100m Chống nhiễu không tốt Giá rẻ Sử dụng trong sơ đồ Star Các đầu nối RJ45 Sử dụng Hub hoặc Switch để nối nhiều hơn 2 máy tính vào mạng ð Cáp UTP có 6 loại : Loại 1 và 2(cat 1 và cat 2) thường được dùng cho truyền thoại (truyền âm thanh) và những đường truyền tốc độ thấp(tốc độ 4mbps). Loại 3 (cat 3) tốc độ truyền dữ liệu khoảng 16mbps nó là chuẩn cho hầu hết các mạng điện thoại. Loại 4 (cat 4) thích hợp cho đường truyền 20mbps Loại 5 (cat 5) thích hợp cho đường truyền 100mbps Loại 6 (cat 6) thích hợp cho đường truyền 300mbps 3.Cáp quang ( Fiber Optic Cable) Cable quang * Cấu tạo: - Một sợi cáp quang gồm 3 phần: lõi, lớp bảo vệ và vỏ áo ngoài - Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hay Plastic đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng - Tín hiệu truyền trong cáp quang là ánh sáng thay vì tín hiệu điện như ở cáp đồng. * Đặc điểm : - Tốc độ truyền 2gbps - Khoảng cáh vài km - Không bị nhiễu âm - Giá thành cao - Cần các thiết bị NIC và đầu nối riêng VI. Các chuẩn bấm dây mạng Có 2 chuẩn bấm là: Chuẩn A Chuẩn B Trắng Xanh lá cây Trắng Cam Xanh Lá Cây Cam Trắng Cam Trắng Xanh lá cây Xanh dương Xanh dương Trắng xanh dương Trắng xanh dương Cam Xanh Lá Cây Nâu Nâu Cách bấm: Nếu ta nối máy tính với máy tính thì bấm chéo một đầu chuẩn A đầu còn lại là chuẩn B và ngược lại. Đồng đẳng thì bấm chéo Nếu ta nối máy tính với Switch hoặc Hub thì nối thẳng cả hai đầu đều là chuẩn A hoặc cả 2 đầu đều là chuẩn B. Khác đẳng thì bấm thẳng Nếu ta nối Hub với Switch thì bấm chéo một đầu chuẩn A còn một đầu chuẩn B và ngược lại. Nhưng ví dụ như máy tính và Router ở cùng một tầng trong mô hình OSI thì vẫn bấm chéo VII. Giao thức TCP/IP Họ giao thức TCP/IP Lịch sử giao thức Giao thức TCP/IP ra đời gắn liền với sự ra đời của internet mà tiền thân là mạng ARPAnet do bộ quốc phòng Mỹ tạo ra. Đây là giao thức được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay vì tính mở rộng của nó Ở đây sử dụng 2 giao thức chủ yếu : TCP (Transmission Control Protocol giao thức điều khiển truyền thông) và IP (Internet Protocol) Hiện nay chúng nhanh chóng được đón nhận và được phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu với mục tiêu xây dựng và phát triển một hệ thống mạng truyền thông mở rộng khắp thế giới mà ngày nay người ta gọi là internet. Năm 1981 giao thức TCP ra đời phiên bản 4 hay gọi là Ipv4(Version). Đến 1994 phiên bản 6 ra đời khắc phục những yếu điểm của phiên bản 4. Tổng quan về giao thức TCP/IP Giao thức TCP/IP ra đời nhằm thực hiện 2 mục tiêu + Mục tiêu thứ nhất: cho phép kết nối nhiều hệ thống mạng không đồng nhất với nhau + Mục tiêu thứ 2: cho phép truyền thông qua môi trường mạng diện rộng Mô hình giao thức TCP/IP Application Transport Internet Networ Access Mô hình giao thức TCP/IP là giản lược của mô hình OSI Application Transport Internet Network Access FTP, SMTP, SNMP,Telnet TCP, UDP IP ICMP ARP RARP Network Interface and Hardwark Các giao thức thực hiện trong các tầng So sánh mô hình OSI và giao thức TCP/IP Application Transport Internet Network Access Application Presentation Session Transport Network Data Link Physical TCP/IP OSI Giống nhau: Cả hai kiến trúc đều có phân tầng Đều có tầng Application mặc dù ở mỗi dịch vụ ở mỗi lớp là khác nhau Đều có lớp Transport Đều sử dụng kỹ thuật chuyển gói tin Khác nhau Mô hình TCP/IP có sự kết hợp của 2 lớp Session và Presentation vào tầng Application Mô hình TCP/IP kết hợp 2 tầng Data Link và Physical vào một tầng Mô hình TCP/IP đơn giản hơn rất nhiều so với mô hình OSI bởi có ít tầng hơn Nghi thức TCP/IP được chuẩn hóa và sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Chương 2 Thiết Kế Mạng Lan Các tiến trình xây dựng mạng Thu thập yêu cầu khách hàng Mục đích Xây dựng hệ thống mạng mà khách hàng mong muốn Phương pháp Phỏng vấn khách hàng hoặc phỏng vấn nhân viên sử dụng máy tính Đối tượng phỏng vấn: là các đối tượng chuyên môn không sâu về mạng Ta có thể đặt ra một số câu hỏi thường gặp cho người sử dụng mạng như: Thiết lập mạng để làm gì ? sử dụng với mục đích gì ? Các máy tính nào để nối mạng ? Ai sẽ là người sử dụng mạng ? Mức độ sử dụng mạng như thế nào ? Trong thời gian hoạt động 3 – 5 năm có mở rộng thêm mạng hay không ? nếu có thì ở vị trí nào ? ở đâu ? với số lượng là bao nhiêu ? Chú ý : Một công việc cũng hết sức quan trọng trong giai đoạn này là “Quan sát thực địa” để xác định những nơi mạng sẽ đi qua, khoảng cách xa nhất giữa hai máy tính trong mạng, dự kiến đường đi của dây mạng, quan sát hiện trạng công trình kiến trúc nơi mạng sẽ đi qua. Thực địa đóng vai trò quan trọng trong việc chọn công nghệ và ảnh hưởng lớn đến chi phí mạng. Chú ý đến ràng buộc về mặt thẩm mỹ cho các công trình kiến trúc khi chúng ta triển khai đường dây mạng bên trong nó. Giải pháp để nối kết mạng cho 2 tòa nhà tách rời nhau bằng một khoảng không phải đặc biệt lưu ý. Sau khi khảo sát thực địa, cần vẽ lại thực địa hoặc yêu cầu khách hàng cung cấp cho chúng ta sơ đồ thiết kế của công trình kiến trúc mà mạng đi qua. Trong quá trình phỏng vấn và khảo sát thực địa, đồng thời ta cũng cần tìm hiểu yêu cầu trao đổi thông tin giữa các phòng ban, bộ phận trong cơ quan khách hàng, mức độ thường xuyên và lượng thông tin trao đổi. Điều này giúp ích ta trong việc chọn băng thông cần thiết cho các nhánh mạng sau này. Phân tích yêu cầu Xây dựng được bảng “đặc tả hệ thống mạng” Kiểm tra dịch vụ trên mạng Mô hình mạng là gì ? Mức độ an toàn Giằng buộc về băng thông tối thiểu Thiết kế giải pháp Mục đích Thực hiện yêu cầu đạt ra ở phần 2 Các yếu tố phụ thuộc Kinh phí dành cho hệ thống mạng Công nghệ trên thị trường Thói quen về công nghệ của khách hàng Yêu cầu về tính ổn định Tùy thuộc vào mỗi khách hàng cụ thể mà thứ tự ưu tiên, sự chi phối của các yếu tố sẽ khác nhau dẫn đến giải pháp thiết kế sẽ khác nhau. Tuy nhiên các công việc mà giai đoạn thiết kế phải làm thì giống nhau. Chúng được mô tả như sau: Thiết kế sơ đồ mạng ở mức luận lý Chọn mô hình mạng, giao thức mạng, cấu hình thành phần Kiểm tra dịch vụ có sử dụng mail, web… hay không ? Phân chia mạng con Mô hình mạng được chọn phải hỗ trợ được tất cả các dịch vụ đã được mô tả trong bảng Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng. Mô hình mạng có thể chọn là Workgroup hay Domain (Client / Server) đi kèm với giao thức TCP/IP, NETBEUI hay IPX/SPX. Ví dụ: Một hệ thống mạng chỉ cần có dịch vụ chia sẻ máy in và thư mục giữa những người dùng trong mạng cục bộ và không đặt nặng vấn đề an toàn mạng thì ta có thể chọn Mô hình Workgroup. Một hệ thống mạng chỉ cần có dịch vụ chia sẻ máy in và thư mục giữa những người dùng trong mạng cục bộ nhưng có yêu cầu quản lý người dùng trên mạng thì phải chọn Mô hình Domain. Nếu hai mạng trên cần có dịch vụ mail hoặc kích thước mạng được mở rộng, số lượng máy tính trong mạng lớn thì cần lưu ý thêm về giao thức sử dụng cho mạng phải là TCP/IP. Mỗi mô hình mạng có yêu cầu thiết đặt cấu hình riêng. Những vấn đề chung nhấtkhi thiết đặt cấu hình cho mô hình mạng là: Định vị các thành phần nhận dạng mạng, bao gồm việc đặt tên cho Domain, Workgroup, máy tính, định địa chỉ IP cho các máy, định cổng cho từng dịch vụ. Phân chia mạng con, thực hiện vạch đường đi cho thông tin trên mạng. Xây dựng chiến lược khai thác và quản lý tài nguyên Phân chia quyền cho người dùng, nhóm người dùng Thiết kế sơ đồ mạng ở mức vật lý Đưa ra được mô hình mạng dựa vào khảo sát thực địa và sơ đồ ở mức vật lý Thiết bị: Hub, Switch, Router, PC, Modem ð Đưa ra dự trù kinh phí để mua sắm Chọn hệ điều hành mạng và các chương trình phần mềm ứng dụng Một mô hình mạng có thể được cài đặt dưới nhiều hệ điều hành khác nhau. Chẳng hạn với mô hình Domain, ta có nhiều lựa chọn như: Windows NT, Windows 2000, Netware, Unix, Linux,... Tương tự, các giao thức thông dụng như TCP/IP, NETBEUI, IPX/SPX cũng được hỗ trợ trong hầu hết các hệ điều hành. Chính vì thế ta có một phạm vi chọn lựa rất lớn. Quyết định chọn lựa hệ điều hành mạng thông thường dựa vào các yếu tố như: Giá thành phần mềm của giải pháp. Sự quen thuộc của khách hàng đối với phần mềm. Sự quen thuộc của người xây dựng mạng đối với phần mềm. Hệ điều hành là nền tảng để cho các phần mềm sau đó vận hành trên nó. Giá thành phần mềm của giải pháp không phải chỉ có giá thành của hệ điều hành được chọn mà nó còn bao gồm cả giá thành của các phầm mềm ứng dụng chạy trên nó. Hiện nay có 2 xu hướng chọn lựa hệ điều hành mạng: các hệ điều hành mạng của Microsoft Windows hoặc các phiên bản của Linux. Sau khi đã chọn hệ điều hành mạng, bước kế tiếp là tiến hành chọn các phần mềm ứng dụng cho từng dịch vụ. Các phần mềm này phải tương thích với hệ điều hành đã chọn. Cài đặt mạng Khi bản thiết kế đã được thẩm định, bước kế tiếp là tiến hành lắp đặt phần cứng và cài đặt phần mềm mạng theo thiết kế. Lắp đặt thiết bị ( phần cứng ) Cách đi dây mạng, thiết bị kết nối Cài đặt phần cứng liên quan đến việc đi dây mạng và lắp đặt các thiết bị nối kết mạng (Hub, Switch, Router) vào đúng vị trí như trong thiết kế mạng ở mức vật lý đã mô tả. Cài đặt và cấu hình phần mềm Kiểm tra lại máy trạm Cấu hình dịch vụ mạng Tạo người dùng, nhóm người dùng và phân quyền sử dụng Cài đặt và cấu hình phần mềm Tiến trình cài đặt phần mềm bao gồm: + Cài đặt hệ điều hành mạng cho các server, các máy trạm. + Cài đặt và cấu hình các dịch vụ mạng. + Tạo người dùng, phân quyền sử dụng mạng cho người dùng. Tiến trình cài đặt và cấu hình phần mềm phải tuân thủ theo sơ đồ thiết kế mạng mức luận lý đã mô tả. Việc phân quyền cho người dùng pheo theo đúng chiến lược khai thác và quản lý tài nguyên mạng. Nếu trong mạng có sử dụng router hay phân nhánh mạng con thì cần thiết phải thực hiện bước xây dựng bảng chọn đường trên các router và trên các máy tính. Kiểm thử mạng Sau khi đã cài đặt xong phần cứng và các máy tính đã được nối vào mạng. Bước kế tiếp là kiểm tra sự vận hành của mạng. Trước tiên, kiểm tra sự nối kết giữa các máy tính với nhau. Sau đó, kiểm tra hoạt động của các dịch vụ, khả năng truy cập của người dùng vào các dịch vụ và mức độ an toàn của hệ thống. Nội dung kiểm thử dựa vào bảng đặc tả yêu cầu mạng đã được xác định lúc đầu. Bảo trì hệ thống Mạng sau khi đã cài đặt xong cần được bảo trì một khoảng thời gian nhất định để khắc phục những vấn đề phát sinh xảy trong tiến trình thiết kế và cài đặt mạng. Cơ sở về chuẩn mạng cục bộ Phân loại mạng Phạm vi địa lý Mạng LAN Phạm vi nhỏ: Một phòng làm việc, một tòa nhà, một khu vực Mạng WAN Phạm vi rộng: Một quốc gia hoặc phục vụ cho một công ty siêu quốc gia Kỹ thuật truyền tải thông tin sử dụng trong mạng Mạng LAN: Sử dụng kỹ thuật quảng bá mạng ( broadcast network ) Mạng WAN: Sử dụng hệ thống mạng chuyển mạch ( Switch network ) các đường kết nối với nhau với nhiều mạng khác nhau. Thông tin trao đổi có thể đi theo nhiều đường truyền khác nhau. Do đó phải có một thiết bị đặc biệt để định hướng các gói tin người ta gọi là bộ chọn đường ( Router ). Sử dụng kỹ thuật đa hợp, phân hợp. Các thiết bị sử dụng trong mạng LAN Card mạng NIC ( Network Interface Card ) Dây mạng Switch hay là bộ chuyển mạch Reapeter bộ khuyếch đại Hub bộ tập trung Bridge cầu nối Router bộ chọn đường Các tổ chức chuẩn hóa về mạng EIA: Electronic Industry Association: Hiệp hội công nghiệp điện tử TIA: Telecom Industry Association: Hiệp hội công nghiệp viễn thông ISO: International Standard Organization: Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ANSI: American National Standard Insitute: Viện tiêu chuẩn Mỹ IEEE: Insitute of Electrical and Electronic Engineers: Học viện kỹ thuật điện điện tử Một số chuẩn cục bộ của IEEE: + 802.3 chuẩn cho mạng Ethernet + 802.4 chuẩn cho mạng Token – bus + 802.5 chuẩn cho mạng Token – ring + 802.11 chuẩn cho mạng không dây Chức năng của IEEE 802 thực hiện ở tầng 2 ( Datalink ) của mô hình OSI. Chia làm 2 tầng con + LLC ( logic link control ) điều khiển kết nối luận lý + MAC ( media access control ) điều khiển truy cập đường truyền Một số chuẩn mạng phổ biến Chuẩn 10Base – 5 Sử dụng sơ đồ dạng Bus Sử đụng dây cáp đồng trục béo Chiều dài tối đa của mỗi loại mạng là 500m Tốc độ truyền dữ liệu là10mbps Khoảng cách giữa 2 nút hoặc máy tính trên mạng là 2,5m và tối đa cho phép sử dụng 100 nút hoặc 100 máy tính trên một đoạn mạng Chiều dài dây dẫn nối máy tính vào dây cáp tối đa là 50m, card mạng kiểu AUI. Sử dụng 2 thiết bị đầu cuối có điện trở là 50Ω để gắn vào mỗi đầu của dây cáp ð Chú ý: Một trong hai đầu cuối này phải nối tiếp đất vào vỏ của máy tính Ưu điểm: Đường kính mạng lớn Nhược điểm: Thi công phức tạp tốc độ không cao, giá thành không phải là thấp Chuẩn 10Base – 2 Sử dụng sơ đồ mạng Bus Sử dụng dây cáp đồng trục gầy Chiều dài tối đa của mỗi đoạn mạng là 185m Tốc độ truyền dữ liệu là 10mbps Tối đa cho phép là 30 nút trên một đoạn mạng Dây dẫn được cắt thành từng đoạn nhỏ để nối 2 máy tính kế cận với nhau và chiều dài tối thiểu là 0,5m, và mỗi đầu dây có đầu bấm BNC bấm vào. Card mạng sử dụng cần có đầu bấm BNC để gắn đầu nối hình chữ T vào. Sử dụng hai thiết bị đầu cuối có điện trở là 50Ω và một trong hai đầu phải nối tiếp đất vào vỏ của máy tính. Ưu điểm: Chi phí thấp, giá thành rẻ Nhược điểm: Hệ thống mạng hoạt động không ổn định, các điểm nối dây dễ bị hỏng tiếp xúc. Chuẩn 10Base – T Sử dụng sơ đồ dạng star. Trong mạng sử dụng bộ khuyếch đại nhiều cổng (Hub). Sử dụng dây cáp xoắn đôi. Cáp xoắn đôi được chia làm nhiều loại: + Cat 1: Tốc độ 2mbps + Cat 2: Tốc độ 4mbps + Cat 3: Tốc độ 16mbps + Cat 4: Tốc độ 20mbps + Cat 5: Tốc độ 100mbps + Cat 6: Tốc độ 1000mbps Sử dụng tốc độ băng thông là 10mbps do đó sử dụng cat 3 trở lên. Chiều dài tối đa của mỗi sợi dây là 100m Ưu điểm: Tính ổn định cao Nhược điểm: Giá thành đắt Phân đoạn mạng bằng cầu nối (Bridge) Cầu nối hoạt động ở tầng 2 trong mô hình OSI, nó có khả năng kiểm tra phần địa chỉ MAC trong khung và dựa vào địa chỉ nguồn, địa chỉ đích nó sẽ ra quyết định đẩy khung này tới đâu. Quan trọng là qua đó ta có thể liên kết các miền xung đột với nhau trong cùng một miền quảng bá mà các miền xung đột này vẫn độc lập với nhau. Việc truyền tin diễn ra bên A không diễn ra bên B Khác với trường hợp sử dụng repeater ở trên, băng thông lúc này chỉ bị chia sẻ trong từng miền xung đột, mỗi máy tính trạm được sử dụng nhiều băng thông hơn, lợi ích khác của việc sử dụng cầu nối là ta có hai miền xung đột riêng biệt nên mỗi miền có riêng giá trị slottime do vậy có thể mở rộng tối đa cho từng miền Miền xung đột và miền quảng bá với việc sử dụng Bridge Tuy nhiên việc sử dụng cầu nối bị giới hạn bởi quy tắc 80/20, theo quy tắc này thì cầu nối chỉ hoạt động hiệu quả khi chỉ có 20 % tải của phân đoạn đi qua cầu, 80% là tải trọng nội bộ phân đoạn. Quy tắc 80/20 đối với việc sử dụng Bridge Cơ sở bộ chuyển mạch Chức năng bộ chuyển mạch Switch LAN Switch hoạt động ở tầng 2 trong mô hình OSI. Mang tính năng đầy đủ của cầu nối trong suốt Tính năng: Chuyển tiếp khung Frame từ nhánh mạng này sang nhánh mạng khác một cách có chọn lọc. Hỗ trợ đa giao tiếp đồng thời: cho phép nhiều cặp giao tiếp đồng thời nhờ đó tăng được băng thông trên toàn mạng. Hỗ trợ giao tiếp song công: Ttiến trình này cho phép gửi khung và nhận khung có thẻ sảy ra trên một cổng điều này làm tăng gấp đôi thông lượng tổng của cổng. Điều hòa tốc độ truyền kênh: cho phép các kênh truyền khác nhau nhưng giao tiếp được với nhau. Kiến trúc của Switch Cấu tạo bởi hai thành phần cơ bản: Bộ nhớ làm vùng đệm và một bảng địa chỉ ( BAT – Buffer and Adress Table) Giàn hoán chuyển: để tạo kết nối chéo đồng thời giữa các cổng Phân loại Switch Dựa vào mục đích sử dụng ta chia ra những loại sau: Bộ hoán chuyển nhóm làm việc ( Workgroup Switch ) Là loại Switch được thiết kế nối trực tiếp các máy tính lại với nhau thành một mạng ngang hàng. Như vậy tương ứng với mỗi cổng của Switch chỉ có một địa chỉ máy tính trong bảng địa chỉ do đó không cần phải có bộ nhớ lớn, tốc độ xử lý không cần cao. Switch không cần bộ nhớ lớn, tốc độ cao, và giá thành thấp. Bộ hoán chuyển nhánh mạng ( Segment Switch ) Mục đích: nối các Hub,Switch hay các Workgroup hình thành một liên mạng và tương ứng với mỗi cổng trong trường hợp này sẽ có nhiều địa chỉ máy tính vì thế bộ nhớ cần phải đủ lớn tốc độ xử lý cao vì lượng thông tin lớn. Bộ hoán chuyển xương sống (BackBone Switch ) Mục đích: nối kết các nhánh mạng với nhau trong trường hợp này bộ nhớ và tốc độ switch phải rất lớn đủ để chứa địa chỉ cho tất cả các máy tính trong toàn liên mạng cũng như nhóm hoán chuyển kịp thời dữ liệu giữa các nhánh. Bộ nhóm hoán chuyển đối xứng ( Symetric Switch ) Mục đích: là loại Switch có tất cả các cổng của nó đều cùng tốc độ (Workgroup Switch là loại này ) nhu cầu băng thông giữa các máy tính là gần bằng nhau. Bộ hoán chuyển bất đối xứng Là loại Switch có một hay hai cổng có tốc độ cao hơn các cổng còn lại thường dùng cho để nối các máy chủ hoặc để nối lên một Switch ở mức cao hơn. Thiết kế mạng cục bộ LAN Giới thiệu tiến trình thiết kế mạng Thu thập thông tin yêu cầu và mong muốn của người sử dụng Xác định các luồng dữ liệu hiện tại hướng đến khả năng phát triển và vị trí đặt các server. Xác định tất cả các thiết bị thuộc lớp 1, 2, 3 trong mô hình OSI cần thiết cho mạng LAN, WAN. Làm tài liệu cài đặt mạng ở mức vật lý và luận lý. + Khả năng vận hành: mạng phải hoạt động được phải đáp ứng được yêu cầu về công việc của người sử dụng phải cung cấp khả năng kết nối giữa các người dùng với nhau. + Khả năng mở rộng: mạng phải được mở rộng thiết kế ban đầu phải được mở rộng mà không gây ra sự thay đổi lớn nào trong thiết kế tổng thể. + Khả năng tương thích: mạng phải được thiết kế với một cặp mặt luôn hướng về công nghệ mới và phải đảm bảo không ngăn cản việc đưa vào các công nghệ mới trong tương lai. + Quản lý được: mạng phải được thiết kế sao cho rõ ràng trong việc thiết kế và quản trị để đảm bảo suôn sẻ cho các tính năng Lập sơ đồ thiết kế mạng Phát triển sơ đồ mạng ở tầng vật lý Xây dựng được sơ đồ đi dây: Lựa chọn cáp mạng thỏa mãn các rằng buộc về băng thông, khoảng cách địa lý. Với sơ đồ mạng hình sao dùng cáp xoắn đôi. Khoảng cách kết nối là 100m. Ví dụ: Trong một tòa nhà người ta chọn ra một phòng đặc biệt lắp các thiết bị Hub, Switch, Router,… hay các bảng cắm ( Patch Panel ) gọi là nơi phân phối chính MDF ( Main Distribution Facility ). Còn đối với các mạng nhỏ với chỉ một điểm tập trung kết nối MDF bao gồm các bảng cắm dây nối chéo nằm ngang tên là HCC ( Horizontal Connect Patch Panel) Khi máy tính kết nối với điểm tập trung lớn hơn 100m phải thêm nhiều điểm tập trung kết nối khác và cứ điểm tập trung ở mức thứ 2 gọi là nơi phân phối trung gian ký hiệu là IDF ( Intermediate Distribution Facility ) Để có thể nối các IDF về MDF cần sử dụng thêm các Patch Panel nối kết chéo chiều đứng gọi là VCC ( Vertical Cross Connect Patch Panel). Dây cáp mà nối giữa 2 VCC được gọi là cáp chiều đứng và là các cáp xoắn đôi nếu khoảng cách giữa MDF và IDF không lớn hơn 100m thì là cáp xoắn đôi. Ngược lại nếu lớn hơn 100m thì là cáp quang tốc độ 1000mbps è Sản phẩm của giai đoạn này: Là một bộ tài liệu đặc tả các thông tin sau: vị tí chính xác của các điểm tập trung nối kết MDF (bộ trung tâm) và IDF (bộ trung gian). Kiểu và số lượng cáp để sử dụng nối IDF và MDF Các đầu dây cáp phải được đánh số và ghi nhận sự kết nối giữa các cổng trên HCC và VCC. Nối kết tầng 2 bằng Switch Sử dụng Switch có thể phân nhỏ thành các nhánh mạng để giảm được tần suất đụng độ giữa các máy tính và giảm được kích thước của vùng đụng độ trong mạng Switch bất đối xứng hỗ trợ một số cổng có thông lượng lớn dành cho các server hoặc các cáp chiều đứng để nối lên các Switch hoặc Router ở mức cao hơn. Xác định kích thước vùng đụng độ cần phải xác định bao nhiêu máy tính được nối kết vật lý trên từng cổng Switch. Chương 3 Internet Tổng quan về Internet Khái niệm Internet Internet là một mạng máy tính rất rộng lớn kết nối các mạng máy tính khác nhau nằm trải rộng khắp toàn cầu và mỗi một mạng là một nhóm máy tính kết nối với nhau bằng nhiều phương tiện tốc độ truyền khác nhau. Do đó có thể nói Internet là mạng của các mạng máy tính. Ngôn ngữ giao tiếp: giao thức TCP/IP giao thức điều khiển truyền dẫn – giao thức internet. Hoạt động theo mô hình khách chủ ( Client / Server ) Nguồn gốc lịch sử phát triển Internet Năm 1969 ARPAnet – Mý được thành lập Năm 1982 TCP/IP ra đời Năm 1983 ARPAnet sử dụng TCP/IP, NSFnet ra đời thay thế cho ARPAnet Năm 1986 NSFnet được dùng chung Năm 1991 trung tâm nghiên cứu của Châu Âu triển khai thành công dịch vụ WWW( World Wide Web) Năm 1993 NSF lập nên inter NIC mạng thông tin toàn cầu hình thành 12/1997 Việt Nam chính thức tham gia kết nối Internet. Mục đích sử dụng, vai trò của Internet Mục đích sử dụng Học tập: tìm kiếm thông tin, tài liệu Giải trí: chơi game, nghe nhạc, xem phim, đọc truyện, mua sắm trực tuyến Chia sẻ suy nghĩ trên Blog Tham gia diễn đàn Nhắn tin: chat ( Yahoo, Mail, Skype…) Vai trò của Internet Làm môi trường để xây dựng và quản lý nhà nước theo hướng hiện đại hóa (gọi là Chính phủ điện tử) Là phương tiện trao đổi thông tin nhanh chóng, chính xác và hiệu quả Là môi trường hoạt động trong kinh doanh, quảng bá, quảng cáo Ưu điểm của việc sử dụng Internet Giúp con người có thêm hiểu biết về thế giới bên ngoài Mọi người có thể lấy những thông tin tài liệu liên quan đến công việc và phục vụ cho học tập Kết bạn và nói chuyện với những người thân ở xa Thay vì phải ra của hàng mua đồ chúng ta có thể mua hàng trực tuyến trên mạng người ta sẽ mang đến tận nhà. …………………… Nhược điểm Cái gì cũng có hai mặt của nó bên cạnh những ưu điểm thì Internet cũng có những nhược điểm như: Nhiều người lợi dụng việc lên mạng kết bạn để lừa tiền, tình của những người nhẹ dạ Có người tung những clip mang nội dung xấu, văn hóa đồ trụy lên mạng làm ảnh hưởng xấu tới những người xem Việc giải trí sau những giờ làm việc hoặc học tập cũng bị nhiều người lạm dụng có nhiều người vì chơi game nhiều mà bị ngất, sống trong game… ð Tốt xấu lẫn lộn quan trọng là người sử dụng Internet biết dùng đúng cách để Internet chỉ còn những ưu điểm. Một số nhà cung cấp dịch vụ Internet VNPT – tập đoàn bưu chính viễn thông Vietel – tập đoàn viễn thông quân đội EVN telecom FPT Một số dịch vụ cơ bản tên Internet WWW – mạng thông tin toàn cầu E mail – thư điện tử FTP (File Tranfer Protocol) truyền tập tin và hỗ trợ truyền dữ liệu có dung lượng lớn từ nơi này đến nơi khác qua mạng Internet. Remote togin – telnet: cho phép điều khiển máy chủ ở xa Cách nối mạng Internet – Địa chỉ IP Chuẩn bị các thiết bị Yêu cầu: Đường dây đã đăng ký dich vụ ADSL ( đường dây điện thoại đã dùng bộ lọc, hoặc trên đường dây điện thoại không số) Máy PC Bộ lọc hay còn gọi là bộ tách tín hiệu Spliter / Filter Modem ADSL Dây mạng dùng để nối máy tính với modem Card mạng Switch / Hub trường hợp nối nhiều máy tính với nhau Các bước cài đặt ( cấu hình ) modem ADSL để kết nối mạng Internet Những nguyên tắc chung khi cài đặt modem ADSL Bước 1: Lắp đặt thiết bị Bước 2: Kiểm tra tín hiệu đèn trên modem Bước 3: Gán địa chỉ IP cho máy tính IP động IP tĩnh Bước 4: Đăng nhập cấu hình modem Bước 5: Cài đặt kết nối Internet Bước 6 : Lưu lại cấu hình modem Bước 7 : Kiểm tra kết nối Internet Một số lối thường gặp Lỗi Xử lý - Đèn Power không sáng - Kiểm tra lại nguồn điện, công tắc - Đèn LAN hay Ethernet không sáng - Kiểm tra cáp nối PC và Modem, kiểm tra lại card mạng PC - Không logon được vào modem - Kiểm tra lại địa chỉ IP của modem, kiểm tra lại user và pasword của modem, kiểm tra lại tường lửa. - Không vào được Internet - Kiểm tra lại đèn, xem lại các bước - Vào được Internet chỉ thấy văn bản không thấy hình ảnh - Kiểm tra lại trình duyệt Internet - Ping ra Internet thông, không truy cập được Internet bằng trình duyệt - Kiểm tra lại chế độ proxy, tường lửa - Ping ra được Internet bằng địa chỉ IP nhưng không ping được bằng tên - Kiểm tra thông số đặt cho Internet Dịch vụ WWW – Truy cập Website Khái niệm về WWW – World Wide Web Là dịch vụ cơ bản của Internet Hoạt động dựa trên mô hình Client / Server dựa trên giao thức HTTP (Hyper Text Transfer Protocol) giao thức truyền siêu văn bản Các tài liệu trên Web được lưu trữ bằng một hệ thống siêu văn bản : gồm hình ảnh, âm thanh, text móc nối với nhau người ta gọi là ngôn ngữ HTML (Hyper Text Markup Languges) ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản Khái niệm trình duyệt Web Trình duyệt Web là một phần mềm ứng dụng cho phép người dùng xem và tương tác với văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi và các thông tin khác trên một trang web mặc định. Tìm kiếm thông tin trên Internet Khái niệm về tìm kiếm thông tin Tìm kiếm thông tin là quá trình con người thay đổi sự hiểu biết của mình và nó còn là quá trình nhận thức cấp cao nhằm để học hỏi hay giải quyết một vấn đề. Một số trang web dùng để tìm kiếm thông tin Goole.com.vn Yahoo.com MSN.com Parvietnam.com.vn Vinaseek.com.vn Nguyên tắc chung khi tìm kiếm thông tin Xác định nội dung cần tìm Xác định công cụ tìm kiếm Thực hiện tìm kiếm Lưu trữ nội dung tìm được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTài liệu mạng Lan.doc