Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Quỹ sáng kiến cộng đồng (QSK)
9. Báo cáo:
NCĐ báo cáo kết quả hoạt động, tài chính TDA và hoàn tất chứng từ hợp lý,
hợp lệ, đầy đủ nộp cho BQL,
BQL báo cáo kết quả, tài chính thực hiện QSK và bàn giao các chứng từ cho
các Nhóm công tác hàng quý hoặc theo chu kz sẽ được thảo luận cụ thể./.
4 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Quỹ sáng kiến cộng đồng (QSK), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN QUỸ SÁNG KIẾN CỘNG ĐỒNG (QSK)
-------------------------
I. THÔNG TIN CHUNG QSK
1. Mục tiêu: Chính quyền và các Nhóm cộng đồng (NCĐ) hiểu rõ giá trị, các tác động
và tự nhân rộng Quản lý cộng đồng (QLCĐ).
2. Đối tượng hưởng lợi:
Các thôn/xóm của xã/phường dự án đảm bảo 1 trong 2 điều kiện sau:
Chưa thực hiện Quỹ QLCĐ (xóm ngoài dự án),
Quy mô thực hiện TDA từ 2 thôn/xóm trở lên, trong đó có ít nhất 1
thôn/xóm chưa thực hiện Quỹ CĐQL (liên xóm).
3. Thời điểm triển khai:
Xã dự án có Thôn/xóm dự án thực hiện hoàn thành ít nhất 01 tiểu dự án
(TDA) theo 09 bước thực hiện QLCĐ,
Lãnh đạo xã/phường dự án đã tham dự đầy đủ 9 bước theo quy trình
QLCĐ tại thôn/xóm dự án.
II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN QSK
1. Hội thảo giới thiệu và thành lập Ban quản lý QSK (BQL)
Thành phần BQL :
Cấp xã:
UBND (Chủ tịch/Phó chủ tịch),
Đại diện các ban, ngành, đoàn thể: Mặt trận Tổ Quốc, Hội phụ nữ, Đoàn
thanh niên, Hội nông dân, Ban thanh tra Nhân dân, tư pháp, văn phòng,
văn hóa, Kế toán xã
Cấp thôn/xóm:
2
Trưởng thôn/xóm, Chi hội trưởng phụ nữ, 01 đại diện người dân của toàn
bộ các thôn/xóm ngoài dự án của xã dự án,
Đại diện thành viên NNC của các thôn/xóm dự án (02 người/xóm),
Thúc đẩy viên (nếu có).
Nội dung:
Cán bộ dự án (CBDA) giới thiệu tóm tắt về PCM 2: mục tiêu, kết quả mong
đợi, nguyên tắc và nội dung QSK: mục tiêu, đối tượng, quy trình thực
hiện,
Tham dự viên thảo luận, xác định tiêu chí và bầu BQL từ 9 -11 người (tùy
thuộc quy mô số thôn/xóm trong xã), có đại diện UBND, HPN xã, đại diện
xóm, Nhóm nòng cốt (NNC), người dân, Thúc đẩy viên,
Cơ cấu BQL: bầu 01 Trưởng ban, 01 Phó ban, 01 Kế toán, 01 Thủ quỹ,
BQL cần mở 01 tài khoản đồng sở hữu có ít nhất 02 chữ k{ để quản lý Quỹ.
UBND xã ra quyết định thành lập BQL cho dự án PCM 2.
(Lưu ý: Thành phần BQL cần có đại diện của các thành phần: xã, xóm, NNC và nên có
Thúc đẩy viên).
2. Xây dựng năng lực (XDNL) cho BQL
Các thành viên BQL cần được tham dự các khóa tập huấn/chia sẻ kinh nghiệm đối
với các chủ đề cơ bản sau:
Quản lý cộng đồng (QLCĐ) và Quản lý tài chính;
Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA);
Kỹ năng thúc đẩy;
Quản lý dự án có sự tham gia/ Thiết kế dự án theo khung logic;
3
Cách thức tiến hành: Các thành viên BQL có thể tham gia vào các khóa tập huấn cho
NNC hoặc lãnh đạo. Có thể tổ chức riêng các khóa tập huấn cho BQL nếu điều kiện
kinh phí dự án cho phép.
3. Các thôn/xóm ngoài dự án thông tin, phổ biến QSK tới người dân:
Thông qua họp thôn, xóm phân tích hiện trạng, lựa chọn ưu tiên và thành
lập các NCĐ, hoặc những người quan tâm sẽ tự thành lập NCĐ;
Số lượng thành viên NCĐ từ 5 người trở lên, cân đối nam - nữ và có sự
tham gia của người nghèo hoặc thiệt thòi;
Bầu các chức danh trưởng nhóm, kế toán và thủ quỹ.
4. NCĐ viết đề xuất TDA:
NCĐ tìm hiểu các tài liệu, tham khảo các thôn/xóm trong dự án, đề nghị
hỗ trợ/hướng dẫn của BQL để xây dựng dự án theo khung logic đơn giản;
NCĐ nộp đề xuất TDA lên BQL.
5. BQL tổ chức thẩm định các TDA:
Thành phần:
Các thành viên BQL;
Đại diện thành viên các NCĐ có TDA tham gia thẩm định;
Cán bộ dự án (với vai trò là quan sát viên).
Nội dung:
Theo hướng dẫn thẩm định quỹ Quản lý cộng đồng;
Phê duyệt các TDA đủ điều kiện thực hiện.
(PCM 2 sẽ chuyển 90% kinh phí cho BQL khi ít có ít nhất 01 TDA sáng kiến của xã
được thẩm định).
6. Thôn/ xóm thông báo nội dung TDA được thẩm định tới các hộ gia đình:
Nội dung: mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, kết quả - chỉ số đo, kế hoạch hoạt động,
ngân sách của TDA
4
Hình thức: họp dân, loa truyền thanh, trực quan/niêm yết tại Nhà văn hóa
thôn/xóm.
7. Thực hiện, theo dõi và giám sát các TDA
BQL giải ngân cho các NCĐ;
NCĐ thực hiện TDA theo kế hoạch đã lập;
BQL hỗ trợ, giám sát việc thực hiện và nghiệm thu TDA của các NCĐ.
8. Đánh giá các TDA của NCĐ
Thành phần:
Đại diện BQL;
Thành viên NCĐ;
Đại diện người dân (người hưởng lợi, nghèo, thiệt thòi), đảm bảo cân đối
nam – nữ;
Cán bộ dự án (với vai trò là quan sát viên).
Nội dung:
NCĐ báo cáo các kết quả, thuận lợi, khó khăn và rút ra các bài học kinh
nghiệm trong quá trình thực hiện;
Thảo luận các bài học và giải pháp giải quyết các tồn tại;
Công khai và giải trình chi tiết các chi phí thực hiện.
9. Báo cáo:
NCĐ báo cáo kết quả hoạt động, tài chính TDA và hoàn tất chứng từ hợp lý,
hợp lệ, đầy đủ nộp cho BQL,
BQL báo cáo kết quả, tài chính thực hiện QSK và bàn giao các chứng từ cho
các Nhóm công tác hàng quý hoặc theo chu kz sẽ được thảo luận cụ thể./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_huong_dan_thuc_hien_quy_sang_kien_cong_dong_qsk.pdf