Tài liệu này tích hợp cả lý thuyết lẫn thực hành Điện lạnh mà tập trung vào máy điều hoà nhiệt độ.
Nội dung dễ hiểu và là tài liệu rất thiết thực cho sinh viên, công nhân ngành Điện lạnh và các ngành có liên quan. Ngoài ra có thể tham khảo để tự khắc phục các sự cố thông thường của máy điều hoà nhiệt độ hoặc để có thể giám sát, nghiệm thu quá trình lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa máy điều hoà nhiệt độ.
MỤC LỤC
A- Lý thuyết
1. Khái niệm
1.1. Khái niệm về điều hoà không khí
1.2. Các thiết bị của hệ thống điều hoà không khí
2. Các hệ thống điều hoà nhiệt độ
2.1. Hệ thống điều hoà độc lập
2.1.1. Máy điều hoà một khối
2.1.1.1. Cấu tạo
2.1.1.2. Nguyên lý làm việc
2.1.2. Máy điều hoà hai khối
2.1.2.1. Cấu tạo
2.1.2.2. Nguyên lý làm việc
2.2. Hệ thống điều hoà trung tâm
2.2.1. Cấu tạo
2.2.2. Nguyên lý làm việc
B- Thực hành
Bài 1: TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT LẠNH
Bài 2: LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HOÀ NHIỆT ĐỘ
Bài 3: BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HOÀ NHIỆT ĐỘ
Bài 4: NẠP GAS CHO MÁY ĐIỀU HOÀ NHIỆT ĐỘ
Bài 5: PHÁT HIỆN VÀ SỬA CHỮA HƯ HỎNG MÁY ĐIỀU HOÀ NHIỆT ĐỘ
22 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 8009 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu bổ sung kiến thức về lý thuyết và thực hành Điện lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- LÝ THUYẾT
1. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ
1.1. Khái niệm về điều hoà không khí
Hệ thống điều hoà không khí là hệ thống duy trì nhiệt độ, độ ẩm trong không gian cần thiết ở mức độ theo yêu cầu sử dụng. Đảm bảo không khí trong sạch, lưu thông.
Trong quá trình sử dụng, tuỳ theo mức độ rộng, hẹp khác nhau mà người ta phân thành:
- Điều tiết không khí: thường được dùng để thiết lập các môi trường thích hợp với việc bảo quản máy móc, thiết bị và đáp ứng những yêu cầu của các công nghệ sản xuất, chế biến.
- Điều hoà không khí: Điều hoà không khí là tạo ra môi trường phù hợp cho các sinh hoạt con người.
- Điều hoà nhiệt độ: Điều hoà nhiệt độ nhằm tạo ra môi trường có nhiệt độ thích hợp.
1.2. Các thiết bị của hệ thống điều hoà không khí
Các thiết bị trong hệ thống điều hoà không khí là một tổ hợp gồm:
- Máy lạnh: máy lạnh là một bộ phận cơ bản của hệ thống, nó có vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra trạng thái không khí trong không gian cần điều hoà.
- Bộ gia nhiệt và hâm nóng: bộ gia nhiệt và hâm nóng là bộ phận phụ, hỗ trợ với máy lạnh trong việc điều chỉnh các thông số của không khí. Bộ phận này không nhất thiết phải có mặt trong các hệ thống điều hoà không khí. Ở vùng khí hậu nóng bức không cần đến bộ phận này.
- Hệ thống vận chuyển chất tải lạnh: hệ thống vận chuyển chất tải lạnh là hệ thống dùng để vận chuyển chất tải lạnh từ nguồn sinh lạnh đến không gian cần sử dụng kỹ thuật điều hoà không khí. Chất tải lạnh thường dùng là nước hoặc không khí, hay kết hợp cả nước và không khí.
- Hệ thống phun ẩm: hệ thống phun ẩm là hệ thống được dùng cho những nơi có yêu cầu cần tăng độ ẩm của không khí trong không gian cần điều hoà.
- Hệ thống phân phối khí: hệ thống phân phối khí là hệ thống làm thay đổi hướng dòng không khí đã điều hoà theo yêu cầu.
- Hệ thống giảm ồn, lọc bụi, khử mùi.
- Hệ thống thải không khí bên trong không gian cần điều hoà ra ngoài trời hoặc đưa trở lại phòng.
- Bộ điều chỉnh, khống chế tự động để theo dõi, duy trì tự động các thông số chính của hệ thống.
Tuỳ theo tính chất và mức độ kỹ thuật của từng máy và sử dụng trong những yêu cầu khác nhau mà các hệ thống điều hoà không khí có đủ hoặc sử dụng một số thiết bị phù hợp.
2. CÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ NHIỆT ĐỘ
2.1. Hệ thống điều hoà độc lập
2.1.1. Máy điều hoà một khối
2.1.1.1. Cấu tạo
Máy điều hoà một khối gồm rất nhiều các bộ phận đựơc tích hợp trong một vỏ máy để điều hoà nhiệt độ, bao gồm: Máy nén, giàn ngưng tụ, giàn bay hơi, phin lọc, tiết lưu, quạt gió, điện trở nhiệt.
- Vỏ máy: được cấu tạo bằng nhựa hoặc kim loại hình hộp chữ nhật gồm thân máy và mặt máy.
- Mặt máy: bố trí các khe thổi gió và hút gió có thể điều chỉnh được hướng gió.
- Bảng điều khiển: dược bố trí ở bên phải hoặc bên trái mặt máy.
- Quạt gió: gồm hai loại là quạt hướng trục và quạt ly tâm đồng trục với nhau.
+ Quạt hướng trục làm nhiệm vụ thổi không khí qua giàn ngoài nhà để trao đổi nhiệt.
+ Quạt ly tâm làm nhiệm vụ thổi không khí đã được điều hoà vào trong phòng.
- Tấm cách nhiệt: để ngăn cách máy thành hai phần lạnh và nóng.
- Phin lọc gió: thường dược làm bằng sợi ny lông có tác dụng lọc bụi để không khí thổi vào phòng sau khi điều hoà là không khí sạch.
- Cửa lấy gió: có nhiệm vụ lấy gió tươi trộn với lượng gió trong phòng để tăng nồng độ ô xy trong phòng.
- Động cơ quạt: là đọng cơ không đồng bộ một pha.
- Máy nén (block): gồm có máy nén và động cơ điện để nén môi chất lên áp suất cao và nhiệt độ cao.
- Giàn trao đổi nhiệt: là dạng ống xoắn gồm hai loại là giàn bay hơi và giàn ngưng tụ.
+ Giàn bay hơi thực hiện quá trình thu nhiệt từ môi trường xung quanh vào môi chất để chuyển trạng thái của môi chất từ thể lỏng sang thể hơi (áp suất thấp).
+ Giàn ngưng tụ thực hiện quá trình toả nhiệt từ môi chất ra môi trường xung quanh để chuyển trạng thái của môi chất từ thể hơi sang thể lỏng (áp suất cao).
- Phin lọc: có tác dụng lọc bụi cơ học trong hệ thống đường ống.
- Tiết lưu: là ống kim loại có đường kính nhỏ hơn rất nhiều so với đuờng ống trong hệ thống có tác dụng tạo ra và duy trì sự chênh lệch áp suất giữa giàn bay ngưng tụ và giàn bay hơi
2.1.1.2. Nguyên lý làm việc
1- Máy nén còn gọi là block
2- Giàn trao đổi nhiệt
3- Phin lọc
4- Tiết lưu
5- Quạt gió
6- Động cơ quạt
A, B trong sơ đồ máy điều hòa hai phần tử - hai chiều là các cặp van điện từ để đảo chiều.
Chỉ chiều đường đi của môi chất khi làm lạnh
Chỉ chiều đường đi của môi chất khi sưởi ấm
1
2
3
4
5
6
2
Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa một phần tử - một chiều
2.1.1.2.1. Sơ đồ nguyên lý
1
2
3
4
5
6
2
A
A
B
B
Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa một phần tử - hai chiều
2.1.1.2.2. Nguyên lý làm việc
a) Máy điều hoà một chiều
Khi cấp nguồn, máy nén sẽ thực hiện quá trình nén môi chất (trạng thái hơi) lên áp suất cao rồi đẩy vào giàn ngưng tụ (đặt ở phía ngoài nhà), lúc đó nhiệt độ của môi chất đang cao. Trong quá trình di chuyển trong giàn ngưng, môi chất tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh để thực hiện chuyển trạng thái từ thể hơi sang thể lỏng ở áp suất cao, nhờ có quạt hướng trục mà quá trình tỏa nhiệt của môi chất thực hiện được dễ dàng. Khi ra đến cuối giàn ngưng, môi chất ở trạng thái lỏng, áp suất cao, nhiệt độ cao và tiếp tục di chuyển đến phin lọc để lọc bụi cơ học. Sau khi đi qua phin lọc, môi chất đi qua ống mao để di chuyển đến giàn bay hơi (đặt ở trong nhà). Do ống mao có đường kính rất nhỏ so với hệ thống ống dẫn môi chất trong hệ thống, còn máy nén trong quá trình làm việc thì luôn nén môi chất vào giàn ngưng tụ và hút môi chất từ giàn bay hơi. Điều này làm cho áp suất ở giàn bay hơi luôn thấp. Vì vậy, sau khi môi chất vừa qua khỏi ống mao đi vào giàn bay hơi gặp sự giảm áp suất đột ngột xảy ra quá trình sôi mãnh liệt và bắt đầu bay hơi. Khi đi trong giàn bay hơi, môi chất thu nhiệt của môi trường xung quanh để thực hiện quá trình bay hơi làm cho nhiệt độ môi trường xung quanh giảm xuống. Nhờ có quạt ly tâm mà không khí trong phòng luôn luôn tuần hoàn qua giàn bay hơi để truyền nhiệt vào môi chất và chính điều đó làm cho nhiệt độ trong phòng giảm xuống (được làm lạnh).
b) Máy điều hoà hai chiều
Đối với máy điều hòa hai chiều có hai chế độ làm việc: làm lạnh và sưởi ấm.
- Chế độ làm lạnh:
Cặp van điện từ A đóng, B mở. Máy làm việc giống như máy lạnh một chiều.
- Chế độ sưởi ấm:
Cặp van điện từ A mở, B đóng. Nguyên lý hoàn toàn tương tự ở chế độ lạnh. Tuy nhiên, lúc này đường đi của môi chất thay đổi và hoán đổi vai trò của hai giàn trao đổi nhiệt, giàn trong nhà thành giàn ngưng tụ (tỏa nhiệt) còn giàn ngoài nhà trở thành giàn bay hơi (thu nhiệt). Điều này sẽ làm cho không khí trong phòng ấm lên.
Ngoài ra, người ta còn có thể sử dụng nhiệt điện trở để thực hiện sưởi ấm.
2.1.2. Máy điều hoà hai khối
2.1.2.1. Cấu tạo
Về cấu tạo, máy điều hoà hai khối cũng gồm các bộ phận như máy điều hoà một khối nhưng được cấu trúc thành hai khối riêng biệt: khối ngoài nhà và khối trong nhà.
- Khối ngoài nhà gồm: Máy nén, giàn trao đổi nhiệt, phin lọc, tiết lưu, quạt hướng tâm, van điện từ (chỉ có ở máy hai chiều).
- Khối trong nhà gồm: Giàn trao đổi nhiệt, quạt ly tâm, bảng điều khiển.
2.1.2.2. Nguyên lý làm việc
2.1.2.2.1. Sơ đồ nguyên lý
1- Máy nén còn gọi là block
2- Giàn trao đổi nhiệt
3- Phin lọc
4- Tiết lưu
5- Quạt gió
6- Động cơ quạt
A, B trong sơ đồ máy điều hòa hai phần tử - hai chiều là các cặp van điện từ để đảo chiều.
Chỉ chiều đường đi của môi chất khi làm lạnh
Chỉ chiều đường đi của môi chất khi sưởi ấm
1
2
3
4
…
…
…
…
5
5
Phần trong nhà
Phần ngoài nhà
Sơ đồ nguyên lý may điều hòa hai phần tử - một chiều
6
1
2
3
4
…
…
…
…
5
5
Phần trong nhà
Phần ngoài nhà
Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa hai phần tử - hai chiều
A
A
B
B
6
2.1.2.2.2. Nguyên lý làm việc
Về nguyên lý, máy điều hoà hai khối hoàn toàn tương tự như máy điều hoà một khối (đã phân tích ở trên)
2.2. Hệ thống điều hoà trung tâm
2.2.1. Cấu tạo
Loại hệ thống này bao gồm một số lượng dàn lạnh (có thể lên tới 64) được nối với một dàn nóng lớn.
Lưu lượng môi chất lạnh có thể thay đổi nhờ một máy nén biến tần có thể thay đổi tốc độ hoặc nhiều máy nén với công suất khác nhau để đáp ứng những thay đổi về nhu cầu làm lạnh hoặc sưởi ấm trong không gian điều hòa làm việc.
Chênh lệch độ cao giữa dàn nóng và dàn lạnh cuối cùng: 40 - 50m
Thiết kế hệ thống ống dài: Chiều dài nối ống có thể lên tới hàng trăm mét với chênh lệch độ cao tối đa hàng chục mét. Ngoài ra, đường ống cũng có thể kéo dài hàng chục mét kể từ nhánh rẽ đầu tiên.
Sơ đồ mô tả lắp đặt hệ thống điều hoà trung tâm
Có một hệ thống điều khiển phức tạp giúp chuyển đổi giữa các chế độ sưởi ấm và làm lạnh.
Đối với những kiểu hệ thống phức tạp hơn, các dàn lạnh có thể vận hành ở chế độ sưởi ấm hoặc làm lạnh một cách độc lập với nhau.
Hệ thống không yêu cầu phải có một không gian định trước trong phòng để lắp đặt và có rất nhiều loại dàn lạnh khác nhau để lựa chọn.
Ứng dụng của hệ thống có thể từ các văn phòng, đại lý bán hàng đến các khách sạn, căn hộ sang trọng hay các tòa nhà công nghiệp,...
Về cấu tạo, hệ thống gồm các thành phần chính sau:
2.2.1.1. Máy lạnh
Dùng để cấp môi chất lạnh, đây là một cụm thiết bị hoàn chỉnh gồm các bộ phận: Máy nén, bình ngưng, bình bay hơi. Thường bình ngưng và bình bay hơi có dạng thân nằm ngang và môi chất được chuyển động trong các ống trao đổi nhiệt. Ngoài ra, để làm mát cho quá trình ngưng tụ, người ta dùng nước và tải nhiệt ra môi trường.
2.2.1.2. Thiết bị điều khiển không khí (AHU)
Là thiết bị dùng để làm mát hoặc sưởi ấm không khí trước khi cấp vào không gian cần điều hoà, bao gồm các bộ phận: bộ phận trao đổi nhiệt, quạt, bộ lọc không khí, cơ cấu điều chỉnh lưu lượng gió
2.2.1.3. Đường ống cấp khí
Thông thường là một đường ống có nhiều nhánh rẽ, điểm xuất phát chung của ống này là AHU, điểm cuối cùng của từng đường ống chính là không gian cần điều hoà, cũng có thể là các FCU - mộ thành phần giống khối AHU nhưng kích thước nhỏ hơn.
2.2.1.4. Các miệng hút và đường hồi
Có tác dụng đưa không khí trong không gian cần điều hoà quay về AHU, đồng thời thải bỏ một phần ra ngoài trời.
2.2.1.5. Hệ thống ống dẫn môi chất lạnh
Dùng để dẫn môi chất lạnh từ máy lạnh đến bộ phận trao đổi nhiệt trong AHU.
2.2.1.6. Thiết bị cung cấp môi chất nóng
Dùng để tải nhiệt vào bộ phận trao đổi nhiệt trong AHU khi cần sưởi ấm.
2.2.2. Nguyên lý làm việc
Có thể được chia ra thành 3 loại.
2.2.2.1. Hệ thống dùng không khí là chất tải lạnh vào không gian cần điều hoà
Từ sơ đồ ta thấy, không khí tươi ngoài trời hoà trộn với không khí hồi theo một tỷ lệ nhất định sau đó đi qua bộ lọc, giàn trao đổi nhiệt đi vào ống dẫn gió sau khi xử lý (làm lạnh hoặc sưởi ấm) đến không gian cần điều hoà. Đường ống dẫn gió cần bọc lớp bảo ôn để tránh tổn thất nhiệt.
Khi làm lạnh thì máy lạnh sẽ làm việc để đưa môi chất lạnh qua dàn trao đổi nhiệt trong khối AHU thực hiện thu nhiệt của không khí đi qua.
Khi sưởi ấm thì máy lạnh ngừng làm việc, thiết bị cấp môi chất nóng sẽ làm việc để đưa môi chất nóng vào dàn trao đổi nhiệt trong khối AHU thực hiện toả nhiệt ra không khí khi đi qua.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
1. Máy lạnh
2. AHU (khối điều khiển không khí)
3. Ống cấp không khí (sau khi xử lý)
4. Miệng thổi gió (sau khi xử lý)
5. Miệng hồi gió
6. Quạt
7. Ống dẫn môi chất lạnh
8. Thiết bị cấp môi chất nóng
9. Điều chỉnh lượng gió thải
10. Đường hồi gió
11. Điều chỉnh lượng gió hồi
12. Miệng hút gió tươi
13. Tháp giải nhiệt
14. Không gian cần điều hoà
15. Dàn trao đổi nhiệt
16. Đường hồi môi chất
Sơ đồ hệ thống dùng không khí để tải lạnh
15
16
2.2.2.2. Hệ thống dùng môi chất là chất tải lạnh vào không gian cần điều hoà
1
4
2
5
6
3
1. Máy lạnh
2. Thiết bị cấp môi chất nóng
3. Ống cấp môi chất nóng
4. Ống dẫn môi chất lạnh
5. Tháp giải nhiệt
6. FCU
7. Không gian cần điều hoà
8. Đường hồi môi chất
Sơ đồ hệ thống dùng môi chất để tải lạnh
8
7
Hệ thống này làm lạnh không gian trong phòng trực tiếp bằng môi chất lạnh. Hệ thống tiết kiệm được không gian, giảm chi phí đầu tư và lắp đặt. Hệ thống này thích hợp cho các toà nhà cao tầng, có nhiều không gian riêng biệt và cấu trúc phức tạp.
Sơ đồ nguyên lý của hệ thống này cũng bao gồm các thiết bị như đã mô tả ở hình vẽ trên. Ở đây, thiết bị AHU được đặt ngay tại phòng cần điều hoà. Như vậy, mỗi không gian cần điều hoà có một AHU. Do đó, kích thước AHU sẽ nhỏ hơn nhiều so với AHU của hệ thống điều hoà có chất tải lạnh là không khí, còn gọi là FCU.
Về mùa hè, khi máy lạnh làm việc, môi chất trong bình bay hơi làm lạnh chất tải lạnh sau đó bơm chất tải lạnh đến các AHU trong mỗi không gian cần điều hoà để làm lạnh không khí ở đó. Về mùa đông, thiết bị cung cấp môi chất nóng sẽ hoạt đông để đưa môi chất đến các AHU thực hiện sưởi ấm.
2.2.2.3. Hệ thống dùng môi chất là chất tải lạnh vào không gian cần điều hoà
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
1. Máy lạnh
2. AHU (khối điều khiển không khí)
3. Ống cấp không khí (sau khi xử lý)
4. Miệng thổi gió (sau khi xử lý)
5. Miệng hồi gió
6. Quạt
7. Ống dẫn môi chất lạnh
8. Thiết bị cấp môi chất nóng
9. Điều chỉnh lượng gió thải
10. Đường hồi gió
11. Điều chỉnh lượng gió hồi
12. Miệng hút gió tươi
13. Tháp giải nhiệt
14. Không gian cần điều hoà
15. Dàn trao đổi nhiệt
16. Đường hồi môi chất
17. FCU
Sơ đồ hệ thống kết hợp không khí và môi chất để tải lạnh
15
16
17
Hệ thống điều hoà này làm việc theo nguyên tắc kết hợp hai hệ thống trên.
Khối AHU dùng để làm mát lượng không khí cấp vào không gian cần điều hoà. Đầu vào AHU có một số trường hợp dùng gió tươi hoặc dùng không khí tươi hoặc không khí hồi. Bên trong mỗi không gian cần điều hoà là một thiết bị làm mát riêng, có cấu tạo và nguyên lý giống khối AHU nhưng kích thước nhỏ hơn, đó là thiết bị FCU.
Cụm máy lạnh cấp môi chất lạnh cho hai khối AHU và FCU.
Về mùa đông, thiết bị cung cấp môi chất nóng sẽ hoạt động để đưa môi chất nóng đến các AHU và FCU để sưởi ấm cho không gian cần điều hoà.
B- THỰC HÀNH
Bài 1: TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT LẠNH
I. Môc ®Ých - Yªu cÇu
1. Môc ®Ých
H×nh thµnh phương pháp tính toán công suất lạnh cho häc viên.
2. Yªu cÇu
- Häc viên nắm ®îc các phương pháp tính toán phòng lạnh.
II. ThiÕt bÞ híng dÉn
- Thước đo chiều dài, máy tính, bảng tra.
III. Néi dung híng dÉn
Trên thực tế, người ta có thể tính toán công suất lạnh theo phương pháp chính xác hoặc gần đúng.
1. Phương pháp tính chính xác
Trong trường hợp biết được các tham số của phòng một cách chi tiết, ta có thể tính toán công suất lạnh cần thiết của phòng đó một cách chính xác. Theo phương pháp này, ta phải tính được lượng nhiệt thừa trong phòng. Nhiệt thừa là tổng các dòng nhiệt hấp thụ qua sàn, qua cửa, dòng nhiệt sinh ra của con người, của máy móc, thiết bị (như: máy tính, quạt,...), đèn. Vậy nhiệt thừa được tính theo công thức:
Qth = (Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5)BTU/h
Trong đó:
Qth: lượng nhiệt thừa cần xử lý
Q1: lượng nhiệt hấp thụ qua sàn phòng
Q2: lượng nhiệt hấp thụ qua cửa
Q3: lượng nhiệt sinh ra từ con người (nếu có)
Q4: lượng nhiệt sinh ra từ máy móc, thiết bị (nếu có)
Q5: lượng nhiệt sinh ra từ đèn chiếu sáng (nếu có)
- Lượng nhiệt hấp thụ qua sàn phòng, [Q1] = BTU/h
Q1 = Dài (m)x Rộng(m) x 337
- Lượng nhiệt hấp thụ qua cửa, [Q2] = BTU/h
+ Cửa hướng Tây, có rèm:
Q2 = Dài (m)x Rộng(m) x 870
+ Cửa hướng Tây, không có rèm
Q2 = Dài (m)x Rộng(m) x 870 x1,5
+ Cửa hướng Bắc, có rèm:
Q2 = Dài (m)x Rộng(m) x 165
+ Cửa hướng Bắc, không có rèm:
Q2 = Dài (m)x Rộng(m) x 165 x 1,5
- Lượng nhiệt sinh ra từ con người, [Q3] = BTU/h
Q3 = Số người x 400
- Lượng nhiệt sinh ra từ máy móc, thiết bị, [Q4] = BTU/h
Q4 = Tổng công suất (W) x 3.5
- Lượng nhiệt sinh ra từ đèn chiếu sáng, [Q5] = BTU/h
Q5 = Tổng công suất (W) x 4.25
Sau khi tính được lượng nhiệt Qth ta chọn công suất của máy lạnh (Q0) theo công thức: Q0 = (1,5 hoặc 2)Qth
Khi chọn Q0 xong, ta sẽ chọn loại máy theo yêu cầu sử dụng.
Muốn tính toán điện năng tiêu thụ, ta thực hiện như sau:
- Quy ®æi gi÷a c¸c ®¬n vÞ c«ng suÊt lµm l¹nh:
1 BTU/h = 0,00029307 KW
- C«ng suÊt tiªu thô ®iÖn n¨ng (KW): ®îc tÝnh b»ng c¸ch lÊy gi¸ trÞ c«ng suÊt l¹nh (sau khi ®· quy ®æi ra ®¬n vÞ KW) ®em chia cho hÖ sè tõ 2,4 ®Õn 2,7
VÝ dô: TÝnh c«ng suÊt tiªu thô ®iÖn cña mét m¸y ®iÒu hoµ cã c«ng suÊt l¹nh lµ 9000 BTU/h
§æi ®¬n vÞ BTU/h vÒ ®¬n vÞ KW lµ: 9000 x 0,00029307 = 2,63763 KW
1
C«ng suÊt tiªu thô ®iÖn được tính như sau:
Máy có hiệu suất thấp: 2,63763 = 1,09 KW
2,4
Máy có hiệu suất vừa: 2,63763 = 0,9769 KW
2,7
Máy có hiệu suất cao: 2,63763 = 0,87921 KW
3
Hoặc cũng có thể truy cập vào trang http: //hvacvn.com/tinhnhiet/ để tính theo phần mềm có sẵn.
2. Phương pháp tính gần đúng
- Để tính năng suất lạnh cho một phòng, ta cũng có thể tính theo phương pháp gần đúng thông qua diện tích mặt sàn:
Q0 = q.s (BTU/h)
Trong đó:
q: năng suất lạnh trên 1m2 sàn/h (sử dụng bảng tra dưới đây)
s: diện tích sàn
Loại phòng
Năng suất lạnh trên m2 sàn trong 1 giờ
BTU/h
Kcal/h
Phòng bình thương
400 - 500
100 - 125
Phòng khách, phòng ăn
500 - 600
125 - 150
Văn phòng, phòng làm việc nhỏ
500
125
Phòng làm việc bình thường
600
150
Thư viện
500 - 600
125 - 150
Nhà hàng
600 - 760
150 - 190
Ngân hàng
560 - 680
140 - 170
Hội trường < 200 ghế
800 - 1000
200 - 250
- Ngoài ra, ta cũng có thể chọn công suất lạnh của máy điều hoà theo diện tích phòng theo bảng sau:
Loại máy
Loại phòng
Diện tích sàn (m2)
Kcal/h
2250
3000
4500
6000
BTU/h
9000
12000
18000
24000
Phòng bình thường
18 - 22
24 - 30
36 - 44
Phòng khách, phòng ăn
15 - 18
20 - 24
30 - 36
Văn phòng, phòng làm việc nhỏ
18
24
36
Phòng làm việc bình thường
18
20
30
Thư viện, bảo tàng
20 -24
30 - 36
40 - 50
Cửa hàng
15 - 25
25 - 35
35 - 45
Cửa hàng bách hoá
15 - 20
22 - 30
30 - 40
Ngân hàng
18 - 25
24 - 36
35 - 50
Hội trường < 200 ghế
12 - 15
18 - 22
24 - 30
Bài 2: LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HOÀ NHIỆT ĐỘ
I. Môc ®Ých - Yªu cÇu
1. Môc ®Ých
- Giúp học viên nắm được yêu cầu kỹ thuât và các công việc khi lắp đặt máy điều hoà nhiệt độ.
2. Yªu cÇu
- Häc viên lăp đặt ®îc các loại máy điều hoà nhiệt độ.
II. ThiÕt bÞ híng dÉn
- Máy điều hoà nhiệt độ một khối, hai khối, hệ thống gá máy, tuốc nơ vít, kìm, đồng hồ vạn năng, ampe kìm, bộ nong - loe - uốn ống, đèn hàn, gas.
III. Néi dung híng dÉn
1. Chuẩn bị
Trước tiên, khi đi mua điều hoà cần phải xem là diện tích của căn phòng rộng bao nhiêu để mua loại có năng suất lạnh hợp lý. Một cách tương đối, cứ 1m2 phòng thì năng suất lạnh khoảng 500BTU/h. Ví dụ phòng 20m2 thì năng suất lạnh yêu cầu khoảng 12.000BTU. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại với đặc điểm kỹ thuật và tính năng khác nhau. Nhưng chọn loại càng đắt thì chất lượng càng tốt. Và giá tiền phụ thuộc vào máy đó có những chức năng gì, công dụng ra sao? Điều hoà hai chiều (có cả chức năng làm lạnh lẫn sưởi ấm) đắt hơn điều hoà một chiều (chỉ có chức năng làm lạnh). Và những máy có khả năng khử mùi, lọc khí, cung cấp không khí giàu ôxy... thường đắt hơn.
Công việc lắp đặt điều hoà thường phải được các thợ lành nghề đảm nhiệm, bởi lắp đặt điều hoà đòi hỏi có những dụng cụ chuyên dụng đặc biệt và kiến thức tổng hợp. Nhưng người sử dụng cần chú ý mấy điểm sau: Không được lắp đặt điều hoà gần các thiết bị điện khác (như: Tủ lạnh, tivi, lò vi sóng...). Khi lắp đặt máy, không để luồng không khí rọi thẳng về hướng người... Nên đặt giàn nóng và giàn lạnh ở vị trí phù hợp. Gió ở trong phòng phải đảo đều, không nên đặt máy gần cửa nhà hàng xóm, vì máy sẽ gây tiếng ồn dễ làm mất đoàn kết.
Về kỹ thuật lắp đặt, bài này chỉ nêu ra yêu cầu kỹ thuật, còn về thực hành lắp đặt cụ thể cho từng máy, hoặc gia công đục tường, khoan tường, gia cố bệ máy, cân chỉnh, … sẽ tùy theo từng nơi, từng máy cụ thể để có quy trình thao tác phù hợp. Quy trình lắp đặt máy phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sau:
- Giá máy phải đảm bảo tính vững chắc, cân bằng.
- Nếu phải dẫn nước ngưng đi xa để thải thì phải đảm bảo nước thoát dễ dàng, không bị tắc nghẽn trong máy.
- Cung cấp điện: khi máy lắp vào những phòng đã có sẵn hệ thống điện thiết kế từ trước thì phải kiểm tra các nguồn điện cấp cho máy: điện áp, công suất.
2. Lắp đặt
a) Máy điều hoà một khối
- Chọn vị trí lắp đặt: đây là việc hết sức quan trọng vì nếu vị trí thích hợp sẽ phát huy được hết năng suất máy và sử dụng có hiệu quả, chi phí hạ. Do đó, vị trí lắp đặt phải đạt các yêu cầu sau:
+ Về mĩ quan: máy không được làm mất mĩ quan, cảnh quan kiến trúc bên ngoài và trang trí nội thất bên trong.
+ Tâm của mặt máy trên tường cách mặt sàn từ 0,8 đến 1,3m tuỳ theo công dụng, đặc tính sử dụng cụ thể của từng phòng, phía trước không có vật chắn. Nói chung, không nên đặt máy sát trần hoặc sát mặt sàn.
+ Vị trí lắp đặt phải thông thoáng, mặt sau phải hướng ra ngoài khoảng không thông thoáng.
+ Vị trí thoát nước phải thuận tiện, không được dốc vào phía trong nhà hoặc dốc về phía thường xuyên có người qua lại.
+ Hướng đặt: đối với mặt phía ngoài nhà không nên quay về hướng Tây, nếu trường hợp không thể chọn vị trí khác được mà bắt buộc phải quay về hướng Tây thì phải che chắn cho tốt.
- Chọn dây dẫn và thiết bị bảo vệ phải phù hợp và đảm bảo an toàn.
b) Máy điều hoà hai khối
Với máy điều hòa hai phần tử, gồm có hai phần, phần lắp trong nhà và phần lắp ngoài nhà. Hai phần đó được nối với nhau bằng hệ thống ống dẫn gas và dây dẫn điện.
- Chọn vị trí lắp đặt:
+ Phần lắp trong nhà (giàn trong nhà): cần đặt ở vị trí thoáng để gió từ máy thổi ra dễ lan tỏa khắp phòng, không bị che chắn bởi các vật dụng trong nhà như: tủ, máy móc, thiết bị, … Về mặt kỹ thuật, ta không nên đặt giàn cao sát quá trần (khoảng cách tối thiểu l à 5cm ), không quá gần mặt sàn, sườn máy cách tường ít nhất là 5cm, không đặt gần cửa ra vào. Ngoài ra, vị trí lắp đặt cần phải đảm bảo tính mỹ quan, không phá vỡ ý đồ kiến trúc và nội thất.
+ Phần lắp ngoài nhà (giàn ngoài nhà): cần đặt ở nơi thông thoáng để tạo điều kiện trao đổi nhiệt giữa môi chất với môi trường được tốt nhằm đảm bảo năng suất lạnh của máy. Phía sườn máy cách tường ít nh ất là 10cm, mặt hút gió phải cách t ường ít nhất là 10cm, mặt thổi gió cách tường ít nhất là70 cm. Đặc biệt, vị trí lắp đặt phải tránh được nắng, mưa, phải thuận tiện cho việc lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa.
+ Vị trí tương đối giữa hai phần tử trong và ngoài nhà: Nên đặt phần trong nhà cao hơn phần ngoài nhà. Nếu do kiến trúc có sẵn vị trí lắp đặt không theo ý muốn thì phần ngoài nhà có thể sẽ cao hơn phần trong nhà song, độ chênh lệch không vượt quá 2m.
+ Chiều dài ống dẫn: chiều dài ống dẫn nối giữa hai cục trong và ngoài nhà không nên quá lớn vì sẽ ảnh hưởng đến công suất của máy. Vấn đề này đã dược ghi trong catalog của máy.
- Lắp đặt:
+ Lắp đặt phần trong nhà: vị trí lắp đặt đã được hướng dẫn phần trên, trước khi lắp đặt phải đục lỗ để đưa hệ thống ống dẫn gas và dẫn điện qua tường. Lỗ đục phải đẹp, nhỏ vừa đủ để đi ống qua (nếu có sự tính toán trước thì phải đặt sẵn lỗ có đường kính không quá 10cm). Khi đi hệ thống ống dẫn gas cũng như đường dây điện phải đặt trong ống nhựa trước khi qua tường, không được đặt trực tiếp vào tường.
Sau khi đã chọn được ví trí đi ống và vị trí đặt giàn trong nhà, phải lắp gá giàn vào vị trí, ống dẫn gas và dẫn điện từ giàn trong nhà trước khi đi qua tường để nối với giàn ngoài nhà phải đảm bảo chắc chắn, ống dẫn gas phải được bọc cách nhiệt để tránh tổn thất về năng suất lạnh.
+ Lắp phần ngoài nhà: Cũng như phần trong nhà, sau khi chọn được vị trí lắp đặt, ta tiến hành lắp đặt. Nếu phần ngoài nhà đặt ở mặt đất, ta chỉ cần gia công bệ đỡ để đặt giàn lên.
Nếu phần ngoài nhà phải lắp ở trên cao thì phải gia công giá đỡ, đảm bảo độ bền chắc, lắp ráp phải cân bằng.
+ Nối ống dẫn giữa hai phần trong và ngoài nhà: Sau khi đã lắp đặt xong phần trong nhà và ngoài nhà, ta phải tiến hành nối các đường ống dẫn gas và điện giữa hai phần với nhau.
Sau khi nối xong các ống dẫn gas phải bọc cách nhiệt, kẹp chắc chắn vào tường.
Chó ý: §èi víi c¸c m¸y ®iÒu hoµ lo¹i 3 pha cÇn chó ý vÒ nguån ®iÖn, yªu cÇu ph¶i ®ñ c¶ 3 pha – nÕu kh«ng cã thÓ g©y háng m¸y nÐn. Ta cã thÓ l¾p bæ xung m¹ch b¶o vÖ mÊt pha cho m¸y nÐn nh sau:
M¹ch ®iÒu khiÓn ho¹t ®éng cña m¸y
Khëi ®éng tõ 380V
Atomat hoÆc cÇu giao
CÊp nguån cho m¸y
Nguån ®iÖn líi ba pha
D©y trung tÝnh
a
b
c
Bài 3: BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HOÀ NHIỆT ĐỘ
I. Môc ®Ých - Yªu cÇu
1. Môc ®Ých
- Giúp học viên nắm được phương pháp bảo dưỡng máy điều hoà nhiệt độ.
2. Yªu cÇu
- Häc viên bảo dưỡng ®îc các loại máy điều hoà nhiệt độ.
II. ThiÕt bÞ híng dÉn
- Máy điều hoà nhiệt độ một khối, hai khối, hệ thống gá máy, tuốc nơ vít, kìm, đồng hồ vạn năng, ampe kìm, bơm nước cao áp, dầu mỡ, gas, giẻ lau.
III. Néi dung híng dÉn
1. B¶o dìng líi läc giã
Bảo dưỡng lưới lọc gió định kỳ là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo cho sự lưu thông gió từ trong phòng vào máy và từ máy ra phòng. Đồng thời đảm bảo không khi từ máy thổi ra sẽ trong sạch, hàm lượng bụi trong phòng sẽ giảm dần.
Thông thường, 2 đến 3 tuần sử dụng máy ta phải rửa lưới lọc gió một lần, cách rửa như sau:
Tháo mặt máy, rút lưới lọc ra, để lưới lọc ở dưới máy nước và phun rửa sạch, sau đó vẩy hoặc phơi khô nước rồi gài vào mặt máy lắp lại. Lưới lọc làm bằng nilon nên không được dùng nước nóng (trên 40oC) để rửa, không được sấy (rửa nước nóng và sấy sẽ bị biến dạng, hỏng).
2. B¶o dìng giµn trao ®æi nhiÖt
2. 1. Bảo dưỡng giàn trong nhà
Ta phải tiến hành bảo dưỡng giàn trong nhà theo định kỳ để giàn sạch sẽ, tạo điều kiện trao đổi nhiệt tốt, đảm bảo công suất máy. Thời gian bảo dưỡng thường thực hiện vào đầu và cuối mùa sử dụng máy, quy trình thực hiện như sau:
Tháo mặt máy ra, dùng bơm nước cao áp phun trực tiếp vào giàn theo chiều dọc của cánh tản nhiệt, đồng thời quan sát nước chảy ra qua hệ thống thoát nước ngưng, khi nào thấy nước trong là đạt yêu cầu. Lưu ý, trong quá trình phun nước máy phải ở chế độ tắt, không được phun vào bảng điều khiển và hệ thống điện, phải có máng hứng nước ở phía dưới giàn.
2.2. Bảo dưỡng giàn ngoài nhà
Cũng như giàn trong nhà, ta cần bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo quá trình trao đổi nhiệt của giàn, nâng cao hiệu suất của máy. Thời gian bảo dưỡng và quy trình thực hiện như đối với giàn trong nhà (trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành bảo dưỡng sớm hơn định kỳ).
3. B¶o dìng hÖ thèng tho¸t níc ngng
Thùc hiÖn khi thÊy cã hiÖn tîng níc ch¶y vµo trong nhµ, lóc ®ã ta ph¶i kiÓm tra xem m¸y mÊt th¨ng b»ng hay lµ ®êng èng tho¸t nø¬c bÞ t¾c. NÕu:
- M¸y kh«ng th¨ng b»ng bÞ nghiªng vÒ phÝa kh«ng cã cöa tho¸t níc th× ®iÒu chØnh l¹i vÞ trÝ th¨ng b»ng.
- Muèn kiÓm tra ®êng èng tho¸t níc, ta ph¶i th¸o mÆt m¸y ra råi dïng b¬m cao ¸p b¬m níc vµo ®êng èng ®Ó th«ng.
4. §o kiÓm tra ¸p suÊt gas
Sö dông ®ång hå ¸p suÊt ®o trùc tiÕp trªn thiÕt bÞ khi ®ang lµm viÖc, nếu áp suất hút mà đạt khoảng 55 đến 70psi là được, hoặc cũng có thể so s¸nh víi th«ng sè kü thuËt trªn m¸c m¸y.
5. §o kiÓm tra cêng ®é dßng ®iÖn cña m¸y nÐn
Sö dông ampe k×m ®o trùc tiÕp trªn m¸y khi ®ang lµm viÖc råi so s¸nh víi th«ng sè kü thuËt trªn m¸c m¸y hoÆc so s¸nh víi b¶ng tra.
Lo¹i m¸y
C«ng suÊt l¹nh
BTU/h
C«ng suÊt tiªu thô ®iÖn n¨ng (KW)
Cêng ®é dßng m¸y nÐn (A)
General,
Trane
48000(3 pha)
5,2 – 5,25
9 – 8,9/ pha
36000(3 pha)
3,9 – 4,0
6,6/ pha
18000
1,8 – 1,85
8,2 – 7,8
Mitsubisi
12000
1,1
5,1
National
18000
2,04
9,2
Th«ng sè kü thuËt cña mét sè lo¹i m¸y ®iÒu hoµ
6. Kiểm tra bảo dưỡng quạt
Trong quá trình làm việc, quạt quay với tốc độ cao, chịu lực quán tính lớn. Vì vậy, sau một thời gian làm việc các ổ bi hay bạc đỡ sẽ bị giơ hoặc có thể bị khô dầu mỡ bôi trơn gây tiếng ồn.
Do đó, để máy vận hành êm, hiệu quả thì ta phải lau chùi và tra dầu mỡ cho quạt một năm một lần.
7. Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống điện
Trong quá trình làm việc, hệ thống điện có thể bị nhiễm bụi, hút ẩm hoặc bị côn trùng gặm nhấm gây chạm chập. Vì vậy, cần bảo dưỡng hệ thống điện để đảm bảo an toàn cho máy. Cách làm như sau:
Đầu tiên, tháo mặt máy, tháo bảng điều khiển, dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra từng đoạn mạch theo sơ đồ để phát hiện những chô hư hỏng và khắc phục.
Bài 4: NẠP GAS CHO MÁY ĐIỀU HOÀ NHIỆT ĐỘ
I. Môc ®Ých - Yªu cÇu
1. Môc ®Ých
- Cñng cè c¸c thao t¸c c¬ b¶n cña nghÒ.
- N¾m ®îc môc ®Ých cña viÖc hót ch©n kh«ng vµ n¹p gas.
. - H×nh thµnh kü n¨ng hót ch©n kh«ng – n¹p gas m¸y ®iÒu hoµ nhiÖt ®é hai phÇn tö.
- Thùc hiÖn ®óng tr×nh tù ®¶m b¶o yªu cÇu kü- mü thuËt.
- RÌn luyÖn tÝnh cÈn thËn, tÝnh chÝnh x¸c, tá chøc lµm viÖc khoa häc
2. Yªu cÇu
- Häc viên sau khi học xong phải thao tác đúng quy trình kỹ thuật.
II. ThiÕt bÞ híng dÉn
Bé ®ång hå n¹p gas, chai gas R22, m« h×nh m¸y §HKK 2 phÇn tö, Block hót, bé lôc gi¸c …
III. Néi dung híng dÉn
1. C¬ së lý thuyÕt.
* Hót ch©n kh«ng
Hót ch©n kh«ng lµ thao t¸c hót s¹ch kh«ng khÝ trong hÖ thèng ®Ó chuÈn bÞ n¹p gas hoÆc ®Ó thö kÝn. NÕu kh«ng tiÖn dïng b¬m ch©n kh«ng chuyªn dông, cã thÓ lèc hót cã thÓ sö dông bé van n¹p hoÆc kh«ng.
L¾p bé van n¹p víi lèc m¸y vµ lèc hót nh h×nh vÏ.
Më tÊt van phÝa thÊp ¸p, kho¸ chÆt van phÝa cao ¸p trªn bé ®ång hå.
Cho lèc hót ch¹y ®Ó hót ch©n kh«ng chuÈn bÞ n¹p gas.
* N¹p gas
ChuÈn bÞ chai gas.
X¸c ®Þnh chÝnh x¸c lo¹i gas mµ m¸y sö dông (fre«n R22)
Tríc khi n¹p, nÕu nÕu cã thÓ nªn x¸c ®Þnh lîng gas cÇn n¹p theo lý lÞch m¸y.
Nèi bé van n¹p vµ hÖ thèng nh h×nh vÏ.
Më van chai gas cho gas vµo hÖ thèng d©y n¹p, níi van cao ¸p cña bé van n¹p ®Ó x¶ hÕt kh«ng khÝ trong d©y n¹p.
Theo dâi tr¹ng th¸i lµm viÖc cña m¸y vµ trÞ sè ¸p suÊt ë ®ång hå n¹p. (¸p suÊt h¹ ¸p kho¶ng 90 PSI)
Khi m¸y ®· ch¹y b×nh thêng, ®¶m b¶o ®é l¹nh tèt th× ghi nhËn c¸c th«ng sè vËn hµnh nh ¸p suÊt hót, ¸p suÊt c©n b»ng, dßng lµm viÖc
2. Tr×nh tù c«ng viÖc
Bíc 1: KiÓm tra thiÕt bÞ
Bíc 2: N¹p gas
+ Dïng má nÕt th¸o toµn bé ®ai èc trªn van m¸y.
+ Dïng bé lôc gi¸c më lín bé van kho¸
+ L¾p bé van n¹p vµ block hót nh h×nh vÏ, më lín van kho¸ phÝa thÊp ¸p, kho¸ chÆt van phÝa cao ¸p.
+ Cho block hót ch¹y (theo dâi ¸p suÊt phÝa ®Çu hót khi nµo ®ång hå chØ gi¸ trÞ ch©n kh«ng th× dõng). Kho¸ chÆt van phÝa thÊp ¸p vµ th¸o block hót ra ngoµi.
+ L¾p chai gas chuÈn bÞ n¹p gas.
+ §uæi khÝ d©y gas: Më nhÑ van chai gas ®ång thêi më nhÑ van kho¸ cña ®ång hå khi nµo nghe tiÕng “x× x×” ë d©y gas cao ¸p th× kho¸ chÆt van kho¸ cao ¸p l¹i.
+ N¹p gas ë tr¹ng th¸i tÜnh: Më lín van kho¸ phÝa thÊp ¸p vµ ®ång thêi më van chai gas, gas sÏ tù ®éng ®i vµo hÖ thèng, khi nµo ¸p suÊt c©n b»ng th× chuyÓn sang n¹p ®éng.
+ N¹p gas ë tr¹ng th¸i ®éng: Kho¸ chÆt van chai gas. Cho hÖ thèng l¹nh ch¹y, ®Æt chÕ ®é nhiÖt ®é cña m¸y ë nhiÖt ®é thÊp nhÊt, dïng ampek×m kÑp dßng cña m¸y. Më tõ tõ van chai gas vµ ®ång thêi theo dâi dßng lµm viÖc cña m¸y (®ñ gas ®ång hå n¹p chØ kho¶ng 70 PSI, ampe k×m chØ kho¶ng 6,1 A) th× kho¸ van phÝa thÊp ¸p vµ van chai gas l¹i, theo dâi qu¸ tr×nh lµm viÖc cña m¸y.
Bíc 3: VËn hµnh thö
IV. Nh÷ng h háng thêng gÆp vµ c¸ch kh¾c phôc
Sau khi thùc hiÖn hót ch©n kh«ng ¸p suÊt trong hÖ thèng l¹i t¨ng lªn
Nguyªn nh©n: + HÖ thèng bÞ rß rØ
+ VÆn c¸c ®Çu van cña bé van n¹p cha kÝn.
+ L¾p sai vÞ trÝ d©y gas.
Kh¾c phôc: + KiÓm tra l¹i vÞ trÝ c¸c d©y gas.
+ XiÕt l¹i c¸c ®Çu van
+ KiÓm tra ®é kÝn cña hÖ thèng
M¸y dõng trong qu¸ tr×nh n¹p ®éng
Nguyªn nh©n: + §Æt chÕ ®é lµm viÖc cña m¸y ë chÕ ®é nhiÖt ®é cao
+ Do m¸y bÞ qu¸ t¶i
Kh¾c phôc: + KiÓm tra l¹i nhiÖt ®é ®Æt cña m¸y.
+ KiÓm tra l¹i dßng lµm viÖc cña m¸y.
V. An toµn cho ngêi vµ thiÕt bÞ
An toµn cho ngêi.
+ ChuÈn bÞ ®Çy ®ñ b¶o hé lao ®éng theo quy ®Þnh.
+ Kh«ng ®îc tuú tiÖn c¾m ®iÖn.
+ Kh«ng tù ý më van chai gas.
An toµn cho thiÕt bÞ.
+ Khi xiÕt c¸c van võa ph¶i ®¶m b¶o ®é kÝn.
+ Bè trÝ c¸c thiÕt bÞ gän gµng.
Bài 5: PHÁT HIỆN VÀ SỬA CHỮA HƯ HỎNG MÁY ĐIỀU HOÀ NHIỆT ĐỘ
I. Môc ®Ých - Yªu cÇu
1. Môc ®Ých
- Trang bị cho học viên phương pháp phát hiện và sửa chữa những hư hỏng thông thường trong máy điều hoà.
- RÌn luyÖn tÝnh cÈn thËn, tÝnh chÝnh x¸c, tá chøc lµm viÖc khoa häc
2. Yªu cÇu
- Häc viên sau khi học xong phải thao tác đúng quy trình kỹ thuật.
II. ThiÕt bÞ híng dÉn
Bé ®ång hå n¹p gas, chai gas R22, m« h×nh m¸y §HKK 2 phÇn tö, đồng hồ vạn năng, ampe kìm, tuốc nơ vít, cờ lê, bé lôc gi¸c …
III. Néi dung híng dÉn
1. Hiện tượng không có đèn báo
Kiểm tra áp tô mát, cầu chì trên bo mạch chính
2. Có đèn báo nhưng không nhận tín hiệu từ xa
Nguy ên nh ân
Phương pháp kiểm tra
Khắc phục
1. Háng m¾t nhËn tõ xa ë bo m¹ch
- Khi bÊm nót më m¸y trùc tiÕp trªn mÆt m¸y ph¶i vËn hµnh b×nh thêng
- Thay thế
2. Hết pin, hoặc háng ®iÒu khiÓn tõ xa
- Nh trªn
- Thay pin, hoặc thay điều khiển từ xa
3. Bé ®iÒu khiÓn bo m¹ch háng
- Khi bÊm nót më m¸y trùc tiÕp trªn mÆt m¸y kh«ng vËn hµnh ®îc
- Thay bộ điều khiển
3. NhËn tÝn hiÖu tõ xa tèt, nhng m¸y kh«ng lµm l¹nh ®îc
Nguyªn nh©n
Ph¬ng ph¸p kiÓm tra
Khắc phục
1. R¬ le m¸y nÐn kh«ng ho¹t ®éng
- §Æt nhiÖt ®é kh«ng phï hîp (lín h¬n nhiÖt ®é m«i trêng)
- C¶m biÕn nhiÖt
- Đặt lại nhiệt độ phù hợp.
- Thay cảm biến nhiệt
2. Qu¹t trong nhµ kh«ng ho¹t ®éng
- Tô khëi ®éng qu¹t (®Æt trong bo ®iÒu khiÓn)
- R¬ le hoÆc triac cÊp nguån cho qu¹t
- DÇu, mì b«i tr¬n
- Nếu hỏng thì thay thế.
- Nếu hỏng thì thay thế.
- Nếu thiếu thì bổ xung.
3. HÖ thèng thiÕu gas (sÏ b¸m tuyÕt t¹i mét ®Çu ®Èy sau tiÕt lu)
- §o dßng ®iÖn m¸y nÐn
- §o ¸p suÊt gas
- Nếu các thông số đó nhỏ hơn định mức thì phải nạp thêm ga
4. M¸y nÐn kh«ng ho¹t ®éng
- Tô khëi ®éng m¸y nÐn
- R¬ le b¶o vÖ m¸y nÐn
- M¸y nÐn
- Nếu hỏng thì thay thế
- Nếu hỏng thì thay thế
- Nếu hỏng thì thay thế
4. M¸y nÐn ch¹y mét lóc råi ng¾t
Nguyªn nh©n
Ph¬ng ph¸p kiÓm tra
Khắc phục
1. ThiÕu gas
- §o dßng cung cÊp cho m¸y nÐn
- §o ¸p suÊt gas
- Nếu các thông số đó nhỏ hơn định mức thì phải nạp thêm gas.
2. Qu¸ t¶i do khëi ®éng l¹i qu¸ sím sau khi ng¾t ®iÖn (kh«ng ®ñ thêi gian trÔ)
- Chê ®ñ thêi gian 3-5 phót khëi ®éng l¹i
3. BÞ t¨ng dßng ®iÖn m¸y nÐn
- Áp suÊt gas t¨ng
- Cuén d©y lµm viÖc hoÆc cuén d©y khëi ®éng bÞ ng¾n m¹ch (bÞ chËp)
- §iÖn ¸p nguån thÊp (nhá h¬n 10% ®Þnh møc)
- Nếu lớn hơn định mức thì xả bớt gas ra.
- Nếu giá trị đo được trên cuộn dây nào nhỏ hơn nhiều thị cuộn đó bị ngắn mạch, cần thay thế.
- Diều chỉnh lại điện áp
5. KiÓm tra nghiÖm thu
Sau khi l¾p ®Æt hoÆc b¶o dìng söa ch÷a xong, ta cho m¸y ch¹y kho¶ng 30 phót, nÕu thÊy nhiÖt ®é phßng gi¶m, cã níc ngng ch¶y ra, nh vËy lµ m¸y ®· lµm viÖc. Ta kiÓm tra nhiÖt ®é trong phßng xem cã ®¹t kh«ng.
§Ó nghiÖm thu, ta ph¶i rµ so¸t l¹i quy tr×nh l¾p ®Æt, tÝnh to¸n, chän m¸y xem cã phï hîp víi thiÕt kÕ hay kh«ng, nÕu kh©u nµo kh«ng ®¹t th× yªu cÇu söa l¹i.
Mét sè hiÖn tîng cã thÓ x¶y ra sau khi l¾p ®Æt:
HiÖn tîng
Nguyªn nh©n
Kh¾c phôc
1. Dßng lµm viÖc nhá h¬n dßng ®Þnh møc
- ThiÕu gas trong hÖ thèng
- N¹p ®ñ gas cho hÖ thèng
2. Qu¹t quay ngîc chiÒu
- X¸c ®Þnh sai c¸c ch©n khëi ®éng, ch©n lµm viÖc
- X¸c ®Þnh l¹i c¸c ch©n c¾m
3. M¸y nÐn kh«ng ch¹y
- X¸c ®Þnh sai c¸c ®Çu c¾m d©y khëi ®éng, lµm viÖc
- R¬ le ®ang ë tr¹ng th¸i më
- §iÖn ¸p nguån thÊp qu¸ U®m
- X¸c ®Þnh l¹i c¸c ch©n m¸y nÐn
- KiÓm tra r¬ le
- Dïng ®ång hå kiÓm tra ®iÖn ¸p nguån
4. M¸y nÐn ch¹y Ýt phót råi dõng nhng qu¹t vÉn ch¹y
- §Æt nhiÖt ®é qu¸ cao
§Æt l¹i nhiÖt ®é
MỤC LỤC
A- Lý thuyết
1. Khái niệm
1.1. Khái niệm về điều hoà không khí
1.2. Các thiết bị của hệ thống điều hoà không khí
2. Các hệ thống điều hoà nhiệt độ
2.1. Hệ thống điều hoà độc lập
2.1.1. Máy điều hoà một khối
2.1.1.1. Cấu tạo
2.1.1.2. Nguyên lý làm việc
2.1.2. Máy điều hoà hai khối
2.1.2.1. Cấu tạo
2.1.2.2. Nguyên lý làm việc
2.2. Hệ thống điều hoà trung tâm
2.2.1. Cấu tạo
2.2.2. Nguyên lý làm việc
B- Thực hành
Bài 1: TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT LẠNH
Bài 2: LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HOÀ NHIỆT ĐỘ
Bài 3: BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HOÀ NHIỆT ĐỘ
Bài 4: NẠP GAS CHO MÁY ĐIỀU HOÀ NHIỆT ĐỘ
Bài 5: PHÁT HIỆN VÀ SỬA CHỮA HƯ HỎNG MÁY ĐIỀU HOÀ NHIỆT ĐỘ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DIEN LANH.doc